Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo rừng của trang trại sao sáng tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.76 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO RỪNG
CỦA TRANG TRẠI SAO SÁNG TẠI THỊ XÃ
HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PHẠM CÔNG DANH
Khóa học: 2009 - 2013
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO RỪNG
CỦA TRANG TRẠI SAO SÁNG TẠI THỊ XÃ
HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Phạm Công Danh ThS. Lê Nữ Minh Phương
Lớp: K43A - KTNN
Niên khóa: 2009 - 2013

Huế, tháng 05 năm 2013
Lôøi Caûm Ôn
Chuyên đ t t nghi p c a tôi đ c hoàn thành là k tề ố ệ ủ ượ ế
qu c a s k t h p nh ng ki n th c lý lu n c b n trongả ủ ự ế ợ ữ ế ứ ậ ơ ả
4 năm h c t i tr ng đ i h c kinh t - Hu và ki n th cọ ạ ườ ạ ọ ế ế ế ứ
th c t qua các đ t th c t p. Trong quá trình h c t p,ự ế ợ ự ậ ọ ậ
nghiên c u, tôi đã nh n đ c s quan tâm, giúp đ , d yứ ậ ượ ự ỡ ạ
b o t n tình c a các th y cô giáo trong và ngoài tr ng,ả ậ ủ ầ ườ


s giúp đ c a cô chú trong c quan th c t p và b n bèự ỡ ủ ơ ự ậ ạ
sinh viên.
Tôi xin đ c g i l i c m n t i toàn th các th yượ ử ờ ả ơ ớ ể ầ
giáo, cô giáo c a tr ng đ i h c kinh t - Hu đã gi ngủ ườ ạ ọ ế ế ả
d y, ch b o, giúp đ tôi trong su t khóa h c. Đ c bi t,ạ ỉ ả ỡ ố ọ ặ ệ
tôi xin bày t lòng bi t n sâu s c t i cô giáo – ThS. Lêỏ ế ơ ắ ớ
N Minh Ph ng đã tr c ti p h ng d n tôi hoàn thànhữ ươ ự ế ướ ẫ
chuyên đ này.ề
Tôi chân thành c m n các cô, các chú c a Công tyả ơ ủ
TNHH Trang Tr i Sao Sáng đã t o đi u ki n, giúp đ tôiạ ạ ề ệ ỡ
trong su t th i gian th c t p.ố ờ ự ậ
Sau cùng, tôi xin c m n s giúp đ , đ ng viên c a giaả ơ ự ỡ ộ ủ
đình, b n bè trong quá trình tôi h c t p t i tr ng.ạ ọ ậ ạ ườ
Trong quá trình nghiên c u tuy đã có nhi u c g ngứ ề ố ắ
nh ng do th i gian và v n ki n th c còn h n ch , chuyênư ờ ố ế ứ ạ ế
đ t t nghi p không tránh kh i nh ng s su t, thi u sót.ề ố ệ ỏ ữ ơ ấ ế
Kính mong nh n đ c s góp ý c a th y cô và các b n.ậ ượ ự ủ ầ ạ
L n n a tôi xin chân thành c m n!ầ ữ ả ơ
Hu , tháng 05 n m 2013ế ă
Sinh viên th c hi nự ệ
Ph m Công Danhạ
MỤC LỤC
Bảng 1: Cơ cấu lao động của trang trại năm 2012 19
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KTTT Kinh tế trang trại
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
DT Doanh thu
LN Lợi nhuận
CP Chi phí
ĐVT Đơn vị tính

STT Số thứ tự
TB Trung bình
i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Bảng 1: Cơ cấu lao động của trang trại năm 2012 19
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu lao động của trang trại năm 2012 19
iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Heo rừng đang là vật nuôi mang lại lợi nhuận vàng cho người chăn nuôi
bởi giá tiêu thụ trên thị trường luôn đạt mức cao. Do đó, những năm gần đây
người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang mở rộng mô hình chăn nuôi heo
rừng lai để thu được lợi nhuận kinh tế. Đề tài đã chọn trang trại Sao Sáng, một
trong những đơn vị điển hình, tiên phong trong việc nuôi heo rừng ở đây để
nghiên cứu. Thịt heo rừng vốn được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa
chuộng. Để thấy được hiệu quả mà chăn nuôi heo rừng mang lại nên tôi đã chọn
đề tài đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo rừng của trang trại Sao Sáng tại thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích chính của đề tài là đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo rừng của
trang trại Sao Sáng, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến nó, trên cơ sở đó đưa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản cho trang trại.
Có được kết quả này tôi đã thu thập số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp
tại trang trại, báo cáo kế toán, số liệu thống kê của trang trại Sao Sáng, các giáo
trình, sách báo, internet…
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp như
phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
phân tích số liệu, phương pháp so sánh…vv
Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu này là một số nguyên nhân ảnh
hưởng đến năng suất và sản lượng heo rừng, tình hình sản xuất của trang trại. Đề

