Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

khảo sát tình hình nhiễm care ở chó tại hà nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh care docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.15 KB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
đã giúp em hoàn thiện hơn cả về nhân cách và trình độ dưới sự dạy dỗ tận tình
của thầy cô trường Đại học Nông Nghiệp nói chung và các thầy cô khoa Thú y
nói riêng.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận này, cho em được bầy tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo, cô giáo.
Cho em được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Nam
trưởng bộ môn bệnh lý khoa thú y, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, người
đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Đồng thời em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
trong bộ môn bệnh lý- khoa Thú y, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các
thầy cô và anh chị phòng thí nghiệm đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt
nhiệm vụ này.
Và cho em bầy tỏ lòng biết ơn tới các anh chị tại phòng khám thú y Pet
Health 240 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội.
Cuối cùng em xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè.
Những người đã luôn động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Trọng Thanh
1
MỤC LỤC
2
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa chó đã trở thành loài động vật thân thiện gần gũi với con người
nhờ có giác quan nhạy bén và thông minh nên nó đã trở thành những người bạn


thân thiết của chúng ta. Người xưa có câu chó không chê chủ nghèo, vì vậy
chúng là vật nuôi của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Cùng với sự phát triển
của xã hội chó cũng được nuôi với nhiều mục đích khác nhau, từ trông giữ nhà,
chăm sóc động vật cho đến nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Ở nước ta ngày nay do nền kinh tế phát triển đời sống nhân dân ngày
được cải thiện thì người ta cũng muốn kiếm cho mình một người bạn trung
thành, một người bạn đem lại cho con người cảm giác thoải mái và thực sự an
toàn thì không có gì bằng loài chó, vì vậy hiện nay tầm quan trọng của chúng
trong đời sống xã hội ở nước ta đang được nâng lên. Hiện nay nuôi chó trong
nước không chỉ dừng lại ở những giống chó thuần địa phương mà còn có thêm
nhiều giống chó nhập ngoại, kể từ khi nước ta mở cửa thì số lượng chó ngoại
cũng tăng lên mạnh, qua đó đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của
những người nuôi. Vì vậy theo thời gian chó ở nước ta đang tăng lên về chủng
loại và số lượng đặc biệt là những loài chó quý.
Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển của chăn nuôi chó là sự phát triển về
bệnh trên chó, bệnh trên chó xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Kẻ thù
của những chú chó đáng yêu bao gồm rất nhiều loại bệnh khác nhau: bệnh
truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh care, bệnh tiêu chảy do Parvovirus, bệnh cúm
chó,… Một số bệnh kí sinh trùng như sán lá, sán dây, giun đũa,… Một số bệnh
nội khoa và sản khoa Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh truyền nhiễm và đặc
biệt là bệnh Care hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó. Bệnh xảy ra chủ yếu ở chó
3
non với một số biểu hiện như: Sốt cao, ho, khó thở, tiêu chảy phân lẫn máu, trên
cơ thể xuất hiện các nốt sài và có triệu chứng thần kinh. Bệnh gây ra thiệt hại
năng nề với tỉ lệ chết gần như là 100% vi vậy hiện nay bệnh đang là mối quan
tâm hàng đầu của những người nuôi chó và cả những người làm công tác thú y.
Từ thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Khảo sát tình hình
nhiễm Care ở chó tại Hà Nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó
mắc bệnh Care”.
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Biết được tình hình nhiễm bệnh Care tại Hà Nội.
Làm rõ hơn một số đặc điểm bệnh lý chính của chó mắc bệnh Care.
Đưa ra một số giải pháp để phòng bệnh.
4
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ LOÀI CHÓ
2.1.1. Nguồn gốc loài chó
Vào cuối thời kì đồ đá những con chó nuôi trong nhà đã được thuần hóa từ
những con chó nhỏ. Trong thời kì này lúc đầu những đàn chó rừng đã đi theo
những người thợ săn, chúng lang thang và quanh quẩn ở nơi ăn chốn ở của con
người. Thời kì này do con người vẫn luôn bị thú dữ đe dọa vì vậy sự xuất hiện
của những con chó rừng bên cạnh lều trại luôn mang lại cho họ sự an tâm và
thoải mái, dần dần chúng trở thành những con vật canh gác và giữ lều trại cho
những người thợ săn, theo thời gian ngoài nhiệm vụ canh gác chúng còn giúp đỡ
con người trong lúc đi săn. Lâu nay chúng vẫn chạy theo những người thợ săn
với hi vọng được họ dành cho những bộ phận thừa trên những con thú mà người
ta săn được. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, chó cũng được thuần
hóa và tham gia vào những công việc khác như giữ nhà, chăn cừu và một số gia
súc khác. Ngày nay chó còn được huấn luyện và là một phần không thể thiếu
trong đời sống con người.
2.1.2. Khái quát chung về một số giống chó được nuôi tại Việt Nam và trên
thế giới.
Căn cứ vào nguồn gốc, hình dáng, mục đích sử dụng và cá tính đặc biệt của
từng giống chó mà người ta chia các giống chó thành các nhóm khác nhau.
2.1.3. Một số giống chó nội ở Việt Nam.
Ở nước ta một số giống chó nội được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng
cách đây khoảng 3-4 ngàn năm TCN, và có nguồn gốc từ chó sói lớn. Do nước
ta có tập quán nuôi chó thả rông nên xảy ra sự phối hợp một cách tự nhiên giữa
5

