Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh trường thpt số 1 nghĩa hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.66 KB, 16 trang )

Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. ĐặT VấN Đề
Thể dục thể thao (TDTT) chiếm một hệ thống quan trọng trong hệ thống giáo dục
thể chất và huấn luyện thể thao ở nước ta. Đặc biệt hoạt động TDTT giúp con người
phát triển cân đối về thể chất lẫn tinh thần, tạo cơ sở cho việc nâng cao năng xuất lao
động và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, phong trào
TDTT cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta cũng đã xác định TDTT là nhiệm vụ
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.Điều đó được thể hiện trong các văn
kiện quan trọng của Đảng và nhà nước:" Khôi phục và tăng cường sức khoẻ cho nhân
dân góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ QuốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa".
Có thể nói Điền kinh là một môn có lịch sử phát triển lâu đời và được đưa vào thi
đấu chính thức ngay từ thế vận hội đầu tiên. Điền kinh bao gồm nhiều hoạt động như:
đi bộ, chạy nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Trong nội dung của môn ném đẩy
thì đẩy tạ chiếm một vị trị hết sức quan trọng, đây là một trong những nội dung rèn
luyện thể chất trong hệ thống giáo dục quốc gia.
Môn nhảy cao kiểu Nằm nghiêng là một môn có kỹ thuật phức tạp, chính vì vậy
để giảng dạy kỹ thuật đạt hiểu quả và nâng cao được thành tích môn học này đồng thời
tránh những sai sót khi tập luyện và tiếp thu kỹ thuật của học sinh thì các giáo viên,
huấn luyện viên cần phải sử dung các bài tập bổ trợ chuyên môn.
Bài tập bổ trợ chuyên môn là phức hợp các yếu tố của những động tác kỹ thuật
cùng các biến dạng của chúng. Bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm tác động có hiệu quả,
có chủ đích, phát triển các tố chất và kỹ xão cho người tập. Trong môn nhảy cao Nằm
nghiêng thì những bài tập bổ trợ chuyên môn có vai trò giúp cho người tập tiếp thu kỹ
thuật một cách nhanh, chính xác và còn phát triển tố chất thể lực chuyên môn.
Với mục đích nhằm nâng cao thành tích trong giảng dạy kỹ thuật môn nhảy cao
Nằm nghiêng , trong những năm gần đây vấn đề nghiên cứu và áp dụng các bài tập bổ
trợ chuyên môn vào trong quá trình giảng dạy đã được nhiều giáo viên, huấn luyện


viên nghiên cứu. Tuy nhiên đối với tổ Thể dục- Quân sự trường Trung học phổ thông
số 1 Nghĩa Hành thì nghiên cứu bài tập bổ trợ cho môn nhảy cao để áp dụng vào quá
trình giảng dạy cho học sinh chuyên ngành thì chưa có.
Hiện nay tổ bộ môn đang tập trung chỉ đạo nghiên cứu hệ thống các bài tập bổ trợ
chuyên môn trong giảng dạy môn học điền kinh cho học sinh. Vì vậy tôi lựa chọn đề
tài nghiên cứu:" Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn
nhảy cao Nằm nghiêng cho học sinh". Hy vọng kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ đóng
góp một phần vào hệ thống các bài tập bổ trợ chuyên môn của tổ bộ môn của trường
THPT số 1 nghĩa hành và có thể sẽ đêm lại hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy.
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 1 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn
nhảy cao kiểu Nằm nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Việc thử nghiệm các biện pháp sư phạm chỉ là bước đầu. Do vậy, đề
tài chỉ thực nghiệm một số biện pháp, trên khối học sinh lớp 10 và bước đầu
đánh giá tác dụng và hiệu quả của một số biện pháp thực nghiệm.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Đề tài giải quyết 2 nhiệm vụ.
1. :"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn
nhảy cao kiểu Nằm nghiêng cho học sinh trường THPT sô 1 Nghĩa Hành"
2. Kết luận và kiến nghị.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi sử
dụng phối hợp các phương pháp sau:
1. Phương pháp tham khảo, phân tích tổng hợp tài liệu:
2. Phương pháp điều tra.
3. Phương pháp quan sát sư phạm (dự giờ).