xuất kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho trang trại trong thời
gian tới.
iv
v
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ở Việt Nam nông nghiệp có một ví trí quan trọng trong việc nâng cao đời sống
nhân dân và xuất khẩu. Sự phát triển nông nghiệp không những đảm bảo được đời
sống của người dân về nhu cầu lương thực thực phẩm mà còn tạo ra những tiền đề cần
thiết để thực hiện CNH-HĐH đất nước. Trong thời kì đổi mới, nông nghiệp Việt Nam
đã đạt được những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định thể
hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới.
Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp
phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ở nước ta.
Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành nông
nghiệp. Tuy nhiên, với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế,
trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm và thu hẹp thì việc phát triển
ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần phải hướng sự quan tâm
chú trọng đến việc phát triển của ngành chăn nuôi. Điều đó cũng phù hợp với xu
hướng giảm tỷ lệ ngành trồng trọt và tăng tỷ lệ ngành chăn nuôi hiện nay. Ngành chăn
nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: thịt, sữa, trứng đáp ứng các
nhu cầu tiêu dùng thiết thực của người dân.
Trong chăn nuôi thì đặc biệt những năm gần đây nhiều nông dân đã tận dụng
diện tích đất vườn để xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi heo rừng lai. Đây
được xem là nghề chăn nuôi mới mang lại nhiều triển vọng. Đặc tính riêng biệt của
heo rừng là loài động vật hoang dã rất dễ nuôi, việc chăm sóc không khó, ít dịch
bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp, khi được chăm sóc tốt heo rất mau lớn. Chuồng nuôi heo
rừng lai được thiết kế chắc chắn. Thịt heo rừng vốn được xem là đặc sản, rất được

mọi người ưa chuộng vì thịt heo rừng săn chắc nhờ vận động liên tục. Heo rừng được
hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt heo rừng
nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt
SVTH: Phạm Công Danh 1
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
heo nhà. Thịt heo rừng rất ngọt, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất
ưa chuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên
thế giới cũng rất lớn. Chăn nuôi heo rừng lai mang lại LN rất cao cho bà con. Bên
cạnh đó chăn nuôi heo rừng lai còn tận dụng được các phụ phẩm, phế phẩm trong quá
trình sinh hoạt và sản xuất của người dân, tận dụng được nguồn lao động của gia đình
ở mọi lứa tuổi. Do vậy chăn nuôi heo rừng lai nói chung có ý nghĩa rất quan trọng
trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta.
Thừa Thiên Huế cũng là một trong những tỉnh đã và đang mở rộng diện tích
chuồng trại để nuôi heo rừng lai, trong đó có thị xã Hương Thủy, với đặc trưng khí hậu
có nền nhiệt cao, điều kiện tự nhiên trong năm thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát
triển của các loại cây trồng, vật nuôi. Việc nuôi heo rừng lai trên địa bàn bước đầu đã
thu được ít nhiều LN. Trang trại Sao Sáng là một trong những đơn vị điển hình, tiên
phong trong việc nuôi heo rừng lai ở đây, với diện tích tương đối lớn, có lực lượng lao
động dồi dào, siêng năng, được trang bị kiến thức chăn nuôi khá đầy đủ, trang trại
bước đầu đã thu được những thành công từ mô hình nuôi heo rừng lai này.
Trong những năm gần đây do diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên và thị
trường tiêu thụ sản phẩm, năng suất và sản lượng nuôi cũng biến đổi thất thường. Việc
chăn nuôi heo rừng lai có mang lại hiệu quả khả quan hay không và việc mở rộng quy
mô nuôi có phải là xu hướng đúng đắn hay không. Những nguyên nhân nào ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng heo rừng nuôi, giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất ở
đây là gì?
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo
rừng của trang trại Sao Sáng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm
chuyên đề tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo rừng lai của trang trại Sao Sáng tại thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm ra những mặt tồn tại và nguyên nhân ảnh
hưởng đến hiệu quả chăn nuôi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
SVTH: Phạm Công Danh 2
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
chăn nuôi góp phần giúp cho trang trại hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị
trường.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển mô hình trang trại chăn
nuôi heo rừng lai.
1. Đánh giá thực trạng hoạt động của trang trại Sao Sáng tại thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo rừng lai của trang trại Sao Sáng.
3. Trên cơ sở đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu cùng những cơ hội và
thách thức để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi của trang trại
trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn
khác nhau:
+ Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập về tình hình hoạt động, tình hình chăn nuôi
heo rừng
của
trang trại Sao Sáng từ các bảng kết toán chi phí, doanh thu, LN

