Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

đánh giá tình hình sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện phổ yên– tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.79 KB, 60 trang )

Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh
tế- Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên và phòng tài
chính – kế hoạch huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã giới thiệu và đồng ý cho
em thực tập tại phòng tài chính – kế hoạch huyện Phổ Yên. Trong quá trình thực
tập tại Phòng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân
trong và ngoài trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế- Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh tỉnh Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp ý kiến quý
báu của các thầy cô trong khoa Kinh tế- Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh
doanh Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ tại phòng tài chính – kế hoạch
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Cuối cùng em xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo th.s Trần Văn Dũng đã hướng
dẫn em tận tình và chu đáo để em có thể hoàn thiện tốt nhất báo cáo thực tập của
mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi tới các thầy cô, các bác, các cô
chú và các anh chị những lời chúc tốt đẹp nhất!
Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2013
Sinh viên
SV: - 1- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI (6-1986) là một mốc lịch sử quan trọng,
đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Việt Nam. Nhà nước ta
từ một nhà nước tập chung quan liêu bao cấp đã bước sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước với nhiều thành phần kinh tế đan xen. Đặc
biệt khi Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức của tổ chức thương


mại thế giới – WTO thì cơ hội phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt
Nam càng được nâng cao và củng cố vững trãi. Cùng với xu thế phát triển của
thế giới và thời đại, chúng ta đã áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để
tăng được năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm, từ đó làm cho sản phẩm làm ra bán được nhiều hơn tạo uy tín trên thị
trường trong nước cũng như khu vực và thế giới, góp phần ổn định và nâng cao
đời sống nhân dân.
Bên cạnh những cơ hội Việt Nam cũng phải đối diện với rất nhiều thách
thức và khó khăn. Chúng ta xuất phát điểm ở quá thấp, vốn là một nước nông
nghiệp lạc hậu, công nghiệp phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng, năng suất
lao động thấp máy móc lạc hậu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại không có tay
nghề làm việc, năng lực quản lý kém, hiệu quả sử dụng vốn không cao… Những
khó khăn trên đòi hỏi chúng ta phải tập chung sức lực và trí tuệ để giải quyết
thấu đáo, biến những yếu tố hạn chế thành yếu tố tích cực, từ đó tạo lên một nền
tảng vững trãi hơn nữa khi bước vào nền kinh tế thị trường với đầy dãy những
khó khăn và thử thách khốc liệt.
Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đặc biệt quan tâm đó là tình hình sử
dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển.
Là một bộ phận của đầu tư, nhưng đầu tư phát triển từ NSNN lại có vai trò rất
quan trọng không những tới tăng trưởng kinh tế mà còn là một yếu tố đóng vai
trò chủ đạo dẫn dắt các bộ phận khác của đầu tư hoạt động hiệu quả hơn, có tác
SV: - 2- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dụng trực tiếp và gián tiếp tới chiến lược đầu tư phát triển, đến quy hoạch đầu tư
theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ…
NSNN là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài
chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy
nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Quy mô và cơ cấu thu chi NSNN tác động
mạnh mẽ đến quan hệ cung cầu trên thị trường và thông qua đó tác động đến nền
kinh tế. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ

cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. NSNN là công cụ kinh tế để nhà nước
thực hiện việc quản lý, kiểm soát nền kinh tế. NSNN trực tiếp đầu tư phát triển
nguồn nhân lực, trí lực ( giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học…) thực hiện
nhiệm vụ phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực.
Do đó việc sử dụng có hiệu quả vốn NSNN của quốc gia nói chung và của
địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp chính phủ và chính
quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH của mình. Vì vậy,
tôi nghiên cứu đề tài “ Đánh giá tình hình sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư
phát triển trên địa bàn huyện Phổ Yên– tỉnh Thái nguyên ”, để thấy được
những hiệu quả đạt đươc, những hạn chế còn tồn tại trong quản lý NSNN ở cấp
huyện và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nhằm góp
phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển KTXH là cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển trên địa
bàn huyện Phổ Yên, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển tại huyện Phổ Yên.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tổng quan về huyện Phổ Yên và phòng Tài chính – Kế hoạch
huyện Phổ Yên.
- Đánh giá thực trạng sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển tại địa
bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2010-2012.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân
sách cho đầu tư phát triển tại huyện Phổ Yên.
3. Đối tượng nghiên cứu
SV: - 3- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Báo cáo nghiên cứu các vấn đề sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển
diễn ra tại huyện Phổ Yên.

