Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển ở công ty vinawaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371 KB, 75 trang )

1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
“Tình hình đầu tư phát triển tại
Công ty công trình Đường Thủy”
1
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG
TRÌNH ĐƯỜNG THỦY… …………………………… 3
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở
CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY 3
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty công trình Đường Thủy 3
1.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển ở Công ty công trình
Đường Thủy 5
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG THỦY 6
1.1.1. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư …… ……………… 6
1.2.2. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển 8
1.2.2.1. Nguồn vốn tự có 11
1.2.2.2. Nguồn vốn Ngân sách nhà nước 12
1.2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại 14
1.2.2.4. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi 15
1.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án 17
1.2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư 18
1.2.4.1. Hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc


thiết bị 20
1.2.4.2. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực 22
1.2.4.3. Hoạt động đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường 24
1.2.5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 26
1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY 27
1.3.1. Kết quả đầu tư: 27
1.3.1.1. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng
thêm 27
1.3.1.2. Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực 29
1.3.1.3. Kết quả đầu tư mở rộng thị trường 30
1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư 31
1.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở
Công ty công trình Đường Thủy 35
Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY 41
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 41
2.1.1. Mục tiêu chung 41
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 43
2
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 45
2.2.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải gắn với việc đổi mới cơ cấu
đầu tư theo định hướng chiến lược của công ty
45
2.2.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải kết hợp chặt chẽ với việc
huy động hợp lý, tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài công ty cho đầu tư
phát triển 46

2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên cơ sở coi trọng
quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của công ty đồng thời phải tuân thủ sự quản lý của Nhà
nước 47
2.2.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu
tư 48
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY 49
2.3.1. Đổi mới và tăng cường công tác kế hoạch hóa đầu tư của công
ty 49
2.3.2. Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư 51
2.3.2.1. Vốn tự có của công ty 51
2.3.2.2. Vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng 53
2.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty
trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản, chống thất thoát vốn trong quá trình đầu tư và xây
dựng 53
2.3.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu
tư 56
2.3.5. Đổi mới chiến lược và hình thức đầu tư để hiện đại hóa thiết bị, máy
móc và kỹ thuật công nghệ 57
2.3.5.1. Đổi mới chiến lược đầu tư 57
2.3.5.2. Đổi mới hình thức đầu tư 58
2.3.6. Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư chiều sâu,
đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng thời đảm bảo đầu tư
đồng bộ trong công ty 60
2.3.7. Hoạt động đầu tư của công ty cần gắn với thị trường, nghiên cứu kỹ
thị trường trước khi quyết định đầu tư 62
2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62

2.4.1. Đổi mới và hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược 62
2.4.2. Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại và đổi mới DNNN 63
2.4.3. Hoàn thiện khung thể chế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để
quản lý hoạt động đầu tư phát triển 63
2.4.4. Tiếp tục tăng qui mô vốn đầu tư cho DNNN, trên cơ sở đổi mới cơ
3
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
chế huy động vốn, đặc biệt, đổi mới cơ chế đầu tư vốn nhà nước vào
DNNN và chính sách tín dụng 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
4
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành xây dựng đường thủy ra
đời. Cho đến nay, Tổng công ty xây dựng đường thủy (VINAWACO) là Tổng
công ty chuyên ngành duy nhất, hàng đầu của Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng các công trình cảng đường thủy, thủy công, nạo vét mới và duy
tu luồng vận tải biển, sông, san lấp mặt bằng xây dựng các khu CN, khu chế
xuất, khu đô thị, dự án cầu, đường bộ Trong đó, Công ty công trình Đường
Thủy (WACO) là một thành viên đóng góp tích cực vào bảng thành tích
chung của Tổng công ty.
Với truyền thống và những giá trị đích thực của mình "phấn đấu cho
một tương lai tốt đẹp vì sự phát triển của cộng đồng" là phương châm hành
động cao đẹp của Tổng công ty xây dựng đường thủy nói chung và Công ty
công trình Đường Thủy nói riêng. Với định hướng xây dựng công ty trở thành
một doanh nghiệp lớn mạnh trong lĩnh vực nạo vét, xây dựng cảng đường
thủy, xây dựng công trình thủy công và đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm,