cuối năm
của chủ trang
trại,

thông tin từ các đề tài đã được công bố, các tài liệu trên sách báo,
internet…
+ Nguồn số liệu sơ cấp: là số liệu điều tra, thu thập được từ trang trại thông qua
phỏng vấn bằng bảng hỏi.
- Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ
phân
tích và chỉ tiêu
kỳ cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch
hoặc
kết quả thực hiện kỳ
này và kỳ
trước.
- Phương pháp số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân
tích
so với
kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch
tuyệt
đối so với chỉ
tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng
trưởng.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập được số liệu thì tiến hành kiểm tra,
đánh giá, điều chỉnh và bổ sung. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích thống kê để
hệ thống hóa số liệu đã thu thập được theo những tiêu thức cần thiết, phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu.
SVTH: Phạm Công Danh 3
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
- Phương pháp thống kê mô tả: thống kê, mô tả lại các hoạt động trong quá trình
chăn nuôi lợn của trang trại: tình hình chung của trang trại, CP đầu tư cho 1 lứa lợn, số
đầu lợn/lứa, số lượng, giá…. Thông qua đó để phân tích CP của hộ trong việc chăn

nuôi lợn rừng.
- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: là phương pháp khi ta bỏ qua hiệu quả
kinh tế của các hoạt động khác để đạt được lợi ích hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn
nuôi. Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trang trại Sao Sáng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể là mô
hình chăn nuôi heo rừng lai, những nội dung nghiên cứu sau:
- Đưa ra những lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
- Phân tích tình hình hoạt động chung của trang trại Sao Sáng.
- Đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo rừng của trang trại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Chuyên đề được thực hiện tại trang trại nuôi heo rừng lai Sao Sáng tại Thị xã
Hương Thủy- Tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi thời gian:
- Những thông tin số liệu sơ cấp, thứ cấp sử dụng cho chuyên đề từ năm 2010
đến năm 2012.
- Chuyên đề được thực hiện từ ngày 18/2/2013 cho đến ngày 25/4/2013.
SVTH: Phạm Công Danh 4
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò, tiêu chí nhận dạng trang trại.
1.1.1. Khái niệm
Hiện nay, có nhiều nhà khoa học đưa ra định nghĩa về trang trại ở nhiều góc độ
nhưng chủ yếu đều mang nội dung như sau:
Các nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng: trang trại là đơn vị cơ sở sản xuất

nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, được hình thành và phát triển từ khi phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ngày
nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu
hết các quốc gia trên thế giới.
Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai
đoạn phát triển loại hình kinh tế này đã không được coi trọng. Tuy nhiên từ khi có chủ
trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích
phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và
cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng.
Ở một góc độ khác thì trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở
trong Nông- Lâm- Ngư nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu hoặc quyền sở hữu của chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên
quy mô rộng và các yếu tố sản xuất tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức
quản lí tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Trang trại là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là
chủ
yếu
(theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản). Như vậy, trang
trại
không gồm
những đơn vị thuần túy hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Nếu
có hoạt động
chế biến hay tiêu thụ sản phẩm thì đó là những hoạt động kết
hợp
với hoạt động sản
xuất nông
nghiệp.
SVTH: Phạm Công Danh 5

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
1.1.2. Đặc trưng của trang trại
Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu
cầu
của xã
hội. Vì vậy, quy mô sản xuất hàng hóa của trang trại phải đạt mức
độ
tương đối lớn,
tức là hoạt động sản xuất của trang trại phải có sự khác biệt với
hộ
sản xuất tự cấp tự
túc. Đây cũng là điểm đặc thù của trang trại trong điều
kiện
kinh tế thị trường so với
các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trước
đây.
Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể
độc
lập.Vì
vậy, trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
từ
lựa chọn
phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công nghệ… đến
tiếp
cận thị trường,
tiêu thụ sản phẩm…Đây là đặc trưng cho phép phân biệt
giữa
trang trại và hộ công
nhân trong các nông lâm trường đang trong quá

trình
chuyển đổi ở nước ta hiện
này.
Chủ trang trại là người có ý chí và có năng lực tổ chức quản lý, có
kinh
nghiệm
và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường

người trực
tiếp quản lý trang trại. Những đặc trưng trên được so sánh với
chủ
nông hộ tự cấp tự
túc.Vì vậy, đây là những đặc trưng phân biệt trang trại
với
nông hộ sản xuất tự túc, tự
cấp. Những đặc trưng trên của chủ trang trại
không
được hội đủ ngay từ đầu mà được
hoàn thiện dần cùng với quá trình phát
triển
của trang
trại.
Tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu
cầu
cao hơn
nông hộ về ứng dụng kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường.
Điều
này biểu
hiện:
+ Do mục đích của trang trại là sản xuất hàng hóa nên hầu hết các

trang
trại đều
kết hợp giữa chuyên môn hóa với phát triển tổng hợp. Đây là điểm
khác
biệt giữa
trang trại so với nông hộ tự túc, tự
cấp.
+ Cũng do sản xuất hàng hóa, đòi hỏi phải ghi chép, hạch toán
kinh
doanh, tổ
chức sản xuất khoa học trên cơ sở những kiến thức về nông học,
về
kinh tế thị
trường.
+ Sự hoạt động của trang trại đòi hỏi phải tiếp cận với thị trường, để
biết
được
thị trường cần loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và
chủng
loại, giá cả
và thời điểm cung cấp thế nào… Nếu chủ trang trại không có
những
thông tin về các
vấn đề trên, hoạt động kinh doanh sẽ không hiệu quả. Vì
vậy,
tiếp cận thị trường là
SVTH: Phạm Công Danh 6
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
yêu cầu cấp thiết của trang

