Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần may đại việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.48 KB, 75 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
MỤC LỤC
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong kinh tế luôn có sự cạnh tranh quyết liệt. Ở Việt Nam bản chất cạnh tranh
của nền kinh tế phải chịu sự điều tiết của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Bất kỳ tổ
chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu của nền kinh tế nói đến cùng là
lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu là lợi nhuận,
hướng tới lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Đây là vấn đề sống còn và phát triển của
doanh nghiệp.
Thời gian sắp tới là giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của đất nước với mục tiêu đưa
nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và thế giới. Nhận thức được cơ hội và
thách thức này, khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức cổ phần, Công ty Cổ
Phần May Đại Việt phải huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy, lợi nhuận có
ý nghĩa rất quan trọng. Phân tích lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp
hữu hiệu trong kinh doanh, có thể khắc phục nhanh chóng những tình huống, những
nhân tố gây bất lợi. Đồng thời giúp các nhà quản trị hình dung được bức tranh thực
về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để tối đa hoá lợi nhuận
thì phải nhận biết lợi nhuận của Công ty được cấu thành từ những yếu tố nào? Và
chịu ảnh hưởng của các yếu tố đó như thế nào? Nhằm đo lường mức ảnh hưởng của
các yếu tố đến lợi nhuận, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi
nhuận, nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích lợi nhuận nên em chọn đề
tài “Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty Cổ phần May Đại Việt” để
làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình, để từ đó đề ra những giải pháp trong
tương lai giúp Công ty đạt mục tiêu tối đa lợi nhuận.
+ Nội dung của báo cáo thực tập:
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Phương pháp luận
Chương III:Giới thiệu tổng quan về công ty
Chương IV:Phân tích tình hình lợi nhuận công ty
Chương V: Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận
Chương VI: Kết luận
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm từ năm (2007 - 2009), nhằm tìm
ra nguyên nhân và mức ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận. Từ đó đề ra các biện
pháp khắc phục những yếu tố bất lợi và khai thác tốt những nhân tố có lợi nhằm không
ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích kết quả hoạt động của Công ty Cổ Phần May Đại Việt qua 3 năm 2007 –
2009 để chỉ ra mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận.
(2) Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần
May Đại Việt trong năm 2009.
(3) Phân tích và đánh giá các các chỉ tiêu
(4) Kết luận và đề xuất các giải pháp về vấn đề lợi nhuận tại công ty cổ phần May Đại
Việt
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
- Tình hình kinh doanh của công tyCổ Phần May Đại Việt trong ba năm 2007-2009 được
thực hiện như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của chúng
như thế nào?
- Giải pháp nào nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi không gian
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ ngày 20 tháng 12năm 2010 đến ngày 11tháng 4
năm 2011 tại công ty cổ phần May Đại Việt
- Các số liệu dùng phân tích do phòng Kế toán, Tổng hợp cung cấp.
1.4.2 Phạm vi thời gian
- Tiếp xúc thực tế với công ty từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 03 năm 2011, số
liệu dùng phân tích được thu thập trong 3 năm từ 2007 đến 2009.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Phân tích kết quả hoạt động của Công ty Cổ Phần May Đại Việt qua 3 năm 2007 –
2009 để chỉ ra mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận.
- Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty May Đại Việt
qua năm 2009
- Đề xuất các giải pháp về vấn đề lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần mía đường Cần Thơ.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thông qua việc quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế của công ty trong thời gian thực
tập.
- Đồng thời thu thập số liệu thông qua các báo cáo và tài liệu liên quan vấn đề nghiên
cứu do Phòng tài chính - kế toán và Phòng tổ chức - hành chánh của Công ty cổ phần
may Đại Việt cung cấp.
- Thu thập thêm các thông tin trên báo chí, Internet.
1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp so sánh: So sánh giữa kỳ thực hiện so kế hoạch, năm nay so với năm
trước để thấy hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Dùng phương pháp tỷ trọng để nghiên cứu, đánh giá, phân tích kết cấu chi phí trong
mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận.
- Phương pháp chỉ số liên hoàn: Phương pháp này phục vụ cho mục tiêu cụ thể là phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Chi tiết các chỉ tiêu kinh tế thành các yếu tố cấu thành để xác định, kiểm tra, đánh giá
nhân tố ảnh hưởng đến tổng mức lợi nhuận của Công ty.
- So sánh các chỉ tiêu kinh tế nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động các chỉ tiêu
giúp nhà kinh tế đánh giá chính xác chúng trong phạm vi phân tích.

