Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp Hà nội
BI TH HNG HI
Luận văn
tốt nghiệp đại học
Đề tài:
Hiu qu kinh t v kh nng phỏt trin chn nuụi
bũ tht Huyn Súc Sn Thnh ph H Ni
Giáo viên hớng dẫn :ts. DƯƠNG VĂN HIểU
Chuyên ngành :Kinh tế nông nghiệp
H NI, 2008
LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô
giáo trường Đại học Nông nghiệp I, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định
hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Dương
Văn Hiểu, bộ môn Phát triển nông thôn, khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn
đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cô chú, anh chị
trong UBND Huyện Sóc Sơn – TP. Hà Nội nói chung và Phòng Kế hoạch
Kinh tế & Phát triển nông thôn nói riêng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Bùi Thị Hồng Hải
- i -
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng iv
Danh mục đồ thị và sơ đồ v
- ii -
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
- iii -
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi bò thịt là một nghề truyền thống trong sản xuất nông nghiệp
ở nước ta, nó cung cấp sức kéo, phân bón cho cây trồng và thịt sữa cho tiêu
dùng xã hội. Bò thịt có thể phát triển ở nhiều vùng miền trong cả nước song
đến nay mỗi năm chúng ta vẫn phải mất hàng trăm triệu USD cho việc nhập
khẩu thịt bò chất lượng cao từ Mỹ, Australia, New Zealand để phục vụ tiêu
dùng trong nước và khách du lịch, do việc chăn nuôi bò thịt của ta vẫn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Tuy nhiên với giá thịt bò nhập khẩu
khoảng 250.000 đồng/kg là mức giá khá cao nên lượng tiêu thụ vẫn còn ít.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu thịt bò Mỹ
giảm từ 20% xuống còn 15% trong năm đầu và giảm xuống còn 8% trong
vòng bốn năm tiếp theo. Điều này có nghĩa là thịt bò nhập khẩu của một số
quốc gia (mạnh nhất là Mỹ) sẽ có thêm nhiều cơ hội cạnh tranh về chất lượng,
giá cả, an toàn vệ sinh thực phẩm tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc
sản - Vissan, thị hiếu người tiêu dùng ở ĐBSCL và cả nước vẫn ưa chuộng
thịt tươi (nóng), hơn nữa thu nhâp của đại đa số người dân vẫn còn ở mức
trung bình. Do đó, thịt bò nội địa vẫn có ưu thế cạnh tranh về giá cả. Theo Cục
Chăn nuôi, trong thời gian tới, khả năng cung cấp thịt bò vẫn chưa đáp ứng nhu
cầu. Do vậy, cơ hội cho phát triển chăn nuôi bò thịt của nước ta để đáp ứng cho
nhu cầu tiêu thụ trong nước hiện nay và trong thời gian tới là rất lớn. Cả nước
cần đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn bò sinh sản theo hướng chuyên thịt, có như
vây mới có thể giảm áp lực cạnh tranh trong tình hình mới.
Huyện Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Hà Nội có vị trí địa lý, điều
kiện khí hậu và những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển đàn gia
súc, gia cầm, đặc biệt thích hợp cho việc chăn thả các đàn gia súc lớn. Nhân
dân cần cù lao động, có tập quán chăn nuôi từ lâu đời nên chăn nuôi bò thịt ở
- 1 -
Sóc Sơn khá phát triển. Bên cạnh những thuận lợi đó chăn nuôi bò thịt ở Sóc
Sơn còn gặp phải một số khó khăn như:
Việc chăn nuôi bò thịt hiện nay ở các hộ gia đình nông thôn vẫn chủ yếu
mang tính tự phát là chính, chưa có tính quy hoạch, định hướng về lâu dài.
Hầu hết các địa phương đều chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình. Quy
mô và phương thức chăn nuôi quảng canh nhỏ lẻ, chưa tạo được các vùng
chăn nuôi tập trung, chưa có khối lượng sản phẩm lớn.
Quá trình cải tạo đàn bò trên địa bàn huyện còn ở tốc độ chậm, chưa
phát huy hết tiềm năng lợi thế sẵn có của vùng. Công tác cải tạo giống, chăm
sóc nuôi dưỡng, quản lý, công tác thú y chưa được quan tâm đúng mức.
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, lai tạo, chăm sóc, nuôi
dưỡng chưa được triển khai hiệu quả dẫn đến số lượng đàn bò thịt tăng khá
nhưng năng suất, chất lượng đàn bò thịt chưa cao.
Nguồn lợi phụ phẩm công, nông nghiệp khá dồi dào nhưng chưa biết
tận dụng triệt để không những lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu
quả kinh tế và khả năng phát triển chăn nuôi bò thịt ở Huyện Sóc Sơn –
Thành phố Hà Nội”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đúng thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế chăn nuôi bò thịt cùng với việc xác định và đánh giá khả năng
phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi bò thịt theo
hướng sản xuất hàng hóa tương xứng với tiềm năng của vùng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi bò thịt hiện nay.
- 2 -
Đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt. Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng và phát hiện ra các khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế
của huyện.
