Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

đánh giá khả năng sản xuất trứng của con lai 3-4 ai cập, 1-4 hyline, được tạo ra từ tổ hợp lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.66 KB, 61 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi con giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định đến hiệu quả kinh tế. Khi xã hội bao cấp bị xoá bỏ, nền kinh tế của đất
nước được xây dựng theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
kinh tế của người dân dần được cải thiện và ngày càng được nâng cao, hàng
hoá nhiều chủng loại nhu cầu của người dân về ăn mặc ngày càng được quan
tâm hơn đặc biệt là các sản phẩm đặc sắc thơm ngon.
Ở nước ta ngành chăn nuôi hiện nay gặp không ít những khó khăn trong
việc sản xuất con giống có chất lượng tốt. Đặc biệt là giống chuyên dụng cho
năng suất cao, đã cung cấp cho các nhà chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế cũng như đáp ứng kịp thời các sản phẩm vừa có số lượng và chất
lượng cho người tiêu dùng.
Để tăng năng xuất và hiệu quả trong chăn nuôi, trong những năm gần
đây Trung tâm nguyên cứu gia cầm Thụy phương đã nhập một số giống gà
chuyên trứng như, Ai Cập, Hyline, Thái hòa và lương Phượng của Trung
Quốc và các giống khác có những ưu năng sản suất rõ rệt rất thích hợp với
điều kiện khí hậu và chăn nuôi ở nước ta. Đặc biệt hai giống gà AiCập,
Hyline có những đặc điểm rõ rệt. Gà Hyline là giống gà chuyên trứng có năng
suất trứng cao nhưng tỷ lệ lòng đỏ thấp. Gà Ai Cập khoẻ mạnh thích nghi với
nhiều vùng sinh thái khác nhau và các điều kiện chăm sóc khác nhau, chất
lượng trứng thơm ngon, tỷ lệ lòng đỏ cao, nhưng năng suất trứng chưa cao.
Lai kinh tế giữa hai giống gà có hướng sản xuất, nhưng có nguồn gốc và
năng suất khác nhau sẽ mang lại ưu thế lai điều đó đã được các nhà khoa học
phát hiện từ lâu và áp dụng rất thành công trong chăn nuôi. Khi lai hai giống
gà hướng trứng có những ưu điểm rõ rệt sẽ nâng cao được năng suất chất
lượng trứng, bên cạnh đó còn giải quyết được vấn đề con giống, mang lại hiệu
quả kinh tế, nâng cao được giá trị kinh tế của chính phẩm giống gà được dùng
trong công thức lai, đây là một xu hướng quan trọng. Vì thế chúng tôi tiến
1


Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
hành thực hiện nghiên cứu đề tài: Đánh giá khả năng sản xuất trứng của con
lai 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline, được tạo ra từ tổ hợp lai:
♂ F1( Hyline x Ai Cập) X ♀ Ai Cập
3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline
(HA1)
♂ Ai Cập X ♀ F1( Hyline x Ai Cập)
3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline
(HA2)
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm ngoại hình của gà HA1 và HA2.
- Đánh giá khả năng sản xuất trứng của con lai 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline, được
tạo ra từ tổ hợp lai.
♂ F1 X ♀ Ai Cập ♂ Ai Cập X ♀ F1
3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline
(HA1) (HA2)
- Rút ra được những kết luận phù hợp từ hai tổ hợp lai để áp dụng vào thực
tiễn sản suất.
2
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai
1.1. Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng, trong đó con lai F1 thu được bằng cách lai hai
bố mẹ khác nhau về mặt di truyền (giữa các dòng các giống các loài) ưu việt
hơn bố mẹ chúng về mặt sinh trưởng, sức chống chịu, năng xuất… (Đặng
Hữu Lanh, Trần Đình Miên, 1999).
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ
cơ thể của những cá thể do lai tạo các con giống không cùng huyết
thống. Cũng có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ là phát triển toàn

khối thuộc cơ thể con vật, sự gia tăng cường độ trong quá trình trao đổi
chất, sự tăng thêm của các tính trạng sản xuất… mặt khác có thể hiểu ưu
thế lai theo từng mặt, từng tính trạng một có khi chỉ một vài tính trạng
phát triển, còn các tính trạng khác giữ nguyên, có tính trạng giảm đi.
Cũng có thể xem ưu thế lai là hiện tượng đời con cao hơn hẳn các chỉ
tiêu của bố mẹ gốc.
+ Con lai F1 vượt hơn hẳn bố mẹ về thể trạng và sức sống trong trường
hợp này con lai sinh trưởng bình thường, đôi khi cao hơn bố mẹ.
+ Con lai F1 chiếm vị trí trung gian thể trạng, nhưng vượt bố mẹ một
cách rõ ràng về khả năng sinh sản và khả năng sống.
+ Con lai F1 trội hơn hẳn bố mẹ về thể chất, tuổi thọ xong nó mất
một phần hay toàn bộ khả năng sinh sản.
+ Một dạng ưu thế lai đặc biệt: khi mỗi tính trạng tách ra một cách
riêng rẽ thì có kiểu di truyền theo type trung gian, nhưng về sức sản xuất
cuối cùng thì lại thấy ưu thế lai điển hình.
3
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
+ Một dạng ưu thế kai khác ở vật nuôi là sức sản xuất của con lai
tuy bố mẹ không phải loại tốt, nhưng cao hơn chỉ tiêu trung bình của hai
giống gốc.
1.2. Cơ sở di truyền học của ưu thế lai.
Để giải thích hiện tượng ưu thế lai, nhiều nhà di truyên chọn giống
trong và ngoài nước đã thừa nhận 3 giả thuyết.
+ Thuyết trội, trong đời chọn lọc lâu dài, gen trội là phần lớn gen có
lợi và át gen lặn, do đó qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả hai bố mẹ
tổ hợp lại ở đời con làm cho đời con có giá trị hơn hẳn bố mẹ.
+ Thuyết siêu trội thuyết này cho rằng tác động của các cặp alen di hợp
tử lớn hơn tác động của các cặp alen đồng hợp tử.
+ Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các cặp alen không cùng loại
ngoài để giải thích thêm hiện tượng ưu thế lai, tác giả Shull. Cũng đề cập đến

vai trò của mối tương quan giữa nhân và tế bào chất. Theo ông đó là sự biến
đổi giữa nhân và tế bào chất khi lai giống và cho những kết quả khác nhau
của con lai khi lai giống tương hỗ.
+ Hợp tử lai do lai tương hỗ khác nhau về bản chất phụ thuộc chủ yếu
vào cấu trúc tế bào được xác định ở cơ thể mẹ.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
+ Nguồn gốc di truyền của các dạng bố mẹ đem lại: Các dạng bố mẹ
có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưu thế lai biểu hiện càng cao, ngược
lại bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng gần thì ưu thế lai càng thấp.
+ Hệ số di truyền của tính trạng nghiên cứu: Tính trạng có hệ số di
truyền cao thì mức độ biểu hiện ưu thế lai thấp và ngược lại tính trạng có hệ
số di truyền thấp thì biểu hiện ưu thế lai cao.
+ Chiều hướng của phép lai: Mức độ biểu hiện của ưu thế lai còn phụ
thuộc vào hướng lai, tức là việc sử dụng con nào làm mẹ con nào làm bố
trong phép lai cụ thể.
4
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
+ Điều kiện nuôi dưỡng: Trong điều khiện nuôi dưỡng kém thì ưu thế
lai có được sẽ thấp, ngược lại trong diều kiện nuôi dưỡng tốt thì ưu thế lai có
thể được nâng cao. Khác với tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng do
nhiều gen chi phối và chịu ảnh hưởng của môi trường rất lớn và được biểu thị
bằng công thức.
P = G + E E = E
g
+ E
s
Trong đó:
P: giá trị kiểu hình
G: giá trị kiểu gen
E: sai lệch môi trường chung

