Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phương án cải tạo vườn đồi phục vụ xây dựng hạ tầng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.78 KB, 14 trang )

Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Thạch Hà là một huyện cận kề thành phố Hà Tĩnh, có tuyến quốc lộ 1A đi
qua nên rất thuận lợi trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Trong những
năm qua, thực hiện chính sách, đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế huyện
đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt trong quá trình thực hiện Chương trình
MTQG xây dựng NTM, Thạch Hà đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông
thôn; xây dựng và chỉ đạo thực hiện quyết liệt Đề án phát triển sản xuất, nâng
cao thu nhập cho cư dân ở nông thôn; tuy nhiên việc phát triển kinh tế nông
nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương.
Xã Ngọc Sơn nằm ở phía Tây Nam huyện Thạch Hà cách trung tâm huyện
12 km, cách Thành phố Hà Tĩnh 15 km. Có đường Quốc lộ 15A, Tỉnh lộ 3, tỉnh
lộ 07, Tỉnh lộ 21 và đường huyện lộ 01 chạy qua nên thuận tiện về đi lại, vận
chuyển hàng hóa. Đồng thời xã có điều kiện tiếp cận nhanh với các vùng kinh tế
và thị trường đang phát triển như TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh. Với vị trí địa lý
này xã Ngọc Sơn có điều kiện phát triển kinh tế theo hướng tăng thu nhập từ
ngành dịch vụ, thương mại.
Hiện nay, Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh được 06 hộ gia đình: Lê
Đăng Ba, Hoàng Đình Việt, Nguyễn Công Châu, Nguyễn Bá Tiến, Nguyễn Thừa
Mạnh, Trịnh Quốc Tý và UBND xã Ngọc Sơn ủy quyền cho sử dụng khu đất tại
Thôn Trường Sơn - Xã Ngọc Sơn huyện Thạch Hà, với diện tích 22.411,4m
2
,
nhưng tầng đất mặt bị bạc màu, rửa trôi, độ che phủ thấp, hầu hết là cây keo
trồng, cây bụi đồng thời địa hình không bằng phẳng nên việc cải tạo đất, nâng
cao thu nhập đơn một đơn vị diện tích gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực
trạng trên Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh lập phương án cải tạo khu đất này
để phục vụ san lấp một số hạng mục nông thôn mới, tận thu đất san lấp và xây
dựng trang trại tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện
tích, giải quyết việc làm ổn định cho 3 - 4 lao động, tăng thu nhập cho Công ty


và các hộ gia đình trên địa bàn xã, góp phần vào sự thành công của công cuộc
xây dựng nông thôn mới xã Ngọc Sơn.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
1
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
II. CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN
2.1. Các căn cứ lập phương án
- Căn cứ luật đất đai ngày 26/11/2003.
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước công hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường.
- Nghị định số 21/2008.NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm
2006 về quy định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về
quy hoạch xây dựng.
- Nghị quyết 122/2010/NQ-HĐND ngày 30/7/2010 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015.
- Căn cứ Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm năm 2011
– 2015 của HĐND huyện Thạch Hà.
- Căn cứ Công văn số 205/UBND ngày 11 tháng 3 năm 2013 của UBND
huyện về việc khảo sát nhu cầu, vị trí nguồn đất, cát sử dụng phục vụ xây dựng
hạ tầng nông thôn mới.
- Căn cứ đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân của xã
Ngọc Sơn giai đoạn 2011 – 2020.
2.2. Thông tin về phương án cải tạo, xây dựng trang trại
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh.