các giống kết quả là tạo ra thế hệ con lai có ngoại hình rất đa dạng từ tầm vóc
đến màu lông.
a. Chó vàng:
Chó có tầm vóc trung bình,cao 50 đến 55cm, nặng 12-18 kg, đây là giống
chó săn được nuôi phổ biến ở nước ta để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm.
Chó đực thành thục sinh dục khi 16-18 tháng tuổi, chó cái khi 12-14 tháng tuổi.
b. Chó lào:
Thường gặp ở vùng trung du, vùng núi. Lông xồm màu hung có 2 vệt trắng
trên mí mắt. Chó có tầm vóc trung bình cao 60-65 cm, nặng 18-25 kg, chó đực
thành thục khi 16-18 tháng tuổi, chó cái thành thục khi đủ 12-15 tháng tuổi.
c. Chó H’Mông cộc:
Là giống chó của người H’Mông, đây là giống chó gắn liền với lịch sử phát
triển của dân tộc này. Chó thường được nuôi để giữ nhà và săn thú. Chó cao 55-
60 cm, nặng 18-25 kg, chó có mầu lông đen và đuôi cộc từ khi mới sinh ra. Chó
đực thành thục khi 14-16 tháng tuổi, chó cái khi 10-12 tháng tuổi.
d. Chó Phú Quốc:
Sinh sống phổ biến trên đảo Phú Quốc. Hình dạng tổng thể bề ngoài chó Phú
Quốc hơi giống chó săn,đầu khá dài, sọ hơi gồ và da có nhiều nếp nhăn, mõm
khá lớn chiếm phân nửa tổng thể của đầu. mắt màu hung, mũi đen lỗ mũi hơi
rộng, quai hàm khỏe và dài, môi đen hàm răng phát triển và cắn rất khít. Tai
thẳng hình dáng giống như vỏ ốc lật ngược, dựng đứng nhưng không nhọn, mặt
trong tai ít lông. Cổ dài và mềm mại rộng dần về phía vai, bụng rất thon, đùi
khỏe, cẳng chân dài và khoeo khá thẳng. Đuôi rất linh hoạt cong tròn về phía
lưng, lông rất ngắn và mọc rậm rạp trên khắp cơ thể, đặc biệt ở giữa lưng từ
vùng thắt lưng đến vai lông mọc ngược thành một dải dài hướng về phía đầu,
hàng lông này dày hơn, cứng hơn và dài hơn so với phàn lông còn lại trên cơ thể
tạo thành xoáy ở lưng. Đây là đặc điểm đặc trưng của chó Phú Quốc.
6
Chó Phú Quốc có kích thước vừa phải cao khoảng 60-65 cm, nặng 15-25
kg. Chó Phú Quốc rất thông minh và nhanh nhẹn, chúng rất cảnh giác, bơi lội và

leo trèo giỏi. Chính vì vậy chó Phú Quốc được coi là giống chó quý của Việt
Nam. Theo Cao Minh Kim Quy thì chó Phú Quốc có 3 loại là chó Đồng Bà, Bắc
Đão và chó Ba Chạy. [Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam,
2012]
2.1.4. Một số giống chó ngoại tiêu biểu.
a. Giống Berger Đức:
Là giống chó có nguồn gốc từ Đức được xác định gồm berger lông ngắn và
lông dài. Theo David Alderton thì chó berger Đức khỏe mạnh,thông minh ,
nhanh nhẹn và có cơ bắp phát triển. Chó Berger Đức có tính ổn định rất cao về
trí tuệ và sự hài hòa giữa phần trước và phần sau của cơ thể. Hiện nay giống
chó này được phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới và có nhiều mầu khác nhau
như: Đen nâu, đen vàng, đen xám, Chó có thân hình vừa phải, con đực cao
61-66 cm, nặng 37-45kg, con cái 56-62 cm, nặng 25-32 kg.
Giống chó này rất thông minh, linh hoạt, dũng cảm, điềm tĩnh. Chúng được
huấn luyện và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tìm kiếm, cứu hộ,
trinh sát, bảo vệ…
b. Giống Rottweiler:
Hay còn có tên là Rottweiler Metzgerhund ( Butcher Dog). Giống chó này
thường có bộ lông màu đen với những đốm vàng trên má, trên mắt, bên dưới cổ,
ngực trước, chân và gần ngón chân. Đầu khỏe rộng, và lồi ở mức vừa phải, mũi
rộng, thẳng, hàm khỏe, môi sát, mắt hình quả hạnh đào, tai rũ xuống,… Thân
hình rắn chắc, cổ chắc, ngực rộng, hệ cơ bắp phát triển rất tốt.
Chó có thân hình to lớn và mạnh mẽ. Con đực cao 61-69 cm, nặng 43-59 kg.
Con cái cao 56-63 cm, nặng 38-52 kg.
c. Giống Labrado:
7
Là giống chó được nuôi phổ biến ở Mỹ và Anh, tổ tiên của chúng là
Newfuondland ở Canada. Chúng có thân hình khá dài, khỏe, rắn chắc và bộ lông
cứng, thẳng mịn không gợn sóng, đầu rộng, mũi dày và hàm sắc bén, mắt màu
hạt dẻ hoặc màu nâu đỏ. Chúng phổ biến với màu đen, vàng và socola. Con đực

cao 56-61cm, nặng 27-34 kg. Con cái cao 53-58 cm, nặng 25-34 kg. Hiện nay
chúng được nuôi với nhiều mục đích khác nhau như đi săn, canh gác, tìm kiếm
đồ vật, phát hiện ma túy, dắt người mù, cứu nạn,…
d. Giống Doberman:
Có nguồn gốc từ Đức và được phát hiện năm 1860. Là giống chó rất mạnh
mẽ, có thân hình cơ bắp nhưng thanh nhã. Chúng có bộ ngực cân đối, bộ răng
khỏe và chắc, phần thân sau gọn gàng, lông ngắn, dày, cứng và bó sát lớp da.
Thường gặp nhất là màu đen, đen vàng. Chúng có tầm vóc khá to lớn, con đực
cao 68-72 cm, nặng 40-45 kg. Con cái cao 63-68 cm, nặng 32-35 kg.
Hiện nay chúng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trông nhà,
đánh hơi tìm đồ vật, …
e. Giống chó Dalmatian:
Là giống chó có nguồn gốc từ Nam tư. Chúng có thân hình cường tráng và
cân đối, chúng có bộ lông ngắn, cứng và dày, lông màu trắng diểm đen một cách
ngẫu nhiên. Khi mới sinh ra chúng có bộ lông trắng toát các đốm sẫm màu thì
sau mới xuất hiện. Dalmatian có chân tròn và các ngón chân được cấu tạo hợp lí.
Chó đực cao 55-60cm, chó cái cao khoảng 50-55 cm, nặng khoảng 25 kg.
f. Giống chó Great Dane:
Là giống chó to lớn, con đực 80-90 cm nặng 50-70 kg. con cái cao 70-80 cm,
nặng 45-60 kg. Chúng có đầu thon dài, trán gồ và mũi lớn, bắp đùi cuồn cuộn
chân tròn và móng chân ngắn sẫm màu, mắt to tròn và tai buông thõng tự nhiên,
hàm răng sắc nhọn và rất khỏe. Tuy là giống chó khổng lồ nhưng Great Dane lại
khá dịu dàng và trang nhã.
g. Giống chó English Bulldog:
8
Có nguồn gốc từ Châu Á, tuy nhiên được phát triển mạnh ở Anh. English
Bulldog có thân hình chắc nịch nhưng thấp, chó chỉ cao 30-40 cm, con đực
nặng 25-28 kg, con cái nặng 20-22 kg. yếm dầy vai rộng, cơ bắp hướng về phía
trước, đầu to và rộng, khuôn mặt ngắn với nhiều nếp gấp bùng nhùng, mõm
ngắn hếch to và thường có màu đen, hai tai mọc cao, bốn chân chắc khỏe, đuôi

