Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
L I M UỜ Ở ĐẦ
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường. Mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm cho mình một phương
thức quả lý mới phù hợp với đặc điểm sản xuất riêng của doanh nghiệp để đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thị trường luôn mở ra các cơ hội mới nhưng đồng thời cũng chứa đựng
những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đững vững trước quy
luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải
luôn luôn vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Việc này chỉ có thể
khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng, hiệu
quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề
cơ bản của nền kinh tế này. Việc nghiên cứu và xem sét vấn đề nâng cao hiệu
quả kinh doanh là một bài toán khó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan
tâm đến. Đó là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh
hoạt cao trong quá trình kinh doanh của mình.
Mục đích của chuyên đề là từ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, ta đưa ra những đánh giá và các giải pháp nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty nói
chung và của Công ty Cổ Phần Truyền Thông V nói riêng.
Chuyên đề gồm ba nội dung chính đó là:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II: Tình hình thực trạng của Công ty Cổ Phần Truyền Thông V.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao Hiệu quả kinh doanh ở Công
ty Cổ Phần Truyền Thông V.
NguyÔn Hång Oanh.
1
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và các cô chú, anh chị cán
bộ nhân viên Công ty Cổ Phần Truyền Thông V.
Em xin trân thành cảm ơn!
NguyÔn Hång Oanh.
2
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
I. Quan niệm về Hiệu Quả Kinh Doanh và sự cần thiết của việc nâng cao
HQKD của Doanh nghiệp.
1.Các quan niệm về HQKD và bản chất của HQKD trong các doanh
nghiệp.
1.1.Các quan niệm về HQKD.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều có mục tiêu bao
trùm là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mỗi doanh nghiệp phải
xây dựng chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dại phù hợp với sự biến động
liên tục của cơ chế thị trường. Mặt khác, trong quá trình tổ chức xây dựng và
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn luôn
kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp cũng như toàn bộ phận, từng
lĩnh vực bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể không thực hiện
các tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm
thu được kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh không
chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là
vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Ngày nay vấn đề hiệu quả được đề cập với tất cả mọi hoạt động kinh
doanh,chính trị và xã hội.Tương ứng với mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem sét
trên các góc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận khác nhau về
vấn đề hiệu quả .Thông thường thì khi nói đến vấn đề hiệu quả của một lĩnh vực
NguyÔn Hång Oanh.
3
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
nào đó thì người ta gắn ngay tên của lĩnh vực đó liền ngay sau hiệu quả . Để
hiểu rõ hơn thì chúng ta xem sét vấn đề hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế, chính trị
và xã hội.
a. Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn nhân lực để đạt
được mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Hiệu quả trong phạm vi các
doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh
nghiệp, là hệ số giữa kế quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.
Trong đó kết quả thu về là kềt quả phản ánh những kết quả kinh tế tổng hợp như
:Doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp …Hiệu quả kinh tế chính là
sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nó phản ánh kết quả
kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh.
Bên cạnh đó hiệu quả còn là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh
trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù
kinh tế gắn liền với nền sản xuất hang hoá. Việc sản xuất hàng hoá có phát triển
hay không là nhờ vào dạt chỉ tiêu hiệu quả cao hay thấp.
Đứng ở góc độ các doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế được thể hiện
qua phạm trù hiệu quả kinh doanh, và là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt
của cả một quá trình linh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, hiệu quả kinh doanh
là một pham trù phản ánh những lợi ích đạt được các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích đạt được với chi phí bỏ ra trong sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ này thì chúng ta có thể xác định
được hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định hướng
thành các hiệu quả cụ thể và từ đó có những tính toán dể so sánh được . Biểu
hiện mà ta thấy được đó chính la biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận , doanh thu …
Ngoài ra nó còn thể hiện ở mức độ phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu,
phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện
NguyÔn Hång Oanh.
4
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
được mục tiêu kinh doanh. Để đạt được hiệu quả cao, đạt được mục tiêu kinh
doanh thì con phải dụa vào trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp .
Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong
các trường hợp sau :
- Kết quả tăng , chi phí giảm.
- Kết quả tăng , chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ
tăng của kết quả.
Tóm lại hiệu quả kinh doanh phản ánh quá trình sản suất kinh doanh như :
kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử
dụng các yếu tố đầu vào … Đồng thời yêu cầu sự phát triển của doanh nghiệp
theo chiều sâu . Nó là thước đo trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và
là chỗ dựa cơ bản của việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong
thời kỳ . Sự phát triển các yếu tố đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu
quả kinh doanh , đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp.
b. Hiệu quả kinh tế chính trị và xã hội.