Đánh giá các tiềm năng của địa phương thông qua việc xác định những
thuận lợi và khó khăn tác động tới chăn nuôi bò thịt tại các cơ sở chăn nuôi.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi bò thịt nhằm phát huy những tiềm năng lao động, đất đai và
thị trường, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt cả về số lượng và chất lượng
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về kinh tế - kỹ thuật, tổ chức sản xuất gắn
liền với các quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt tại các cơ
sở chăn nuôi ở huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các kết quả, hiệu quả của chăn nuôi bò thịt
và các vấn đề có quan hệ với nó trong nông hộ ở huyện Sóc Sơn – Thành phố
Hà Nội.
- Về địa điểm: các cơ sở chăn nuôi bò thịt của huyện Sóc Sơn.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng 3 năm gần đây và dự kiến phát
triển trong giai đoạn 2008 – 2010.
- 3 -
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội là
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi
nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, nên việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Ngày nay, việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên của sản
xuất để đảm bảo cho việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế
tất yếu đối với các nước trên thế giới.
Khái niệm về HQKT đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu bàn đến.
Tuy nhiên hầu hết đều thống nhất cần phải phân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về
hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency), hiệu quả phân bổ các
nguồn lực (Allocative Efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency).
Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn
vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường
được phản ánh trong quan hệ các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc
vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ
năng người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ
thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Việc xác định hiệu quả
này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi
- 4 -
nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn
lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả 2 yếu tố hiện vật và
giá trị phải tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt HQKT.
Về phạm trù HQKT, từ trước tới nay các nhà kinh tế cũng có nhiều
khái niệm khác nhau:
- Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được
và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này chỉ cho biết
quy mô của HQKT chứ chưa cho phép xác định đúng mức hiệu quả vì điều
mong đợi của nhà đầu tư là đạt kết quả với chi phí ít nhất chứ không phải đạt
kết quả với bất cứ giá nào.
- Quan điểm cho rằng HQKT được tính toán bằng cách so sánh kết quả
sản xuất với chi phí đầu tư để làm ra kết quả ấy. Theo quan điểm này thì các
nhà kinh tế tương đối thống nhất với nhau ở phương pháp xác định HQKT là
xác định được mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất.
Ưu điểm của phương pháp đánh giá này là xác định rõ hiệu quả của các
nguồn lực sản xuất, so sánh được HQKT từ các quy mô sản xuất không đồng
đều. Nhược điểm của phương pháp xác định này là không cho phép xác định
được quy mô của HQKT một cách tổng quát.
- Quan điểm đánh giá HQKT bằng cách so sánh các lượng biến động
của kết quả sản xuất và lượng biến động của chi phí để có được kết quả sản
xuất. Phương pháp này có thể dùng lượng biến động tuyệt đối hoặc dùng số
tương đối. Quan điểm này phát huy ưu điểm khi đánh giá HQKT của nhà sản
xuất do đầu tư chiều sâu hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Ở đây muốn nói đến phần đầu tư tăng thêm. Phương pháp này có hạn
chế là bỏ qua HQKT của tổng chi phí đã đầu tư.
- 5 -
Như vậy, các quan điểm về HQKT đều thống nhất bản chất của nó là
muốn thu được kết quả phải bỏ ra chi phí nhất định về vật tư, vốn, lao động.
So sánh kết quả sản xuất với chi phí đầu tư để có được kết quả đó sẽ có được
HQKT. Chênh lệch này càng cao thì HQKT đạt được càng lớn. Trong điều
kiện tài nguyên khan hiếm thì tiêu chuẩn của hiệu quả là cực đại lợi nhuận và
cực tiểu chi phí. Tuy nhiên kết quả thu được là rất phong phú và đa dạng có
thể đạt được mục tiêu kinh tế, có thể đạt được mục tiêu xã hội. Vì vậy có thể
khái quát chung: HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra, biểu hiện thuần túy bằng những chỉ tiêu kinh tế như
giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận, tính trên lượng chi phí đầu tư.
Có nhiều ý kiến cho rằng khi đánh giá HQKT cần phải xem xét tới
HQKT trong mối tương quan với hiệu quả xã hội (HQXH) của tổng thể nền
kinh tế ở giai đoạn trước mắt và lâu dài vì HQKT và HQXH có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Cụ thể là khi đánh giá HQKT không thể loại bỏ những mục
tiêu về lợi ích của xã hội như nâng cao trình độ văn hóa - xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn. Đó là quan điểm đúng và đủ trong mối
quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, phù hợp với xu hướng phát triển
kinh tế hiện nay trên thế giới.
Ở nước ta, thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động
theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, do đó hoạt động
kinh tế của mỗi doanh nghiệp không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi
ích kinh tế của mình mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đảm bảo
các lợi ích chung, những định hướng, chuẩn mực được Nhà nước điều chỉnh.
Trong ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, sản xuất của hộ nông dân
chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các nhu cầu cơ bản cho cuộc sống hàng
ngày, ý nghĩa lợi nhuận để có tích lũy đối với hộ là quan trọng. Các doanh
nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh tổ chức sản xuất với vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế nhiều thành phần rất chú trọng đến việc hạch toán nâng cao
HQKT để tăng tích lũy phục vụ cho tái sản xuất mở rộng.