4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Báo cáo tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản về sử dụng
vốn ngân sách cho đầu tư phát triển tại huyện Phổ Yên.
- Về không gian: Báo cáo nghiên cứu tại huyện Phổ Yên.
- Về thời gian: Báo cáo nghiên cứu sử dụng vốn ngân sách tại huyện Phổ
Yên giai đoạn 2010-2012 và đề xuất một số giải pháp đến năm 2015.
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài lệu tham khảo,
nội dung báo cáo gồm 3 phần :
Phần I: Tổng quan về huyện Phổ Yên và phòng Tài chính – Kế hoạch
huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.
Phần II: Đánh giá thực trạng sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển
trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cho
đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên
SV: - 4- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỔ YÊN VÀ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
HOẠCH HUYỆN PHỎ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Tổng quan về huyện Phổ Yên
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1 . Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện đồi núi và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm
huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km
về phía Bắc. Là một trong cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc,
Huyện Phổ Yên giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang về phía Nam, giáp thành
phố Thái Nguyên về phía Bắc, giáp huyện Phú Bình về phía Đông và giáp huyện
Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây.
Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái

Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh
Thái Nguyên và chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 15 km. Đến năm 2010 với
tuyến đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên hoàn thành, hành lang kinh tế đường
quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc
lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo thành mạng lưới
giao thông quan trọng gắn liền huyện Phổ Yên với các tỉnh lân cận. Đây có thể
coi là thuận lợi lớn trong việc giao lưu liên kết kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng
hoá giữa Phổ Yên với Hà Nội, với thành phố, các thị xã và huyện của Thái
Nguyên cũng như với các tỉnh lân cận.
1.1.1.2 . Địa hình
Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng
núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây
là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.
- Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện, địa hình đồi núi là
chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.
Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc
vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên là có đặc điểm địa hình bằng
phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan.
SV: - 5- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.1.3 . Cảnh quan thiên nhiên
Với đặc điểm địa hình ở trên, huyện có hai nhóm cảnh quan chủ yếu sau:
- Nhóm cảnh quan đồng bằng (thuộc các xã phía Đông sông Công và xã
Vạn Phái) mang đặc trưng chung của cảnh quan vùng đồng bằng sông Hồng có
kết cấu kiểu cụm dân cư làng xã, xen những cánh đồng lúa, màu rộng lớn. Một
số cụm dân cư ven các trục lộ lớn phát triển theo hướng đô thị hoá.
- Nhóm cảnh quan đồi núi thấp (thuộc các xã phía Tây sông Công) mang
đặc điểm chung của vùng trung du phía Bắc. Địa hình khu vực này phổ biến là

đồi bát úp xen kẽ trong những cánh đồng nhỏ và hẹp, dân cư kiểu làng bản nhưng
phân tán hơn, tốc độ đô thị hoá chậm hơn vùng phía Đông.
1.1.1.4 . Khí hậu và thủy văn
- Khí hậu
Huyện Phổ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ
trung bình trong năm là 23
0
C, tháng 7 là tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình
khoảng 28-29
0
C, tháng lạnh nhất vào tháng 1 nhiệt độ trung bình khoảng 15-
16
0
C. Khí hậu của huyện chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa
trung bình trong năm đạt 2.097mm. Trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa
cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 và có thể xảy ra lũ.
- Đất đai
Tổng diện tích của Huyện là 25.886,9 ha, được chia thành 10 loại đất
chính. Trong các loại đất của Phổ Yên có các loại đất phù sa và đất đỏ vàng có
độ dốc thấp, tầng đất dày rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Loại đất này
chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện, tuy nhiên, những khu đất này có thể bị
chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp. 61,6% diện tích đất
toàn huyện là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu
vàng trên phù sa cổ, lại có độ dốc trên 25
0
.
1.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài ngưyên nước
Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng

cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của Huyện. Sông
Công chảy qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa
hình. Sông Công có lưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái
SV: - 6- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyên. Lòng sông có chiều rộng trung bình 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ
dốc long sông 1,03%. Lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7m
3
/s và trong mùa
khô là 4,2m
3
/s.
Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới
cho các xã phía Đông và phía Nam huyện. Sông Cầu còn là đường giao thông
thuỷ cho cả tỉnh nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng.
Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận huyện, còn có hệ thống suối,
ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện là
704,1ha. Nhìn chung, chất lượng nước tốt nên có thể khai thác mặt nước để nuôi
trồng thuỷ sản.
- Tài nguyên rừng
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện
tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích
rừng của Huyện là 6.743, 9 ha, chiếm 23,29% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng
tự nhiên có 2.635,2ha, chiếm 39,2% diện tích đất lâm nghiệp. Nhìn chung, rừng
của huyện Phổ Yên mang tính chất môi sinh, góp phần xây dựng môi trường bền
vững cho huyện hơn là mang tính chất kinh tế.
- Khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản, theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn
huyện không có các điểm mỏ, quặng. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên nằm trong
khu vực sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái

Bình Dương với thăm dò có 34 loại hình khoáng sản phân bổ tập trung ở Đại
Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Khả năng khai thác của các loại khoáng sản
này có thể quyểt định đến phương hướng phát triển công nghiệp của huyện Phổ
Yên.
- Tài nguyên đất
Diên tích đất tự nhiên của huyện ổn định qua các năm. Tốc độ đô thị hoá
của huyện trong nhưng năm qua khá chậm. Diện tích đất nông nghiệp không có
sự biến động lớn. Diện tích đất ở tăng từ 880 ha năm 2002 lên 974,01 ha năm
2008. Đất chuyên dùng tăng 1142,8 ha từ năm 2002 đến năm 2006 và có sự biến
động lớn từ năm 2005 đến năm 2008.
SV: - 7- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1: Số lượng đất đai của Huyện năm 2005
Ch` tiêu Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích tự nhiên 25.886,9 100,00
1. Đất nông nghiệp 19959.34 77,1
2. Đất phi nông nghiệp 5827,8 22,51
3. Đất chưa sử dụng 99,76 0,39
(Nguồn: Kiểm kê đất đai 2012)
Đánh giá khả năng sử dụng đất vào trong ngành nông nghiệp cho thấy,
tiềm năng đất nông nghiệp của huyện đạt 14.500-15.000 ha, trong đó đất cho
trồng lúa khoảng 7000 ha, đất cây trồng cạn hàng năm khoảng 2.100 ha, đất
vườn và cây lâu năm khoảng 5.500 ha. Hiện nay, diện tích đất lúa và cây hàng
năm khác đã được sử dụng hết. Tiềm năng đất lâm nghiệp của huyện đạt 8.500-
8.600 ha, khả năng mở rộng đất lâm nghiệp của huyện còn khoảng 1.200 ha.
1.1.2. Đặc điểm về kinh tế và xã hội
1.1.2.1 . Dân số và lao động
a, Dân số
Toàn huyện có số dân trung bình năm 2009 là 137.150 người, trong đó dân số
sống ở 3 thị trấn chiếm khoảng 9,5%, dân số nông thôn chiếm khoảng 90,5%.

Mật độ dân số toàn huyện là 534 người/km
2
tuy nhiên phân bố dân cư giữa các
vùng có sự phân tán.
b, Nguồn lao động
Tốc độ tăng dân số toàn Huyện trung bình hàng năm là khoảng 1%. Nguồn
lao động của huyện năm 2005 là 8.660 người, chiếm 65,7% tổng dân số của huyện.
Lực lượng lao động phân bổ trong các ngành kinh tế chủ yếu làm việc trong ngành
nông lâm thuỷ sản, chiếm 86%. Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp
và xây dựng chiếm 9,7% lao động có việc làm. 4,3% lao động có việc làm đang
làm việc trong ngành dịch vụ. Số lao động trong độ tuổi không tham gia trong các
ngành kinh tế chủ yếu đang đi học, chiếm 80%, còn lại là làm nội trợ, không làm
việc, không có việc làm.
Lao động trong độ tuổi không có việc làm là 590 người, chiếm 11,16% số lao
động trong độ tuổi không tham gia trong các ngành kinh tế. Trong những năm
qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy
nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm vẫn còn cao.
1.1.2.2 . Cơ sở hạ tầng
SV: - 8- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
a, Hệ thống giao thông
Đường bộ:
Huyện có quốc lộ 3 từ Km 33 đến Km 48 đi qua trung tâm huyện, chiều
dài đường là 15km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7,5m dải bê tông tiêu
chuẩn kỹ thuật cấp 4.
Hệ thống đường huyện gồm 11 tuyến nối liền trung tâm huyện với trung
tâm các xã, thị trấn trong huyện.
Tổng đường xã của huyện là 274,8 km, trong đó 56,6% là đường đất được
hình thành từ phong trào làm giao thông nông thôn của địa phương. Các tuyến
đường xã nhìn chung đều chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nền đường nhỏ hẹp, hệ

thống thoát nước chưa đầy đủ.
Đường thuỷ:
Sông Cầu, sông Công đi qua địa phận Huyện nhưng không phát triển
thành tuyến đường thuỷ, chỉ có 5 km đường trên sông Công từ cảng Đa Phúc
đến vị trí gặp sông Cầu có khả năng khai thác.
Đường sắt:
Trên địa phận Huyện có tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều đi qua có
chiều dài 15 km và có 1 nhà ga.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Phổ Yên có quan
hệ chặt chẽ về mặt địa lý, vùng dân số và vùng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng
còn chưa đồng bộ. Hệ thống đường thuỷ chủ yếu phục vụ thuyền nhỏ khai thác
vật liệu xây dựng trên sông. Tuyến đường sắt có khả năng tạo thuận lợi cho phát
triển kinh - tế xã hội của huyện.
b, Thủy lợi
Hệ thống cấp nước sinh hoạt của huyện sử dụng nguồn từ hệ thống cấp
nước thị xã sông Công.
Hệ thống cấp nước nông nghiệp từ đập Hồ Núi Cốc và các trạm bơm từ
sông Cầu và sông Công.
c, Hệ thống điện
Hệ thống lưới điện của huyện đã được hoàn chỉnh. Huyện được cấp điện
từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường truyền tải 110 kv Đông Anh - Thái
SV: - 9- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyên. Lưới điện của Huyện cơ bản vận hành tốt với đường 110kv và 35 Kv.
Hiện nay 100% số thị trấn, xã của Huyện có điện.
d, Bưu chính viễn thông
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện ngày càng được hiện đại hóa.
Đến nay thị trấn đã có điểm bưu điện văn hóa khang trang, hiện đại.
Đầu tư nâng cấp các trạm phát sóng, hệ thống đường dây thông tin đảm bảo
nâng cao chất lượng bưu chính viễn thông thông suốt. Số thuê bao điên thoại

