Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

luận án về quá trình nghiện cứu ở các lại cây (đặc biệt trong lâm nghiệp) và các phương pháp canh tác và kỹ thuật lâm sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.06 KB, 25 trang )

- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, nhu cầu gỗ cho
xây dựng và các nhu cầu khác trên thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ liên
tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội và hướng
công nghiệp chế biến gỗ đến sự phát triển bền vững thì trồng rừng thâm canh
là biện pháp được các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đặt ra từ
nhiều năm qua. Trong hơn thập kỷ qua việc trồng rừng kinh tế đã được chú
trọng. Những loài cây trồng rừng kinh tế chủ yếu đó là những loài cây nhập
nội bởi cho năng suất cao như keo, bạch đàn, cây keo được trồng phổ biến
nhất, gồm các loài: Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, đang được phát
triển rộng rãi bởi tính ưu việt của nó. Những năm gần đây, việc đưa cây keo
lai trồng ở nước ta mang lại hiệu quả kinh tế cao đã mở ra hướng phát triển
kinh tế cho người người dân. Cây keo lai được đưa vào trồng vừa rút ngắn
chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện môi trường tốt.
Hiện nay cây Keo lai đã và đang được nhân giống theo nhiều phương pháp.
Các nhà khoa học Việt Nam đã nhân được nhiều dòng khác nhau bao gồm
giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên khi đưa các dòng giống
vào sản xuất cần được khảo nghiệm trên từng địa phương hoặc các điều kiện
lập địa khác nhau. Trong những năm gần đây diện tích trồng rừng cây Keo lai
tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ngày càng được mở rộng nhằm cung cấp
nguyên liệu cho Nhà máy ván ép, ván dăm, gỗ bóc, Xưởng chế biến gỗ, sử
dụng phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên việc dánh giá
khả năng sinh trưởng làm cơ sở khoa học cho việc xác định biện pháp kỹ
thuật tác động cũng như dự báo sản lượng của rừng là cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra đánh giá
sinh trưởng của loài cây Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
- 2 -
trồng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”. Để làm cơ sở xây dựng mô hình
sản lượng trong việc trồng rừng nguyên liệu trong những năm tới.


1.2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp thêm những thông tin về sinh trưởng và tính thích nghi của
cây Keo lai trồng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Làm cơ sở đề xuất được
một số biện pháp kỹ thuật cũng như dự báo sản lượng rừng, phục vụ công tác
trồng rừng nguyên liệu cho địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng Keo lai theo tuổi tại
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích được quy luật kết cấu, tương quan của lâm phần Keo lai.
- Tìm hiểu được một số biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh
trưởng và tăng trưởng của rừng.
- Đề xuất một số giải pháp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng
thâm canh hiện nay
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng trồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) thuần
loài, trồng từ 4-6 năm tuổi.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài triển khai trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Chỉ nghiên
cứu những lâm phần trồng thuần loài, đã có sự cạnh tranh về không gian dinh
dưỡng. Kết quả nghiên sinh trưởng tại thời điểm điều tra mà chưa đi sâu
nghiên cứu biến động sinh trưởng theo tuổi.
1.5. Ý nghĩa đề tài
1.5.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
Giúp học viên hiểu biết thêm về các kiến thức điều tra ngoài thực tế, nâng
- 3 -
cao kiến thức cả về lý thuyết và thực hành. Từ đó nâng cao trình độ, chuyên môn,
nghiệp vụ, kỹ thuật làm tiền đề cho mỗi học viên khi ra trường có kiến thức vững
vàng áp dụng vào công tác khi tốt nghiệp ra trường.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất

- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất những giải pháp kỹ thuật tối
ưu nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa An nói
riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Tổng quan những vấn đề nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu mô hình sinh trưởng
Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những phần
mềm máy tính phức tạp đã và đang là những công cụ quan trọng trong quản lý
rừng (Vanclay, 1998; Pote' and Bartelink, 2002). Sinh khối và hấp thụ cacbon
có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng. Trên thế giới đã có rất nhiều
mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm hiểu được phương
pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần phải xác định được những điểm
chung để phân loại mô hình (Vanclay, 1998). Rất nhiều tác giả đã cố gắng để
phân loại mô hình theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau
(Pote' and Bartelink, 2002). Có thể phân loại mô hình thành các dạng chính
sau đây:
1. Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những đo
đếm của sinh trưởng và các điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm
- 4 -
mà không xét đến các quá trình sinh lý học.
2. Mô hình động thái (process model), mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ
các cơ chế hóa sinh, lý sinh trong hệ sinh thái và sinh vật (Constable
and Friend, 2000).
3. Mô hình hỗn hợp (hybrid/mixed model), kết hợp phương pháp xây
dựng hai loại mô hình trên đây để xây dựng mô hình hỗn hợp.
Mô hình thực nghiệm đòi hỏi ít tham số (biến số) và có thể dễ dàng mô
phỏng sự đa dạng về quản lý cũng như xử lý lâm sinh, nó là công cụ định
lượng sử dụng có hiệu quả và phù hợp trong quản lý và lập kế hoạch quản lý