trại
1.1.3. Vai trò của trang trại
Là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất
hàng
hóa, vì
vậy trang trại có vai trò hết sức to lớn trong việc sản xuất lương
thực,
thực phẩm cung
cấp cho xã hội. Trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để
phát
triển nông nghiệp nông
thôn, thực hiện sự phân công lao động xã
hội.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ tự cấp tự túc sang sản
xuất
hàng
hóa, sự hình thành và phát triển các trang trại có vai trò cực kỳ quan
trọng.
Biểu
hiện:
+ Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng

lợi thế
so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu.

vậy, nó cho
phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực
khác
một cách đầy
đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy, nó góp phần tích cực thúc

đẩy
sự tăng trưởng,
phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông
thôn.
Với
mục tiêu sản xuất hàng hóa quy
mô lớn, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo
hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công
nghiệp và dịch vụ, từng bước ổn định để phát triển kinh tế tạo ra các vùng sản xuất
nguyên liệu tập trung, làm hậu thuẫn cho công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm
phát triển.
+ Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao góp phần chuyển dịch

cấu
kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao,
khắc
phục dần
tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên môn hóa, tập trung hóa cao,
đẩy
nhanh nông
nghiệp sang sản xuất hàng
hóa.
+ Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTTT tạo ra nhiều nông
sản
làm nguyên liệu
cho công nghiệp, vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy
công
nghiệp, nhất là công nghiệp
chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát
triển.

+Trang trại là đơn vị sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại

nơi
tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công nghệ đến hộ thông
qua
chính hoạt
động sản xuất của
mình.
+ Về mặt xã hội, phát triển KTTT làm tăng hộ giàu trong
nông
thôn, tạo thêm
việc làm và tăng thu nhập góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu
hạ
tầng nông thôn, là
tấm gương cao cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức
kinh
doanh tiên tiến và có
SVTH: Phạm Công Danh 7
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
hiệu quả… đồng thời đưa công nghiệp và các nghành nghề dịch vụ vào nông thôn,
đóng góp thiết thực vào quá trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, tiến hành thu hẹp
dần khoảng cách phát triển giữa các vùng giữa miền ngược với miền xuôi, nông thôn
và thành thị Cho phép huy động, khai thác các nguồn lực về đất đai, vốn, sức lao
động… một cách đầy đủ và hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế giúp ổn định về mặt
chính trị -xã hội, góp phần quan trọng
giải
quyết các vấn đề kinh tế, xã hội nông
thôn.
1.1.4. Phân loại trang trại

Thứ nhất, xét theo loại hình trang trại gồm trang trại cá thể; trang trại tiểu chủ;
trang trại tư bản tư nhân.
- Trang trại cá thể là các trang trại của các hộ nông dân, tiểu nông sản xuất tự
cung tự cấp là chính, sử dụng lao động gia đình, có sản xuất hàng hóa với tỷ suất thấp,
tối đa là 50-60%.
- Trang trại tiểu chủ là các trang trại chủ yếu sản xuất nông sản, có thuê một ít
lao động thời vụ hoặc thường xuyên, nhưng chủ trang trại vẫn là lao động chính, sản
xuất nông sản hàng hóa với tỷ suất từ 65-70%.
- Trang trại tư bản tư nhân là mô hình trang trại sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất.
Các trang trại này hoàn toàn thuê lao động thường xuyên và thời vụ với số lượng lớn,
sản xuất ra nông sản hàng hóa nhiều với tỷ suất 80-90% trở lên.
Thứ hai, phân loại theo hình thức tổ chức quản lý gồm trang trạigia đình; trang
trạiliên doanh; trang trạihợp danh theo cổ phần.
- Trang trạigia đình là trang trạiđộc lập sản xuất kinh doanh của từng gia đình có
tư cách pháp nhân riêng, do chủ hộ hoặc một người có năng lực và uy tín trong gia
đình đứng ra quản lý, có thể là của một gia đình hoặc một số hộ gia đình đứng ra quản
lý, đây là loại hình phổ biến nhất hiện nay.
- Trang trại liên doanh là kiểu trang trạiđược thành lập trên cơ sở tự nguyện hợp
nhất từ một số trang trại nhỏ với tư cách pháp nhân mới nhằm tăng năng lực sản xuất
và cạnh tranh trước các đối thủ hoặc để tranh thủ các chính sách ưu đãi của Chính phủ
đối với các trang trại có quy mô lớn.
- Trang trại hợp danh theo cổ phần được tổ chức theo nguyên tắc của một công ty
cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
SVTH: Phạm Công Danh 8
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
Thứ ba, phân loại theo mức độ sở hữu tư liệu sản xuất gồm chủ trang trại sở hữu
tất cả tư liệu sản xuất; chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần đi
thuê; chủ sở hữu trang trại mà tất cả tư liệu sản xuất phải đi thuê.
Thứ tư, phân loại theo phương thức điều hành tư liệu sản xuất.

