Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn lựa chọn đề tài và một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.25 KB, 16 trang )

A. PHẦN GIỚI THIỆU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ THỦ THUẬT ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN
VÀO TRONG GIẢNG DẠY
- Cá nhân thực hiện: PHẠM THỊ MINH HIẾU
- Đơn vị có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm: Trường Mầm
Non Bông Sen
- Thời gian thực hiện: Tháng 09/2009
- Không gian, thời gian thực hiện : Trường mầm non Bông Sen,
năm học 2009-2010
1
GIỚI THIỆU CỦA ĐƠN VỊ, TỔ KHỐI:







Quận 08, Ngày tháng năm 2009
XÁC NHẬN GIÁ TRỊ CỦA THỦ TRƯỜNG ĐƠN VỊ








Quận 08, Ngày tháng năm 2009
Hiệu trưởng
Nhan Kim Hoa
NHẬN XÉT CỦA CẤP TRÊN TRỰC TIẾP






2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. ĐẶT VẦN ĐỀ
- Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh
vực trong đời sống không còn xa lạ nữa, và ngành giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất
qua các “Giáo án điện tử”.
Tuy nhiên, đây là việc làm mới mẻ, chưa có sự thống nhất về mặt hình thức.
Chính thế, mà khi giáo viên thực hành việc ứng dụng công nghệ thông tin gặp không
ít khó khăn.
Trong năm học 2008 – 2009 được sự phân công của bộ phận chuyên môn giáo
dục, tôi phụ trách việc xây dựng chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy”, đồng thời bồi dưỡng cho một số giáo viên hưởng ứng chuyên đề và thực
hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy . Qua một khoảng
thời gian thực hiện cho thấy, phần nhiều các giáo viên mầm non không nắm bắt được
cách sắp xếp hệ thống một giáo án điện tử ra sao cho hợp lý và dễ xử dụng. Mặt khác
một số giáo viên không biết lựa chọn đề tài hợp lý cho một giáo án điện tử. Mặt khác,
một số đề tài các cô lựa chọn ứng dụng công nghệ thông tin chưa đạt hiệu quả. Đến
nay, trong năm học 2009 – 2010, tôi chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi

3-4 tuổi, tôi vẫn tiếp tục học tập, bồi dưỡng chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong giảng dạy cho lứa tuổi này
Chính vì những khó khăn đó, tôi đã thực hiện đề tài “Lựa chọn đề tài và một số
thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm của mình nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy
được trong quá trình thực hiện chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy”
3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng
dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu
quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở
trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu,
các chương trình hỗ trợ như power point, flash, ). có thể cho trẻ có cái nhìn
trực quan, sinh động hơn về bài học.
 VD: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có
thể xem các website nói về chủ đề đang học (điều này một giáo
án thông thường không thể có)
- Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định
nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử
dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng.
Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần
chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập
trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải nữa. Các
phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; tránh dùng
nhiều màu sắc, hình ảnh loè loẹt, không cần thiết. Ngoài ra khi sọan thảo cũng
cần lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho phù hợp. Size chữ không nên to và
màu chữ nên nổi bậc, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình
diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ

4
2. Thực trạng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
2.1 Thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng
a. Tháng 12 năm 2008 sau một thời gian học tập, cùng nghiên cứu việc
thiết kế bài giảng điện tử bằng chương trình PowerPoint, tổ chuyên môn
khối Chồi của trường chúng tôi, do tôi phụ trách đã thiết kế và thực hiện
một tiết chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy”
với đề tài “Áo đẹp ngày Xuân”. Ở đề taì này, ngoài việc thể hiện những
hình ảnh về lễ Tết, quần áo và cách thiết kế một mẫu áo thời trang từ
các nguyên vật liệu mở, bài giảng này còn phải thể hiện được trong đó
mục tiêu của bài giảng, yêu cầu của từng bài tập nhằm cho các cô dễ
theo dõi và học tập theo.
- Thế nhưng hình ảnh cũng như những bài nhạc lại không sẵn có. Thêm vào đó
giáo viên chịu trách nhiệm lên hoạt động ngày lại chưa quen với việc sử dụng
vi tính, trẻ chưa làm quen với hoạt động này lần nào và điều kiện trường tôi lại
không có máy chiếu và dàn máy vi tính tại lớp mà nhà trường lại không có
kinh phí trong việc trang bị những trang thiết bị đắt tiền trên.
 Biện pháp giải quyết khó khăn
- Nhằm để khắc phục tình hình đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã cho giáo
viên mượn dàn máy vi tính bao gồm cả loa, âm ly loa, màn hình LCD để hỗ trợ
tối ưu trong việc đảm bảo cho chất lượng hình ảnh rõ nét nhất, âm thanh tốt
nhất.
- Bài giảng phải thể hiện được mục tiêu bài giảng và yêu cầu bài tập thế nên sau
khi suy nghĩ tôi quyết định thiết kế bài giảng theo một hệ thống như sau:
o Tên đề tài(tên đề tài, người thiết kế bài giảng, lứa tuổi, nơi thực hiện)
o Mục tiêu phát triển của đề tài
o Chuẩn bị
o Các hoạt động ( hoạt động, yêu cầu của hoạt động ( mỗi yêu cầu là một
slide trình diễn liên kết bởi hiệu ứng của Hyperline)
5

o Kết luận chung về đề tài
- Với hệ thống này người sử dụng dùng không rành vi tính vẫn có thể sử dụng
được bài giảng, qua việc chỉ cần nhấp chuột vào bất cứ hoạt động nào hay hình
ảnh nào là yêu cầu sẽ được thể hiện ra, không cần theo thứ tự. Thêm vào đó
các hình ảnh được nằm theo từng Slide riêng biệt nên hình ảnh to rõ và thể
hiện đa dạng không gây nhàm chán. Thêm vào đó cô có thể linh hoạt sử lý các
tình huống xảy ra ở trẻ mà không cần ngại việc phải thực hiện các thao tác
quay lại ban đầu, mà cỉ cần click chuột để thể hiện hình ảnh cần quay lại.VD:
o Khi cô hỏi trẻ về các hình ảnh mà trẻ thấy được trong ngày tết trẻ sẽ kể
ra và cô kiểm chứng lại bằng những hình ảnh trên máy. Tuy nhiên, sau
đó cô lại muốn một lần nữa cho trẻ xem lại hình ảnh áo quần ngày tết
nhằm dẵn đắt trẻ quan sát kiểu dáng và màu sắc của áo quần ngày tết cô
chỉ cần click vào chữ “quần áo mới” và cho trẻ trực quan chứ không cần
“back” lại từ đầu để kiếm tìm hình ảnh. Việc làm này sẽ tránh được việc
gây mất nhiều thời gian và tránh việc làm mất hứng thú của trẻ
 Hướng dẫn liên kết các slide
1. Insert → Hyperline → xuất hiện hộp thoại dưới đây
Chọn Slide cần liên kết → nhấn OK
- Tuy nhiên khó khăn nhất là việc lựa chọn các hình ảnh thể hiện trong giáo án.
Phần này hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của
6
một giáo án điện tử. Chính thế mà việc sưu tầm cũng mất nhiều quá trình vì
các hình ảnh được lựa chọn phải là các hình ảnh có nền trắng hoặc là ảnh tách
nền nhằm cho trẻ khi trực quan hình ảnh chỉ tập trung nhìn rõ hình ảnh và
không bị phân tán bởi các chi tiết khác. Thêm vào đó khi chọn size cho hình
ảnh nên lựa chọn tìm kiếm hình ảnh có size lớn khoảng từ 300 x 400 trở lên để
lúc thể hiện lên Slide khi cần kéo phóng to hình ảnh vẫn giữ độ sắc nét cho trẻ
dễ nhìn. Đối với các hình ảnh hướng dẫn quá trình làm áo thời trang tôi đã
dùng máy điện thoại chụp lại và thể hiện lên bài giảng. Đối với phần nhạc tôi
đã xử dụng nhạc trong đĩa nhạc bình thường cắt bớt một số chi tiết không phù