E
s
: sai lệch môi trường đặc biệt
2. Cơ sở khoa học của lai kinh tế
2.1. Lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa hai cơ thể thuộc hai dòng khác nhau cùng giống,
khác gống khác loài để sử dụng con lai F1 làm sản phẩm thịt, trứng, sữa… lai
kinh tế được gọi là lai công nghiệp (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Việc tiến hành lai kinh tế nhằm sử dụng ưu thế lai làm tăng mức trung
bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần nhất là đối với tính trạng,
khối lượng tăng trọng tăng chiều dài, chiều ngang. Theo Trần Đức Miên,
Nguyễn Văn Thiện (1995). Lai tạo chính là nhằm mục đích, phát huy bản chất
di truyền tốt của chúng, tạo lên những tổ hợp có năng xuất cao hơn. Năng
xuất của vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố đó là bản chất di truyền và ngoại
cảnh. Do vậy trong chăn nuôi cần phải cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi
và cải tiến phương pháp chăn nuôi.
Cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi chính là Bằng công tác lai tạo,
tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà có nhiều phương pháp lai, lai
kinh tế lai luân chuyển (pha máu) hoặc lai cải tạo, lai phối hợp (lai tạo thành).
Song lai kinh tế được sử dụng phổ biến nhất. Trong quá trình lai kinh tế cần
quan tâm đến khả năng phối hợp. Đó là cách chọn con giống gốc lai với nhau
5
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
nhằm tạo nên những tổ hợp gen mới. Để lai kinh tế có hiệu quả cần phải chọn
lọc tốt các dòng thuần trong quần thể các cá thể di hợp tử sẽ giảm đi các cá
thể đồng hợp tử sẽ tăng lên (Nguyễn Ân và cộng sự, 1983).
Với phép lai kinh tế căn cứ vào số bố mẹ tham gia vào phép lai và
phương pháp sử dụng, người ta chia lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức
tạp (lai ngược và lai luôn hồi). Theo Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999). Sơ
đồ cụ thể như sau.

Lai giữa hai giống.
Ở phương pháp này cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc hai
giống khác nhau để tạo con lai F1. Sau đó dùng con lai F1 phối với con ♂
thuần chủng thuộc giống thứ 3 tạo thành con lai dùng làm sản phẩm.
3.Giới thiệu giống gà AiCập và Hyline
3.1. Gà Ai Cập
Gà AiCập được nhập từ AiCập vào Việt Nam 1997. Giống gà này phát
triển mạnh trong những năm gần đây. Gà AiCập khoẻ, nhanh nhẹn, đầu tròn
nhỏ, có thân hình thanh gọn, thiết diện hình nêm, mào tích đỏ tươi, chân cao
vững trắc và màu chân chì, mầu lông hoa mơ đen đốm trắng cổ trắng, thích
nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, các điều kiện chăm sóc khác nhau.
Có chất lượng trứng thơm ngon, tỷ lệ lòng đỏ đạt 31 - 33%. Tuy nhiên năng
suất trứng còn chưa cao.
3.2. Gà Hyline
Gà Hyline là gống gà chuyên trứng nhập từ Mỹ, gà có lông nâu xẫm, da
chân mơ vàng, mào đơn, ngực rộng…
gà có tầm vóc nhỏ, có năng suất trứng cao 277 – 312 quả/mái/năm vỏ trứng
mầu nâu,tỷ lệ lòng đỏ thấp 26 - 27%, chỉ nuôi được theo phương thức nuôi
thâm canh.
4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng
4.1.Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng kích thước khối lượng của cơ thể đang ở giai
đoạn lớn lên. Trong hai chỉ tiêu tăng kích thước đáng tin cậy hơn vì khối
6
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
lượng cơ thể sinh vật có thể tạm thời biến động tuỳ theo chế độ dinh dưỡng
(Lê Quan Long và cộng sự, 1990).
Sinh trưởng được xem như quá trình biến đổi, tổ hợp của sự tăng lên về
số lượng kích thước của tế bào và thể dịch trong các mô bào ở giai đoạn phát
triển của phôi thai. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên

của các mô, sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước của các tế bào. Trong
giai đoạn này sinh trưởng được chia thành hai thời kỳ.
+ Giai đoạn gà con: Giai đoạn này số lượng tế bào phát triển nhanh,
dẫn đến quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh.
+ Giai đoạn gà trưởng thành: Trong giai đoạn này hầu hết tất cả các cơ
quan trong cơ thể đã hoàn thiện, số lượng các tế bào tăng chậm.
4.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
+ Kích thước cơ thể.
Là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai
đoạn sinh trưởng, từng giống qua đó góp phần vào việc phân biệt giống. Giới
hạn kích thước cơ thể của loài, cá thể… do tính di truyền quyết định. Kích
thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ thể.
Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục
về thể vóc thời gian giết mổ thích hợp trong chăn nuôi gà.
+ Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quyết định bởi
yếu tốt di truyền. Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc vào khối lượng trứng
và khối lượng gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng.
+ Tốc độ sinh trưởng
Trong chăn nuôi người ta sử dụng hai chỉ tiêu để mô tả tốc độ sinh trưởng
ở vật nuôi là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối.
- Độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lượng sống
trung bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng
g/con/ngày hoặc g/con/tuần.
7
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
- Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng,
kích thước, thể tích của cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc khảo sát.
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà với những
mức độ khác nhau. Như di truyền tính biệt, tốc độ mọc lông, các điều kiện
nuôi dưỡng, chăm sóc và điều kiện môi trường.
Ảnh hưởng của dòng, giống tới khả năng sinh trưởng
Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh
trưởng khác nhau.
Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
mà còn ảnh hưởng tới biến động di truyền về sinh trưởng (Box và cộng sự,
1954) muốn phát huy tốt khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối
ưu về dinh dưỡng giữa protein, aa, năng lượng, ngoài ra trong thức ăn cần bổ
xung thêm các chế phẩm hoá sinh không có ý nghĩa dinh dưỡng nhưng có tác
dụng kích thích sinh trưởng làm tăng khối lượng.
5. Cơ sở di truyền của sức đẻ trứng và những chỉ tiêu đánh giá sức đẻ
trứng
5.1. Cơ sở di truyền của sức đẻ trứng
Sức đẻ trứng của gia cầm là tính trạng số kượng do nhiều gen chi phối,
đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen ảnh
hưởng tới tính trạng nghiên cứu. Ngoài ra mỗi gen này lại tác động lên một
vài tính trạng khác, gọi đây là tính đa hiệu của gen.
Hiện nay chưa xác định được chính xác số lượng các gen và đặc điểm
tác động của chúng lên phần lớn tính trạng. Do đó không thể phân tích được
một cách cụ thể về sự di truyền các tính trạng số lượng. Vấn đề này càng khó
khăn hơn phức tạp hơn khi các tính trạng số lượng phụ thuộc vào sự trao đổi
chất và biến đổi dưới tác động của môi trường sống. Điều này giải thích các
tính trạng số lượng biến đổi trong phạm vi rộng và biến đổi không ngừng.
8
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
Thế hệ con bố, mẹ một kiểu gen quyết định tính trạng số lượng và được
xem là nhận được từ bố mẹ một khả năng di truyền. Khả năng này nó có phát
huy được hay không còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của điều kiện môi