- Địa chỉ giao dịch: xóm Hòa Hợp, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tỉnh
Hà Tĩnh.
Điện thoại : 0915.230.495
- Hình thức tổ chức và quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành từ
khâu lập phương án, cải tạo và sản xuất kinh doanh.
- Kinh phí đầu tư: 1.113.294.000 đồng
- Nguồn lao động: lao động trực tiếp 3 - 4 người
- Thời gian thực hiện phương án cải tạo: năm Quý IV/2013-Quý IV/2015;
trong quá trình cải tạo đồng thời tiến hành trồng cây lâm nghiệp, cây cảnh, trồng
chè và chăn nuôi gà.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
2
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
2.3. Mục tiêu chung:
- Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ
tỉnh về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
- Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; phát triển kinh tế trang trại.
- Tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách
cho nhà nước.
- Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn góp phần
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Tạo ra một mô hình kinh tế hiệu quả bền vững, góp phân dịch chuyển cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn trong vùng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Cải tạo, mở rộng tuyến đường giao thông nông thôn cho UBND xã.
- Phục vụ xây dựng hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn.
2.4. Mục tiêu cụ thể:
- Tạo mặt bằng, cải tạo lại đất đồng thời quy hoạch lại phân vùng sản xuất,
các khu chức năng trên diện tích trang trại, cụ thể quy hoạch phân lại vùng sản

xuất như sau:
- Xây dựng lán trại, kho chứa dụng cụ: 200m
2
;
- Xây dựng trại chăn nuôi gà, diện tích: (6x300)m
2
;
- Khu trồng cây chè, diện tích: 7.450,6m
2
;
- Khu trồng cây cảnh, diện tích: 3.567,0m
2
;
- Khu trồng cây lâm nghiệp lấy gỗ (keo lá tràm): 9.393,8m
2
;
Tổng diện tích: 22.411,4m
2
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
3
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
III. ĐỊA ĐIỂM CẢI TẠO, XÂY DỰNG TRANG TRẠI.
3.1. Địa điểm thực hiện phương án
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực cải tạo phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp và xây
dựng trang trại tổng hợp tại Thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn, ranh giới cụ thể
Diện tích xin cải tạo để xây dựng trang trại: 22.411,4m
2
.

Phía Bắc giáp: Đất vườn đồi;
Phía Nam giáp: Đất vườn đồi;
Phía Tây giáp: Đất vườn đồi;
Phía Đông giáp: Đất vườn đồi
Vị trí khu đất có ranh giới được giới hạn bởi các điểm góc vị trí tọa độ
VN2000 như sau:
Tên điểm Tọa độ VN2000
X (m) Y(m)
1 2027837.04 528952.98
2
2027862.56 528909.75
3
2028002.54 528961.44
4
2027993.89 529003.51
5
2028057.33 529037.02
6
2028013.87 529084.35
7
2027999.17 529067.12
8
2027940.98 529096.35
9
2027915.19 528993.93
10
2027879.50 528987.38
11
2027862.40 529066.80
12

2027766.39 529050.31
13
2027753.71 529012.17
14
2027829.60 528991.50
15
2027839.99 528972.74
3.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Địa hình của các vị trí có cấu trúc tương đối phức tạp, độ dốc tương đối
lớn nghiêng từ tây sang đông.
Đất đai bạc màu, độ che phủ thấp, chủ yếu là cây bụi, một số cây keo,
bạch đàn mật độ thấp, tuy nhiên phát triển kém, không cho hiệu quả kinh tế.
3.1.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
- Nhiệt độ:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
4
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân
tán chất gây ô nhiễm, theo kết quả của trạm thủy văn Hà Tĩnh:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,7
0
C
+ Nhiệt độ trung bình tối cao: 35,7
0
C
+ Nhiệt độ trung bình tối thấp: 13
0
C
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất (tháng 8): 28