CHƯƠNG 2
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận về phân tích lợi nhuận
2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích lợi nhuận
(TS.Lưu thị Hương-TS. Vũ Duy Đào”quản trị tài chính” năm 2006)
a) Khái niệm lợi nhuận
b) Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu về so với
các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường đầu tư vốn
vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau
như: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và hoạt
động khác.
Lợi nhuận trước thuế: là khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động.
Lợi nhuận sau thuế: là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
cho nhà nước.
Lợi nhuận giữ lại: là phần còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập. Lợi nhuận giữ lại được
bổ sung cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giữ lại còn gọi là lợi nhuận chưa
phân phối.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
b) Ý nghĩa của lợi nhuận
- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả ấy là điều kiện tồn tại và phát triển

của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân và doanh
nghiệp bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách Nhà nước thông
qua chính sách thuế, đồng thời một bộ phận lợi nhuận được để lại thành lập các quỹ tạo
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập của người lao động và nâng cao phúc lợi
xã hội.
- Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và
các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
c) Nhiệm vụ của việc phân tích lợi nhuận
- Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
- Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình
hình biến động lợi nhuận.
- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng
nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.1.2. Mục đích việc phân tích lợi nhuận
- Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đề
ra, để xem trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc hoàn thành
mục tiêu đề ra không, từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
- Bên cạnh đó, việc phân tích giúp cho doanh nghiệp thấy được những mặt hàng ưu thế
của mình trên thị trường, từ đó xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh có hiệu quả góp
phần nâng cao tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Phân tích lợi nhuận cũng giúp doanh nghiệp nhìn ra các nhân tố bên trong và bên ngoài
ảnh hưởng đến lợi nhuận và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. Từ
đó giúp nhà quản trị đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và khắc phục
những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


2.1.3. Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ chi phí và khối lượng không chỉ giúp doanh
nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh, và các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận, mà còn là phương pháp phân tích dựa trên
những dữ liệu mang tính chất dự báo, phục vụ cho các quyết định mang tính chất quản trị
trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định kế hoạch trong tương lai. Nhưng trong
bài phân tích này, phân tích mối liên hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận chỉ dựa vào số
liệu trong quá khứ. Kết quả phân tích không mang tính định hướng cho tương lai.
Công thức:
Lợi nhuận (LN) = Doanh thu - Chi phí
Mà: Doanh thu = Khối lượng * đơn giá
Chi phí = Chi phí khả biến + Chi phí bất biến
=> LN = (Khối lượng * đơn giá) – Chi phí khả biến – Chi phí bất biến.
+ Yếu tố khối lượng
Yếu tố khối lượng trong đề tài này là khối lượng bán ra của những sản phẩm chọn lọc
để nghiên cứu. Nó là nhân tố quan trọng để làm tăng lợi nhuận. Một sự biến đổi nhỏ của
khối lượng làm nên một sự biến đổi lớn trong lợi nhuận.
Để đo lường mức độ này ta sử dụng công thức:
Dol = Số dư đảm phí / lợi nhuận.
Dol càng lớn thì độ nhạy cảm của lợi nhuận đối với khối lượng càng cao.
 Yếu tố chi phí ( lê phước hương- kế toán quản trị- năm 2008)
Đây là mối quan hệ giữa chi phí khả biến, chi phí bất biến và lợi nhuận trong doanh
nghiệp. Độ lớn của đòn cân hoạt động phụ thuộc vào chi phí bất biến cao hay thấp. Hay
nói cách khác, nó phụ thuộc vào kết cấu chi phí. Tùy theo điều kiện của môi trường kinh
doanh ảnh hưởng đến khối lượng bán hoặc doanh số bán mà doanh nghiệp chọn kết cấu
chi phí hợp lý.
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP

