Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.88 KB, 50 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 25
GIÁO VIÊN HD : NGUYỄN NGỌC THỨC
SINH VIÊN TH : NHÓM 01
LỚP : CDKT14BTH
THANH HÓA, THÁNG 11 NĂM 2014.
1
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
TT Họ và tên MSSV Ghi chú
1 Lê Thị Quỳnh 12010303
2 Tào Thị Uyên 12004193
3 Lê Hồng Thịnh 12003803
4 Chu Thị Hiền 12004773
5 Lê Thị Vân 11017243
6 Trịnh Văn Tuấn 12004203
7 Trịnh Xuân Hào 12004063
8 Lê Xuân Tùng 10006083
1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


















2
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1. Khái niệm, vai trò ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 6
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 6
1.1.2. Vai trò ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 6
1.2. Đối tượng và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh 7
1.2.1. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh 7
1.2.2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh 7
1.2.3. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thường dùng cho phân tích kinh doanh 7
1.2.3.1. Các chỉ tiêu thường dùng cho phân tích kinh doanh 7

1.2.3.2. Công thức tính dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh 8
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích 11
CHƯƠNG 2 13
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 25 13
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sông Đà 25 13
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 13
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 13
2.2. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh Tấm lợp
Công ty Sông Đà 14
2.2.1. Đặc điểm về sản xuất 14
2.2.2. Kết quả hoạt động của Công ty qua một số năm gần đây 15
2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 25 19
2.3.1. Phân tích năng suất lao động 19
2.3.2. Phân tích hiệu quả của nguyên vật liệu 22
Bảng 8: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 25 năm 2013 24
2.3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh 28
2.3.4. Đánh giá chung 33
2.3.5. Nhận xét chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà
25 36
2.4. Đánh giá và kết luận chung 38
2.4.1. Những mặt công ty đã làm được 38
2.4.2. Những mặt hạn chế của Công ty 39
CHƯƠNG 3: 42
3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VÀ HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 25 42
3.1. Chính sách giá cả hợp lí 42
3.2. Giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu 43
3.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tấm lợp Ami ăng xi măng 45

3.4. Tổ chức hợp lý việc phân phối và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty
Cổ phần Sông Đà 25 45
3.5. Tiếp cận công nghệ mới 47
KẾT LUẬN 49
4
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta từ một nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh
tế thị trường. Đó là bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trong những
năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế ngày càng phát
triển, đời sống xã hội không ngừng được nâng cao. Nhu cầu cuộc sống đòi hỏi
ngày càng cao hơn chính vì vậy đặt ra cho các nhà doanh nghiệp những thách
thức lớn trong cơ chế thị trường. Muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển làm
ăn có lãi, các nhà doanh nghiệp phải đề ra những chiến lược sản xuất kinh
doanh đúng đắn. Trong cơ chế thị trường vấn đề sống còn của các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, và ai là người tiêu thụ. Đó là
những câu hỏi những nhà quản lý phải giải quyết. Do Công ty Sông Đà là 1
Công ty lớn. Bao gồm nhiều chi nhánh, xí nghiệp sát nhập dẫn đến sản xuất
nhiều ngành nghề đa dạng nên tôi tập trung nghiên cứu về quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh tấm lợp của Công ty tại Xí nghiệp Mái lợp Quảng Yên.
Doanh nghiệp phải biết nhu cầu xã hội, biết khả năng của mình, của các đối
thủ cạnh tranh (biết người, biết ta) để đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh
đúng đắn và hợp lý. Do đó việc nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh mang tính tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, nhóm chúng em thống nhất chọn đề
tài "Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sông
Đà 25" để thực hiện nghiên cứu.
Với sự thống nhất của các thành viên nhóm, chúng em hoàn thành bài
tiểu luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh này. Tuy cả nhóm đã cố
gắng rất nhiều, nhưng cũng không thể tránh được những sai sót nhất định,
chúng em rất mong được thầy góp ý và bổ sung thêm để chúng em được hoàn