0
C
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1): 17,6
0
C
- Mưa
Mưa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát tán và
biến đổi của các chất thải khu vực trang trại thải ra môi trường. Tại khu vực
lượng mưa lớn và phân bố rõ rệt theo mùa trong năm, lượng mưa trung bình
hàng năm đạt 2021mm, trung bình số ngày mưa trong năm khoảng 150 ngày và
được phân bố như sau:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chủ yếu tập trung vào
tháng 8,9 ít khi gây lụt cục bộ, nhiệt độ trung bình khoảng 20-38
0
C.
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này ít mưa, thường
mưa nhỏ, mưa phùn
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình
lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm, độ ẩm trung bình hàng năm 86,5%.
Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các
mùa không lớn.
Mùa khô: Độ ẩm tương đối giảm nhưng không đáng kể
Mùa mưa: Độ ẩm trung bình không cao lắm
Độ ẩm tương đối nhỏ nhất 34,3%, có tháng nhỏ nhất đạt 29,8%
- Chế độ gió:
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến sự phân tán chất ô nhiễm trong
không khí, chế độ gió cũng thể hiện rõ theo mùa.
Mùa hè: (tháng 4 đến tháng 7) hướng gió chủ đạo là hướng Nam và Đông
Nam, tốc độ gió trung bình đạt 2m/s

Mùa đông (từ tháng 10-12) hướng gió chủ đạo là hướng bắc và hướng tây
bắc, tốc độ gió trung bình lớn nhất đạt 1,6m/s
- Nắng và bức xạ:
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
chế độ nhiệt trong vùng và độ bền vững của khí quyển, là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến quá trình phát tán, biến đổi chất gây ô nhiễm. Hà Tĩnh nằm sâu trong
nội chí tuyến nên thời gian chiếu sáng thay đổi từ 11h-13h, đây là điều quan
trọng tạo ra sự đồng đều giữa các tháng về năng lượng bức xạ mặt trời.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
5
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
Tổng thời gian nắng trung bình đạt 1.533,5h
Thời gian có nắng trung bình trong giò và có tháng trung bình ngày có thể
tới 11 giờ nắng.
3.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Ngọc Sơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (so với năm 2009): 5,0%.
- Tổng giá trị sản xuất 26,66 tỷ đồng
- Tổng sản lượng lương thực cả năm 1184,4 tấn. Trong đó: cây Lúa sản
lượng đạt 1124,4 tấn, Ngô sản lượng 60 tấn.
+ Cơ cấu GTXS các ngành kinh tế: Nông, lâm nghiệp: chiếm 86.87%,
Thương mại - dịch vụ: chiếm 9,38%, Tiểu thủ công nghiệp: chiếm 3,75%.
- Tỷ lệ hộ nghèo: Số hộ nghèo hiện nay là 94 hộ, chiếm 12,1%, hàng năm
giảm trung bình từ 3-4%năm.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt: 11,7 triệu
đồng/người/năm.
- Thu nhập bình quân lương thực năm 2010 đạt: 445 kg/người/năm.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
6
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp

và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
IV. DỰ TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
4.1 Kinh phí đầu tư, nhu cầu nguyên, nhiên liệu, nguồn lao động
* Kinh phí đầu tư ban đầu:
TT HẠNG MỤC ĐẦU TƯ ĐVT
KHỐI
LƯỢNG ĐƠN GIÁ
THÀNH
TIỀN
1
Xây dựng nhà lán trại
ở công nhân
M
2
200 1.000.000 200.000.000
1
Xây lán trại chăn nuôi

m
2
1.800 300.000 540.000.000
- Giống gà Con 3.000 12.000 36.000.000
- Thức ăn cho gà Tấn 6 10.500.000 63.000.000
- Thuốc thú y cho gà Năm 3 3.000.000 9.000.000
2
Khu trồng cây lâm
nghiệp, cụ thể:
m
2
9.393,8

