Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

đánh giá hiện trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở phù đổng, gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.03 KB, 61 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
Phần thứ nhất
Mở đầu
1.1. đặt vấn đề
Trong những năm gần đây với chính sách mở của của Đảng và Nhà nớc,
nền kinh tế nớc ta đang trên đà phát triển tiến tới công nghiệp hoá và hiện đại
hoá đất nớc. Mức sống của nhân dân ngày một nâng cao, đòi hỏi chất lợng l-
ơng thực và thực phẩm không ngừng đợc tăng lên. Vì vậy, nhu cầu ăn uống
của ngời dân không chỉ dừng lại ở thịt, trứng, cá mà còn thêm cả sữa và các
sản phẩm từ sữa. Vì sữa là loài thực vật tự nhiên có giá trị dinh dỡng cao và
cân đối nên ở các nớc phát triển, sữa trở thành nhu cầu không thể thiếu trong
sinh hoạt hàng ngày. Do đó mức tiêu thụ sữa trở thành một trong những chỉ
tiêu đánh giá chất lợng cuộc sống của mỗi quốc gia. Do đó mức tiêu thụ sữa
trở thành một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lợng cuộc sống của mỗi quốc
gia. Trong khi đó chăn nuôi bò sữa ở nớc ta hiện nay chỉ cung cấp đợc khoảng
10% nhu cầu sữa của ngời tiêu dùng, còn lại 90% sữa phải nhập của ngời nớc
ngoài. Vì vậy, việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa không chỉ là nhu cầu
khách quan cần thiết trớc mắt, mà nó còn là một ngành quan trọng và là mục
tiêu trọng tâm phát triển chăn nuôi lâu dài. Đợc sự quan tâm, đầu t của Đảng
và Nhà nớc,l ngành chăn nuôi bò sữa của chúng ta phát triển cả về số lợng lẫn
chất lợng và thờng tập trung nhiều ở vùng phụ cận các thành phố lớn nh: Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, và một số nông trờng, trại chăn nuôi tập trung.
Năm 1985, cả nớc có 3910 con bà sữa, cho 4923 tấn sữa tơi. Năm 1995,
lên tới 20920 con và cho 17000 tấn sữa tơi. Đầu năm 2002 cả nớc đã có
khoảng 41000 con bò. Tính đến hiện nay, đàn bò sữa trên cả nớc là 54345 con
cho 90000 tấn sữa tơi/năm (Đỗ Kim Tuyên - 2002).
Căn cứ theo Quyết định 167/2001/QĐ/TTg của Thủ tớng Chính phủ về
việc phát triển chăn nuôi bò sữa, đầu năm 2002 nhiều địa phơng đã nhập bò
1
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
thuần về nuôi. Song đa số các tỉnh ở nớc ta từ trớc tới nay, khi nuôi giống bò


thuần đã gặp phải một số khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với kỹ
thuật chăn nuôi và khai thác cha đợc tốt dẫn đến khả năng sinh trởng, sinh sản
và khả năng cho sữa không ổn định. Hơn nữa sức chống chịu bệnh tật kém,
điều này gây thiệt hại kinh tế cho ngời chăn nuôi. í thức đợc vấn đề này,
nhiều năm trớc đây một số địa phơng đã dùng bò cái nền lai Sind phối trực
tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo với bò đực sữa cao sản Hollstein Friesian và đã cho
ra đời những thế hệ bò lai F
1
(1/2 HF), F
2
(3/4 HF), F
3
(7/8HF) những nhóm
bò này đã biểu hiện khả năng thích nghi cao hơn bò thuần, khả năng sinh tr-
ởng, sinh sản và cho năng suất sữa tơng đối cao, chất lợng sữa tốt nên chúng
đã đợc ngời chăn nuôi bò sữa chấp nhân do đó đã phát triển nhanh chóng.
Để những đàn bò lai hớng sữa này ổn định và cho sức sản xuất cao
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng phát triển chăn
nuôi bò sữa của xã Phù Đổng Gia Lâm Hà Nội .
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định khả năng sinh trởng, sinh sản và sản xuất sữa các loại bò lai
1/2HF, 3/4HF, 7/8HF từ đó biết đợc loại bò lai nào thích hợp với điều kiện
chăn nuôi và khí hậu ở khu vực ngoại thành Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Số liệu phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan và phản ánh
đợc tình hình thực tế.
- Mẫu thu đợc phải đảm bảo tính đại diện.
- Các số liệu thu thập phải đợc xử lý bằng phơng pháp thống kê.
2

Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
Phần thứ hai
Cơ sở lý luận
2.1. Khả năng sinh trởng của bò
2.2.1. Khái niệm về sinh trởng và phát dục
Sinh trởng là cơ thể sinh vật tăng lê về khối lợng, thể tích về các chiều
dài, chiều rộng và chiều cao. Cơ thể sinh vật thực hiện những quá trình chuyển
hoá trao đổi chất cơ bản để tạo ra vật chất của tế bào sống
* Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức bộ phận mới của cơ
thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và trong cả quá trình phát triển cơ
thể sinh vật hay nói cách khác, phát dục là sự thay đổi về bản chất các chức
năng bộ phận trong cơ thể, thay đổi về chức năng sinh lý và trao đổi chất các
tế bào mới sinh, là hình thành bộ phận, tổ chức mới khác với tổ chức ban đầu.
Nh vậy quan hệ sinh trởng và phát dục là quan hệ hữu cơ, hai quá trình
này không có ranh giới. Có sinh trởng, đồng thời có phát dục và ngợc lại.
2.1.2. Quy luật sinh trởng và phát dục
Quá trình phát triển của cơ thể từ bào thai đến cơ thể trởng thành rồi già
cỗi đều tuân theo quy những quy luật tự nhiên của sinh vật. Nhiều nhà khoa
học đã nghiên cứu tìm hiểu quy luật nhằm mục đích tác động vào từng giai
đoạn phát triển của cơ thể. Tạo điều kiện tăng năng suất sản phẩm vật nuôi.
Điểm nổi bật nhất trong sự phát triển của cơ thể gia súc là sự sinh trởng và
phát dục không đồng đều. Đặc điểm đó thờng thể hiện ở sự thay đổi rõ rệt về
tốc độ sinh trởng và cờng độ tăng trọng của cơ thể tuỳ theo tuổi. Có những
thời kỳ đối với gia súc mức độ tăng trọng hàng ngày cao, nhng sau đó lại thấp.
Tăng trọng nhiều hay ít chính là do sự cân bằng của các quá trình oxy hoá khử
trong sự trao đổi các chất có giữ đợc hay không.
3
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
Một số tác giả khi nghiên cứu tính giai đoạn trong sinh trởng của gia
súc đã chứng minh gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh. Sau đó

tăng trọng giảm dần theo tháng tuổi.
Bộ xơng trong cơ thể của gia súc có móng cũng thể hiện rõ quy luật
sinh trởng phát dục không đồng đều. Các xơng ngoại vi nh xơng bả vai, cánh
tay, bàn chân trong thời kỳ ngoài bào thai phát triển với cờng độ rất chậm so
với các loại xơng trục nh xơng sống, xơng sờn, xơng mỏ ác còn trong thời kỳ
bào thai thì ngợc lại.
Nh vậy, việc đánh giá khả năng sinh trởng của gia súc là việc làm của
các nhà chăn nuôi, để từ đó có những tác động thích hợp cho từng giai đoạn
sinh trởng khác nhau. Để đánh giá khả năng sinh trớc của gia súc có thể đo
kích thớc các chiều trên cơ thể hoặc cân khối lợng. Tuỳ từng loại gia súc mà ta
kết hợp giữa cân và đo. Đối với gia súc nào có tốc độ sinh trởng nhanh thì phải
cân đo nhiều lần hơn. Trong thực tế đối với trâu bò thờng cân đo vào lúc mới
đẻ và vào các thời điểm: Sơ sinh, 1, 2,3, 4, 5, 6, 9, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng
tuổi. Trên 2 tuổi thờng cân gia súc một năm hai lần, cân gia súc vào buổi sáng
sớm trớc khi cho ăn, đối với những con đang mang thai khi cân đo nên trừ
phần trăm về phần bào thai. Tốt hơn hết là cân đo hai thái sau khi đẻ.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hởng đến quá trình sinh trởng
Từ chỗ ở trong cơ thể mẹ với các điều kiện sống ổn định, tác động của
yếu tố ngoại cảnh chỉ gián tiếp thông qua cơ thể mẹ, dinh dỡng vào trao đổi
chất thông qua máu mẹ, sau khi sinh bê phải chuyển sang tự dinh dỡng, hô
hấp, tuần hoàn, điều tiét thân nhiệt, nhận cảm trực tiếp các tác động của ngoài
cảnh và sự phản ứng với các tác động đó.
2.1.3.1. Giống di truyền
Từ khi tế bào tinh trùng gặp tế bào trứng tạo thành hợp tử phát triển
thành phôi thai, cho đến khi hình thành con vật có khả năng sống độc lập, tất
cả quá trình đó đều do đặc tính di truyền của bố mẹ (có từ tổ tiên) cùng với
4
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
môi trờng sống tạo nên. Khi xét về yếu tố di truyền thì thực tiễn cho thấy các
giống bò khác nhau thì khả năng sinh trởng khác nhau, ở những giống bò thịt

