Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
LỜI MỞ ĐẦU
Qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty cổ phần sông Đà 10
đã đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổng công ty Sông
Đà và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc. Với thế mạnh
của mình là một công ty có truyền thống trong lĩnh vực xây dựng với trang thiết
bị thi công đồng bộ, tiên tiến. Đồng thời, đây cũng là hướng phát triển phù hợp
với tình hình phát triển hiện nay của đất nước cũng như triển vọng phát triển của
ngành xây dựng các công trình điện nói chung, công trình thủy điện nói riêng.
Bằng cách đầu tư, liên kết và góp vốn vào một số công ty trong cùng ngành,
công ty có thể phát huy tối đa những mặt mạnh vốn có của mình, hỗ trợ, thúc
đẩy sự tăng trưởng về mặt lợi nhuận những doanh nghiệp này, tạo ra lợi ích cho
cả hai bên. Cũng như những công ty khác, tình hình phát hành chứng khoán để
huy động vốn đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn, trang trải cho hoạt động sản xuất
kinh doanh rất phát triển. Công ty cổ phần Sông Đà 10 đã có những đợt phát
hành có tính hiệu quả cao thực hiện được mục đích chính là bổ sung nguồn vốn
to lớn cho công ty.
Để cho những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của
công ty cũng như xu hướng biến động của chứng khoán do công ty phát hành để
từ đó có sự đánh giá kịp thời dẫn đến quyết định đầu tư đúng đắn đối với công ty
cổ phần Sông Đà 10. Vì vậy e đã chọn đề tài “ Phân tích hoạt động của tổ chức
niêm yết trên cơ sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trường hợp công ty Cổ phần
Sông Đà 10” làm đề tài tiểu luận của mình.
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
I – SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần Sông Đà 10 qua các thời kỳ có nhiều tên gọi khác nhau:
Năm 1963 có tên là Công trường khoan phun xi măng trực thuộc Công ty xây
dựng thủy điện Thác Bà. Đến ngày 5/9/1979 được đổi thành Xí nghiệp xây dựng
đường hầm trực thuộc Công ty xây dựng thủy điện Sông Đà. Năm 1981 Xí
nghiệp xây dựng đường hầm được chuyển đổi thành Công ty và có tên là Công
ty xây dựng công trình ngầm trực thuộc Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông
Đà (theo quyết định số 154 BXD-TCCB ngày 11/02/1981 của Bộ Xây dựng).
Năm 2002 công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng Sông Đà 10 (theo quyết
định số 285/QĐ-BXD ngày 11/3/2002 của Bộ Xây dựng). Tháng 11/2005 được
chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103010419 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp (theo quyết định
số 2114/BXD ngày 14/11/2005 của Bộ Xây dựng) với tên gọi Công ty cổ phần
Sông Đà 10 do Tổng Công ty Sông Đà giữ cổ phần chi phối.
Trong quá trình hoạt động, công ty đã tham gia thi công tại các công trình
xây dựng lớn của Quốc gia như nhà máy thủy điện Hòa Bình - công suất
1.920MW, nhà máy thủy điện Yaly – công suất 720 MvW, nhà máy thủy điện
Sông Hinh, hầm đường bộ qua đèo Hải vân chiều dài 6,7 km, đường Hồ Chí
Minh… Trong giai đoạn 2001-2008 Công ty đã có những bước đột phá to lớn về
công nghệ và kỹ thuật khi tiến hành đầu tư đồng bộ hàng loạt thiết bị thi công
hiện đại được chế tạo bởi các hãng nổi tiếng của các nước G7.
Năm 2005 thương hiệu Công ty Sông Đà 10 đã vinh dự được Trung ương
hội các doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng giải thưởng Sao Vàng đất Việt
2005, giải thưởng hàng năm dành cho các thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu Việt
Nam đạt các tiêu chí cạnh tranh quốc tế. Năm 2008, chứng nhận Sông Đà 10 là
thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đồng thời là thương hiệu nổi tiếng nhất
ngành hàng Xây dựng - Tư vấn - Thiết kế do VCCI và Nielsen công bố.
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
2. Khái quát về đặc điểm tổ chức:
Thể hiện thông qua sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:
3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty:
a) Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình ngầm và dịch vụ dưới lòng đất.
- Xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông và xây dựng công
trình khác.
- Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng, nhà ở.
- Khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.
- Tư vấn xây dựng
- Trang trí nội thất
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông
- Sản xuất, kinh doanh phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng
- Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
- Kinh doanh và xuất nhập khẩu: Phương tiện vận tải cơ giới chuyên dùng
phục vụ thi công xây dựng có trọng tải đến 40 tấn.
- Đầu tư xây lắp các công trình thủy điện vừa và nhỏ, kinh doanh điện
thương phẩm.
- Nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân
- Xây dựng các khu công nghiệp, cảng biển
- Kinh doanh bất động sản
b) Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết
4. Ngày chính thức niêm yết của chứng khoán SDT: Ngày 14/12/2006
II – PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY (2008 – 2010)
1. Bảng cân đối tài sản của công ty:
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: triệu đồng
TÀI SẢN
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I – Tài sản ngắn hạn 463.318 795.489 1.082.752
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 78.457 50.111 98.232
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 21.246 16.575
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 173.458 336.750 442.157
4. Hàng tồn kho 277.901 376.610 509.378
5. Tài sản ngắn hạn khác 4.502 10.772 16.410
II – Tài sản dài hạn 238.112 333.718 450.208
1. Các khoản phải thu dài hạn - - -
2. Tài sản cố định 174.932 227.207 306.558
3. Bất động sản đầu tư - - -
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 57.180 74.341 99.073
5. Tổng tài sản dài hạn khác 6 29.739 43.435
6. Lợi thế thương mại - 2.431 1.142
∑
TÀI SẢN
701.430 1.129.207 1.532.960
NGUỒN VỐN
I – Nợ phải trả 405.759 689.235 1.008.057
1. Nợ ngắn hạn 372.492 592.549 839.257
2. Nợ dài hạn 33.267 96.686 168.800
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
II – Nguồn vốn chủ sở hữu 340.038 413.442 465.366
1. Vốn chủ sở hữu 340.038 413.442 465.366
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - -
III – Lợi ích của cổ đông thiểu số 20.638 26.530 59.537
∑
NGUỒN VỐN
766.435 1.129.207 1.532.960
2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất của công ty:
Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 629.982 848.370 972.255
2 Các khoản giảm trừ 606 147 123
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
629.376 848.223 972.132
4 Giá vốn hàng bán 498.959 695.652 759.131
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
130.417 152.571 213.001
6 Doanh thu hoạt động tài chính 2.640 9.248 20.124
7 Chi phí tài chính 37.694 15.752 58.038
Trong đó: Chi phí lãi vay 15.362 14.532 51.170
8 Chi phí bán hàng - - -
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 34.686 46.189 59.903
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
60.677 99.878 115.184
11 Thu nhập khác 585 17.749 5.694
12 Chi phí khác 76 734 4.335
13 Lợi nhuận khác 509 17.014 1.359
14 Lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết 381 2.888 1.227
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 61.566 119.780 117.770
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 7.694 14.574 15.535
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 53.872 105.206 102.235
3. Phân tích các hệ số tài chính:
Biểu tổng hợp các hệ số tài chính
STT Các chỉ tiêu tài chính
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Nhận xét
2009 so 2010 so
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
với 2008 với 2009