- Chi phí mua giống Cây 2000 1.000 2.000.000
- Chi phí mua phân bón Tấn 4,5 7.000.000 31.500.000
3 Khu trồng cây chè m
2
7.450,60
- Chi phí mua giống Cây 12.547 2.000 25.094.000
- Chi phí mua phân bón Tấn 7,7 7.000.000 53.900.000
4 Khu trồng cây cảnh m
2
3.567,00
- Chi phí mua cây giống cây 150 1.000.000 150.000.000
- Chi phí mua phân bón Tấn 0,4 7.000.000 2.800.000
Tổng cộng: 1.113.294.000
4.2. Nguồn vốn và tiến độ thực hiện phương án
- Nguồn vốn:
+ Gia đình: Chiếm 50%
+ Vốn vay ngân hàng: 50%
- Tiến độ thực hiện phương án: Chia làm 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn I: Giải phóng mặt bằng, cải tạo từ Quý IV/2013 – Quý
IV/2015.
+ Giai đoạn đầu tư: Cho từng hạng mục từ Quý I/2014 (tiến hành song
song, cải tạo đến đâu thì trồng cây keo và chè đến đó).
+ Giai đoạn phát triển, thu hoạch: từ Quý IV/2016 trở đi.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
7
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
* Dự kiến doanh thu năm ổn định (tính bình quân 01 năm)
TT
CÁC KHOẢN

THU NHẬP
ĐVT
KHỐI
LƯỢNG
GIÁ
TRUNG BÌNH
(VNĐ)
THÀNH
TIỀN
1 Gà thương phẩm Kg
3240 90.000 291.600.000
2 Cây lâm nghiệp m
3
51,4 1.200.000 61.680.000
3 Chè Tấn
20,1 5.000.000 100.500.000
4 Cây cảnh Cây
150 300.000 45.000.000
Tổng cộng:
498.780.000
Dự kiến chi phí bình quân 01 năm
TT
CÁC KHOẢN CHI
PHÍ ĐVT
KHỐI
LƯỢNG
Chi phí
bình quân
(VNĐ)
1 Lao động Người 3 96.000.000

2 Thức ăn cho gà Tấn 6 42.000.000
3 Thuốc thú ý cho gà Năm 3 9.000.000
2 Phân bón Tấn 8,8 61.600.000
3 Nhiên liệu năm 1 20.000.000
4
Chi phí lãi suất ngân
hàng năm 1 53.800.000
5
Chi phí khấu hao tài sản
cố định và chi phí khác 20.000.000
Tổng cộng: 302.400.000
Lợi nhuận đầu tư bình quân 01 năm:
Tổng thu 01 năm – tổng chi 01 năm = 498.780.000 – 302.400.000 =
196.380.000 đồng.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
8
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, XÂY DỰNG
5.1. Khối lượng đất san lấp khu vực cải tạo :
- Phương án cải tạo là khai thác tận thu toàn bộ cây lâm nghiệp hiện có,
sau đó dùng máy đào bóc lớp đất mặt khoảng 30cm dùng để hoàn trả mặt bằng
sau khi cải tạo, lớp tiếp theo tận thu làm đất sản lấp phục vụ nông thôn mới trên
địa bàn xã và các vùng phụ cận, sau khi cải tạo xong tiến hành hoàn trả lớp đất
mặt để trồng cây keo lá tràm, trồng chè, xây dựng lán trại, kho chứa dụng cụ
chăn nuôi gà; tổng diện tích đất cần phải cải tạo là 22.411,4 m
2
.
Căn cứ bản đồ khảo sát ta tính toán được khối lượng như sau:
- Khối lượng đào hữu cơ: 6.729,0m

3
;
- Khối lượng đắp san gạt mặt bằng: 9.592 m
3
;
- Khối lượng đào để phục vụ đất san lấp: 49.900 m
3
.
Tổng khối lượng đất san lấp xin tận thu: 49.900m
3
– 9.5920m
3
– 6.729
m
3
= 33.579,0m
3
.
(Có bảng phụ lục tính toán kèm theo)
5.2. Nhu cầu phục vụ xây dựng hạ tầng nông thôn mới:
TT Vị trí công trình Cốt xây
dựng
(m)
Diện
tích
(m
2
)
Khối
lượng