- 6 -
Như vậy, HQKT là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất
lượng của hoạt động sản xuất kinh tế và là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã
hội. Quan niệm về HQKT ở các phương thức sản xuất khác nhau, ở các nền
sản xuất khác nhau thì khác nhau, tùy thuộc và các điều kiện kinh tế - xã hội
và mục đích yêu cầu của một quốc gia, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể
mà lựa chọn các chỉ tiêu phản ánh cho phù hợp.
2.1.1.2. Phân loại
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra trên các phạm
vi khác nhau, các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia và các
quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Do vậy, để nghiên
cứu HQKT cần phải phân loại hiệu quả:
* Phân loại theo bản chất, mục tiêu:
- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về
mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động
sản xuất.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích về
mặt xã hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá
chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng
hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
- Hiệu quả phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế - xã hội có được
do những tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo
những lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường về lâu dài.
* Phân loại theo phạm vi nghiên cứu vĩ mô và vi mô
Ở phạm vi vĩ mô, hiệu quả kinh tế được phân chia như sau:
- HQKT quốc dân là hiệu quả kinh tế được xem xét chung trong toàn
bộ nền kinh tế - xã hội.
- HQKT theo ngành, lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem xét đối với
từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như ngành
- 7 -
Nông nghiệp, Công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong Nông
nghiệp có các ngành như trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành cụ thể như
cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp
- HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế -
tự nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính như vùng đồng bằng sông Hồng, hay
phạm vi tỉnh hoặc huyện.
- HQKT theo đơn vị sản xuất được tính toán cho các doanh nghiệp,
công ty, trang trại, hộ nông dân thuộc các thành phần kinh tế.
Mặt khác, trong sản xuất nông nghiệp có liên quan đến nhiều các yếu tố
như nguồn lao động, đất đai, vốn, công nghệ do đó nếu căn cứ vào các yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất và chiếu hướng tác động và sản xuất thì
HQKT còn có thể được tính và phân tích theo từng nguồn lực:
- Hiệu quả sử dụng đất.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố tài nguyên khác như: nguyên liệu,
- Hiệu quả của các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý như hiệu
quả của các phương pháp canh tác, bón phân, phòng trừ dịch bệnh
Ngoài ra, tùy theo mục đích phân tích và đặc điểm của từng quá trình
sản xuất mà HQKT có thể được xem trong khoảng thời gian ngắn, dài khác
nhau như: theo vụ sản xuất, theo chu kỳ sản xuất, theo quý, theo năm
2.1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh tế. Thực chất của HQKT là vấn đề nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các
nguồn lực. Nói cách khác, bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động
xã hội và tiết kiệm lao động xã hội.
Việc làm rõ bản chất của phạm trù HQKT cần phải phân định rõ sự khác
nhau nhưng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau giữa kết quả và hiệu quả.
- 8 -
Kết quả phản ánh về mặt định lượng mục tiêu đạt được bằng hệ thống
các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, không đề cập đến cách thức, chi phí bỏ ra để đạt
được mục tiêu đó. Bản thân kết quả không thể hiện được chất lượng.
Hiệu quả thể hiện một cách toàn diện trên mặt định lượng và định tính,
về định lượng hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết
quả đầu ra.
2.1.1.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất hiệu quả
kinh tế, đó là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó, hay đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu
vào. Mối tương quan đó cần so sánh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối giữa
hai đại lượng. Có thể biểu hiện chỉ tiêu hiệu quả bằng 4 công thức sau [4]:
Công thức 1: H = Q - C
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng
chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả
càng cao. Tuy nhiên ở cách tính này quy mô sản xuất lớn hay nhỏ chưa được
tính đến, không so sánh được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô khác
nhau. Hơn nữa chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô của hiệu quả chứ không chỉ
rõ được mức độ hiệu quả kinh tế, do đó chưa giúp cho nhà sản xuất có những
tác động cụ thể vào các yếu tố đầu vào để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao
hiệu quả kinh tế.
Công thức 2:
C
Q
H
=
hoặc ngược lại
Q
C
H
=
Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó
nói lên mặt chất lượng của hiện tượng. Cách tính này có ưu điểm là phản ánh
được mức độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực
- 9 -
mang lại kết quả là bao nhiêu. Vì vậy nó giúp cho việc đánh giá HQKT của
các đơn vị sản xuất một cách rõ nét. Tuy nhiên, cách tính này cũng có nhược
điểm đó là chưa thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế vì trên thực tế những
quy mô khác nhau nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn là như nhau.
Trong thực tế khi đánh giá hiệu quả kinh tế người ta thường kết hợp
giữa công thức 1 và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh
giá được hiệu quả kinh tế một cách chính xác và toàn diện.
Công thức 3: H = ∆Q - ∆C
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế tăng thêm
∆Q: Kết quả tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm
Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Công thức này thể hiện rõ
mức độ hiệu quả của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với công thức 4 để
phản ánh toàn diện hiệu quả kinh tế hơn.