Hiệu qủa xã hội là phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã
hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên phạm vi toàn
xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ
tiêu phản ánh ảnh hưởng cua hoạt động kinh doanh đối với sự đáp ứng những
yêu cần và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội,bởi vậy nó có vị trí
quan trọng trong việc phat triển đất nước một cách toàn diện và bền vững . Đây
là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội ở các mặt : Trình độ tổ chức
sản xuất, trình độ quản lý bình quân. Thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa đã
cho thấy các nước tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt vấn đề
hiệu quả chính trị và xã hội đi kèm và dẫn đến tình trạng : Thất nghiệp,khủng
hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo ngày càng trở
nên quá lớn… chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đả có những đường lối, chính
NguyÔn Hång Oanh.
5
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
sách cụ thể đồng thời để tăng hiệu quả kinh tế tương ứng với tăng hiệu quả
chính trị xã hội .
1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản suất như lao
động , máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn trong quá trình tiền hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai
mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan
hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đạt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt
để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh
nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của
các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải đạt kết quả tối
đa với chi phí tối thiểu, hay phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoăc
ngược lại đat kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.Chi phí ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng
thời bao gồm cả chi phí cơ hội.Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tôt nhất
đã bị bỏ qua, hay là chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực
hiện hiệu quả kinh doanh này,nó phải được bổ sung vào chi phí kế toán và phải
được loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực. Cách tính như
vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt
nhất ,các mặt hàng sản xuất hiệu quả hơn.
2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay
gắt lẫn nhau. Các doanh nghiệp phải luôn gắn liền mình với thị trường bởi sự
biến động trong quá trình kinh doanh. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị
NguyÔn Hång Oanh.
6
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
trường cạnh tranh hiên nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách co
hiệu quả.
Chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhu cầu vật
chất tinh thần của con người ngày một nâng cao, cuộc sống được cải thiện. Điều
này khiến các doanh nghiệp phải suy nghĩ bởi các nguồn lực sản xuất xã hội
ngày càng giả đi trong sự đa dạng của nhu cầu của con người. Sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Đó là điều quan tâm của các doanh
nghiệp. Bởi thị trường người tiêu dùng chỉ sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mà
họ cho là cần và đáp ứng, phục vụ được nhu cầu của họ. Để thấy được sự cần
thiết của việc nâng cao hiệu quoả kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường hiện nay thì trước hết chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị
trường và hoạt động của doanh nhiệp trong cơ chế thị tường.
Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá,nó tồn tại một cách
khách quan không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào.Bởi thị trường ra đời
và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá.
Ngoài ra thị trường còn co một vai trò quan trọng trong sự phát triển và
lưu thông hang hoá. Thông qua đó doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân
phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường
luôn luôn tồn tại các quy luật vận động của hàng hoá, giá cả, tiền tệ… Như các
quy luật giá trị,quy luật thặng dư, quy luật giá cả,quy luật cạnh tranh … Các quy
luật này tạo thành hệ thống và hệ thống này chính là cơ chế của thị trường. Như
vậy quy chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất
và lưu thông hàng hoá trên thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường nó tác động đến việc diều tiết sản xuất, tiêu dùng,
đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành. Nói cách khác cơ
chế thị trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lực sản xuất kinh
doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nhất.
NguyÔn Hång Oanh.
7
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh
tranh gay gắt giưa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các
doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên dể tạo ra sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiẹp dòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình
một phương án hoạt động riêng, xây dựng chiến lược, cả phương án kinh doanh
một cách phù hợp co hiệu quả.
Như vậy trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiẹu quả kinh doanh vô
cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua.
Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác
định sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là
luôn tồn tại và phat triển một cách vững chắc. Do đó việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường hiệ nay. Do yêu cầu của sự tôn tại và phát
triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập không ngừng tăng lên.
Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố
khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng
lợi nhuận đoi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.Như vậy
hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc bảo đảm sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh
yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh
doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh trong khi thị
trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giưa các doanh nghiệp ngày càng gay
gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về hàng hoá
mà còn cạnh tranh về cả chất lượng, giá cả và các yếu tố khác. Trong khi các
mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh lại làm các
doanh nghiệp mạnh lên và ngược lại cũng có thể làm các doanh nghiệp không
NguyÔn Hång Oanh.