trường sống. Như vậy trong các điều kiện sống khác nhau thì các gen điều
khiển các tính trạng số lượng thể hiện cũng khác nhau.
Nhiều công trình nghiên cứu trên gia cầm đã nhận xét: “Hầu hết các
tính trạng kinh tế của gia cầm đều có hệ số di truyền (h
2
) thấp. “Như vậy phải
tăng hệ số di truyền của các tính trạng số lượng thì mới tăng được hiệu qủa
chọn lọc (R).
Tính trạng đẻ trứng được tăng lên khi tần suất các gen đồng hợp tử
quyết định tính trạng này được tăng lên. Bằng cách chọn lọc những cá thể đẻ
trứng cao, cho giao phối với nhau qua nhiều thế hệ sẽ làm cho tần suất các
gen đồng hợp tử tăng lên trong dòng đó. Đây chính là phương pháp nhân
giống thuần chủng để cải tạo các tính trạng số lượng như sức đẻ trứng.
5.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng
Để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm được nghiên cứu trực tiếp trên
các yếu tố riêng rẽ khi theo dõi các cá thể gia cầm đẻ trứng. Các chỉ tiêu đánh
giá ở đây là sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ và chi phí cho 10 quả trứng….
- Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là số lượng trứng thu được sau một chu kỳ đẻ trứng
của nó. Đây là chỉ tiêu định lượng, đánh giá sức sản xuất trứng của một cá thể
hay một đàn cá thể đẻ sau một chu kỳ đẻ trứng sinh học hoặc sau một thời
gian khai thác. Có hai cách tính sản lượng trứng: Sản lượng trứng tương đối là
sản lượng trứng tính theo quả. Nhưng theo xu hướng hiện nay, để có độ chính
xác, người ta nhân số quả trứng với khối lượng của nó và đựợc gọi là sản
lượng trứng tương đối.
Sản lượng trứng của gia cầm có mối tương quan thuận với thời gian
kéo dài của chu kì đẻ trứng sinh học kéo dài. Nếu thời gian của chu lỳ đẻ
trứng sinh học càng dài thì sản lượng trứng càng cao và ngược lại. Sản lượng
9
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49

trứng của gia cầm giảm dần theo tuổi, ở gà sản lượng trứng đạt cao nhất ở
năm thứ nhất, năm thứ 2 giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất. Do đó việc sử
dụng gà đẻ thương phẩm chỉ giới hạn trong một năm đẻ trứng thứ nhất (hoặc
chu kỳ đẻ trứng sinh học thứ nhất). Sản lượng trứng của 3-4 tháng đầu tiên
tương quan thuận với sản lượng trứng cả năm. Vì vậy, để xác định chỉ tiêu về
sức đẻ trứng, người ta tính lượng trứng ở 3-4 tháng đầu tiên để có những dự
đoán về sức đẻ trứng của gia cầm trong khoảng 9-10 tháng tuổi.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) sản lượng trứng có tương
quan âm với khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể gia cầm càng cao so với
khối lượng chuẩn của giống thì sản lượng trứng càng giảm và có thể làm cho
gà không đẻ do quá béo. Do đó, trong chăn nuôi gà đẻ trứng, việc cho ăn hạn chế
đối với gà đẻ trong giai đoạn gà đẻ hậu bị là một kỹ thuật hết sức quan trọng.
Tính trạng sản lượng trứng có hệ số di truyền thấp (0,2 – 0,3). Do vậy,
tính trạng sản lượng trứng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh: Dinh
dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…
- Tỷ lệ đẻ trứng
Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu đánh giá mức độ sản xuất trứng của một đàn gia
cầm đẻ trứng trong một thời điểm nào đó của một thời gian khai thác nào đó.
Chỉ tiêu tỷ lệ đẻ được xác định bởi tỷ số giữa trứng thu được và số gia cầm
mái, đơn vị tính là %.
Đối với một đàn gia cầm đẻ trứng, tại thời điểm đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%
được tính là tuổi thành thục sinh dục (đẻ bói). Tuổi thành thục sinh dục có
mối tương quan với khối lượng cơ thể, những giống gia cầm có khối lượng
nhỏ (giống nhẹ cân) phần lớn bắt đầu đẻ bói (5%) sớm hơn so với những
giống gia cầm thuộc giống nặng cân. Ngoài ra tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% còn phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, đặc biệt là chế độ
chiếu sáng. Tuỳ thuộc vào thời gian chiếu sáng dài hay ngắn của giai đoạn
nuôi hậu bị mà tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% có thể sớm hay muộn.
10
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49

Tỷ lệ đẻ tăng nhanh từ khi gia cầm bắt đầu đẻ bói, cho tới khi đạt đỉnh
cao tỷ lệ đẻ, sau đó lại giảm dần qua các tuần tuổi cho tới cuối chu kỳ khai
thác. Nếu thời gian đàn gia cầm đạt tỷ lệ đẻ 5% sớm thì thời gian đạt đỉnh cao
tỷ lệ đẻ càng sớm. Và thời gian đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ có tương quan thuận với
thời gian kéo dài đỉnh cao tỷ lệ đẻ. Thời gian kéo dài đỉnh cao tỷ lệ đẻ phụ
thuộc vào từng giống gia cầm và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng của từng cơ sở
chăn nuôi. Nếu chất lượng thức ăn không tốt, nhiệt độ không khí cao, kỹ thuật
nuôi dưỡng không hợp lý… đều làm đàn gà nhanh chóng giảm tỷ lệ đẻ, thời
gian duy trì đỉnh cao của tỷ lệ đẻ bị rút ngắn. Trong nuôi dưỡng gà mái đẻ sau
khi đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ phải giảm lượng thức ăn hàng ngày để tránh tích luỹ
mỡ thừa, năng lượng sẽ giảm tỷ lệ đẻ nhanh hơn. Thực tế giảm lượng thức ăn
đến khi nào lượng thức ăn bằng 90% lượng thức ăn tối đa thì dừng lại và cân
nhắc có giảm tiếp hay không.
- Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng (HQSD)
Hiệu quả sử dụng thức ăn tiêu tốn để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Đối
với gia cầm, trong giai đoạn đẻ trứng được định nghĩa là tiêu tốn thức ăn cho
10 quả trứng đẻ ra. Hiệu quả sử dụng thức ăn vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa
mang ý nghĩa kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà đẻ
trứng nói riêng.
Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tỷ lệ lượng thức ăn thu nhận
và số trứng đẻ ra, lượng thức ăn thu nhận được tính bằng hiệu số giữa lượng
thức ăn cho vào máng và tổng thức ăn còn lại với thức ăn rơi vãi. Như vậy,
muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn hay giảm tiêu tốn thức ăn để sản
xuất ra 10 quả trứng, ngoài việc nâng cao chất lượng thức ăn, để tăng thức ăn
thu nhận cần tác động các biện pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ đẻ của đàn gà
đẻ trứng. Hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gia cầm chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ và kỹ thuật nuôi dưỡng… Lấy
tỷ lệ đẻ hàng ngày làm chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định khẩu phần ăn cho
gà. Cụ thể nếu tỷ lệ đẻ hàng ngày của đàn gà đẻ tăng trên 3% thì cho ăn lượng
11

Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
thức ăn cao nhất khi đạt tỷ lệ đẻ 35%, tỷ lệ đẻ hàng ngày tăng trên 2% thì cho
ăn lượng thức ăn cao nhất khi đạt tỷ lệ đẻ 45%, tỷ lệ đẻ hàng ngày tăng trên
1% cho ăn thức ăn cao nhất khi đạt tỷ lệ đẻ 55%, tỷ lệ đẻ hàng ngày đạt dưới
1% cho ăn thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65%. Sau khi đàn gia cầm đã đạt
đỉnh cao tỷ lệ đẻ phải giảm lượng thức ăn hàng ngày để tránh tích lữu mỡ làm
giảm tỷ lệ đẻ từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng
5.3.1. Những yếu tố di truyền cá thể
Để giải quyết những vấn đề di truyền về sức đẻ trứng được gián tiếp
nghiên cứu trên các yếu tố riêng rẽ khi theo dõi các cá thể. Các chỉ tiêu ở đây
là lứa tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, chu kỳ đẻ trứng sản lượng trứng 38 và 60
tuần tuổi: Brandach, Gadef cùng nhiều tác giả cho biết sức đẻ trứng của gia
cầm bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố di truyền cá thể: Tuổi thành thục sinh dục,
cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ (mùa
đông), thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng.
- Tuổi thành thục sinh dục
Đối với mỗi cá thể gia cầm tuổi thành thục sinh dục chính là tuổi đẻ
quả trứng đầu tiên. Đối với 1 đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là thời
điểm mà đàn đạt tỷ lệ đẻ 5%. Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau. Tuổi thành thục sinh dục có mối tương quan với khối lượng
cơ thể. Với những giống gia cầm có khối lượng nhỏ (giống nhẹ cân) phần lớn
bắt đầu đẻ sớm hơn những giống gia cầm nặng cân (khối lượng lớn).
Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sản lượng trứng. Nếu tuổi thành
thục sinh dục ngắn thường sản lượng trứng thu được sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên
khối lượng cơ thể quá nhỏ sẽ đẻ ra những quả trứng có khối lượng nhỏ. Do đó
trong công tác chọn giống chọn theo hướng tăng khối lượng trứng dẫn đến
tăng khối lượng cơ thể và tăng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên.
Ngoài ra tuổi thành thục sinh dục còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết,
chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và đặc biệt là chế độ chiếu sáng. Ánh sáng có

12
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
vai trò quan trọng, liên quan đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Tuỳ thuộc vào
thời gian chiếu sáng dài hay ngắn ở giai đoạn nuôi hậu bị mà tuổi thành thục
sinh dục có thể sớm hay muộn.
Hầu hết các giống gia cầm nuôi ở nước ta đều thành thục sớm. Nguyên
nhân là do trong điều kiện nhiệt đới, sự trao đổi chất có cường độ cao hệ
thống tuyến nội tiết ảnh hưởng đến quá trình phát sinh dục đặc biệt là thuỳ
trước tuyến yêu. Ở đó hoocmon Somatopil đóng vai trò quan trọng. Tác động
chủ yếu của nó là thúc đẩy quá trình tổng hợp protit. Tổ chức tiếp nhận axit
amin thông qua quá trình điều khiển Insulin, quá trình phát dục bình thường
còn chịu sự điều khiển của hoocmon tuyến giáp (thymotropil) và hoocmon
tuyến yên (ACTH).
- Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của mỗi cá thể gia
cầm mái đẻ trứng tại bất kỳ thời điểm nào đó của quá trình khai thác.
Cường độ đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống,
tuổi gia cầm và các yếu tố môi trường. Nhiệt độ ấm áp, thời gian chiếu sáng
trong ngày dài, thức ăn đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng là các nhân tố
nâng cao cường độ đẻ trứng và kéo dài thời gian đẻ trứng của gia cầm.
Ngoài ra cường độ đẻ trứng còn phụ thuộc vào thời gian đẻ trứng trong
chu kỳ sản xuất của gia cầm. Nhiều tác giả cho rằng đối với các giống gà
chuyên trứng cao sản thường có cường độ đẻ trứng lớn nhất vào tháng thứ 2
và 3 sau đó giảm dần đến hết năm đẻ. Cũng theo nhiều tác giả có sự tương
quan rất chặt chẽ giữa cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng đẻ đầu tiên so với sức
đẻ trứng của cả năm.
- Tần số thể hiện bản năng đòi ấp
Khi cường độ đẻ trứng giảm gà thường thể hiện bản năng đòi ấp bản năng
này là một đặc điểm di truyền của gia cầm nhằm hoàn thiện quá trình sinh sản.
Tuy nhiên thời gian thể hiện bản năng đòi ấp của gia cầm càng cao thì

năng xuất trứng càng thấp và ngược lại.
13
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
Bản năng ấp khác nhau giữa các giống và các dòng, dòng gà nhẹ
thường thể hiện bản năng đòi ấp ít hơn các dòng cân nặng. Gà Goldline và gà
Leghoen không có bản năng đòi ấp.
Godprey và Jaap (1995) đã thành công làm ngừng hiện tượng ấp trứng
bằng cách tiêm Oestrogen nâng cao sản lượng trứng. Người ta đã tìm thấy
mối quan hệ chặt chẽ giữa bản năng đòi ấp với số ngày đẻ trứng và số ngày đẻ
trứng với sản lượng trứng trong năm.
Ngày nay với việc thành công của việc ấp trứng nhân tạo đã làm rút
ngắn hoặc mất hẳn bản năng đòi ấp trứng của gia cầm. Vì bản năng đòi ấp là
một yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm.
- Thời gian nghỉ đẻ
Thời gian nghỉ đẻ thay lông là thời gian nghỉ ngơi của gia cầm nhằm trẻ
hoá lại cơ quan sinh sản sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học, giúp chuẩn bị cho kỳ
đẻ tiếp theo. Thời gian này thường xảy ra vào cuối thu đầu đông. Nó tỷ lệ nghịch
với thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ trứng sinh học. Tính nghỉ đẻ và thay lông ở
gia cầm làm cho sản lượng trứng giảm và có thể gia cầm nghỉ đẻ hoàn toàn.
Thời gian nghỉ đẻ thay lông của gà còn phụ thuộc vào từng giống và cá
thể. Do đó trong chăn nuôi gà, đặc biệt gà đẻ cần chọn những cá thể những
giống có thời gian nghỉ đẻ thay lông ngắn.
Hays (1995) nghiên cứu trên gà cho biết hệ số di truyền của tính trạng
nghỉ đẻ thay lông là 34%, như vậy hệ số di truyền của tính trạng này là thấp.
Do đó sự chọn lọc đơn thuần các tính trạng này là ít có kết quả, cần phải tác
động bằng các biện pháp khác như thời tiết khí hậu chuồng nuôi và đặc biệt là
chế độ nuôi dưỡng, kích thích tăng cường độ thay lông.
Trong điều kiện bình thường, thời gian thay lông lần đầu tiên là một trong
những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những con thay
lông sớm thường là những con đẻ kém và kéo dài thời gian thay lông, nghỉ đẻ tới