Công thức 4:
C
Q
H
∆
∆
=
hoặc ngược lại
Q
C
H
∆
∆
=
Công thức này thể hiện rõ hiệu quả kinh tế của việc đầu tư thêm hay
tăng thêm chi phí, nó thường được sử dụng để xác định hiệu quả kinh tế theo
chiều sâu hoặc của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tỷ suất này giúp
cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hóa lợi nhuận để đưa ra
những quyết định sản xuất tối ưu nhất. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa phân tích
được tác động ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu
Trong thực tế sản xuất khi đánh giá hiệu quả kinh tế ta thường kết hợp
các công thức lại với nhau để chúng bổ sung cho nhau. Như vậy việc đánh giá
hiệu quả kinh tế sẽ chính xác và toàn diện hơn. Tùy thuộc vào từng trường
hợp mà ta lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp với điều kiện cụ thể của sản xuất.
- 10 -
2.1.2. Chăn nuôi bò thịt, đặc điểm và khả năng phát triển
2.1.2.1. Vai trò của việc phát triển chăn nuôi bò thịt
Vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng
chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai
trò rất khiêm tốn. Trâu và bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục
đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân
bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe, mà cũng chỉ một số ít
nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu được nuôi
nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven
biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn
thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức
ăn. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu
hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá
lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước. Có những năm trâu bò đổ ngã lên tới
trên 20% tổng đàn tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc hay Ninh Thuận ở miền
Trung. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt như vậy chỉ những con bò có
khối lượng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít dinh dưỡng hơn cho duy
trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên
giống trâu bò địa phương của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”.
Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chính sách ưu tiên phát
triển nông nghiệp của nhà nước đã coi trâu bò là tư liệu sản xuất (như là máy
cày). Nhiều chính sách đã ban hành nhằm duy trì và phát triển đàn trâu bò để
tạo nguồn sức kéo cho nông nghiệp. Việc giết mổ trâu bò là phạm pháp,
những con trâu bò già không còn khả năng cày kéo khi đổ ngã muốn giết thịt
cũng phải xin phép chính quyền địa phương. Sự kiện giết mổ chia thịt trâu bò
già thời đó là ngày vui hiếm hoi ở những vùng quê nghèo.
Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại
hóa, trâu bò cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích
sản xuất thịt và sữa. Mặc dầu vậy, một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước
- 11 -
ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ
thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như sau:
Thứ nhât, tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập
khẩu sữa bột, thịt đỏ (thịt trâu và bò). Khi nền kinh tế ngày càng phát triển,
mức sống của con người ngày càng được nâng lên. Trong điều kiện lao động
của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cao đòi hỏi cường
độ lao động và lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản
phẩm động vật mà đặc biệt là thịt bò sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa
ăn hàng ngày của người dân. Chăn nuôi bò thịt sẽ đáp ứng được yêu cầu đó.
Nó cung cấp cho con người nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao từ đạm và
bảo đảm sự cân đối trong khẩu phần ăn.
Thứ hai, phát triển chăn nuôi bò thịt sẽ giúp tăng thu nhập từ bán bê
giống, bò thịt cho người chăn nuôi. Một con bê nuôi thịt sau 10 - 12 tháng cho
250 - 300 kg thịt hơi, với giá trung bình 40.000đ/kg thịt hơi thì thu từ bán bò
thịt của người chăn nuôi sẽ là 10 - 12 triệu đồng.
Thứ ba, giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có
điều kiện cơ khí hóa. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trâu bò chính là
nguồn sức kéo chủ yếu trong nông nghiệp.
Thứ tư, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế
phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, hèm bia,
vỏ quả dứa, ngọn và lá mía… và chuyển chúng thành thức ăn cho bò.
Thứ năm, là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi
trồng thuỷ sản. Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững
không thể không kể đến vai trò của phân bón hữu cơ nhận được từ chăn nuôi.
Phân chuồng với tỷ lệ N.P.K cao và cân đối, biết chế biến và sử dụng hợp lý
có ý nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng. Theo
ước tính, “mỗi năm từ một con bò cho 8 - 10 tấn phân hữu cơ, trong đó 2 - 4
tấn phân nguyên chất” [6]. Phân trâu, bò sau khi sử lý có thể là thức ăn tốt cho
cá và các đối tượng nuôi thuỷ sản khác.
- 12 -
Ngoài ra, chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động
phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình, nhờ đó góp phần làm giảm các tệ
nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.
Có thể nói chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng giúp cho
nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo. Các
nguồn thu từ chăn nuôi bò như tiền cày kéo, bán thịt góp phần trang trải các
nhu cầu hàng ngày hay dành dụm chi tiêu trong những lúc cần thiết (cúng giỗ,
cưới hỏi, ) của nông dân nghèo, đối với các gia đình khá giả thì có thể dùng
tiền từ chăn nuôi để kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất. Nếu không có chăn
nuôi thì tình trạng nghèo đói ở nông thôn sẽ kéo dài, đời sống nông dân gặp
nhiều khó khăn hơn.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về chăn nuôi bò thịt
Bò là một loại tài sản có giá trị của nông dân, trước kia khi máy móc
chưa phát triển bò được sử dụng làm sức kéo còn phổ biến, con bò được coi
như là một tài sản cố định và là đầu cơ nghiệp của nhà nông. Ngày nay, ở
nhiều nơi máy móc đã thay thế dần vai trò của con bò trong khâu làm đất, còn
bò đã trở thành một loại tài sản đặc biệt, một loại hàng hóa có giá trị của nông
dân và chăn nuôi bò thịt đã trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan
của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Các sản
phẩm của chăn nuôi bò thịt được tiêu thụ rộng khắp mọi nơi. Đã là một ngành
kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
như hiện nay thì tất yếu thị trường và giá cả sẽ có tác động trực tiếp và quyết
định đến ngành sản xuất này. Do đó, để phát triển chăn nuôi bò thịt cần phải
có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định.