8
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở
rộng thì doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu trong cạnh tranh trên thị
trường.Do đó doanh nghiệp phải có hàng hoá, dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp
lý.Mặt khác hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng
khối lượng hàng hoá bán, chất lượng không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Thứ ba : Mục tiêu bao trùm và lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận. Để thực hiện mục tiêu này doang nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy
doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh
nhiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẻ càng có cơ hội để
thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh
tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là điều kiện
để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh
nâng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản
xuất, vì vậy nâng cao hng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức
cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh:
Trong tình hình thực tế hiện nay, sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có lãi để đứng vững trên thị trường. Do đó hiệu quả kinh doanh của
quá trình sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn kinh doanh dồi dào đầu tư mua
sắm thiết bị mới, mở rộng quy mô kinh doanh. Hiệu quả càng cao doanh nghiệp
càng có thêm nguồn vốn kinh doanh dồi dào, đầu tư mua sắm thiết bị mới, mở
rộng quy mô kinh doanh bằng nguồn vốn kinh doanh của mình, thực hiện văn
minh thương nghiệp với ngừoi lao động và toàn xã hội. Ngược lại nếu hiệu quả
kinh doanh không cao, làm ăn thua lỗ thì doanh nghiệp nhất định sẽ bị đào thải
trước quy luật cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Vì vậy trong quá
NguyÔn Hång Oanh.
9
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
trình kinh doanh doanh nghiệp cần phải phải phương hướng mục tiêu đầu tư và
biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có để đạt được hiệu quả cao nhất.
Qua đó, chúng ta thấy hiệu quả kinh doanh là tác nhân thúc đầy bên trong,
là tiền đề quyết định các phương hướng, mục tiêu trong những năm tiếp theo của
doanh nghiệp. Hiêu quả kinh doanh sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
II. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp, nó liên quan đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó no
chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó chỉ tiêu về doanh số bán
hàng và tổng chi phí có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp tới hiệu quả kinhh
doanh. Các nhân tố đó có tác động đến hai chỉ tiêu một cách tức cực hay tiêu
cực hoặc tác động có tính hai mặt tuỳ từng thời điểm. Vì vậy các doanh nghiệp
cần nghiên cứu nhân tố này để phát huy hạn chế sức tác động của nó đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh, từ đó làm cơ sở để đề ra các đường lối, chính sách kết
hợp.
1. Nhân tố khách quan.
1.1.Giá cả và các mặt hàng cạnh tranh.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành và cùng sản xuất một
ngành hoặc một số ngành có thể trở thành bạn hàng của nhau trong kinh
doanh,giúp nhau vè vốn, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm. Nhưng ngược lại các doanh
nghiệp này cũng có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường đầu vào và
đầu ra.
Đối với thị triường đầu vào: Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận đồng
nghĩa với việc tăng hiệu quả buộc doanh nghiệp phải tìm mọi giá để giảm chi
phí nhất là chi phí vật tư, nguyên vật liệu…
NguyÔn Hång Oanh.
10
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Đối với thị trường đầu ra: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sản phẩm
thuộc nhân tố khách quan, nó phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng. Do đócác doanh
nghiệp phải xây dựng các chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt thúc đẩy doanh số
bán hàng, chiếm lĩnh thị trường và tăng hiệu quả. Nếu doanh nghiệp định giá
cao hơn thị trường tất yếu sức mua hàng hoá đó sẽ giảm vì còn vô số các doanh
nghiệp khác đang bán những hàng hoá tương tự,có chất lượng tương đương hoặc
kém hơn một chút cũng có thể là tốt hơn nhưng giá lại rẻ hơn. Ngược lại nếu
doanh nghiệp định giá quá thấp thì hiệu quả kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng.
1.2. Nhân tố sức mua và cấu thành sức mua
Nhân tố này chịu sự tác động của: giá cả, chất lượng sản phẩm, thu nhập
thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng bản thân nhân tố sức mua và
cấu thành sức mua chịu ảnh hưởng của nhân tố số lượng và cơ cấu mật hàng sản
xuất. Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả riêng nên nhân tố sức mua và
cấu thành sức mua cũng khác nhau làm cho hiệu quả chung của doanh nghiệp cũng
thay đổi. Nếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, có hiệu quả
cao, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ mặt hàng của doanh nghiệp thì hiệu quả của
doanh nghiệp cũng tăng lên. Do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ
nhân tố này để có kế hoạch kinh doanh hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất.
1.3.Nhân tố thời vụ
Trong sản xuất và tiêu dùng luôn co nhân tố thời vụ,thời vụ sản xuất và
thời vụ tiêu dùng có khi phù hợp nhau có khi lại mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn này
ảnh hưởng tới thời gian dự trữ, ảnh hưởng tới chi phí dự trữ,từ đó tác độngđến
hiệu quả.Nhân tố này tác động đến cơ cấu mặt hàng kinh doanh nó quyết định
đến hiệu quả kinh doanh.
1.4.Nhân tố tài nguyên môi trường.
Các yêu tố thuộc môi trường địa lý sinh thái không chỉ liên quan đến vấn
đề phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan tới khả năng phát
NguyÔn Hång Oanh.