thiện hơn.
5
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, vai trò ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các
quá trình và các kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành. Trên cơ sở
đó, bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút
ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
1.1.2. Vai trò ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, người ta sử dụng phân tích để nhận thức
được các hiện tượng và kết quả kinh tế, để xác định quan hệ cấu thành, quan
hệ nhân quả cũng như phát hiện nguồn gốc hình thành và tính quy luật phát
triển của chúng, trên cơ sở đó mà cung cấp những căn cứ khoa học cho các
quyết định đúng đắn cho tương lai.
Nằm trong hệ thống các môn khoa học quản lý kinh tế, phân tích hoạt
động kinh doanh thực hiện một chức năng cơ bản đó là dự toán và điều chỉnh
các hoạt động kinh tế. Bởi vì trước hết doanh nghiệp được quan niệm như một
hệ thống và hệ thống này là đối tượng của quản lý. Hệ thống này bao gồm
nhiều bộ phận cấu thành (phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất…) và mỗi
một bộ phận cấu thành có chức năng, nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho hệ
thống hoạt động bình thường trên con đường đã đặt ra thì đòi hỏi từng bộ
phận cấu thành, dù là nhỏ nhất trong hệ thống phải hoạt động bình thường
theo đúng chức năng, nhiệm vụ của chúng. Như vậy chỉ cần ở một bộ phận
nào đó của hệ thống hoạt động không bình thường sẽ làm cho hoạt động của
cả hệ thống không bình thường. Trong trường hợp này, đòi hỏi người quản lý
6
trên cơ sở phát hiện được tình hình cần phải đề ra các biện pháp loại trừ "điểm

nóng" đó, điều chỉnh và khôi phục lại sự hoạt động của bộ phận đó, đảm bảo
cho cả hệ thống trở lại hoạt động bình thường.
1.2. Đối tượng và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh.
1.2.1. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là diễn biến của quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến diễn biến của quá trình đó.
1.2.2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích kinh doanh phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung
chủ yếu của phân tích kinh doanh là:
+ Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản
phẩm, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, giá thành…
+ Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với
các chỉ tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao
động, tiền vốn, đất đai…
Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh được xác định các đặc
trưng về mặt lượng của các giai đoạn, trong quá trình kinh doanh (số lượng,
kết cấu, quan hệ, tỷ lệ…) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác
định các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình sản xuất
kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh
doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thường dùng cho phân tích kinh
doanh
1.2.3.1. Các chỉ tiêu thường dùng cho phân tích kinh doanh
Có nhiều loại chỉ tiêu kinh doanh khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội
dung phân tích cụ thể để có sự lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp.
Theo tính chất của chỉ tiêu có:
7
+ Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh
như: doanh thu bán hàng, lượng vốn…

+ Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử
dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh như: giá thành đơn vị sản phẩm, mức
doanh lợi, hiệu suất sử dụng vốn…
Theo phương pháp tính toán có
+ Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết
quả kinh doanh tại thời điểm cụ thể như: doanh số bán hàng, giá trị sản lượng
hàng hoá sản xuất…
+ Chỉ tiêu tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế
+ Chỉ tiêu bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm
phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu như: giá trị sản lượng
bình quân một lao động, thu nhập bình quân một lao động.
Như vậy để phân tích kết quả kinh doanh cần phải xây dựng hệ thống
chỉ tiêu phân tích tương đối hoàn chỉnh với những phân hệ chỉ tiêu khác nhau,
nhằm biểu hiện được tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích.
1.2.3.2. Công thức tính dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh
a. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết
quả của mọi hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, nó là chỉ tiêu
cơ bản nhất để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt
động kinh doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính của nó như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí.
b. Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh song
bản thân nó mới chỉ biểu hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa
8
thu và chi, muốn đưa ra được đánh giá sâu rộng hơn ta phải sử dụng các chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là chỉ tiêu doanh lợi.
Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh, nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi

nhuận với các chỉ tiêu đặc thù của mọi hoạt động kinh doanh là doanh thu,
vốn và chi phí. Từ đó ta có ba chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được tính toán như
sau:
• Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu đạt được Chỉ
tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh
thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu qủa là tốc độ tăng lợi nhuận phải
lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
• Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = Lợi nhuận đạt được /Tổng chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận . Để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì cần hạn chế tối
đa chi phí để thu lợi nhuận nhiều nhất.
• Tỷ suất lợi nhuận theo vốn:
Có thể dùng chỉ tiêu tổng vốn, vốn cố định hoặc vốn lưu động để tính
chỉ tiêu này.
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động = Lợi nhuận / Tổng vốn lưu động
bình quân
Vốn lưu động bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ)/ 2
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra có thể thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu
9
động của công ty nói chung, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh
càng cao.
c. Hiệu quả sử dụng vốn
• Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Số vòng quay của VLĐ = Doanh thu /Tổng vốn lưu động bình quân
• Thời gian chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ

Thời gian chu chuyển của VLĐ = Độ dài thời gian của kỳ KD tính
bằng ngày / Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mức sản
xuất, kinh doanh của toàn bộ vốn lưu động. Số vòng quay của vốn lưu động
càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.
d. Năng suất lao động
Năng suất lao động = Kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ / Số lao
động tham gia hoạt động kinh doanh
- Nếu kết quả kinh doanh là doanh thu:
NSLĐ (1) = Doanh thu / Tổng lao động
- Nếu kết qủa kinh doanh là lợi nhuận :
NSLĐ (2) = Lợi nhuận / Tổng lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động (1) biểu hiện hiệu quả trong việc sử dụng
lực lượng lao động trong doanh nghiệp .
Chỉ tiêu năng suất lao động (2) hay mức sinh lời bình quân của một lao
động cho biết mỗi lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu
lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
e. Hiệu suất tiền lương
Hiệu suất tiền lương = Lợi nhuận đạt được / Tổng quỹ lương
Hiệu suất tiền lương cho biết cứ chi ra một đồng tiền lương đem lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi
năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tiền lương.
10
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích
Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình
và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất xu hướng
và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn như:
- Chỉ tiêu doanh thu bán hàng phụ thuộc vào các nhân tố:
+ Lượng hàng hoá bán ra
+ Kết cấu về khối lượng sản phẩm bán ra
+ Giá bán mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá

- Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào các nhân tố:
Tổng mức giá thành: số lượng sản phẩm sản xuất ra. Bởi vậy khi phân
tích kết quả sản xuất kinh doanh cũng không dừng lại ở việc đánh giá một
cách đơn giản qua các chỉ tiêu, mà còn đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh có rất
nhiều, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- Theo nội dung kinh tế của nhân tố
+ Những nhân tố thuộc về điều kiênk kinh doanh: số lượng lao động, số
lượng vật tư, tiền vốn… Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mộ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất: thường ảnh hưởng dây
chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Theo tính tất yếu của nhân tố:
+ Nhân tố chủ quan: do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như:
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…
+ Nhân tố khách quan: như giá cả thị trường, thuế xuất…
- Theo tính chất của nhân tố:
11
+ Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh
như: số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng…
+ Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh như: lãi xuât, mức
doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn…
- Theo xu hướng tác động của nhân tố:
+ Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh
doanh.
+ Nhân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết
quả kinh doanh.
12

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 25
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sông Đà 25
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 25
Địa chỉ: Số 100, Đường Trường Thi, Phường Trường Thi,Thành phố Thanh
Hóa
Điện thoại:0373.852.248
Fax: 0373.754.720
Website: www.songda25.com.vn
Tài khoản: 50110000000074 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hóa
Mã số thuế: 2800221072
Đăng kí kinh doanh: số 2603000367 Do Sở KHĐT tỉnh Thanh Hóa cấp
ngày 9/2/2006
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần Sông Đà 25 được phép thực hiện các công tác xây dựng
bao gồm:
 Xây dựng nhà các loại
 Kinh doanh Vật tư, vật liệu xây dựng
 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
 Xây dựng công trình công nghiệp
 Xây dựng công trình thủy lợi
13
 Xây dựng công trình hạ tầng kĩ thuật
 Xây dựng công trình đường dây tải điện và trạm biến thế
 Sản xuất vật tư, vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng từ đá,
sản xuất cửa nhựa, cửa sắt, mái lợp…
 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
 Kinh doanh bất động sản, đầu tư phát triển nhà