hợp
o Chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyên cắt nhạc Boilsoft
Video Splitter tại websize sau
- Tránh cho việc rối mắt chữ trong bài giảng tôi chỉ dùng một màu đỏ sen cho tất
cả các Slide vì màu nền là màu vàng nhạt. Riêng về hiệu ứng nếu dùng quá
nhiều sẽ gây rối nên tôi lựa chọn một nhóm hiệu ứng nhất định bao gồm: Peek
In ( từ dưới vào giữa), Wedge (tách ra), Strips(nhiều mảnh), wheel(xoay tròn).
- Sau khi hoàn thành phần thiết kế bài giảng, tôi đã hướng dẫn giáo viên thực
hiện hoạt động làm quen với việc thực hiện thao tác trên bài giảng vừa thiết kế.
Đồng thời, cho trẻ tiếp xúc với máy tính bằng cách cho trẻ làm quen với các bộ
phận của máy (màn hình, bàn phím, chuột,), cách sử dụng chuột
 Hiệu quả
- Qua việc áp dụng đồng thời nhiều biện pháp trên chúng tôi đã có một chuyên
đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” hết sức tốt và mang
lại nhiều hiệu quả
o Giáo viên không còn lo ngại việc mình không quen sử dụng vi tính mà
vẫn dạy qua giáo án điện tử được
7
o Giáo án được nhân rộng và có thể giảng dạy qua nhiều độ tuổi tùy theo
mục tiêu hoạt động mà sử dụng do mỗi họat động là một Slide riêng và
dùng Hyperline để liên kết.
 VD:
1. Nhà trẻ có thể dùng hình ảnh đồ dùng ngày tết ở Hoạt
động 1 cho trẻ xem và học môn nhận biết tập nói.
2. Mầm có thể cho bé tập đi thời trang theo nhạc thời trang ở
Hoạt động 2.
3. Lá có thể dùng các họat động và nâng cao yêu cầu hơn
cho trẻ sáng tạo trong hoạt động tạo quần áo thời trang, đi
thời trang và thự tạo dáng với nhiều thể loại nhạc thời
trang

o Trẻ hứng thú với hoạt động mới và được trãi nghiệm với những hình
ảnh, đoạn phim mang tính chất trực quan hết sức sinh động.
b. Cuối tháng 4 năm 2009 tôi chủ động lên một tiết chuyên đề “Ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong giảng dạy”. Tuy nhiên ở chuyên đề này
theo tinh thần tự học tập, nâng cao chuyên đề “Ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy”, tôi đưa ra mục tiêu thiết kế giáo án điện
tử dưới hình thức toàn bộ đều là trò chơi và bài tập, với đề tài “ Bé học
giao thông”
- Để thực hiện chuyên đề này tôi đã gặp không ít khó khăn khi tư liệu của đề tài
này rất ít và hầu như không có. Đa số các hình ảnh giao thông mà tôi sưu tầm
được trên mạng không phù hợp với trẻ mầm non, về bài hát, nhạc, âm thanh
cũng hiếm hoi vì đa số các file nhạc có phần đuôi không thích ứng với phần
chèn âm thanh trong chương trình PowerPoin.
 Biện pháp giải quyết khó khăn
- Vì là người tự thiết kế bài giảng cho mình nên tôi không ngại các thao tác cũng
như các thiết bị cũng đã được ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ.
8
- Vướn mắc lớn nhất trong phần này là tư liệu và tôi giải quyết vấn đề này bằng
cách thiết kế tất cả các hình ảnh như biển báo, đèn giao thông… bằng công cụ
trên thanh Drawing và dùng thao tác Group để nhóm các hình ảnh lại với nhau.
Kèm thêm là các hình ảnh được chụp lại từ điện thoại và chèn vào slide làm
hình ảnh
- Mặt khác, tôi sử dụng cách thu âm lời nói của trẻ, của cô và các âm thanh dùng
chương trình chuyển đổi đuôi file thu âm AMR thành MP3
o Chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyển đổi đuôi cho file nhạc
converter tại websize sau
 Hiệu quả
- Nhờ nổ lực tôi đã thết kế thành công các bài tập trên
- Trẻ hứng thú khi được ôn luyện các kiến thức qua các bài tập trò chơi dưới
dạng Game