11
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
triển bền vững của từng doanh nghiệp. Các yếu tố địa lý này đã được nghiên cứu
và xem xét để được xem trọng và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này chủa yếu tác động tới việc
cung cấp các yếu tố đầu vaò cho doanh nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến quy
trình tiến bộ thực hiện các hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên
nhiên. Nguồn tài nguyên dồi dào phong phú sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc
kinh doanh của doanh nghiệp, tạo hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh và
ngược lại nếu nguồng tài nguyên cạn kiệt sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp
trong quá trình khai thác cản trở hoạt động kinh doanh.
Nhân tố khí hậu, thời tiết, mùa vụ: Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp
đến các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có tính chất thời vụ. Với mỗi
điều kiện thời tiết , khí hậu ổn định, doanh nghiệp có chính sách cụ thể, phù hợp
với điều kiện đó. Do đó, khi các yếu tố này thay đổi thất thường sẽ làm cho hoạt
động kinh doanh của từng doanh nghiệp không ổn định, ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh .
Nhân tố vị trí địa lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến chi phí sản
xuất, chi phí vận chuyển, giao dịch mà còn tác động đến các mặt văn hóa – xã
hội, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp càng gần nơi tiêu thu sản phẩm, gần đầu mối cung cấp hàng hóa đầu vào
sẽ giảm được chi phí kinh doanh và do đó góp phần quan trọng vào việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
1.5.Nhân tố kinh tế vĩ mô và các chế độ, chính sách Nhà Nước.
Từ khi Nhà nước thay đổi cơ chế chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý, điều tiết của Nhà nước, phát triển đất nước theo chiều hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, bộ mặt nền kinh tế đã có nhiều sự thay đổi. Các doanh
nghiệp trong nước có thể liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài mở
NguyÔn Hång Oanh.
12
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
rộng quy mô sản xuất, kinh doanh,các chính sách đầu tư thông thoáng hơn, mục
tiêu phát triển của doanh nghiệp phải xuát phát từ định hướng phát triển của đất
nước. Lợi ích cua doanh nghiệp gắn liền với lợi ích của kinh tế - xã hội của đất
nước.
Những công cụ chính mà Nhà nước sử dụng nhằm để điều tiết nền kinh tế
là: luật pháp,các cơ chế chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng. Đó là hệ thống các
nhhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.Nếu chính sách lãi suất tín dụng quy định mức lãi suất quá cao sẽ
gây cản trở cho việc vay vốn của doanh nghiệp và làm tăng chi phí vốn, lợi
nhuận giảm và hiệu quả kinh doanh sẽ giảm. Điều này sẽ thấy rõ qua việc Nhà
nước ban hành cho áp dụng luật thuế giá trị gia tăng vào ngày 1/1/1999 nó đã
ảnh hưởng hầu hết đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy, khi môi trường pháp luật ổn định, thích hợp với các loại hình
kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Điều này hết sức cần
thiết.Nó tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành sản xuất
kinh doanhtập trung, dồn toàn bộ nỗ lực của mình vào kinh doanh mà không
phải lo ngại sự thay đổi của môi trường kinh doanh cao nhất trong hoạt độngcủa
mình.
2. Nhân tố chủ quan.
2.1. Nhân tố quản trị trong doanh nghiệp.
Nhân tố quản trị liên quan trực tiếp đến việc lập kết hoạch kinh doanh, tổ
chức thực hiện kinh doanh hay nói cách khác là liên quan đến toàn bộ quá trình
sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp muốn có bộ máy quản trị tốt nhất phải có đội
ngũ cán bộ co trình độ học vấn cao, không những nắm vững kiến thức về trình
độ quản lý và kinh doanh mà còn phải nắm bắt được xu hướng biến động về nhu
cầu tiêu dùng, thích ứng với cơ chế thị trường phải co khả năng nhìn xa trông
rộng, khả năng tiên đoán, phân tích các tình huống để hoạch định cho mình một
bước đi trong tương lai.
NguyÔn Hång Oanh.
13
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Hơn nữa việc lựa chọn bộ máy quản trị phù hợp với từng doanh nghiệp,
từng loại hinhf kinh doanh đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, thống nhất, linh hoạt sẽ
giúp cho quá trình trôi chảy, có thể kết hợp các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất từ
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn và nguồn vốn kinh doanh là một yếu tố quyết định sự tồn tại và
phát triển của mọi doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh
lớn, nó sẽ là cơ sở để doanh nghiệpmở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đầu
tư vào trang thiết bị sản xuât, nguyên nhiên vật liệu sản xuất. Vốn là nền tảng, là
cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động, góp phần đa dạng hoá phương thức kinh
doanh, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá mặt hàng, xác định đúng chiến lược
kinh doanh và mở rộng thị trường, tăng thị phần. Ngoài ra vốn còn giúp doanh
nghiệp đảm bảo độ cạnh tranh cao và giữ vững ưu thế lâu dài trên thị trường.