 Tư vấn đấu thầu xây dựng. Lập vào quản lý dự án đầu tư xây dựng
 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
 Khoan phá nổ mìn công nghiệp
2.2. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh
doanh Tấm lợp Công ty Sông Đà.
2.2.1. Đặc điểm về sản xuất.
Sản phẩm của công ty là tấm lợp Amiăng Ximăng, một loại vật liệu
phục vụ cho các công trình xây dựng ở giai đoạn hoàn thiện. Đặc điểm của
sản phẩm là: chịu nhiệt tốt, phù hợp khí hậu nóng ẩm nước ta, có độ bền cao
(trên 20 năm), giá rẻ và rất thuận lợi cho việc lợp các công trình, có độ dài bất
kỳ theo ý muốn.
Chính vì vậy, sản phẩm tấm lợp có một thị trường tiêu thụ rất rộng lớn
nhất là tại các khu công nghiệp, thành phố, các tỉnh … nơi có các công trình
xây dựng. Và hơn nữa, một số tỉnh phía Bắc, nơi thường hay phải gánh chịu
thiên tai lũ lụt vào mùa mưa bão, cần rất nhiều sản phẩm tấm lợp để khắc
phục hậu quả. Cho nên tấm lợp được tiêu thụ rất mạnh vào các mùa mưa bão
thậm chí còn sốt vì nhu cầu đáp ứng thị trường rất lớn mà công ty sản xuất
không kịp. Tuy nhiên vào các mùa thì nhu cầu trên thị trường có phần giảm
đi. Sự khác nhau trong đặc điểm tiêu thụ từng mùa đã khiến cho quá trình sản
xuất của công ty cũng có những nét riêng biệt. Để khắc phục những khó khăn
14
này và làm cho đời sống cán bộ công nhân viên luôn ổn định, công ty đã
nghiên cứu phân bổ cơ cấu sản xuất theo từng mùa.
2.2.2. Kết quả hoạt động của Công ty qua một số năm gần đây
Trải qua một số năm hoạt động, Công ty Cổ Phần Sông Đà 25 đã gặt
hái được nhiều thành công. Đố chính là sự tăng trưởng giá trị tổng sản lượng,
sự tăng trưởng lợi nhuận, sự đóng góp vào ngân sách nhà nước, việc nâng cao
đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty được thể hiện qua thu nhập
bình quân của người lao động. Các kết quả đó được thể hiện qua bảng sau.
15

Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số năm
Đơn vị tính: 1000 đ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
CL
Tỷ lệ
(%)
CL
Tỷ lệ
(%)
Giá trị tổng sản lượng 52.781.600 82.134.789 99.072.182 29.353.189 55.6 16.937.393 20.6
Tổng chi phí sản xuất 45.121.701 84.433.185 92.380.387 39.311.484 87.1 7.947.202 9.4
Tổng doanh thu 49.132.191 94.934.298 98.316.585 45.802.107 93.2 3.382.287 3.6
Tổng lợi nhuận 4.901.725 6.262.417 3.562.597 1.360.692 27.8 -2.699.820 -43.1
Nộp ngân sách nhà nước 1.930.123 6.280.400 4.351.993 4.350.277 255.4 -7.928.407 -30.7
Tổng thu nhập bình quân
(người/tháng)
560 1290 980 730 130.4 -310 -24.0
16
Nhìn vào bảng ta thấy sự gia tăng về các chỉ tiêu không ngừng qua mỗi
năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Đó là quá trình bảo toàn và phát triển
vốn được trên giao, quá trình đấu tranh gian khổ của cả một tập thể công nhân
viên trong công ty, chắt chiu từng đồng vốn, tận dụng nguyên vật liệu thừa,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, tiết kiệm mọi chi phí
trong sản xuất, quản lý. Điều này chứng tỏ công ty luôn luôn thực hiện tốt
công tác duy trì và mở rộng thị trường. Sản lượng tiêu thụ qua các năm tăng
nhiều đồng thời sản lượng sản phẩm tiêu thụ ở từng đại lý cũng tăng rõ rệt.
Điều đó cho thấy không những công ty đã mở rộng được thị trường theo chiều
rộng mà còn cả về chiều sâu, thể hiện ở chỗ điểm tiêu thụ tăng lên nghĩa là thị
trường tiêu thụ sản phẩm của công ty toả ra trên diện rộng. Ngoài ra số lượng