mục tiêu xuyên suốt của công ty là "Đổi mới và Hiệu quả".
Công ty công trình Đường Thủy luôn được tín nhiệm, đánh giá cao
thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình và
ngày càng khẳng định được vị thế, khả năng và uy tín trong điều kiện thị
trường cạnh tranh gay gắt và xu thế hội nhập quốc tế.
Tìm hiểu tình hình đầu tư phát triển của công ty là cách tốt nhất để trả
lời câu hỏi: Tại sao WACO lại đạt được những thành tựu đáng ca ngợi như
vậy trong thời điểm mà có vô số các công ty xây dựng khác đang nỗ lực hết
mình để cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.
5
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trong thời gian thực tập tại phòng Quản lý dự án, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại phòng cùng việc tiếp cận các số liệu đã
giúp em hiểu sâu hơn về tình hình đầu tư tại công ty.
Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư phát
triển tại Công ty công trình Đường Thủy” làm khóa luận tốt nghiệp.
1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng đầu tư tại công ty để đưa ra đánh giá về những
thành công và hạn chế. Từ đó đưa ra giải pháp.
2. Đối tượng nghiên cứu
Vốn và việc sử dụng vốn đầu tư tại công ty phân theo dự án, theo yếu
tố cấu thành, theo lĩnh vực hoạt động, theo nội dung đầu tư, theo hình thức
đầu tư…
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp
4. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển ở Công ty công trình Đường
Thủy.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển ở
Công ty công trình Đường Thủy.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã
tận tình hướng dẫn, em xin cảm ơn các cô chú, anh chị tại Công ty công trình
Đường Thủy đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
6
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chương 1
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở
CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty công trình Đường Thủy
Công ty công trình Đường Thủy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tổng công ty xây dựng đường thủy, được tổ chức sản xuất kinh doanh hạch
toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được
phép mở tài khoản tại ngân hàng, có quyền quyết định các vấn đề trong quá
trình sản xuất kinh doanh của công ty trong khuôn khổ của pháp luật Việt
Nam và qui định của Tổng công ty.
Tên giao dịch quốc tế: WACO
Trụ sở chính: 159 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Chi nhánh: 14B8 - Ngô Tất Tố - TP. Hồ Chí Minh
Công ty công trình Đường Thủy tiền thân là Công ty công trình đường
sông thuộc Cục đường sông - Bộ Giao thông vận tải, thành lập ngày
01/07/1972 theo Quyết định 288 QĐ/TCCB của Bộ Giao thông vận tải.
Năm 1983, Công ty công trình đường sông được đổi tên thành Xí
nghiệp cầu cảng 204 trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 2 - Bộ

Giao thông vận tải.
Năm 1986, Xí nghiệp cầu cảng 204 được đổi tên thành Xí nghiệp công
trình đường thủy 1 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông
đường thủy.
Năm 1993, Xí nghiệp công trình đường thủy 1 được đổi tên thành Công
ty công trình Đường Thủy trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thủy theo
7
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Quyết định 601/QĐ/TC-CB-LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải
về việc thành lập lại và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức lại
của Công ty công trình Đường Thủy.
Công ty công trình Đường Thủy thuộc ngành xây dựng cơ bản nên hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty mang những nét đặc thù riêng. Những
hoạt động chính của công ty bao gồm:
- Thi công các công trình giao thông: cầu tàu, bến cảng, triển đà, ụ tàu,
đê chắn sóng
- Xây dựng các công trình cầu cống, kênh mương, đê, kè, trạm bơm
nước, chỉnh trị dòng chảy…
- Xây dựng các công trình công nghiệp.
- Xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng.
- Sản xuất cấu kiện bê-tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng.
- Xây dựng đường dây và trạm điện.
- Gia công các sản phẩm cơ khí, phao neo, sửa chữa phương tiện thiết
bị, v.v.
- Tham gia đấu thầu và nhận đấu thầu các công trình trong và ngoài
nước.
- Làm đại lý và cho thuê các loại phương tiện thiết bị: cần cẩu, xà lan,
đầu kéo ôtô, máy thi công và mua bán các loại vật liệu xây dựng.
- Thực hiện liên doanh, liên kết với các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các