Bò là loài gia súc ăn cỏ, trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày cỏ và
thức ăn thô xanh chiếm tới 90%, đó là những loại rẻ tiền, thậm chí không cần
phải mua nhưng lại có khẳ năng tăng trọng khá cao, sản xuất ra thịt bò – một
thứ hàng hóa đắt tiền.
- 13 -
Trong chăn nuôi bò thịt, có thể chọn nuôi những giống ngoại chuyên
dụng. Ưu diểm của các giống này là tốc độ sinh trưởng và tăng trọng lớn, tỷ lệ
thịt xẻ cao (trên 60%) và phẩm chất thịt ngon. Tuy nhiên, muốn nuôi được các
giống này phải đầu tư lớn, phải nắm bắt được các kỹ thuật chuẩn xác. Cũng
có thể dùng các giống bò lai (sử dụng bò đực giống hoặc tinh bò đực giống
thịt cho lai với bò cái địa phương đã qua chọn lọc), hoặc thậm chí bò địa
phương để nuôi thịt (nhất là trong điều điện chăn nuôi hộ). Điều quan trọng
là, phải có đầu tư, áp dụng các biện pháp kỹ thụât chăm sóc, nuôi dưỡng tiên
tiến, hợp lý; cần chia quá trình nuôi dưỡng theo từng giai đoạn: giai đoạn bú
sữa, giai đoạn nuôi lớn và giai đoạn vỗ béo. Mục tiêu cần đạt được là, làm sao
trong một thời gian nhất định, đạt khối lượng cao, bò có độ béo khá mà tiêu
tốn thức ăn cho một kilôgam tăng trọng ở mức thấp nhất.
* Giai đoạn nuôi lớn - từ 7 đến 21 tháng tuổi
Trong giai đoạn này bê non hoàn thiện các cơ quan nội tạng, phát triển
mạnh các chiều cơ thể và tăng trọng nhanh. Chính vì vậy, cần cung cấp cho
bê các loại thức ăn nhiều protein như cỏ họ đậu (cỏ stylo, lá keo dậu ), khô
dầu, bột cá và nếu cần thiết, có thể bổ sung thêm ure vào khẩu phần dưới các
dạng khác nhau. Hàng ngày chăn thả bê non trên bãi hoặc trên cánh đồng 8-10
giờ, để bê có thể tận dụng được nhiều cỏ tươi, đồng thời bê có điều kiện vận
động dưới nắng ấm, cơ thể tổng hợp được nhiều vitamin D làm cho bộ xương
phát triển vững chắc.
* Giai đoạn vỗ béo - từ 22 đến 24 tháng tuổi
Nuôi vỗ béo, là một phương thức chăn nuôi thâm canh được áp dụng
trong một thời gian ngắn trước khi giết thịt nhằm đạt mức tăng trọng cao, tích
luỹ mỡ nhanh, giảm chi phí sản xuất, đồng thời cải thiện chất lượng thịt và
tăng hiệu quả chăn nuôi.
Hiệu quả vỗ béo bò thịt phụ thuộc vào:
- Tuổi vỗ béo: vỗ béo bò ở lứa tuổi còn non cho hiệu quả cao. Bởi vì,
bò non có tốc độ lớn nhanh, với bộ răng chắc khoẻ nên khả năng tiêu hoá và
- 14 -
đồng hoá thức ăn tốt hơn, khả năng tích luỹ cũng cao hơn. Hơn nữa, vỗ béo ở
lứa tuổi còn non cho tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng và độ mềm của thịt tốt hơn.
Có thể bắt đầu đưa vào vỗ béo từ 22 tháng tuổi.
- Giống bò đưa vào vỗ béo: Những giống bò chuyên dụng thịt cho kết
quả vỗ béo tốt nhất so với các giống bò kiêm dụng hoặc các giống bò địa
phương. Bởi vì, chúng đã được chọn tạo để sản xuất thịt, có khả năng tăng
trọng cao và cho tỷ lệ thịt xẻ cao.
- Thức ăn sử dụng để vỗ béo: Có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vỗ
béo và phẩm chất thịt bò. Số lượng và chất lượng thức ăn đóng vai trò quan
trọng trong việc vỗ béo. Ngoài ra, kỹ thuật cho ăn và cả phương thức chế biến
thức ăn cũng có tác dụng đối với hiệu quả của vỗ béo.