Trường hợp doanh nghiệp có khối lượng bán tăng, doanh nghiệp có chi phí bất biến
nhiều sẽ có khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều, có ưu thế cạnh tranh về chi phí.
Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp có khối lượng bán ra giảm, doanh nghiệp nào có sử
dụng chi phí khả biến nhiều hơn sẽ có khả năng chống đỡ tổn thất tốt hơn.
- Chi phí khả biến: Khoản mục được xem là chi phí khả biến khi căn cứ ứng xữ của nó
biến động theo tổng số tiền nó thay đổi. Còn tính theo một đơn vị căn cứ ứng xữ nó lại
không thay đổi .
- Chi phí bất biến: Khoản mục được xem là chi phí bất biến khi căn cứ ứng xữ của nó
biến động tính theo tổng số tiền nó không thay đổi, còn tính theo một căn cứ ứng xữ nó
thay đổi .
- Số dư đảm phí: Là lợi nhuận trước khi bù đắp cho tổng chi phí bất biến. Hoặc số dư
đảm phí là phần đóng góp dùng đảm bảo trang trải cho chi phí bất biến và có lãi.
Công thức tính: Số dư đảm phí (SDĐP) = Doanh thu – Chi phí khả biến
Số dư đảm phí là một công cụ lập kế hoạch lợi nhuận tức thời một cách hữu hiệu.
2.1.4 Môi trường kinh doanh: (PGS.TS. Lê Văn Tám giáo trình quản trị chiến
lược,đại học kinh tế quốc dân.)
Là tập hợp các yếu tố các điều kiện thiết lập nên khung cảnh sống của chủ thể, người
ta thường cho rằng môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố các điều kiện có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
2.1.4.1 các loại môi trường kinh doanh
a) Môi trường vĩ mô
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp nhà quản trị trả lời một phần cho câu hỏi:
Doanh nghiệp đang trực diện với những gì?
Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm: Yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và pháp luật, yếu
tố xã hội, yếu tố tự nhiên và công nghệ, yếu tố môi trường Quốc tế. Mỗi yếu tố môi
trường vĩ mô nói trên có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên
kết với các yếu tố khác.
b) Môi trường tác nghiệp

Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối
với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó.
Có năm yếu tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới
tìm ẩn và sản phẩm mới thay thế.
Vì ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự miễn cưỡng đối với tất cả
các doanh nghiệp, nên chìa khoá để ra được một chiến lược thành công là phải phân tích
từng yếu tố chủ yếu đó. Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranh giúp các doanh nghiệp
nhận ra mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành
kinh doanh đó gặp phải.

c) Môi trường bên trong
Hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải cố gắng phân tích một cách cặn kẽ các yếu tố
nội tại đó nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược điểm của mình. Trên cơ sở đó đưa ra
các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa.
Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lỉnh vực chức năng như: Nguồn nhân lực, nghiên
cứu và phát triển, sản xuất, tài chính kế toán, Marketing và văn hoá doanh nghiệp.
Sự phân tích xem xét hoàn cảnh nội bộ của doanh nghiệp cho thấy rằng sự sống còn
của doanh nghiệp suy cho cùng phụ thuộc vào khả năng nó có được hoặc không, các
nguồn lực chủ yếu để tồn tại bao gồm: Tiền vốn, con người và nguyên vật liệu.
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Mỗi bộ phận chức năng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm tìm kiếm hoặc bảo toàn
một hoặc nhiều nguồn lực nói trên. Vì các nguồn lực mà doanh nghiệp cần nắm ở trong
tay các doanh nghiệp và tổ chức bên ngoài, cho nên thường mỗi bộ phận chuyên môn dao
dịch với một hoặc nhiều doanh nghiệp bên ngoài và đó là “mắt xích” liên kết giữa doanh
nghiệp với các doanh nghiệp, các tổ chức đó. Những quản trị viên có thể phát huy nhận
thức tốt hơn về hoàn cảnh nội tại nhờ phân tích các yếu tố chủ yếu để làm rõ các điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh được vận dụng để đánh giá, phân tích mức ảnh hưởng của các

nhân tố lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ năm 2009.
2.1.5 Các chỉ tiêu phân tích
- Đòn cân hoạt động (Dol) = Số dư đảm phí / lợi nhuận ròng
Tỉ số này thể hiện tốc độ biến động của lợi nhuận so với doanh thu.
- Số dư an toàn:
Số dư an toàn = Doanh số thực hiện – doanh số hoà vốn (2.1.5)
Mà doanh số hoà vốn = Tổng CP bất biến / tỷ lệ số dư đảm phí
Mà tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí / doanh số


Số dư an toàn = Doanh số thực hiện – ((Tổng CP bất biến x Doanh số) / số dư đảm
phí).
Số dư an toàn đánh giá khả năng tránh xa phát sinh lỗ trong kinh doanh.