4 tháng. Ngựơc lại, nhiều con thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ đẻ dưới 2
tháng. Đặc biệt, ở một số cá thể hoặc đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ từ 4 đến
14
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
5 tuần, những cá thể này đẻ lại ngay sau khi hình thành bộ lông mới. Có một số
gà mái lại còn tiếp tục đẻ ngay cả trong thời gian thay lông.
- Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng
Chu kỳ đẻ trứng sinh học là khoảng thời gian từ khi con gia cầm đẻ quả
trứng đầu tiên cho đến khi nghỉ đẻ để thay lông.
Lemer và Tayler (1943) cho rằng thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh
học là yếu tố quyết định sức đẻ trứng của gia cầm. Chu kỳ đẻ trứng sinh học
càng dài thì sức đẻ trứng càng cao và ngược lại.
Chu kỳ sinh học đẻ trứng khác nhau ở từng cá thể nó có tính chất di
truyền và chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh như: chế độ ánh sáng, dinh dưỡng,
điều kiện thời tiết khí hậu…
Những thí nghiệm của Larap (1983) tiến hành trên ngỗng Rheiland cho
thấy: với chu kỳ đẻ trứng vào mùa xuân kéo dài 106 ngày và cho 29,5 quả
trứng, với chu kỳ đẻ trứng vào mùa thu 109 ngày thì cho 27,5 quả trứng. Do
đó, ngoài việc lưạ chọn các cá thể, giống gầy có chu kỳ đẻ trứng sinh học dài,
cần phải có những biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng để kéo dài
hơn chu kỳ đẻ trứng sinh học và năng xuất trứng cao.
Bên cạnh đó thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ trứng sinh học bằng cách
áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian nghỉ đẻ thay lông.
5.3.2. Những yếu tố ngoại cảnh
- Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ môi trường xung quanh liên quan mật thiết tới sức đẻ trứng.
Một số tác giả cho rằng ở gà trưởng thành vùng nhiệt độ để tiêu tốn ít thức ăn
nhất mà khả năng sản xuất lại cao nhất là nằm trong khoảng giới hạn từ 10 –
22
o

C. Tuy nhiên 1 số tác giả khi nghiên cứu về chế độ nhiệt trong chuồng
nuôi lại kết kuận làm lệch về phía trên và phía dưới vùng nhiệt độ thích hợp
sẽ làm giảm khả năng sản xuất, theo quan điểm này nhiệt độ trong giới hạn là
18-20
o
C là thuận lợi.
15
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
Nếu nhiệt độ chuồng nuôi tăng lên cơ thể bắt đầu tiết bằng cách giảm
sự hoạt động của tuyến giáp, hạn chế sự tiết tyroxin. Sự hoạt động của tuyến
giáp giảm đi kéo theo sự hạ thấp về cường độ trao đổi chất và yêu cầu về thức
ăn nhằm giảm sự sản sinh ra nhiệt.
Trong thực tế, khi nhiệt độ môi trường cao, lượng thức ăn thu nhận
giảm xuống làm giảm sức sản xuất, giảm khối lượng trứng, chất lượng trứng
và tỷ lệ đẻ. Nhiệt độ cao cùng với thời gian kéo dài hay nhiệt độ tăng đột ngột
đều gây ảnh hưởng khi nhiệt độ tăng từ từ.
Da của gà không có tuyến mồ hôi nên khi nhiệt độ môi trường tăng cao
nó thực sự thoát nhiệt bằng cách há miệng và tăng cường hô hấp gắn liền với
thải hơi nước nhằm thực hiện thoát nhiệt qua đường hô hấp. Sự thoát nhiệt
này chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, sự chuyển động của không
khí và áp lực của hơi nước trong không khí hít vào. Độ ẩm cao của không khí
làm hạn chế sự bốc hơi nước của gà từ đó làm hạn chế sự thoát nhiệt của
chúng. Vì vậy, khi thời tiết nóng mà không khí không chuyển động nhiệt độ
cơ thể sẽ nhanh chóng đạt tới mức nguy hiểm hơn thời tiết nóng nhưng khô,
gà có thể bị choáng nóng.
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao con đường thoát nhiệt duy nhất bốc
hơi nước, bị choáng nóng gà mất tới 20% nước theo không khí thở ra. Wilson
và cộng sự dẫn theo Nguyễn Chí Bảo (1978) cho biết, ở nhiệt độ 18
o
C gà mái

yêu cầu nước gấp 2 lần thức ăn và nhiệt độ tới hạn, với gà đẻ trứng nhu cầu
nước xác định bằng tỷ lệ nước và thức ăn là 3/1. Khi nhiệt độ tăng 1
o
C thì nhu
cầu nước tăng 2%. Song nếu nhiệt độ môi trường tăng 35
o
C thì nhu cầu nước
không tăng theo quy luật trên, mà lúc đó tỷ lệ nước và thức ăn là 4,7/1. Vì vậy
việc dự trữ và cung cấp nước mát đầy đủ là rất quan trọng để tránh cho gà bị
chết choáng nóng trong những ngày nhiệt độ cao.
Tuy nhiên khả năng chống đỡ với nhiệt độ tuỳ thuộc vào từng giống gà, vào
giới tính, thời gian trong năm và sự thích nghi. Gà đã thích nghi với nhiệt độ cao có
thể chịu được sự thay đổi của nhiệt độ tốt hơn gà đã quen sống ở nhiệt độ thấp.
16
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
Khi nhiệt độ môi trường giảm thấp làm tăng sự thoát nhiệt của gà. Do
đó gà có thể thu nhận thức ăn nhiều hơn nhưng phần nhiều năng lượng bị tiêu
tốn do việc sinh nhiệt. Nhìn chung nhiệt độ môi trường giảm thấp ảnh hưởng
không có lợi tới tính trạng chung của đàn gà và sức sản xuất của chúng. Heis
dẫn theo Nguyễn Chí Bảo (1978), cho rằng 4
o
C là nhiệt độ tới hạn giảm thấp
hơn nữa sẽ làm cho khả năng sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc dù độ ẩm không khí tác động tới sức sản xuất nói chung và sức đẻ
trứng nói riêng, nhưng khi độ ẩm kết hợp với nhiệt độ bất lợi sẽ gây ảnh
hưởng lớn tới khả năng sản xuất cũng như sức thở của gia cầm. Nhiều nghiên
cứu chứng minh tác hại của nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thường gây bệnh về
đường hô hấp của gà.
Từ những cơ sở trên đây ta cần có những biện pháp chăm sóc nuôi
dưỡng hợp lý để khắc phục hạn chế do ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao hoặc

