Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2006-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.01 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 2
1.1.Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2
1.1.1.Khái niệm 2
1.2.Khu công nghiệp 5
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH
PHÚC 31
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
LỜI MỞ ĐẦU
Là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - cửa ngõ nối các tỉnh khu
vực Tây Bắc với Thủ đô, những năm qua kinh tế của Vĩnh Phúc phát triển mạnh, đạt được
nhiều thành tựu to lớn.
Để tạo bước đột phát trong phát triển KT-XH, Vĩnh Phúc đã đổi mới tư duy, tích cực đẩy
mạnh thu hút đầu tư. Cũng nhờ các quan điểm chỉ đạo có tính sáng tạo, những đường lối và
chủ trương đúng đắn, chính sách cởi mở của cơ quan chính quyền các cấp: “Coi các nhà đầu
tư đến với Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của các nhà đầu tư là thành
công của tỉnh” mà Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển
kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, tỉnh được đánh
giá là vùng đất lành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Việc Việt Nam gia nhâp WTO dù đem lại nhiêu thách thức đối với nền kinh tế nhưng đồng
thời cũng mở ra cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội hội nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế
giới. Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, Vĩnh Phúc đã và đang xây
dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX… để tạo tiền
đề thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin trình bày một số vấn đề về “Thực trạng thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2011”.
Đề án môn học
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, KHU


CÔNG NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH
VĨNH PHÚC
Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực ở hiện tại với kỳ vọng đem lại
cho nền kinh tế và xã hội những kết quả (hoặc lợi ích) trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đã được sử dụng để đạt được các kết quả (lợi ích) đó.
1.1. Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức mà chủ đầu tư của quốc gia này (một
doanh nghiệp hay một cá nhân cụ thể) mang các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác
để thực hiện hoạt động đầu tư. Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả
đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc gia
nhận đầu tư.
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn
Theo tỷ lệ sở hữu vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được chia thành: vốn hỗn hợp và
doanh nghiệp 100% vốn FDI.
- Vốn hỗn hợp (vốn trong nước và nước ngoài)
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp đồng kí
kết thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất ở nước nhận đầu tư trên cơ
sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia các kết
quả kinh doanh cho các bên tham gia.
• Doanh nghiệp liên doanh (Công ty liên doanh): là doanh nghiệp được thành lập tại
nước nhận đầu tư (nước chủ nhà) giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các
bên cùng đóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyên lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp
vốn.
• Doanh nghiệp cổ phần FDI (Công ty cổ phần FDI): là doanh nghiệp có các cổ đông
nước ngoài và trong nước (cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức) nhưng cổ đông lại nắm
quyền chi phối có quốc tịch nước ngoài.
- Doanh nghiệp 100% vốn FDI
Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản

lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả sản xuất kinh doanh.
2
Đề án môn học
1.1.2.2. Phân loại theo mục tiêu
FDI phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư có thể chia thành đầu tư theo chiều ngang và
đầu tư theo chiều dọc.
- Đầu tư theo chiều ngang (HI): là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh
trong việc sản xuất một sản phầm nào đó và chuyển toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm
này ra nước ngoài. Sản phẩm được hoàn thiện và được tiêu thụ ngay tại thị trường nước
nhận đầu tư hoặc xuất khẩu sang thị trường thứ 3. Sản phẩm này sẽ cạnh tranh mạnh mẽ
với các sản phẩm cùng loại của những nhà sản xuất ở nước nhận đầu tư.
- Đầu tư theo chiều dọc (VI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư chuyển một hoặc một vài
khâu trong quy trình sản xuất sản phầm nước ngoài trên cơ sở nghiên cứu lợi thế so sánh
của nước nhận đầu tư. Như vậy, kết quả của quá trình sản xuất là các bán thành phẩm hoặc
chi tiết của một sản phẩm nên thường không tạo ra sự cạnh trạnh với các nhà sản xuất sản
phẩm hoàn thiện ở các nước nhận đầu tư.
1.1.2.3. Phân loại theo phương thức thực hiện
FDI có thể thực hiện theo 2 hướng là đầu tư mới hoặc sáp nhập và mua lại (M&A). Tùy
thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà mỗi quốc gia nhận đầu tư có thể tự lựa chọn cho
mình hướng đầu tư phù hợp nhất.
- Đầu tư mới (Greenfield Investment) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư thực hiện đầu
tư bằng cách xây dựng các doanh nghiệp mới ở nước ngoài. Nói cách khác, đây là hình thức
đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở
rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Với lại hình này, chủ đầu tư sẽ phải bỏ nhiều
vốn đầu tư hơn để tiến hành nghiên cứu phân tích thị trường, chi phí để thực hiện các thủ
tục hành chính… và gặp nhiều rủi ro hơn.
- Sáp nhập và mua lại (M&A) : là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư thực hiện đầu tư bằng
cách sáp nhập hoặc mua lại công ty của nước khác.
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt

sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Mua lại là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hay một phần của doanh nghiệp khác đủ
để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề, lĩnh vực của doanh nghiệp bị mua lại.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư
Có khá nhiều nhân tố ảnh hướng đến môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư như:
- Tình hình chính trị: Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu
hút FDI bởi nó sẽ góp phần tạo ra sự ổn định về mặt kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho
3
Đề án môn học
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, tình hình chính trị ổn định chính là cơ sở cho
việc đảm bảo về sự nhất quán trong các chính sách, định hướng phát triển đầu tư và các
chiến lược phát triển kinh tế. Từ đó khuyến khích sự bỏ vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài.
- Chính sách và hệ thống pháp luật: Quá trình đầu tư liên quan đến rất nhiều lĩnh vực
hoạt động trong một thời gian dài nên một môi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một
yếu tố quan trọng tạo nên sự hiệu quả trong các hoạt động quản lý và thực hiện đầu tư. Vì
vậy muốn thu hút FDI, chính sách và hệ thống pháp luật cần đảm bảo sự nhất quán, đồng
bộ, không mâu thuẫn chồng chéo nhau và phải có tính hiệu lực cao.
- Thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính quá rườm rà, hệ thống cơ quan hành chính
công kềnh chắc chắn sẽ hạn chế sự đầu tư, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài thì đây là
một rào cản lớn trước khi đi đến quyết định đầu tư. Mục tiêu chính của đầu tư trực tiếp nước
ngoài là lợi nhuận nên việc cắt giảm những thủ tục hành chính không cần thiết sẽ giúp tiết
kiệm được thời gian, chi phí và gia tăng lợi nhuận.
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Liên quan mật thiết đến việc lựa chọn lĩnh vực
đầu tư và khả năng sinh lời của dự án. Ví dụ như: nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú sẽ
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, giảm giá thành, giảm chi phí. Dân cư đông đúc sẽ là
nguồn cung cấp lao động dồi dào và là thị trường tiềm năng để tiêu thụ hàng hóa….
- Trình độ phát triển kinh tế: Ảnh hưởng rất nhiều tới việc thu hút và sử dụng hiệu quả
vốn FDI. Một môi trường đầu tư hấp dẫn là một môi trường đầu tư có tốc độ tăng trường
kinh tế cao và ổn định, cơ sở hạ tầng đảm bảo, có tiềm lực khoa học kỹ thuật…

- Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội: Các yếu tố về ngôn ngữ, phong tục tập quán, thi
hiếu thẩm mỹ, hệ thống giáo dục, đạo đức…. cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn
các lĩnh vực đầu tư, đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với thị hiếu, phong tục
tập quán và các lợi thế sẵn có của quốc gia nhận đầu tư.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố của nước nhận đầu tư ảnh hưởng tới việc thu hút vốn FDI.
Vì vậy, để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thì nhất thiết
phải có những cơ chế, chính sách đồng bộ, chiến lược dài hơi trong việc cải thiện môi
trường đầu tư.
4
Đề án môn học
1.2. Khu công nghiệp.
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống được thành lập do quyết định của Chính Phủ.
- Về mặt pháp lý: Khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp
hoạt động trong khu công nghiệp của Việt Nam đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt
Nam.
- Về mặt kinh tế: Khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công
nghiệp. Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trugn
vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, tạo ra
những ngành mới phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước sở tại. Bên cạnh đó,
với thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội… tạo
điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất-kinh doanh hàng hóa hơn các khu vục khác. Mục tiêu
của các nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là: thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn,
thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghê, kiểm soát
ô nhiễm môi trường…
1.2.1. Nhân tố tác động đến sự hình thành các khu công nghiệp
Có rất nhiều nhân tố tác động tới quyết định đầu tư hình thành các khu công nghiệp. Để có
những dự án đầu tư có tính khả thi cao cũng như để việc đầu tư vào các KCN đem lại hiệu
qủa như mong muốn thì các nhà đầu tư thường rất quan tâm, chú trọng phân tích các nhân

tố này. Các nhân tố có thể kể đên là:
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Việc xây dựng các khu công nghiệp dựa trên lợi
thế của địa phương: giao thông, nguyên vật liệu, lao động… sẽ tận dụng được các đầu vào
sẵn có, làm giảm chi phí vật chuyển, từ đó làm tạo ra sự thành công của các khu công
nghiệp.
Trong 10 yếu tố thành công của KCN, KCX do hiệp hội các khu chế xuất của thế giới đã
tổng kết thì có đến 2 yếu tố thuộc về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Đó là:
• Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển.
• Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động.
5
Đề án môn học
Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp tại những khu vực này sẽ là một trong những
yếu tố quyết định tới hiệu quả hoạt động của các KCN, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhaaunj
thu được của các nhà đầu tư.
- Vị thế kinh tế xã hội: Vị thế kinh tế-xã hội cũng là nhân tố tác động không nhỏ tới
quyết định của chủ đầu tư. Các thành phố, trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế lớn với việc
tập trung rất nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ chuyên môn giỏi….
chắc chắn là địa điểm rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Do vậy, hiện nay ở nước ta, các
KCN thường tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế - xã hội lớn để tận dụng
các lợi thế sẵn có, giảm thiểu rủi ro và tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
- Cơ sở, kết cấu hạ tầng: Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư vào
các khu công nghiệp. Không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào KCN mà kết cấu, cơ sở hạ
tầng của nó không đảm bảo. Nhân tố này vừa ảnh hưởng tới việc ra quyết định đầu tư, vừa
ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động đầu tư. Một địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển là
tiền đề để thu hút các nhà đầu tư, đông thời cũng là điều kiện để dự án đầu tư đạt được mục
tiêu đã đề ra.
- Thị trường: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN là tận
dụng các lợi thế sẵn có, giá rẻ như nhân công, nguyên vật liệu vừa thâm nhập, chiếm lĩnh
thị trường tiêu thụ của nước chủ nhà. Vì vậy, trước khi ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư
thường dành nhiều thời gian để phân tích tìm hiểu thị trường: thị trường tiêu thụ, thị trường