ngắn thẳng và có thể xoắn lại.
h. Giống chó irish Setter:
Là giống chó có nguồn gốc từ Ireland, con đực cao 54-62 cm, nặng 18-22 kg.
con cái cao 52-60 cm nặng 15-22 kg. Chó có bộ lông vàng và sáng bạc dài và
mềm. Mõm dài bằng ½ chiều dài của toàn bộ đầu, có sống mũi thẳng màu đen
và sống mũi thẳng màu đen, mắt màu hạt giẻ hoặc màu nâu sẫm, tai chia thành
hình tam giác mềm mỏng, ức sâu và thuôn, ngực hẹp.
i. Giống chó Cavalier King Charles Spanniel:
Thường gọi tắt là Spaniel, có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Chó được nuôi với
mục đích giữ nhà và làm cảnh. Chó có tầm vóc nhỏ cao 36 cm nặng 5-8 kg. chó
có bộ lông xù dài , bộ lông màu nâu sẫm xen các điểm nâu nhạt ở đầu và 4
chân. Chó có đầu dài thô, mõm rộng tai dài và cụp, cổ thẳng, ngực sâu nở, bụng
thon, đuôi cọc, bàn chân chụm.
j. Giống chó Pug:
Có nguồn gốc là giống chó cảnh ở vùng viễn đông. Chó có tầm vóc nhỏ, cao
30-33, dài 50-55 cm, nặng 5-8 kg.
Chó có bộ lông mịn mầu nâu nhạt hoặc mầu vàng sẫm, khoang mắt chia
thùy, tai cụp, ngực sâu, đuôi ngắn và cuộn.
k. Giống chó Chihuahua:
Chihuahua được nuôi tại cung đình và quý tộc xưa ở Trung Quốc từ lâu đời.
Ngày nay chúng được nuôi làm cảnh ở nhiều nước trên thế giới, chó còn có tên
gọi là Fok hươu vì có kích thước nhỏ nhưng hình dáng giống con hươu.
9
Chó có tầm vóc khá nhỏ nhắn. Cao 16-20 cm dài 30 cm, nặng 2.1-2.7 kg là
một trong những giống chó nhỏ nhất thế giới. Chó có bộ lông vàng sẫm hoặc
nâu nhạt, tai mõm thường sẫm hơn. Về ngoại hình, Chihuahua có thân hình
thanh mảnh, mõm dài và tai dựng đứng, ngực nở, bụng thon nhỏ, đuôi ngắn.
Chó đực có thể phối giống khi 14 tháng tuổi, chó cái có thể phối giống khi 9-10
tháng tuổi.[Đỗ Hiệp,1994 ;Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài
Nam, 2012]

l. Giống chó Papillon:
Là giống chó cảnh được nuôi lâu đời và khắp nơi trên thế giới. ở Việt Nam
còn có tên là chó đôi tai bướm. Chó có tầm vóc nhỏ, 20-30 cm, dài 35-40 cm,
nặng 3kg. Papilon có bộ lông dài mầu trắng có thêm các đốm đen hoặc nâu, hai
tai của chúng có mầu nâu sẫm.
Về ngoại hình, chó có đầu nhỏ mõm nhỏ và ngắn, chân ngắn đặc biệt hai tai có
lông dài sẫm phủ xuống hai bên đầu. Chó đực có thể phối giống khi đủ 15 tháng
tuổi, chó cái sinh sản khi 9-10 tháng tuổi.
m. Giống chó Pekingese:
Chó có nguồn gốc từ Bắc Kinh được nuôi lâu đời vớ mục đích làm cảnh. Ở
nước ta chó được nhập vào năm 1986. Chó có tầm vóc nhỏ, cao 20 cm,dài 38
cm, nặng 5-5.5 kg. Bề ngoài chó có bộ lông xù gợn sóng mầu hạt dẻ, đôi khi
vàng sẫm hoặc trắng sữa. Chó có hình dạng rất ngộ nghĩnh, đầu to,mõm rộng và
rất ngắn hầu như liền tịt với mũi, mũi rộng chia thùy, tai to có lông xù phủ rộng
2 bên đầu.
n. Giống chó Fox:
Là loại chó nhỏ gọn. Con đực có chiều cao 25-30cm, cân nặng 4-5 kg, con
đực trưởng thành có thể phối giống khi 13-15 tháng tuổi. Con cái cao 25-28 cm,
cân nặng khoảng 3-4 kg, con cái có thể cho sinh sản khi 10-12 tháng tuổi.
Chó Fox có bộ lông bóng mượt, và cơ thể cân đối với các đường nét cân đối.
Hai chân trước thẳng có treo ngón huyền đề, bàn chân nhỏ và mềm mại. Hàm
10
răng sắc và mõm rất khỏe, mắt hình ô van và có sẫm mầu.[Nguyễn Văn Thanh,
Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam, 2012]
2.2. Đặc điểm sinh lý của chó.
2.2.1. Đặc điểm thân nhiệt của loài chó.
Thân nhiệt là giá trị biểu thị cho nhiệt độ của cơ thể. Nhiệt độ cơ thể có thể
thay đổi theo nhiệt độ môi trường ở động vật biến nhiệt hoặc không thay đổi
theo nhiệt độ môi trường ở động vật hằng nhiệt.
Thân nhiệt cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của cơ thể do ảnh hưởng