tổ chức và cá nhân.
Được thành lập từ năm 1972, đến nay Công ty công trình Đường Thủy
đã trải qua 34 năm xây dựng và phát triển. 34 năm qua Công ty công trình
Đường Thủy đã có rất nhiều cố gắng, từng bước xây dựng thành một đơn vị
lớn vững mạnh, có khả năng thực hiện được những công trình lớn, có mức độ
phức tạp cao, vấn đề chất lượng liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu mỹ
8
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
thuật cao và ngày càng hoàn thiện, thời gian giao nhận sản phẩm nhanh nhất,
giá cả hợp lý là những giá trị đích thực phục vụ khách hàng. Công ty công
trình Đường Thủy được tín nhiệm và đánh giá cao thông qua sự hài lòng của
khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình.
1.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển ở Công ty công
trình Đường Thủy
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là điều tất yếu. Nâng cao hiệu quả
hoạt động đầu tư phát triển cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh là những
nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty công trình Đường Thủy. Đầu tư phát triển đảm bảo cho sản phẩm của
công ty có khả năng cạnh tranh cao nhờ ưu thế về chất lượng và giá thành sản
phẩm. Do đầu tư, công ty có dây chuyền sản xuất hiện đại, lực lượng lao động
có trình độ chuyên môn cao… nên chất lượng, năng suất sản phẩm cao và giá
thành lại thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Mặt khác,
trên cơ sở đổi mới, cải tạo công nghệ hiện có, sẽ có khả năng tạo ra các sản
phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực. Tuy nhiên, từ
cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, trang thiết bị công nghệ chủ
yếu của công ty lạc hậu so với thế giới từ 2-3 thế hệ, phần nhiều các thiết bị
mua về đã qua sử dụng, nên năng suất thấp kém, chất lượng sản phẩm chưa
tốt, giá thành cao. Do vậy, song song với việc tăng qui mô vốn đầu tư phát
triển và coi đó là nhiệm vụ cấp bách, công ty cần thiết phải nâng cao hiệu quả

hoạt động đầu tư ngay từ đầu. Trong tình hình thiếu vốn như hiện nay, việc
nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong từng hoạt động đầu tư mới, đầu tư
cải tạo, mở rộng… sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo cho công ty
sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, đứng vững trên thị trường
trong nước và khu vực.
9
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty
cũng là yêu cầu khách quan của công tác quản lý vốn. Mục tiêu công tác quản
lý vốn nói chung và vốn đầu tư phát triển nói riêng là làm sao đạt được mục
tiêu đầu tư, tiết kiệm và có hiệu quả. Quản lý tốt vốn đầu tư, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư phát triển nói chung và của bộ phận vốn ngân sách
nói riêng sẽ giúp Nhà nước có nhiều vốn tập trung đầu tư vào các công trình
cơ sở hạ tầng, công trình trọng điểm của Nhà nước. Đến lượt nó, các công
trình này lại tạo điều kiện để công ty tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả sản
xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.
Đầu tư và việc nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty là hai mặt của một
vấn đề, có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Muốn có hiệu quả trước hết
phải đầu tư. Đầu tư hợp lý và quản lý tốt vốn đầu tư sẽ đảm bảo đầu tư có
hiệu quả. Hiệu quả đầu tư cao sẽ là điều kiện thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh
đầu tư. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả đầu tư phát triển
của công ty là một đòi hỏi khách quan.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG THỦY
1.2.1. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư
Công ty công trình Đường Thủy luôn chú trọng đến công tác đầu tư để
khẳng định vị trí của mình.
Bảng 1.1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch của Công ty
công trình Đường Thủy giai đoạn 2002-2006

Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1. VĐT kế hoạch 7.500 13.000 14.000 17.500 25.000
2. VĐT thực hiện 5.324 9.627,25 4.267,2 13.869,88 20.856
3. Tỷ lệ VĐT thực
hiện/VĐT kế hoạch
70,1 74,1 30,5 79,3 83,4
Nguồn: Phòng Quản lý dự án - Cty Công trình Đường Thủy
10
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trong giai đoạn 2002-2006, tình hình thực hiện vốn đầu tư luôn thấp
hơn so với kế hoạch đặt ra, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư kế
hoạch chỉ nằm trong khoảng 70-85%. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, do
tình trạng khan hiếm vốn nên công ty đã không thực hiện được hết các hạng
mục đầu tư dự tính trong kế hoạch hàng năm; ngoài ra do những biến động
nhất định về giá cả làm cho chi phí đầu tư khi thực hiện dự án có sự chênh
lệch với những chi phí dự toán trong kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên tỷ lệ này
tăng dần theo từng năm, phản ánh tình hình thực hiện đầu tư ngày càng gần
sát với kế hoạch đầu tư đặt ra hàng năm. Riêng trong năm 2004, tỷ lệ vốn đầu
tư thực hiện trên vốn đầu tư kế hoạch chỉ đạt 30,5% do những khó khăn trong
vấn đề tài chính, tích lũy nhiều năm để lại, dư nợ ngân hàng lớn, thu hồi vốn
chậm, nhiều công trình chủ đầu tư không bố trí được vốn, buộc công ty phải
thi công hoàn toàn bằng vốn vay trong khi ngân hàng lại thắt chặt vay vốn rất
khó khăn.
Bảng 1.2. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: triệu đồng, %
STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Tổng VĐT 5.324 9.627,2
5