nh: HereFord, Shanta Getrudis có tốc độ sinh trởng nhanh 1000 1500
gam/ngày, nhng ở các giống bò kiêm dụng nh: Red Sindhy, Brown Swss tốc
độ sinh trởng đạt 600 800 gam/ngày. BrannerP, Vyshecil M, Mensirova
H (1984) nghiên cứu về khả năng sinh trởng của 71 bò cái tơ Czech Pied
(CP), 91 con lại Red và White Hostein (RWH) x CP, 79 con lai Agrsline (A) x
CP. Tăng trọng từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi trung bình là: 610; 618; 577 gam.
Tiêu tốn đơn vị thức ăn/kg tăng trọng là: 5,02; 4,95 và 5,3.
2.1.3.2. Mức độ dinh dỡng
Những thiếu thốn trong giai đoạn dinh dỡng, đặc biệt trong giai đoạn
bào thai đã ảnh hởng lớn đến hình thành cơ thể con vật, làm cho cơ thể phát
triển không hoàn chỉnh. Tình trạng này kéo dài cho đến khi con vật trởng
thành và đợc gọi là tình trạng suy dinh dỡng. Thức ăn và mức độ dinh dỡng đã
ảnh hởng trực tiếp đến năng suất sinh trởng của con vật. Khi thức ăn đợc cung
cấp đầy đủ, cân đối vè thành phần dinh dỡng thì sinh trởng nhanh, tiêu tốn đơn
vị thức ăn/kg tăng trọng giảm. Tuy nhiên tuỳ theo mục đích sử dụng mà ngời
ta cho bê ăn các khẩu phần dinh dỡng khác nhau, với bê nuôi láy thịt thì mức
độ dinh dỡng dồi dào tạo điều kiện cho sự tích luỹ của mô cơ và mô mỡ. Song
việc nuôi bê cái hậu bị, nês cho ăn lợng dinh dỡng dồi dào, làm tăng tích luỹ
mỡ ở tuổi còn non sẽ không có lợi cho sự hình thành sức sản xuất và hoạt
động sinh sản của chúng (hiện tợng lân sổi). Do đó nuôi bê cái ở mức độ quá
cao là không nên.
Khi nghiên cứu về ảnh hởng của mức độ dinh dỡng đến tốc độ sinh tr-
ởng của gia súc có hiện tợng sinh học xảy ra gọi là khả năng hồi phục. Với
các thí nghiệm của Bonnier, Hansse (1945 1954) với thí nghiệm từ 1 -25
tuần tuổi các nhóm bê đợc ăn với khẩu phần 60; 80; 120 và 140% tiêu chuẩn
thì đạn đợc khối lợng cơ thể là 329; 383; 432 và 446kg. Từ 26 36 tuần tuổi
5
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
chế độ ăn đợc cân bằng nh nhau và khối lợng cơ thể đạt đợc nh nhau. Tuy
nhiên nếu nuôi bê ở mức độ dinh dỡng thấp kéo dài thì khi trởng thành con vật

có dấu hiệu phát triển không bình thờng, dễ mắc bệnh, làm chậm mức độ
thành thục về sinh lý dẫn đến sức sản xuất thấp.
2.1.3.3. Loại hình thức ăn
Nếu bê đợc ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển của dạ cỏ
và chóng hoàn thiện hệ sinh vật dạ cỏ tạo điều kiện phát triển nhanh các cơ
quan tiêu hoá và khi trởng thành sẽ có khả năng tiêu hoá và sử dụng tốt hơn
các loại thức ăn thô.
Nuôi bê sữa với loại hình thức ăn tinh cao sẽ không hợp lý và không
kinh tế vì nó sẽ gây ra những rối loạn về trao đổi chất và chức năng sinh sản,
làm rút ngắn thời gian sử dụng bò. Sử dụng thức ăn tinh nhiều sẽ cản trở sức
sản xuất sữa và tạo điều kiện cho sự tích luỹ nhiều mỡ trong cơ thể.
2.1.3.4. Chăm sóc
Các yếu tố vệ sinh gia súc nh nhiệt độ ánh sáng chuồng nuôi, độ ẩm
không khí và thành phần không khí cũng nh sự vận động tích cực có tác động
trực tiếp đến sự phát triển và hoạt động của các cơ quan nội tiết ngoài ra nó
còn chi phối mạnh đến cờng độ và chiều hớng trao đổi chất của cơ thể con vật,
nhất là khi chúng còn non. Kết quả nghiên cứu của JonSon (1958 1961) về
khả năng tăng trọng của bò khi nuôi ở khí hậu nóng và bò nuôi ở vùng có
nhiệt độ 10
0
C đợc xếp theo thứ tự sau: Brahman; Jesey; BrownSwiss; Holstein;
Santa Struris và Shorthortn trong tình trạng không bị hạn chế thức ăn có thể đợc.
Sinh trởng đạt thấp ở 27
0
C, khi nhiệt độ cao làm giảm tính thèm ăn.
Nh vậy, giới hạn nhiệt độ cho thấy nhiệt độ môi trờng ảnh hởng tới sự
chuyển hoá năng lợng và năng lơựng thu nhận giới hạn nhiệt độ thấp (Bumer
và Brink 1977; Heitman và Hughes 1972; JonSon 1976).
Lampkin Quateman 1982 cho biết stress nóng làm giảm sinh nhiệt nội
sinh, giảm thu nhận thức ăn cũng nh đòi hỏi tăng sinh nhiệt bvà thay đổi tình

6
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
trạng Hormone giảm năng lợng đạt đợc ở bò và khả năng di truyền của chúng
về mặt sinh trởng.
Tuy nhiên, giới hạn nhiệt độ thấp cũng ảnh hởng tới khả năng sinh tr-
ởng của gia súc. Nghiên cứu của Minigan và Christison (1973) cho thấy mùa
đông (tháng 12 tháng 3) ở miền đông Canada đã làm giảm rõ rệt năng suất
vỗ béo của bò đực giống. Trung bình tăng trọng/ngày giảm 30%. Nghiên cứu
của Chiristophorson (1976) cho thấy ở bò hớng thịt cho ăn cỏ khô thái và hạt
ngũ cốc, khả năng tiêu hoá giảm thấp ở nhiệt độ ngoài trời (-6 đến -10
0
C) so
với trong chuồng ấm hơn, trung bình giảm 0,21% /1
0
C.
Nh vậy nhiệt độ cao hoặc quá thấp đều ảnh hởng đến sự sinh trởng của
bê. Nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi về mùa đông là (10 12
0
C) với độ
ẩm tơng đối 75 85%. Đồng thời phải đảm bảo nhiệt độ cho cả ngày.
ánh sáng đặc biệt là tia tử ngoại có ảnh hởng lớn đến sự phát triển của
bê. Thiếu ánh sáng tử ngoại, con vật sẽ bị thiếu vitaminD và thờng kéo theo
rối loạn hoạt động của cơ quan tiêu hoá, bệnh xơng trầm trọng thêm, con vật
dễ bị bại liệt.
Ngoài ra vận động vật tích cực lúc ít tuổi có vai trò lớn trong sự phát
triển của bê và hình thành sức sản xuất. Vận động làm tăng tính thèm ăn và sự
phát triển tốt của các cơ bên trong. Theo nhiều thực nghiệm bê dới 6 tháng
tuổi cho vận động tích cực có tăng trọng cao hơn từ 8-15%. Nhng cho bê lớn
vận động sẽ làm giảm tăng trọng. Bê cái vận động tích cực còn có ảnh hởng
tốt tới sự hình thành sức sản xuất sữa. Sản lợng sữa trong chu kỳ đầu của