đến quá trình hoạt động của các ezym trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi chất, tuần hoàn của cơ thể.
Ở trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó đo ở trực tràng dao
động từ 38,5 đến 39,5ᵒC, thường cao hơn ở chó non và thấp dần ở chó già, do ở
chó non quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn làm nhiệt độ cơ thể cao hơn.
[ Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam, 2012]
Thân nhiệt của chó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng sức khỏe
của cơ thể, tuổi tác, giới tính, sự vận động, thời gian trong ngày. Thông thường
nhiệt độ cơ thể chó vào buổi sáng thấp hơn buổi chiều, sự chênh lệch này dao
động từ 0.2-0.5ᵒC. Ngoài ra tình trạng bệnh lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt
độ cơ thể chó, sự thay đổi này phụ thuộc vào mức độ và tính chất của bệnh.
[Nguyễn Như Pho, 1995]
2.2.2. Tần số hô hấp.
Tần số hô hấp được tính bằng số lần hít vào( hoặc thở ra) / phút. Tần số hô
hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ trao đổi chất, tuổi tác, tầm vóc,
trạng thái sinh lý và trạng thái bệnh lý…
Ở trạng thái sinh lí bình thường chó có tần số hô hấp10-30 lần/ phút.
[Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan, 1996].
Trong đó chó con 18-20 lần một phút. Chó trưởng thành có tần số hô hấp phụ
thuộc vào trọng lương của cơ thể, với chó có tầm vóc lớn thì có tần số hô hấp
11
10-20 lần mỗi phút, với chó có tầm vóc bé thì có tần số hô hấp là 20-30 lần mỗi
phút.
Tần số hô hấp phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau như môi trường, tuổi tác:
- Nhiệt độ bên ngoài: Chó thải nhiệt qua đường hô hấp nên khi thời tiết
quá nóng thì chúng phải thở nhanh để thải nhiệt, khi đó nhịp thở của chúng có
thể lên đến 100-160 lần mỗi phút.
- Thời gian trong ngày: Do thời gian trong ngày chịu ảnh hưởng khác nhau
của thời tiết, vì vậy thời gian trong ngày khác nhau thì tần số hô hấp của chó
cũng khác nhau. Vào ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn so với buổi trưa

và buổi chiều.
- Tuổi tác của chó: Con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm.
Ngoài ra khi con vật mang thai, hoặc khi con vật sợ hãi cũng làm tần số hô
hấp tăng cao.[Nguyễn Phước Trung, 2002]
2.2.3. Tần số tim.
Tần số tim là số lần tim co bóp trong 1 phút. Nhịp tim thể hiện cường độ
trao đổi chất của vật nuôi, trạng thái sinh lí và trạng thái bệnh lí của cơ thể.
Ở trạng thái sinh lí bình thường: Các thời kì phát triển khác nhau thì có tần
số tim khác nhau.
- Chó con là: 200-220 lần mỗi phút.
- Chó trưởng thành: 70- 120 lần mỗi phút.
- Chó già: 70-80 lần mỗi phút.[Nguyễn Phước Trung, 2002]
2.2.4. Một số đặc điểm sinh lí tiêu hóa ở chó.
+ Tuyến nước bọt: Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu
hóa ở chó. Trong 1 ngày đêm một con chó trưởng thành có thể liên tục tiết ra 1,5
lít nước bọt. Tỉ trọng nước bọt của chó là 1,005-1,008, hàm lượng nước 98-
99%, pH: 7,56.
Trong nước bọt có thành phần vô cơ (các muối clorua, photphat;
hidrocacbonat của kali, canxi, natri, magie) và các thành phần hữu cơ(albumin,
12
globulin,muxin,amilaza, maltza). Trong nước bọt của chó có lizozym, nó có tính
sát khuẩn rất mạnh, vì vậy sự liếm vết thương ở động vật này có khả năng làm
cho vết thương mau lành.
+ Tiêu hóa ở dạ dày: Khối lượng dịch dạ dày ở chó dao động mạnh phụ
thuộc vào loại thức ăn và thành phần, thường dao động 0,3 – 0,9 lit/1 lần tiếp
nhận thức ăn. Dịch dạ dày chó có pH:0.8-1 tỉ trọng là 1,002- 1,006. Trong dịch
dạ gồm những thành phần hữu cơ như: Muxi, pepsin, kimosin,lipaza. Các chất
vô cơ như: Axit clohidric, các muối clorua, photphat, sulphat của canxi, nattri,
kali, magie.
+ Tiêu hóa ở ruột: Ruột chó có chiều dài 2,3-7.3 m. Chiều dài của ruột chó

có tương quan với chiều dài của cơ thể là 1/5. Tốc độ vận chuyển thức ăn trong
ruột là 7,7cm/ giờ. Trong ruột có dịch ruột được tiết ra trong giới hạn 100ml/
ngày đêm. Với pH là 8,3, trong dịch ruột có phần vô cơ và hữu cơ. Trong đó
phần vô cơ bao gồm các muối: Clorua, carbonat, hydroccarbonat, phần hữu cơ
bao gồm : Muxin, các men pepsin, amylaza, lipaza [Nguyễn Văn Thanh, Vũ
Như Quán, Nguyễn Hoài Nam, 2012]
+ Một số tuyến tiêu hóa khác.
- Tuyến tụy: Tiết ra dịch tụy với 1-35 ml/ ngày. Trong dịch tụy bao gồm
các thành phần như: Albumin, globulin, muxin, các men (tripsin,
maltalaza, lipaza,…) và một số thành phần vô cơ ( các muối carbonat,
hydrocarbornnat của kali, natri, magie).
Dịch mật: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Ở những con
chó lớn mỗi ngày tiết ra 250 ml/1 ngày đêm.dịch mật có pH : 5,33- 7,08. Trong
dịch mật có một số thành phần chính như: muối clorua, carbonat, phốt phat ,
sulphat của canxi, kali, magie và sắt.[Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán,
Nguyễn Hoài Nam, 2012]
13
2.2.5. Đặc diểm sinh dục và chu kì lên giống.
Tùy từng loại chó khác nhau mà có tuổi thành thục khác nhau, giống chó
nhỏ có tuổi thành thục sinh dục ngắn hơn so với chó to.
Thời gian thành thục bình thường của chó:
+ Với chó đực: Chó đực thành thục sinh dục vào khoảng 8-10 tháng tuổi,
tuy nhiên việc cho nó sinh sản nên bắt đầu khi đủ 10-15 tháng tuổi.
+ Với chó cái: Thường từ 9-15 tháng tuổi, tùy vào từng loại chó mà thời
gian có thể lên đến 24 tháng tuổi.
+ Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành.
Bảng số liệu thể hiện một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó khỏe
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trị số
Hồng cầu 10
3