sản phẩm tiêu thụ từng đại lý tăng lên chứng tỏ tại mỗi điểm lượng khách
hàng tăng lên và khách hàng đã tin cậy sản phẩm của Công ty.
Hiện nay, Công ty có hai hình thức bán hàng là bán trực tiếp tại Công
ty tại bán buôn cho các hộ gia đình làm đại lý. Với hình thức bán hàng này,
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty đã không ngừng tăng lên trong nhiều
năm qua. Ngoài ra công ty còn có chính sách qui tụ nhiều điểm nhỏ thành
những điểm lớn để giải quyết vấn đề mặt bằng tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy tập
trung đông nhất vẫn là miền Bắc, công ty đã sử dụng phương thức tiêu thụ
hỗn hợp. Một mặt bán sản phẩm của khách hàng lớn, thường xuyên (các hộ
gia đình làm đại lý), mặt khác mở các đại lý mới cho người tiêu dùng với tính
chất giới thiệu sản phẩm. Hiện nay công ty chủ yếu bán sản phẩm cho các hộ
kinh doanh đã ký hợp đồng thường xuyên để họ cung cấp tới người tiêu dùng.
17
Bảng 3: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2013 của Công ty Cổ phần Sông Đà 25
Đơn vị tính: VNĐ
Sản phẩm
Tồn kho đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn kho cuối kỳ
Giá bán
(đ)
KH TT KH TT KH TT KH TT
Tấm lợp 13.10
3
5.10
3
5.620.10
3
5.640.10
3
5.620.10
3

5.655.10
3
264.506 17.10
3
23.10
3
18
Năm 2013 là năm đánh giá sự chuyển biến của công ty bằng việc thúc
đẩy mở rộng thị trường thông qua các nghiệp vụ nâng cao khả năng cạnh
tranh trong đó lấy việc giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm làm nhân
tố cơ bản trong cạnh tranh của công ty.
Chương trình - kế hoạch của công ty được cụ thể hoá bằng kế hoạch về
sản phẩm tiêu thụ, về mức giá bán buôn, nâng cao hoạt động của khu vực
hành chính và tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ.
2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông
Đà 25
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả
cao trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp.
Do đó đánh giá, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là một đòi hỏi cần thiết đối với nhà quản lý, cũng như đối với các
doanh nghiệp nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó để tăng tính
luỹ nhằm đầu tư tái kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng năng cao hiệu quả
kinh doanh cho doanh nghiệp, góp phần năng cao hiệu quả kinh tế cho toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
Đánh giá đúng trên cơ sở khoa học, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ
tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết, sau đó vận dụng các phương pháp thích
hợp để đánh giá. Ngoài ra doanh nghiệp chỉ thực sự có hiệu quả khi phương
án kinh doanh có lựa chọn là tối ưu nhất. Vì thế cần phân tích hiệu quả với chi