I Hệ số thanh toán
1
Hệ số thanh toán hiện
thời
1,24 lần 1,34 lần 1,29 lần 1,08 lần 0,96 lần
2 Hệ số thanh toán nhanh 0,5 lần 0,71 lần 0,68 lần 1,42 lần 0,96 lần
3 Hệ số thanh toán tức thời 0,21 lần 0,08 lần 0,12 lần 0,38 lần 1,5 lần
4 Hệ số thanh toán lãi vay 4 lần 8,2 lần 2,3 lần 2,05 lần 0,28 lần
II
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
và cơ cấu tài sản
1 Hệ số nợ 0,53 lần 0,61 lần 0,66 lần 1,15 lần 1,08 lần
2 Hệ số vốn chủ sở hữu 0,44 lần 0,37 lần 0,3 lần 0,84 lần 0,81 lần
3 Tỷ suất đầu tư vào TSNH 0,66 lần 0,7 lần 0,71 lần 1,06 lần 1,01 lần
4 Tỷ suất đầu tư vào TSDH 0,34 lần 0,3 lần 0,29 lần 0,88 lần 0,97 lần
III
Hệ số hiệu suất hoạt
động
1
Số vòng quay hàng tồn
kho
1,8 vòng
1,85
vòng
1,5 vòng 1,03 lần 0,81 lần
2 Kỳ thu tiền trung bình 99 ngày
143
ngày
164 ngày 1,44 lần 1,15 lần
3 Số vòng quay VLĐ 1,4 vòng 1,1 vòng 0,9 vòng 0,79 lần 0,82 lần
4 Hiệu suất sử dụng VCĐ 2,7 2,6 2,2 0,96 lần 0,85 lần
5
Số vòng quay toàn bộ
vốn
0,9 vòng 0,8 vòng 0,6 vòng 0,89 lần 0,75 lần
IV Hệ số sinh lời
1
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu
8,56% 12,4% 10,52% 1,45 lần 0,85 lần
2
Tỷ suất sinh lời kinh tế
của tài sản (ROA
E
)
10,97% 11,89% 11,02% 1,08 lần 0,93 lần
3
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế trên vốn kinh doanh
8,78% 10,61% 7,68% 1,21 lần 0,72 lần
4
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn kinh doanh
(ROA)
7,68% 9,32% 6,67% 1,21 lần 0,72 lần
5
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
15,84% 25,45% 21,97% 1,61 lần 0,86 lần
6
Thu nhập một cổ phần
(EPS)
4.155
đồng
8.296
đồng
7.582
đồng
2 lần 0,91 lần
V Hệ số giá thị trường
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
1
Hệ số giá trên thu nhập
(hệ số P/E)
6,74 8,42 7,01 1,25 lần 0,83 lần
2
Hệ số giá thị trường trên
giá trị sổ sách (hệ số
M/B)
1,32 2,01 1,53 1,52 lần 0,76 lần
3 Tỷ suất cổ tức 4,82% 5,22% 5,12% 1,08 lần 0,98 lần
Nhận xét: Qua biểu tổng hợp các chỉ số tài chính của công ty cổ phần sông
Đà 10 từ năm 2008 – 2010 ta rút ra nhận xét:
* Hệ số thanh toán:
- Hệ số thanh toán hiện thời của công ty qua 3 năm lần lượt là 1,24 ; 1,34 ;
1,29 (lần). Các hệ số này khá thấp thể hiện khả năng trả nợ của công ty thấp là
dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà công ty có thể gặp
phải trong việc trả nợ. Hệ số này của năm 2009 cao hơn so với năm 2008 là 0,08
lần, của năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0,04 lần.
- Hệ số thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm lần lượt là: 0,5 ; 0,71 ;
0,68 (lần). Các hệ số này rất thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty
kém. Hệ số này của năm 2009 cao hơn so với năm 2008 là 0,42 lần, chứng tỏ
khả năng thanh toán trong năm 2009 đã được cải thiện tốt hơn, nhưng năm 2010
lại giảm so với năm 2009 0,04 lần.
- Hệ số thanh toán tức thời của công ty qua 3 năm lần lượt là 0,21 ; 0,08 ;
0,12 (lần). Các hệ số này cũng khá thấp chứng tỏ khả năng đảm bảo thanh toán
của công ty thấp. Hệ số này của năm 2009 giảm so với năm 2008 là 0,62 lần do
lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ 78.457 triệu đồng
(2008) xuống còn 50.111 triệu đồng (2009). Đến năm 2010 hệ số này lại tăng so
với năm 2009 là 0,5 lần.
- Hệ số thanh toán lãi vay cuả công ty qua 3 năm lần lượt là 4; 8,2 ; 2,3
(lần). Hệ số này trong 2 năm 2008, 2009 khá cao, đặc biệt là năm 2009 (cao hơn
so với năm 2008 là 1,05 lần chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của công ty
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
tốt; năm 2010 tuy giảm nhiều (giảm 0,72 lần) nhưng hệ số này vẫn đảm bảo cho
công ty có thể có khả năng thanh toán tiền lãi vay.
* Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản:
- Hệ số nợ của công ty qua 3 năm lần lượt là 0,53 ; 0,61 ; 0,66 (lần). Các
hệ số này khá cao chứng tỏ công ty đang phải đi vay nhiều. Các hệ số này tăng
qua từng năm, năm 2009 cao hơn so với năm 2008 là 0,15 lần , năm 2010 lại cao
hơn so với năm 2009 là 0,08 lần.
- Hệ số vốn chủ sở hữu qua 3 năm lần lượt là 0,44 ; 0,37 ; 0,3 (lần). Do số
nợ phải trả tăng nên hệ số vốn chủ sở hữu giảm. Năm 2009 giảm so với năm
2008 là 0,16 lần, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0,19 lần.
- Tỷ suất đầu tư vào TSNH của công ty qua 3 năm là 0,66 ; 0,7 ; 0,71
(lần). Vì hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều và vốn bị đọng lại ở các khoản phải thu
ngắn hạn khá lớn. Năm 2009 cao hơn so với năm 2008 là 0,06 lần, năm 2010
cao hơn so với năm 2009 là 0,01 lần.
- Tỷ suất đầu tư vào TSDH của công ty qua 3 năm là 0,34 ; 0,3 ; 0,29
(lần). Năm 2009 giảm 0,12 lần so với năm 2008, năm 2010 giảm 0,03 so với
năm 2009.
* Hệ số hiệu suất hoạt động:
- Số vòng quay hàng tồn kho của công ty qua 3 năm là 1,8 ; 1,85 ; 1,5
(vòng). Số vòng quay hàng tồn kho của cả 3 năm đều rất thấp. Do việc dự trữ
quá mức dẫn đền tình trạng bị ứ đọng hàng tồn kho, dòng tiền thu được giảm.
Điều này có thể đặt công ty vào tình thế khó khăn về tài chính. Năm 2009 đã
tăng so với năm 2008 là 0,03 lần nhưng năm 2010 lại giảm 0,19 lần so với năm
2009.
- Kỳ thu tiền trung bình của công ty qua 3 năm lần lượt là 99, 143,164
(ngày). Những con số này quá lớn chứng tỏ thời gian để nhận doanh thu của
công ty quá dài, dẫn đến tình trạng nợ khó đòi, gây khó khăn về tài chính cho
công ty. Tình trạng này ngày càng xấu đi khi kỳ thu tiền trung bình của năm
2009 cao hơn so với năm 2008 là 0,44 lần, năm 2010 cao hơn so với năm 2009
là 0,15 lần.
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
- Số vòng quay vốn lưu động của công ty qua 3 năm lần lượt là 1,4 ; 1,1 ;
0,9 (vòng). Số vòng quay vốn lưu động của công ty thấp càng chứng tỏ cho việc
bị ứ đọng hàng tồn kho của công ty. Số vòng quay vốn lưu động năm 2009 giảm
0,21 lần so với năm 2008, năm 2010 giảm 0,18 lần so với năm 2009.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác của công ty qua 3
năm lần lượt là 2,7 ; 2,6; 2,2. Điều này có nghĩa là với 1 đồng vốn cố định và
vốn dài hạn khác cùng năm thì năm 2008 tạo ra 2,7 đồng, năm 2009 tạo ra 2,6
đồng, năm 2010 tạo ra 2,2 đồng doanh thu. Chứng tỏ khả năng tạo doanh thu
của công ty đang giảm đi. Cụ thể là năm 2009 giảm 0,04 lần so với năm 2008,
năm 2010 giảm 0,15 lần so với năm 2009.
- Số vòng quay toàn bộ vốn của công ty qua 3 năm lần lượt là 0,9 ; 0,8 ;
0,6 (vòng). Số vòng quay toàn bộ vốn của 3 năm thấp chứng tỏ hiệu suất sử
dụng vốn của công ty thấp và ngày càng giảm. Cụ thể là năm 2009 giảm 0,11
lần so với năm 2008, năm 2010 giảm 0,25 lần so với năm 2009.
