Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề cương ôn tập ngữ văn lớp 10 học kì i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.96 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 10 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2011-2012 PHẦN I:
Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa của các truyện?
*Gợi ý: - Ý nghĩa của truyện Tam đại con gà: phê phán thói dốt hay nói chữ,
dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học
hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.
- Ý nghĩa của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: vạch trần bản chất tham
nhũng của bọn quan lại
5/ Ca dao: * Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa Câu hỏi:
a/ Học thuộc các bài ca dao đã được tìm hiểu
b/ Nội dung và nghệ thuật cơ bản của các bài ca dao đã học?
*Gợi ý: *Nội dung: Bài 1: Người phụ nữ trong xã hội cũ họ ý thức được nhân
phẩm và số phận của mình.
Bài 4: Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi nhớ thương và nỗi lo phiền của cô gái trong
độ tuổi xuân thì.
Bài 6: Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của vợ chồng. *Nghệ thuật: -
Công thức mở đầu - Sử dụng hình ảnh biểu tượng - Các biện pháp tu từ: so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… - Thể thơ lục bát, song thất lục bát, các biến
thể
• Ca dao hài hước Câu hỏi:
a/ Học thuộc các bài ca dao đã được tìm hiểu
b/ Nội dung và nghệ thuật cơ bản của các bài ca dao đã học?
*Gợi ý:
*Nội dung: Bài 1: Tiếng cười tự trào trong cảnh nghèo, tiếng cười vượt lên
cảnh ngộ. Qua lời dẫn cưới và thách cưới thấy được người lao động dù trong
cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Qua đó, nhận thức được triết lí nhân
sinh cao đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
Bài 2: Bài ca dao châm biếm, phê phán những anh chàng yếu đuối, không đáng
sức trai, vô tích sự.
*Nghệ thuật: - Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét
điển hình. - Cường điệu, phóng đại, tương phản. - Dùng ngôn từ đời thường mà


đầy hàm ý.
* Phần Văn học trung đại:
1/ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
Câu hỏi: a/ Vẻ đẹp hình tượng và lí tưởng cao đẹp, lớn lao của người anh hùng
được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)?
b/ Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
*Gợi ý: a/ Vẻ đẹp hình tượng: Thể hiện qua hình ảnh tráng sĩ và hình ảnh ba
quân. Vẻ đẹp lí tưởng: Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi” cũng là
khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”
b/ Nghệ thuật: Hình ảnh thơ hoành tráng Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự
dồn nén cao độ về cảm xúc.
2/ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
Câu hỏi: a/ Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên,
yêu đời, yêu nước của Ức Trai được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Cảnh
ngày hè (Nguyễn Trãi)?
b/ Nêu nghệ thuật tiêu biểu của thơ Nôm Nguyễn Trãi?
*Gợi ý: a/ Bức tranh ngày hè: Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên Mọi
hình ảnh đều sống động: hòe, thạch lựu, hồng liên… Mọi màu sắc đều đậm đà:
lục, đỏ, hồng… Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: chợ cá
lao xao, tấp nập; chốn lầu gác thì dắng dỏi tiếng ve. Tâm hồn của Ức Trai: Đắm
mình trong cảnh ngày hè Luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng
nhân nghĩa yêu nước thương dân.
b/ Nghệ thuât: Ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. Sử dụng từ
láy độc đáo.
3/ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Câu hỏi: a/ Quan niệm sống nhàn được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Qua
đó, anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ?
b/ Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
*Gợi ý: a/ Quan niệm sống nhàn: Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong
thái, thảnh thơi vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. Nhàn là nhận dại về