- Chủ trang trại và gia đình ở ngay trong trang trạivà trực tiếp điều hành cũng
như trực tiếp lao động sản xuất, đây là loại hình phổ biến nhất ở các nước.
- Chủ trang trại và gia đình không ở nông thôn, không ở trang trại mà ở một nơi
khác nhưng vẫn trực tiếp điều hành, quản lý trang trại.
- Chủ trang trại sống ở khu vực thành thị và thuê người điều hành quản lý trang
trại cho mình.
Thứ năm, phân loại theo cơ cấu sản xuất.
- Trang trại có cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh doanh tổng hợp nhiều
sản phẩm.
- Trang trại có cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hóa một loại sản phẩm
nhất định.
- Trang trại sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến
hoặc kết hợp sản xuất với chế biến nông sản.
Thứ sáu, phân loại theo cơ cấu thu nhập:
- Trang trại thuần nông có thu nhập tất cả hoặc phần lớn từ nông nghiệp.
- Trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp.
Thứ bảy, phân loại trang trại theo quy mô, diện tích đất đai gồm các trang trại
có quy mô lớn, vừa và nhỏ.
Xét về hướng sản xuất có các loại hình trang
trại
- Trang trại sản xuất cây thực phẩm, các trang trại này thường ở vùng
sản
xuất
thực phẩm trọng điểm quanh đô thị, khu công nghiệp, gần nơi tiêu
thụ.
- Trang trại sản xuất cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, mía…)
thường
phát
triển ở vùng cây công nghiệp, gắn với hệ thống chế
biến.

- Trang trại sản xuất cây ăn quả nằm ở vùng cây ăn quả tập trung có cơ
sở
chế
biến và thị trường tiêu thụ thuận
lợi.
- Trang trại nuôi, trồng sinh vật cảnh hường phát triển ở gần các khu
đô
thị, các
khu du lịch lớn, thuận tiện cho việc tiêu
thụ.
SVTH: Phạm Công Danh 9
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
- Trang trại nuôi trồng đặc sản (hươu, trăn, rắn, baba, dê, cây
dược
liệu…) nằm ở
những nơi thuận lợi cho nuôi trồng và tiêu
thụ.

- Trang trại chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò…), gia súc (lợn) hoặc gia
cầm.
Có thể chăn nuôi tổng hợp hoặc chuyên môn hóa theo từng loại gia
súc.
- Trang trại kinh doanh nông lâm nghiệp tổng hợp, thường phát triển

các vùng
trung du và miền núi có điều kiện về đất đai và hạn chế về thị
trường
tiêu
thụ.

- Trang trại kinh doanh nông, công nghiệp, dịch vụ đa dạng nhưng
hoạt
động
nông nghiệp vẫn là chủ
yếu.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về ngành chăn nuôi heo rừng lai
1.2.1. Đặc điểm sinh sản:
Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 5-10 con, trọng lượng heo sơ sinh
bình quân 0,5 : 0,9kg/con. Heo có bộ lông sọc dưa (vệt lông màu vàng chạy dọc thân
trên nền da màu đen). Khi heo con trên 90 ngày tuổi các vệt sọc dưa biến mất. Trọng
lượng bình quân lúc trưởng thành con đực nặng 60-80kg, con cái nặng 40-60kg.
Heo rừng từ 7-8 tháng tuổi, thể trọng 30-40kg, tại thời điểm này heo cái có thể
phối giống, thời gian mang thai cũng giống heo nhà (khoảng 114-115 ngày). Thời gian
đẻ từ 1-2 giờ. Quá trình đẻ diễn ra tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của
con người. Đối với giống heo rừng thuần chủng thì thông thường chỉ mất 3 tháng là
đến kỳ động dục nhưng khi chăn thả ở nhà thành heo lai thì kỳ động dục sẽ đến trễ hơn
chừng vài tháng, chu kỳ động dục của heo rừng lai cũng giống heo nhà là 21 ngày,
thời gian là 3 đến 5 ngày, tuy nhiên không giống như heo nhà có thể dùng biện pháp
thụ tinh nhân tạo, heo rừng lai chỉ có biện pháp duy nhất là phối giống tự nhiên, chờ
khi có đủ các điều kiện chín muồi thì tiến hành phối giống.
1.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sinh trưởng và phát triển
Heo rừng lai có các đặc trưng của một sinh vật hoang dã, mặc dù sinh sống tự
nhiên nhưng heo không sống ở nơi rừng sâu núi thẳm mà tập trung chủ yếu ở các khu
vực gò đồi, rừng chồi, trảng cỏ, khu vực gần ao hồ, sông suối, đầm lầy đặc biệt là các
khu vực có trồng tỉa hoa màu cây trái của các đồng bào dân tộc.
SVTH: Phạm Công Danh 10
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng heo rừng lai
1.2.3.1. Thức ăn