bình quân là 8 máy/ 100 dân. Sẽ tăng lên thành 14 máy/ 100 dân.
1.1.2.3 . Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đến năm 2010 là 20%. Cơ cấu kinh tế: Công
nghiệp – xây dựng 59,2%; dịch vụ 22,1%; nông – lâm nghiệp 18,7%. GDP bình
quân đầu người đến năm 2010 đạt 24,6 triệu đồng ( tương đương 1.230 USD).
năm 2010 thu nhập bình quân đầu người là 25 triệu đồng, năm 2011 là 34,84
triệu đồng, tăng 39,36%,đến năm 2012 thu nhập bình quân đầu người của
huyện đạt mức 43.92 triệu đồng.
1.1.2.4 . Các lĩnh vực xã hội
a, Giáo dục và đào tạo
Tiếp tục đầu tư xây dựng các phòng học và nhà công vụ giáo viên theo Chương
trình kiên cố hóa trường học của Chính phủ, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa
trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiêt bị phục vụ cho dạy và
học, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trường đạt trường chuẩn Quốc gia.
b, Y tế
Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở, đã giữ
vững danh hiệu các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, tiếp tục đầu tư xây
dựng 04 tạm y tế theo hướng chuẩn hóa. Cở sở vất chất thiết bị ngày càng được
đầu tư, nâng cấp, các dịch vụ y tế được mở rộng. Chất lượng khám chữa bệnh,
bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên.
c, Văn hóa thông tin
Huyện đã tăng cường đầu tư các cơ sở, các trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí
cho nhân dân, phát động và động viên các hoạt động văn hóa quần chúng nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
SV: - 10- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.3. Đánh giá chung
Những thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều hiện phát triển của

Huyện hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây:
- Huyện có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung
tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi thế này,
khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ.
- Địa hình của Huyện đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng;
có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch khác của Tỉnh như hồ
Núi Cốc, khu di tích ATK… Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm
nghiệp chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Huyện có quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi
nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai.
- Nguồn lao động của Huyện tương đối dồi dào, có khả năng học nghề
thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của Trung ương và của Tỉnh.
- Do có nhiều lợi thế phát triển nên Huyện được Tỉnh quan tâm trong chỉ
đạo, ưu tiên đầu tư.
Những khó khăn thách thức
- Huyện có 5 xã miền núi, đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó còn 1 xã
nghèo. Đến nay, đây chính là “vùng lõm” trong bức tranh kinh tế xã hội của
Huyện.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến theo hướng tích cực, song xuất phát
điểm kinh tế - xã hội còn ở mức thấp, đến nay nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng
khá cao (năm 2007 chiếm 33,15% giá trị sản xuất và 78,81% lao động); giá trị
thu hoạch tính bình quân một ha đất nông nghiệp chưa cao.
- Các ngành kinh tế mặc dù có tốc độ phát triển nhanh trong vài năm gần
đây, song quy mô còn nhỏ. Phát triển công nghiệp còn tự phát, thiếu tính quy
hoạch.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng bước đầu hình thành tương đối đồng bộ, song
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cao hơn trong tương lai.
SV: - 11- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2 Khái quát về phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên

Phòng Tài chính – Kế hoạch hiện nay được sáp nhập từ 02 đơn vị là Phòng Tài
chính và phòng Kế hoạch đầu tư theo Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày
04/02/2008 của Chính phủ, Quyết định số: 654/QĐ-UBND ngày 31/03/2008 của
UBND tỉnh Thái nguyên về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND các huyện, thành phố, thị xã. Trong đó:
- Từ trước ngày 30/04/2008, phòng Tài chính - KH gồm 02 cơ quan là
Phòng Tài chính và phòng KH và ĐT với các chức năng, nhiệm vụ như sau:
+ Phòng Tài chính: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài
sản trên địa bàn huyện được phân cấp.
+ Phòng KH - ĐT: Thực hiện quản lý nhà nước về công tác kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội, công tác quy hoạch xây dựng, đăng ký kinh doanh, viễn
thông, đầu tư và XDCB.
- Từ ngày 01/5/2008, 02 cơ quan Tài chính và KH - ĐT được sáp nhập
thành phòng Tài chính - KH thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu
giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài
chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất
quản lý về kinh tế HTX, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
1.2.1 Vị trí – chức năng
 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phổ yên là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện Phổ yên, có chức năng tham mưu giúp cho UBND huyện trong
hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh
doanh trên địa bàn.
 Phòng Tài chính – Kế hoạch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của
UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thái nguyên.
 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản.
1.2.2 Quyền hạn và nhiệm vụ
Công tác Tài chính Ngân sách Nhà nước:
- Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch

dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực
hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện
nhiệm quản lý của phòng.
SV: - 12- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã xây
dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán
ngân sách huyện theo hướng dân của Sở Tài chính.
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu được phân cấp
quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã
phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự toán ngân sách
điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND huyện; tổ chức thực hiện
dự toán ngân sách đã được quyết định.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân
sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thẩm tra quyết toán ngân các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định,
quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện;
tổng hợp, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán
thu, chi ngân sách cấp huyện báo cáo UBND huyện để trình cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê chuẩn.
- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài
chính. Thẩm định, trình UBND huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua
sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài
chính theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND huyện và theo quy
định của pháp luật.
 Công tác Kế hoạch – Đầu tư:
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày
05/8/2009 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ nội vụ về việc hướng dẫn về chức

năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn
về lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
1. Trình UBND huyện:
a, Dự thảo các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của
huyện; Đề án chương trình phát triển kinh tế- xã hội, cải cách hành chính trong
lĩnh vực kế hoạch đầu tư trên địa bàn huyện;
b, Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế,
chính sách, pháp luật và các quy định của UBND huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư
về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn;
SV: - 13- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2. Trình UBND huyện các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa
bàn; thầm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện; thẩm định và chịu trách nhiệm về kế
hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm
quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính
sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh
vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư; phối hợp với các phòng, ban
chuyên môn nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác KH & ĐT cấp xã.
5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát và đánh giá đầu
tư; kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn
huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND huyện và
theo quy định của pháp luật.

1.2.3 Tổ chức bộ máy của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phổ Yên
a,Về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức:
Tổng số cán bộ, công chức của đơn vị đến 14/11/2012 là 12 người.
Bao gồm: Trong biên chế: 09 người, hợp đồng là 3 người.
Về trình độ chuyên môn: Đại học: 11 người; Trình độ cao đẳng và tương đương:
01 người
b, Về tổ chức, phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy trình giải quyết công việc và yêu cầu
công tác, Phòng Tài chính – Kế hoạch đã thực hiện phân công cán bộ, công
chức tại phòng như sau:
*.Về phân công lãnh đạo:
+ Trưởng phòng: Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách quản lý ngân sách
cấp huyện.
+ 01 đồng chí phó phòng phụ trách lĩnh vực kế hoạch đầu tư.
SV: - 14- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ 01 đồng chí Phó trưởng phòng phụ trách lĩnh vực tài chính.
*.Về phân công cán bộ, công chức trong đơn vị:
- Đối với bộ phận công tác kế hoạch và đầu tư:
+ 01 cán bộ phụ trách công tác tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội.
+ 01 cán bộ thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư XDCB.
+ 01 cán bộ phụ trách công tác xúc tiến đầu tư, sản xuất kinh doanh.
+ 01 cán bộ phụ trách công tác đăng ký kinh doanh, theo dõi và quản lý các
thành phần kinh tế.
- Đối với bộ phận tài chính:
+ 02 cán bộ phụ trách công tác chi ngân sách huyện, theo dõi, quản lý các
đơn vị dự toán trực thuộc, quản lý biên lai, ấn chỉ của ngành.
+ 03 cán bộ phụ trách công tác quản lý, theo dõi ngân sách cấp xã, quản lý
công sản.

+ 01 cán bộ phụ trách công tác quản lý giá, công tác hành chính cơ quan.
+ 01 cán bộ phụ trách công tác định giá tài sản trong các vụ án dân sự, hình
sự.
Bên cạnh đó, phòng cũng thực hiện sự phân công cán bộ kiêm nhiệm thực
hiện các công việc thường trực hội đồng giá đất, tham gia các ban chỉ đạo và tổ
chuyên viên giúp việc của các tổ công tác theo yêu cầu nhiệm vụ do UBND
huyện giao.
SV: - 15- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mô hình quản lý của phòng tài chính kế - hoạch huyện Phổ Yên, t`nh
Thái Nguyên

Trong đó: - Trưởng phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động chung của
toàn bộ cán bộ công chức trong phòng, chỉ đạo bộ phận kế toán trong công tác
kế toán riêng tại phòng giữ vai trò trưởng ban kế toán.
- Phó phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm tuyên truyền ý kiến chỉ đạo của cấp
trên cho các bộ phận trong phòng mình, lãnh đạo các CB, CC của bộ phận mình
hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các bộ phận kế hoạch, bộ phận đầu tư, bộ phận
đăng ký kinh doanh chịu sự chỉ đạo kiểm soát của phó phòng kế hoạch.
- Phó phòng tài chính: Chịu trách nhiệm tuyên truyền ý kiến chỉ đạo của cấp
trên cho các bộ phận trong phòng mình, lãnh đạo các CB, CC của bộ phận mình
hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các bộ phận tổng hợp ngân sách huyên, bộ
phận phụ trách ngân sách xã thị trấn, bộ phận thẩm định và quyết toán các dự án
đầu tư XDCB, bộ phận tài chính chịu sự chỉ đạo của phó phòng tài chính.