4.267,2 13.869,8
8
20.856
2 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - 4.303,2
5
-5.360,05 9.602,68 6.986,12
3 Tốc độ tăng liên hoàn - 80,8 -55,7 225,0 50,4
4 Tốc độ tăng định gốc - 80,8 -19,8 160,5 291,7
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
11
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hình 1.1: Quy mô vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2002-2006
Trong giai đoạn 2002-2006, tổng vốn đầu tư của công ty đã tăng rất
nhanh, từ 5.324 triệu đồng năm 2002 lên tới 20.856 triệu đồng năm 2006, tức
là đã tăng 15.532 triệu đồng, tương ứng tăng 291,7% so với năm 2002. Tuy
nhiên, lượng vốn đầu tư tăng giảm không ổn định qua các năm từ 2002-2006.
Năm 2003, tổng vốn đầu tư thực hiện tăng lên 4.303,25 triệu đồng (tăng
80,8%) so với năm 2002. Năm 2004, tổng vốn đầu tư thực hiện là 4.267,2
triệu đồng, giảm 5.360,05 triệu đồng so với năm 2003, tức là đã giảm 55,7%
so với năm 2003 và giảm 19,8% so với năm 2002. Sang năm 2005, vốn đầu tư
của công ty lại bắt đầu gia tăng mạnh mẽ. Vốn đầu tư thực hiện năm 2005 là
13.869,88 triệu đồng, tăng 9.602,68 triệu đồng so với năm 2004 (tăng
225,0%) và vốn đầu tư thực hiện năm 2006 thì tăng 50,4% (tức là đã tăng
6.986,12 triệu đồng) so với năm 2005 và đạt mức cao nhất trong cả thời kỳ
2002-2006 là 20.856 triệu đồng.
Như vậy, trong vòng 5 năm qua, tổng vốn đầu tư ở Công ty công trình
Đường Thủy là 53.944,33 triệu đồng, tuy còn khiêm tốn những đã cho thấy
những nỗ lực của công ty trong việc đổi mới trang thiết bị, nâng cao tay nghề
cho cán bộ, công nhân viên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm

và uy tín của công ty trên thị trường.
1.2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo nguồn vốn
Vốn đầu tư phát triển của Công ty công trình Đường Thủy được huy
động từ nhiều nguồn, bao gồm vốn ngân sách, vốn vay và vốn tự có. Tỷ trọng
của từng nguồn vốn không giống nhau và thay đổi tùy thuộc vào chính sách
huy động vốn trong từng thời kỳ. Trong những năm đầu của thời kỳ chuyển
đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, để Công ty vượt
qua những khó khăn ban đầu thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước sử dụng cho
12
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
đầu tư phát triển thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cùng với quá trình chuyển
đổi cơ chế là quá trình thúc đẩy và tạo điều kiện cho Công ty phát triển,
trưởng thành cả về thế và lực. Kết quả là, những năm gần đây, Nhà nước đã
chủ yếu không còn cấp phát vốn trực tiếp cho Công ty như trước nữa mà đầu
tư cho Công ty thông qua hình thức cho vay. Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách
giảm dần, nguồn vốn tự có của Công ty đã chiếm vị trí xứng đáng và vốn vay
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển của Công ty, trong đó
nguồn vốn tín dụng Nhà nước đã tăng nhanh chóng.
Bảng 1.3: Đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn ở Công ty công trình
Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Các nguồn vốn 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng vốn đầu tư 5.324 9.627,2
5
4.267,2 13.869,8
8
20.856
- Nguồn vay NHTM 2.087,5 4.110 1.800 5.610 8.300
- Vay tín dụng ưu đãi 1.505 2.630 1.200 4.045 6.220