- Tạo thêm được một hoạt động nối tiếp cho trẻ chơi các bài tập này trên máy vi
tính
c. Mặc dù giáo án điện tử hổ trợ rất nhiều trong hoạt động dạy nhưng giáo
án điện tử không là tất cả. Trẻ không thể ngồi hàng giờ trước máy tính
một cách thụ động, như thế ta vô tình kiềm hãm sự phát triển của trẻ và
làm mất đi ở trẻ tính chủ động.
- Vì thế,ta không thể hoàn toàn ỷ lại phương pháp này mà quên đi việc trẻ là
trung tâm mọi hoạt động. chính thế mà khi lên hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin ta nên linh hoạt lồng ghép các hoạt động sau cho phù hợp
• VD: Trong hoạt động cho bé xem cách làm quần áo thời
trang ta nên lồng ghép cho trẻ lấy vật liệu mở là theo chứ
không chỉ là ngồi xem. Hay trong hoạt động cho trẻ giải
nghe tiếng nhạc đoán tên bài hát và phương tiệng có trong
bài hát ta kết hợp cho trẻ cùng múa hát theo nhạc thể hiện
xúc cảm của mình
9
- Khi trẻ tham hoạt động này rất dễ rơi vào tình trạng ngồi lâu trước màn hình vì
thế các hoạt động lồng ghép nên thay đổi thường xuyên các hình thức tạo điều
kiện cho trẻ được vận động.
o VD:
• Sau khi cho trẻ ngồi xem các giai đoạn phát triển của loài
bướm cô có thể cho trẻ chia nhóm thi nhau xếp thứ tự
tranh quá trình phát triển của loài bướm
• Khi cho trẻ xem hình ảnh loài vật trong rừng cô cho trẻ
tìm hình ảnh và gọi tên các hình ảnh có trong lớp
• Cô cho trẻ xem cảnh bừa bộn trong căn phòng và cảnh
một căn phòng sạch đẹp nhằm hỗ trợ cho bé biết cách dọn
gọn các góc chơi trong lớp mình
2.2 Lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng
a. Không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào

trong bài giảng. Tùy theo mục tiêu mà ta đề ra để phát triển cho trẻ mà ta có thể lựa
chọn những phương tiện chuyển tải đến trẻ cho phù hơp.
- Một số giáo viên cho rằng việc đưa một vài hình ảnh trong hoạt động môi
trường xung quanh hay hình ảnh trong một câu chuyện nào đó lên màn hình
máy tính cho trẻ xem là đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
Chính nhầm lẫn này khiến cho các cô lựa chọn nhiều đề tài không phù hợp và
hoạt động không mang lại hiệu quả
 Biện pháp giải quyết khó khăn
- Trước tiên ta phải làm rõ rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài
giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình
PowerPoin mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin
khác như tivi, đầu đĩa, mạng internet…Vì thế việc lựa chọn đề tài và phương
tiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa
dạng
10
- Tuy nhiên lựa chọn đề tài ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong bài
giảng cũng phải theo một số những tiêu chí nhất định để tránh việc lựa chọn đề
tài không phú hợp và họat động không mang lại hiệu quả. 6 tiêu chí mà tôi đưa
ra sau đây là những tiêu chí mà tôi đã rút kết được sau một quá trình thực hiện
chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng
1. Chọn đề tài mang mục đích cho trẻ nhận ra sự thay đổi
của sự vật hiện tượng. Nhận biết các hiện tượng trong
thiên nhiên
2. Chọn đề tài mà hoạt động chủ yếu là các bài tập trò chơi
(dưới dạng game) nhằm kích thích hứng thú và ôn luyện
kiến thức cho trẻ
3. Chọn các đề tài cần có nhiều âm thanh đi kèm hình ảnh
cho trẻ trực quang sinh động
4. Chọn các đề tài mà yêu cầu cần cung cấp cho trẻ các hình
ảnh thật, sống động