* Hệ số sinh lời:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty lần lượt là 8,56 ;
12,4 ; 10,52 (%). Điều này có nghĩa là khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong năm
doanh nghiệp có thể thu được 8,56 đồng (năm 2008), 12,4 đồng (năm 2009),
10,52 đồng (năm 2010) lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty cao,
tăng nhanh trong năm 2009, cao hơn so với năm 2008 là 0,45 lần nhưng lai giảm
vào năm 2010, giảm 0,15 lần so với năm 2009.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản của công ty qua 3 năm lần lượt là
10,97 ; 11,89 ; 11,02 (%). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản
khi không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của
vốn kinh doanh. Ta thấy các chỉ số này còn khá thấp, tăng chậm. Năm 2009 cao
hơn so với năm 2008 là 0,08 lần, năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 0,07
lần.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh của công ty lần lượt là
8,78 ; 10,61 ; 7,68 (%). Nghĩa là với 1 đồng vốn kinh doanh trong năm có khả
năng sinh lời 8,78đ (2008), 10,61đ (2009), 7,68đ (2010) lợi nhuận trước thuế.
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
Ccas chỉ tiêu này nói chung còn khá thấp. Năm 2009 cao hơn so với năm 2008
là 0,21 lần, năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 0,28 lần.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty lần lượt là 15,84 ;
25,45 ; 21,97 (%). Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng
vốn của chủ sở hữu trong năm. Tuy năm 2008 còn khá thấp nhưng năm 2009
tăng rất nhanh, cao hơn so với năm 2008 là 0,61 lần. Năm 2010 lại giảm so với
năm 2009 là 0,14%.
* Hệ số giá trị thị trường:
- Hệ số giá trên thu nhập của công ty qua 3 năm là 6,74 ; 8,42 ; 7,01. Chỉ
tiêu này phản ánh nhà đầutư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng thu
nhập của công ty. Các hệ số khá cao chứng tỏ các nhà đầu tư đánh giá tốt về
công ty, tăng vào năm 2009, cao hơn so với năm 2008 là 0,25 lần, giảm vào năm
2010, giảm 0,17 lần so với năm 2009.
- Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách của công ty qua 3 năm là 1,32 ;
2,01 ; 1,53. Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ
sách 1 cổ phần của công ty. Các hệ số này khá cao thể hiện triển vọng của công
ty. Năm 2009 cao hơn so với năm 2008 là 0,52 lần, năm 2010 giảm 0,23 lần so
với năm 2009.
- Tỷ suất cổ tức của công ty qua 3 năm là 4,82 ; 5,22; 5,12 (%). Chỉ tiêu
này phản ánh, nếu nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng vào cổ phần của công ty thì có thể
thu được bao nhiêu cổ tức. Tỷ suất cổ tức ở mức vừa, tăng vào năm 2009, cao
hơn so với năm 2008 là 0,08 lần và năm 2010 giảm 0,02 lần so với năm 2009.
III – PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG
KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Biểu đồ thể hiện xu hướng biến động giá cổ phiếu SDT qua các giai đoạn:
Để thấy một cách rõ ràng và hình ảnh hơn về hoạt động cổ phiếu của công
ty, ta có thể xét một số biểu đồ về biến động giá cổ phiếu trên thị trường:
Biểu đồ biến động giá cổ phiếu SDT từ năm 2007 – đầu năm 2012
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá của cổ phiếu SDT trong giai đoạn 2007 - đầu
năm 2012 thay đổi rẩt thất thường. Xuất phát từ tháng 1/2007 giá cổ phiếu vào
khoảng 21000 VNĐ. Chỉ trong vòng khoảng 4 tháng giá cổ phiêu đã lên tới mức
56000 VNĐ. Trong cùng năm đó, đến tháng 11 giá cổ phiếu đã đạt mức đỉnh
vào khoảng 77000 VNĐ. Sau đó giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh và chỉ trong
vòng chưa đầy 7 tháng giá cổ phiếu đã rớt xuống tận dưới 10000 VNĐ (vào
tháng 6/2008). Vào tháng 9/2008,giá cổ phiếu tăng đến 23000 VNĐ, rồi lại tiếp
tục giảm đến gần 8000 VNĐ (Tháng 3/2009). Sau đó giá cổ phiếu tăng nhanh và
đạt ngưỡng 38000 VNĐ vào khoảng cuối tháng 10 năm 2009. Tiếp đó giá cổ
phiếu sụt giảm nhanh trong khoảng 2 tháng tiếp theo, xuống đến mức thấp nhất
là khoảng 22000 VNĐ sau đó lại tiếp tục tăng vào tháng 5 năm 2010 (khoảng
37000 VNĐ). Tiếp tục trong khoảng 16 tháng tiếp theo cho đến nay, giá cổ
phiếu vẫn tiếp tục lên xuống thất thường, nhưng xu hướng chung là giảm liên
tiếp và hiện tại giá của cổ phiếu vào khoảng 9000 VNĐ.