Thông thường, thức ăn của bò vỗ béo bao gồm cỏ tươi, cỏ khô, rơm lúa
khô, thức ăn tinh và thức ăn củ quả. Cần cho ăn loại thức ăn tinh giầu năng
lượng để giúp cho cơ thể tích luỹ mỡ nhanh và bò chóng béo. Tuỳ theo điều
kiện cụ thể của từng gia đình, mỗi ngày có thể cung cấp cho mỗi con bò vỗ
béo 1 - 2kg thức ăn tinh. Trong giai đoạn này cần hạn chế bê non vận động
bằng cách chăn thả gần chuồng để tập trung chất dinh dưỡng vào việc tích luỹ
mỡ và nâng cao độ béo.
Điểm mấu chốt trong kỹ thuật nuôi bò thịt là nuôi bê sơ sinh đến 15 -
18 tháng tuổi đạt khối lượng giết thịt với tỷ lệ thịt xẻ cao.
Ở các nước có ngành chăn nuôi bò thịt truyền thống với những bò
chuyên dụng thịt nổi tiếng trên thế giới như bò Charolais, Limousin,
Hereford, Shorthorn, bê thịt nuôi đến 15 - 16 tháng tuổi đạt 450 - 500 kg, tỷ
lệ thịt xẻ 60 - 70%, thớ thịt mềm có dắt mỡ. Hiện nay ở ta chưa có kỹ thuật
nuôi bò thịt này. Nuôi bê đực giống bò vàng Việt Nam đến 21 - 24 tháng tuổi
chỉ đạt 190 - 230 kg là có thể giết thịt và có hiệu quả kinh tế. Nuôi bê lai
hướng thịt có thể đạt trên 300kg ở 21 - 24 tháng tuổi.
Trong kỹ thuật nuôi bò thịt có hai phần:
- Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản
- 15 -
- Kỹ thuật nuôi bê đến 21 - 24 tháng tuổi.
Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có
mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Bò cái sinh sản là nguồn cung cấp
bê nuôi thịt. Nuôi bê đực giống bò Vàng đến 24 tháng tuổi có thể đạt 190 -
230 kg. Tăng trọng qua từng thời kỳ (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Tăng trọng bê thịt
Chỉ tiêu ĐVT
Tháng tuổi
Sơ sinh 6 12 18 21 24
1. Bò Vàng Việt Nam
Khối lượng cuối kỳ kg/con 14 76 125 176 202 230
Tăng trọng g/ngày - 289 272 284 289 310
Tăng trọng kg/tháng - 8,7 8,2 8,5 8,6 9,3
2. Bò lai Sind
Khối lượng cuối kỳ kg/con 20 95 160 230 267 310
Tăng trọng g/ngày - 416 361 388 411 478
Tăng trọng kg/tháng - 12,5 10,8 11,7 12,3 14,3
Ghi chú: muốn đạt các chỉ tiêu trên cần phải có đầu tư về thức ăn.
Nguồn: [5]
Thực tế cho thấy rằng, nuôi bò thịt sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nuôi
lợn và gia cầm với cùng một mức đầu tư và chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên
nuôi bò thịt cần mức đầu tư ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời
gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của con bò dài hơn các vật nuôi khác.
Mặc dù vậy, vấn đề này có thể giải quyết được vì hiện nay ở nông thôn đang
có rất nhiều kênh tín dụng khác nhau với lãi suất khá ưu đãi. Nông dân có thể
dễ dàng tiếp cận với tất cả các nguồn vốn đó. Vấn đề là ở chỗ họ cần được trợ
giúp về kỹ thuật nuôi bò thịt nhằm sử dụng có hiệu quả vốn vay để phát triển
kinh tế gia đình
Có bảng so sánh kích thước và một số chiều đo của bò Vàng Việt Nam
với bò lai Sind như sau:
Bảng 2.2: Kích thước một số chiều đo của bò cái Việt Nam
Chỉ tiêu ĐVT Bò lai Sind Bò Vàng
Khối lượng kg 280 207
- 16 -
Cao vây cm 112 99
Cao khum cm 118 102
Cao xương ngồi cm 101 92
Dài thân chéo cm 122 113
Vòng ngực cm 156 141
Vòng ống cm 17 15
Nguồn: Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1983)
2.1.2.3. Kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
(1) Kỹ thuật lai tạo bò thịt theo phương thức chăn nuôi bò truyền thống
có cải tiến. Phương thức chăn nuôi bò thịt phổ biến trong các nông hộ hiện
nay chủ yếu vẫn là tận dụng tự nhiên theo phương thức chăn thả truyền thống
và sử dụng các phụ thẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô, thân lá đỗ lạc v.v
Rất ít hoặc hầu như chưa có thức ăn tinh được bổ sung cho bò. Tuy nhiên,
hiện nay có nhiều hộ đã cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống bằng
việc dành đất trồng cỏ cho bò thịt và đầu tư một lượng nhỏ thức ăn tinh để vỗ
béo khoảng 69 - 90 ngày trước khi xuất bán thịt.
