Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần ô tô tuấn nam trang trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.72 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐỀ TÀI :PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI CỦA CÔNG TY CP Ô TÔ
TUẤN NAM TRANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2011-2013)
GIẢNG VIÊN HD :
SINH VIÊN TH : NHÓM
LỚP :
THANH HÓA, THÁNG 11 NĂM 2014
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 LN Lợi nhuận
2 DN Doanh nghiệp
3 HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
4 DT Doanh thu
5 BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
6 CPBH Chi phí bán hàng
7 CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
8 CL Chênh lệch
9 HĐKD Hoạt động kinh doanh
10 TC Tài chính
11 HĐTC Hoạt động tài chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
LN ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh của DN, cũng như việc phân phối LN
trong DN. Đối với DN việc phân tích LN giúp các nhà quản trị DN tìm ra những nhân
tố ảnh hưởng đến LN để đưa ra các bện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và khắc
phục những yếu kém còn tồn tại; đối với các nhà đầu tư phân tích LN nhằm đánh giá


được khả năng sinh lời hiện tại và dài hạn của DN mà họ sắp bỏ vốn ra đầu tư để lựa
chọn được quyết định đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất
Để đánh giá được tình hình lợi nhuận của công ty, nhóm chúng em thực hiện bài
tiểu luận: “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty CP Ô tô Tuấn Nam Trang ”.
Bài tiểu luận gồm có 3 chương:
- Chương 1: “Cơ sở lý luận”
- Chương 2: “Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty”
- Chương 3: “Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty”
Trang:4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆN CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận
Trước đây, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.
Các DN hoạt động SXKD theo pháp lệnh của Nhà nước với mục tiêu chủ yếu là phục
vụ xã hội do đó các DN hoàn toàn bị động đối với kết quả hoạt động SXKD của đơn vị
mình. Một nền sản xuất chỉ có thể tồn tại, phát triển khi có tích luỹ. Xét về mặt bản
chất, tích luỹ là sử dụng một phần của cải xã hội tạo ra để tái đầu tư vào các yếu tố sản
xuất nhằm tăng quy mô và năng lực của nền kinh tế. Muốn tích luỹ thì phải có lợi
nhuận. Từ sau Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó mọi DN được tự do hoạt động SXKD, tự
do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và tự chịu trách nhiệm về kết quả KD của DN
mình. Trong điều kiện cạnh tranh như vậy DN muốn đứng vững trên thị trường cần
phải hoạt động có hiệu quả tức cần mang lại nhiều LN. Tùy theo từng giai đoạn phát
triển mà DN đề ra những mục tiêu LN khác nhau. Thực tế có một thời chúng ta đã
không coi trọng LN, thậm chí coi nó là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản xấu xa. LN của
DN luôn là một đề tài nghiên cứu, tranh luận của nhiều trường phái kinh tế và nhiều
nhà kinh tế. Vì vậy, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về LN:
Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “LN được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, LN
thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá (mua rẻ, bán đắt); là sự lừa
gạt, ăn cắp mà có”.

Chủ nghĩa trọng nông cho rằng: “Nguồn gốc của sự giàu có của xã hội lại là thu
nhập trong sản xuất nông nghiệp”.
Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh mà đại diện là Adam Smith cho rằng:
“LN trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm và cho lao
động khi đầu tư tư bản”. Vì vậy, ông ta không nhận thấy được sự khác nhau giữa LN
Trang:5
và giá trị thặng dư nên ông đã đưa ra quan điểm: “LN là hình thái khác của giá trị
thăng dư”
Kế thừa có chọn lọc các nhân tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển kết
hợp với những phương pháp biện chứng duy vật, C.Mác đã xây dựng thành công lý
luận về hàng hoá, sức lao động, đây là cơ sở để xây dựng học thuyết giá trị thặng dư
và ông đã kết luận rằng: “LN nói chung là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm
thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại”.
Nhìn từ góc độ DN thì LN là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh kết quả của
quá trình hoạt động sản xuất, KD của DN trong thời kỳ nhất định. LN phản ánh đầy đủ
các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của DN, phản ánh kết quả việc sử dụng các
yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định … Nó là khoản chênh
lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí bỏ ra để đạt được thu nhập
đó trong thời kỳ nhất định.
Như vậy, LN được xác định theo công thức sau:
Tổng Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Trong đó:
* Tổng thu nhập bao gồm: thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ; thu từ
hoạt động tài chính và thu từ hoạt động khác. Đối với DNTM thì thu từ hoạt động
bán hàng là nguồn thu nhập chủ yếu chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí
tài chính và chi phí khác.
* Tổng chi phí bao gồm: chi cho các hoạt động mua hàng, bán hàng, quản lý, tài
chính và các chi phí khác
1.1.2 Kết cấu và phương pháp xác định lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, với những chính sách khuyến khích phát triển kinh

tế của Nhà nước, phạm vi KD của DN được mở rộng. DN có thể đầu tư vào nhiều lĩnh
vực khách nhau để tìm kiếm LN và phân tán rủi ro. Vì thế LN cũng được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau. Về cơ bản, LN được hình thành từ hai nguồn: Lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh và Lợi nhuận từ hoạt động khác.
1.1.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Trang:6
Xuất phát từ chức năng chủ yếu của DNTM là tổ chức lưu thông hàng hóa thông
qua trao đổi mua bán nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, do đó LN từ hoạt động KD
thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng LN của DNTM.
Trước đây, ta hiểu LN từ hoạt động KD chỉ là LN từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Sau khi có quyết định của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2001
thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh bao gồm: Lợi nhuận từ bán hàng cung cấp dịch vụ
và Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Các thông tin trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh lợi nhuận HĐKD sẽ
được tính theo công thức sau:
LNhuận
thuần từ
HĐKD
=
DT thuần
bán hàng,
c/cấp dvụ
-
Giá vốn
hàng
bán
-
Chi phí
bán
hàng