Biểu đồ tăng trưởng khối lượng – giá sổ sách
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
Qua biểu đồ ta thấy, giai đoạn 2006 – 2007 khối lượng cổ phiếu chỉ là 6
triệu cổ phiếu thì sau đợt phát hành cổ phiếu mới vào quý 1/2008 khối lượng cổ
phiếu đã lên tới gần 12 triệu cổ phiếu. Giá trị sổ sách của cổ phiếu tăng liên tục
từ chỉ khoảng 8500 VNĐ vào năm 2006 tăng vọt lên 27400 VNĐ vào quý
4/2007 và lên tới 40200 VNĐ vào quý 2/2011.
Biểu đồ tăng trưởng EPS - Giá
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy mức tăng trưởng của giá không phụ thuộc
vào thu nhập trên một cổ phần (EPS).
2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tăng, giảm của cổ phiếu
SDT:
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
Sự phát triển của cổ phiếu SDT gắn liền với sự phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam và trên thế giới.
Công ty cổ phần sông Đà 10 đã tiến hành phát hành cổ phiếu vào giai
đoạn phát triển của thị trường chứng khoán (cuối năm 2006). Đến năm 2007 là
giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ do Luật chứng khoán được ban hành,
thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập, điều này giúp
cho giá của cổ phiếu SDT đạt đỉnh với mức giá là 77000 VNĐ (tháng 11/2007).
Năm 2008, các thông tin xấu đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư, nổi bật
là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, sự
leo dốc của giá xăng… khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm
mạnh, cụ thể với cổ phiếu SDT: giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh và chỉ trong
vòng chưa đầy 7 tháng giá cổ phiếu đã rớt xuống tận dưới 10000 VNĐ (vào
tháng 6/2008). Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip và sự hỗ trợ từ
đối tác nước ngoài, từ tháng 6 đến đầu tháng 9 năm 2008, thị trường chứng
khoán đã phục hồi trong ngán hạn. Vào tháng 9/2008, giá cổ phiếu SDT tăng
đến 23000 VNĐ, rồi lại tiếp tục giảm đến gần 8000 VNĐ (Tháng 3/2009). Tiếp
đó giá cổ phiếu sụt giảm nhanh trong khoảng 2 tháng tiếp theo, xuống đến mức
thấp nhất là khoảng 22000 VNĐ sau đó lại tiếp tục tăng vào tháng 5 năm 2010
(khoảng 37000 VNĐ).
Đầu năm 2010, do sự biến động bất thường của thị trường nên các nhà
đầu tư trở nên thận trọng hơn, giai đoạn này chính phủ áp dụng những biện pháp
nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế cấp vốn cho các kênh
như chứng khoán, bất động sản. Đồng thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu
thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền trên thị trường càng trở nên
khan hiếm. Năm 2011, giá vàng tăng cao khiến các nhà đầu tư chạy sang việc
tích vàng hơn là đầu tư chứng khoán.Vì thế giá cổ phiếu SDT vẫn tiếp tục lên
xuống thất thường, nhưng xu hướng chung là giảm liên tiếp và hiện tại giá của
cổ phiếu vào khoảng 9000 VNĐ.
IV – KẾT LUẬN
1. Nhận xét:
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
a) Những ưu điểm, thuận lợi:
- Công ty đã có truyền thống hơn 40 năm xây dựng, trưởng thành, có kinh
nghiệm trong thi công và ứng dụng khoa học công nghệ về thi công công trình
và luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Tổng công ty Sông Đà.
- Về nguồn lực: Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân kỹ
thuật đã có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, thi công, có tinh thần đoàn kết,
yêu ngành, yêu nghề và đầy nghị lực.