rừng (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay and Skovsgaard, 1997; Vanclay,
1998). Phương pháp này có thể phù hợp để dự đoán sản lượng ngắn hạn trong
khoảng thời gian mà các điều kiện tự nhiên cho sinh trưởng của rừng được
thu thập số liệu tạo nên mô hình vẫn chưa thay đổi lớn. Mô hình thực nghiệm
thường được thể hiện bằng các phương trình quan hệ hoặc phương trình sinh
trưởng dựa trên số liệu sinh trưởng đo đếm thực nghiệm mà thông thường
không xét đến ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường, vì các ảnh
hưởng này được coi như đã được tích hợp vào sinh trưởng của cây. Đối với
mô hình thực nghiệm, các phương trình sinh trưởng và biểu sản lượng có thể
phát triển thành một biểu sản lượng sinh khối hoặc cacbon tương ứng. Tuy
nhiên, mô hình sinh trưởng thực nghiệm không đầy đủ. Chúng không thể sử
dụng để xác định hệ quả của những thay đổi của điều kiện môi trường đến hệ
sinh thái và cây như sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính, nhiệt độ, hoặc chế
độ nước… (Landsberg and Gower, 1997; Peng et al, 2002).
Mô hình động thái mô phỏng quá trình sinh trưởng, với đầu vào là các
yếu tố cơ bản của sinh trưởng như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng đất…, mô
hình hóa quá trình quang hợp, hô hấp và sự phân phát những sản phẩm của
các quá trình này trên rễ, thân và lá (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay,
- 5 -
1998). Nó còn gọi là mô hình cơ giới (mechanistic model) hay mô hình sinh
lý học (physiological model). Mô hình động thái phức tạp hơn rất nhiều so
với mô hình thực nghiệm nhưng có thể sử dụng để khám phá hệ quả của sự
thay đổi môi trường đến hệ sinh thái, sinh vật (Dixon et al, 1990; Landsberg
and Gower, 1997). Tuy nhiên, mô hình động thái cần một số lượng lớn các
tham số (biến số) đầu vào, nhiều tham số lại không dễ đo, cần thời gian dài để
đo và/hoặc không thể đo được với cá điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ở các
nước đang phát triển (vd. Mô hình nổi tiếng CENTURY mô phỏng động thái
cacbon trong hệ sinh thái rừng và nông lâm kết hợp cần tới hơn 600 tham số
đầu vào (Ponce-Hernandez, 2004).
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều mô hình động thái hay mô hình

hỗn hợp được xây dựng để mô phỏng quá trình phát triển của hệ sinh thái
rừng như BIOMASS, ProMod, 3 PG, Gen WTO, CO
2
Fix, CENTURY…
(Landsberg and Gower, 1997; Snowdon et al, 2000; Schelhaas et al, 2001).
Trong trường hợp không đủ số liệu đầu vào thu thập được từ các quá trình tự
nhiên của hệ sinh thái và cây, để sử dụng các mô hình này, người ta phải sử
dụng hàng loạt các giả định (assumptions), chính vì vậy tính chính xác của
mô hình phụ thuộc rất nhiều vào các sự phù hợp của các giả định này đối với
đối tượng nghiên cứu.
1.1.1.2. Về sinh trưởng
Pinso và Nasi (1991), đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp
thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả
yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng đánh giá được sinh trưởng của
cây Keo lai tự nhiên đời F
1
tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song
kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie
River (Queesland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F
2
trở đi mặc
dầu có một số cây có khá hơn nhưng không đồng đều so với trị số trung bình
- 6 -
và còn kém hơn cả Keo tai tượng.
Khảo sát của Cyril Pinso từ năm 1991 đã cho thấy Keo lai có rất nhiều
đặc trưng nổi bật so với bố mẹ là nó sinh trưởng nhanh, thân có độ thẳng
trung gian giữa hai loài bố và mẹ, chất lượng gỗ tốt hơn so với loài
A.mangium. Pinso và Nasi (1991), đánh giá chỉ tiêu chất lượng của cây Keo
lai thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, ở
cây Keo lai đều tốt hơn 2 loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho

trồng rừng thương mại. Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh
trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990).
1.1.1.3. Về lập địa trồng rừng
Keo lai có thể tìm thấy ở tất cả các lập địa trồng A.mangium và sinh
trởng tốt trong nhiều trường hợp, tác giả cho rằng Keo lai có yêu cầu lập địa
tương tự như A.mangium, Theo Cyrin (1977).
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trong thời gian qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những
nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Tuy nhiên,
cấu trúc rừng là một vấn đề có nội dung phong phú và đa dạng, cho nên chỉ
những đặc trưng cấu trúc có liên quan đến đề tài mới được đề cập đến.
Những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt
Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt
Nam từ năm 1961 đến năm 1965 đã được chỉ ra bởi Trần Ngũ Phương (1970).
Nhân tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy
luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất.
Do có sự hỗ trợ của các phần mềm tính toán nên những năm gần đây có
- 7 -
rất nhiều công trình nghiên cứu định lượng về cấu trúc rừng, nổi bật là các
công trình của các tác giả sau: Đồng Sỹ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và hệ
đường cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ kính cho
rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Sử
dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ
sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng của
Nguyễn Hải Tuất (1975),
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta đã có
những bước phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp nhằm nâng cao
hiểu biết về rừng, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất kinh

doanh rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên
về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện
pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường thiếu yếu tố sinh thái nên chưa thực
sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Bản chất của các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết những mâu thuẫn sinh thái phát sinh
trong quá trình sống giữa các cây rừng và giữa cây rừng với môi trường. Vì
vậy, để đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên
cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái
học, lâm học và sản lượng.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng
So sánh cây Keo tai tượng với cây Keo lai, thì Keo lai có tỷ trọng gỗ
lớn hơn 13,2 - 23,5% trong lúc thể thể tích của nó lại lớn hơn Keo tai tượng
rất nhiều nên khối lượng gỗ lại càng lớn hơn Keo tai tượng. Còn so với Keo lá
tràm tại Đông Nam bộ thì tỷ trọng gỗ tuy kém (15,9%) song thể tích lại lớn
hơn nhiều nên khối lượng gỗ của nó vẫn lớn hơn hẳn Keo lá tràm, theo Lê
Đình Khả và cộng sự (1997).
Một số nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, tính thích nghi của Keo lai
- 8 -
và tính chất gỗ, tác dụng cải tạo độ phì của đất cho thấy với chu kỳ kinh
doanh ngắn (7-8 năm) Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao về giá trị kinh
tế và sinh thái môi trường. Năng suất bình quân năm đạt từ 20-25 m
3
/ha/năm
cao gấp hơn 3 lần so với Bạch đàn Uro, Keo tai tượng năng suất bình quân chỉ
đạt 6-8 m
3
/ha/năm. Hiện nay đã có trên 25 tỉnh, thành phố trên cả nước đã và
đang trồng Keo lai với diện tích hàng chục ngàn ha. Nghiên cứu của

Viên

Ngọc Nam, Hồng Nhật (2005) về sinh khối cây Keo lai trồng tại một số tỉnh
phía Nam nước ta cho thấy sinh khối Keo lai trồng đạt 46,69-52,11 tấn/ha ở
tuổi 5, sinh khối tăng trung bình hàng năm là 9,34 tấn/ha/năm và 82,22-19,68
tấn/ha/năm đối với rừng 7 tuổi, lượng sinh khối tăng trung bình hàng năm
16,44 tấn/ha/năm. Nghiên cứu này đã sử dụng hàm tuyến tính có dạng log
(W) = log(a) + log(D1,3) để mô tả tương quan sinh khối các bộ phận của cây
với đường kính (D1,3).
1.1.2.3. Về lập địa và kỹ thuật trồng
Đề xuất của Trần Quang Việt và cộng sự (2001) về trồng Keo lai cho
cả 9 vùng sinh thái có lượng mưa từ 1.500-2.500mm, độ cao so mặt biển 30-
1.000m trên các loại đất Fv, Fs, Fa, FHk, Fhv, FHs, trên đất trống quá thoái
hoá với phương thức trồng thuần loại. Nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng
sự (2001) kết quả cho thấy để nâng cao năng suất rừng Keo lai, việc bón phân
khoáng với phân vi sinh cho thể tích cây tăng so với đối chứng, sau đó là kết
hợp bón supe lân với phân vi sinh hoặc NPK với than bùn.
Nghiên cứu Nguyễn Huy Sơn (2004), thực hiện cùng thời gian với
nghiên cứu trên nhưng thực hiện tại Cam Lộ, Quảng trị cho thấy mật độ cây
trồng Keo lai trong khoảng 1.330-2.550 cây/ha thì mật độ 1.660cây/ha là khá
hơn sau 1 năm trồng. Việc bón lót phân NPK kết hợp với phân vi sinh đã cho
sinh trưởng Keo lai tốt hơn, trong khi việc tỉa cành ở giai đoạn cây còn nhỏ 1
năm tuổi không mang lại kết quả mong đợi. Theo Phạm Thế Dũng, Nguyễn
- 9 -
Thanh Bình, Ngô Văn Ngọc (2005) từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ trồng đến sinh trưởng của rừng Keo lai 3 tuổi cho thấy nếu trồng rừng Keo
lai làm nguyên liệu giấy thì mật độ 1.428 cây/ha là thích hợp, nhưng nếu
trồng vừa để lấy gỗ lớn vừa để lấy gỗ nhỏ thì mật độ 1.111 cây/ha là thích
hợp.
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý

Hoà An là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vị trí trung
tâm của tỉnh và gần bao quanh thành phố Cao Bằng. Có toạ độ địa lý từ
106
0
00

00

đến 106
0
24

33

kinh độ Đông và từ 22
0
30

33

đến 22
0
52

30

vĩ độ
Bắc.
Ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn:
- Phía Bắc giáp các huyện Hà Quảng và Trà Lĩnh;

- Phía Nam giáp huyện Thạch An;
- Phía Đông giáp các huyện Quảng Uyên và Phục Hòa;
- Phía Tây giáp các huyện Nguyên Bình và Thông Nông.
Hiện nay, huyện Hòa An có tổng diện tích tự nhiên là 60.710,33 ha,
dân số là 53.726 người, chia thành 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 01 thị
trấn.
Trung tâm huyện Hòa An là thị trấn Nước Hai, nằm trên tỉnh lộ 203
cách thành phố Cao Bằng 16 km về hướng Tây Bắc. Trên địa bàn huyện, giao
thông đường bộ chủ yếu là các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh gồm có
Quốc lộ 3, Quốc lộ 34, tỉnh lộ 204, tỉnh lộ 203 và nhờ có các tuyến đường này
mà Hòa An đã trở thành cầu nối giữa trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa,
xã hội của tỉnh Cao Bằng với các huyện, thành phố trong tỉnh, với các tỉnh
trong vùng và nước láng giềng Trung Quốc (Hòa An cách cửa khẩu Sóc
- 10 -
Giang 40 km). Nhìn chung, huyện Hòa An có vị trí tương đối thuận lợi để
giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa bàn khác trong và
ngoài tỉnh và với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa qua cửa khẩu Sóc
Giang.
1.2.1.2. Địa hình
Huyện Hòa An có kiến tạo địa hình dạng lòng máng dọc theo sông
Bằng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 350 m so với mực
nước biển. Địa hình ở đây chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đồi núi thấp xen
kẽ địa hình castơ (đá vôi) với các thung lũng sâu, kín và bồn địa giữa núi. Sự
phân hóa nền địa hình chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi đất, địa hình
thũng lũng và địa hình núi đá.
- Dạng địa hình đồi núi đất: có độ cao trung bình từ 300 - 350 m, phân
bố ở các xã phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của huyện. Địa hình có độ dốc
thoải ở ven rìa các khối núi, càng tiến vào trong càng dốc. Đất đai phần lớn có
độ dốc trên 25
0

xen kẽ có các thung lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải, có
độ dốc dưới 20
0
, dạng địa hình này chiếm khoảng 63% diện tích toàn huyện.
- Dạng địa hình thung lũng bồn địa: có độ cao trung bình 140 - 200 m
so với mực nước biển, phân bố chủ yếu trên địa bàn 8 xã, thị trấn trung tâm
huyện dọc theo 2 bờ sông Bằng. Đây là một bồn địa lớn của tỉnh, được hình
thành do sự bồi đắp phù sa của các sông, suối thuộc hệ thống sông Bằng, có
địa hình tương đối bằng phẳng và là vùng sản xuất lúa màu tập trung lớn của
huyện. Dạng địa hình này chiếm khoảng 17% diện tích toàn huyện.
- Dạng địa hình núi đá: có độ cao trung bình từ 350 - 400 m, phân bố
chủ yếu ở các xã phía Đông, Đông Bắc và phía Tây của huyện trên địa bàn 6
xã, trong đó tập trung chủ yếu ở 4 xã phía Đông huyện. Dạng địa hình này
chủ yếu là các dãy núi đá vôi dốc đứng xen kẽ các thung lũng nhỏ, hẹp. Khả
năng khai thác sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp bị hạn chế, chỉ có thể
- 11 -
canh tác được ở các thung lũng. Một hạn chế khác của dạng địa hình này là
thiếu nước, thậm chí nước sinh hoạt cũng thiếu vào mùa khô. Vùng địa hình
này chiếm khoảng 20% diện tích toàn huyện.
Đặc điểm địa hình của huyện Hòa An cho thấy sự phân hóa rõ rệt, các
dạng địa hình khác nhau gây khó khăn cho việc đi lại và xây dựng cơ sở hạ
tầng nhưng lại mang sự đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng đất. Vì vậy,
việc khai thác sử dụng đất cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc
biệt là ở các vùng đồng bằng, nơi tập trung đông dân cư gắn liền với quá trình
đô thị hóa và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh gây sức ép lớn. Các vùng địa hình
đồi núi cần gắn việc khai thác sử dụng với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường
nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng.
1.2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu: Huyện Hòa An chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu lục địa
nhiệt đới gió mùa và phân hoá thành 2 mùa:

- Mùa đông nhiệt độ thấp, khô lạnh, ít mưa, đôi khi có sương muối.
- Mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, đôi khi có mưa đá.
Những đặc trưng trong chế độ khí hậu thời tiết như sau:
- Chế độ nhiệt: nền nhiệt độ trung bình cả năm vào khoảng 20 - 22
0
C,
nhiệt độ trung bình tối cao là 32,3
0
C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tối thấp là
10,4
0
C (tháng 1). Nền nhiệt độ phân hóa theo 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa
nóng ẩm từ tháng 5 - 9, mùa lạnh khô từ tháng 10 - 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình các tháng mùa nóng đạt 26,2
0
C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh
khoảng 18,9
0
C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khoảng
8,4
0
C.
- Tổng tích ôn: hàng năm đạt khoảng 7.890
0
C, trong đó vụ đông xuân
đạt 3.318
0
C, vụ mùa đạt khoảng 4.752
0
C. Với nền nhiệt độ như trên có thể

- 12 -
canh tác được 2 - 3 vụ cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
- Chế độ mưa: huyện Hòa An có lượng mưa bình quân khoảng 1.300 -
1.500 mm/năm, tuy nhiên phân bố không đều trong năm: lượng mưa trong
mùa mưa (từ tháng 3 - 8) chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.
- Lượng bốc hơi: bình quân 800 - 1.000 mm/năm.
- Độ ẩm: trung bình cả năm đạt 82%.
Nhìn chung, chế độ mưa, ẩm của huyện tương đối khá nhưng không
đều. Sự chênh lệch lượng mưa giữa các mùa ảnh hưởng đến độ ẩm trong mùa
khô, lạnh làm hạn chế đáng kể tới khả năng tăng vụ cây trồng trên những diện
tích chưa chủ động được nước tưới.
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: trên địa bàn huyện Hòa An còn có
một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như sau:
+ Mưa đá: có thể xảy ra vào các tháng 3, 4 và 9, 10. Tuy ít gặp nhưng
thường gây thiệt hại lớn cho cây trồng ngắn ngày như rau, thuốc lá, ngô,
lúa…
+ Sương muối: có thể xảy ra trong các tháng 12 và tháng 1 thường đi
đôi với rét hại nên gây thiệt hại nặng cho các loại cây trồng và đàn gia súc,
gia cầm.
+ Lũ lụt: thường xảy ra trong các tháng mùa mưa tại các vùng ven sông
suối gây lũ quét, xói lở đất… ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
Với đặc điểm khí hậu và thời tiết như trên, đòi hỏi khi quy hoạch sử
dụng đất cần chú trọng phát huy ưu thế về nền nhiệt, độ ẩm để bố trí cây trồng
hợp lý nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời cần hạn chế những bất lợi
của thời tiết, khí hậu đến đất đai và cây trồng như xói mòn rửa trôi đất, khô
hạn, sương muối, mưa đá… bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để đảm
bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
* Thủy văn: Hoà An có nguồn nước khá dồi dào với mạng lưới sông
- 13 -
suối khá dày song lại phân bố không đều. Tại các vùng đồi núi thấp, nhìn

chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng đủ nước sinh hoạt và sản
xuất, nhưng ở các vùng núi đá vôi rất thiếu nước, nhất là vào mùa khô.
a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu được cung cấp
bởi các sông, suối, hồ,… Các con sông chính chạy qua huyện và hồ đập gồm:
- Sông Bằng: là sông chính chảy qua huyện, với 2 chi lưu lớn là sông
Tsè Lao ở phía Tây và sông Tả Pàng ở phía Đông Bắc. Hai chi lưu này hợp
với sông Bằng ở thị trấn Nước Hai. Sông Bằng chảy qua địa phận huyện Hoà
An với độ dài 40 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông có lưu lượng
Qmax: 1.879 m
3
/s, Qmin: 7,43 m
3
/s. Đây là nguồn chính cung cấp nước tưới
cho cánh đồng lúa của huyện Hoà An.
- Sông Hiến: chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc với độ dài hơn 20
km, đi qua địa bàn các xã nằm ở phía Nam huyện. Sông có lưu lượng Qmax:
431 m
3
/s, Qmin: 3,38 m
3
/s.
b. Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở Hoà An chưa được điều tra, khảo sát chi tiết, tuy
nhiên ở nhiều nơi nhân dân đã sử dụng giếng đào lấy nước sinh hoạt.
1.2.1.3. Thổ nhưỡng, các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất: Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và
hoạt động sản xuất của con người cũng như tính đặc thù về vị trí địa lý, trên
địa bàn huyện Hòa An đã hình thành 7 nhóm đất chính với diện tích như sau:
- Đất phù sa: 3.667,43 ha, chiếm 5,55% diện tích tự nhiên.