(m
3
)
Năm
xây dựng
1 Xây dựng hạ tầng đường
phân lô quy hoạch đất ở tại
vùng quy hoạch đất ở thôn
Trung Tâm
1 4.500 4.500 Quý I/2014
2 Nâng cấp khuôn viên Hội
quán thôn Trường Ngọc
1,5 5.000 7.500 Quý III/2014-
Quý IV/2014
Cộng 12.000
5.3. Đánh giá khối lượng cung cầu:
Trên cơ sở nhu cầu tính toán khối lượng như trên cho thấy lượng đất san
lấp chênh giữa cung và cầu là: 33.579m
3
– 12.000 m
3
= 21.579,0 m
3
, khối lượng
này đơn vị sẽ vận chuyển để san lấp các công trình khác trên địa bàn huyện và
công ty cam kết đóng các loại thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường cho Nhà
nước theo quy định.
5.4. Phương án làm việc, kế hoạch và thời gian cải tạo.
5.4.1. Chế độ làm việc
Đáp ứng nhu cầu về tiến độ công trình, chế độ làm việc của dự án được xác

định theo chế độ hiện hành của nhà nước, của Luật lao động (trừ các ngày lễ, Tết )
+ Số ngày làm việc trong năm = 240 ngày.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
9
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
+ Số tháng làm việc trong năm = 10 tháng
+ Số ngày làm việc trong tháng = 24 ngày
+ Số ngày làm việc trong tuần = 06 ngày
+ Số ca làm việc trong ngày = 01 ca.
+ Số giờ làm việc trong ca: = 8 giờ.
+ Hệ số sử dụng thời gian = 0,8
+ Số giờ làm việc thực tế: = 6,4 giờ.
5.4.2. Thời gian cải tạo
Thời gian cải tạo xác định trên cơ sở khối lượng đã tính toán ở trên, sản
lượng cải tạo hàng năm và thời gian xây dựng cơ bản.
T = V- b + T
ck
= năm
A
Trong đó:
A- Sản lượng đất cải tạo: 30.000 m
3
/năm
V - Trữ lượng đất trong biên giới khu đất:
V = 66.221m
3
b - Sản lượng đất trong thời gian xây dựng:
b = 0
Tck - Thời gian hoàn thành:

T
ck
= 0,5 năm
T = 66.221 + 0,5 = 1,8 năm (Làm tròn 2 năm)
50.000
Xác định trên cơ sở trữ lượng có thể cải tạo được và công suất cải tạo theo
phân kỳ đáp ứng với tiến độ thời gian thực hiện xong dự án là 2,0 năm, kể từ
Quý IV/2013 đến Quý IV/2015.
5.4.3. Phương pháp cải tạo.
Mở vỉa khu vực cải tạo là một trong những khâu quan trọng trong công tác
cải tạo, mở vỉa tạo nên hệ thống đường nối từ các tầng cải tạo đầu tiên tới các
điểm tiếp nhận.
Hiệu quả của công tác mở vỉa được đánh giá qua các chỉ tiêu:
- Khối lượng đào mở vỉa nhỏ nhất, chi phí đào hào nhỏ nhất.
- Cung độ vận tải nhỏ nhất.
- Sơ đồ mở vỉa có thể dễ dàng áp dụng những công nghệ hiện đại mà khu
vực cải tạo có thể áp dụng.
* Hệ thống cải tạo.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
10
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
Do điều kiện tự nhiên của khu vực xin cải tạo là đất có thể pha sỏi, sạn
nằm khu vực đồi thấp thuận lợi cho việc đắp nền, ở đây dùng máy xúc đào chạy
bằng bánh lốp trực tiếp mở vuồn đồi tạo gương tầng có hướng chạy dọc sườn
núi. Chiều cao tầng cải tạo thực tế thấp hơn hoặc bằng chiều cao vươn tối đa của
máy xúc bảo đảm độ an toàn cao cũng như bảo đảm về năng suất. Tuy vậy ở đây
vẫn phải áp dụng hệ thống cải tạo dọc một bờ công tác, ô tô Bel có tải trọng
trung bình vào nhận tải theo sơ đồ đảo chiều quay, để phát huy hết công suất của
máy xúc sơ đồ vào nhận tải bố trí làm 2 máng.