- Về thiết bị: Công ty đang quản lý hơn 600 đầu xe máy, thiết bị hiện đại
được chế tạo bởi các hãng nổi tiếng của các nước công nghiệp.
- Quá trình hội nhập tạo điều kiện cho công ty tiếp cận được nền khoa học,
công nghệ cao và phương thức quản lý tiên tiến.
b) Những khó khăn, hạn chế:
- Trong giai đoạn kinh tế xã hội hiện nay chỉ số lạm phát tăng cao, giá cả
hàng hóa, xăng dầu, vật liệu xây dựng biến động liên tục, nhà nước có các biện
pháp thắt chặt quản lý tiền tệ đã ảnh hưởng đến nguồn vốn và tiến độ một số
công trình của Công ty đã và sẽ thi công.
- Hiện nay, trong nước đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực, ngành nghề truyền thống của công ty là thi công công trình ngầm, do vậy
cạnh tranh giữa các đơn vị ngày càng gay gắt.
- Trình độ lao động chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của công ty.
2. Xu hướng hoạt động của công ty cổ phần sông Đà 10:
a) Định hướng:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng: giảm dần tỷ trọng giá trị
sản phẩm xây lắp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp nhưng tỷ trọng giá
trị sản phẩm xây lắp vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Đầu tư và hợp tác đầu tư phát triển sang các lĩnh vực mới có tiềm năng.
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng
cao uy tín và thương hiệu Sông Đà 10 ở trong nước và trong khu vực.
b) Chiến lược phát triển của công ty:
* Chiến lược về thị trường: Xây dựng thương hiệu Sông Đà 10 là một
thương hiệu mạnh trong lĩnh vực xây lắp, có khả năng đảm nhận thi công trọn
gói các dự án về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông Mở rộng và phát triển thị
trường sang các lĩnh vực mới nhiều tiềm năng.
* Chiến lược tổ chức và phát triển doanh nghiệp: Tiếp tục hoàn thiện
mô hình tổ chức công ty cổ phần Sông Đà 10, hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ con có tính chuyên môn hoá cao.
* Chiến lược đầu tư: Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công theo
hướng hiện đại, công nghệ mới và tiên tiến.
* Chiến lược xây dựng, phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển
nguồn lực con người mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và
tay nghề cao.
* Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính: Khai thác triệt để mọi tiềm
năng về vốn, đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản để phát triển công ty, nâng
cao tiềm lực và khả năng cạnh tranh.
* Chiến lược ứng dụng tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào
công tác quản lý điều hành, thiết kế, thi công: Tăng cường ứng dụng các thành
tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực.
3. Đề xuất, giải pháp:
* Giải pháp thực hiện chiến lược thị trường: Xác định thị trường của công
ty theo từng lĩnh vực SXKD để có chiến lược tiếp thị đấu thầu. Nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị
năng lực và thương hiệu của công ty trên thị trường.
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10
Bài thực hành nghiệp vụ thị trường chứng khoán
* Giải pháp thực hiện tổ chức và phát triển doanh nghiệp: Sắp xếp, đổi
mới lại các đơn vị trực thuộc phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty.
* Giải pháp thực hiện chiến lược đầu tư: Cân đối thiết bị với nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh, xác định thiết bị đầu tư mới để đầu tư đồng bộ, nâng cao
năng lực thiết bị thi công có công nghệ tiên tiến hiện đại.
* Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức, sắp
xếp, lựa chọn, bố trí và quy hoạch cán bộ cho công ty và các đơn vị thành
viên. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các cán bộ lãnh đạo.
* Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển nguồn lực tài chính: Tăng
cường tiềm lực tài chính của công ty bằng cách phát hành cổ phiếu tăng vốn
điều lệ, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả
kinh tế, tích luỹ và phát triển vốn chủ sở hữu.
* Giải pháp thực hiện chiến lược ứng dụng tiến bộ về khoa học kỹ thuật
vào công tác quản lý điều hành, thiết kế, thi công: Nghiên cứu và ứng dụng các
công nghệ trong công tác thiết kế và thi công để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất
nâng cao lợi nhuận của công ty.
MỤC LỤC
Nguyễn Mỹ Quỳnh Trâm – TCNH BK10