quá thấp. cụ thể là khi nhiệt độ quá cao cần cung cấp lượng nước mát đầy đủ,
giảm bớt mật độ chuồng nuôi, giảm số lượng thức ăn nhưng tăng chất lượng,
hỗ chợ sự thoát nhiệt của cơ thể gà bằng biện pháp sử dụng quạt gió… Còn
khi nhiệt độ thấp cần tăng lượng thức ăn, đảm bảo chuồng trại kín gió, khô ráo…
- Chế độ chiếu sáng
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến hoạt
động sinh dục của gà.
Dưới tác động mạnh của ánh sáng thông qua cơ quan thụ cảm ánh sáng
đến tuyến yên, tiết ra hoocmon hướng sinh dục từ tuyến yên FSH (Fuliculo
Stimulin hoocmon) kích thích nang trứng sinh trưởng và phát triển, tiếp đó
LH (Lunótimulin hoocmon) kích thích trứng tăng trưởng nhanh đến chín và
rụng. Ngày độ dài, cường độ chiếu sáng và màu sắc ánh sáng đều ảnh hưởng
đến tuổi thành thục của gà và khả năng đẻ trứng của chúng.
Trong giai đoạn nuôi gà hậu bị, độ chiếu sáng trong ngày tăng dần đều
(14h-16h-18h) làm gà thành thục sớm. Nếu thời gian chiếu sáng trong ngày
giảm dần sẽ làm chậm sự thành thục của gà. Theo tác giả Bùi Đức Lũng, nếu
17
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
dùng ánh sáng nhân tạo thì gà đẻ sớm hơn. Tuy nhiên việc đẻ sớm có nhiều điều
bất lợi là gà chưa đạt khối lượng chuẩn của giống (chưa hoàn chỉnh về thể vóc)
nên trứng đẻ ra sẽ bé và chu kỳ sinh học sẽ ngắn, gà kết thúc đẻ sớm. Cũng theo
tác giả này thì gà từ 7-10 tuần tuổi chỉ cần 8-10h chiếu sáng trong ngày. Đến khi
chuyển sang giai đoạn đẻ trứng thì thời gian chiếu sáng duy trì 16h/ngày.
Morris (1978) cho rằng tác động của ánh sáng lên sự đẻ trứng liên quan
với sự rụng trứng và chín của các noãn bào. Tác động này gồm hai mặt: Một
mặt nó quyết định thời gian đẻ trứng, mặt khác nó quyết định khả năng đẻ trứng.
Việc bổ sung chiếu sáng 3-4h vào buổi tối thực chất để gà đẻ ổn định
và tập trung vào khoảng 8-11h. Nếu không đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng
15-18h/ngày, không những làm gà đẻ rải rác mà còn làm giảm năng suất trứng.
Để gà phát huy được tốt tiềm năng đẻ trứng của giống, thì việc áp dụng

các tiêu chuẩn về độ chiếu sáng trong ngày không giống nhau mà tuỳ thuộc
vào từng giống và điều kiện địa lý của từng địa phương và tuỳ từng mùa vụ…
Chu Thị Thắng (1996) cho biết: ổn định khoảng sáng trong ngày ở
mức 13h30 phút chiếu sáng cho gà đẻ trong vụ Thu Đông có xu hướng thích
hợp hơn ổn định 16h.
Nguyễn Đức Hưng và cộng sự (1983) đã dùng ánh sáng màu đỏ chiếu
cho gà kết quả làm tăng tỷ lệ đẻ, giảm một cách đáng kể tỷ lệ gà chết và gà
loại thải với ánh sáng trắng.
Trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta, chủ yếu chuồng trại được thiết kế
theo kiểu thông thoáng tự nhiên, ít thiết kế theo kiểu chuồng nuôi kín để áp
dụng các chế độ chiếu sáng nhân tạo như các nước xứ lạnh. Ở đây ánh sáng tự
nhiên là yếu tố cơ bản, dựa vào đó để chúng ta thích ứng bằng các chế độ bổ
xung thích hợp cho từng giống gia cầm.
- chế độ dinh dưỡng
Mối quan hệ mật thiết giữa chế độ dinh dưỡng và khả năng đẻ trứng
của gia cầm đã được rất nhiều nhà khoa học chứng minh và khẳng định. Chế
18
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc thừa đều gây ảnh hưởng tới khả năng đẻ
trứng của gia cầm.
Nếu trong khẩu phần ăn của gia cầm, các chất dinh dưỡng cung cấp
không đầy đủ, gà chưa đạt khối lượng chuẩn của giống trước khi bước vào đẻ
sẽ làm cho trứng đẻ ra nhỏ, thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ trứng sinh học bị
rút ngắn, kết thúc đẻ sớm. Trong thức ăn cho gà đẻ tối thiểu phải có lượng
Protein là 15%, trong giai đoạn đẻ cao là 18%, mức năng lượng 2650-2850
Kcal trong 1 kg thức ăn. Canxi (ca) gà đẻ là 3,38% tỷ lệ này tăng dần theo tỷ
lệ đẻ nhưng tối đa không vựơt quá 3,8%.
Scott (1978) đưa ra 17% và 15% Protein trong thức ăn hỗn hợp cho cả kỳ đẻ
trứng, tương ứng với khí hậu nóng và mát với mức năng lượng 2650-2700
Kcal trong 1kg thức ăn.

Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của gà đẻ trứng thiếu thành phần Ca, P
kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng gà “đẻ non” vỏ trứng không được hình thành mà
chỉ là lớp màng vỏ. Hãng ISA (1993) khuyến cáo: sử dụng năng lượng tốt
nhất qua việc dùng các nguồn hạt giúp giảm các mất mát về P qua nước tiểu.
Ngược lại, trong giai đoạn nuôi hậu bị nếu gà được cung cấp khẩu phần
ăn dư thừa về các chất dinh dưỡng mà chủ yếu là năng lượng và Protein thì gà sẽ
nhanh chóng đạt khối lượng tối đa cùng với lượng mỡ tích luỹ ở mức cao, kích
thích phát dục sớm ảnh hưởng không tốt đến sức đẻ trứng sau này. Chính vì vậy,
trong chăn nuôi gà hậu bị người ta thường áp dụng phương pháp cho ăn hạn chế.
Trong điều kiện khí hậu nước ta là nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt vào mùa
hè nhiệt độ không khí khá cao làm giảm thiểu khả năng thu nhận thức ăn của
gà. Do đó, đối với gà sinh sản hướng trứng không cần phải cho ăn hạn chế mà
thậm chí còn phải kích thích tính thèm ăn, tăng khả năng thu nhận thức ăn của
gà bằng cách tăng chất lượng thức ăn, cho gà ăn trong những giờ mát mẻ, cho
ăn nhiều lần…
Đối với gà sinh sản hướng trứng, về thời gian bắt đầu cho ăn hạn chế
cũng có nhiều quan điểm khác nhau, các ý kiến cho rằng bắt đầu hạn chế từ
19
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
22-49 ngày tuổi nhưng cũng có tác giả đã nghiên cứu vơí thời gian 1 ngày
tuổi hoặc 1 tuần tuổi, 10 ngày, 2 tuần … Các kết quả này khác nhau song nhìn
chung nhiều quan điểm cho rằng với gà đẻ trứng thương phẩm. Việc áp dụng
thời gian bắt đầu cho ăn hạn chế ở điều kiện nước ta có thể thực hiện vào
khoảng 10 tuần tuổi.
Trong chăn nuôi gà đẻ trứng, áp dụng phương pháp cho ăn hạn chế
ngoài tác dụng khống chế khối lượng theo mục đích đã định trước còn có tác
dụng làm tăng độ đồng đều của đàn gà. Đặc biệt là khi áp dụng hạn chế lượng
thức ăn trong giai đoạn nuôi hậu bị làm tăng thêm sự cạnh tranh giữa các cá
thể. Tuy nhiên cần bố trí máng ăn hợp lý sao cho mỗi cá thể đều có thể thu
nhận đủ lượng thức ăn như nhau trong cùng một lúc. Bên cạnh đó việc đổ