lao động hay thị trường nguyên vật liệu… nhằm xác địch hướng đi phù hợp nhất.
- Vốn đầu tư nước ngoài: Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng
thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi
trường đầu tư có lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư. Việc xây
dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX là một trong
những giải pháp quan trọng nhằm bổ sung nguồn vốn tại tất cả các quốc gia, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển.
- Yếu tố chính trị, pháp luật, hành chính: Các yếu tố chính trị, pháp luật, hành chính
góp phần tạo ra một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư… Với quan hệ chính trị tốt đẹp,
hành lang pháp lý đồng bộ, không chồng chéo và có tính hiệu lực cao, thủ tục hành chính
đơn giản, gọn nhẹ sẽ giúp xóa bỏ các rào cản đối với các nhà đầu tư, mở rộng thị trường.
6
Đề án môn học
Đồng thời tạo ra tính hiệu quả các trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý ở các
KCN.
1.2.2. Sự cần thiết phải hình thành các khu công nghiệp
Vai trò của các KCN rất quan trọng, đặc biệt là với những nước đang phát triển như Việt
Nam – đang cần đẩy mạnh công nghiệp theo chủ trương CNH-HĐH đất nước.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế: Đối
với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi một lượng vốn khá lớn, trong khi
đó vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Do đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các KCN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và phát triển công
nghiệp là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với các nước chủ nhà.
- Thu hút công nghệ: Thông qua FDI vào các KCN, công nghệ sẽ được chuyển giao.
Bởi lẽ, để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, các nhà đầu tư thường đưa vào
các KCN những công nghệ tương đối hiện đại. Nhờ vậy, trình độ công nghệ, trình độ quản
lý của nước chủ nhà sẽ ngày càng được cải thiện, hiệu quả đầu tư ngày càng cao.
- Thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH:
Dưới sự tác động của việc bổ sung thêm về nguồn vốn, cải thiện trình độ quản lý, trình độ
công nghệ, cơ cấu kinh tế cũng được chuyển dịch theo hướng tích cực và hợp lý hơn, phù

hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước là: chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH.
- Thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc tế: Việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào các KCN sẽ góp phần mở rộng quan hệ hợp tác giữa nước chủ nhà với các
nước của chủ đầu tư. Từ đó, thúc đẩy quá trình mở của và hội nhập nền kinh tế thế giới, tạo
đà cho sự phát triển kinh tế.
7
Đề án môn học
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2011
2.1. Tổng quan về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh
Phúc
Sau khi gia nhập WTO, rất nhiều cơ hội và thách thức đã mở ra đối với Việt Nam. Trong
những năm vừa qua, bằng các chính sách, chủ trương hội nhập, mở cửa, kinh tế Việt Nam
đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Trong
năm 2006, năm Việt Nam hoàn tất việc đàm phán gia nhập WTO, dòng vốn FDI vào nước
ta đã tăng đáng kể (12,004 tỷ USD vốn đăng ký), đạt mức cao nhất trong 18 năm thu hút
vốn FDI với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ
Theo số liệu cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư cung cấp, nếu như năm 2000
lượng FDI đăng kí vào Việt Nam là 2828,9 triệu USD với tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký
là 85% thì đến năm 2011, các con số đạt được lần lượt là 14600 triệu USD và 75,3%. Đặc
biệt, trong 5 năm sau khi gia nhập WTO, vốn FDI đăng ký đã có sự tăng trưởng đột biến và
đạt mức cao kỷ lục kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Năm 2007, lượng
vốn đăng kí lên đến 21347,8 triệu USD con số này đã tăng lên đến 71726 triệu USD vào
năm 2008. Năm 2011, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm
2009, lượng vốn FDI đăng kí có sự suy giảm đáng kể so với 2 năm sau khi gia nhập WTO.
Tuy nhiên, lượng vốn FDI đang có xu hướng tăng trở lại. Mặt khác, cùng với sự gia tăng
8
Đề án môn học
mạnh mẽ về quy mô vốn đầu tư, đã có nhiều thay đổi về cơ cấu vốn FDI đăng ký theo

ngành, lĩnh vực, theo đối tác và theo địa phương nhận đầu tư.
Một trong những vùng luôn dẫn đầu trong thu hút vốn FDI của Việt Nam trong thời gian
qua là vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Hồng. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội khá thuận lợi cùng với các chủ trương chiến lược đúng đắn, khu vực này đã tận dụng
được những lợi thế sẵn có của mình, tạo ra được một môi trường đầu tư khá hấp dẫn với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bảng 2.1 Đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép phân của các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng tính đến hết năm 2010 (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến năm 2010)
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Vĩnh Phúc nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, trực thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, luôn đứng trong top 10 tỉnh có chỉ số cạnh tranh cao nhất cả nước. Việc Việt Nam gia
nhập WTO, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Vĩnh Phúc
trong thời gian qua.
9
Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD)
Đồng bằng sông Hồng 3305 39099,4
Hà Nội 1993 20534,6
Vĩnh Phúc 139 2232,3
Bắc Ninh 203 2361,2
Quảng Ninh 107 3784,2
Hải Dương 236 2671,1
Hải Phòng 316 5143,2
Hưng Yên 190 1148,8
Thái Bình 31 231,7
Hà Nam 34 207,6
Nam Định 32 182,5
Ninh Bình 24 602,2
Đề án môn học
Là một trong những tỉnh nổi bật về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Vĩnh

Phúc đã đóng góp tỷ lệ không nhỏ vào GDP của vùng Đồng bằng sông Hồng. Kể từ khi
thành lập năm 1997, hoạt động thu hút FDI của Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu, tốc
độ phát triển cao qua nhiều năm. Tính lũy kế đến năm 2010, số dự án FDI còn hiệu lực tại
Vĩnh Phúc đã lên đến 139 dự án (chiếm 4,2% dự án đầu tư vào khu vực Đồng bằng sông
Hồng) tương ứng với tổng số vốn đăng ký lên đến 2232,3 triệu USD. Giai đoạn 2001-2011
là giai đoạn đánh dấu nhiều bước tăng trưởng, phát triển của dòng vốn FDI đổ vào Vĩnh
Phúc với sự thay đổi đáng kể về số lượng và quy mô của các dự án đầu tư.
Bảng 2.2. Tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2011
Giai đoạn
Số
dự
án
Vốn đăng ký
(triệu USD)
Quy mô bình
quân dự án
(Triệu USD)
Vốn thực
hiện (triệu
USD)
Tỷ trọng vốn đầu
tư thực hiện/vốn
đăng ký (%)
2001-2005 28 130,998 4,678 125,877 96,09
2006-2011 92 2031,173 18,691 856,464 42,17
Tổng 120 2.163,171 982.341 45,41
Nguồn: Phòng quản đầu tư – Ban quản lý nghiệp tỉnh các khu công Vĩnh Phúc.
Số liệu trên cho thấy, nếu như giai đoạn 2001-2005 toàn tỉnh chỉ có 28 dự án có vốn
FDI với tổng số vốn đăng ký là 130,998 triệu USD thì đến năm 2011, số dự án đã lên đến
120 dự án, nâng tổng số vốn đăng ký lên 2.163,171 triệu USD. Cùng với sự gia tăng về số