- Vốn tự có 1.106 2.057,2
5
947,2 3.274,88 5.111
- Vốn ngân sách cấp 625,5 830 320 940 1.225
Nguồn: Phòng Kế toán - tài chính
Như vậy, qua hơn 20 năm đổi mới, cơ chế quản lý vốn đã và đang
chuyển từ cơ chế “xin - cho”, bao cấp về vốn sang cơ chế thị trường, cơ chế
“vay - trả”. Việc chuyển hướng cơ chế quản lý vốn đầu tư của Nhà nước đối
với doanh nghiệp nhà nước đã góp phần nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh của Công ty, buộc Công ty phải tính toán kỹ trước khi quyết định đầu
tư, thực hành tiết kiệm chi tiêu trong từng thời kỳ đầu tư… Đây là cơ sở để
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.
13
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bảng 1.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ở Công ty công trình
Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100
- Vay NHTM 39,21 42,69 42,18 40,45 39,80
- Vay tín dụng ưu đãi 28,27 27,32 28,12 29,16 29,82
- Vốn tự có 20,77 21,37 22,20 23,61 24,51
- Vốn ngân sách 11,75 8,62 7,50 6,78 5,87
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Hình 1.2: Cơ cấu nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty
công trình Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Để thấy được rõ hơn tình hình đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn ở
Công ty công trình Đường Thủy, chúng ta cùng phân tích cụ thể từng nguồn
vốn.

14
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.2.2.1. Nguồn vốn tự có
Vốn tự có là phần vốn tự tích lũy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty và bộ phận vốn khấu hao được để lại Công ty. Trong
những năm gần đây, Công ty đã liên tục bổ sung được vốn tự có.
Bảng 1.5 : Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn tự có
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Nguồn vốn tự có 1.106 2.057,25 947,2 3.274,88 5.111
2 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - 951,25 -1.110,05 2.327,68 1.836,12
3 Tốc độ tăng liên hoàn - 86,0 -53,96 245,74 56,07
4 Tốc độ tăng định gốc - 86,0 -14,36 196,1 362,12
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Hình 1.3: Quy mô nguồn vốn tự có giai đoạn 2002-2006
Như bảng 1.4, nguồn vốn tự có đang ngày càng chiếm vị trí xứng đáng
trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty với quy mô và tỷ trọng
trong tổng vốn đầu tư không ngừng tăng lên. Năm 2002, quy mô vốn tự có đạt
1.106 triệu đồng, chiếm 20,77% tổng nguồn nguồn vốn đầu tư. Năm 2003,
quy mô vốn tự có tăng 86% so với năm 2002, tức đạt 2.057,25 triệu đồng,
15
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
chiếm 21,37% tổng vốn đầu tư. Riêng năm 2004, do những khó khăn trong
vấn đề tài chính như đã đề cập ở phần 1.2.1, quy mô vốn tự có cũng như các
nguồn vốn khác đều có sự sụt giảm. Cụ thể, quy mô vốn tự có đã giảm
53,96% so với năm 2003 và thậm chí chưa đạt mức của năm 2002 (giảm
14,36% so với năm 2002). Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn

đầu tư lại tăng lên, đạt 22,07%. Năm 2005 và 2006, khó khăn tài chính phần
nào được giải quyết, quy mô vốn tự có lại tăng lên mạnh mẽ. Năm 2005, vốn
tự có tăng 2.327,68 triệu đồng (tăng 245,74%) so với năm 2004, đạt 3.274,88
triệu đồng, chiếm 23,62% tổng vốn đầu tư. Năm 2006, quy mô vốn tự có đạt
mức cao nhất trong giai đoạn 2002-2006, tăng 362,12% so với năm 2002, đạt
5.111 triệu đồng, chiếm 24,51% tổng vốn đầu tư của công ty.
Đây là nguồn vốn quan trọng và rất có ý nghĩa trong điều kiện đổi mới
cơ chế quản lý vốn, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của Công ty,
là điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt
động của Công ty.
Hiện nay, Công ty công trình Đường Thủy đang tập trung cho việc cổ
phần hoá DNNN, vì vậy sẽ có một lượng vốn lớn thu được từ cổ phiếu của
cán bộ công nhân viên trong tương lai.
1.2.2.2. Nguồn vốn Ngân sách nhà nước
Trước năm 1989, Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn Ngân sách
nhà nước cấp phát. Vốn cấp theo kiểu bình quân, dàn trải dẫn đến tâm lý trông
chờ, ỷ lại Nhà nước. Tình trạng thiếu vốn luôn xảy ra, tính năng động của
Công ty bị hạn chế và đồng vốn được sử dụng kém hiệu quả.
Hiện nay, cùng với việc chuyển đổi từ hình thức cấp phát vốn sang hình
thức tín dụng ưu đãi đã tạo động lực cho Công ty năng động hơn. Nguồn vốn
16
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
cấp phát từ Ngân sách nhà nước biến động khác nhau giữa các năm nhưng có
xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Bảng 1.6: Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước 625,5 830 320 940 1225