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp(. PGS - TS Phạm Thị
Gái. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Giáo Dục, 1997.)
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ:
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất
mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như: việc ký kết hợp
đồng tiêu thụ với các khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận
chuyển và thanh toán tiền hàng, giữ vững nguyên tắc thanh toán,
Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều có tác động nâng cao doanh thu bán hàng và lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
- Kết cấu mặt hàng:
Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương đối giản đơn, chi phí tương đối
thấp nhưng giá bán lại tương đối cao, nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức
tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp.
Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng xã hội.
Vì vậy, khi phấn đấu tăng doanh thu, lợi nhuận, các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện
đầy đủ các hợp đồng đã ký với khách hàng và xem khách hàng như là thượng đế. Nếu
không sẽ mất khách hàng, khó đứng vững trong cạnh tranh.
- Giá bán sản phẩm:
Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng. Thông thường những sản phẩm,
những công trình có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì Nhà nước mới
định giá, còn lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.
Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán
phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi
nhuận để thực hiện tái đầu tư.
- Giá thành sản phẩm: Giá thành tăng lên hoặc giảm xuống đều có ảnh hưởng lớn đến
lợi nhuận của doanh nghiệp, giá thành tăng thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống và
ngược lại.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Do đó, chúng ta cần
xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách cẩn thận để có thể giảm các loại chi phí đến
mức thấp nhất để làm tăng lợi nhuận
2.2. Phương pháp phân tích .( PGS - TS Phạm Thị Gái. Phân tích hoạt động kinh
doanh. NXB Giáo Dục, 1997.)
* Bằng phương pháp liên hoàn, xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng mức lợi
nhuận. Phương pháp phân tích này thể hiện rất rõ trong tổng mức lợi nhuận mà Công ty
đạt được, nó chịu ảnh hưởng của từng mức nhân tố cụ thể. Mỗi mức nhân tố đó nó sẽ góp
phần làm tăng hoặc giảm mức lợi nhuận chung bao nhiêu đơn vị.
Khi áp dụng cách phân tích trên thì nhà quản trị dể dàng nhận thấy mức nhân tố nào
thuận lợi trong quá trình đạt lợi nhuận mục tiêu, từ đó có quyết định chiến lược trong

kinh doanh. Trong phần này có sử dụng các kí hiệu sau:
2.2.1. Mức ảnh hưởng của nhân tố khối lượng hàng hoá

K
KiKi
Kii
K
L
PQ
PQ
LQ −
×
×
×=


1
(2.2.1)
 Trong đó


Q: Mức ảnh hưởng của nhân tố khối lượng hàng bán.
L
K
: Lợi nhuận kế hoạch.
Q
li
: Khối lượng thực tế của sản phẩm.
P
ki

: Giá bán kế hoạch của sản phẩm.
Q
ki
: Sản lượng kế hoạch của sản phẩm.
2.2.2. Mức ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm
( )
( )
[ ]
KiQLKiBHKiKiKiKii
QCCZPQQK
∆−−−−×−=∆

1
(2.2.2)
 Trong đó
K: Mức ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm.
Z
ki
: Giá thành kế hoạch của sản phẩm i.
C
Bhki
: Chi phí bán hàng kế hoạch của sản phẩm i.

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
C
Qlki
: Chi phí quản lý kế hoạch của sản phẩm i.
T
ki

: Thuế kế hoạch của sản phẩm i.
2.2.3 Mức ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm

( )
Kiii
PPQP
−=∆

11
(2.2.3)
 Trong đó


P: Mức ảnh hưởng của nhân tố giá bán.
P
li
: Giá bán thực tế của sản phẩm i.
2.2.4. Mức ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm

( )
BHKiiBHiBH
CCQC −=∆
11
(2.2.4)
 Trong đó


C
BH
: Mức ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng.

C
Bhli
: Chi phí bán hàng thực tế của sản phẩm i.
2.2.5. Mức ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí đơn vị sản phẩm

( )
QLKiiQLiQL
CCQC
−=∆
11
(2.2.5)
 Trong đó


C
QL
: Mức ảnh hưởng của chi phí quản lý.
C
Qlli
: Chi phí quản lý thực tế của sản phẩm thứ i.

2.2.6. Mức ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán

( )
Kiii
ZZQZ
−=∆

11
(2.2.6)

Trong đó:


Z: Mức ảnh hưởng của nhân tố giá thành.
Z
li
: Chi phí giá thành thực tế của sản phẩm i.
*trong đó:
: mức ảnh hưởng của nhân tố thuế
2.2.7. Công thức xác định lợi nhuận kế hoạch
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
LN
K
=

Q
K
(P
K
– Z
K
– C
BHK
– C
QLK
) (2.2.7)
Trong đó:
LN
K

: Lợi nhuận kế hoạch.
Công thức này dùng để xác định mức lợi nhuận đạt được theo kế hoạch đã lập ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.8. Công thức xác định lợi nhuận thực hiện
LN
1
=