Heo rừng lai thừa hưởng đặc tính “ ăn kham khổ” của heo rừng thuần chủng nên
có thể nói là dễ nuôi, thức ăn chủ yếu có từ các nguồn thực vật tự nhiên như rau, củ,
quả chiếm tới 90% và chỉ cần 10% thức ăn tinh. Đặc tính này cho ưu điểm rất lớn về
việc chuẩn bị thức ăn cho heo rừng lai, hơn nữa loài heo này có cân nặng khá nhẹ,
trung bình cân nặng của heo cái là trên dưới 35kg và heo đực là 50-60kg nên mỗi ngày
chỉ tiêu thụ hết khoảng 3kg thức ăn thực vật ( rau, củ, quả ) và 200g thức ăn tinh. Bao
gồm thức ăn thô xanh(các loại cỏ cây, mầm cây, rễ cây), thứ ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ,
quả), thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét, thực tế cho thấy heo rừng
thường tìm tới nương rẫy mới đốt kiếm tro mới đốt, đất sét để ăn. Tuy nhiên, khẩu
phần thức ăn cho heo rừng thông thường cũng có thể điều chỉnh thành: 70% rau, củ,
quả các loại và 30% là cám gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu. Mỗi ngày cho ăn 2
lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2-3 kg thức ăn các
loại. Thức ăn heo rừng nên sử dụng chủ yếu là thực vật, không nên lạm dụng thức ăn
tinh nhiều dẫn đến chất lượng thịt không đạt. Heo ăn thức ăn xanh tươi, ít uống nước
tuy nhiên cũng cần cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Hàng ngày
phải vệ sinh chuồng trai, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống
1.2.3.2. Giống
Giống được coi như là một “đầu vào” quan trọng để có được chất lượng heo tốt,
thông thường heo đực chọn giống vào khoảng tháng tuổi thứ 6-8, tuy nhiên với cách
chăn thả tự nhiên, sinh trưởng tốt thì chỉ cần 6 tháng là có thể tiến hành chọn giống.
Để có thể lựa chọn được những heo tốt làm giống thì cũng cần lưu ý tới các điều kiện
chăn nuôi: chuồng trại, thức ăn, thời gian chăn thả, chỉ nên cho heo đực phối giống số
lần phù hợp với số tuổi (2-3 lần cho heo 1 tuổi, 3-4 lần cho heo 2, 3 tuổi )
1.2.3.3.Về thú y
Heo rừng là động vật hoang dã mới được thuần hóa, nên sức đề kháng cao, ít
dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng cũng thường bị một số bệnh như dịch tả, tiêu chảy, tụ
huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh thông
thường khác Nên nuôi heo rừng lai cũng cần phải có các biện pháp phòng tránh các
tác nhân gây bệnh, cập nhật các biểu hiện dịch bệnh lây lan bởi đặc tính chăn thả bầy
SVTH: Phạm Công Danh 11

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
đàn tự do của loài heo này, giống như vật nuôi trong nhà, ngoài ra còn nên chú ý tới
các điều kiện chăn nuôi, chuồng trại, thức ăn, và tiêm phòng dịch bệnh định kỳ cho
heo. Một số tác nhân gây bệnh thường mắc ở heo rừng:
Bệnh về đường tiêu hoá (như sình bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc
thức ăn ): Khi heo rừng mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại
thuốc trị đau bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu cho uống hay chích hoặc có thể dùng
5-10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc có thể bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi
xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, thức ăn phải đảm bảo vệ
sinh, đầy đủ dinh dưỡng và không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc.
Chấn thương cơ học: Chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn
thương lớn thì rửa sạch, sát trùng trước và sau khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp
như Ampicyline, Tetracyline hoặc (Peniciline + Streptomycine) . . . Da heo rừng có
khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành.
Sưng phổi: Heo bị sưng phổi thường sốt cao, biếng ăn, bỏ ăn. Điều trị bằng
kháng sinh tổng hợp.
Táo bón: Có thể cho uống thuốc nhuận tràng hoặc cho ăn thức ăn nhuận tràng
Ký sinh trùng ngoài da: Ve (bét), mò, ghẻ, ruồi muỗi bám trên da hút máu và
truyền bệnh ít khi xảy ra. Do đặc tính hoang dã nên heo rừng không sợ muỗi hay côn
trùng khác tấn công. Tuy nhiên, khi heo bị bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta có thể dùng
thuốc sát trùng bôi hay xịt đều có tác dụng tốt. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da,
ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh sạch sẽ.
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả
Tổng CP: là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh
để
tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ CP bỏ ra để sản xuất ra một sản
phẩm

nhất
định.
CP sản xuất chăn nuôi heo là tất cả những CP bỏ ra để thu
được
sản phẩm heo.
Đối với heo rừng nó bao gồm các loại CP sau: CP mua
con
giống, CP thức ăn, CP thú
y, CP tiền điện, CP tiền nước, CP