5. Hạn chế chọn các đề tài khó tìm tư liệu hình ảnh, phim
nhạc
6. Không chọn các hoạt động mang tính chất minh họa hình
ảnh mà không mang tính tích hợp các họat động khác
 Hiệu quả
- Sau đây là các đề tài ứng dụng công nghệ thộng tin vào trong baì giảng mà tôi
đã thiết kế lẫn tổ chức trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề đến nay
1. Hiện tượng ngày và đêm ( 5-6 tuổi)
o Hoạt động 1: Ban ngày và ban đêm ngưới ta làm
nhựng việc gì?
o Hoạt động 2: Vì sao có ngày và đêm
o Hoạt động 3: Đưa các hoạt động về đúng thời điểm
của chúng
2. Mưa (5-6 tuổi)
11
o Hoạt động 1: Xem trời mưa
o Hoạt động 2: Mưa có lợi hay hại
o Hoạt động 3: Múa hát cùng giọt mưa
3. Áo đẹp ngày xuân (4-5 tuổi)
o Hoạt động 1: Kể xem bé thấy gì khi tết đến
o Hoạt động 2: Làm áo thời trang
o Hoạt động 3: Cùng biểu diễn thời trang
4. Bé học giao thông (4-5 tuổi)
o Hoạt động 1: bé học luật giao thông
o Hoạt động 2: vui với giao thông
5. Hoạt động: Xem phim các loài vật sống trong rừng và
nghe âm thanh của chúng (3-4 tuổi)
6. Hoạt động xem phim lễ hội trung thu và hình chụp trung
thu năm trước (3-4 tuổi)
12

III. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM
a. Mặt tích cực:
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giản dạy
phần nào giải quyết được một số vấn đề vướn mắc cho giáo viên trong việc
chọn đề tài có ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài dạy
- Tạo thêm lòng tin cho giáo viên mạnh dạn ứng dụng chuyên đề công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy trong điều kiện trường không có đủ điều kiện
trang thiết bị hiện đại cho hoạt động này.
b. Mặt hạn chế:
- Không phải giáo viên nào cũng có thể thiết kế một bài giảng điện tử do chưa
được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng chương trình PowerPoin
- Thực hiện giáo án điện tử mất nhiều thời gian công sức trong tìm tư liệu lẫn
thiết kế
IV. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN
SÁNG KIẾN VÀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM
- Dù sử dụng giáo án điện tử nhưng cô vẫn phải chú ý trẻ luôn là trung tâm và
phải xem trọng mục tiêu phát triển cho trẻ đã đề ra
- Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ
thuật tốt hơn
- Không quá lạm dụng giáo án điện tử để luôn cho trẻ được hoạt động và phát
triển
- Tích cực sưu tầm các hình ảnh, tư liệu chương trình phục vụ cho việc thiết kế
các bài giảng
13
- Khi thiết kế bài giảng tuyệt đối không tham lam khi chọn các hiệu ứng mà chỉ
chủ đích tạo hứng thú và bất ngờ cho trẻ để bài giảng mang lại kết quả hữu
hiệu nhất
- Vận dụng toàn bộ những gì sẵn có để làm tư liệu, phục vụ cho bài giảng
- Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng được

ở nhiều hoạt động khác, phù hợp nhiều lứa tuổi
V. KẾT LUẬN
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là một phương pháp mới đa
hình thức và đang được mọi người quan tâm. Thực hiện công việc này giúp tôi học
hỏi được nhiều thứ từ các nguồn thông tin khác nhau trong quá trình tìm hiểu, nghiên
cứu. Mặc khác, việc cho trẻ làm quen tiếp cận công nghệ thông tin sớm là một
phương án tốt nhằm giúp trẻ hình thành thêm cho trẻ một kỹ năng sống cần thiết trong
thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm
dụng nhiều việc ứng dụng công nghệ thông tin vì trẻ luôn là trung tâm và việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng chỉ là phương tiện giúp cho ta cho
việc đạt đến mục tiêu chính là phát triển toàn diện cho trẻ
14
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
-
-
-

15
D. MỤC LỤC
1. Phần giới thiệu Trang 1
2.Phần nội dung Trang 3
a. Đặt vấn đề Trang 3
b.Giải quyết vấn đề Trang 4
b.1. Cơ sở lý luậnn Trang 4
b.2. Thực trạng Trang 5
c. Mặt tích cực hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm Trang 13
đ. Những bài học kinh nghiệm Trang 13
e. Kết luận Trang 14
3. Tài liệu tham khảo Trang 15

4. Mục lục Trang 16
16

×