-
Chi phí
quản lý
DN
+
DT hoạt
động
TC
-
Chi phí
TC
Trong đó:
* Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định như sau:
Tổng
DT thực tế bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ HĐKD chính và
HĐKD phụ.
+ Doanh thu từ HĐKD chính hay còn gọi là DT bán hàng, cung cấp dịch vụ là
toàn bộ tiền bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Trang:7
LN từ hoạt
động bán hàng,
c/cấp dvụ
=
DT thuần từ
bán hàng,
c/cấp dvụ
-
Giá vốn
hàng bán
-

Chi phí
bán hàng
-
Chi phí
quản lý
DN
LN gộp về bán
hàng, c/cấp dvụ
= DT thuần về bán
hàng, c/cấp dvụ
-
Giá vốn
hàng bán
LN hoạt động
tài chính
=
DT hoạt động
tài chính
-
Chi phí
tài chính
Doanh thu thuần bán
hàng và c/cấp dịch vụ
=
Tổng doanh thu thực tế
bán hàng và c/cấp dịch vụ
-
Các khoản
giảm trừ
+ Doanh thu từ HĐKD phụ là toàn bộ số tiền hoa hồng bán hàng, tiền nhận gia

công từ hoạt động nhận đại lý, ủy thác, gia công
+ DT thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ là bộ phận DT chủ yếu, chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong tổng DT, quyết định sự tồn tại và phát triển của DN.
Các khoản trừ bao gồm:
+ Chiết khấu thương mại: là số tiền bên bán cho bên mua hưởng khi mua hàng
với số lượng lớn.
+ Giảm giá hàng hóa: là số tiền giảm trừ ngoài hóa đơn hay hợp đồng cung cấp
dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém chất lượng, không đúng quy cách,
giao hàng không đúng thời hạn ghi như trong hợp đồng.
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại là doanh thu số hàng đã được coi là tiêu thụ
nhưng bị người mua trả lại do người bán không thực hiện đúng cam kết ghi trong hợp
đồng.
+ Các khoản thuế phải nộp khâu tiêu thụ như: thuế GTGT( đối với DN nộp thuế
theo phương pháp trực tiếp), thuế TTĐB, thuế xuất-nhập khẩu … theo quy định của
nhà nước
* Giá vốn hàng bán hay giá xuất kho là giá mua thực tế của hàng hóa đã tiêu
trong DNTM bao gồm cả giá mua và chi phí mua.
* Chi phí bán hàng: là toàn bộ số tiền phục vụ trực tiếp cho việc tiêu thụ hàng
hóa phân bổ cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ
* Chi phí quản lý DN: là toàn bộ số tiền phục vụ cho việc điều hành và quản lý
chung trong DN
* Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
+ Thu từ lợi tức, cổ tức hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết
+ Lãi tiền gửi, tiền cho vay, đầu tư chứng khoán
Trang:8
+ Chiết khấu thanh toán được hưởng
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
+ Thu nhập từ cho thuê tài sản
+ Thu nhập từ đầu tư vốn ra ngoài DN
* Chi phí hoạt động tài chính gồm:

+ Chi phí cho hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết
+ Lãi tiền vay phải trả phục vụ cho HĐKD, chi phí thuê tài sản
+ Chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán, chiết khấu thanh toán phải trả cho
người mua khi thanh toán tiền trước hạn, bổ sung dự phòng đầu tư chứng khoán.
+ Các chi phí phục vụ cho việc đầu tư vốn ra ngoài DN
LN từ hoạt động tài chính không những góp phần làm tăng tổng LN mà nó còn
góp phần nhằm hỗ trợ cho các HĐKD khác của DN. Hoạt động tài chính là việc sử
dụng số tiền nhàn rỗi vào KD đồng thời giúp DN phân tán được rủi ro trong KD. Để
đảm bảo chính xác trong việc xác định LN, chi phí sẽ được tập trung và phân bổ phù
hợp với DT và số lượng hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ.
1.1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là những khoản doanh thu mà DN không dự tính
trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không
mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan
hay khách quan đưa tới, bộ phận lợi nhuận này phát sinh từ các hoạt động ngoài
HĐKD của DN.
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
* Thu nhập khác gồm:
- Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng
Trang:9
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản thuế được giảm, được hoàn lại
- Thu được các khoản nợ khó đòi đã xóa số tính vào chi phí kỳ trước
- Các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập
- Các khoản thu khác
* Chi phí khác bao gồm:
- Chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Chi phạt vi phạm hợp đồng với bên bán
- Các khoản chi khác
Tóm lại, tổng LN của DN được tính như sau:


1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỢI NHUẬN
LN được xác định ở trên cho ta biết tổng quát về kết quả KD cuối cùng của DN
từ các hoạt động. Nhưng chúng ta không thể coi LN là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá
chất lượng SXKD vì nó có hạn chế là chỉ phản ánh quy mô LN. Điều này có thể dẫn
tới những sai lầm khi đánh giá hiệu quả KD trong kỳ. Vì vậy, để đánh giá một cách
toàn diện và đầy đủ chất lượng hoạt động của DN, ngoài chỉ tiêu LN tuyệt đối còn phải
sử dụng đến chỉ tiêu LN tương đối đó là tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất LN là chỉ tiêu mà qua đó cho thấy hiệu quả kinh tế của hoạt động
SXKD cao hay thấp. Từ tỷ suất LN ta có thể thấy rõ hai mặt:
- Tổng số LN tạo ra do tác động của toàn bộ chi phí bỏ ra nhiều hay ít
- Số LN tạo ra trên một đơn vị chi phí cao hay thấp
Ngoài ra, vì mục đích nghiên cứu, phân tích đánh giá khác nhau nên tỷ suất LN
có thể tình khác nhau, tùy theo mối quan hệ của LN với các chỉ tiêu có liên quan như:
doanh thu, chi phí, vốn …
1.2.1 Tỷ suất LN trên doanh thu (P’)
Tỷ suất LN trên doanh thu hay doanh lợi doanh thu là một chỉ tiêu tương đối
phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận king doanh với doanh thu của DN.
Công thức tính:
Trong đó: P’: Tỷ suất LN doanh thu
Trang:10
Tổng lợi
nhuận
=
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
+
Lợi nhuận từ
hoạt động khác
P

=
P
M
x 100
P: Tổng mức LN KD trong kỳ
M: Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng LN.
Nếu tỷ suất càng lớn thì kết quả HĐKD càng cao và ngược lại.
Tuy nhiên, việc sử dụng tỷ suất LN doanh thu không cho phép so sánh được
hiệu quả KD giữa các DN có quy mô khác nhau. Trong nhiều trường hợp DN có thể
nâng cao P’ nhưng thực chất sử dụng kém hiệu quả các yếu tố đầu vào, có khi còn lỗ
nếu tính them yếu tố lạm phát. Vì vậy, để phân tích khách quan đầy đủ hơn ta cần
nghiên cứu các tỷ suất khác
1.2.2 Tỷ suất LN trên tổng vốn (P’v)
Tỷ suất LN trên tổng vốn hay doanh lợi vốn là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan
hệ tỷ lệ giữa LN đạt được trong kỳ với số vốn KD bình quân của DN. Đây là một chỉ
tiêu quan trọng để xác định hiệu quả sử dụng của đồng vốn KD trong kỳ. Thông qua
chỉ tiêu này ta đánh giá được DN đã tổ chức KD có hiệu quả hay không, LN tạo ra trên
một đồng vốn KD nhiều hay ít
Công thức tính:
Trong đó: P’v: Tỷ suất lợi trên tổng vốn KD
P: Tổng lợi nhuận trong kỳ
Vbq: Vốn KD bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng 100 đồng vốn KD trong kỳ,
nghĩa là thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được khi DN bỏ ra 100 đồng vốn KD thì
sẽ thu được bao nhiêu đồng LN. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN đã quản lý và sử
dụng tố nguồn vốn KD mà DN đã bỏ ra trong kỳ. Với 2 DN có tỷ suất LN/DT như
nhau thì DN nào có tỷ suất Lợi nhuận /tổng vốn lớn hơn thì chứng tỏ DN hoạt động tốt
hơn, hiệu quả hơn. Tức là chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả KD của các DN có
quy mô sản xuất khác nhau.

Trang:11
P’
v
=
P
Vbq
x 100
1.2.3 Tỷ suất LN trên chi phí (P’cp)
Tỷ suất LN trên chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa
tổng LN với tổng chi phí KD trong kỳ.
Công thức tính:
Trong đó: P’cp: Tỷ suất LN trên chi phí
P: Tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ
F: Tổng chi phí KD trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì DN thu lại được bao
nhiêu đồng LN. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức độ sử dụng chi phí càng có hiệu
quả và ngược lại DN chi nhiều mà không mang lại hiệu quả KD cao hay thu được ít lợi
nhuận.
2 Nội dung phân tích lợi nhuận trong DNTM
Phân tích LN trong DN bao gồm các nội dung sau:
+ Phân tích chung tình hình thực hiện LN của DN
+ Phân tích tình hình thực hiện LN từ hoạt động KD
+ Phân tích tình hình thực hiện LN từ hoạt động khác
+ Phân tích các tỷ suất LN
1.3. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TOÀN
DN
Phân tích chung tình hình thực hiện LN toàn DN là việc tiến hành đánh giá sự
biến động Tổng LN của DN giữa kỳ này với kỳ trước về số tuyệt đối, tỷ trọng và tỷ lệ
tăng(giảm) nhằm thấy được khái quát tình hình LN của Công ty . Khi phân tích cần
tính và so sánh mức tỷ lệ biến động của kỳ so sánh và kỳ gốc trên từng chỉ tiêu.