mình nhường khôn cho người, xa lánh danh lợi, sống hòa hợp với thiên nhiên
để di dưởng tinh thần. Nhàn là song thuận theo lẽ tự nhiên, không mưu cầu
tranh đoạt. Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quí tựa
chiêm bao. Vẻ đẹp nhân cách: trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao. b/ Nghệ
thuật: Sử dụng phép đối, điển cố Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu
chất triết lí.
4/ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
Câu hỏi: a/ Giá trị nhân đạo của tác phẩm?
b/ Nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm?
*Gợi ý: a/ Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện ở chỗ: Thổn thức trước
một Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng Xót xa, cảm thông cho một kiếp tài
hoa bạc mệnh
b/ Nghệ thuật: Phép đối được sử dụng một cách tài tình Ngôn ngữ trữ tình đậm
chất triết lí
2/ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch)
Câu hỏi: a/ Tình bạn trong sáng, chân thành được thể hiện như thế nào trong
bài thơ?
b/ Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
*Gợi ý: a/ Tình bạn trong sáng, chân thành: Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, có cả
sự náo nức của kẻ ở đối với người đi Cảnh cũng trống vắng, cô đơn càng tô
đậm cho tình bạn chân thành của con người. b/ Nghệ thuật: Hình ảnh thơ chọn
lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng. Tình hòa trong cảnh, kết
hợp yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả.
3/ Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) Câu hỏi: a/ Bức tranh tâm trạng của nhà thơ
được thể hiện như thế nào qua bức tranh mùa thu? b/ Đặc trưng nghệ thuật thơ
Đỗ Phủ? *Gợi ý: a/ Bức tranh tâm trạng của nhà thơ: Cảnh mùa thu (4 câu đầu)
gợi cảm giác buồn: sương trắng, lá cây chuyển màu…khiến lòng người cũng
buồn như cảnh. Đằng sau cảnh thu buồn ảm đạm ấy là nỗi buồn sầu, trầm uất
và nỗi lo âu cho tình hình đất nước thực sự bình yên sau những năm chiến tranh
loạn lạc liêm miên. Cảnh thu ở bốn câu thơ sau thấm đượm tình thu (khóm cúc,

con thuyền, tiếng chày đập áo), khắc sâu ấn tượng về sự cô đơn, lẻ loi, u uất
của kẻ tha phương nặng lòng với quê hương và lo âu cho tình hình đất nước
chưa yên ổn. b/ Nghệ thuật: - Kết cấu chặt chẽ - Hình ảnh đặc trưng - Ngôn từ
nhiều tầng ý nghĩa - Giọng điệu và âm hưởng trầm buồn PHẦN II: TIẾNG
Đề 6: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(SGK Ngữ văn 10-NXB giáo dục 2006)
*Gợi ý: Đây là bài văn biểu cảm, HS chú ý trình bày bài làm đúng yêu cầu của
thể loại. Ngoài ra, HS phải nêu được cảm nhận của mình về bài thơ Nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, cảm nhận thể hiện qua các nội dung sau: 1.
Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
(Câu 1,2, câu 5,6).
- Cuộc sống thuần hậu:
+ Hiện lên trong câu thơ là một “lão nông tri điền” với những công cụ lao động
quen thuộc: mai, cuốc, cần câu.
+ Cách dùng số tính đếm rành rọt “Một…, một…, một…” cho thấy tất cả đã
sẵn sàng chu đáo.
+ Việc một Trạng Trình danh tiếng lẫy lừng trở về với đời sống bình dị, dân dã:
đào ao, cuốc đất cũng là một sự ngông ngạo trước thói đời. Ngông ngạo mà vẫn
thuần hậu, nguyên thủy: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” đạm bạc mà không khắc
khổ, vẫn thanh cao.
- Cuộc sống thanh cao: (Câu 5 và 6).
+ Sự đạm bạc là những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ; sinh hoạt

bình dị như mọi người dân quê: tắm hồ, tắm ao.
+ Hai câu thơ mà có một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa: xuân
- hạ - thu - đông; có mùi vị có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm. Vì
vậy cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao trong sự trở về, hoà hợp với thiên
nhiên.
2. Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (câu 3,4, câu 7,8).
- Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm đối mặt với danh lợi như nước với lửa. Sống
cuộc đời ẩn sĩ, ông thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, để tâm hồn an
nhiên khoáng đạt. - “Vắng vẻ” đối lập với “lao xao”, “ta” đối lập với “người”.
Đó cũng là sự đối lập của hai hoàn cảnh sống. “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của
thiên nhiên, là nơi thảnh thơi của tâm hồn. “Chốn lao xao” là nơi cửa quyền,
nhiều đua chen, thủ đoạn… - Hai chữ “dại” – “khôn” vừa thâm trầm vừa hóm
hỉnh, thể hiện sự thư thái ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Trạng Trình là
một bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo. Tỉnh táo trong sự chọn lựa: “Ta
dại, ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chốn lao xao”, “Thơ thẩn dầu
ai vui thú nào”
- Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cái “Khôn” của người thanh cao là quay lưng lại
với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà nhập với tự nhiên.
“Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao” Cuộc sống
nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra công
danh, của cải, quyền quí chỉ là giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách đểù
nhà thơ từ bỏ “chốn lao xao” quyền quí đến nơi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao
để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm,
nhàn mà vẫn canh cánh nỗi niềm “ái quốc ưu dân”.

×