2 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - 204,5 -510 620 285
3 Tốc độ tăng liên hoàn - 32,69 -61,44 193,75 30,32
4 Tốc độ tăng định gốc - 32,69 -48,84 50,28 95,84
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Hình 1.4: Quy mô nguồn vốn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2002-2006
Nhìn chung, về số tuyệt đối, vốn ngân sách Nhà nước tăng dần qua các
năm từ năm 2002 đến năm 2006. Năm 2006 là năm vốn ngân sách Nhà nước
đạt mức cao nhất là 1.225 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm 5,89% trong tổng vốn
đầu tư toàn Công ty. Năm 2002, vốn Ngân sách Nhà nước là 625,5 triệu đồng,
chiếm 11,77 % trong tổng vốn đầu tư. Đến năm 2003, con số này là 830 triệu
đồng, tương đương 8,61% trong tổng vốn đầu tư. Năm 2004, nguồn vốn này
lại giảm xuống, còn 320 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm 7,51% trong tổng vốn
đầu tư của Công ty công trình Đường Thủy. Năm 2005, nguồn vốn Ngân sách
17
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nhà nước lại tiếp tục tăng lên, đạt 940 triệu đồng, chiếm 6,78% tổng vốn đầu
tư của công ty.
Như vậy, mặc dù vốn đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước ngày
càng tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư
có xu hướng giảm dần. Song, nguồn vốn này vẫn rất cần thiết cho hoạt động
đầu tư tại Công ty công trình Đường Thủy. Bởi lẽ, đây là nguồn vốn do Nhà
nước đầu tư, là nguồn vốn không chịu áp lực trả nợ.
1.2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng thương mại
đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các doanh
nghiệp. Với chủ trương tạo mọi khả năng cho doanh nghiệp nhà nước có đủ
vốn đầu tư và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về
hoạt động tín dụng. Đến nay, nguồn vốn tín dụng ngân hàng không còn là

nguồn vốn bổ sung mà đã chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát
triển của Công ty.
Bảng 1.7: Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn tín dụng thương mại
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Nguồn vốn tín dụng thương mại 2.087,
5
4.110 1.800 5.610 8.300
2 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - 2.022,
5
-2.310 3.810 2.690
3 Tốc độ tăng liên hoàn - 96,88 -56,2 211,67 47,95
4 Tốc độ tăng định gốc - 96,88 -13,7 168,74 297,6
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
18
19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hình 1.5: Quy mô nguồn vốn tín dụng thương mại giai đoạn 2002-2006
Trong giai đoạn 2002-2006, nguồn vốn tín dụng thương mại đã tăng lên
gấp 4 lần, từ 2.087,5 triệu lên tới 8.300 triệu đồng, tương ứng với sự gia tăng
trong tổng mức vốn đầu tư giai đoạn này. Trong đó, riêng năm 2004, quy mô
nguồn vốn này lại giảm mạnh do có khó khăn tài chính như đã đề cập ở trên.
Qua bảng 1.4 ta cũng thấy được tỷ trọng nguồn vốn TDTM trong tổng
vốn đầu tư của công ty có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Điều
này là hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng về tỷ trọng của nguồn vốn tự có
trong tổng vốn đầu tư của công ty. Nó cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty đang tăng lên, từ đó gián tiếp phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư
của công ty. Mặc dù vậy, công ty vẫn luôn duy trì mối quan hệ tốt với các tổ
chức tín dụng và ngân hàng, giữ được uy tín trong nhiều năm, bằng chứng là

số vốn vay được từ NHTM chiếm tỉ trọng cao nhất (khoảng 40%).
1.2.2.4. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi
Với phương châm coi “vốn trong nước là quyết định” và “phát huy nội
lực”, cơ chế tín dụng ưu đãi ra đời đã góp phần đáng kể trong việc thu hút và
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong nước. Tín dụng ưu đãi là hình thức huy
động vốn với lãi suất thấp cho các Doanh nghiệp. Đồng thời, tín dụng ưu đãi
19
20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
cũng làm thay đổi tư tưởng ỷ lại, trông chờ bao cấp, cấp phát vốn của doanh
nghiệp. Từ năm 1991 đến nay, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư ở Công ty đã
không ngừng tăng lên.
Bảng 1.8: Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn tín dụng ưu đãi
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Nguồn vốn tín dụng ưu đãi
1.505 2.630 1.470 4.045 6.220
2 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - 1.125 -1.430 2.845 2.175
3 Tốc độ tăng liên hoàn - 74,75 -54,37 237,08 53,77
4 Tốc độ tăng định gốc - 74,75 -20,26 168,77 313,3
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Hình 1.6: Quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi giai đoạn 2002-2006
Nhìn chung, cũng như ba nguồn vốn trên, quy mô nguồn vốn tín dụng
ưu đãi trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty đang có xu hướng gia tăng
qua các năm. Riêng trong năm 2004 có sự sụt giảm so với hai năm trước đó,
nhưng từ năm 2005, quy mô nguồn vốn này lại gia tăng mạnh mẽ. Theo đó, tỷ
trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty
cũng đang ngày một gia tăng. Nếu như năm 2002, tỷ trọng này mới chỉ đạt
28,27% thì đến năm 2006 đã đạt mức 29,81% trong tổng vốn đầu tư phát triển