- Đất xám: 37.947,62 ha, chiếm 57,47% diện tích tự nhiên.
- Đất nâu: 6.332,31 ha, chiếm 9,59% diện tích tự nhiên.
- Đất đen nứt nẻ: 108,15 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên.
- Đất tích vôi: 108,20 ha, chiếm 0,16% diện tích tụ nhiên.
- 14 -
- Đất đỏ: 5.494,40 ha, chiếm 8,32% diện tích tự nhiên.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: 2.265,48 ha, chiếm 3,43% diện tích tự nhiên.
Năm nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Hòa An là đất xám, đất nâu, đất
đỏ, đất phù sa và đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong đó, nhóm đất xám chiếm hơn
nửa tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đáng chú ý, huyện Hòa An còn có
nhóm đất đen, tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng đây là nhóm đất hiếm gặp mà ở
một số nơi khác không có (phân bố ở các xã Dân Chủ, Ngũ Lão, Quang
Trung).
* Đất rừng: Diện tích đất rừng của huyện Hòa An năm 2010 là
47.291,21 ha, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ với diện tích là 45.497,99
ha; rừng trồng với diện tích là 1.723,21 ha và rừng đặc dụng có diện tích nhỏ
với 70,01 ha. Độ che phủ rừng của huyện hiện tại đạt 52%. Thảm thực vật
rừng tự nhiên chủ yếu là các loài thân gỗ và tre nứa có sức tái sinh mạnh.
Thảm thực vật rừng trồng có thông, sa mộc, bạch đàn, keo,… Để đảm bảo
phục hồi và phát triển quỹ rừng, ngành lâm nghiệp thực sự là thế mạnh của
một huyện miền núi và đảm bảo an toàn sinh thái trong những năm tới cần
đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm không ngừng nâng
cao độ che phủ và trữ lượng lâm sản.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Dân số, dân tộc
Hiện nay, dân số của huyện Hòa An có 53.726 người, gồm có 6 dân tộc
trong đó chủ yếu là dân tộc Tày (chiếm 58%) và dân tộc Nùng (chiếm 28%).
Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo
nên nền văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng đặc biệt là dân tộc Tày. Họ
có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày -

Nùng). Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong các hội
làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then, hát si, hát lượn. Sự phong phú, đa dạng
- 15 -
về bản sắc văn hóa của các dân tộc là nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy kinh
tế xã hội của huyện phát triển.
Hiện nay, trên địa bàn huyện còn bảo tồn được nhiều điểm di tích lịch
sử - văn hóa có giá trị như: đền vua Lê, khu di tích lịch sử Nặm Lìn, khu di
tích lịch sử Lam Sơn, Đây là nguồn tài nguyên nhân văn to lớn cần phải
thường xuyên tu tạo và trân trọng phát huy.
1.2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
* Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế của huyện Hoà An trong những
năm qua không có những đột phá mà có những bước phát triển ổn định. Giá
trị tổng sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ có sự tăng
trưởng bền vững trên cơ sở nông nghiệp là nền tảng cho phát triển kinh tế của
địa phương.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,2%,
trong đó:
+ Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 13,5%;
+ Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng 12,5%;
+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 12%.
Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) của các ngành kinh tế tăng
từ 186 tỷ đồng năm 2006 lên 275 tỷ đồng năm 2010; tăng trưởng bình quân
đạt trên 10%/năm. Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 5,29%; nhóm ngành
Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng 19,3% (trong đó ngành CN - TTCN tăng
nhanh, bình quân đạt khoảng 31%, ngành xây dựng tăng chậm lại, tuy nhiên
bình quân tăng đạt gần 13%); nhóm ngành Thương mại - Dịch vụ tăng đạt
15,1%; giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 2,91 triệu đồng năm 2006
lên 5,08 triệu đồng năm 2010.
Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,5%, trong đó:
+ Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4%;