lượng dự án, quy mô các dự án đầu tư cũng có sự cải thiện đáng kể. Giai đoạn 2001-2005,
quy mô bình quân một dự án chỉ đạt 4,678 triệu USD/dự án, con số này đã tăng lên đến
18,691 triêu USD/dự án trong giai đoạn 2006-2011. Sở dĩ đạt được những thành tựu đáng
kể như vậy là do Vĩnh Phúc đã biết tận dụng những lợi thế, tiềm năng sẵn có, đồng thời nhờ
những chính sách, chủ trương đúng đắn, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu
tư, Vĩnh Phúc đã tạo ra được một môi trường đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao so với
các tỉnh khác.
Giai đoạn 2006-2011 là giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động đó. Tuy nhiên, với phương châm: “Tất
cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc - Thành công của doanh
nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”, sự nỗ lực vượt bậc của chính quyền
10
Đề án môn học
các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã vượt qua nhiều khó
khăn về thiên tai, khủng hoảng tài chính, lạm phát, suy giảm kinh tế thế giới, tăng giá vật tư,
xăng dầu… Nền kinh tế Vĩnh Phúc vẫn tiếp tự phát triển bền vững sau khi Việt Nam gia
nhập WTO. Các số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn này Vĩnh Phúc vẫn duy trì được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2011, tổng GDP toàn tỉnh đạt 30 % với tốc độ tăng
trưởng cao (giai đoạn 2006 – 2011 đạt 17,97 %). Bình quân GDP/đầu người trong tỉnh tăng
nhanh theo các năm, giai đoạn 2006 – 2011 tăng bình quân 3,95 %
Đặc biệt, lĩnh vực thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả cao với tổng số dự án FDI đến hết năm
2008 đạt 100 dự án với tổng vốn đăng ký 1,98 tỷ USD, có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu
tư vào Vĩnh Phúc. Dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008,
nhưng với sự nỗ lực không nhỏ của chính quyền địa phương và công đồng các doanh
nghiệp trong tỉnh, Vĩnh Phúc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, lượng vốn và
dự án FDI đầu tư vào tỉnh vẫn có sự gia tăng qua các năm. Tính đến hết năm 2010, số dự án
còn hiệu lực là 111 dự án với tổng số vốn là 2,3 tỷ USD, trong đó có 82 dự án đầu tư vào
các khu công nghiệp, tương ứng với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ USD. Năm 2011, số dự án có
hiệu lực đã được nâng lên 120 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 2.163,171 tỷ USD.
Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp FDI cũng không ngừng tăng với nhiều thương hiệu

nổi tiếng như: Honda, Toyota (Nhật), Piaggio (Italia), Foxcon, Compal, Fullpower (Đài
Loan), G.O. Max, Kumho, Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore)
Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trong
những năm qua đã đưa Vĩnh Phúc vào top các tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư trong cả nước
và luôn xếp hạng cao về môi trường và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Các dự án FDI
đã tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, hàng năm
tạo ra giá trị công nghiệp lớn, có sức cạnh tranh cao như công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô,
xe máy, công nghiệp cơ khí chính xác…. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các
dự án công nghiệp đã góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích
cực, tập trung vào tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông
nghiệp. Tốc độ phát triển công nghiệp tăng 20,6%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp của các
dự án FDI chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh lên 17,4%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của các
11
Đề án môn học
doanh nghiệp công nghiệp FDI năm 2010 ước đạt 403 triệu USD, chiếm 88% giá trị kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho trên 3 vạn lao động, trong đó
lao động là người của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 60%. Thu ngân sách hàng năm của tỉnh
tăng cao; 5 năm 2006-2010 tổng thu ngân sách đạt trên 42.200 tỷ đồng; riêng năm 2010, dự
kiến đạt 15.000 tỷ đồng, trong đó thu từ các dự án FDI chiếm khoảng 80% tổng thu ngân
sách.
Nhìn chung các dự án đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là các dự án FDI đều triển khai xây
dựng nhanh và đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cùng với việc thu hút các dự án
đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, tăng thêm vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của các nhà đầu tư
vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Vĩnh Phúc.
2.2. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Đánh giá kết quả đạt được
Với chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng và 4 ưu thế khác biệt so với nhiều tỉnh: vị trí
địa lý thuận lợi, địa hình và địa chất phù hợp cho sự phát triển công nghiệp, chính sách đầu

tư “một cửa”, sự có mặt của các nhà đầu tư hiện đại, Vĩnh Phúc tiếp tục là điểm đến của các
nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
2.2.1.1. Quy mô vốn và số lượng dự án FDI đầu tư vào khu công nghiệp
Số liệu thống kê cho thấy, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI
có sự gia tăng mạnh mẽ qua các năm, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bảng2.3. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn FDI tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2011
STT Khu vực
Dự án
Vốn đầu tư đăng ký
(USD
Vốn đầu tư thực
hiện (USD)
Số
dự
án
Tỷ
trọng
(%)
USD
Tỷ
trọng
(%)
USD
Tỷ
trọng
(%)
1 Khu công nghiệp 84 70 1,804,346,486 83,4 746,932,182 76
2 Cụm công nghiệp 8 6,67 40,158,022 1,8 45,635,600 4,6
3 Ngoài các KCN, CCN 28 23,33 318,666,854 14,8 189,773,752 19,4
Tổng 120 100 2,163,171,36 100 982,341,53 100