Đối với phương thức này, công thức lai tạo bò thịt phổ biến là dùng các
giống bò nhóm Zebu như Red Sindhi, Sahiwal, Brahman sẵn có ở nước ta để
lai với bò nền Việt Nam. Tuy nhiên, trong 3 giống trên thì bò Brahman có tốc
độ tăng trọng cao hơn, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn, khả năng chuyển hoá thức ăn tốt
hơn. Vì vậy, giống bò Brahman nên được khuyến khích dùng nhiều hơn trong
việc lai tạo bò thịt ở mức độ đầu tư thấp. Tùy theo thị hiếu của nhân dân từng
vùng có thể dùng Brahman trắng hoặc đỏ. Đối với bò nền đã lai Zebu có thể
cho lai tiếp với bò Zebu để tăng tỷ lệ máu Zebu lên 3/4, 7/8 hoặc cao hơn. Bò
lai Zebu F1, F2 nếu được vỗ béo 60 - 90 ngày trước khi xuất có thể đạt khối
lượng hơi lúc 24 tháng tuổi khoảng 230 - 250 kg, tăng trong giai đoạn vỗ béo
500 - 550 gram/ngày, tỷ lệ thịt xẻ bình quân 47 - 49%.
(2) Kỹ thuật lai bò thịt có năng suất và chất lượng thịt cao. Để đáp ứng
một số yêu cầu cao hơn của thị trường trong nước về thịt bò chất lượng cao
hoặc thay thế thịt bò nhập khẩu, có thể lai bòn thịt theo một số công thức sau:
- 17 -
- Những nơi có nhiều nguồn thức ăn phong phú, có khả năng đầu tư
thức ăn chất lượng cao để nuôi bò thịt thâm canh, và đặc biệt là có thể tiếp
cận được với thị trường có nhu cầu thịt bò chất lượng cao, có thể dùng các
giống bò thịt ôn đới cao sản như Charolais, Simmental, Limousin, Hereford
cho lai với bò cái nền lai Zebu hoặc lai với những bò cái sữa thấp sản để sản
xuất bò thịt có tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt cao. Tuy nhiên, để lai với các
giống bò thịt chuyên dụng cao sản thì cần có đàn bò nền đủ lớn, có khối lượng
hơi từ 220 kg trở lên và phải đầu tư chăn nuôi theo phương thức thâm canh,
có đầy đủ thức ăn chất lượng cao, có quy trình vỗ béo khi đưa vào giết thịt lúc
18 - 24 tháng tuổi đạt khối lượng hơi 300 - 400 kg, tăng trọng giai đoạn vỗ
béo 800 - 1000 gram/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 52 - 55%. Trong những giống trên,
qua một số kết quả bước đầu lai thử nghiệm trong điều kiện sản xuất cho thấy
các giống Charolais, Simmental, Limousin lai với bò lai Zebu có kết quả khá
hơn so với các giống ôn đới khác.
- Những nơi điều kiện thức ăn trung bình, khí hậu nóng ẩm hơn, có
điều kiện đầu tư thức ăn tinh và phụ phẩm vỗ béo bò giai đoạn cuối, có thị
trường tiêu thụ thịt bò chất lượng cao, có thể dùng một số giống bò thịt cao
sản nhiệt đới đã có máu Brahman như Sant Gertrudis, Droughtmaster,
Brangus v.v cho lai với bò cái lai Zebu hoặc có thể cho lai với bò cái Việt
Nam có chọn lọc, có khối lượng hơi trên 200 kg. Lai tạo bò thịt theo hướng
này cũng cần thực hiện chăn nuôi theo quy trình công nghệ có vỗ béo để bò
thị đạt khối lượng hơi lúc giết thịt 18 - 24 tháng tuổi từ 250 - 300 kg, tăng
trọng giai đoạn vỗ béo 600 - 700 gram/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 49 - 50%.
Có thể nhận thấy rằng so với ngành chăn nuôi bò sữa thì ngành chăn
nuôi bò thịt nước ta phát triển chậm hơn. Đến cuối năm 2006 cả nước có
1.620 trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô từ 50 con đến trên 500 con. Một số
giống bò thịt thuần nhiệt đới như Brahman, Droughtmaster đã được nhập vào
Việt Nam nuôi nhân thuần tại nhiều tỉnh trong cả nước. Nhiều trang trại chăn
nuôi bò thịt được đầu tư chuồng trại quy mô lớn, đúng kỹ thuật, hình thành
- 18 -
đồng cỏ chất lượng cao để nuôi bò thịt giống thuần nhiệt đới và con lai với
các giống bò thịt chuyên dụng nhiệt đới và ôn đới. Chăn nuôi bò thịt theo
hướng sản xuất hàng hóa đang hình thành ngày một rõ nét.
2.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt
Bò là động vật có chu kỳ sinh học dài hơn các loại vật nuôi khác. Hơn
nữa, bò là động vật nhai lại, có đặc điểm sử dụng thức ăn và nhu cầu về dinh
dưỡng khác với lợn và gia cầm. Do vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi
bò nói chung và bò thịt nói riêng cũng khác với các động vật khác. Một số
yếu tố tác động chủ yếu đến chăn nuôi bò là:
* Điều kiện tự nhiên
Cũng giống như các đối tượng vật nuôi khác của sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi bò thịt phụ thuộc rất lớn và điều kiện tự nhiên vì chúng đều là
những động vật sống.