4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5. Phương pháp toán thống kê.
VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Bước đầu tiến hành nghiên cứu khoa học, song em cũng mong muốn tìm
tòi, thử nghiệm cái mới. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài mang tính chất tập
dượt, đề tài đóng góp::"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích
môn nhảy cao kiểu Nằm nghiêng cho học sinh trường THPT sô 1 Nghĩa Hành"
I. CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Đặc điểm kỹ thật các môn nhảy .
1.3. Đặc điểm sinh lý các môn nhảy:
1.3.1. Đặc điểm chung môn nhảy:
Môn nhảy bao gồm: Nhảy cao, nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy sào. Môn nhảy
thuộc các bài tập hỗn hợp, trong đó có các giai đoạn có chu kỳ như trong kỹ thuật chạy
đà, có giai đoạn hoạt động không chu kỳ như trong kỹ thuật giậm nhảy và giai đoạn
trên không, các tố chất tổng hợp thể hiện qua kỹ năng nhảy của vận động viên, thành
tích môn nhảy phụ thuộc vào tốc độ, góc nhảy, sức bật bộc phát.
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 2 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
1.3.2. Đặc điểm sinh lý:
 Hệ thần kinh:
Tính mẫn cảm của hệ thần kinh cao. Bởi vì môn nhảy có kỹ thuật chủ yếu là giậm
nhảy, bay trên không, qua xà và rơi xuống đất với các động tác không chu kỳ kết hợp
với nhau.
 Vai trò, chức năng của các giác quan:
- Vai trò, chức năng cơ quan cảm thụ bản thể trong các giai đoạn kỹ thuật trên
không, qua xà yêu cầu vị trí đầu phải chính xác. Bởi vì vị trí đầu chính xác có vai trò
mấu chốt khi qua xà, khi vị trí đầu thay đổi có ảnh hưởng đến các cơ quan cảm thụ, gây
nên phản xạ căng thẳng cơ thể, ảnh hưởng đến động tác toàn thân.
- Tác dụng của cơ quan cảm giác tư thế: Do động tác nhảy kích thích cơ quan

cảm thụ, sự phản xạ gây nên phản xạ điều chỉnh cân bằng khi chạm đất, do vậy môn
nhảy nâng cao chức năng cơ quan tiền đình cơ thể.
- Vai trò của cơ quan thị giác: Vận động viên môn nhảy trước khi thực hiện kỹ
thuật cần phải quan sát chính xác bước nhảy và bước giậm nhảy và phán đoán chính
xác độ cao của xà, góc độ giậm nhảy. Do vậy khả năng phán đoán thời gian và không
gian của thị giác của vận động viên phải được nâng cao.
 Một số đặc điểm về tâm lý :
- Do tính chất và hình thức học tập thay đổi cùng với đó là óc tò mò, sự ham
hiểu biết phát triển, nên trí tuệ của học sinh THPT phát triển hơn các lứa tuổi trước.
- Các em có khả năng phân tích tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật,
hiện tượng khối lượng tri giác tăng, tri giác có kế hoạch, có trình tự hơn.
- Trí nhớ có sự thay đổi về chất, trí nhớ có chủ định của lứa tuổi này tăng lên (có
tính điều chỉnh và tính tổ chức).
- Một điểm trong trí nhớ của học sinh THPH là sự thiết lập các môi liên tưởng
mang tính phức tạp hơn, gắng tài liệu mới với tài liệu cũ, đưa tài liệu cũ vào hệ thống
tri thức.
 Sự thay đổi hệ thần kinh thực vật:
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 3 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích mơn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
Mỗi lần nhảy thời gian tương đối ngắn, sau đó được nghỉ, cho nên sự thay đổi
chức năng các cơ quan khơng lớn lắm. Nhưng khi xà càng cao, chức năng tim phổi
cũng thay đổi tương ứng.
1.3.3. Thời gian hồi phục:
Khả năng cơ thể sẽ nhanh chống hồi phục và trở về trạng thái ban đầu.
1.4. Ngun lý kỹ thuật các mơn nhảy
1.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết đònh đến độ cao của
lần nhảy:
Theo cơ học độ cao khi bay của một vật được bắn trong chân không
hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α được tính theo công thức:

g
SinV
H
2
2
0
2
α
=
Trong đó:
- H : là độ cao quỹ đạo bay của tổng trọng tâm.
- V
0
: là tốc độ bay ban đầu.
- sin
α
: là góc độ bay.
- g: là gia tốc rơi tự do (=9,8m /giây
2
)
Qua phân tích công thức ta thấy vì g = 9,8m /giây
2
luôn là hằng số nên 2
yếu tố

V
0
và sin
α
là 2 yếu tố quyết đònh đến độ cao quỹ đạo bay của

tổng trọng tâm.
Trong thực tế nhảy cao, do thành tích là mức xà mà người nhảy
vượt qua được, nên ngoài tốc độ bay ban đầu, góc bay thì độ cao của trọng
tâm cơ thể trước khi bay và kỹ thuật qua xà hợp lý của người nhảy cũng
là những nhân tố có ảnh hưởng tới thành tích của lần nhảy.
1.5. Cơ sở lý ln của giảng dạy kỹ thuật động tác và quy trình bổ trợ kỹ thuật
nhảy cao kiểu nằm nghêng:
1.5.1. Tóm tắc tồn bộ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng:
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 4 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích mơn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
- Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng gồm có bốn giai đoạn đó là: Chạy đà, giậm
nhảy, trên khơng, tiếp đất.
1.5.2. Qui trình giảng dạy:
Để tiến hành giảng dạy kỹ thuật nhảy cao, thực hiện theo trình tự sau
đây:
- Xây dựng khái niệm kỹ thuật nhảy cao
- Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy.
- Dạy kỹ thuật chạy đà và kết hợp giậm nhảy.
- Dạy kỹ thuật qua xà và rơi xuống.
- Thực hiện phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao với mức độ
dài đà và mức xà tăng dần.
- Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả ( về kỹ thuật, qui đònh về
thành tích).
2. Qúa trình hình thành kỹ năng vận động :
Kỹ năng vận động là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được
trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn, hay nói cách khác kỹ năng vận động là
khả năng thực hiện động tác mà chúng ta phải tập trung chú ý.
Để hình thành kỹ năng vận động trong giảng dạy bất kỳ một động tác nào
trước hết người giáo viên phải giảng dạy ngun lý kỹ thuật, phân tích động tác