12
Đề án môn học
2 4
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Như vậy, có đến 70% số dự án và 83,4% lượng vốn FDI chảy trực tiếp vào các khu công
nghiệp. Điều này đã chứng tỏ, việc đầu tư xây dựng, hình thành các KCN, KCX là một
trong những giải pháp khá thiết thực để thu hút lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc
biệt là lượng vốn FDI. Trong giai đoạn 2006-2011, trung bình mỗi năm có 15-16 dự án FDI
đầu tư vào các KCN.
Bảng 2.4. Tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2006-2011
Năm Tổng số dự án mới Vốn đầu tư (triệu USD)
(bao gồm vốn đầu tư mới và tăng thêm)
2006 17 148,48
2007 22 750
2008 20 467,64
2009 8 191,7
2010 16 290,182
2011 9 163,171
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 2006, Việt Nam hoàn tất các thủ tục gia nhập WTO, tạo ra cơ hội lớn trong việc thu
hút các dự án FDI. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có, Vĩnh Phúc nhanh
chóng nắm bắt được cơ hội. Điều này được minh chứng một cách rõ nét nhất khi số lượng
dự án và lượng vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh tăng đột biến vào năm
2007- một năm sau khi gia nhập WTO: Số lượng dự án là 22 dự án (tăng 5 dự án); Vốn đầu
tư lên đến 750 triệu USD (gấp 5,05 lần so với năm 2006). Năm 2008, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, dự án và lượng vốn FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc có sự
suy giảm nhẹ với 20 dự án (giảm 2 dự án) và 467,64 triệu USD (bằng 62,35% năm 2007).
Giai đoạn 2009-2011, có sự suy giảm về số dự án mới nhưng tỷ trọng vốn đầu tư tăng thêm
13

Đề án môn học
trong tổng vốn đầu tư lại có sự gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ, dự án FDI đang
hoạt động khá có hiệu quả, lượng vốn đầu tư không ngừng được tăng thêm.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2011, toàn tỉnh có 20 KCN
được phê duyệt, trong đó có 6 KCN đã đi vào hoạt động, gồm: Khai Quang, Bình Xuyên,
Bình Xuyên II, Bá Thiện I, Bá Thiện II và Kim Hoa; thu hút 634 dự án đầu tư, trong đó có
122 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 2,35 tỷ USD. Như vậy, trong số các dự án đầu tư vào
khu công nghiệp thì có đến 20% dự án là của các doanh nghiệp FDI.
Bảng 2.5. Danh sách các Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động
của tỉnh Vĩnh Phúc tính đến hết năm 2011.
STT KCN Chủ ĐT Nhóm DA kêu gọi đầu tư
1 KCN Khai
Quang –
Thành phố
Vĩnh Yên
Công ty Cổ phần phát triển
hạ tầng Vĩnh Phúc.
Đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí
chính xác; điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ
tùng ô tô, xe máy; Sản xuất khuôn mẫu cho
các sản phẩm kim loại và phi kim loại
2 KCN Kim
Hoa – Thị xã
Phúc Yên
Tổng công ty phát triển đô
thị và Khu công nghiệp
(IDICO)
- Nhóm dự án đầu tư: Sản xuất và lắp ráp
phụ tùng ô tô, xe máy.
3 KCN Bình

Xuyên –
huyện Bình
Xuyên
Công ty TNHH Đầu tư
Xây dựng An Thịnh
- Nhóm dự án kêu gọi đầu tư: sản xuất phụ
tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị
điện, hoá chất, sản xuất các loại vật liệu xây
dựng mới…
4 KCN Bình
Xuyên II –
Huyện Bình
Xuyên
- Chủ đầu tư: Công ty
TNHH FU CHUAN
Sản xuất điện thoại di động, linh kiện điện
tử; Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện
điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần
mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin; Đầu
tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D)
chiếm 25% doanh thu trở lên.
5 KCN Bá
Thiện I –
Công ty TNHH quản lý và
phát triển hạ tầng Compal.
Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn
thông, internet và sản phẩm công nghệ thông
14
Đề án môn học
Huyện Bình

Xuyên
tin trọng điểm; Sản xuất linh kiện điện tử,
các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; cung cấp
các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu, đào tạo
nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
6 KCN Bá
Thiện II –
huyện Bình
Xuyên
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ
phần VINA – CPK
- chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ
thuật cao, Sản xuất máy tính, thiết bị thông
tin, viễn thông, internet và sản phẩm công
nghệ thông tin trọng điểm; Đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm 25%
doanh thu trở lên; Nghiên cứu, phát triển và
ươm tạo công nghệ cao, Sản xuất vật liệu
mới, năng lượng mới
Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Có thể thấy, lĩnh vực đầu tư chủ yếu vào các KCN gồm 4 nhóm chính:
- Đầu tư sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại, chế tạo thiết
bị cơ khí chính xác; cơ khí chế tạo: điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy, các
loại vật liệu xây dựng mới, năng lượng mới…
- Sản xuất điện thoại di động, máy tính, linh kiện điện tử; sản xuất chất bán dẫn, thiết
bị thông tin, viễn thông, internet, phần mềm và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.
- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư cho đào tạo nhân lực.
- Nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
Đây là những ngành có tỷ lệ đóng góp vào GDP khá cao. Hơn nữa, việc kêu gọi đầu tư vào
các ngành trên là điều tất yếu để có thể đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định