thức ăn cho mỗi ô chuồng phải được tiến hành nhanh (trong 4 phút). Phải cân
hàng tuần để kiểm tra sự đồng đều, có thể chia đàn gà thành từng ô theo khối
lượng cơ thể tương đối để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày nhằm tăng sự
đồng đều. Theo khuyến cáo của một số hãng gia cầm thì độ đồng đều được
coi là tốt phải >=80%.
Trong giai đoạn hậu bị, gà chỉ nhận được một lượng thức ăn ít ỏi so với
nhu cầu ăn tự nhiên đó cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng
mổ cắn nhau. Dịch tiêu hoá tiết ra nhiều kích thích tính thèm ăn, kết hợp với
nhiệt độ, ẩm độ môi trường quá cao, mật độ cao làm phát sinh bệnh mổ cắn
nhau gây gà thương tích hoặc có thể chết nên sẽ làm giảm tỷ lệ nuôi sống,
giảm hiệu quả chăn nuôi. Để khắc phục loại bệnh này trong chăn nuôi gà đẻ
trứng, người ta dùng các biện pháp như cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của
gà, giảm mật độ nuôi, hạ thấp nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách dùng quạt gió
hoặc phổ biến là dùng biện pháp cắt mỏ gà, việc cắt mỏ gà thường tiến hành
khi gà 8-10 ngày tuổi, nhưng cũng tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và trường hợp
mổ cắn nhiều hay ít mà tiến hành sớm hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, nếu cắt mỏ
không tốt sẽ gây không đồng đều về thể trọng vì một số gà bị ảnh hưởng đến
ăn uống trong quá trình nuôi.
20
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
6. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng
- Khối lượng trứng
Đây là một chỉ tiêu quan trọng. Theo Bandsh và Bilchel (1987) khối
lượng trứng phụ thuộc vào nhiều gen và hệ số di truyền h
2
= 0,3 - 0,7
Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng của gia cầm, nhìn chung
khối lượng trứng trung bình của năm thứ 2 cao hơn năm thứ nhất 10-15%.
Khối lượng trứng có liên quan đến ấp nở. Theo Orlow (1974) trứng có
khối lượng trung bình sẽ cho kết quả tốt hơn trứng qúa to hoặc quá nhỏ.

Khối lượng trứng phụ thuộc vào dinh dưỡng của gia cầm đẻ phải cung
cấp thức ăn đầy đủ và cân bằng về dinh dưỡng.
- Hình dạnh trứng
Trong thời gian trong ống dẫn trứng hình dạng rõ ràng được quyết định
phần sau của ống dẫn trứng.
Theo Nguyễn Duy hoan (1999) hình dạng trứng không phụ thuộc vào
khối lượng của cơ thể mà nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm cấu tạo của ống
dẫn trứng càng dài đẻ trứng càng to.
- Chất lượng vỏ
Vỏ trứng được tạo ra trong tử cung từ chất nhầy cacbonatCanxi chất
nhầy nhanh chóng cứng lại tạo thành vỏ.
Vỏ trứng có 2 tác dụng chính bảo vệ tế bào trứng cung cấp Canxi và
Photpho cho nhu cầu phát triển của phôi. Bề ngoài được bao phủ bởi lớp
màng mỏng trong xuất được cấu tạo từ protein.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện qua độ dầy và độ bền của vỏ trứng. Đây là
chỉ tiêu quan trọng trong vận chuyển và ấp nở, nếu vỏ quá mỏng thì trứng dễ
vỡ, ngược lại nếu vỏ quá dầy lại làm quá trình hô hấp của phôi bị cản trở. Độ
dầy của vỏ trứng biến động 0,311- 0,588mm.
- Chất lượng lòng đỏ
21
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
Lòng đỏ chứa Protein, các acid amin không thay thế, các loại Vitamin,
nước, các chất khoáng. Chất lượng lòng đỏ được thể hiện qua chỉ số lòng đỏ.
Chỉ số lòng đỏ tỷ lệ thuận với tỷ lệ ấp nở.
- Chất lượng lòng trắng
Chỉ số lòng trắng là chỉ tiêu quạn trọng để đánh giá chất lượng bên
trong lòng trắng cung cấp nước và khoáng giúp phôi phát triển tham gia cấu
tạo lên lông và da.
Chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị
haugh, chỉ số lòng trắng thể hiện mối quan hệ giữ chiều cao lòng trắng và đường

kính của lòng trắng đặc. Chỉ số lòng trắng có tương quan âm với tỷ lệ ấp nở.
- Đơn vị Haugh
Đơn vị Haugh là đại lưọng biểu thị mối quan hệ giữ khối lượng và
chiều cao lòng trắng đặc, đơn vị này cao chứng tỏ chất lượng trứng tốt.
Đơn vị Haugh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố, thời gian bảo quản trứng,
tuổi của gia cầm mái ( gà mái càng già đơn vị Haugh càng thấp).
7. Khả năng ấp nở
Sự thụ tinh là quá trình đồng hóa giữ trứng và tinh trùng để tạo ra hợp
tử có bản chất hoàn toàn mới, có khả năng phân chia nguyên nhiễm liên tiếp
để tạo thành phôi. Khả năng thụ tinh có ý nghĩa quan trọng, nó là chỉ tiêu
phản ánh sức sinh sản của đời bố mẹ. Khả năng thụ tinh thường được đánh
giá qua tỷ lệ trứng có phôi. thông thường trong sản xuất tỷ lệ thụ tinh thường
được tính theo phần trăm giữ số trứng có phôi và số trứng đem ấp.
Theo trần Huệ Viên (2000), tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Mùa vụ tỷ,lệ trống mái, sự chênh lệch khối lượng đàn bố mẹ, sức khỏe đàn
giống dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường chỉ số cao nhất về tỷ lệ thụ tinh
thường thấy năm đầu. Tỷ lệ thụ tinh cao khi có tỷ lệ trống mái thích hợp.
Tỷ lệ nở là một tính trạng di truyền. Tuy nhiên hệ số di truyền tính
trạng này thấp h
2
= 0,15-0,20 (theo shoffner và Slonn, 1948. Willson, 1945)
cho biết hệ số di truyền tính trạng này h
2
= 0,03-0,05. Mặc dù tỷ lệ nở phụ
22
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
thuộc nhiều vào môi trường xung quanh, nhưng chúng ta vẫn thấy rõ có thể
thu được đàn con khỏe mạnh, có sức sống cao.
Gà con có thể di truyền từ bố mẹ hàng loạt gen gây chết và nửa gây
chết. Những gen này ảnh hưởng xấu đến kết quả ấp nở, chúng gây trường hợp