theo từng giai đoạn, thị phạm động tác, cho học sinh thực hiện nhiều lần(mỗi lần
đó sẽ để lại một dấu vết trong tư duy trí não học sinh) sự lưu dấu vết dần dần sẽ
tạo được kỹ năng. Kỹ năng vận động muốn được lặp lại nhiều lần thì động tác
càng trở nên thuần thục và kết hợp với sự uốn nắn, sữa chữa của giáo viên thì kỹ
năng dần dần trở thành kỹ xão đó sẽ trở thành định hình của động tác.
3. Những sai lầm thường mắc trong tập luyện TDTT.
Trong q trình dạy bao giờ cũng có lệch lạc đáng kể khi thực hiện động tác
so với hình mẫu quy định. Do đó, cần phải đề phòng và loại trừ những lệch lạc
lớn nhất đến kỹ thuật động tác. Những sai lệch lớn nhất là thêm những động tác
phụ khơng cần thiết, động tác bị lệch lạc về phương hướng và biên độ, nỗ lực cơ
bắp bị căng thẳng q mức, nhịp độ chung của động tác bị sai. Những sai lệch đó
thường là tự nhiên, khơng trách khỏi lúc hình thành bước đầu các cơ chế vận
động nhưng cũng có thể thiếu sót những phương pháp dạy học. Hiệu quả dạy học
phụ thuộc nhiều vào cách chủ động ngăn ngừa và lồi trừ các sai lầm đó như thế
nào. Những ngun nhân cơ bản dẫn đến các sai lầm lớn trong tập luyện kỹ thuật
TDTT thường là:
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 5 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
- Thể lực chưa đầy đủ.
- Sợ hãi. Từ đó gây nên căng thẳng cơ bắp quá mức và hạn chế biên
độ động tác.
Hiểu nhiệm vụ vận động chưa đúng. Do đó trong quá trình tập luyện
VĐV có thể phạm những sai lầm khác nhau.
- Tự kiểm tra động tác chưa đúng mức.
- Sai sót khi thực hiện động tác trước đó.
- Mệt mỏi do tập các động tác mới nên thường dẫn đến mệt mỏi vì
chưa quen với sự căng thẳng cơ bắp quá mức và sự phối hợp vận động mới đề ra
những yêu cầu cao hơn đối với hệ thần kinh.
- Chuyển xấu các kỹ xảo vận động.

- Do các điều kiện bên ngoài không thuận lợi đối với việc thực hiện
động tác như: Trang thiết bị , dụng cụ kém, do điều kiện thời tiết.
4. Các quan điểm và khái niệm về bài tập bổ trợ chuyên môn.
Cho đến nay các quan điểm và khái niệm về bổ trợ chuyên môn có những
cách trình bay sau:
Theo PGS Nguyễn Toán và TS Phạm Danh Tốn thì: Bài tập chuyên môn là
các bài tập phức hợp các yêu cầu của động tác thi đấu cùng các biến dạng của nó
cũng như các bài tập dẫn dắt tác động có chủ đích và có hiệu quả đến sự phát
triển của tố chất và các kỹ xảo vận động ở ngay chính môn thể thao đó.
Còn một số nhà khoa học nước ngoài thì cho rằng:
Bài tập bổ trợ chuyên môn là một trong những biện pháp giảng dạy, bao
gồm các bài tập mang tính chất chuẩn bị cho vận động, bài tập manh tính dẫn
dắt, bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập tăng cường các tố chất thể lực.
Hoặc bài tập bổ trợ chuyên môn là những bài tập bổ trợ mang tính chuyên
biệt cho từng môn thể thao, từng kỹ thuật riêng biệt ( từ điển TDTT Trung Quốc
trang 17 xuất bảng 1993 ).
Theo chúng tôi các khái niệm trên là có sự thống nhất, có khác đi nữa cũng
chỉ là sự trình bày. Vậy có thể hiểu về khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn là
các bài tập mang tính chuyên biệt cho từng kỹ thuật và từng môn thể thao khác
nhau.
5. Vai trò, tác dụng của bài tập bổ trợ chuyên môn.
Theo các nhà khoa học, các chuyên gia thể thao thì các bài tập bổ trợ
chuyên môn là một biện pháp quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật.
Như chúng ta đã biết, một số kỹ thuật thường có cấu trúc, các chuỗi động
tác gắn kết có trình tự, có phối hợp,có liên quan và có tác động lẫn nhau, thúc
đẩy hoặc hạn chế nhau để cùng thực hiện một yếu lĩnh kỹ thuật động tác nào đó.
Một kỹ thuật khó thường gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều cữ động nên
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 6 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"