/mm3 5,5-8,5
Bạch cầu 10
3
/mm
3
6-18
Hemoglobulin g/100ml 12-8
Hematocrite Ml/100ml 37-55
[Đỗ Đức Việt, Trịnh Thơ Thơ, 1997]
2.3. Bệnh care ở chó.
Bệnh Care (Canie Distemper) hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó, là bệnh
truyền nhiễm cấp tính của loài ăn thịt, bệnh lây lan nhanh và phân bố rộng khắp
trên thế giới. Đây là bệnh có tính lưu hành cao nhất ở chó và loài ăn thịt, tỉ lệ
mắc và tỉ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các bệnh truyền nhiễm trên chó, đặc
biệt là ở chó non từ 2-6 tháng tuổi, tỉ lệ gây chết có thể lên đến 90%.[Nguyễn
Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam, 2012]
2.3.1. Lịch sử căn bệnh và phân bố địa lí.
Bệnh care được báo cáo lần đầu tiên ở châu âu năm 1760[ appel và
Gillespie, 1972(1)]. Các triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh đã được mô
tả năm 1809 bởi edwadjenner [Appel và gillespie, 1972(2)] [shufl 1990].
Năm 1905 căn bệnh được phân lập từ nước mũi của chó bi bệnh bởi bác sỹ
Thú y người pháp Henri Care. Ông đem lọc mẫu bệnh phẩm qua màng lọc vi
14
khuẩn và đem gây bệnh cho chó khỏe mạnh khác thì thấy vẫn gây bệnh được. Vì
thế ông kết luận nguyên nhân của bệnh là do virus. Sau này người ta lấy tên ông
đặt tên cho mầm bệnh và tên bệnh. [ David và Martin, 1979] sau đó vào năm
1923 Putoni đã chế được vacxine vô hoạt từ chất nghiền bệnh phẩm. [I.A.
Merchant và cs]
Qua thống kê cho thấy bệnh care góp phần vào sự tuyệt chủng của chồn
chân đen. Và là nguyên nhân gây tử vong định kì của chó hoang dã châu phi.

[ Assesment, 2005]. Năm 1991 bệnh xảy ra trên quần thể sư tử serengeti ở
Tanzania, làm giảm 20% số lượng toàn đàn [timothy và cs, 2009].Đặc biệt virus
Care đã biến đổi có khả năng gây bệnh cho một số động vật biển [kennedy và cs
1989].
Ở việt nam bệnh được phát hiện năm 1920 bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và
cho tỉ lệ tử vong cao [lê Thị Tài, 2006]. Nguyễn Thị Lan và cộng sự đã nghiên
cứu thành công đặc điểm sinh trưởng của chủng CDV trên tế bào vero có gắn
receptor tương ứng với virus care, qua đó tác giả cũng chỉ ra tế bào vero DST là
tế bào thích hợp có khả năng phân lập và đánh giá hiệu giá virus.[ Lan NT và cs,
2005]
a. Căn bệnh.
Canine distemper virus (CDV) là thành viên của giống Morbillivirus thuộc
họ Paramixoviridea các thành viên khác của giống như virus gây bệnh sởi trên
người,virus gây dịch tả trâu bò(RPV), virus gây bệnh trên động vật nhai lại nhỏ (
PPRV), virus gây bệnh trên động vật có vú dưới nước [Griffin , 2001; Murphy
1999].
Morbillivirus là virus tương đối lớn, với cấu trúc xoắn ốc, chúng có lớp vỏ
lipoprotein [ Kennedy và cs, 1989]. Mặc dù có sự khác biệt nhỏ về kháng
nguyên giữa các chủng CDV nhưng nó được chấp nhận chỉ có 1 serotype. Tuy
nhiên có sự khác biệt đáng kể về khả năng gây bệnh của các virus được phân lập
và các typ ở các khu vực địa lý khác nhau đã được nói tới. Các typ của CDV bao
15
gồm: Asian 1 có ở Nhật Bản và Trung Quốc, Asian 2 chỉ có ở Nhật Bản, Bắc
Cực, động vật hoang dã Châu Âu, USA 1 và 2, CDV cổ điển (Onderstepoort,
Convac, Rockborne và Snyder Hill) [ Haas và cs, 1997,1999; Harder và
Osterhaus, 1997; Martella và cs, 2006,2007; Yoshida và cs 1998].
Virus Care chỉ có một serotype duy nhất nhưng có nhiều chủng được phân
lập ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới và có những đặc trưng riêng.
Trên thế giới hiện nay có 5 tupe lớn khác nhau về vùng địa lý phân lập với
những đặc tính cơ bản bao gồm: Tupe Châu Âu, Tupe cổ điển, Tupe Asia1,