1.3.1. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Phân tích HĐKD là xem xét sự biến động LN của các kỳ KD qua việc so sánh
kết quả tuyệt đối giữa các kỳ đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Trang:12
P’c
p
=
P
F
x 100
đến sự biến động đó. Do lợi nhuận HĐKD bao gồm LN từ hoạt động tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ và LN từ hoạt động tài chính nên khi phân tích LN từ HĐKD
phải phân tích sự biến động của từng bộ phận. Có vậy mới thấy rõ được mức độ biến
động và nhân tố ảnh hưởng của từng bộ phận LN đến tổng LN của DN.
1.3.2. Phân tích LN hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ
LN từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ là bộ phận LN quan
trọng nhất trong tổng LN của DN và đây cũng là hoạt động có nhiều nhân tố tác động,
ảnh hưởng đến mức tăng(giảm). Nôi dung phân tích bao gồm:
- Đánh giá chung
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình LN
1.3.2.1. Đánh giá chung
Tình hình LN bán hàng, cung cấp dịch vụ nằm đánh giá mức độ thực hiện, số
chênh lệch tăng(giảm) của các chỉ tiêu xác định LN trên cơ sở áp dụng phương pháp
so sánh và lập biểu so sánh giữa các các số liệu thực hiện với kế hoạch hoặc số liệu kỳ
này với kỳ trước. Phân tích chung tình hình thực hiện LN bán hàng và cung cấp dịch
vụ căn cứ vào công thức sau đây:
Trong đó:
DT thuần BH & CCDV - Trị giá vốn hàng = LN gộp
LN gộp là phần chênh lệch giữa DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ với trị
giá vốn của hàng bán ra. LN gộp và tỷ lệ LN gộp/DTT là những chỉ tiêu đánh giá kết

quả hoạt động KD. Để có LN gộp, DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ phải lớn hơn trị
Trang:13
LN từ hoạt
động HB
& CCDV
=
Tổng Dthu
BHàng &
CCDV
-
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
-
Giá vốn
hàng
bán
-
Chi phí
bán
hàng
-
Chi phí
quản lý
DN
Tổng DThu
BH & CCDV
-
Các khoản giảm
trừ doanh thu

=
DThu thuần
BH & CCDV
Các khoản
giảm trừ DT
= Chiết khấu
thương mại
+ Hàng bán
bị trả lại
+ Giảm giá
hàng bán
+
Các khoản
thuế gián thu
Tỷ lệ LN gộp =
Lợi nhuận gộp
DTT BH &CCDV
giá vốn hàng bán ra. Để có tỷ lệ LN gộp tăng, DTT phải có tỷ lệ tăng lớn hơn tỷ lệ
tăng của giá vốn hàng bán ra. Phân tích các chỉ tiêu nếu DN có mức LN gộp tăng lên
thì đánh giá DN quản lý tốt khâu mua hàng, bán hàng.
LN gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý DN = LN trước thuế
LN trước thuế là chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả hoạt động bán hàng và cung
cấp dịch vụ. Để tăng được LN trước thuế đòi hỏi DN phải phấn đấu giảm các khoản
chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.
1.3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Căn cứ vào công thức xác định LN bán hàng và cung cấp dịch vụ, ta thấy có 2
loại chỉ tiêu ảnh hưởng đến LN là chỉ tiêu doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán,
các chỉ tiêu chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. Ta sử dụng phương pháp so sánh
và cân đối để xác định ảnh hưởng của các nhân tố theo chiều thuận nghịch. Từ công
thức tính toán trên ta thấy LN chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: là nhân tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với LN,
khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng tăng thì LN tăng và ngược lại.
+ Giá bán 1 sản phẩm: là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ thuận với LN. Giá bán càng
cao thì DT thu về càng nhiều và LN tăng lên
+ Giá vốn hàng bán: là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với LN. Giá vốn càng
giảm thì LN càng tăng và ngược lại.
+ Chi phí BH và chi phí quản lý DN: có ảnh hưởng tỷ lệ nghich với LN. Chi phí
càng nhỏ thì LN thu về càng cao
+ Thuế suất các khoản thuế phải nộp như thuế GTGT, xuất – nhập khẩu, tiêu thụ
đặc biệt, thuế TNDN … với mặt hàng DN KD cũng làm ảnh hưởng đến LN
+ Các khoản giảm trừ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với LN.
Trang:14
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng kể trên đến tình hình LN bán hàng, cung
cấp dịch vụ sẽ giúp DN nhận ra được đâu là nhân tố ảnh hưởng tích cực, đâu là nhân tố
ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó đề ra được các biện pháp nhằm phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực.
1.3.2 Phân tích LN hoạt động tài chính
LN HĐTC = Thu từ HĐTC – Chi phí tài chính
1.3.2.1 Đánh giá chung
Ta sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với bảng biểu để thấy được mức tăng
giảm về cả số tiền, tỷ trọng và tỷ lệ qua đó để đánh giá sự thay đổi của các khoản thu
chi từ HĐTC đến sự thay đổi của Lợi nhuận HĐTC nói riêng và sự thay đổi của tổng
lợi nhuận nói chung.
1.3.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Thông qua việc so sánh các khoản tiền gửi, các khoản đầu tư vốn, các khoản vay
của DN và tình hình lãi suất của Nhà nước và ngân hàng quy định để thấy được sự
biến động của LN HĐTC. Khi phân tích LN từ hoạt động này thường xem xét dựa trên
số liệu thực tế hàng năm thu được hoặc so sánh định mức đặt ra so với số thực tế làm
được.