chuồng trại, CP lao động, CP vay ngân hàng, CP
vận chuyển thức
ăn.
CP gồm có hai loại đó là định phí và biến phí. Sự thay đổi của
tổng
CP là do sự
thay đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa
với
việc không sản xuất
SVTH: Phạm Công Danh 12
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
lúc này CP bằng định
phí.
CP = Biến phí + Định
phí
- Biến phí: Là những mục CP thay đổi theo mức độ hoạt động của
đơn
vị. Mức
độ hoạt động có thể là sản lượng sản phẩm sản xuất ra, sản lượng

sản
phẩm tiêu thụ,
số giờ máy vận hành, có thể là tỷ lệ thuận trong một phạm vi
hoạt
động. Chúng ta lưu
ý rằng nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận
ngược
lại nếu xem xét trên một
mức độ hoạt động (một sản phẩm) biến phí là một
hằng.
Đối với chăn nuôi heo rừng biến phí bao gồm: CP mua heo giống,
CP
thức ăn,
CP thú y, CP tiền điện, CP tiền nước, CP lao
động
thuê, CP lao động nhà, được quy ra
tiền và những khoản CP
khác.
- Định phí: Là những CP mà tổng số của nó không thay đổi khi
mức
độ hoạt
động thay đổi. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt
động
thì CP cố
định thay
đổi.
Định phí trong chăn nuôi heo: CP chuồng trại, CP mua máy
móc
thiết bị như
máy bơm nước, hệ thống điện, máy trộn thức ăn, CP

mùng…và
định phí
khác.
- Doanh
thu:
Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm tức là
tất
cả
số tiền mà người chăn nuôi nhận được khi bán sản phẩm heo hơi và số tiền
tiết
kiệm được từ sản phẩm
phụ.
DT = Q*P
Q: Sản lượng
P: Giá bán
LN là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt
động
chăn nuôi heo
nên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả nhân
tố
chủ quan và khách
quan. LN của một hoạt động hay của toàn bộ
doanh
nghiệp thường được xác định một
cách tổng quát
là:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi
phí
CP = Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý doanh nghiệp+
Thuế

Trang trại Sao Sáng được xét là một mô hình nằm trong luật khuyến khích đầu tư
trong
nước tham gia vào chương trình phát triển chăn nuôi nên được hưởng
nhiều
chính sách ưu đãi như cho vay vốn
với
lãi suất ưu đãi. Mặc khác đây là một loại hình
trang trại gia đình có bộ máy
tổ
chức tương đối đơn giản cho nên CP quản lý doanh
SVTH: Phạm Công Danh 13
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
nghiệp tương đối nhỏ.
Do
đó khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến LN đề tài bỏ
qua những
loại
CP này. Cho nên LN ở đây được xác định như
sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi
phí
Như vậy LN từ hoạt động chăn nuôi heo rừng được xác định cụ
thể:
Lợi nhuận = Doanh thu thuần – Chi phí chăn
nuôi
= Giá bán X sản lượng xuất chuồng – chi phí chăn
nuôi
Theo kết quả phân tích trên ta thấy LN phụ thuộc vào các nhân
tố:

- Giá bán heo hơi: giá bán heo hơi tăng sẽ làm cho doanh thu tiêu
thụ
tăng kéo
theo LN của hoạt động tăng và ngược
lại.
- Sản lượng tiêu thụ: sản lượng tiêu thụ tăng làm cho tổng doanh thu
tiêu
thụ
tăng lên kéo theo LN tăng theo và ngược
lại.
Có thể nói sự thay đổi của LN tỷ lệ thuận với sự thay đổi của
giá
bán và sản
lượng
bán.
Trái lại khi CP chăn nuôi tăng sẽ làm cho giá thành sản phẩm
tăng
cao từ
đó làm cho LN giảm sút. Hay nói cách khác sự thay đổi của
LN
tỷ lệ nghịch với sự
thay đổi của CP chăn
nuôi.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
- Hiệu quả sản xuất: Trong chăn nuôi thì hiệu quả sản xuất được hiểu

việc so
sánh giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra trong quá trình
sản
xuất chăn nuôi

heo mà thông thường người ta nói tới tỷ suất LN
.
- Lợi nhuận: LN là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt
động
chăn nuôi heo nên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả nhân
tố
chủ
quan và khách
quan.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi
phí.
- Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ suất nhằm đánh giá hiệu quả lợi nhuận của
CP
. Tỷ suất
này cho biết một đồng CP đầu tư vào sản xuất thì thu được
bao
nhiêu đồng lợi
nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận (%) = Lợi nhuận/chi phí*
100
- Hiệu quả về chi phí sản xuất: thể hiện một đồng CP bỏ ra thu
được
bao nhiêu
đồng giá trị sản xuấ thay bao nhiêu đồng thu
nhập.
Tỷ suất chi phí (%) = chi phí/thu nhập*
100
- Hiệu quả kỹ thuật: là việc sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực,
tài
lực) đầu vào