Asia 2, USA[ Lan NT và cộng sự,2005]
+ Hình thái và cấu trúc căn bệnh:
- Hình thái: Virus có hình vòng tròn, hình bán nguyệt do các sợi cuộn
quanh tròn mà thành. Dạng tròn có đường kính 115- 230 nm. Màng cuộn kép có
độ dày 75-85A
0
với bề dày mặt phủ các sợi xoắn ốc từ bên trong ra, không gây
ngưng kết hồng cầu. [David T. Swit , Donald S.Martin, 1979]
- Cấu trúc virus: Trong Nuclecapside là ARN sợi đơn không phân đoạn
gồm gần 1600 Nucleotit mã hóa thành 6 Protein cấu trúc và 1 Protein không cấu
trúc:
Các protein cấu trúc bao gồm:
Nucleocapsit ( N ): Có khối lượng phân tử là 60-62 Kdal, có vai trò bao
quanh và phòng vệ cho gen của virus. Chúng nhạy cảm với các chất phân giải
protein
Phosphoprotein ( P ): Có khối lượng phân tử 73-80 Kdal. Đóng vai trò
quan trọng trong quá trình sao chép ARN. Nhạy cảm với những yếu tố phân giải
protein.
Membrane ( M ) hay còn gọi là protein màng có trọng lượng phân tử dao
động 34-39 Kdal. Đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của virus và
nối Nuclecapsit với protein vỏ bọc.
16
Fusion ( F ): Có trọng lượng phân tử 59-62 Kdal, là protein kết hợp virus
với thụ thể màng tế bào cảm nhiễm, làm tan màng dẫn đến sự kết hợp nhiều tế
bào cảm nhiễm còn gọi là hiện tượng hợp bào.
Hemagglutinin ( H ): Là protein ngưng kết hồng cầu hay gọi là yếu tố kết
dính, là Glycoprotein thứ hai của vỏ bọc. Trọng lượng phân tử 76-80 Kdal,
chúng thể hiện tính chuyên biệt của mỗi loài virus. Chúng không hấp phụ hồng
cầu cũng không gây ngưng kết hồng cầu.
Lage protein ( L ): Có trọng lượng phân tử > 200 Kdal[Trần Thanh Phong,

1996], [David T. Swit , Donald S.Martin, 1979]
+ Sức đề kháng của virus:
Trong điều kiện hoang dã virus sống ít nhất 1 năm ở điều kiện 7
0
C. Trong
Nitrogen không có oxy virus sống được 1 năm và trong môi trường đông khô
virus sống được nửa năm. Ở điều kiện bên ngoài virus rất dễ bị vô hoạt và phá
hủy vì vậy việc lây nhiễm gián tiếp là rất hiếm gặp.
Sự vô hoạt đối với nhiệt độ của virus còn phụ thuộc vào cơ chất, đậm độ
virus, chủng virus. Trong môi trường lỏng virus rất dễ bị vô hoạt bởi tia cực tím,
tia gama.
Với pH: Virus ổn định ở 7,2-8.
Với các tác nhân hóa học: Rất dễ bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như
ete, chloroforme, hay những chất hóa học khác như formalin 0,1 % trong 1-2
giờ, phenol 0,5 % trong 48- 72 giờ.[Trần Thanh Phong, 1996]
+ Đặc tính sinh học của virus.
- Tính chất nuôi cấy:
Trên chó virus có độc lực được phân lập từ tế bào phổi.
Virus care có độc lực được giữ nguyên độc lực bằng cách cấy truyền qua
chó hoặc chồn mẫn cảm.
Các chủng vacxin:
17
Khi tiến hành nuôi cấy liên tục trên tế bào thận chó sẽ tạo nên chủng chó
hóa, tiêu biểu là chủng Rockborn. Những chủng này có thể gây viêm não sau khi
tiêm vacxin cho chó non, gây suy giảm miễn dịch.
Chủng gà hóa: Biến đổi bằng cách tiêm nhiều lần qua màng nhung niệu
trứng gà có phôi rồi sau đó cấy vào tế bào phôi gà. Tiêu biểu là chủng
Onderstepoort và chủng Lederles, những chủng này không gây bệnh trên chồn
và ít dẫn đến phản ứng sau khi tiêm so với chủng chó hóa.
- Độc lực của virus: Độc lực của virus thể hiện khả năng cảm nhiễm của

mầm bệnh. Các nhà khoa học đã phân lập được chủng SH ( Synder Hill ), chủng
A75/17 và chủng R252 là chủng có độc lực cao và vừa, đầu tiên chúng gây viêm
não tủy rồi sau đó gây hủy hoại myelin, các trường hợp khác có thể gây tổn
thương thần kinh trung ương. “ F.Greene và M.Appel, 1978 ”
2.3.2. Dịch tễ học.
+ Loài vật mắc bệnh: Trong tự nhiên tất cả các giống chó đều cảm thụ với
bệnh, tuy nhiên ở nước ta nặng nhất là giống chó nhập ngoại. Ngoài ra thì ở cáo,
cầy và một số động vật ăn thịt khác cũng mắc. Năm 1987 người ta còn tìm thấy
virus care trên hải cẩu bởi các chủng được đặt tên là PDV1 và PDV2. [Trần
Thanh Phong, 1996]
Trong phòng thí nghiệm thường dùng chồn đen để tiến hành gây nhiễm,
ngoài ra cũng có thể dùng chuột lang, thỏ.
+ Lứa tuổi mắc bệnh: Trong tự nhiên tất cả các giống chó ở mọi lứa tuổi
đều mắc tuy nhiên mẫn cảm nhất là chó từ 2-12 tháng tuổi, đặc biệt là chó từ 3-4
tháng tuổi, ở lứa tuổi này tỉ lệ chết có thể từ 90-100%. Chó con đang bú mẹ ít
mắc vì thu được miễn dịch thụ động qua sữa đầu. Việc gây bệnh thực nghiệm
trên chó 6 tháng tuổi dễ hơn chó dưới 3 tháng tuổi. [T.Smith và
S.Martin,1997;Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam, 2012].
Chó trưởng thành thường mang virus nhưng không biểu hiện bệnh nên
thường trở thành nguồn tàng trữ mầm bệnh.
18
+ Mùa vụ mắc bệnh: Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng thường xuất
hiện nhiều khi có sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong thời gian mưa nhiều độ
ẩm cao. [Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam,2012].
+ Chất chứa virus: Trong chó bệnh, virus thường có trong máu, phủ tạng,
óc, lách, hạch, tủy xương, đặc biệt trong nước tiểu thường xuyên có virus bài
thải ra ngoài môi trường.
+ Đường xâm nhập: Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô
hấp, đường tiêu hóa và niêm mạc mắt là chủ yếu tuy nhiên cũng có thể xâm
nhập qua da. Trong thực nghiệm có thể tiêm, bôi niêm mạc mũi hoặc cho uống