2.3. Nhân lực.
Đây là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi nỗ lực đưa
khoa học kỹ thuật trang thiết bị hiện đại vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh
doanh đều do con người tạo ra và việc thực hiện chúng. Việc sử dụng nhân lực
sao cho hợp lý và hiệu quả là còn dựa vào công tác tuyển dụng của doanh
nghiệp. Việc chiêu mộ nhân tài và chính sách đãi ngộ cho công nhân viên là một
hình thức thúc đẩy doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ công nhânn viên có lượng
kiến thức chuyên ngành nghề cao, sẽ góp phần vào ứng dụng vào trong sản xuất
tốt, tạo ra những sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thị
trường mang lại mợi ích cho doanh nghiệp.
2.4. Trang thiết bị kỹ thuật.
Ngày nay co nhiều công nghệ là nguồn thay đổi năng động nhất trong
tương lai. Sự thay đổi này mang lại những thách thức cũng như đe doạ với các
doanh nghiệp. Việc chạy theo công nghệ kỹ thuật của thời đại, thay thế sức lao
NguyÔn Hång Oanh.
14
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
động của con người, làm tăng năng suất lên rất nhiều lần trong cùng một thời
gian là điều mà các doanh nghiệp nên làm. Mặt khác trang thiết bị kỹ thuật
không những đáp ứng cho khách hàng sản phẩm tốt, hình dáng đẹp, ít xâm hại
đến sức khoẻ mà còn đáp ứng thoả mãn những nhóm khách hàng đòi hỏi sản
phẩm có thuộc tính đặc biệt.
2.5. Vị thế của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp là nhân tố cơ bản tác động không nhỏ đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp nhất là trong cơ chế thị trường có sự cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều coi uy tín
doanh nghiệp là sức mạnh, sinh mệnh, chiến lược phát triển trong cơ chế mới.
Đó là tài sản vô hình mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Giá trị
nguồn tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập vào thị
trường trong và ngoài nước, mở rộng thị phần, tăng khối lượng sản phẩm tiêu
thụ , tăng doanh thu dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao và ngược lại.
Uy tín của doanh nghiệp cao sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại ổn định
và đững vững trên thị trường có sự cạnh tranh đầy khốc liệt. Mặt khác nó cũng
góp phần thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và được ưu đãi trong quan hệ với
bạn hàng. Do đó, các doanh nghiệp phải quan tâm chú trọng đến hình ảnh của
công ty để không ngừng nâng cao uy tín của mình nhằm đạt được mục tiêu hiệu
quả kinh doanh cao ở tất cả các lĩnh vực.
III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh.
1. Những yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Trong thực tiễn tồn tại những khác biệt về quan niệm hiệu quả kinh
doanh và chính điều này đã làm hạn chế những cố gắng, nỗ lực của họ mặc dù ai
cũng muốn tăng hiệu quả kinh doanh. Như vậy khi đè cập đến hiệu quả kinh
doanh chúng ta phải xem sét một cách toàn diệncả về mặt thời gian và không
NguyÔn Hång Oanh.
15
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
giảntong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu
quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
1.1.Về mặt thời gian.
Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được làm
giảm khi sét trong thời kỳ dài, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước không
đựoc làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau. Trong thực tế không ít những trường
hợp chỉ thấy lợi ích trước mắt, thiếu xem sét toàn diện và lâu dài những phạm vi
này dễ xảy ra trong việc nhập về một số máy móc, thiết bị cũ kỹ lạc hậu …
hoặc xuất ồ ạc các loại tài nguyên, thiên nhiên. Việc giảm một cách tuỳ tiện,
thiếu cân nhắc toàn diện và lâu dài các chi phí cải tạo môi trường tự nhiên, đảm
bảo cân bằng sinh thái, bảo dưỡng và hiện đại hoá, đổi nới tài sản cố định, nâng
cao toà bộ trình độ chất lượng người lao động … nhờ đó làm mối tương quan
thu chi giảm đi và cjo rằng như thế là có “ hiệu quả “ không thể coi là hiệu quả
chính đáng và toàn diện được.
1.2. Về mặt không gian.
Có hiệu quả kinh tế hay không tuỳ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động
kinh tế cụ thể nào đó, có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của cả hệ
thống mà nó liên quan tức là giữa các ngành kinh tế này với các ngành kinh tế
khác,giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ thống, giữa hiệu quả kinh tế với việc thực
hiện nhiệm vụ ngoài kinh tế.
Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế-tổ chức kỹ thuật nào đó
dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào sự xem sét toàn diện. Khi
hiệu quả ấy không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân
thì mới được coi là hiệu quả kinh tế.
1.3. Về mặt định lượng.
Hiệu quả kinh tế phải được thể hiện qua mối tương quan giữa thu và chi
theo hướng tăng thu, giảm chi. Điều này có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi
phí sản xuất kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm có ích.