quái thai và chết phôi.
Ngoài yếu tố di truyền, tỷ lệ ấp nở còn phụ thuộc vào rất nhiều vào điều
kiện môi trường. Ngoài yêu cầu về quy trình ấp thì tỷ lệ nở phụ thuộc lớn vào điều
kiện nuôi dưỡng, chăm sóc đàn giống, nếu trong khẩu phần ăn không đầy đủ các
chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành trứng. Sự thiếu hụt các
thành phần sinh học của trứng sẽ làm quá trình phát triển của phôi không bình
thường. Hàm lượng Protein quá cao hay quá thấp đều làm giảm khả năng ấp nở.
Cùng với hàm lượng protein, chất lượng thức ăn cũng có ý nghĩa quết
định, vì không phải tất cả các loại thức ăn giầu protein đểu ảnh hưởng tốt đến
tỷ lệ nở (Khavenman (1979) - Dẫn theo Chamber (1990). Protein sinh vật có
giá trị sinh học cao được sử dụng tốt hơn protein thực vật, nếu chỉ cho ăn
protein thực vật sẽ làm giảm kết quả ấp nở, vì thế 1/3 protein trong khẩu phần
phải là protein động vật.
Theo nguyên cứu của Khaveman và cộng sự cho biết trong thức ăn các loại
VitaminA, D, E và VitaminB, thì Vitamin B có ảnh hưởng tốt tới tỷ lệ ấp nở.
Thiếu VitaminB làm giảm tỷ lệ đẻ và vỏ trứng mỏng đi. Hàm lượng các nguyên tố
khoáng vi lượng trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của gia cầm.
Chúng ta chỉ hy vọng đạt tỷ lệ nở cao và đàn con nở ra khỏe mạnh từ
những đàn gà bố mẹ có chất lượng tốt. Vì thế cần cho đàn gà bố mẹ ăn đầy
đủ, kết hợp với điều kiện chăm sóc chu đáo, phải tạo môi trường tốt nhất để
gia cầm dễ dàng thích nghi với điều kiện sống mới.
8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
8.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay việc nghiên cứu chọn lọc nhân thuần và lai tạo các giống gà
lông màu có thể nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh hoặc nuôi thả vườn đang
được nhiều nước quan tâm và sử dụng.
23
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49
Trung Quốc trong những năm gần đây đã lai tạo thành công và đưa ra thị
trường nhiều giống gà lông màu thả vườn như gà Tam Hoàng, Lương Phượng, …

Ở Nhật Bản người ta chú trọng lai tạo các con lai để nuôi thịt chất lượng
cao. Các giống gà này được nuôi thời gian dài 85 – 120 ngày, chúng được ăn
bằng thức ăn đặc biệt, trong khẩu phần ăn không có nguồn gốc động vật.
Trong công tác chọn tạo giống, đặc biệt các giống gà cao sản chuyên
trứng thì sự thành thục về tính sớm là một tính trạng mong muốn. Tuy nhiên,
nó phải liên quan tới khối lượng cơ thể, nếu không trứng sẽ đẻ ra nhỏ. Theo
H.Brandsch và H.Biichel dẫn theo Nguyễn Chí Bảo (1978) thì tuổi đẻ quả
trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan nghịch, chọn lọc theo
hướng tăng khối lượng quả trứng sẽ dẫn đến tăng khối lượng cơ thể và tăng
tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Cũng theo các tác giả này thì độ dài chiếu sáng và
ngày nở ảnh hưởng đến tuổi thành thục. Nếu giai đoạn phát triển chính của gà
mái choai diễn ra trong thời gian chiếu sáng ngày ngắn thì thời điểm đẻ quả
trứng đầu tiên sẽ lùi lại.
Về sản lượng trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản theo
L.E.Card(1968) dẫn theo Nguyễn Huy Đạt (1991) được thể hiện theo quy luật
cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ 2, thứ 3 sau đó giảm dần đến hết
năm đẻ.
Nghiên cứu khối lượng trứng theo H.Brandsch và H.Biichell (1978) thì
cho tới nay vẫn chưa có cách nào tăng khối lượng trứng mà không đồng thời
tăng khối lượng cơ thể. Đó cũng là một trong những nguyên nhân phải hạn
chế khối lượng trứng ở mức tương đối để phù hợp với khối lượng gà.
Theo Rarch (1971) khối lượng trứng tăng dần từ khi đẻ cho đến cuối
chu kỳ đẻ. Ở những vùng khí hậu nóng khối lượng trứng thường nhỏ hơn so
với vùng khí hậu mát mẻ.
8.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nước ta trong nhưũng năm gần đây có nhiều những công trình nghiên
cứu về các giống gà thả vườn từ các giống gà nhập ngoại đến các giống gà địa
phương. Từ đó đã cho ra đời nhiều giống gà thuần và gà lai có năng suất chất
24
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49

lượng cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đã có
nhiều kết quả rất đáng khích lệ về chọn lọc, nuôi dưỡng các dòng thuần, các
công trình lai tạo trong thời gian vừa qua.
Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thị Thu Hiền, Dương Thị Anh
Đào. Nhân Thuần và chọn lọc một số tính trạng sản suất của gà Aicập qua 6
thế hệ. Gà AiCập ổn định kiểu hình, mầu sắc lông. Khối lượng cơ thể qua 6
giai đoạn ổn định 9 tuần tuổi trung bình gà mái đạt 668,96g, 19 tuần tuổi gà
mái đạt 1348,10g, khối lượng gà mái lúc đẻ 5% đạt 1409,72g. Tiêu thụ thức
ăn/con/giai đoạn 0-19 tuần tuổi gà mái là 7790g. Qua chọn lọc đã nâng tỷ lệ
đẻ từ 53,49%(thế hệ suất phát) lên 62,63%(thế hệ IV), tương ứng năng suất
trứng 149,79 quả lên 175,36 quả/61 tuần tuổi, do vậy tiêu tốn thức ăn/10
trứng giống giảm 2,72kg xuống 1,92kg. Tỷ lệ lòng đỏ cao đạt 33,31%, tỷ lệ
phôi trung bình 96,30%, tỷ lệ nở/tổng trứng 88,50%, tỷlệ nở/phôi 91,91%, tỷ
lệ gà nở loại 1/tổng trứng ấp 85,34%.
Nguyễn Văn Đại, Đặng Đình Hanh, Nguyễn Văn Vang, Trần Long, Trần
Thanh Vân, Tạ Văn Cấn và cộng sự: Theo dõi một số đặc điểm về ngoại hình, khả
năng sinh trưởng cho thịt của gà lai F1 (trống Mía x mái Kabir) nuôi nhốt và bán
nuôi nhốt tại Thái Nguyên cho kết quả: Phương thức nuôi nhốt có khối lượng là
1851,24g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 2,99kg. Tỷ lệ nuôi sống 88,7%.
Gà Mía: Kêt quả nghiên cứu Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Thánh cho
thấy tỷ lệ nuôi sống đạt 97,53%; sản lượng trứng/6 tháng đẻ là 54,77 quả; Tỷ
lệ phôi đạt 91,53%; tỷ lệ nở/phôi là 90,81%.
Gà Đông Tảo: Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến,
Lê Thị Nga, Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tỷ lệ nuôi sống giai đoạn sinh sản là
89,13%, năng suất trứng/36 tuần đẻ là 67,71 quả, tỷ lệ phôi 89,54%, tỷ lệ gà
loại một/tổng trứng ấp là 70,08%.
25

×