cùng một lúc người học không thể hình thành ngay các khái niệm cũng như tạo
ra được các đường mòn liên hệ trên vỏ đại não các cử động đó. Do vậy người ta
phân nhỏ kỹ thuật, nhất là các kỹ thuật phức tạp thành các giai đoạn động tác
khác nhau.
Ví dụ: Trong đẩy tạ người ta phân kỹ thuật thành các giai đoạn như: chuẩn
bị, trượt đà,ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng sau khi đẩy. Trên cơ sở đó người
học nắm bắt từng phần sau đó liên kết lại thành kỹ thuật hoàn chỉnh. Ở mỗi giai
đoạn kỹ thuật, để giúp người học hình thành được kỹ thuật người ta sử dụng các
bài tập:
- Mang tính chuẩn bị, nhằm đưa người tập vào trạng thái tâm lý, sinh lý
thích hợp với tiếp thu kỹ thuật.
- Mang tính chuyển tốt, từ động tác này sang động tác khác với không gian
và thời gian khác nhau tạo ra sự lợi dụng các kỹ năng đã có hình thành kỹ năng
mới và có thể đáp ứng cho người học thực hiện thuận lợi các kỹ năng đang học,
người ta còn cần tập các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn cho người tập.
Các bài tập chuyên môn trong giảng dạy cũng như trong huấn luyện thể thao
nhằm hoàn thiện các phương hướng từng tố chất thể lực và khả năng phối hợp
cần thiết cho thành tích thể thao ở môn chuyên sâu, cũng như nhằm hoàn thiện
kỹ chiến thuật trong mối quan hệ với giáo dục đạo đức, trí tuệ và chuẩn bị về tâm
lý.
Vì vậy đi đôi với các bài tập bổ trợ chuyên môn nói trên, người ta cũng rất
chú trọng đưa vào trong quá trình giảng dạy các bài tập để tăng cường một số tố
chất thể lực chuyên môn cần thiết. Có thể nói các bài tập bổ trợ chuyên môn vừa
là biện pháp để nắm vững kỹ thuật, vừa là để thúc đẩy quá trình hình thành kỹ
năng vận động.
.
6. Xu thế sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong thể thao nói chung và
trong nhảy cao nằm nghiêng nói riêng.
Do vai trò tác dụng to lớn nói trên các bài tập bổ trợ chuyên môn đối với quá trình
giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật nên nhiều nước có nền thể thao phát triển đặc biệt là

các nước có nền công nghiệp phát triển đã đầu tư, cải tiến vận dụng thành quả các
ngành khoa học để tạo ra các bài tập bổ trợ chuyên môn.
Nhìn chung ta có thể thấy có các xu thế sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn
như sau:
6.1. Cải tiến sáng tạo nhiều loại công cụ và phương tiện để sử dụng cho các bài
tập bổ trợ chuyên môn.
Như chúng ta biết nhảy cao có nguồn góc từ thời tiền sử, được hình thành từ
những hoạt động săn bắt thú rừng của người nguyên thủy. Đầu tiên chỉ là những trò
chơi nhảy qua vật cản,vượt qua độ cao nhất định . Do vậy hình thức của các bài tập bổ
trợ chuyên môn cũng đơn điệu, nghèo nàn.
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 7 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
Nhưng quá trình phát triển tiến hóa tự nhiên và xã hội với khả năng sáng tạo của
con người đã trở thành sà nhảy bằng kim loại tổng để tập luyện và thi đấu, cũng đã tạo
ra được nhiều bài tập đa dạng, phong phú hơn đáp ứng các chủ đích có yêu cầu chuyên
biệt của môn thể thao.
6.2. Tận dụng các phương tiện về ánh sáng, âm thanh tăng hiệu quả các bài tập
bổ trợ.
Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện thấy mối quan hệ giữa (ngũ giác, xúc
giác, thị giác, khứu giác, vị giác ) đều có tác động quan trọng tới việc nắm bắt kỹ năng,
kỹ xảo và phát triển các tố chất vận động. Vì vậy dùng các giáo cụ trực quan hoặc ngôn
ngữ nhiều chuyên gia thể thao đã dùng ánh sáng hoặc âm nhạc, tiếng động như trống,
kèn trong tập luyện để tác động vào tâm lý cũng như quá trình hưng phấn của người
tập bổ trợ đạt hiệu quả cao.
6.3. Xu thế tập luyện bổ trợ chuyên môn theo bổ trợ sinh học của người tập luyện.
Nhịp sinh học được các nhà khoa học Fuse và Swaplota(Mỹ) đề xuất vào thế kỷ
19. Theo hai ông nếu tính từ ngày sinh thì cứ 23 ngày là một chu kỳ tình cảm và 23
ngày là một chu kỳ thể lực. Nếu tập luyện vào nhip sinh học cao nhất của thể lực, thí
lực hoặc tình cảm sẽ cao hơn. Còn các ngày khác cần có sự điều chỉnh thích hợp. Khi