NguyÔn Hång Oanh.
16
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
1.4. Về mặt định tính.
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh
nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Dành được hiệu quả
cao cho doanh nghiệp chưa phải là đủ mà còn đòi hỏi mang lại hiệu quả cao cho
xã hội. Trong nhiều trường hợp hiệu quả toàn xã hội lại là mặt có tính quyết
định khi lựa chọn môtj giải pháp kinh tế, dù sét về mặt kinh tế mà nố chưa hoàn
toàn được thoả mãn.
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào khi đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà
còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh mới được đánh giá một cách toàn diện hơn.
Cụ thể khi đánh giá hiệu quả kinh doanh chúng ta cần phải quán triệt một
số quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Thứ nhất : Bảo đảm sụ kết hợp hài hoà các loại lợi ích xã hội, lợi ích tập
thể, lợi ích người lao động, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài … Quan điểm này
đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất phát từ viẹc thoả mãn một cách
thích đáng nhu cầu của các chủ thể trong mối quan hệ mắt xích phụ thuộc lẫn
nhau. Trong đó quan trọng nhất là xác định được hạt nhân của việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh từ đó thoả nãm lợi ích của chủ thể tạo động lực, điều kiên
để thoả mãn lợi ích của chủ thể tiếp theo và cứ thế cho đến đối tượng và mục
tiêu cuối cùng.
Thứ hai: Là đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là
sự kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh
nghiệp với hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp. Chúng ta không vì hiệu quả
chung mà làm mất hiệu quả của bộ phận, và ngược lại cũng không vì hiệu quả
kinh doanh bộ phận mà làm mất hiệu quả chung của toàn bộ doanh nghiệp. Xem
sét quan điểm trên lĩnh vực rộng lớn hơn thì quan điểm này đòi hỏi việc nâng
NguyÔn Hång Oanh.
17
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc dảm bảo yêu cầu nâng cao của
nền sản xuất hàng hoá của ngành, của dịa phương, của cơ sở. Trong từng đơn vị
cơ sở khi xem sétđánh giá hiệu quả kinh doanh phải coi trọng toàn bộ các khâu
của quá trình kinh doanh. đồng thời phải xem sét đầy đủ các mối quan hệ tác
động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống, theo một mục tiêu
đã xác định.
Thứ ba: Phải đảm bảo tính thực tiễn trong việc thực hiện nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đăc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội
của ngành của địa phương và của toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Thứ tư: Đảm bảo thống nhất giữa nhiệu vụ chính trị, xã hội với nhiệm vụ
kinh tế trong việc nâng cao hiệu kinh doanh. Trong khi đó sự ổn định đó lại
được quyết định bởi mức độ thoả mãn lợi ích của quốc gia. Đo vậy, theo quan
niệm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải được xuất phát từ mục
tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể nó được thể hiện ở
việc thựchiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn hàng của nhà nướcgiao cho doanh
nghiệp hoặc các cổ đông kinh tế mà doanh nghiệp ký kết với nhà nước. Bởi vì
đó là nhu cầu, điều kiện đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.
Thứ năm: Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật
lẫn giá trị của hàng hoá. Theo quan điểm này đòi hỏi việc tính toán và đánh giá
hiệu quả đồng thời với chú trọng cả hai mặt hiện vật và giá trị. Ở đây mặt hiện
vậtthể hiện ở số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm, còn mặt giá trị là biểu
hiện bằng tiền của hàng hoá sản phẩm, của kết quả và chi phí bỏ ra. Như vậy,
căn cứ vào kết quả cuối cùng của cả mặt hiệ vật và giá trị là một đò hỏi tất yếu
trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Khi xem sét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần dựa vào một
hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là một mục
NguyÔn Hång Oanh.
18
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh
giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể
thấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không
co số liệu của toàn ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả, thì lấy so sánh với các chỉ
tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng các doanh nghiệp có đạt được các chỉ
tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp bao gồm:
2.1. Sức sản xuất của các yếu tố đầu vào
- Sức sản xuất của các chi phí =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo ra nhiều đầu ra.
Trong đó: Tổng doanh thu phản ánh tổng số doanh thu bán hàng của doanh
nghiệp hay doanh thu tính gộp.
- Sức sản xuất của vốn =
Chỉ tiêu này phản ánh một đông vốn được doanh nghiệp huy động vào kinh
doanh tạo ra được nhiều đồng doanh thu ( là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng
vốn).
- Sức sản xuất của lao động =
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cứ một đồng
doanh thu đạt được thì tạo ra được nhiều đồng lợi nhuận.
NguyÔn Hång Oanh.