hướng CNH-HĐH, tạo điều kiện để Vĩnh Phúc thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công
nghiệp vào năm 2015.
Bảng 2.6. Tình hình hoạt động của các dự án FDI trong các khu công nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc tính đến hết năm 2011.
Khu công
nghiệp
Dự án FDI đã
đăng ký
Vốn đăng ký
(USD)
Vốn thực hiện
(USD)
% vốn thực
hiện/vốn đăng ký
Khai Quang 48 321,696,321 265,008,157 82,55
15
Đề án môn học
Kim Hoa 1 374,305,999 304,534,497 81,28
Bình Xuyên 21 149,236,166 118,893,307 79,86
Bình Xuyên II 03 318,000,000 8,837,000 2,51
Bá Thiện I 10 576,585,000 43,391,021 7,56
Bá Thiện II 1 64,523,000 6,268,200 9,38
Tổng 84 1,804,346,486 746,932,182 41,35
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
KCN Khai Quang là KCN có lượng dự án FDI đầu tư nhiều nhất (48 dự án FDI trên tổng số
53 dự án đầu tư đăng kí). Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về lượng vốn
và số dự án đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp, song hiệu quả của các dự án vẫn chưa
đạt được như mong muốn. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký còn khá thấp, cao
nhất là KCN Khai Quang với 82,55%, trong khi đó, dù đã đi vào hoạt động, nhưng tỷ lệ vốn
đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký của KCN Bình Xuyên II lại chỉ chiếm có 2,51%. Vì vậy,

cần có những chiến lược thu hút và cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt
động, và tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI đầu tư vào các
khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư FDI tại các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.2.1. Cơ cấu vốn FDI theo địa phương.
Bảng 2.7. Vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động
tại từng địa phương tỉnh Vĩnh Phúc tính đến hết năm 2011.
STT Địa phương
Số dự
án
đăng

Vốn đầu tư
đăng ký
(triệu USD)
Vốn thực
hiện (triệu
USD)
Tỷ trọng
trong tổng
số vốn FDI
đầu tư vào
KCN (%)
1 Thành phố KCN Khai Quang 48 321,696 265,008 35,46
16
Đề án môn học
Vĩnh Yên
2
Thị xã
Phúc Yên

KCN Kim Hoa 01 374,305 304,534 40,74
3
Huyện
Bình
Xuyên
KCN Bình Xuyên
KCN Bình Xuyên II
KCN Bá Thiện I
KCN Bá Thiện II
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay, mới chỉ có 6/20 KCN đi vào hoạt động, tập trung tại 3 địa phương: Thành phố
Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên. Việc khởi công hoàn thành và đi vào hoạt
động có hiệu quả của các KCN này đã thu hút một lượng lớn vốn và dự án FDI đầu tư vào
tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.
a. Thành phố Vĩnh Yên:
Những năm gần đây, thành phố Vĩnh Yên trở thành Trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa
đã và đang trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ một thị xã
nhỏ, Vĩnh Yên đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, trở thành thành phố công nghiệp
- dịch vụ với các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, theo phương châm đi tắt đón đầu, đẩy
nhanh quá trình CNH-HĐH.
Trên địa bàn thành phố có 2 trên tổng số 20 khu công nghiệp là KCN Hội Hợp và KCN
Khai Quang, trong đó, KCN Khai Quang đã đi vào hoạt động. Đây là KCN có quy mô lớn
nhất ở Vĩnh Phúc với tổng số dự án đăng ký là 53 dự án, trong đó có 48 dự án là dự án FDI
(chiếm 90,56%), tỷ lệ lấp đầy đạt 76%, vốn FDI đăng ký là 321,696 triệu USD và lượng
vốn thực hiện chiếm tới 35,46%, đứng thứ 2 – sau thị xã Phúc Yên. KCN Khai Quang chủ
yếu thu hút đầu tư ở các lĩnh vực như: Đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác;
điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm
kim loại và phi kim loại
Bảng 2.8. Một số dự án FDI đăng ký tại KCN Khai Quang tính đến hết năm 2011
STT Dự án vốn đăng ký Vốn thực

17
Đề án môn học
(USD) hiện (USD)
1. Công ty TNHH VINA KOREA 6.000.000 7.140.263
2. Công ty Eurocharm Innovation co., Ltd 40.000.000 40.000.000
3. Tập đoàn Shinwon Hàn Quốc 13.000.000 12.241.623
4. Công ty TNHH Nagoya Pricision Mold Nhật Bản 7.000.000 6.478.100
5. Công ty TNHH Dây cáp đIện SEOUL 6.450.000 6.155.717
6. DAEWOO INTERNATIONAL CORPORATION 5.416.321 5.210.952
7. Công ty Hữu hạn ốc vít Lâm Viễn 8.600.000 12.531.629
8. DAEWOO BUS CORPORATION 30.000.000 19.165.500
9. Tập đoàn EXEDY Nhật Bản và Công ty TNHH Công
nghiệp CX VN1
8.000.000 8.015.000
10. CHU JEN CHUAN 12.000.000 10.067.000
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Sự đóng góp của KCN Khai Quang, đặc biệt là các dự án đầu tư FDI là không hề nhỏ. Nhìn
lại chặng đường phát triển của Vĩnh Yên trong hơn 10 năm, thông qua những con số cơ bản
sẽ rất dễ hình dung được một đô thị trước và nay khác biệt nhau rất xa. Về tốc độ tăng
trưởng trên địa bàn liên tục tăng cao, riêng trong giai đoạn 5 năm (2005 - 2010) tăng trưởng
bình quân của Vĩnh Yên là 21,89%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng hiện chiếm
52,42%; Nếu như năm 2005, thu ngân sách trên địa bàn Vĩnh Yên đạt 110 tỷ đồng thì đến
năm 2010 đạt gần 937 tỷ đồng và dự kiến năm 2011 thu ngân sách đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt gần 2.996 USD/người, tăng gấp khoảng 2,5
lần so với năm 2006. Từ điểm nhấn từ khu công nghiệp Khai Quang gần 250 ha đã xây
dựng hoàn thiện, Vĩnh Yên tiếp tục mở rộng hàng chục cụm, điểm phát triển kinh tế tại các
xã phường như: Đồng Tâm, Tích Sơn, Hội Hợp, Định Trung để mở rộng sản xuất, thu hút
các dự án đầu tư. Đến nay, Vĩnh Yên đã thu hút được 53 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; hơn 110 dự án đầu tư trong nước và hàng ngàn cơ sở kinh doanh khác, số doanh
nghiệp tăng gấp chục lần so với năm 2000.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nhiệp vào năm 2015,
thành phố Vĩnh Yên sẽ tiếp tục triển khai xây dựng KCN Hội Hợp, các cụm công nghiệp và
18
Đề án môn học
nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tiến độ của các dự án trong khu công
nghiệp, cum công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
b. Thị xã Phúc Yên:
Phúc Yên là một đô thị có có từ hàng trăm năm nay, đã có nhiều biến động cả về địa lý,
địa giới và mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Những năm gần đây, thị xã Phúc Yên đã có
những chuyển biến to lớn, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ - thương mại trở thành nguồn thu chủ
yếu, quy mô nền kinh tế không ngừng được nâng lên, cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển
dịch mạnh theo hướng tích cực, Phúc Yên đã và đang thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế
trọng điểm của tỉnh. Giống như thành phố Vĩnh Yên, trên địa bàn thị xã Phúc Yên cũng có
2 KCN được Chính Phủ phê duyệt là: KCN Kim Hoa và KCN Phúc Yên, tuy nhiên mới chỉ
có KCN Kim Hoa đã đi vào hoạt động.
Khu công nghiệp Kim Hoa nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc TP.Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là địa điểm rất thuận lợi với chi phí thấp nhất để cung
cấp hàng hóa cho các Thành phố lớn trong khu vực và trong cả nước. Hiện đã có dự án Nhà
máy Honda và Toyota của Nhật bản đầu tư trong khu công nghiệp.
Bảng 2.9. Dự án đầu tư tại KCN Kim Hoa
Dự án Vốn đăng
kí (USD)
Lĩnh vực đầu tư Vốn thực
hiện (USD)
Diện
tích (ha)
Công ty HONDA
Việt Nam
374,305,999 Sản xuất và lắp ráp ô