những bò cái cho vận động tích cực cao hơn bò đối chứng 15-20%.
2.1.3.5. Mùa vụ
Việc thay đổi thời tiết khí hậu qua các mùa có ảnh hởng trực tiếp đến
cây thực vật là nguồn ăn cho gia súc, nên nó ảnh hởng gián tiếp đến gia súc
thông qua thức ăn thực vật.
7
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
Nghiên cứu khả năng sinh trởng của bò và bò tơ Boaule, Zebu, Ndâm và
Boaulu x Ndama, các tác giả Poivey JP; MennisionF và cộng sự (1991) đã
đánh giá sinh trởng của bê từ sơ sinh đến 3-4 tháng tuổi phụ thuộc chính vào
tính chất mùa vụ. ở những mùa vụ khan hiếm cỏ đã làm ảnh hởng đến bò sữa
mẹ. Trong khi đó sự sinh trởng của bê ở giai đoạn này phụ thuộc chính vào
sữa mẹ. Vì vậy đã làm giảm mức độ sinh trởng của bê.
Theo Abassa KP (1987) khi nghiên cứu ảnh hởng của yếu tố mùa vụ
đến sinh trởng của bò cái Gobra Zebu, đã nhận xét tháng đẻ có ảnh hởng ít
hoặc không ảnh hởng tới kích thớc trởng thành và tỷ lệ sinh trởng những bò
cái sinh từ giữa mùa ma đến giữa mùa khô (tháng 10 tháng 3) có trọng lợng
trởng thnàh nhỏ hơn so với những bò sinh từ giữa mùa khô đến giữa mùa ma
(tháng 3 tháng 9).
2.2. Khả năng sinh sản của bò cái
2.2.1. Khái niệm
Sinh sản là hiện tợng đầu tiên của sự sống. Sinh vật muốn sống và tồn
tại nòi giống phải có quá trình sinh sản. Trong chăn nuôi sinh sản mới tạo ra
sản phẩm, khả năng mở rộng đàn của chúng sẽ ảnh hởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh tế.
2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đàu là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản
của gia súc. Tuổi đẻ lứa đầu càng ngắn thì con vật càng sớm tạo ra sản phẩm
cho xã hội. Tuy nhiên tuổi đẻ lứa đầu quá sớm sẽ có nhiều trờng hợp khó đẻ
gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Tính trạng này phụ thuộc yếu tố di truyền

và ngoại cảnh. Trong đó chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thành thục (cả về tính và
về thể vóc) đồng thời vào việc phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống.
Thông thờng tuổi đẻ lứa đầu của bò lai hớng sữa Hà Lan F
1
, F
2
, F
3
vào khoảng
26 đến 29 tháng tuổi.
8
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
Tuổi đẻ lứa đầu của các thế hệ bò lai giữa bò HF với bò lai Sindhi ở
Việt Nam đã đợc các tác giả: Trần Doãn Hối và Nguyễn Văn Thiện (1979),
Nguyễn Văn Thởng (1987), Trần Trọng Thêm (1986) nghiên cứu. Trong các
quan sát của mình, các tác giả đã nhận thấy tuổi đẻ lứa đầu của chúng từ 32,7
45,8 tháng. Theo Nguyễn Quốc Đạt nghiên cứu trên đàn bò lai tại thành
phố Hồ Chí Minh cho biết tuổi đẻ lứa đầu của bò F
1
1/2HF; F
2
3/4 HF; F
3
7/8
HF lần lợt là: 26,78; 27,17; 26,63 tháng tuổi. Nhìn chung bò HF đẻ sớm hơn
bò Zebu và các con lai giữa chúng.
* Tuổi thành thục và phối giống lần đầu
Tuổi thành thục về sinh dục là độ tuổi mà gia súc có thể sử dụng vào
mục đích sinh sản. Trong thực tế thành thục sinh dục thờng xuất hiện trớc khi
cơ thể hoàn thiện về sinh trởng (thờng tầm vóc bò sữa từ 30 - 40% và bò thịt từ

45 50% trọng lợng trởng thành). Bò cái nếu nuôi dỡng tốt thì thành thục về
tính lúc 12 tháng tuổi. Mặc dù bê hậu bị có tuổi động dục lần đầu sớm nhng
không nên phối giống cho chúng quá sớm cũng nh không nên phối giống quá
muộn. Chỉ nên phối giống cho bê hậu bị khi chúng đạt khoảng 70% khối lợng
lúc trởng thành, trong thực tế nên phối giống lần đầu cho bê hậu bị đợc nuôi
dỡng tốt khi chúng đạt 18 tháng tuổi. Tuy vậy, tuổi thành thục về tính và tuổi
phối giống lần đầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nh: điều kiện
khí hậu, nhiệt độ, chế độ nuôi dỡng và chăm sóc.
Tăng Xuân Lu (1999) nghiên cứu trên đàn bò lai tại Ba Vì - Hà Tây cho
biết tuổi phối giống lần đầu của bò F
1
là 26,4 tháng; F
2
là 27,4 tháng.
Trần Công Thành (2000) cho biết tuổi phối giống lần đầu của bò HF
nuôi ở Đức Trọng Lâm Đồng là 605 ngày (19,83 tháng).
Nguyễn Xuân Dũng (2000) nghiên cứu khả năng sản xuất của đàn bò
HF nuôi tại Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội cho biết tuổi phối giống lần
đầu là: 25,27

1,8 tháng.
9
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
2.2.3. Hệ số phối giống
Hệ số phối giống là chỉ tiêu kinh tế khá quan trọng trong chăn nuôi bò
sữa. Hệ số phối giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh chất lợng tinh trùng, tình
trạng sức khoẻ của bò cái, kỹ thuật dẫn tinh, nhiệt độ môi trờng.
ảnh hởng của nhiệt độ cao có thể làm giảm hiệu quả sinh sản ở cả con
đực và con cái thể hiện ở chỗ giảm lợng tinh trùng, hoạt lực của tinh trùng
kém, giảm thấp động dục, rụng trứng, thụ tinh, sức sống của hợp tử, độ dài của

chu kỳ (Medo well, 1972). Trong các vùng nóng, không ở Tây Nam Mỹ việc
chống nóng cho bò cái trên 100 giờ trớc khi phối, tỷ lệ thu thai tăng lên từ 2
7%. Nhiệt độ của cơ thể vào thời gian phối tinh có thể là yếu tố quan trọng
quyết định tỷ lệ thụ thai, ở Lousiana nếu nhiệt độ trực tràng của bò vợt quá
39
0
C ở thời gian phối giống thì tỷ lệ thụ thai cao thì phải khống chế nhiệt độ
thân nhiệt dới 39
0
C.
ở Sudan, khi nghiên cứu trên đàn bò sữa lai HF
ì
Red Butana (đến 71%
máu HF), E1 Amm và CTV (1981) nhận thấy hệ số phối giống trung bình
trong toàn đàn 2,6 và giữa nhóm không có sự sai khác rõ rệt.
Bộ nông nghiệp và CNTP (1990) công bố hệ số phối giống của đàn bò
sữa lai 1/2; 3/4 và 7/8 HF ở thành phố Hồ Chí Minh lần lợt là 1,45; 1,58; 2,25.
Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyễn Quốc Đạt (1999) khi nghiên cứu
trên ba phẩm giống bò cái sữa lai tại thành phố Hồ Chí Minh (trừ đàn F
3
).
Nhìn chung, hệ số phối giống trên đàn bò sữa lai giữa bò sữa ôn đới và
bò sữa nhiệt đới với các tỷ lệ máu bò ôn đới khác nhau đều có khunh hớng
tăng dần theo tỷ lệ gia tăng máu bò ôn đới trong con lai, do điều kiện khí hậu,
chăm sóc, nuôi dỡng còn thấp cha phù hợp với từng phẩm giống.
2.2.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ, là khoảng cách từ khi đẻ lần trớc đến đẻ
lần sau. Nó là thớc đo khả năng sinh sản một cách rõ rệt. Khoảng cách giữa
hai lứa đẻ ảnh hởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, tới tổng số bê con đ-
10

Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
ợc sinh ra trong một đời bò mẹ. Thực chất khoảng cách giữa hai lứa đẻ nói lên
mức độ mắn đẻ của gia súc cái. Cũng nh các tính trạng sinh sản khác, khoảng
cách giữa hai lứa đẻ cũng chịu ảnh hởng của nhiều nhân tố nh: giống, thức ăn,
dinh dỡng, chế độ chăm sóc, thời gian có chửa lại sau khi đẻ và thời gian
mang thai. Thờng ở bò thời gian mang thai ít biến động từ 270 đến 285 ngày.
Cho nên khoảng cách giữa hai lứa đẻ phụ thuộc chủ yếu vào thời gian phối có
chửa lại sau khi đẻ. Thời gian này có nhiều yếu tố ảnh hởng nh: phục hồi cơ
quan sinh dục, sức khoẻ của con mẹ sau đẻ, sự chăm sóc nuôi dỡng và hiệu
quả phối giống. Do đó để rút ngắn đợc khoảng cách giữa hai lứa đẻ cần phải
tuân thủ và áp dụng những quy trình chăn nuôi hợp lý hoặc phải tác động để
rút ngắn giai đoạn từ khi đẻ đến khi phối giống có chửa xuống, tốt nhất là sau
đẻ từ 2 đến 3 tháng. Trong điều kiện bình thờng, khoảng 40 50 ngày sau
khi đẻ thì bò cái động dục trở lại. Những bò cái đợc nuôi dỡng kém trớc và sau
khi đẻ hay cho con bú trực tiếp thờng động dục trở lại muộn hơn.
Trần Trọng Thêm (1986) khi nghiên cứu trên đàn bò sữa lai Hà ấn ở
nông trờng Phù Đổng Hà Nội trong 8 năm (1978 1986), nhận thấy
khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò F
1
1/2HF là 503

33,77 ngày và bò F
2
3/4 HF là 539

41,14 ngày với hệ số biến dị khá lớn từ 19,73 24,14%; bò
11/16 HF là 593

37,15 ngày.
Nguyễn Quốc Đạt (1999) nghiên cứu trên đàn bò lai ở thành phố Hồ

Chí Minh đã nhận thấy khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò lai F
1
1/2 HF; F
2

HF và F
3
7/8HF lần lợt là: 440,7; 457,4 và 460,9 ngày.
Nh vậy, đối với việc lai cấp tiến giữa bò sữa ôn đới với bò nhiệt đới,
chúng ta nhận thấy có sự gia tăng khoảng cách giữa hai lứa đẻ theo tỷ lệ máu
bò ôn đới trong con lai.
11
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
2.2.5 Các yếu tố ảnh hởng đến khả năng sinh sản
2.2.5.1. Di truyền và giống
Tính động dục sớm, tính mắn đẻ của từng giống có ảnh hởng trực tiếp
đến sự sinh sản của đàn. Thờng thì mỗi giống có tuổi động dục lần đầu và tuổi
đẻ lứa đầu khác nhau. Bò lai Sind tuổi đẻ lứa đầu bình quân là 35 tháng,
khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 417 ngày; bò lang trắng đen Trung Quốc tuổi
đẻ lứa đầu khoảng 33 tháng, khoảng cách giữa hai lứa đẻ 376 377 ngày.
Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự (1999) nghiên cứu trên bò lai hớng sữa tại TP
Hồ Chí Minh thì tuổi đẻ lứa đầu của bò F
1
, F
2
, F
3
lần lợt là: 26,78; 27,17;
26,63 tháng.
Hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản thờng thấp: hệ số di truyền

về sinh sản bò cái là 0,19

0,23 0,26

0,12 nên sự khác nhau về sinh sản
chủ yếu là do ngoại cảnh chi phối thông qua tơng tác với cơ sở di truyền của
từng giống và cá thể. Những giống hay cá thể có khả năng thích nghi cao với
khí hậu, chống đỡ bệnh tật tốt trong một môi trờng cụ thể sẽ cho khả năng
sinh trởng cao hơn.
2.2.5.2. Thời tiết khí hậu
Ngời ta cho rằng mùa vụ không ảnh hởng đến chức năng sinh sản của
bò. Nhng trong thực tế rất nhiều loại động vật sinh sản theo mùa vụ liên quan
đến các yếu tố khí hậu, thời tiết, thức ăn. Một số gia súc của Châu Phi và ấn
Độ ngày nay càng thể hiện rõ đặc điểm đó. Tuy nhiên ở các giống gia súc đã
đợc cải tạo thì tính mùa vụ không còn nữa, đúng hơn không thể hiện rõ vì môi
trờng ngoại cảnh và thức ăn đã đợc con ngời cung cấp và điều chỉnh cân đối,
tạo môi trờng tiểu khí hậu chuồng nuôi và khẩu phần ăn phù hợp với vật nuôi.
Khi ánh sáng qua mặt đi từ thợng não đến đại não gây ảnh hởng tới sự hoạt
động của tuyến sinh dục, mùa đông và mùa xuân cờng độ ánh sáng yếu, hai
mùa này sinh sản là tốt nhất. Trong hai mùa này quá trình hình thành trứng,
rụng trứng, thụ tinh, sức sống của hợp tử là tốt nhất.
12
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
2.2.5.3. Điều kiện nuôi dỡng chăm sóc
Chức năng sinh sản luôn luôn chịu ảnh hởng của chế độ nuôi dỡng và
chăm sóc, sự mất cân bằng về dinh dỡng là nguyên nhân trớc tiên làm cho bò
sinh sản kém. Tình trạng dinh dỡng thấp kéo dài làm con vật suy kiệt, kéo dài
tuổi thành thục của bò tơ, kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Tình trạng
chậm phát triển luôn đi kèm với tình trạng kém sinh sản, thiếu protein trong
khẩu phần ăn mà kéo dài sẽ ức chế mạnh chức năng tiết của tuyến yên ảnh h-

ỏng đến khả năng phát dục.
Đối với bò sữa nếu thức ăn kém về dinh dỡng kéo dài có thể dẫn tới
hiện tợng hạ đờng huyết, làm ức chế hoạt động thần kinh, ức chế nội tiết tuyến
hạ não của các nhân tố giải phóng các hormone sinh dục. Thiếu năng lợng
trong khẩu phần kéo dài làm buồng trứng bị thiểu năng, thậm trí không hoạt
động. Nếu bò có thai mà chế độ nuôi dỡng kém có thể dẫn đến hiện tợng chết
thai sơm. Khẩu phần ăn thiếu khoáng (vi lợng và đa lợng) cũng ảnh hởng tới
khả năng sinh sản của gia súc đặc biệt là phospho và canxi. Nhu cầu tối thiểu
về phospho là 4,5 gam/100 kg trọng lợng và 1,8 gam phospho/1 lít sữa, khi
cho bò cái mới đẻ ăn thử 100 gam canxi tử cung sẽ co lại sớm hơn 8 ngày,
động dục lại sau đẻ sớm hơn 16 ngày.
Ngoài ra vitamin cũng giữ vai trò rất quan trọng, nó là chất xúc tác của
các phản ứng hoá học và tham gia vào thành phần của các men. Các hiện tợng
chậm sinh hay vô sinh thờng thấy ở các bò cái bị thiếu vitaminA trầm trọng,
nếu có sinh sản đợc thì bê cũng rất yếu, sinh trởng kém, bò mẹ thờng bị sót
nhau sau khi đẻ, điều này thờng dẫn đến hiện tợng viêm nhiễm đờng sinh dục,
giảm tỷ lệ đẻ.
Hiện tọng thiếu vitaminA thờng xảy ra vào mùa đông khi thức ăn xanh
bị hạn chế, nhu cầu bình thờng cho một bò vắt sữa sản lợng 10 -12 lít/ngày là
30 40mg vitaminA.
13
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
Nếu thiếu vitamin D (D
2
, D
3
, D
4
, D
5