cần mỡ rộng kỹ năng cơ thể, nếu tập luyện vào thời điểm nhịp sinh học cao sẽ có hiệu
quả cao nhất.
6.4. Xu thế mụ hỡnh húa cảm giỏc để dẫn dắt và chương trỡnh húa động tỏc.
Đặc biệt trong hình thành hóa động tác. Ví dụ trong đẩy tạ muốn hình thành tốt
động tác trượt đà và RSCC ( là khâu khó nhất của động tác ) thì người đẩy trượt đà với
nhịp điệu như thế nào, tốc độ trượt đà trước lúc thực hiện RSCC cần ra sao. Giai đoạn
RSCC thời gian vị trí không gian của cơ thể ra sao? Góc độ đặt chân so với phương
thẳng đứng là bao nhiêu. Động tác vươn lên xoay thân diễn ra lúc nào với tốc độ ra sao
để có thể đưa dụng cụ đi xa nhất v.v. Tất cả các vấn đề đó phải được mô hình hóa và
chương trình hóa.Người tập sẽ bám vào đó mà dùng các bài tập bổ trợ dẫn dắt để hoàn
thiện và nâng cao kỹ thuật, nâng cao thể lực và thành tích thể thao.
Tóm lại 4 xu thế nâng cao hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn đang ngày càng
được các nước có nền thể thao tiên tiến sử dụng rộng rãi trong giảng dạy và huấn luyện
thể thao. Họ coi đó là những biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn
luyện các môn thể thao nói chung và môn nhảy cao nằm nghiêng nói riêng.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ
CHUYấN MễN TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY CAO NẰM
NGHIấNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ 1 NGHĨA HÀNH
1. Kết quả phỏng vấn.
Để tiến hành tìm hiểu thực trạng và quan điểm sử dụng bài tập bổ trợ chuyên
môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh Trường THPT số 1
Nghĩa hành; tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các thầy(cô) giáo ; huấn luyện viên có
trình độ và thâm niên công tác ở trong trường và ngoài trường, chúng tôi đã thu được
kết quả như sau:
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 8 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
- Với 90% cơ quan điểm là cần phải sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong bài
tập bổ trợ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng nhiều hơn nữa.
- Và với hơn 80% giáo viên công nhận về thực trạng việc sử dung các bài bổ trợ

chuyên môn và quá trình giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng là còn ít so với bài
tập bổ trợ chung.
Qua việc thăm dò ý kiến của các chuyên gia tôi đã rút ra một số kết luận sau:
- Tỷ lệ sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn còn thấp khối lượng và cường độ vận
động của các bài tập còn nhỏ, tỷ lệ các bài tập bổ trợ chuyên môn còn ít so với bài tập
bổ trợ chung.
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn còn chưa được dạy, chưa tận dụng được quy
luận chuyên hóa kỹ năng của các kỹ năng khác nhau và chưa vận dụng được các
phương tiện tập luyện.
Theo tôi nguyên nhân của các tồn tại trên là:
+ Do thời gian học quá ít (12 tiết)
+ Do số lượng học sinh quá đông (45 -50 họcsinh /giáo viên)
+ Do sân bãi, dụng cụ tập luyện chưa đảm bảo chất lượng - dụng cụ tập bổ trợ
còn thiếu.
Qua điều tra thực trạng và quan sát sư phạm tôi thấy việc tiếp thu kỹ thuật của
học sinh còn có nhiều sai lầm cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật và thành tích.
Các sai lầm đó chủ yếu tập trung vào hai giai đoạn cơ bản của toàn bộ kỹ thuật, đó là
giai đoạn giậm nhảy và trên không.
Để có thể lựa chọn được các bài tập bổ trợ chuyên môn một cách phù hợp
chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn và
có kết luận sơ bộ như sau:
- Thời gian dành cho việc tập luyện các bài tập bổ trợ chuyên môn trong khi học
kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném là chưa hợp lý.
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn được sử dụng còn nghèo nàng khối lượng và
cường độ tập luyện còn nhỏ.
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn về kỹ thuật và thể lực chưa toàn diện chưa đầy
đủ và tỷ lệ còn nhỏ hơn nhiều bài tập bổ trợ chung.
- Việc sử dụng phương tiện luyện tập còn hạn chế do tỷ lệ học sinh mắc sai lầm
kỹ thuật còn nhiều do đó ảnh hưởng đến thành tích chung.
2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập bố trợ chuyên môn trong giảng dạy

kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh
2.1. Nghiên cứu xác định các yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn
trong học tập.
Để xác định khi lựa chọn cho bài tập bổ trợ chuyên môn tôi đã tổng hợp được
Một số yêu cầu liên quan tới việc tiếp thu các kỹ năng nhảy cao nằm nghiêng như
sau.
Yêu cầu 1: Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp giúp cho người học nắm
được các khâu riêng rẽ cũng như hoàn chỉnh của kỹ thuật.
Yêu cầu 2: Các bài tập phải mở rộng được kỹ năng, kỹ xão cho người tập.
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 9 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
Yêu cầu 3: Các bài tập phải được khắc phục các yếu tố làm ảnh hưởng tới việc
nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích như các tố chất thể lực, tâm lý rụt rè.
Yêu cầu 4: Cần đa dạng các hình thức tập luyện triệt để lợi dụng các phương tiên
tập luyện để giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết các kỹ năng tốt hơn.
Yêu cầu 5: Các bài tập phải hợp lý vừa sức và được nâng cao đến độ khó, khối
lượng luyên tập: đặc biệt chú ý khâu an toàn tập luyện để tránh xảy chấn thương.
Tôi sử dụng 5 yêu cầu này để tham khảo đối chiếu trong khi lựa chọn bài tập bổ
trợ cho học sinh .
2.2. Lựa chọn bài tập bổ trợ.
Để lựa chọn được bài tập bổ trợ trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng
cho học sinh tôi phải dựa vào các yêu cầu đối với các bài tập bổ trợ được lựa chọn
tham khảo các tài liệu chuyên môn và từ kết quả khảo sát thực tế tại trường. Tôi đã lựa
chọn được 18 bài tập như sau:
• Nhúm cỏc bài tập bổ trợ kỹ thuật
Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyên môn
cụ thể nhằm mục đích phát triển thành tích thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng
cho học sinh lớp 10, bằng phương pháp đọc, tham khảo tài liệu cũng như quan sát
các buổi lên lớp của các giáo viên, huấn luyện viên điền kinh và qua thực tiễn giảng

dạy, tôi đã tổng hợp được bài tập bổ trợ kỷ thuật có liên quan đến việc phát triển
thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10, đó là:
1. Tại chỗ tập đặt chân giậm, kết hợp đánh tay.
2. Đứng tại chỗ tập đá chân lăng theo hướng: trước – sau.
3. Đà 3 – 5 – 7 bước thực hiện giậm nhảy đầu chạm vật trên cao.
4. Đà 1 – 3 - 5 bước giậm nhảy đá lăng kết hợp đánh tay.
5. Đà 7 bước giậm nhảy đá lăng, tay chạm vật trên cao.
1. Chạy đà trên đường chạy có kẻ vạch báo hiệu.
2. Đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà rơi xuống bằng chân giậm.
3. Đà chếch một bước giậm nhảy qua xà thấp.
4. Đà 3 – 5 – 7 – bước thực hiện qua xà trung bình, cao.
5. Chạy đạp sau 20m.
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 10 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
6. Bật lò cò trên chân giậm nhảy 30m.
7. Bật lò cò đổi chân.
8. Chạy 20m tốc độ cao.
9. Chạy 30m xuất phát cao.
10.Nâng cao đùi nhanh ( 10 giây ) tại chỗ.
11.Chạy lặp lại 30m x 4 lần.
12.Bật cao tại chổ.
13.Ngồi xổm bật cóc 15m.
Nhưng để tìm ra các bài tập bổ trợ kỷ thuật được sử dụng thường xuyên trong
thực tiễn giảng dạy ở môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng ở đối tượng là học sinh lớp 10,
18 bài tập bổ trợ kỷ thuật đã tổng hợp trên được tôi soạn thảo thành phiếu và tiến hành
phỏng vấn thầy, cô đang công tác tại trường THPT số 1 Nghĩa hành. Trong số 6 giáo viên
. Để đảm bảo tính khách quan của các ý kiến trả lời, tôi đã tiến hành phỏng vấn 2 lần.
chọn những bài tập có mức tán đồng “Thường xuyên sử dụng” chiếm 80% ý kiến trở
lên.

Bảng 3.2: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ KỶ THUẬT
NHẰM PHÁT TRIỂN THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG CHO
HỌC SINH LỚP 10.
T
T
Tên bài tập
Kết quả phỏng vấn
lần 1 (n =6)
Kết quả phỏng
vấn lần 2 (n =6)
Rất quan trọng Rất quan trọng
Số
người
Tỷ lệ % Số
người
Tỷ lệ
%
01
Tại chỗ tập đặt chân giậm, kết hợp
giậm nhảy đánh tay.
5 96,57 6 100
02
Đứng tại chỗ tập đá chân lăng theo
hướng: trước – sau
4 59,94 14 56,0
03
Đà 3 – 5 – 7 bước thực hiện giậm
nhảy đầu chạm vật trên cao.
27 89,91 22 88,0
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 11 năm học 2010 - 2011

Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
T
T
Tên bài tập
Kết quả phỏng vấn
lần 1 (n =6)
Kết quả phỏng
vấn lần 2 (n =6)
Rất quan trọng Rất quan trọng
Số
người
Tỷ lệ % Số
người
Tỷ lệ
%
04
Đà 1 – 3 - 5 bước giậm nhảy đá lăng
kết hợp đánh tay
25 83,25 22 88,0
05
Đà 7 bước giậm nhảy đá lăng, tay
chạm vật trên cao.
24 79,92 21 84,0
06
Chạy đà trên đường chạy có kẻ vạch
báo hiệu
25 83,25 21 84,0
07
Đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua

xà rơi xuống bằng chân giậm.
25 83,25 21 84,0
08
Đà chếch một bước giậm nhảy qua xà
thấp
24 79,92 20 80,0
09
Đà 3 – 5 – 7 – bước thực hiện qua xà
trung bình, cao.
29 96,57 25 100
10
Chạy đạp sau 20m. 22 73,26 18 72,0
11
Bật lò cò trên chân giậm nhảy 30m 22 73,26 20 80,0
12
Bật lò cò đổi chân. 9 29,97 7 28,0
13
Chạy 20m tốc độ cao 18 59,94 14 56,0
14
Chạy 30m xuất phát cao 23 76,59 19 76,0
15
Nâng cao đùi nhanh ( 10 giây ) tại chỗ 14 46,61 12 48,0
16
Chạy lặp lại 30m x 4 lần 23 76,59 18 72,0
17
Bật cao tại chổ 15 49,95 16 64,0
18
Ngồi xổm bật cóc 15m 12 48,0 14 46,61
Dựa vào nguyên tắc lựa chọn bài tập bổ trợ kỷ thuật và kết quả phỏng vấn ở
bảng 3.2, những bài tập sau đây do không hội đủ các yêu cầu đặt ra nên bị tôi loại bỏ

không đưa vào sử dụng bao gồm:
1. Bật lò cò đổi chân: 28%.
2. Đứng tại chỗ tập đá chân lăng theo hướng: trước – sau: 59.94%.
3. Chạy 20m tốc độ cao: 59.94%.
4. Nâng cao đùi nhanh ( 10 giây ) tại chỗ: 48%.
5. Bật cao tại chổ : 64%.
6. Ngồi xổm bật cóc 15m: 48%.
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 12 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
Như vậy, chỉ có 12 bài tập dưới đây đảm bảo các điều kiện cần và đủ được lựa chọn
để sử dụng trong giảng dạy nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh lớp 10, đó là:
1. Tại chỗ tập đặt chân giậm, kết hợp giậm nhảy đánh tay: 96,57%
2. Đà 3 – 5 – 7 bước thực hiện giậm nhảy đầu chạm vật trên cao.: 88%
3. Đà 1 – 3 - 5 bước giậm nhảy đá lăng kết hợp đánh tay: 83,25%
4. Đà 7 bước giậm nhảy đá lăng, tay chạm vật trên cao: 79,92%
5. Chạy đà trên đường chạy có kẻ vạch báo hiệu: 84%
6. Đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà rơi xuống bằng chân giậm:83,25%.
7. Đà chếch một bước giậm nhảy qua xà thấp: 79,92%.
8. Đà 3 – 5 – 7 – bước thực hiện qua xà trung bình, cao: 100%
9. Chạy đạp sau 20m: 72%.
10. Bật lò cò trên chân giậm nhảy 30m: 80%.
11. Chạy 30m xuất phát cao: 76%.
12. Chạy lặp lại 30m x 4 lần: 72%.
3.2. Ứng dụng và kiểm nghiệm trong thực tiễn các bài tập bổ trợ kỷ thuật trong
giảng dạy môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng được lựa chọn ở học sinh lớp 10
Trường THPT số 1 Nghãi hành Tỉnh Quảng Ngãi.
3.2.1. Kế hoạch và tổ chức thực nghiệm:
Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của các bài tập bổ trợ kỷ thuật trong giảng dạy

nhảy cao kiểu nằm nghiêng vừa được lựa chọn, tôi tiến hành quá trình thực nghiệm sư
phạm. Đối tượng tham gia thực nghiệm được chia thành hai nhóm: Nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng.
- Nhóm thực nghiệm: được tôi chọn ngẫu nhiên gồm 40 học sinh, đang học lớp
10, thời gian tập luyện mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết, nội dung tập luyện các bài tập
bổ trợ kỷ thuật do tôi biên soạn, dựa theo các bài tập bổ trợ kỷ thuật đã được xác định ở
mục (3.3), và được thực hiện của cả buổi tập.
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 13 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
- Nhóm đối chứng: gồm 40 học sinh, đang theo học lớp 10, nhóm này cũng được
tôi lựa chọn ngẫu nhiên, thời gian tập luyện giống nhóm thực nghiệm, mỗi tuần 1 buổi,
mỗi buổi 2 tiết, nội dung tập luyện theo chương trìnhđđđang giang dạy của nhà trường.
- Thời gian tổ chức thực nghiệm: là 12 tuần.
Bắt đầu từ 11/09/2010 đến 10/12/2010 thuộc học kỳ I – năm học 2010-2011.
- Địa điểm thực nghiệm và kiểm tra: Trường THPT số 1 Nghĩa hành.
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm, tôi tiến hành kiểm tra các đối tượng
tham gia thực nghiệm 2 lần vào các thời điểm:
- Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm (lần 1).
- Sau khi kết thúc giai đoạn thực nghiệm sư phạm (lần 2).
Cách thức tiến hành kiểm tra, chấm điểm kỹ thuật, công nhận thành tích giữa
hai nhóm là như nhau. Các chỉ tiêu kiểm tra ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là
những test được nghiên cứu để đánh giá thành tích nhảy cao kiểu bước qua của nam
học sinh. Đó là các test đã được xác định ở mục (3.2), gồm có:
1 Chạy 30m xuất phát cao (giây).
2 Bật xa tại chỗ (cm).
3 Nhảy cao kiểu nằm nghiêng (cm).
Thực nghiệm được tổ chức tại sân nhảy cao của Trường với đối tượng là 80 em
học sinh năm học 2010 -2011 .
Bước vào thực nghiệm chúng tôi chia 80 em học sinh trên thành 2 nhóm:

Nhóm A - Nhóm thực nghiệm.
Nhóm B - Nhóm đối chứng.
Ở 2 nhóm đồng đều về trình độ thể lực và kỹ thuật tương đối nhau.
Nhóm A - Được học tập theo giáo án có áp dụng các bài tập bổ trợ để lựa chọn.
Nhóm B - Được học tập theo giáo án cũ.
Qua xử lý số liệu bằng toán học thống kê tôi đã đánh giá được như sau:
- Trình độ kỹ thuật và thành tích nhảy cao đều được tăng lên; sự tăng trưởng này được
thể hiện.
+ Về kỹ thuật các học sinh ở nhóm thực nghiệm (nhóm A) so với nhóm đối
chứng (nhóm B) thì các em ở nhóm A có trình độ kỹ thuật tốt hơn, đồng đều hơn.
- Những tiến bộ về kỹ thuật và thành tích của nhóm thực nghiệm chứng tỏ rằng:
Các bài tập bổ trợ chuyên môn của tôi lựa chọn đã có hiệu quả rõ rệt trong việc
nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh.
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 14 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở phân trên, cho phép tôi có một số kết
luận :
- Trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, các bài tập thường dùng để bổ trợ
chuyên môn có tác dụng nhằm hoàn thiện kỹ thuật động tác, nâng cao thể lực chuyên
môn; giúp cho người học từng bước nắm bắt và củng cố kỹ thuật để đạt thành tích cao
trong học tập.
- Các bài tập đã giúp cho người học tiếp thu kỹ thuật một cách chuẩn xác và nhanh
chóng hơn.
- Qua lý luận và thực tiễn, tôi đã lụa chọn được một hệ thống gồm 12 bài tập bổ trợ
nhằm nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 nghĩa
hành.
- Các bài tập đã được lựa chọn góp phần làm phong phú thêm trong hệ thống các bài

tập bổ trợ cho học môn nhảy cao. Nó có thể được áp dụng rộng rãi.
2. Kiến nghị.
Qua nghiên cứu tôi có một số kiến nghị sau:
- Trong quá trinh giảng dạy kỹ thuật nhảy cao tổ bộ môn cần tăng cường sử sụng các
bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả và thành tích thể thao cho người
tập.
- Các bài tập mà tôi lựa chọn qua thực nghiệm bước đầu cho thấy có hiệu quả đối với
học sinh trong quá trình học tập; Có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn.
- Do điều kiện và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả đề tài mới chỉ bước
đầu, tôi mong các thầy; cô và đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm.
- Cần tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo hơn nữa cho bộ môn thể dục.
- Cần có nhà tập đa năng để việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS Dương Nghiệp Chí- Đo lương thể thao- NXBTDTT Hà Nội 1991.
- PGS Dương Nghiệp Chí và tập thể tác giả- Điền kinh- Sách giáo khoa dùng cho giáo
viên- NXBTDTT Hà Nội 1996.
- PGS Lưu Quang Hiệp- Phạn Thị Uyên- Sinh lý học TDTT- NXBTDTT Hà Nội 1995.
- TS Trương Anh Tuấn- Bùi Thế Hiển dịch
- Học thuyết TDTT - NXBTDTT Hà Nội 1996
- Diên Phong- PGS Nguyễn Thiệt Tĩnh- Nguyễn Văn Trạch dịch-130 câu hỏi đáp về
huấn luyện hiện đại NXBTDTT Hà Nội 1999
Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 15 năm học 2010 - 2011
Đề tài:"Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu Nằm
nghiêng cho học sinh trường THPT số 1 Nghĩa Hành"
- Nguyễn Quang Hiệp dịch- Lý luận và phương pháp thể thao trẻ NXBTDTT Hà Nội
1996.
- PGS Nguyễn Toán, TS Phạm Danh Tốn- Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT -
NXBTDTT Hà Nội 1996.
- PGS Phạm Ngọc Viễn - PGS Lê Văn Xem, Nguyễn Thị Nữ - Tâm lý học TDTT -

NXBTDTT Hà Nội 1990.
Nguyễn Đức Văn - Toán thống kê - NXB Hà Nội 1978
Dương Nghiệp Chí và cộng sự - Điền kinh - Sách dùng cho học sinh trung học TDTT -
NXBTDTT Hà Nội 1978.
- Nguyễn Quang Hưng dịch - Các bài tập chuyên môn trong điền kinh NXBTDTT Hà
Nội 1992
- Phạm Danh Tốn và cộng sự - Lý luận NXBTDTT 1995
- Trường Đại học TDTT Hà Nội 1995 -NXBTDTT Hà Nội 1992- Trường - - Đại học
TDTT- tập luyện nghiên cứu khoa học NXBTDTT Hà Nội 1994.







Giáo Viên: Cao Bá Quang Trang 16 năm học 2010 - 2011

×