+ Thu từ HĐTC là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ thuận với LN
+ Chi phí tài chính là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với LN
1.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG
KHÁC
LN hoạt động khác = Thu khác – Chi khác
1.4.1 Đánh giá chung
Ngoài các khoản LN thu được từ hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính DN
còn thu được một số LN từ hoạt động bất thường không dự báo trước. Khi phân tích
Trang:15
LN từ bộ phận này phải căn cứ vào nội dung của từng khoản thu nhập, chi phí và tình
hình cụ thể của từng trường hợp mà phân tích vì những hoạt động này không có số liệu
dự kiến hay kế hoạch trước. Ta sử dụng phương pháp kẻ biểu và so sánh để nhận xét
về sự biến động của các khoản thu chi khác đến LN.
1.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Kết hợp phương pháp so sánh và phương pháp cân đối để xác định nhân tố ảnh
hưởng. Có 2 nhân tố ảnh hưởng chính đến LN khác:
+ Thu khác có tác động tỷ lệ thuận với LN. Tuy nhiên không phải khoản thu bất
thường nào cũng được đánh giá là tốt. Ví dụ như: thu về tiền phạt, bồi thường vi phạm
hợp đồng có giá trị càng tăng chứng tỏ khâu mua hàng có vấn đề, chưa chọn được nhà
cung cấp uy tín và cũng theo đó làm giảm uy tín của DN.
+ Chi khác có tác động tỷ lệ nghịch với LN. Chi phí này tăng sẽ làm giảm LN và
ảnh hưởng đến hoạt động của toàn DN. Ví dụ, tiền phạt vi phạm hợp đồng chỉ làm
tăng chi phí mà còn giảm uy tín của DN với khách hàng.
Như vậy, khi phân tích LN của DN cần xem xét kỹ các nhân tố ảnh hưởng thì
mới có thể đưa ra những nhận xét chính xác về tình hình LN và đề ra được biện pháp
tối ưu nhất.
1.5. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỢI NHUẬN
LN thực hiện được sau một quá trình SXKD là một trong những chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả KD của DN. LN tuyệt đối không phản ánh đúng mức độ hiệu quả KD vì
chỉ tiêu này không những chịu tác động trực tiếp của bản thân chất lượng công tác của

DN mà còn chịu ảnh hưởng của quy mô KD. Chính vì vậy để đánh giá đúng đắn kết
quả KD DN cần sử dụng thêm các chỉ tiêu tỷ suất LN. Tỷ suất LN được tính bằng
nhiều cách tùy theo mối quan hệ của LN với các chỉ tiêu có liên quan. Nội dung phân
tích tỷ suất LN bao gồm:
Phân tích chung tỷ suất LN
Trang:16
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN
1.5.1 Đánh giá chung
Phân tích chung tỷ suất lợi nhuận là việc tính toán và so sánh các chỉ tiêu: tỷ suất
Lợi nhuận trên Doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên chi
phí giữa các năm để nhận thấy hiệu quả KD của DN qua từng năm thay đổi như thế
nào, có phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường không? Qua sự thay đổi của các
tỷ suất này DN có hướng để điều chỉnh kết cấu cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ
mục đích KD của DN mình.
1.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Dựa vào các công thức tính tỷ suất lợi nhuận đã trình bày ở phần trên ta phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến từng loại tỷ suất. Cụ thể:
Khi phân tích tỷ suất LN/DT cần xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố DT
đến sự biến động của tỷ suất. Phân tích tỷ suất LN/tổng vốn thì phải xem xét mức độ
ảnh hưởng của tổng vốn và các loại nguồn vốn đến kết quả của tỷ suất. Còn phân tích
tỷ suất LN/chi phí cần xét đến sự thay đổi của các loại chi phí làm thay đổi tỷ suất.
Qua việc phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến từng loại tỷ suất ta có thể
nhận thấy sự thay đổi cụ thể của từng chỉ tiêu, biết được sự thay đổi đó tích cực hay
tiêu cực tới tình hình hoạt động của DN. Từ đó, đưa ra phương hướng đẩy mạnh yếu tố
tích cực hạn chế yếu tố tiêu cực.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP Ô TÔ TUẤN NAM TRANG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Trang:17