(1) Khí hậu, thời tiết:
Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi bò thịt, nó góp
phần vào sự hình thành và phát triển một số loại bệnh, nhiều bệnh truyền
nhiễm đã phát sinh và phát triển trong mùa ẩm như dịch tả, tụ huyết trùng trâu
bò,
Yếu tố đầu tiên tác động đến cơ thể gia súc là nhiệt độ. Gia súc luôn
luôn giữ được nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định là do chức năng điều tiết
nhiệt độ cơ thể của chúng. Các giống bò cao sản có quá trình trao đổi chất
mạnh, nhiệt lượng tỏa ra lớn nên chỉ thích hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu
mát mẻ.
Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc
mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức
ăn thô xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt thông qua
nguồn thức ăn của chúng.
Sự phân bó của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt. Mùa
mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại, vào mùa khô, nắng nóng kéo dài,
- 19 -
cây cỏ không phát triển được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém. Như
vậy, khả năng tăng trọng của bò thịt nhiệt đới mang tính chu kỳ theo mùa của
thời tiết. Do vậy cần có các biện pháp nhằm dự trữ, bổ sung thức ăn cho bò để
chống lại tình trạng thiếu thức ăn vào mùa khô.
(2) Đất đai và nguồn nước
Diện tích đất là yếu tố quyết định đến phương thức chăn nuôi gia súc
ăn cỏ. Việt Nam là nước có mật độ dân số cao, bình quân đất đai tính trên đầu
người kể cả đất tự nhiên và đất nông nghiệp vào loại thấp nhất thế giới nên
việc dành diện tích để phát triển đồng cỏ là rất khó khăn.
Trung bình mỗi ngày một con bò cần 30 - 45 lít nước, nếu mất 20%
trọng lượng nước cơ thể thì gia súc sẽ chết sau 4 - 8 ngày nếu không được tiếp
nước. Do đó, trong chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung
nước uống cho bò, cùng với một lượng muối ăn nhất định, vì muối của cơ thể
cũng bị mất theo mồ hồi cùng với nước.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
(1) Vốn
Mặc dù chăn nuôi bò thịt ở nước ta chủ yếu dựa vào những phụ phế
phẩm công, nông nghiệp và đồng cỏ rẻ tiền, nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng
lớn của điều kiện kinh tế. Vì chăn nuôi bò thịt cần phải có sự đầu tư về con
giống, chuồng trại và các trang thiết bị lớn hơn so với chăn nuôi các gia súc
khác. Hơn nữa, hệ số quay vòng vốn và thời gian nuôi bò thịt để có sản phẩm
thường dài hơn các loại gia súc khác, nên không phù hợp với tâm lý của
người dân, nhất là người nghèo.
(2) Lao động
Phương thức chăn nuôi bò của nước ta còn lạc hậu, chăn nuôi theo kinh
nghiệm (chăn dắt) vẫn là chủ yếu nhất là ở vùng đồng bằng và trung du nên
rất tốn công lao động, dẫn đến số lượng bò trong một gia đình không thể cao,
do không có công chăn dắt và giải quyết thức ăn hợp lý. Trung xu thế phát
triển ngày nay, phương thức chăn nuôi bò theo lối tận dụng quảng canh sẽ
- 20 -
ngày càng thu hẹp, phương thức chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh đang
ngày càng phát triển. Do vậy, lao động trong chăn nuôi bò thịt cũng đòi hỏi
phải có kỹ thuật, nhất là các khâu như chăm sóc, nuôi dưỡng, cắt cỏ, vệ sinh
(3) Thị trường tiêu thụ
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thông tin đóng vai trò quan trọng
cho cả người bán và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy
nhiên, vấn đề về thông tin ở các vùng nông thôn hiện nay chưa được chú
trọng và đó cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường của nông thôn
chưa phát triển. Sản xuất chăn nuôi của ta còn mang tính truyền thống, phân
tán, quy mô nhỏ. Người chăn nuôi chưa có khái niệm chăn nuôi bò thịt hàng
hóa có chất lượng, chăn nuôi mới chỉ chủ yếu dựa vào chăn thả tự nhiên và
lao động nhàn rỗi. Chính vì vậy nên sản phẩm của chúng ta chất lượng thấp
chưa cạnh tranh được với các nước khác. Cũng vì chất lượng thịt bò thấp, nên
các nhà hàng, khách sạn lớn không tiêu thụ thịt bò trong nước mà phải sử
dụng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New Zealand với giá cao. Tại siêu
thị, giá thịt bò nhập khẩu lên đến 250.000 đồng/kg.
Với tổng đàn bò khoảng 5,9 triệu con cho 83 triệu dan, có thể thấy rằng
thị trường thịt bò ở Việt Nam còn khá lớn. Tuy nhiên, do nông dân còn nghèo
nên sức mua còn hạn chế, cùng với cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại
khó khăn, nông dân phải bán bò qua nhiều khâu trung gian nên lợi tức thực sự
của họ không cao.
* Điều kiện về kỹ thuật
(1) Giống
Giống là yếu tố tiền đề trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm cũng như hiệu quả sản xuất. Giống bò Vàng (bò nội) của ta tuy có
những ưu điểm như có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm,
khả năng sinh sản cao, chịu đựng kham khổ tốt và khả năng chống chịu bệnh
tật cao nhưng tầm vóc lại nhỏ bé, năng suất thấp nên hiệu quả kinh tế từ chăn
nuôi không cao.
- 21 -