ít nhất để tạo ra một sản lượng nhất
định.
SVTH: Phạm Công Danh 14
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO RỪNG
LAI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của thị xã Hương Thủy- Tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình.
Thị xã Hương Thủy nằm phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, tiếp giáp thành phố
Huế, trung tâm Thị xã cách thành phố Huế 10km. Địa phận Thị xã trải dài từ 16 08’
đến 16 30’ vĩ Bắc và từ 107 30’ đến 107 45’ kinh Đông.
+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc.
+ Phía Tây giáp thành phố Huế và huyện Hương Trà.
+ Phía Bắc giáp huyện Phú Vang.
+ Phía Nam giáp huyện Nam Đông và A Lưới.
Vị trí đó đã tạo cho thị xã nhiều thuận lợi do nằm giữa hai trung tâm kinh tế, du
lịch, văn hóa lớn của Miền Trung là thành phố Huế và Đã Nẵng. Có thể đánh giá vị trí
địa lý kinh tế của Hương Thủy như một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển
sản xuất nông nghiệp – nông thôn nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Ngoài ra, một ưu điểm lớn của Thị xã Hương Thủy là có tuyến đường quốc lộ 1A
chạy dọc theo chiều rộng kéo dài từ thành phố Huế đên huyện Phú Lộc và trải dọc theo
hướng Bắc Nam từ huyện A Lưới, Nam Đông xuống huyện Phú Vang cùng nhiều
tuyến đường Tỉnh lộ, liên huyện liên xã khác.
Địa hình Hương Thủy thấp dần từ Tây sang Đông. Có thể chia thị xã thành hai
phần: gò đồi và đồng bằng.
Vùng gò đồi:
Hầu hết phần đất phía Tây quốc lộ 1A là vùng gò đồi, bao gồm 3 xã Dương Hòa,
Phú Sơn, Thủy Bằng và một phần của xã Thủy Phù và các phường Thủy Dương, Thủy

Phương, Thủy Châu. Diện tích tự nhiên vùng này chiếm đến 76% diện tích toàn thị xã.
Phần thuộc xã Dương Hòa, đặc biệt là phía Tây sông Tả Trạch có nhiều núi cao (có
SVTH: Phạm Công Danh 15
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S. Lê Nữ Minh
Phương
nơi cao tới 800m). Từ phía Đông sông Tả Trạch đến quốc lộ 1A là vùng đồi thấp, bán
bình nguyên. Địa hình này thuận lợi cho việc trông cây ăn quả, cây công nghiệp và
nhiều thắng cảnh đẹp, tạo thêm điều kiện pháp triển du lịch nghỉ dưỡng.
Vùng đồng bằng:
Phần đồng bằng của thị xã là một dải đất hệp từ phía Bắc quốc lộ 1A đến sông
Như Ý, Đại Giang được bồi tụ bởi phù sa sông Hương và các nhánh của nó. Bao gồm
các xã Thủy Văn, Thủy Thanh, Thủy Tân, Thủy Lương, một phần xã Thủy Phù và các
phường Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương. Địa hình thấp dần từ phía Bắc theo
hướng chảy của các dòng sông. Độ cao trung bình 2-5m, do đó thường bị ngập lụt khi
mùa mưa bão. Nhiều nơi nước đọng thành hồ như Thủy Lương, Thủy Tân.
2.1.1.2. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã là 45.602,07ha được chia thành các loại
đất như sau:
Đất nông nghiệp là 35.771,47 ha chiếm 78,44% (Đất sản xuất nông nghiệp là
11,41%; đất lâm nghiệp có rừng là 66,56%; đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là
0,78%). Đất phi nông nghiệp 9.304,04 ha chiếm 20,40%, đất chưa sử dụng là 526,56
ha chiếm 1,15% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Đất đai tự nhiên của thị xã được
chia thành 2 miền tự nhiên với đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau:
- Vùng có đồi núi hầu hết thuộc hệ feralit như đất đỏ vàng, đất nâu tím trên phiến
thạch, đất vùng nâu trên phù sa cổ. Các loại đất này thường có vùng nông chua, nghèo
mùn, nếu giữ được độ ẩm thì có thể cải tạo thành loại đất khá màu mỡ.
- Hệ đất phù sa chiếm toàn bộ vùng đồng bằng bồi tụ phía Đông và một số nơi
rải rác thuộc thung lũng Tả Trạch. Đặc tính chung của loại đất này là tầng đất dày (trên
100cm), thành phần cơ giới là sét pha hoặc thịt nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với
việc trồng lúa, hoa màu, lập vườn.

2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu, thủy văn:
Khí hậu của thị xã Hương Thủy có nền nhiệt cao, lượng mưa trong năm thuận lợi
cho việc sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, lượng
mưa thường tập trung, cường độ lớn, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
SVTH: Phạm Công Danh 16

×