của công ty.
1.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án
20
21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bảng 1.9: Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án giai đoạn 2002-2006
Đơn vị tính: triệu đồng, %
STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Tổng vốn đầu tư 5.324 9.627,25 4.267,
2
13.869,88 20.856
2 Số dự án 4 5 3 7 6
3 Quy mô bình quân một dự án 1.331 1.925,45 1.422,4 1.981,41 3.476
Nguồn: Phòng Quản lý dự án - Cty Công trình Đường Thủy
Hình 1.7. Quy mô bình quân một dự án đầu tư của Công ty công trình
Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Có thể nói, mức vốn đầu tư cho các dự án trong các năm là không đều
nhau và đang có xu hướng gia tăng. Con số trung bình là khoảng 2.057,75
triệu đồng/dự án/năm. Năm 2006, công ty có vốn đầu tư trung bình cho một
dự án lớn nhất giai đoạn vừa qua là 3.476 triệu đồng. Năm 2002, vốn đầu tư
trung bình một dự án thấp nhất, khoảng 1.331 triệu đồng/dự án.
Năm 2002, công ty có 4 dự án đầu tư nhưng chỉ là mua máy móc nhỏ
nên số vốn đầu tư không lớn lắm, chỉ 5.324 triệu đồng, trong đó, dự án mua
“2 quả búa diezel đóng cọc 5T” cần số vốn đầu tư lớn nhất là 1.650 triệu
đồng.
Năm 2003, công ty có 5 dự án đầu tư nhưng tổng mức vốn đầu tư lại
gấp gần hai lần so với năm 2002 (9.627,25 triệu đồng). Trong đó, phải kể đến
21
22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

dự án “Xây dựng mới khu nhà ở cho cán bộ kỹ thuật ở Xí nghiệp 75 - Nam
Định” với số vốn đầu tư 1.965 triệu đồng. Qua đó có thể thấy, công ty công
trình Đường Thủy luôn quan tâm, chăm lo, từng bước cải thiện đời sống của
cán bộ công nhân viên, từ đó, góp phần nâng cao năng suất lao động của
Công ty.
Sau một năm (năm 2004) tình hình đầu tư của công ty bị chững lại do
những khó khăn về tài chính, đến năm 2005, công ty đã xây dựng kế hoạch
đầu tư hợp lý với số vốn đầu tư lên tới 13.869,88 triệu đồng, trong đó, lớn
nhất là dự án xây dựng mới khu văn phòng làm việc ở Xí nghiệp 18 - Hải
Phòng.
Năm 2006, các dự án đầu tư ở công ty chủ yếu là đầu tư đổi mới máy
móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu mở rộng lĩnh vực hoạt động,
do đó, cần số vốn đầu tư rất lớn, trung bình 3,5 tỷ/1 dự án.
1.2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư
Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng rất
cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nhận thức được
tầm quan trọng đó của hoạt động đầu tư phát triển, trong những năm qua,
Công ty công trình Đường Thủy đã chú trọng nhiều hơn cho hoạt động đầu tư
phát triển tại công ty. Trong giai đoạn 2002-2006, do nhu cầu cụ thể của hoạt
động sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành đầu tư cho các hoạt động như
sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng
mới hệ thống nhà xưởng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư tìm kiếm
mở rộng thị trường.
Có tình hình thực hiện vốn đầu tư theo các nội dung đầu tư giai đoạn
2002-2006 của công ty như sau:
Bảng 1.10: Vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2002-2006
22
23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Tổng vốn đầu tư 5.324 9.627,2
5
4.267,
2
13.869,8
8
20,856
2 VĐT cho MMTB, nhà xưởng
Trong đó:
- MMTB
- Nhà xưởng
5.040
4.940
100
9.286
7.188
2.098
3.835
3.581
254
13.160
11.624
1.536
20.065
18.10
8
1.957
3 VĐT phát triển nguồn nhân lực 196,8 234,4 304,7 494,15 532,5
4 VĐT tìm kiếm và mở rộng thị trường 87,2 106,85 127,5 215,73 258,5

Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Bảng 1.11: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: %
STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100
2 VĐT cho MMTB, nhà xưởng 94,67 96,45 89,87 94,88 96,20
3 VĐT phát triển nguồn nhân lực 3,70 2,43 7,14 3,56 2,55
4 VĐT tìm kiếm và mở rộng thị trường 1,63 1,12 2,99 1,56 1,25
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Như vậy, trong giai đoạn 2002-2006, tổng vốn đầu tư thực hiện của
Công ty công trình Đường Thủy đã tăng một cách nhanh chóng và nhìn chung
thì lượng vốn đầu tư cho tất cả các nội dung đầu tư đều tăng tuy với mức độ
tăng giảm khác nhau theo từng năm. Điều đó cho thấy, công ty đã có sự chú
trọng nhất định vào tất cả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển. Tuy
nhiên, sự tăng lên của tổng mức vốn đầu tư thực hiện những năm qua chủ yếu
là do sự gia tăng trong vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, vốn đầu tư cho các
nội dung còn lại mới chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư
thực hiện. Cụ thể:
23
24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.2.4.1. Hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc
thiết bị
Trong thời kỳ bao cấp với nhiệm vụ chủ yếu là khảo sát thiết kế các
công trình giao thông đường thủy, máy móc thiết bị của Công ty rất nghèo
nàn, lạc hậu, lao động chủ yếu là thủ công rất vất vả và nặng nhọc. Vì vậy khi
bắt đầu chuyển đổi cơ chế, công ty gặp rất nhiều khó khăn do thiếu máy móc
thiết bị nên hiệu quả thực hiện rất thấp.
Chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh việc đa dạng hóa loại hình

công việc và nhanh chóng tiếp cận các quy trình kỹ thuật thi công tiên tiến,
đồng thời để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khi tham gia xây dựng các công
trình có quy mô lớn kết cấu phức tạp, công ty đã chú trọng tới việc thường
xuyên đầu tư đổi mới thiết bị, đặc biệt là đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực
thi công thực tế đối với một số thiết bị đồng bộ cho dây chuyền thi công theo
công nghệ tiên tiến. Đến nay toàn bộ máy móc thiết bị của công ty đầu tư mua
sắm có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Bảng 1.12 : Tốc độ tăng vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 VĐT thiết bị 4.940 7.188 3.581 11.624 18.108
2 Tốc độ tăng liên hoàn - 45,50 -50,18 224,60 55,78
3 Tốc độ tăng định gốc - 45,50 -27,51 135,30 266,56
Nguồn: Phòng Thiết bị vật tư
24
25
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hình 1.8: Vốn đầu tư máy móc thiết bị của Công ty công trình Đường
Thủy giai đoạn 2002-2006
Trong cả giai đoạn 2002-2006, vốn đầu tư thiết bị đã tăng nhanh, từ
4.940 triệu đồng năm 2002 lên tới 18.108 triệu đồng năm 2006, tức là đã tăng
266,56%. Tuy nhiên, vốn đầu tư thiết bị tăng giảm không ổn định trong cả
thời kỳ . Năm 2003, vốn đầu tư thiết bị tăng 45,5% so với năm 2002 (tăng lên
2.248 triệu đồng). Năm 2004, vốn đầu tư thiết bị lại giảm 50,18% so với năm
2003 (từ 7.188 triệu đồng xuống 3.581 triệu đồng) và giảm 27,51% so với
năm 2002. Nguyên nhân của hiện tượng suy giảm trong vốn đầu tư thiết bị
này là do những khó khăn về tài chính như đã nêu trong phần 1.2.1 của khóa
luận. Năm 2005, vốn đầu tư thiết bị lại gia tăng mạnh mẽ do công ty đã được
thanh toán một khối lượng lớn vốn thi công công trình từ các năm trước
chuyển sang. Tổng vốn đầu tư trong năm này là 1.624 triệu đồng, tăng

224,6% so với năm 204. Năm 2006, vốn đầu tư thiết bị tăng 55,78% so với
năm 2005 và tăng 266,56% so với năm 2002.
Ngoài việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhà
xưởng, công trình kiến trúc theo dự án đầu tư, hàng năm công ty còn tiến
hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng hiện có cho sản xuất kinh
doanh.
25

×