) trong thời gian dài sẽ gây nên hiện
tợng chậm động dục hay dẫn đến hiện tợng vô sinh. Thiếu vitamin D thờng
gặp ở bò vắt sữa nuôi nhốt thờng xuyên thiếu ánh sáng, thiếu vận động.
Vitamin D trong cơ thể gia súc là chất xúc tác quan trọng trong quá trình trao
đổi canxi và phospho. Dới ảnh hởng của vitamin D, canxi đợc thấm qua màng
ruột đi vào các tổ chức xơng. Nhu cầu tối thiểu của vitamin D đối với bò là 75
80 uI/kg trọng lợng cơ thể trong một ngày.
Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc kích thích sinh dục và tỷ lệ
thụ thai ở bò. Nhu cầu của bò vắt sữa khoảng 10 mg/100 kg thể trọng.
2.2.5.4. Bệnh đờng sinh dục
Nhờ có những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nớc ta đã khống chế đợc nhiều
bệnh truyền nhiễm nh lở mồm long móng, dịch tả, nhiệt thán. Song các bệnh
viêm vú, sẩy thai truyền nhiễm, sót nhau, viêm tử cung đều là những bệnh
nguy hiểm ảnh hởng xấu đến khả năng sinh sản của bò sữa.
2.2.5.5. Sự phối giống
Những bò cái phối giống đồng huyết sẽ tăng cờng đồng hợp tử, sức
sống của thai kém, thậm chí chết thai trong những ngày đầu.
Thụ tinh nhân tạo là biện pháp kỹ thuật tiên tiến song đòi hỏi thiết bị
đắt tiền và đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề. Để bảo đảm có tỷ lệ thụ tinh cao
thì các yếu tố sau đây có tính chất quyết định: chất lợng tinh dịch (50% tinh
trùng tiến thẳng trở lên), kỹ thuật phối giống phải thành thạo, phối giống đúng
thời điểm thích hợp.
Kết quả theo dõi ở Nông trờng Phù Đổng trong những năm (1980
1982) cho thấy thu tinh nhân tạo cần 2,4 lần phối, còn phối trực tiếp chỉ cần
1,6 lần đạt đợc thụ thai ở bò cái.
Ngoài các nguyên nhân trên thì tuổi, vấn đề chăm sóc, quản lý, rối loạn
kích tố cũng ảnh hởng đến sinh sản của bò.
14
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
2.3 Khả năng sản xuất sữa

Tuyến sữa đợc hình thành ngay trong những tháng đầu của thai. Mầm
tuyến sữa xuất hiện khi thai của bò khoảng hai tháng. Sau đó mầm tuyến kéo
dài hình thành mầm sơ cấp. Sự tạo kênh bắt đầu từ mầm sơ cấp do sự sắp xếp
tế bào ở vùng xích dạo và sự tách rời giữa chúng tạo ra khoảng trống đó là tiền
thân bể tuyến và vùng nhỏ là tiền thân của bể đầu vú. ở đầu của mầm sơ cấp
có sự phân kênh hình thành mầm tuyến thứ cấp, đó là tiền thân của hệ thống
dẫn sữa. Khi bò thành thục về tính thì tuyến sữa phát triển mạnh do tác động
của hormone. Tuyến sữa lớn dần theo từng kì động dục và tăng nhanh khi gia
súc có chửa, đạt độ lớn cao nhất và phát triển hoàn chỉnh nhất sau khi đẻ lứa
hai, lứa ba, cho nên sản lợng sữa cũng bắt đầu đạt cao nhất từ giai đoạn này.
Khả năng sản xuất sữa của bò đợc thể hiện qua: chu kỳ sữa và sản lợng sữa
trong một chu kỳ.
2.3.1. Chu kỳ tiết sữa
Khác với các tuyến khác trong cơ thể chức năng tiết sữa của tuyến vú
không liên tục mà có tính giai đoạn. Sau khi đẻ tuyến sữa bắt đầu tiết và liên
tục cho đến khi cạn sữa. Giai đoạn tiết sữa nh vậy gọi là chu kỳ tiết sữa. Tiếp
sau đó, tuyến sữa ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn để chuẩn bị cho
chu kỳ tiếp theo. Thời gian ngừng tiết sữa cho đến lứa đẻ sau là giai đoạn cạn
sữa. Những trâu bò cái đợc nuôi dỡng tốt trong giai đoạn vắt sữa thì chu kỳ
tiết sữa kéo dài đến 300 ngày hoặc hơn và giai đoạn cạn sữa là 45 -60 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thởng (1990) trên bò lai
Sind x bò Holstein Friesian thời gian cho sữa 291 234 ngày; kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Trọng Thêm (1997) trên bò lai hớng sữa đa ra thời gian cho
sữa trên một chu kỳ 299 - 342 ngày; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc
Đạt (1999) trên đàn bò lai Holstein Friesian ở thành phố Hồ Chí Minh cho
biết thời gian cho sữa ở: F
1
(1/2 HF); F
2
(3/4HF); F

3
(7/8 HF) lần lợt nh sau:
306,02; 307,45; 302,42 ngày.
15
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
Trong mỗi một chu kỳ cho sữa, lợng sữa thu đợc trong một ngày đêm
có khác nhau. Sự biết đổi năng suất sữa hàng ngày trong chu kỳ tiết sữa phụ
thuộc vào cá thể cũng nh điều kiện chăm sóc và nuôi dỡng. Nhìn chung sau
khi đẻ lợng sữa trong một ngày đêm tăng lên và đạt cao nhất ở tháng thứ hai
hoặc tháng thứ ba sau đó dần dần giảm xuống. Đối với bò có sức sản xuất cao,
hệ số hụt sữa khoảng 5 -6% tháng, còn ở bò có sức sản xuất trung bình là 9
-12% tháng. Khi có thai lợng sữa giảm mạnh đặc biệt từ tháng có thai thứ 5
trở đi.
2.3.2. Sản lợng sữa trong một chu kỳ
Sản lợng là một tính trạng số lợng trọng số với bò sữa, hệ số di truyền
của tính trạng này là 0.32 0.44. Đây là tính trạng đợc các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, nhằm mục đích ngày một nâng cao. Các chỉ tiêu phổ
biến để xác định khả năng cho sữa của bò lai múa Holstein Friesian dựa vào
năng suất thực tế, sản lợng sữa 305 ngày 300 ngày. Các chỉ tiêu này chịu ảnh
hởng của nhiều yếu tố khác nhau.
Theo Nguyễn Quốc Đạt (1999) nghiên cứu trên ba phẩm giống bò cái
sữa lai F1 (1/2 HF); F2 (3/4 HF); F3 (7/8HF) tại thành phố Hồ Chí Minh cho
biết sản lợng sữa thực tế trung bình lần lợt là: 3675kg; 3858,5kg và 3457,2 kg
và sản lợng sữa 305 ngày trung bình lần lợt là: 3642 kg; 3795,8 kg và 3414,5
kg.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hởng đến sức sản xuất sữa
2.3.3.1. Di truyền và giống
Trong chăn nuôi yếu tố đợc quan tâm đầu tiên là giống và khả năng di
truyền của bố mẹ cho con cái. Muốn có sản phẩm tốt trớc hết phải có giống
tốt. Hiện nay đối với ngành chăn nuôi bò sữa, có nhiều tài liệu nghiên cứu khả