tô, xe máy
304,534,497 70
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Dự án nhà máy HONDA và Toyota của Nhật Bản hiện là dự án duy nhất đăng kí và
đi vào hoạt động tại KCN Kim Hoa với lĩnh vực hoạt động là sản xuất và lắp ráp ô tô, xe
máy… Có thể nói, thành tựu mà nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đạt được hiện nay là nhờ một
phần đóng góp đáng kể của dự án này. Là KCN đầu tiên của tỉnh, công tác xúc tiến, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài đã được KCN Kim Hoa triển khai một cách rất hiệu quả. Thực tế
lượng vốn FDI đăng kí (374,305,999 USD), vốn thực hiện (304,534,497 USD) và tỷ lệ %
vốn thưc hiện trên vốn đăng kí (81,82%) đã minh chứng cho điều này.
c. Huyện Bình Xuyên:
19
Đề án môn học
Là vùng trọng điểm công nghiệp của tỉnh với nhiều dự án KCN được trình duyệt cũng
nhưu đã đi vào hoạt động nhất. Những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá ở
Bình Xuyên diễn ra khá nhanh. Giai đoạn (2006-2010): nền kinh tế của huyện vẫn duy trì
tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân đạt 14,97%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp-xây dựng, giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp-thủy sản. Thu nhập bình quân
đầu người năm 2010 đạt 41,36 triệu đồng.
Với 3/6 dự án được chính phủ phê duyệt đã đưa vào hoạt động, các KCN huyện Bình
Xuyên đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực công nghiệp.
Bảng 2.10. Một số dự án FDI đầu tư vào các khu công nghiệp huyện Bình Xuyên
Tên KCN Vốn đăng kí
(USD)
Lĩnh vực Sản xuất kinh doanh Vốn thực
hiện (USD)
KCN Bình Xuyên 149,236,166 118,893,307
Công ty TNHH

Daeyoung Viha
3,600,00
0
Sản xuất bao bì xuất khẩu, vảI bạt
PP,PE
2,727,500
Công ty Quốc tế
Hannam
2,000,000
Sản xuất và gia công quần áo xuất
khẩu
1,450,000
Công ty TNHH
Piaggio VN
45,000,000
SX, lắp ráp xe máy tay ga, xe mô tô,
các bộ phận, chi tiết linh kiện cho xe
có động cơ và động cơ
44,752,550
Công ty TNHH
Minda Việt nam
6,000,000
SX linh kiện và bộ phận tự động dành
cho ô tô và xe gắn máy
4,962,000
KCN Bình xuyên II 100,000,000 8,837,000
Cty TNHH Fuchuan 100,000,000
Đầu tư XD và KD hạ tầng Kỹ thuật
KCN Bình Xuyên II
8,837,000

KCN Bá Thiện II 64,523,000 6,268,200
20
Đề án môn học
Công ty TNHH
ViNa-CPK
64,523,000
Đầu tư, xây dựng và Kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật KCN
6,268,200
KCN Bá Thiện I 576,585,000 43,391,021
Công ty TNHH
Compal VN
500,000,000
SX máy tính sách tay, màn hình tinh
thể lỏng, ti vi tinh thể lỏng và thiết bị
ngoại vi liên quan và bảo hành các
sản phảm do công ty sản xuất
25,229,947
Công ty TNHH QLý
& PTHT Compal
(VN)
76,585,000
Đầu tư, XD kinh doanh hạ tầng KT
KCN Bá Thiện
14,411,074
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Lĩnh vực đầu tư trong các khu công nghiệp tại huyện Bình Xuyên khá đa dạng:
• Lắp ráp, sản xuất các linh kiện điện tử, các chất bán dẫn, máy tính, phầm mềm
công nghệ thông tin.
• Lắp ráp sản xuất các phụ tùng, thiết bị cơ khí, ô tô, xe máy…

• Đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật…
Cũng với sự đa dạng của lĩnh vực đầu tư, lượng vốn đăng ký của các dự án FDI vào
các khu công nghiệp của huyện Bình Xuyên cũng không nhỏ. Tuy nhiên, mặc dù đã đi vào
hoạt động nhưng lượng vốn thực hiện của các dự án này vẫn còn khá thấp. Cụ thể, tỷ lệ %
vốn thực hiện trên vốn đăng ký của KCN Bình Xuyên II là 2,51%, Bá Thiện I: 7,56%, Bá
Thiện II: 9,38%. Tỷ lệ này vẫn còn quá thấp so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra, đối với các dự
án KCN đã được phê duyệt như: Sơn Lôi, Nam Bình Xuyên thì tiến độ thi công còn khá
chậm. Vì thế, huyện Bình Xuyên cần phải đề ra những giải pháp thiết thực hơn nữa đẩy
nhanh tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư trên nhằm tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu dài
hạn của tỉnh Vĩnh Phúc là trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
2.2.2.2. Cơ cấu vốn FDI theo đối tác.
Như đã nói ở trên, KCN của Vĩnh Phúc hiện nay đã thu hút FDI từ gần 20 nước trong
khu vực và trên thế giới. Trong đó, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc là những
nước có số lượng dự án và lượng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp lớn nhất.
Bảng 2.11. Cơ cấu vốn FDI đăng ký theo đối tác đầu tư giai đoạn 2006-2011
21
Đề án môn học
STT Đối tác Vốn đăng ký
(triệu USD)
Tỷ trọng trong tổng vốn FDI
đăng ký (%)
1 Đài Loan 1.227,208 56,73
2 Nhật Bản 579,742 26,8
3 Hàn Quốc 91,486 4,23
4 Trung Quốc 12,310 0,57
5 Đối tác khác 252,424 11,67
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Như vậy trong giai đoạn 2006-2011, Đài Loan là nước đầu tư nhiều nhất vào các khu công
nghiệp ở Vĩnh Phúc với tỷ trọng vốn đầu tư là 56,73%; đứng thứ 2 là Nhật Bản với 26,8%;
Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4. Sau khi Việt Nam gia nhập

WTO, Vĩnh Phúc cũng nhanh chóng xóa bỏ những rào cản đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh, xây
dựng cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm
bổ sung lượng vốn và cái thiện năng lực vật chất, năng lực phục vụ của địa phương.
a. Đài Loan:
Đài Loan là một trong những đối tác đầu tư sớm nhất vào Vĩnh Phúc góp phần đẩy
nhanh kim ngạch nhập khẩu, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cuả tỉnh Vĩnh
Phúc. Đài Loan khá chú trọng tới lĩnh vực: sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử, phụ tùng
ô tô, xe máy và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các KCN. Tính đến tháng 8/2011, Đài Loan
đã đâu từ vào các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc 1,2 tỷ USD với gần 50 dự án có quy mô và
lĩnh vực khác nhau.
Bảng 2.12. Một số dự án của Đài Loan vào các Khu công nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2011.
22
Đề án môn học
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
Trong thời gian tới, theo cam kết của Đài Loan và Việt Nam, lượng vốn đầu tư của
Đài Loan vào Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, mà trong quy hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xác định Đài Loan là một đối tác đầy tiềm năng.
b. Nhật Bản:
Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, Vĩnh Phúc đang ngành càng đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH. Vậy nên, cần đẩy mạnh các hoạt động
tiếp thu khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo… Phát biểu tại Hội thảo Đầu tư
Việt Nam ở thủ đô Tokyo, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết hơn 86% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của
Nhật Bản ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo. Chính vì thế
23
TT Tên KCN Số dự
án
vốn đăng kí
( USD)

Lĩnh vực Sản xuất kinh doanh
1. KCN Khai
Quang
15 106,400,000


- SX phụ tùng ô tô, xe máy, các loại xe
- Vỏ điện thoại, vỏ thiết bị nghe nhìn
- Gia công kim loại
2. KCN Bình
Xuyên

11 60,900,000 - Chế tạo linh kiện điện tử, linh kiện cao su,
linh kiện nhựa
- SX phụ tùng và bộ phận phụ trợ
3. KCN Bình
xuyên II
318,000,000 - Đầu tư XD và KD hạ tầng Kỹ thuật KCN
Bình Xuyên II
- Linh kiện điện tử
4. Bá Thiện 12 677,385,000 - SX máy tính, thiết bị điện tư.
- Đầu tư, XD kinh doanh hạ tầng KT KCN Bá
Thiện
5. KCN Bá
Thiện II
1 64,523,000 Đầu tư, xây dựng và Kinh doanh hạ tầng kỹ
thuật KCN
Tổng 1,227,208,000
Đề án môn học
mà Vĩnh Phúc đã luôn coi Nhật Bản là đối tác đầu tư hàng đầu, khá nhiều chính sách ưu đãi

của Vĩnh Phúc khá ưu ái cho đối tác này.
Với gần 580 triệu USD rót vào các khu công nghiệp qua các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp phụ
tùng ô tô - xe máy, đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà xưởng tại các KCN….Nhật Bản đang dần
khẳng định vai trò của mình trong sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Vĩnh Phúc.
Bảng 2.13. Một số dự án đầu tư của Nhật Bản vào các KCN cảu tỉnh Vĩnh Phúc
TT Dự án Vốn đăng ký
(triệu USD)
Lĩnh vực đầu tư
1. Công ty HONDA Việt Nam 375 Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy
2. Công ty TNHH Xe Buýt
Daewoo Việt Nam
30 Sản xuất, lắp ráp xe buýt và phụ tùng xe
buýt
3. Công ty TNHH Công nghiệp
TOYO TAKI
12 Sản xuất linh kiện địa tử, kim loại mới.
4. Công ty TNHH Midori
Apparel VN
10 SX và gia công các SP quần, áo…
5. Cty TNHH Fuchuan 100 Đầu tư XD và KD hạ tầng Kỹ thuật
6. Dự án khác 53
Tổng 580
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
c. Hàn Quốc và Trung Quốc:
Với 91,5 triệu USD, Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn thứ 3 sau Đài Loan và Nhật Bản đầu
tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
24

×