SV: - 16- Lớp:
Trưởng phòng
Phó phòng kế
hoạch
Phó phòng tài chính

Bộ
phận kế
hoạch,
kinh tế
xã hội
Bộ
phận
đầu tư
Bộ
phận
đăng ký
kinh
doanh
Bộ phận
tổng hợp
và phụ
trách NS
xã, thị
trấn
Bộ phận
thẩm định
và quyết
toán các
dự án đầu
tư XDCB
Bộ
phận
tài
chính
đất đai

Bộ phận
tài chính,
tài sản
tịch thu
sung quỹ
nhà
Bộ
phận
tổng
hợp NS
huyện
Bộ phận kế toán
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Thực trạng đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Phổ Yên.
Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXVII đã đề ra mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của nhân dân các dân tộc trong toàn
huyện, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường đoàn, kết mở rộng dân chủ, giữ
vững kỷ cương, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh;tạo sự phát triển
nhanh và bền vững, sớm đưa Phổ Yên trở thành huyện công nghiệp”
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, UBND
huyện đã trình HĐND phê duyệt và ra các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã
hội huyện Phổ Yên giai đoạn 2006-2010. Trên cơ sở đó, UBND huyện Phổ Yên
đã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-
2010.

2.1.1. Các lĩnh vực đầu tư
- Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo;
- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có
quy mô lớn;
- Phát triển ngành, nghề truyền thống;
- Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội;
- Lĩnh vực y tế;
-Văn hoá, thông tin;
- Những lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành
SV: - 17- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Ngành Nông – Lâm – Thủy sản
Nông nghiệp của huyện giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong những năm
gần đây, sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và
khá ổn định
Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt việc
ứng dụng khoa học kỹ thuật luôn được coi trọng. Sản xuất nông nghiệp theo
hướng đưa cây, con giống mới năng suất cao thay thế cây con giống cũ kém hiệu
quả kinh tế. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phổ biến tại Phổ Yên. Đặc biệt là
lợn, gà với nhiều trang trại có quy mô lớn, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn. Ví dụ
trại giống của công ty cổ phần CP, trại Thanh Dưỡng… Kinh tế trang trại đã góp
phần đáng kể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, và giải quyết
việc làm.
Bảng 2 : Cơ cấu đầu tư theo ngành Nông – Lâm – Thủy sản (giá hiện hành)
Ch` tiêu
2010 2011 2012 So sánh (%)
Giá trị
(tỷ đồng)


cấu
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)

cấu
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)

cấu
(%)
2011/201
0
2012/201
1
TĐP
TBQ
GTSX
N-L-TS
1.087,347 100 1.253,746 100 1.402,9 100 115,3 111,9
113,5
8
1.Nông
nghiệp
1042,61 95,89 1202,346 95,9
1346,4
2

95,97 115,32 111,98
113,6
4
-Trồng trọt
447,86 41,19 562,00 44,83 612,38 43,65 125,48 108,96
116,9
3
-Chăn nuôi 555,63 51,1 594,946 47,45 685,93 48,9 107,08 115,29 111,1
-Dịch vụ
NN
39,12 3,6 45,4 3,62 48,11 3,42 116,05 105,97
110,9
9
2.Lâm
nghiệp
6,107 0,56 8,22 0,66 13,36 0,96 134,6 162,53 147,9
3.Thủy sản
38,63 3,55 43,18 3,44 43,12 3,07 111,78 99,86
105,6
5
(Nguồn: Niên giám thông kê huyện phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên)
Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản tăng từ 1087,347 tỷ đồng năm 2010 lên
1402,9 tỷ đồng năm 2012, tốc độ phát triển bình quân là 113,57%. Giá trị sản
SV: - 18- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
xuất nông nghiệp tăng về quy mô do khối lượng vốn đầu tư tăng. Chăn nuôi
chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 51,1% tương
đương giá trị 555,63 tỷ đồng năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng ngành chăn nuôi có
giảm nhẹ còn 48,9% năm 2012 do dịch bệnh và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng
đến vật nuôi nhưng giá trị sản xuất của ngành này khá cao, nó là 685,93 tỷ năm

2012. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao do cơ giới hóa trong
nông nghiệp. Lâm nghiệp tuy chiếm tỷ trọng không cao khoảng 6,107 tỷ năm
2010 song hiện nay tỷ trọng ngành này tăng lên khá rõ nét là 8,22 tỷ năm 2011.
Là vùng đất có tiềm năng trồng chè, cây chè là cây lâm nghiệp đang được phát
triển ngày càng rộng trên địa bàn huyện.
• Ngành Công nghiệp – xây dựng
Các sản phẩm truyền thống như chế tạo phôi, sản xuất dụng cụ y tế, sản phẩm
may mặc, cơ khí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị sản xuất công nghiệp, các
sản phẩm mới có công nghệ cao chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất,
công nghiệp chế tạo, lắp ráp điện tử, công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé. Cơ cấu
ngành sản xuất chủ đạo vẫn là ngành sản xuất vật liệu sử dụng nhiều tài nguyên
khoáng sản thâm dụng nhiều lao động.
Bảng 3: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng
(ĐVT: tỷ đồng)
Ch` tiêu 2010 2011 2012
So sánh (%)
2011/2010 2012/201
1
TĐPTBQ
TỔNG
3.768,56
5
4.439,22
1
5.063,8
117,8 114,07 115,91
1.Công
nghiệp
2688,87 3245,958 3823,169 120,72 117,78 119,24
2. Xây