năng di truyền về năng suất sữa, tỷ lệ mỡ sữa và protein trong sữa, cũng nh các
đặc trng khác. Tỷ lệ mỡ và protein sữa có hệ số di truyền đặc biệt cao, còn
năng suất sữa có h
2
thấp. Tuy nhiên nếu không có giống tốt, nhất thiết không
16
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
có đợc sản lợng sữa cao. Các giống bò khác nhau thờng có sản lợng sữa khác
nhau nh: bò Holstein Friesian có sản lợng sữa từ 5000 6000 kg/chu kỳ, bò
lai (lai Sid với bò Holstein Friesian) có sản lợng sữa trung bình từ 3000 đến
4500 kg/chu kỳ, bò Jersey đạt năng suất sữa trung bình từ 3000 đến 3500
kg/chu kỳ Nh vậy giống là một trong những yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết
định đến sản lợng sữa trong chăn nuôi bò sữa.
2.3.3.3. Thức ăn và nuôi dỡng
Khi con giống đã đạt yêu cầu song thức ăn và nuôi dỡng không đảm
bảo thì sản lợng sữa và các thành phần trong sữa sẽ không ổn định. Nh chúng
ta đã biết các nguyên liệu tạo sữa xuất phát từ dinh dỡng trong thức ăn. Trong
đó thức ăn cỏ tơi và các loại thức ăn thô xanh khác chiếm tỷ lệ cao trong khẩu
phần của bò sữa. Nó không những cung cấp năng lợng mà còn có chức năng
kích thích hoạt động của dạ cỏ, duy trì sức khoẻ và góp phần tạo ra sữa. ở
Đan Mạch, Hà Lan, Thuỵ Điển, vào mùa thu hoạch cỏ những bò cái có năng
suất sữa dới 15kg trong ngày, không cần bổ sung thức ăn tinh. ở nớc ta bò lai
Sind (Ba Vì) bò cái dới 6 kg sữa trong ngày, có thể dùng khẩu phần hoàn toàn
thức ăn thô xanh. Theo dõi diễn biến năng suất sữa nhiều năm ở nông trờng bò
sữa Mộc Châu cho thấy, vào mùa cỏ đàn bò sữa Hà Lan chăn thả theo hình
thức không buộc, đã thu nhận bình quân 40 kg cỏ/con/ngày, khoảng 8% so với
trọng lợng cơ thể. Dùng cỏ Kinhg hoặc cỏ voi, bổ sung tại chuồng bò có thể
thu nhận với khối lợng tơng đơng 10 12% thể trọng (theo Nguyễn Trọng
Tiến Giáo trình chăn nuôi trâu bò). Mức độ dinh dỡng có ảnh hởng rõ rệt
đến sản lợng sữa của trâu bò. Khi thiếu năng lợng, bò phải huy động các

nguồn dự trữ trong cơ thể để sản xuất sữa. Tuy nhiên nguồn dự trữ là có hạn
và nếu cho ăn thiếu năng lợng trong một thời gian dài, năng suất sữa và sức
khoẻ của bò sẽ giảm sút. Mức protein trong khẩu phần không thích hợp có ảnh
hởng không tốt đến tiết sữa của bò đặc biệt là bò cao sản. Giảm thấp hay tăng
quá cao mức protein trong khẩu phần đều có ảnh hởng xấu đến tiết sữa. Các
17
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
loại khoáng, đặc biệt là canxi và phospho cũng có vai trò quan trọng đối với
sức sản xuất sữa của bò vì đây là những nguyên tố có thành phần khá ổn định
trong sữa và trong xơng của bò.
2.3.3.4. Chăm sóc và quản lý
Thờng xuyên chăm sóc đàn bò tốt nh cho ăn, vệ sinh chuông trại, chăn
thả vận động, phòng trừ bệnh tật đợc tốt sẽ tạo ra cho gia súc sức khoẻ tốt. Vì
vậy vào mùa hè trớc khi vắt sữa cần đợc tắm ớt bằng vòi phụn nớc kỳ cọ toàn
thân đặc biệt với phần thân sau và bầu vú. Mùa đông do thời tiết lạnh nên cần
tắm khô cho bò. Dùng bàn chải để chải nhẹ nhành trên cơ thể bò, riêng bầu vú
có thể dùng khăn thấm nớc ấm để lau. Ngoài ra việc tắm nắng cho bò cái cũng
là biện pháp kỹ thuật bắt buộc trong quy trình. Hàng ngày trâu bò cái cần đợc
cho ra sân vận động (phơng thức chăn nuôi cột buộc) hoặc cho đi chăn thả vào
khoảng 7
h
30 trở đi. ánh nắng buổi sáng tia tử ngoại chiếm u thế đã kích thích
tiền tố 7 - đehydrocholesteron dới da chuyển hoá thành vitamin D3. Vitamin
D3 này kích thích trao đổi canxi và phospho trong cơ thể. Đối với bò sữa vừa
tạo sữa vừa mang thai do đó hoạt động này rất quan trọng. Chăm sóc tốt
không những ảnh hởng tốt đến sản lợng sữa mà còn làm cho gia súc có khả
năng chống chịu bệnh tật tốt hơn, đến tỷ lệ sinh sản, đến tính tình tất cả đều
trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hởng đến sản lợng sữa. Quản lý tốt sẽ là cơ sở để
tiến hành công tác giống. Vì vậy muốn có giống tốt, cho sản lợng sữa cao thì
ngoài biện pháp giải quyết tốt thức ăn cần phải có biện pháp chăm sóc và quản

lý tốt.
2.3.3.5. Môi trờng
Sức sản xuất của gia súc chịu ảnh hởng trực tiếp và gián tiếp của các
yếu tố môi trờng nh nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển và
lợng ma. Gián tiếp thông quan năng suất và phẩm chất của cây thức ăn và ảnh
hởng trực tiếp kích thích hệ thống thần kinh hooc môn điều chỉnh để duy
trì thân nhiệt Sức sản xuất sữa chịu ảnh hởng rõ rệt của nhiệt độ và ẩm độ
18
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
môi trờng. ở bò sản lợng sữa không ảnh hởng trong phạm vi nhiệt độ từ 0
-21
0
C. ở nhiệt độ thấp hơn 5
0
C và từ 26 -27
0
C sản lợng sữa giảm từ từ.
Nhiệt độ trên 27
0
C, sữa giảm rõ rệt, sản lợng sữa giảm 1 kg khi nhiệt độ trực
tràng của bò tăng 1
0
C. Sản lợng sữa cũng giảm rõ rệt khi ẩm độ cao. Tuy
nhiên nhiệt độ môi trờng thích hợp cho bò sữa phụ thuộc vào giống và khả
năng chống chịu nóng hoặc lạnh của con vật. Nhiệt độ thích hợp tối đa và tối
thiểu cho sức sản xuất sữa ở mỗi giống bò cũng khác nhau. Sức sản xuất sữa
giảm đi nhanh chóng ở bò Holstein Friesian khi nhiệt độ môi trờng cao hơn
21
0
C. ở bò Brown Swiss và Jersey khoảng 24 27

0
C, ở bò Brahma 32
0
C.
Nhiệt độ thích hợp thấp nhất ở bò Jersey khoảng 2
0
C. Trong khi đó ở bò
Holstein Friesian không ảnh hởng nhiều, thậm chí ở 13
0
C. Sự giảm thấp
sức sản xuất sữa trong điều kiện mùa hè không hoàn toàn do sự giảm thấp về
thu nhận thức ăn hoặc phẩm chất cỏ. Sự ảnh hởng của nhiệt độ đến cơ chế sinh
lý học liên quan đến sự tiết sữa cũng là yếu tố quan trọng. Ngời ta nhận thấy
hàm lợng tyrozin thấp trong điều kiện mùa hè (Nguyễn Trọng Tiến Giáo
trình chăn nuôi trâu bò). Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam vào mùa hè
nhiệt độ lên quá cao làm ảnh hởng đến khả năng sản xuất, thờng lợng sữa
giảm một cách rõ rệt, ngoài ra nó còn ảnh hởng đến sức sản xuất của gia súc.
Muốn giảm đợc các ảnh hởng stress do thời tiết gây ra, ngời ta phải tạo ra môi
trờng tiểu khí hậu ổn định.
2.3.3.6. Tuổi có thai lần đầu
Thờng bê nghé hậu bị có tuổi thành thục về tính sớm hơn sự hoàn thiện
thể vóc. Do vậy nếu phối cho con cái quá sớm sẽ kìm hãm sự sinh trởng của
cơ thể kéo theo đó kìm hãm sự sinh trởng và phát triển của tuyến sữa, đặc biệt
tuyến bào phát triển kém và sức sản xuất sữa thấp. Trong điều kiện bình th-
ờng, thể trọng của cơ thể bê nghé ở tuổi phối lần đầu phải đạt 65 -70% thể
trọng bò cái trởng thành. Phối giống lần đầu ở lứa tuổi muộn hơn có thể do
19
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
nuôi dỡng kém, đã kìm hãm sự sinh trởng của cơ thể và thờng kèm theo sự
phát triển kiếm của bầu vú, vì thế năng suất sữa thấp.