Công ty CP Ô tô Tuấn Nam Trang tiền thân là Công ty Cổ phần Ô Tô Tuấn Nam
Trang. Công ty một tổ chức kinh tế pháp nhân hoạch toán kinh tế độc lập, có con dấu
riêng, được mở tài khoản ngân hàng theo quy định của pháp luật. Công ty được thành
lập theo quy tắc dân chủ, thống nhất nhằm mục đích phát triển kinh doanh, giải quyết
việc làm cho người lao động trong Công ty, đảm bảo nộp đầy đủ nghĩa vụ ngân sách
Nhà nước, tạo tích lũy cho Công ty nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngày 02/01/2009 Công ty Cổ phần Ô Tô Tuấn Nam Trang chính thức đổi tên
thành Công ty CP Ô tô Tuấn Nam Trang được Sở Kế hoạch đầu tư Thanh Hóa cấp
giấy phép kinh doanh số 2613000351 và đi vào hoạt động ngày 02 tháng 01 năm
2009.
- Tên Công ty: Công ty Cô phần ôtô Tuân Nam Trang
- Địa chỉ Công ty: chi nhánh 2- Xã Quảng Phong - Huyên Quảng Xương - Tỉnh
Thanh Hóa
- Trụ sơ chính: Quốc lộ 1A- Đoạn chánh Thanh Hóa- xã Đông Hải - TP.Thanh
hóa – Tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại: (037) 3 995 959
- Mã số thuế : 2800791160
- Vốn điều lê: 5.000.000.000 vnđ
- Số tài khoản: 3500421101002076 -tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Quảng
Xương
- Giám đôc Công ty: Ông Dương Đình Năm
Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn tự hoàn thiện mình và ngày càng khẳng
định vị trí của mình trên thị trường góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất
nước, phát triển nền kinh tế quốc dân. Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động và
nhiệt tình Công ty luôn hoạt động theo phương châm “Tốt và tốt hơn nữa”. Mọi nỗ lực
Trang:18
GIÁM ĐỐC
Phòng Tài chính - Kế toán Phòng kinh doanh
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng nhân sự

đều hướng tới một tiêu chí là sử dụng tối đa năng lực của mình để có được sự hài lòng
tuyệt đối của khách hàng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Kinh doanh xe hơi( loại nhập khâủ nguyên chiếc) từ 4 đến 7 chỗ ngồi chủ yếu là
xe HUYNDAI, TOYOTA, FORD,…
Kinh doanh các dòng xe tải, xe bán tải,xe phuc vụ công trình có đâỳ đủ các trọng
tải.
Kinh doanh các loại phụ tùng ôtô
Ngoài ra mơ nhiều xưởng bảo dương, sửa chữa ôtô con, xe tải,…
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty CP Ô tô Tuấn Nam Trang tuy mới chỉ hoạt động trong thời gian chưa dài
nhưng nhờ có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, hăng hái trong công việc nên Công ty
ngày càng phát triển ổn định hơn. Trong quá trình hoạt động Công ty cũng dần hoàn
thiện bộ máy tổ chức sao cho gọn nhẹ mà lại hoạt động có hiệu quả nhất. Trên tư duy
đó cơ cấu tổ chức của Công ty hoạt động theo sơ đồ sau:
Sơ đồ : Bộ máy tổ chức của Công ty
Trong đó:
Trang:19
+ Ban giám đốc bao gồm 1 giám đốc và một phó giám đốc có nhiệm vụ điều
hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật về hoạt
động của Công ty. Giám đốc là người ra quyết định cuối cùng có ảnh hưởng lớn đến
Công ty.
+ Phòng kinh doanh bao gồm: bộ phận nghiên cứu phát triển thị trường; bộ phận
bán hàng – chăm sóc khách hàng
Nhiệm vụ của các bộ phận thuộc phòng kinh doanh:
Bộ phận nghiên cứu – phát triển thị trường: tiếp cận thị trường, nắm bắt các
thông tin kinh tế kịp thời để biết nhu cầu về mặt hàng Công ty đang kinh doanh xuất
hiện ở khu vực nào để mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty.
Bộ phận bán hàng – chăm sóc khách hàng: ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế
mua và bán với khách hàng; phụ trách giới thiệu và dịch vụ cho Công ty; marketing

các thông tin của Công ty cho các hội chợ, triển lãm; thực hiện các hoạt động sau bán
cho khách hàng như tư vấn lắp đặt, sữa chữa, sử dụng …
+ Phòng nhân sự: có trách nhiệm tìm và lựa chọn những nhân viên có trình độ,
kiến thức phù hợp với môi trường quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty; theo
dõi, sắp xếp lại đội ngũ lao động, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn,
trình độ nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu trong tình hình kinh tế mới; đảm bảo chế độ lao
động về các khoản tiền lương, thưởng … cho mọi cán bộ nhân viên trong Công ty.
+ Phòng Tài chính – Kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu
về tài chính cho giám đốc. Các nhân viên bộ phận kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện công tác tài chính, thống kê, ghi chép, tính toán, phân tích để phản ánh chính xác,
trung thực, kịp thời và đầy đủ về tài sản, tiền vốn, tình hình mua bán, tồn kho hàng
hóa, kết quả kinh doanh của Công ty.
2.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN QUA CÁC DỮ LIỆU ĐÃ THU
THẬP
2.2.1. Phân tích chung tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty
Trang:20
Để đánh giá toàn diện kết quả đạt được của Công ty, ta xem xét Bảng khái quát
tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2011, 2012 và 2013.
(Số liệu được thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012 và 2013
của Công ty và để tiện cho việc theo dõi, các số liệu trong các bảng của đã được làm
tròn tới đơn vị tính là 1000 đồng)
Trang:21
PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
Năm 2011 2012 2013 SS 2011/2012 SS 2012/2013
Số tiền CL % CL %
1. LN từ HĐKD:
- LN từ HĐTTSP 2,510,000
2,529,70
9
2,214,53