phí.
2.3.1. Phân tích năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu có vai trò quan trọng rất lớn trong việc
đánh giá hiệu quả kinh doanh. Cùng với chỉ tiêu hiệu suất tiền lương, năng
19
suất lao động giúp ta đánh giá được chất lượng và hiệu quả làm việc của đội
ngũ cán bộ công nhân viên ở công ty cổ phần Sông Đà 25.
Chỉ tiêu năng suất lao động theo tiền lương của công ty cổ phần Sông
Đà 25 được thể hiện ở biểu sau:
20
Bảng 6: Năng suất lao động trong hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số năm
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
CL Tỷ lệ (%) CL
Tỷ lệ
(%)
Lao động 520 570 594 50 9,6 3.382.287 4,2
Doanh thu 49.132.191 94.934.298 98.316.585 45.802.107 9,3.2 3.382.287 3,6
Lợi nhuận
4.901.725 6.262.417 3.562.597 1.360.692 27,8 -2.699.820 -43,1
Năng suất theo lợi nhuận
942.639,4 1.098.669,6 599.763,8 156.030 16,6 -165.906 -45,4
Tổng quỹ lương 1.260.000 1.860.00 1.680.000 600.000 47,6 -180.000 -9,7
Hiệu suất LĐ theo doanh thu
2.6 2 1.7 -1 -23,6 0 -12,8
Năng suất LĐ theo doanh thu
94.485,0 166.551,4 165.516,1 72.066 76,3 -1,035 -0,6
21
Theo biểu ta thấy năng suất lao động theo doanh thu tăng theo các năm

chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên mặt khác chỉ
tiêu năng suất theo lợi nhuặn tăng lên theo các năm. Như vậy chứng tỏ hiệu
quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động kinh
doanh của công ty ngày càng tăng lên.
Mặt khác qua biểu ta thấy hiệu suất tiền lương theo doanh thu ngày càng tăng
qua các năm, quỹ lương các năm cũng tăng lên cùng với việc tăng chỉ tiêu lợi
nhuận chứng tỏ thu nhập của người lao động tăng lên. Công ty có cơ cấu làm
việc hiệu quả.
2.3.2. Phân tích hiệu quả của nguyên vật liệu
Một chỉ tiêu để phân tích hoạt động kinh doanh ở công ty là chỉ tiêu
phân tích hiệu quả của nguyên vật liệu. Chỉ tiêu này được phản ảnh ở bảng
sau:
22
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu của công ty qua một số năm
Đơn vị tnh: 1000 đ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
CL
Tỷ lệ
(%)
CL Tỷ lệ (%)
Chi phí NVL 56.730.420 55.061.892 48.989.951 -1.668.528 -2,9 -6.071.941 11,0
Doanh thu 49.132.191 94.934.298 98.316.585 45.802.107 93,2 3.382.287 3,6
Lợi nhuận 4.901.725 6.262.417 3.562.597 1.360.692 27,8 -2.699.820 -43,1
Doanh thu/ Chi phí NVL 86.6 172.4 200.7 86 99,1 28 16,4
23
Bảng 8: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 25 năm 2013
Tài sản

số

Số đầu kỳ
VNĐ
Số cuối kỳ 3
VNĐ
Chênh lệch
Tỷ trọng
từng loại %
Tiền %
Đầu
kỳ
Cuối
kỳ
1 2 3 4 5 6 7 8
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 18.303.586.382 14.293.948.661 -4.009.637.721 -781 61.8 40.4
I Tiền. 110 541.085.833 2.404.858.585 1.86377252 444.5 1.8 6.8
1. Tiền mặt tại quỹ (111) 111 18.790.643 448.080.596
2. Tiền gửi ngân hàng (112) 112 522.295.190 1.956.777.989
3. Tiền đang chuyển (113) 113
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120
1. Đầu tư chứng khoán (121) 121
2.Đầu tư ngắn hạn khác (128) 128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (129) 129
III. Các tài khoản phải thu 130 1.362.877.622 4.046.126.571 2.701.248.949 298,2 4,6 11,5
1. Phải thu khách hàng (131) 131 1.193.077.047 2.544.638.421
2. Trả trước người bán (331) 132 105.206.600 324.677.701
3. Phải thu nội bộ (136) 133 89.919.149
Vốn kinh doanh ở các đơn vị phụ thuộc (1361) 134
Phải thu nội bộ khác 135 89.919.149
4. Phải thu khác (138) 138 47.093.975 187.391.300
5. Dự phòng phải thu khó đòi (139) 139 17.500.000 17.500.500


24

×