2.3.3.7. Tuổi và lứa đẻ
Các giống bò sữa trong điều kiện bình thờng thì sản lợng sữa thu đợc ở
lứa đẻ thứ nhất và lứa đẻ thứ hai thờng thấp hơn so với các lứa đẻ về sau. Sản
lợng sữa cao nhất ở lứa đẻ thứ 4 hoặc thứ 5 ổn định trong 2 hoặc 3 năm. Sau
đó cơ thể càng già, sản lợng sữa càng giảm. Sự giảm thấp khả năng tiết sữa về
già là do số lợng tế bào tuyến giảm thấp, chức năng hoạt động của tuyến sữa
kém dần, đồng thời chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể cũng giảm
sút.
2.3.3.8. Khối lợng cơ thể
Nói chung, trong cùng một giống bò con nào có thể trọng lớn hơn thì
khả năng cho sữa sẽ cao hơn. Tuy nhiên nếu tầm vóc quá lớn thì lợng thức ăn
để duy trì cơ thể phải lớn, tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm sẽ cao lên.
Đối với điều kiện khí hậu nớc ta về mùa hè nhiệt độ có thể lên 37 38
0
C,
nếu tầm vóc bò càng lớn thì sự toả nhiệt lại gặp nhiều khó khăn. Do vậy không
cần tạo ra những con bò có tầm vóc quá to.
2.3.3.9. Kỹ thuật vắt sữa
Quá trình bài tiết sữa dựa trên phản xạ thần kinh hooc môn, phản xạ
tiết sữa sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 -7 phút tính từ khi bắt đầu vắt sữa. Do đó
đòi hỏi ngời vắt sữa phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với đặc
điểm tiết sữa, có nh thế mới nâng cao đợc sản lợng sữa đồng thời trách đợc
các bệnh sản khoa nh viêm vú. Nếu tốc độ kích thích nhanh và đủ thì sản lợng
sữa sẽ tiết ra nhiều. Ngợc lại, nếu kích thích chậm và không đủ thì sẽ không khai
thác triệt để sản lợng sữa có trong bầu vú do oxytoxin hết hiệu lực.
Số lần vắt sữa trong ngày cũng ảnh hởng đến năng suất sữa. Số lần vắt
quá ít ở bò cao sản sẽ làm tăng áp suất trong bầu vú và ức chế quá trình tạo
20
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
sữa tiếp theo. Vì vậy số lần vắt sữa trong ngày phụ thuộc vào sản lợng sữa của

bò trong một ngày.
Năng suất sữa kg/ngày
<15
15- 25
>25
Số lần vắt
2
3
4
2.3.3.10. Chu kỳ cho sữa
Chu kỳ cho sữa là thời gian tính từ khi bò đẻ đến khi cạn sữa. Trong
khoảng thời gian này lợng sữa tiết ra nhanh và vững thì sản lợng sữa sẽ cao.
Nếu thời gian cho sữa ngắn, lợng sữa không ổn định thì sản lợng sữa sẽ thấp.
Diễn biến của kỳ cho sữa ảnh hởng đến sản lợng sữa. Trong một chu kỳ sữa,
chất lọng sữa trong những ngày đầu tốt nhất và năng suất sữa cũng cao dần,
thờng đạt đỉnh cao ở tháng thứ 2 hoặc thứ 3 sau đó giảm dần đến cuối kỳ cho
sữa.
2.3.3.11. Thời gian từ khi đẻ đến khi phối trở lại
Khi có thai lợng sữa ở trâu bò giảm từ 15 -20% so với khi không có
thai, và lợng sữa giảm nhiều hơn khi bò có thai từ tháng thứ 5 trở đi. Điều này
không có nghĩa là phải kéo dài thời gian không có thai sau khi đẻ để đợc chỉ
số ổn định về năng suất sữa cao. Nếu thời gian từ khi đẻ đến khi phối trở lại
quá dài sẽ làm cho khoảng cách giữa hai lứa đẻ kéo dài dẫn đến số bê con sinh
ra trong một đời gia súc ít và tất nhiên kéo theo tổng sản lợng sữa thấp dẫn
đến hiệu quả chăn nuôi không cao. Một nghiên cứu cho thấy trong điều kiện
nuôi dỡng tốt, nếu lấy khối lợng sữa trung bình trong một chu kỳ 30 ngày là
100% thì kéo dài chu kỳ sữa đến 450 ngày, năng suất sữa bình quân trong
ngày chỉ đạt 85%. Nh vậy kéo dài thời gian của chu kỳ không thể bù đắp đợc
15% lợng sữa giảm thấp trên. Tuy nhiên cũng không phối trở lại quá sớm, thời
gian phối trở lại tốt nhát từ 2 -3 tháng sau khi đẻ.

21
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
2.3.3.12. Thời gian cạn sữa
Thời gian cạn sữa có ảnh hởng đến sản lợng sữa. Thông thờng thời gian
cạn sữa là 50 -60 ngày. Đối với bò đẻ lứa 1 và bò cao sản có thể kéo dài thời
gian cạn sữa hơn một chút. Nếu thời gian cạn sữa quá ngắn thì trọng lợng bê
sơ sinh nhỏ, tuyến sữa cha đợc phục hồi và cơ thể cha đợc tích luỹ thoả đáng
dẫn đến sữa đầu kém chất lợng ảnh hởng xấu đến tỷ lệ mắc bệnh cuả bê và
năng suất sữa của kỳ tiếp theo.
2.3.3.13. Bệnh tật và việc sử dụng thuốc
Khi bò bị bệnh thờng kém ăn, thể trạng yếu, dẫn đến khả năng tạo sữa
kém. Các bệnh ký sinh trùng đờng máu, bệnh viêm khớp, đặc biệt là bệnh sản
khoa ở đàn trâu bò sữa rất cao, có khi tới 60 -70%. Trong các bệnh sản khoa
thì bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ cao. Sữa vú viêm thờng bị loại, một thuỳ vú viêm
nếu điều trị không kịp thời sẽ bị phục hoá, lợng sữa giảm từ 20 25%. Vì
vậy cần đặc biệt phòng ngừa phát hiện và điều trị kịp thời bệnh này. Ngoài ra
việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cũng làm giảm sản lợng sữa, hơn
nữa phải loại bỏ sữa trong thời gian sử dụng thuốc.
2.4. Tình hình lai tạo giữa bò sữa ôn đới và bò sữ nhiệu đới
2.4.1. Trên thế giới
Các giống bò của các nớc nhiệt đới tuy có sức chịu nóng ẩm và bệnh tật
tốt nhng có sản xuất sữa khấp, khả năng tiêu hoá thức ăn kém nên không thể
đáp ứng đợc yêu cầu tiêu sữa tăng nhanh ở các nớc đang phát triển. Các nhà
chăn nuôi đã tìm cách phát triển chăn nuôi bò sữa cho các nớc nhiệt đới thuộc
châu á, châu úc, châu mỹ Latinh và châu Phi.Ban đầu họ đều đa các giống bò
sữa ôn đới đều không thích nghi đợc với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Từ đó
việc nghiên cứu lai tạo các giống bò ôn đới với bò địa phơng đợc thực hiện. B-
ớc đầu đã có một số bò sữa lai ra đời, đáp ứng yêu cầu sản xuất trớc mắt nh ở
22
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35