- 16 -
+ Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN - XDCB tăng 15%;
+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 18%.
Tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn 5 năm trở lại đây đạt
khá nhưng chưa ổn định và chủ yếu do đầu tư mang lại. Tuy nhiên, hiệu suất
đầu tư và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông - lâm sản, dịch vụ chưa cao,
chưa tạo thành vùng hàng hóa có thương hiệu riêng. Việc sử dụng giống mới
có năng suất, chất lượng cao trong sản xuất chưa đồng đều giữa các vùng;
chưa tạo được nhiều hàng hóa xuất khẩu, kết quả thực hiện các dự án nông,
lâm nghiệp đạt hiệu quả chưa cao.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Là một huyện miền núi, sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế huyện Hòa An nói chung đã theo hướng tích cực và phù hợp
với xu thế phát triển chung nhưng tốc độ chuyển dịch giữa các ngành còn
chậm và chưa ổn định, chưa phát huy hết khả năng, thế mạnh của huyện. Cơ
cấu kinh tế còn nhiều bất cập so với toàn vùng và của tỉnh Cao Bằng. Do một
số nguyên nhân, trong đó nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo và là thế
mạnh trong phát triển kinh tế của huyện, bên cạnh việc phát triển công nghiệp
còn gặp khó khăn do nguồn đầu tư và điều kiện kinh doanh, sức mua dân cư
không lớn so với những vùng kinh tế khác.
- 17 -
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Điều tra tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai
+ Tốc độ tăng trưởng đường kính bình quân lâm phần theo tuổi.
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao bình quân lâm phần theo tuổi.
+ Tốc độ tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần theo tuổi.
Nội dung 2. Phân tích một số quy luật kết cấu và tương quan lâm
phần Keo lai tại Hòa An, Cao Bằng:
+ Quy luật kết cấu lâm phần (N/D; N/H; N/V ….)

+ Quy luật tương quan (H/D; V/D; M/G….).
Nội dung 3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng
trong trồng rừng của địa phương và một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng.
Nội dung 4. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác trồng cây Keo lai nguyên liệu tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách tiếp cận
Ứng dụng những phương pháp tiên tiến trong điều tra rừng để xác định
sinh trưởng và tăng trưởng của rừng. Áp dụng phần mềm SPSS 1.3 xử lý số
liệu và mô phỏng mô hình sinh trưởng cho lâm phần.
Kế thừa một số số liệu của các chủ rừng đã theo dõi qua quá trình sinh
trưởng của rừng.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường
- Lập ô tiêu chuẩn điển hình cho các điều kiện lập địa khác nhau, địa
hình khác nhau, diện tích ô tiêu chuẩn 500 m
2
. Số lượng ÔTC lập 45 ô, trong
- 18 -
đó 36 ô dùng để tính toán và 9 ô dùng để kiểm chứng kết quả. Ô tiêu chuẩn có
chiều rộng là 10m X chiều dài 50m, lập tại các chân, sườn, đỉnh đồi.
- Trong ÔTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính,
chiều cao, chất lượng cây rừng… (Ghi theo biểu mẫu).
Bảng 2.1. Số lượng phân bố ÔTC dự kiến lập
Nhân tố lựa
chọn
Chân Sườn Đỉnh Tổng
số
ÔTC
cần

lập
Tuổi
4
Tuổi
5
Tuổi
6
Tuổi
4
Tuổi
5
Tuổi
6
Tuổi
4
Tuổi
5
Tuổi
6
Giống Keo lai
nhập từ Công ty
cổ phần đầu tư
phát triển Lâm
nghiệp Miền Bắc
4 4 4 4 4 4 4 4 4 36
Giống Keo lai
nhập từ Công ty
cổ phần đầu tư
phát triển Lâm
nghiệp Miền Bắc

(Dùng để kiểm
tra)
1 1 1 1 1 1 1 1 1 9
Cộng: 5 5 5 5 5 5 5 5 5 45
- Xác định cây tiêu chuẩn theo Hartig và giải tích cây tiêu chuẩn.
- 19 -
- Điều tra lập địa (đào phẫu diện điển hình để đánh giá điều kiện đất đai).
- Lấy mẫu để phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Hiệu chỉnh số liệu.
- Nhập số liệu vào phần mềm SPSS.
- Tính toán bằng phần mềm SPSS:
+ Lựa chọn hàm mô phỏng sinh trưởng hợp lý cho lâm phần Keo lai tại
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
+ Xác định quy luật tương quan H/D.
+ Mô hình dự báo sản lượng rừng.
- 20 -
Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai
+ Tốc độ tăng trưởng đường kính bình quân lâm phần theo tuổi.
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao bình quân lâm phần theo tuổi.
+ Tốc độ tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần theo tuổi.
3. 2. Một số quy luật kết cấu và tương quan lâm phần Keo lai tại Hòa An,
Cao Bằng
+ Quy luật kết cấu lâm phần (N/D; N/H; N/V ….).
+ Quy luật tương quan (H/D; V/D; M/G….).
3. 3. Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng rừng của
địa phương và một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
3.3.1. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng Keo lai tại địa phương