dựng
1079,695 1193,263 1240,631
110,52 103,97 107,19
(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên)
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2010-2012 với
tốc độ phát triển bình quân 115,91%/năm, ngành công nghiệp tăng chủ yếu
do công nghiệp chế biến phát triển, sản xuất thức ăn chăn nuôi ngành xây
SV: - 19- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dựng đang được quan tâm và tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường giao
thông, các chợ, hệ thống điện đường, trường học )
• Ngành thương mại – dịch vụ.
Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, mặc dù chịu ảnh
hưởng chung từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thái kinh tế toàn
cầu, nhưng từ năm 2009 nhờ việc thực hiện có hiệu quả các chính sách kích
cầu đầu tư, tiêu dùng của Chính phủ nên hoạt động thương mại, dịch vụ nội
địa đã đạt được những kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng mức bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ tiêu dung xã hội bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 21%.
Bảng 4: Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Phổ Yên
năm 2010 – 2012.
( ĐVT: tỷ đồng)
Ngành kinh tế
2010 2011 2012
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Nông nghiệp
1.087,34
7
17,58% 1.253,746 17,26% 1.402,9 16,98%
Công nghiệp –
XD

3.768,565 60,94% 4.439,221 61,13% 5.063,
8
61,28%
Dịch vụ 1.328,3 21,48% 1.569,6 21,61% 1.796,5 21,74%
Tổng số
6.184,21
2
100% 7.262,56
7
100% 8.263,2 100%
( Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên)
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 61,13%.
Giá trị sản xuất ở cả 3 ngành đều tăng về quy mô do tăng khối lượng vốn đầu tư.
Tổng giá trị sản xuất toàn huyện tăng qua các năm và đạt 8.263,2 tỷ đồng năm
2012. Trong đó giá trị sản xuất nông lâm thấp nhất trong 3 ngành đạt 1.087,347
tỷ năm 2010 ; năm 2012 đạt giá trị 1.402,9 tỷ đồng. Công nghiệp – xây dựng
đóng góp giá trị sản xuất cao nhất, duy trì vị trí số 1 ở cả ba năm, năm 2010 tạo
ra giá trị sản xuất đạt 3.768,565 tỷ
Đến năm 2012 giá trị sản xuất tăng gần 1,4 lần để đạt mức 5.063,8 tỷ.
Dịch vụ thương mại cũng có giá trị sản xuất khá cao 1.796,5 tỷ năm 2012, doanh
SV: - 20- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thu chủ yếu của dịch vụ huyện là hoạt động bán lẻ hàng hóa, thu từ kinh doanh
khách sạn, nhà nghỉ.
Cơ cấu 3 ngành có dịch chuyển rõ nét. Cơ cấu nông – lâm – ngư giảm
trong cơ cấu giá trị sản xuất chung. Năm 2010 chiếm 17,58% cơ cấu giá trị, đến
2012 ngành này giữ 16,98 % trong cơ cấu giá trị. Công nghiệp – Xây dựng có sự
dịch chuyển ngược lại khi cơ cấu giá trị sản xuất luôn chiếm trên 60% giá trị sản
xuất chung, giá trị sản xuất năm 2012 chiếm 61,28% tổng giá trị chung toàn
huyện. Dịch vụ thương mại ở vị trí thứ 2 chiếm 21,74% tổng giá trị sản xuất

năm 2012. Vậy cơ cấu kinh tế Phổ Yên có sự chuyển dịch đúng hướng khi tỷ
trọng công nghiệp tăng, tỷ trọng dịch vụ tăng, còn sản xuất nông nghiệp - lâm -
thủy giảm về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế.
2.1.3. Hạng mục đầu tư
1) Ngành Nông – Lâm – Thủy sản
a. Ngành trồng trọt
Để đảm bảo an toàn toàn lương thực và gia tăng giá trị sản xuất những
năm qua, huyện Phổ Yên đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, sản
lượng và giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác. Cùng với thâm canh cây
lúa, các địa phương trong huyện còn khuyến khích nông dân mở rộng diện tích
cây màu vụ đông, nhất là những giống cây màu cho giá trị kinh tế cao như: súp
lơ,cà rốt, khoai tây…
SV: - 21- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
(ĐVT: DT ha; NS tạ/ha; SL tấn)
Loại cây trồng 2010 2011 2012
So sánh (%)
2011/201
0
2012/201
1
TĐPTBQ
Tổng SLLT có
hạt
57.19
3
58.95
3

59.54
7
103,08 101,01 102,04
1. Lúa: DT 7.818 8.988 9.558 114,97 106,34 110,57
- Năng suất 58,68 60,34 62 102,83 102,75 102,79
- Sản lượng
32.987
33.78
3
35.921 102,41 106,33 104,35
2. Ngô: DT 1.562 1.345 1.800 86,11 133,83 107,35
- Năng suất 39,7 38,44 42,8 96,83 113,42 105,25
- Sản lượng 6.206 5.170 7.700 83,31 148,94 111,39
3. Lạc: DT 162 192 300 118,52 156,25 136,08
- Năng suất 15,6 15,4 10,7 98,72 69,48 82,82
- Sản lượng 253 312 320 123,32 102,56 112,46
4. Đậu tương:
DT
110 81 300 73,64 370,37 165,14
- Năng suất 12,4 16,1 12,7 129,84 78,88 101,20
- Sản lượng 136 104 380 76,47 365,38 176,16
5. Khoai lang:
DT
412 330 400 80,10 121,21 98,53
- Năng suất 54,7 53,55 47,5 97,90 88,70 93,19
- Sản lượng 2.254 1.767 1.900 78,39 107,53 91,81
6. Sắn: DT 179 200 300 111,73 150,00 129,46
- Năng suất 148,0 165,6 116,7 111,89 70,47 88,80
- Sản lượng 2.650 3.312 3.500 124,98 105,68 114,92
7. Rau các loại:

DT
250 350 250 140,00 71,43 100,00
- Năng suất 112 120 160 107,14 133,33 119,52
- Sản lượng 2.800 3.500 4.000 125,00 114,29 119,52
8. Khoai tây:
DT
3.650 3.725 3.700 102,05 99,33 100,68
- Năng suất 88,1 79,0 100 89,67 126,58 106,54
- Sản lượng 32.17
0
34.960 34.926 108,67 99,90 104,20
(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phổ Yên- tỉnh Thái Nguyên)
SV: - 22- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong những năm qua huyện Phổ Yên đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu
trong nông nghiệp, đưa giống cây trồng và vật nuôi có năng xuất cao vào sản
xuất. Đặc biệt là nhiều loại lúa lai, ngô lai được đưa vào trông mới, cho năng
xuất khá cao: lúa tăng từ 56,68 tạ/ha lên 62 tạ/ha; ngô tăng từ 39,7 tạ/ha lên 42,8
tạ/ha.
b. Ngành chăn nuôi
Bảng 6 : Biến động sản xuất ngành chăn nuôi
Hạng mục ĐVT 2010 2011 2012
So sánh (%)
2011/201
0
2012/201
1
TĐPTBQ
I. Số lượng
1. Trâu

Con 12.711 12.976 12.112 102,8 93,34 97,61
2. Bò
Con
12.77
0
13.171
13.10
2
103,14 97,48 101,29
3. Lợn 1000
Con
89,1 91,32 95,547 102,49 104,63 103,55
4. Gia Cầm
1000
Con
711,3 821,21
958,0
0
115,45 116,67 116,05
II. Sản
Lượng
SP thịt hơi
các loại
Tấn 10,19 12,70 14.3 114,8 109,2 118,46
1. Trâu
Tấn 276 226 270 81,88 119,47 98,9
2. Bò
Tấn 85 82 105 96,47 128,5 111,14
3. Lợn
Tấn 5.046 5.937 6.660 117,66 112,18 114,89

4. Gia Cầm
Tấn 4.790 5462 5750 114,02 105,27 109,56
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên-tỉnh Thái Nguyên)
Ngành chăn nuôi đã được quan tâm đầu tư phát triển, chăn nuôi theo phương
thức công nghiệp, tốc độ phát triển bình quân từ năm 2010 đến năm 2012: Về số
lượng đàn lợn tăn bình quân 103,55%, đàn gia cầm tăng cao 116,05%, riêng đàn
trâu giảm mạnh do thay đổi sức kéo trong sản xuất nông nghiệp. Về sản lượng
SV: - 23- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thì tốc độ phát triển bình quân tương đối cao đặc biệt là sản phẩm thịt bò, trâu,
lợn.
c. Phát triển thủy sản
Ngành chăn nuôi thủy sản đã đạt được những kết quả nhất định do thực hiện
chương trình chuyển đổi những vùng đất trũng sang nuôi trồng thủy sản, đăc
biệt là mặt hàng cá nuôi. Tốc độ phát triển bình quân cao: diện tích 110,84%,
sản lượng tăng bình quân 105,89%.
Bảng 7: Biến động sản xuất ngành thủy sản
Hạng mục ĐVT 2010 2011 2012
So sánh (%)
2011/201
0
2012/201
1
TĐPTBQ
1. Diện tích
NTTS
Ha 1050 1,110 1290 105,71 116,21 110,84
2.Sản lượng
TS
Tấn 4.950

5.10
0
5.55
0
103,03 108,82 105,89
- Tôm nuôi Tấn 1,81 2,0 2,05 110,4 102,5 106,42
- Cá nuôi
Tấn
5.04
1
5.296 6.125 105,05 115,65 110,23
(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên)
Ngành chăn nuôi thủy sản đã đạt được những kết quả nhất định do thực hiện
chương trình chuyển đổi những vùng đất trũng sang nuôi trồng thủy sản, đăc
biệt là mặt hàng cá nuôi. Tốc độ phát triển bình quân cao: diện tích 110,84%,
sản lượng tăng bình quân 105,89%.
2) Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng:
a. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp – TTCN là những ngành cho giá trị sản xuất cao và chủ đạo. Giá
trị sản xuất liên tục tăng qua các năm từ 1.550 tỷ đồng năm 2010 lên 1.720 tỷ
đồng năm 2012, với tốc độ phát triển bình quân đạt 105,34% giai đoạn 2010-
2012
SV: - 24- Lớp:
Trường ĐH KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: - 25- Lớp:

×