19
Tổng doanh thu
Chi phí đầu vào
Tổng doanh thu
Tổng vốn bình quân
Tổng doanh thu
Tổng lao động
Lợi nhuận sau thuế
Tổng lao động
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Trong đó: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu tính bằng: Tổng doanh thu trừ đi
các khoản giảm trừ.
2.2. Sức doanh lợi của các yếu tố đầu vào.
- Lợi nhuận tính theo doanh thu =
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cứ một đồng
doanh thu đạt được thì tạo ra nhiều đồng lợi nhuân.
Trong đó:
+Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại của lợi nhuận kinh doanh sau khi dã
nộp thuế lợi nhuận.
+ Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ.
- Lợi nhuận tính theo chi phí kinh doanh =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra kinh doanh thì thu được
nhiều đồng lãi ( sau thuế ).
- Lợi nhuận tính theo lao động =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một lao động tham gia vào kinh doanh sẽ tạo ra
được n đồng lợi nhuận trong kỳ kinh doanh.
- Lợi nhuận tính theo tổng vốn kinh doanh =
Tổng
NguyÔn Hång Oanh.
20
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x 100
Lợi nhuận sau thuế
Tổng chi phí kinh doanh
x 100
Lợi nhuận sau thuế
vốn bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế
Vốn CĐBQ trong kỳ
Tổng doanh thu
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào
kinh doanh tạo ra được n đồng lợi nhuận.
2.3. Sức sản xuất và sức sinh lời của vốn cố định và vốn lưu động.
- Sức sản xuất của vốn cố định (TSCĐ) =
Chỉ tiệu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
kinh doanh thì tạo ra được n đồng doanh thu.
- Sức sinh lời của vốn cố định =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ kinh
doanh tạo ra được n đồng lợi nhuận.
- Sức sản xuất của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ kinh
doanh thì tạo ra n đồng lợi nhuận.
Trong đó: Tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
về lợi nhuận bất thường ( lợi nhuận bất thường là khoản chênh lệch giữa các
khoản thu và chi bất thường trong quá trình kinh doanh ).
Ngoài sức sản xuất của vốn lưu động còn phản ánh gián tiếp qua tốc độ lưu
chuyển của vốn trong năm.
- =
NguyÔn Hång Oanh.
21
Tổng doanh thu
Vốn CĐBQ trong kỳ
Số lần chu chuyển vốn
lưu động
( số vòng quay )
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn lưu động bình quân
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng nhanh càng tốt và chỉ tiêu này
phản ánh số vòng quay của vốn lưu động trong một kỳ kinh doanh.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động là số vòng quay bình quân cần thiêt để vốn
lưu động thực hiện được một vòng chu chuyển trong kỳ.
= =
Chỉ tiêu này cho biết số ngày quay vòng của vốn lưu động ( thời kỳ phân
tích thường là 365 ).
Để phân tích được tốt cơ cấu nguồn vốn ta tính các chỉ tiêu sau:
- Hê số tự chủ tài chính =
- Hệ số nợ =
Trên đây là một số chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, tuy nhiên để việc phân tích và đánh giá được chính xác nhất còn
phụ thuộc vào số liệu và việc tính toán.
NguyÔn Hång Oanh.
22
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
( số ngày )
Số ngày quy ước trong kỳ phân tích
Số lần chu chuyển vốn lưu động
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Công nợ phải trả bình quân
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUYỀN THÔNG V
I/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG V
1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần
Truyền thông V.
Công ty cổ phần Truyền thông V viết tắt là “VCOMM” hình thành do 5
sáng lập viên cùng tham gia góp vốn và chính thức đi vào hoạt đọng tháng 03
năm 2005, trụ sở đặt tại nhà 32 số 10 Dốc Ngọc Hà - Ba Đình – Hà Nội. Đến
cuối tháng 09 năm 2005 Công ty truyền về trụ sở mới tại phòng 13 khách sạn
Holision số 10 – Cát Linh – Hà Nội.
Thời gian đầu Công ty chủ yếu nhận các lịch, đặt chỗ quảng cáo của các
khách hàng quen thuộc. Từ những ngày Công ty đi vào hoạt động, Công ty đã cố
gắng tìm kiếm và mở rộng khai thác thị trường Hà nội và TP.Hồ Chí Minh và
bước đầu cũng đã chiếm lĩnh được một số khách hàng có tiềm năng lớn như
Samsung, LG, Canon, Motorola, Samsung… và cũng đã trở thành một trong
những Đại lý bán Quảng cáo lớn tại Hà Nội của Báo: Hà Nội mới, Lao động,
Thời báo Kinh tế, Thể thao&Văn hóa, An ninh thủ đô, Thanh niên, Tuổi trẻ…..
Đến cuối tháng 9-2005 công ty chuyển về trụ sở mới tại phòng 13 khách
sạn Holision số 40 Cát Linh - HN.