3.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng rừng Keo Lai tại Hòa An,
Cao Bằng
3. 4. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
trồng cây Keo lai nguyên liệu tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- 21 -
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
B. KIẾN NGHỊ
- 22 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Tiến (1999), Nghiên cứu một số quy luật kết cấu lâm
phần Keo lá tràm làm cơ sở lập biểu thể tích phục vụ kinh doanh rừng,
Luận văn tốt nghiệp ĐH.
2. Võ Đại Hải và cộng sự (2009), “Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon
và giá trị thương mại cacbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở
Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt
Nam.
3. Võ Đại Hải và các tác giả (2009), Năng xuất sinh khối và khả năng hấp
thụ cacbon của một số dạng rừng trồng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
4. Phạm Xuân Hoàn (2005), Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại
cacbon trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp - Hà Nội 2005, 148
trang.
5. Nguyễn Duy Kiên (2007), Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon rừng
trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang, Luận văn thạc
sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
6. Nguyễn Viết Khoa (2010), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
và cải
tạo đất của rừng trồng Keo lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Luận

án Tiến sĩ Môi trường đất và nước, Trường Đại học Khoa học tự nhiên,
Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Lung và Đào, Công Khanh (1999), Nghiên cứu sinh
trưởng và lập biểu sản lượng rừng trồng ở Việt Nam áp dụng cho
Thông ba lá (Pinus keysia), NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí
Minh.
8. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân (2004), Thử nghiệm tính toán
giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch, Tạp chí
- 23 -
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 12/2004.
9. Vũ Tấn Phương (2006), Nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây
bụi: Cơ sở để xác định đường cacbon cơ sở trong dự án trồng rừng/tái
trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 8/2006, tr. 81 - 84.
10. Ngô Đình Quế và CTV (2005), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí
và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam,
Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam.
11. Hoàng Xuân Tý (2004), Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp
và thay đổi sử dụng đất (LULUCF), Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ
chế phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự
án CD4 CDM - Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
12. Nguyễn Tuấn Dũng (2005), Nghiên cứu sinh khối và lượng cacbon
tích lũy của một số trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt trường Đại học
Lâm nghiệp, Kết quả nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm
nghiệp.
13. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu lượng carbon tích luỹ của một
số trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt trường Đại học Lâm nghiệp,
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học năm 2005.
14. Phạm Thế Dũng, Nguyễn Thanh Bình, Ngô Văn Ngọc (2005), Nghiên

cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của rừng Keo lai 3
tuổi, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học năm 2005.
15. Hoàng Văn Dưỡng (2000), Nghiên cứu cấu trúc và sản lượng làm cở
sở ứng dụng trồng rừng và nuôi dưỡng rừng Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis A.Cunn ex Benth) điều tra tại một số tỉnh khu vực miền
Trung Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại
- 24 -
học Lâm nghiệp, Hà Tây - 2000.
16. Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn
(2009), “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao
cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 2006-2008”, Kỷ yếu
Hội nghị KHCN Lâm nghiệp khu vực phía Bắc, Bộ NN&PTNT, Hà
Nội, trang 41-53.
- 25 -
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TT Nội dung công việc Kết quả Thời gian thực hiện
1 Tham khảo tài liệu,
hoàn thành đề cương
chi tiết
Hoàn thành đề cương Từ tháng 6 - 7/2014
2 Khảo sát thực tế Thu thập được số liệu tổng
quan về điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu
Tháng 8 năm 2014
3 Triển khai các hoạt
động nghiên cứu tại
hiện trường, thu thập số
liệu
Điều tra và thu thập mẫu từ

hiện trường
Từ tháng 9 - 12/2014
4 Giám định và phân tích
mẫu
Phân tích được các mẫu đã
thu thập
Từ tháng 1 - 3/2015
5 Xử lý nội nghiệp, tổng
hợp các kết quả nghiên
cứu
Xử lý số liệu Từ tháng 4 - 5/2015
6 Viết luận văn Bản thảo luận văn được
hoàn thiện
Từ tháng 6 - 8/2015
7 Chỉnh sửa, hoàn chỉnh
luận văn
Hoàn thiện luận văn Từ tháng 8 - 9/2015
8 Bảo vệ luận văn Luận văn được bảo vệ Tháng 10/2015
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thanh Tiến
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 7 năm
2014
NGƯỜI XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG

×