châu á có bò Karan Fries: 3/4 HF, Frieswal: 5/8 HF và 3/8 Sahiwal; châu Đại
dơng có bò Austrlian Friesian Sahiwal (AFS): 50% máu HF. Nh vậy trong
hầu hết các điều kiện khí hậu và chăn nuôi khắp thế giới (trừ trờng hợp quá
khó khăn) có thể tăng năng xuất sữa bằng cách lai bò địa phơng với các giống
bò sữ chuyên dụng của châu Âu và Bắc Mỹ.
2.4.2. ở Việt Nam
Nớc ta cũng là một nhà nớc có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Để giải quyết
vấn đề sữa, nớc ta đã nhập bò hoặc tinh bò sữa ôn đới lang trắng đen Bắc 2
vùng Mộc Châu - Sơn La, Đức Trọng Lâm Đồng. Tuy nhiên bò sữa ôn đới
chỉ thích hợp ở những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân cả năm dới
21
0
C, nh ở các vùng nói trên. Do đó, nếu chỉ dựa vào việc nhập bò sữa ôn đới
nuôi ở một số vùng nhất định thì ngành chăn nuôi bò sữa của ta không thể đáp
ứng đợc nhu cầu về sữa sau này. Vì vậy muốn có giống bò sữa nuôi đợc rộng
rãi ở nhiều vùng khác nhau của đất nớc, tất nhiên chúng ta phải nghiên cứu tạo
ra một giống bò sữa Việt Nam bằng con đờng lai giữa bò sữa ôn đới với bò
vàng Việt Nam có máu bò Zebu.
ở nớc ta con lai 3 giống đã đợc tạo ra trên cơ sở lai bò vàng Việt Nam
với bò Zebu và bò Holstein Friesian. Các thế hệ bò lai đã và đang đợc nuôi và
phát triển tại Ba Vì - Hà Tây, Phù Đổng - Hà Nội, Mộc Châu - Sơn La, Thanh
Tô - Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, An Phớc - Đồng Nai
2.4.3. Một số nét về sự phát triển giống bò sữa Việt Nam
Từ năm 1923 đến 1924, song song với việc phát triển các đồn điền cao
su ở miền Đông Nam bộ, ngời Pháp đã cho nhập các giống bò Red Sindhi và
Ongole vào để lai tạo, nâng cao tầm vóc, sức kéo cho đàn bò địa phơng. Đồng
thời ngời Pháp đã đa bò sữa giống Holstein Friesian, Bordelaise, Bretome,
Agrshire vào nuôi ở xung quanh các thành phố lớn nh Sài Gòn, Đà Lạt để nuôi
23
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35

lấy sữa tơi. Tuy nhiên các giống bò này đã không thích nghi và phát triển đợc.
Trong thời gian này có sự di dân của ngời ấn Độ và Hồi giáo sang mang theo
truyền thống chăn nuôi bò sữa. Trớc tiên họ nuôi cấy bò nh Zebu nh Red
Sindhi, Ongole và bò lai giữa chúng với bò vàng Việt Nam, chủ yếu để bán
sữa tơi cho ngời Pháp, sau đó họ lại lai tạo các giống bò này với các giống bò
chuyên dụng sữa nh Holstein Friesian, Bordelaise , để nâng cao sản l ợng sữa
và thích nghi với các điều kiện khí hậu nóng ẩm trong vùng.
Trớc năm 1945 ở miền Bắc, ngời Pháp đã dùng bò đực sữa ôn đới phối
với bò cái lai Sid. Từ năm 1961 - 1971 ở miền Bắc đã dùng bò đực sữa lang
trắng đen Bắc Kinh phối giống với bò cái lai Sind và bò vàng Việt Nam (chủ
yếu là phối giống với bò cái lai Sind) và đã tạo ra các phẩm giống F
1
(1/2
LTĐBK), F
2
(3/4 LTĐBK), F
3
(5/8 LTĐBK) Từ năm 1971 - 1981 ở miền
Bắc đã dùng bò đực Holstein Friesian (HF) của Cu Ba phối với bò cái lai sid
và các phẩm giống bò lai có máu của bò lai trắng đen Bắc Kinh.
Từ những năm 1990 trở lại đây, ở miền Bắc đã dùng tinh bò đực
Holstein Friesian có nguồn gốc khác nhau từ Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan, Tây
Ban Nha, New Zealand, Australia, ấn Độ để tíên hành phối giống cho những
bò lai sid. Theo quyết định của Thủ tớng Chính phủ 167/QD/2001/TTg về việc
phát triển đàn bò sữa đến năm 2005 đạt 100.000 bò sữa đáp ứng 20% sữa vào
năm 2010 đạt 200.000 bò sữa đáp ứng đợc 40%.
2.5. đặc điểm ngoại hình và tính năng sản suất của các giống bò
sữa việt nam.
2.5.1. Bò lai Sid
Vào những năm 1923 -1924 một số bò Red Sindhi đợc nhập vào nớc

ta. Qua quá trình lai hấp thụ tự nhiên và lai nhân tạo từ đó cho tới nay bò
sữa Vàng Việt Nam và bò Red Sindhi tạo thành quần thể bò lai Sid với tỷ
24
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng Minh Niên CNTY-K35
lệ máu bò Red Sindhi khác nhau. Bò lai Sid càng có nhiều tỷ lệ máu bò Red
Sindhi thì khả năng cho thịt tốt hơn, sức cày kéo khoẻ hơn, khả năng cho
sữa cũng cao hơn.
Hiện nay, đàn bò lai Sind chiếm 30-40% tổng số đàn bò nội và đợc
phân bố hầu khắp các tỉnh toàn quốc. Bò lai Sid đã khắc phục đợc những nhợc
điểm của bò Vàng và tập trung đợc những đặc điểm quý của hai giống bò
Vàng và bò Red Sindhi. Bò lai Sind có nhiều đặc điểm gần giống với bò Red
Sindhi nh: đầu đẹp, trán gồ, lông màu cánh gián, tai to cụp xuống, yếm và rốn
rất phát triển, u vai cao và nổi rõ, chân cao, mình ngắn, ngực sâu, mông dốc,
bầu vú khá phát triển, âm hộ có nhiều nếp nhăn, đa số đuôi dài và đoạn chót
của đuôi không có xơng.
Bò lai Sid cân nặng 280 - 320 kg (con cái) và 450-500 kg (con đực).
Khối lợng sơ sinh của bê 18 -25 kg, sản lợng sữa bình quân đạt 800 -1200
kg/một chu kỳ vắt sữa 240 ngày. Cá biệt có những con cho đến 2000 kg sữa
trong một chu kỳ. Ngày cao nhất có thể đạt 8-10 kg sữa tỷ lệ mỡ sữa rất cao
5,5 - 6,0%. Tuy năng suất sữa không cao, nhng do dễ nuôi, chịu đựng đợc
kham khổ, ít bệnh tật. Nên ngời ta đã dùng bò cái lai Sind làm bò nền và cho
phối giống với đực của các giống chuyên sữa tạo ra những con lai có khả năng
cho sữa cao, dễ nuôi và sinh sản tốt.
2.5.2. Bò lai Holstein Friesian
Bò Holstein Friesian (HF) là giống bò chuyên sữa nổi tiếng thế giới đợc
tạo ra từ thế kỷ XIV ở tỉnh Fulixon của Hà Lan. Bò HF không ngừng đợc cải
thiện về phẩm chất, năng suất và hiện nay đợc phân bố trên toàn thế giới nhờ
có khả năng cho sữa cao và cải tạo các giống bò khác nhau theo hớng sữa rất
tốt.
25

×