* phương án vận chuyển.
Sự phối hợp đồng bộ giữa máy xúc chạy bằng bánh lốp có dung tích gàu E
= 0,5 - 0,8 m
3
và ô tô vào nhận tải là loại ô tô Bel có tải trọng từ 5 - 9 tấn là hoàn
toàn phù hợp trong điều kiện cải tạo có tốc độ gương dịch chuyển nhanh với một
giải khấu có bề rộng bình quân từ 15 - 20m, ô tô vào nhận tải hai máng theo sơ
đồ đảo chiều quay.
Sơ đồ cải tạo, vận chuyển:
Khu vực cải tạo Xúc bốc lên ôtô Bel Công trình
* Cung cấp điện
Xe, máy xúc, máy bơm chủ yếu dùng dầu diezen. Khu vực chỉ làm việc ban
ngày, do đó nguồn điện không cần thiết.
*. Cung cấp nước và thải nước
+ Cung cấp nước cho sản xuất
Quá trình cải tạo đất chỉ cần dùng nước tưới ẩm những vị trí phát sinh bụi
trong khai trường. Tuy nhiên lượng nước này không lớn có thể lấy từ nguồn
nước khe trong khu vực.
+ Nước dùng cho sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt ở khu vực cải tạo là rất nhỏ, lượng nước thải này không
đáng kể.
+ Thoát nước khu vực cải tạo
Thoát nước khu vực cải tạo lộ thiên bao gồm ngăn không cho nước vào khu
đất, tháo khô khu vực bằng hệ thống thoát nước tự chảy, thoát nước cưỡng bức
và các lỗ khoan hạ thấp nước ngầm.
5.5. Kế hoạch Bảo vệ môi trường
5.5.1. Các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm chất thải rắn
Để giảm thiểu tác động đến môi trường đất trong cả quá trình thực hiện cải
tạo cần phải thực hiện những biện pháp sau:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh

11
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
- Xác của thực vật trong quá trình tạo mặt bằng được thu gom lại có thể sử
dụng làm cọc chống, chất đốt,
- Rác thải sinh hoạt: Tuỳ theo công tác bố trí thi công, quanh khu vực lán
trại và khu vực cải tạo cần bố trí các thùng đựng rác, đảm bảo vệ sinh khu vực.
Rác thải cần được phân loại tại nguồn để xử lý đối với từng loại rác thải.
+ Rác có nguồn gốc kim loại hoặc nhựa: có thể thu gom bán phế liệu.
+ Rác không có khả năng tái sử dụng: có thể thu gom tạm thời vào một chỗ
trong khu vực sau đó chôn lấp hoặc đốt theo quy định. Hố chôn rác cần được xây
dựng theo quy định vệ sinh, có xử lý nước rác rò rỉ. Nền của hố chứa rác phải có
đáy chống thấm. Sau mỗi ngày đổ rác cần phải phủ một lớp đất dày 10cm để hạn
chế mùi hôi và hoạt động của các loài côn trùng, chim , thú.
+ Đối với chất thải là phân, nước tiểu của cán bộ công nhân, công ty sẽ xây
dựng nhà tiêu tự hoại để xử lý.
- Rác thải công nghiệp: Loại rác thải này bao gồm xác thực vật, đất, đá
phế phẩm. Với các loại đất dá có thể bán tận thu cho việc san lấp mặt bằng. Với
các cành cây gỗ nhỏ có thể được sử dụng làm chất đốt phục vụ trên công trường
hoặc bán cho người dân sử dụng. Các loại cây này phải thu gom kịp thời tránh
hiện tượng rụng lá, cành nhỏ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
5.5.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
Để giảm thiểu các tác động của khu vực đến môi trường nước trong quá
trình cải tạo, công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Tại khu vực cải tạo xin sử dụng chung về các công trình vệ sinh của các
hộ gia đình có đất.
- Để tránh nước mưa chảy tràn làm xói lở vườn đồi, gây bồi lắng và ô
nhiễm các ao, hồ, Công ty sẽ đào mương thoát nước có thiết kế tấm chắn rác để
tách rác thải cuốn theo trước khi thải ra môi trường.
5.5.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Có thể thấy rằng, bụi chỉ phát sinh nhiều, khi trời khô hanh, vì vậy quá
trình cải tạo sẽ đặc biệt quan tâm đến các biện pháp vệ sinh làm giảm thiểu ô
nhiễm bụi trong quá trình cải tạo, vận chuyển nguyên liệu vào mùa khô.
- Định kỳ tưới nước tạo mưa để làm tăng độ ẩm cho đất tại khu vực cải tạo,
làm giảm nhiệt độ không khí trong điều kiện khô, nóng, gió. Trang bị hoặc thuê
khoán cho một xe phun nước vào các ngày nắng. Đây là phương pháp hữu hiệu
nhất ngoài công trường nhằm giảm thiểu được bụi từ đất đá, các loại phương tiện
và thiết bị chuyển động khác.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
12
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
- Các phương tiện vận chuyển vật liệu, thiết bị về để xây dựng, lắp đặt sẽ
có bạt che chắn cẩn thận, hạn chế bụi phát tán ra môi trường.
- Vệ sinh xe sạch sẽ trước khi cho xe ra khỏi khu vực cải tạo. Vào những
ngày mưa bắt buộc phải lái xe phải rửa sạch bánh trước khi rời khu vực. Biện
pháp này nhằm giảm thiểu lượng đất bám theo phương tiện rồi phát tán ra ngoài.
- Công nhân làm việc trực tiếp trên công trường là những người chịu ảnh
hưởng về bụi nhiều nhất, vì vậy cần phải trang bị khẩu trang chống bụi cho công
nhân. Khẩu trang chuyên dụng phải đảm bảo chất lượng lọc được bụi hô hấp,
loại khẩu trang KT4 - 5L là loại có thể lọc đến trên 95% bụi hô hấp.
5.6 Phương án tài chính:
- Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cải tạo tận thu
tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp đầu tư sản xuất,
kinh doanh.
- Huy động đủ nguồn vốn để thực hiện phương án theo phương án này.
VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Phương án cải tạo, xây dựng trang trại tổng hợp khai thác được tiềm năng

và lợi thế của địa phương xã Ngọc Sơn, sau khi đi vào hoạt sẽ giải quyết việc
làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên, nâng cao được thu nhập cho các hộ
gia đình và cho công ty. Phấn đấu xây dựng thành mô hình điểm cho các hộ dân
trong xã và ngoài xã học tập kinh nghiệm.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với UBND xã Ngọc Sơn:
- Chấp thuận chủ trương cải tạo và xây dựng trang trại, phê duyệt phương
án cải tạo để chủ đầu tư triển khai thực đảm bảo tiến độ đề ra.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư triển khai thực hiện, đảm bảo
có hiệu quả kinh tế cao.
2.2 Đối với UBND huyện Thạch Hà và các phòng ngành chức năng có
liên quan:
- Chấp thuận chủ trương đầu tư, thẩm định và phê duyệt phương án cải tạo
để chủ đầu tư triển khai thực hiện; cho cải tạo tận thu tài sản hiện có trên diện
tích cải tạo.
- Tạo điều kiện và có các chính sách khuyến khích.
2.3 Đối với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các Sở ngành có liên quan:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
13
Phương án cải tạo vườn đồi phục vụ hạ tầng nông thôn mới, tận thu đất san lấp
và xây dựng trang trại tổng hợp tại thôn Trường Sơn, xã Ngọc Sơn
- Chấp thuận chủ trương đầu tư và cải tạo, cho phép cải tạo tận thu khoáng
sản trên diện tích đất cải tạo.
- Có các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất.
CÔNG TY TNHH HOÀNG TUẤN KHANH
GIÁM ĐỐC
Từ Dương Hoàng
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ NGỌC SƠN
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG NN&PTNT
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG TN&MT

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh
14

×