7 19,709 0.8% -315,172 -12.5%
- LN từ HĐTC -400,061 -326,830 91,584 73,231
-
18.3
% 418,414
-
128.0%
2. LN từ HĐ khác 38,264 20,785 -4,998 -17,479
-
45.7% -25,783
-
124.0%
3. Tổng LN trước thuế 2,148,203
2,223,66
4
2,301,12
3 75,461 3.5% 77,459 3.5%
4. Thuế TNDN phải nộp 537050.8 555,916 575,281 18,865 3.5% 19,365 3.5%
5. LN sau thuế TNDN
1,611,15
2
1,667,74
8
1,725,84
2 56,596 3.5% 58,094 3.5%
Đơn vị tính: 1000 đồng

Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- LN trước thuế năm 2012 đạt 2,223,664 nghìn đồng tăng 75,461nghìn đồng so với
năm 2011 với tỷ lệ tăng là 3.5% và LN trước thuế năm 2013 đạt 2,301,123 nghìn đồng

tăng 77,459 nghìn đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 3.5%. Điều này cho thấy việc
kinh doanh của Công ty có hiệu quả qua các năm với tốc độ tăng từ năm 2011 qua
2013 và đến năm 2013 là tương đương nhau(3.5%).
- LN của Công ty tăng là do sự biến động của 2 yếu tố là LN từ HĐKD và LN từ
HĐ khác thay đổi khác nhau tùy vào từng năm. Năm 2011 và năm 2012 lợi nhuận được
tăng lên bởi LN từ HĐKD và LN khác, bên cạnh đó LN từ HĐTC vẫn đang âm
nhuwngg có chiều hướng giảm nên vẫn còn tác động không tốt vào tình hình lợi nhuận
chung của Doanh nghiệp. Sang đến năm 2013 thì đã có sự thay đổi rõ rệt so với 2 năm
trước nhưng vẫn có những điểm đáng báo động cho Công ty cụ thể: Lợi nhuận tăng
chủ yếu và LN từ HĐKD và LN từ HĐ khác đã âm(-4,998) làm giảm lợi nhuận của
Công ty.
- Lợi nhuận hoạt động tiêu thụ sản phẩm là phần lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn
trong lợi nhuận HĐKD nói riêng và tổng LN của toàn Công ty nói chung. Ở bộ phận
Trang:22
này Công ty đã đạt kết quả thực hiện rất tốt: tăng từ 2,510,000 nghìn đồng năm 2011
lên 2,214,537 nghìn đồng năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng đã hơi chững lại ở năm
2012.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty bị lỗ ở 2 năm 2011 và 2012
nhưng có chiều hướng giảm lỗ, tăng đột biến thành con số dương (91,584 nghìn đông)
vào năm 2013. Điều này chứng tỏ lợi nhuận của hoạt động TC đã tăng lên qua 3 năm.
Qua điều tra tìm hiểu được biết trong giai đoạn đầu mới hoạt động Công ty đã phải đi
vay vốn khá nhiều để nhập hàng nên chi phí tài chính cao làm cho hoạt động TC bị lỗ
khá nhiều, sang năm 2013 do có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả hơn và hạn chế đi các
khoản vay lãi nên Công ty đã có LN từ hoạt động tài chính.
- LN hoạt động khác ít phát sinh nên hầu như ít mang lại lợi nhuận cho Công ty
và có xu hướng giảm chụ thể: giảm 17,479 nghìn đồng từ 38,264 nghìn đồng(2011)
xuống 20,785 nghìn đồng (2012) tương ứng giảm 45.7%. Đặc biệt giảm mạnh xuống
-4,998 nghìn đồng (2013) tương ứng giảm đi 124.0% so với năm 2012.
- Phần LN sau khi nộp các khoản thuế theo quy định tăng đảm bảo cho Công ty
có thể tiếp tục bổ sung vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh.