Sau 6 tháng đi vào hoạt động Công ty bắt đầu mở rộng quy mô hoat động
kinh doanh thành lập riêng một văn phòng với 5 nhân viên chuyên tổ chức các
cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng, làm Event, kêu gọi các chương trình tài
trợ….
Nổi bật là vào cuối tháng 9-2005 làm một chương trình Event cho công ty
trà Dimal kéo dài trong 6 tháng.
Ngay sau đó tháng 6-2006 phối hợp với báo Thể thao & Văn hóa tổ chức
chương trình dự đoán kết quả world cup 2006 diễn ra tốt đẹp.
NguyÔn Hång Oanh.
23
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Bước đầu thành công nhờ các chương trình lớn Công ty đã chứng tỏ được
vị trí của mình trong ngành truyền thông hiện nay.
Nhờ mối quan hệ tốt đẹp tạo được niềm tin với khách hàng Công ty đã trở
thành một trong những đại lý có doanh thu lớn đối với các báo trên, điều đó cho
thấy ở bản báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2005 – 2006
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị tính: 1.000đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
1 Tổng lợi nhuận 6.572.453 9.452.230 2.969.777 145,185
2 Các khoản giảm trừ 0 0 0
3 Doanh thu thuần 6.572.453 9.452.230 2.969.777 145,185
4 Giá vốn hàng bán 5.932.135 8.496.230 2.564.095
5 Lợi nhuận gộp 640.318 1.046.000 405.680
6
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
410.320 620.432 210.112 151,207
7 Lợi nhuận thuần 239.998 425.568 185.570 177,321
8 Thu nhập khác 97.456 120.270 22.814
9 Chi phí khác 0 0 0
10 Lợi nhuận khác 97.456 120.270 22.814
11 Lợi nhuận trước thuế 337.454 454.838 208.384
12
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
94.487 152.835 58.348
13 Lợi nhuận sau thuế 242.967 393.003 150.306 161,752
Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy mặc dù
mới thành lập nhưng kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh đã tăng lên rõ
rệt. Doanh thu của năm 2006 là: 9.542.320 nghìn đồng tăng hơn so với năm
2005 là: 2.969.777 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ đạt là: 145,185 % tăng
45,185% điều này cho thấy doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả tuy nhiên chi
phí quan lý doanh nghiệp cũng tăng là:210.112 tương ứng ới tỷ lệ tăng
là:51,027%.
NguyÔn Hång Oanh.
24
Chuyªn §Ò Thùc TËp Khoa Qu¶n TrÞ
Vì doanh nghiệp mới thành lập chi phí cho phòng kinh nhằm thu hút thêm
khách hàng cũng tăng lên đáng kể tuy nhiên chi phí này có tăng lên cũng là điều
kiện tốt để công ty mở rộng thêm thị trường.
Đến tháng 04 năm 2007 công ty chính thức chuyển về trụ sở tầng 3 số
221B Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy – Hà Nội. Trong thời gian này công ty cũng
vấn tiếp tục cố gắng và mở rộng thị trường, công ty ngày càng có uy tín và tạo
được nhiều niềm tin của khách hàng trên thị trường nên doanh thu của doanh
nghiệp ngày càng tăng lên. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp của đã khẳng định
được vị trí của mình đối với các tờ báo lớn đã kể trên và những mối quan hệ
mới. Điều đó cho thấy tiềm lực của công ty ngày càng lớn và có vị trí đáng kể,
tạo được niềm tin đối với khách hàng và công ty cũng đang có gắng để tạo được
nhiều mối quan hệ mới để quy mô của công ty ngày cnàg được mở rộng cả về
quy mô và chiều sâu nhằm tạo ra những sản phẩm ngàu càng có chất lượng,
những mẫu lôgô, áp phích … ngày càng phong phú và đa dạng.
Hiện nay Công ty đang là một đại lý quảng cáo độc quyền của khu vực
miền Bắc cho báo Thể thao & văn hoá.
Nhà quảng cáo độc quyền cho truyền hình di động VTC Mobie, Kể từ ngày
01 tháng 06 năm 2008 Công ty chính thức trở thành nhà quảng cáo độc quyền
cho kênh truyền hình VCT10 của truyền hình kỹ thuật số VTC phát sóng chính
thức từ ngày 2- 6-2008 sau 06 tháng phát thủ nghiệm.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty:
2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty:
Công ty cổ phần truyền thông V được thành lập và hoạt động dưới hình
thức là một công ty cổ phần, nguồn vốn chủ yếu được huy động từ sự góp vốn
của các sáng lập viên, quy mô hoạt động của công ty nhỏ, lĩnh vực hoạt động
chủ yếu là thương mại và dịch vụ……
Hình thức hoạt động là bán quảng cáo cho một số tờ báo lớn như:
+ Hà Nội mới
+ Lao động
NguyÔn Hång Oanh.
25