đều có thể gây bệnh.
+ Phương thức truyền lây:
- Lây trực tiếp do sự tiếp xúc giữa con khỏe và con ốm, nhưng phổ biến
hơn là qua thức ăn nước uống vấy nhiễm các chất bài tiết của con vật ốm như
nước mũi, nước tiểu.
- Lây qua đường hô hấp do con khỏe hít phải bụi hoặc chất bẩn có nhiễm
mầm bệnh từ con vật ốm tiết ra.
2.3.3. Cơ chế sinh bệnh.
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể con vật chúng bắt đầu xâm nhập vào
các đại thực bào rồi vào dịch bạch huyết rồi đến các hạch lympho tại đó chúng
nhân lên về số lượng và tăng cường về độc lực.
Sau đó virus vào máu và di chuyển đến các cơ quan và khi đó bắt đầu gây
sốt, cơn sốt kéo dài từ 1 cho đến 2 ngày.
Do cơ thể suy yếu, sức đề kháng của con vật giảm sút, một số vi khuẩn kí
sinh sẵn trên cơ thể như Staphylococcus, Bacillus bronchisepticus, Pasteurella,
Salmonella,… kế phát và gây nên nhiễm trùng phủ tạng vì vậy ít ngày sau cơn
sốt thứ hai sẽ xuất hiện với mức độ sốt mãnh liệt hơn so với cơn sốt thứ nhất. Đó
là do sự tác động của virus và các yếu tố kế phát. Chính vì vậy con vật bị bệnh
19
có những biến chứng như viêm phổi, viêm ruột, viêm não, sừng hóa gan bàn
chân.
2.3.4. Triệu chứng và bệnh tích.
a. Triệu chứng bệnh.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực chủng
gây bệnh, giống chó, tuổi chó mắc bệnh, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc
và nuôi dưỡng và một số biện pháp can thiệp thú y.
Đầu tiên chó biểu hiện các triệu chứng chung của bệnh như: Mệt mỏi, ủ rũ,
ăn ít, nôn mửa, lười vận động, chảy nước mắt nước mũi. Sau đó chó sốt 40-
41,5
0

C kéo dài từ 24-26 giờ rồi thân nhiệt giảm xuống 38,5-39,5
0
C.
Sau đó 3-4 ngày thì xuất hiện cơn sốt thứ 2, cơn sốt này kéo dài 3-4 ngày.
Lúc này bệnh trầm trọng hơn không chỉ do độc lực của virus gây nhệnh mà còn
do bội nhễm một số vi khuẩn khác. Cùng xuất hiện ở cơn sốt thứ 2 là các triệu
chứng khác ở đường tiêu hóa, hô hấp, da và thần kinh.
+ Triệu chứng trên đường tiêu hóa:
- Do viêm cata dạ dày và ruột nên con vật khát nước, nôn mửa. Lúc đầu
nôn ra thức ăn sau đó nôn khan hoặc ra bọt mầu vàng.
- Chó đi ỉa chảy lúc đầu phân loãng có bọt, sau đó có lẫn máu làm phân
có màu cà phê nhạt. Trong trường hợp nặng phân có thể lẫn máu tươi. Niêm mạc
ruột bong ra làm phân có mùi tanh khắm rất khó chịu.
+ Triệu chứng trên đường hô hấp:
- Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi làm chó khó thở,
nhịp thở tăng, nghe phổi có tiếng ran ướt, chó thở gấp, thè lưỡi ra mà thở.
- Chó chảy nhiều nước mũi lúc đầu loãng sau đục và đặc dần đôi khi có
lẫn mủ xanh hoặc có màu đen.
- Chó bị ho lúc đầu ho khan sau đó ho ướt.
20
+ Triệu chứng trên da:
- Đặc trưng của bệnh biểu hiện trên da là sự xuất hiện các nốt sài ở bụng,
ở bẹn, ngực và mặt trong đùi. Đầu tiên chỉ là những chấm đỏ trên da sau đó biến
thành các nốt sài to bằng hạt đỗ xanh, hạt gạo, sau đó do bội nhiễm vi khuẩn nên
mềm ra,có mủ. Khi các nốt sài vỡ bết vào lông và làm cho có mùi hôi. Các nốt
sài có thể không bị vỡ mà đóng vảy rồi bong ra để lại vết thương chóng lành.
- Da tăng sinh: Sau khi bị bệnh 10-15 ngày, khoảng 80-90% số chó bị
bệnh tăng sinh ở gan bàn chân làm gan bàn chân dầy lên và đôi khi bị nứt ra làm
chó đi khập khiễng.
+ Triệu chứng thần kinh:

- Chó bệnh ủ rũ buồn rầu hoặc hung dữ, sau đó xuất hiện các cơn co giật
đều đặn ở bắp thịt, mũi, tai, chân và đôi khi là toàn thân.
- Con vật đi loạng choạng, đi đứng không vững, đôi khi đâm sầm vào
tường, sùi bọt mép. Cuối cùng chó bị liệt, chó nằm bệt. Chó bị loạn nhịp tim,
thân nhiệt hạ và chết. Tỉ lệ chết có thể lên đến 60%, bệnh kéo dài trong 2-3 tuần.
Một số con lành bệnh thường có di chứng gầy còm, đi đứng xiêu vẹo, mù và
điếc… [Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam, 2012]
b. Bệnh tích chung:
+ Bệnh tích đại thể: Con vật chết gầy còm, lông bẩn và có mùi hôi, niêm
mạc mắt trũng sâu, niêm mạc mũi,miệng viêm cata và có nhiều chất nhớt.
Có thể gặp sừng hóa gan bàn chân và mõm. Tùy theo mức độ nhiễm vi
trùng có thể gây viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn ở da,… [Trần Thanh
Phong, 1996]
Bệnh tích thường gặp ở đường tiêu hóa là viêm cata ruột, loét ruột, hạch
ruột sưng, niêm mạc dạ dày có nhiều điểm xuất huyết, trong ruột có chứa phân
lẫn máu.
Lách sưng có nhồi huyết ở rìa, gan sưng bị thoái hóa mỡ và xuất huyết
thành vệt.
21
Triệu chứng ở đường hô hấp:Chó thường bị viêm mũi, viêm thanh khí
quản, chó bị viêm phổi nặng, có mụn mủ trong phổi, đôi khi mụn mủ vỡ ra gây
viêm phế mạc.
Triệu chứng trên thần kinh: Con vật bị viêm não, não bị tụ máu và xuất
hiện các tế bào thần kinh bị hoại tử.
+ Bệnh tích vi thể: Virus Care gây hoại tử những mô bạch huyết, có thể
thấy thể vùi trong tế bào chất của các tế bào như bàng quang, thận, những tế bào
biểu mô đường hô hấp, tiêu hóa và não.
Bệnh tích vi thể ở não: Có hiện tượng viêm não tủy không mủ với thoái
hóa nơron tăng sinh tế bào thần kinh đệm và thể vùi trong nhân thường gặp ở tế
bào thần kinh đệm. [Trần Thanh Phong, 1996]