2.2.2. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
2.2.2.1 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Dựa vào bảng ta thấy được mức độ ảnh hưởng của cá c nhân tố đến kết quả lợi
nhuận hoạt động kinh doanh như sau:
- Doanh thu là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ thuận với LN, giá vốn ảnh hưởng tỷ lệ
nghịch với LN. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 5,754,840 nghìn đồng so với năm 2011
và tăng 2,250,418nghìn đồng vào năm 2013 so với năm 2012 giá vốn năm 2012 tăng
5,541,991nghìn đồng so với năm 2011 và tăng 2,474,516 nghìn đồng vào năm 2013 so với
năm 2012. Mức tăng của DT thuần > mức tăng của giá vốn (5,754,840>5,541,991) vào
thời điểm năm 2012 so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 thì Mức tăng của DT
thuần < mức tăng của giá vốn (2,250,418<2,474,516). Điều này làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận gộp của Công ty.
Trang:23
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến LN. Chi
phí bán hàng năm 2012 tăng 108,970 nghìn đồng so với năm 2011, và tăng 22,020 nghìn
đồng vào năm 2013 so với năm 2012. Nhìn chung là có xu hướng giảm rõ rệt cũng là do
Công ty thắt chặt các khoản chi phí một cách tốt nhất, chi phí quản lý DN tăng 84,170
nghìn đồng vào năm 2012 và tăng 69,054 nghìn đồng vào năm 2013 tương ứng làm LN
giảm 84,170 nghìn đồng vào năm 2012 và giảm 69,054 nghìn đồng vào năm 2013 .
Ảnh hưởng của các khoản chi phí này làm LN hoạt động tiêu thụ hàng hóa tăng
19,709 nghìn đồng tương ứng tăng 0.8% của năm 2012 so với năm 2011, và giảm 315,172
nghìn đồng tương ứng giảm 12% của năm 2012 so với năm 2013.
2.2.2.2 Phân tích chung
Ta xét bảng sau:
Đơn vị tính: 1000 đồng
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Khoản mục
Năm SS 2011/2012 SS 2012/2013
2011 2012 2013 CL % CL %
1. Doanh thu 23,096,000 28,852,460 31,109,850 5,756,460 24.9% 2,257,390 8%

2. Các khoản
giảm trừ 7,200 8,820 15,792 1,620 22.5% 6,972 79%
3. DTT 23,088,800 28,843,640 31,094,058 5,754,840 24.9% 2,250,418 8%
4. Giá vốn 19,203,180 24,745,171 27,219,687 5,541,991 28.9% 2,474,516 10%
5. LNG 3,885,620 4,098,469 3,874,371 212,849 5.5% -224,098 -5%
6. Chi phí bán
hàng
847,320 956,290 978,310 108,970 12.9% 22,020 2%
7. Chi phí QLDN
528,300 612,470 681,524 84,170 15.9% 69,054 11%
8. LN từ
HĐTTSP 2,510,000 2,529,709 2,214,537 19,709 0.8% -315,172 -12%
Từ bảng số liệu trên ta thấy được khái quát kết quả HĐKD của Công ty qua đó
thấy được sự thay đổi của hoạt động này và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi
nhuận của hoạt động kinh doanh.
- LN hoạt động tiêu thụ hàng hóa tăng tuyệt đối từ 23,096,000 nghìn đồng năm 2011
lên 28,852,460 nghìn đồng năm 2012 tương ứng tăng tương đối 24.9% và tăng tuyệt
Trang:24
đối 2,250,418 nghìn đồng vào năm 2013 so với năm 2012 tương ứng với tăng tương
đối 8%.
- LN gộp nhìn chung là tăng, giảm ko rõ rệt và không theo cùng một chiều hướng
trong vòng 3 năm 2011 – 2013 tăng từ 3,885,620 nghìn đồng năm 2011 lên 4,098,469
nghìn đồng năm 2012, tương ướng tăng 5.5%, nhưng lợi nhuận gộp lại giảm xuống
3,874,371 nghìn đồng vào năm 2013.
2.2.2.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Dựa vào bảng ta thấy được mức độ ảnh hưởng của cá c nhân tố đến kết quả lợi
nhuận hoạt động kinh doanh như sau:
- Doanh thu là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ thuận với LN, giá vốn ảnh hưởng tỷ lệ
nghịch với LN. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 5,754,840 nghìn đồng so với năm
2011 và tăng 2,250,418nghìn đồng vào năm 2013 so với năm 2012 giá vốn năm 2012

tăng 5,541,991nghìn đồng so với năm 2011 và tăng 2,474,516 nghìn đồng vào năm
2013 so với năm 2012. Mức tăng của DT thuần > mức tăng của giá vốn
(5,754,840>5,541,991) vào thời điểm năm 2012 so với năm 2011, nhưng đến năm
2013 thì Mức tăng của DT thuần < mức tăng của giá vốn (2,250,418<2,474,516).
Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của Công ty.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến LN. Chi
phí bán hàng năm 2012 tăng 108,970 nghìn đồng so với năm 2011, và tăng 22,020
nghìn đồng vào năm 2013 so với năm 2012. Nhìn chung là có xu hướng giảm rõ rệt
cũng là do Công ty thắt chặt các khoản chi phí một cách tốt nhất, chi phí quản lý DN
tăng 84,170 nghìn đồng vào năm 2012 và tăng 69,054 nghìn đồng vào năm 2013
tương ứng làm LN giảm 84,170 nghìn đồng vào năm 2012 và giảm 69,054 nghìn
đồng vào năm 2013 .
Ảnh hưởng của các khoản chi phí này làm LN hoạt động tiêu thụ hàng hóa tăng
19,709 nghìn đồng tương ứng tăng 0.8% của năm 2012 so với năm 2011, và giảm
315,172 nghìn đồng tương ứng giảm 12% của năm 2012 so với năm 2013.
2.2.3. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Trang:25

×