2.3.5. Chẩn đoán bệnh.
a. Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng:
Bệnh xảy ra điển hình đặc biệt là đối với chó non chưa tiêm phòng. Bệnh
xảy ra cấp tình với các triệu chứng phối hợp như sốt theo quy luật, triệu chứng
đường hô hấp, đường tiêu hóa và triệu chứng trên da.
Việc chẩn đoán bệnh trên lâm sàng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh như:
Tiêu chảy do parvovirus: gây viêm viêm dạ dày ruột xuất huyết, phân có
mầu hồng và không có mụn mủ trên da, chó bị viêm cơ tim và tỉ lệ chết cao.
Bệnh viêm gan truyền nhiễm: Bụng chó bệnh chướng to, khi sờ vùng gan chó
đau, bị đục giác mạc [Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam,
2012]
Bệnh viêm phổi: Chó sốt cao, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Bệnh dại: Chó không sốt, chó thường bị kích thích, hung dữ hay cắn lung
tung, chảy dãi.
b. Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
+ Chẩn đoán virus học:
- Phân lập virus, tiêm động vật thí nghiệm:
22
Bệnh phẩm thường lấy là máu, lách, phổi và chất bài tiết của chó nghi mắc
bệnh đem chế thành huyễn dịch rồi đem tiêm cho chồn hoặc chó non. Ngoài ra
có thể tiêm cho chuột lang hoặc thỏ.
Quan sát tiến triển của bệnh trên động vật thí nghiệm, khi động vật thí
nghiệm chết thì tiến hành mổ khám để quan sát bệnh tích đại thể và kết luận
bệnh
- Gây bệnh tích tế bào:
Lấy mẫu bệnh phẩm đem nghiền nát thành huyễn dịch rồi xử lý bằng
kháng sinh, ly tâm lấy nước trong và lọc qua màng lọc vi khuẩn rồi đem gây
nhiễm lên môi trường tế bào thích hợp, thường là các tế bào vero, MV1.
Bệnh tích tế bào quan sát được thường là những thể hợp bào và các thể vùi
trong nguyên sinh chất bắt màu đỏ Eosin.

+ Chẩn đoán huyết thanh học:
Phản ứng ELISA
Phương pháp kháng thể huỳnh quang trực tiếp.
+ Chẩn đoán bằng phản ứng RT-PCR.
+ Test chẩn đoán nhanh bệnh care.
23
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Chó mắc bệnh Care trong tự nhiên.
Tất cả các giống chó mang đến khám và điều trị tại cơ sở điều trị.
3.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
- Phòng khám Pet Health, 240 Âu Cơ- Tây Hồ- Hà Nội.
- Phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh Lý khoa Thú y Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội
- Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thú y.
- Thời gian nghiên cứu từ 01/07/2013-30/11/2013.
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
- Khảo sát tình hình nhiễm một số bệnh trên chó và tình hình nhiễm Care
theo giống, tuổi và theo mùa.
- Xác định một số chỉ tiêu huyết học chủ yếu của chó mắc bệnh Care.
- Xác định những biến đổi bệnh lý đại thể của chó mắc bệnh Care.
- Nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý vi thể của chó mắc bệnh Care.
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về các ca bệnh được mang tới khám và
điều trị tại phòng khám.
Với những ca bệnh chết chúng tôi tiến hành mổ khám và quan sát bệnh
tích.

24
3.4.2. Phương pháp theo dõi, quan sát, mô tả:
Chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng của chó bệnh được
đưa tới phòng khám.
- Thân nhiệt: Dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt của chó bệnh qua trực
tràng.
- Tần số hô hấp: Chúng tôi dùng ống nghe nghe ở vùng phổi kết hợp với
đếm số lần lên xuống của hõm hông trong 1 phút.
- Tần số tim: Đếm tần số tim thông qua ống nghe trong 1 phút
- Tiến hành quan sát các triệu chứng bên ngoài của chó bệnh.
3.4.3 Phương pháp lấy mẫu máu và kiểm tra các chỉ tiêu huyết học.
- Chúng tôi tiến hành lấy máu qua tĩnh mạch sau đó cho vào ống chống
đông lắc đều rồi bảo quản mẫu trong đá khô rồi mang đi xác định một số chỉ tiêu
huyết học.
3.4.4. Phương pháp mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể:
Chúng tôi tiến hành mổ khám chó chết dương tính với bệnh Care và quan
sát bệnh tích tại các cơ quan.
Sau đó lấy mẫu bệnh phẩm ngâm trong formon để tiến hành làm tiêu bản
bệnh lý.
3.4.5. Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý:
Từ những mẫu bệnh phẩm có các biến đổi đại thể cần tiến hành làm tiêu
bản để xác định bệnh tích vi thể chủ yếu của bệnh. Phương pháp làm tiêu bản vi
thể theo quy trình tẩm đúc bằng parafin, nhuộm Haematoxylin – Eosin (HE)
theo phương pháp của Bộ môn Bệnh lý thú y, trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội. Các bước của quá trình làm tiêu bản vi thể như sau:
Cố định bệnh phẩm:
Ngâm miếng tổ chức vào dung dịch formol 10%.
Vùi bệnh phẩm:
Tiến hành lần lượt các bước sau:
25

×