Q
1
( P
1
– Z
1
- C
BH1
– C
QL1
) (2.2.8)
Trong đó:
LN
l
: Lợi nhuận thực hiện.
Công thức này dùng để xác định mức lợi nhuận đạt được trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
 Chú ý
Các công thức trên áp dụng vào việc phân tích trong đề tài vì các công thức này thuộc
hệ thống phân tích tình hình lợi nhuận của môn học phân tích hoạt động kinh tế. Các
công thức trên là công cụ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá mức hoàn
thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, đánh giá giữa kế hoạch và thực tiển, đặc biệt là hệ

thống công thức được ứng dụng trong việc phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Chương III:
Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần may Đại Việt
3.Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP may Đại Việt.
3.1.Lịch sử hình thành của công ty.
Tên công ty : Công ty cổ phần may Đại Việt
Tên tiếng anh : Đại Việt Garment joint stock company
Tên viết tắt: DAVICO
Trụ sở :279 Đường Chợ Hàng- Phường Dư Hàng Kênh- Lê Chân- Hải Phòng
Điện thoại : 0313.854.281 Email :
Mã số thuế :0200461495
Công ty may Đại Việt có quyết định thành lập vào ngày 29 tháng 4 năm 1988
theo quyết định của UBND thành phố Hải Phòng.
Giấy đăng ký kinh doanh số 035364 do sở kế hoạch đầu tư cấp lần 1 vào ngày 17
tháng 8 năm 1988. Đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 18 tháng 4 năm 2002 do sở đầu tư
thành phố cấp.
Từ năm 1987 đất nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên
sự đầu tư của nhà nước cho công ty ít, vốn lưu động chỉ 80 triệu ,cơ sở hạ tầng được tiếp
nhận nhà xưởng cũ của hợp tác xã Quần lực được xác định là 1,3 tỷ đồng ,trang bị
khoảng 60 máy công nghiệp Liên Xô.Với điều kiện như vậy nên công ty có 200 công
nhân vào năm 1988 đến năm 1996 công ty có 600 công nhân nhưng năm 2001 công ty
còn 400 công nhân
Do tình hình biến động của thị trường may của khu vực và sự phát triển của công ty đến
tháng 4 năm 2002 công ty đã chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty Cổ
phần.Trong năm này công ty tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và xác định
nhiệm vụ phương hướng hoạt động của công ty .Sau 2 năm cổ phần hóa công ty đã bị lỗ
13,5% vốn pháp định, công nhân giảm từ 400 công nhân còn 200 công nhân.tháng 3 năm
2004 công ty tiến hành đại hội đồng cổ đông lần thứ hai với nội dung là củng cố bộ máy

tổ chức, xây dựng phương hướng hoạt động đem lại lợi nhuận cho công ty.
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Năm 2004 công ty bắt đầu có lãi hơn 240 triệu đồng, năm 2005 công ty bắt chia cổ tức
cho các cổ đông 10%, đến năm 2006 công ty trả xong cac khoản nợ,năm 2007 doanh thu
của công ty đạt 5,85 tỷ , kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 triệu USD.Tiến trình hội nhập và
thực hiện cam kết WTO ngành dệt may đang gặp nhiều thách thức .Là doanh nghiệp có
tới 95% sản lượng hàng hóa xuất khẩu sang MỸ.Côn g ty chuẩn bị sẵn sàng đối phó với
những ảnh hưởng cũng như nắm bắt cơ hội do hội nhập mang lại.
3.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty.
* nghành nghề được cấp theo giấy phép kinh doanh:
-Chuyên sản xuất kinh doanh ,xuất khẩu các sản phẩm may mặc như áo Jacket, quần âu,
quần thể thao, quần áo trẻ em…….
- Cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngàng may công nghiệp
-Cung ứng các thiết bị may công nghiệp
* Nghành nghề kinh doanh thực tế
- sản xuất may mặc gia công
-lĩnh vực kinh doanh: quần áo may mặc sẵn
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
3.3. Đặc điểm chung của công ty.
3.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CP may Đại Việt.
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.
+Đứng đầu công ty là Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị
+Giám đốc công ty phụ trách chung, chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của công ty
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc. Đứng đầu các phòng là các trưởng phòng chịu
trách nhiệm trước giám đốc công ty về tổ chức hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn
quản lý, có 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ
+Phòng kỹ thuật
Quản lý công tác kỹ thuật, tổ chức sản xuất mẫu, xây dựng các quy trình công nghệ,

dây truyền sản xuất, đảm bảo chính xác các tiêu chuẩn kỹ thuật may, may sản phẩm.
Tổ chức kỹ thuật may trên dây truyền, giải quyết các yêu cầu cần phải xử lý đảm bảo
cho chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quản lý định mức năng lượng sản xuất sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị, dụng cụ,
đảm bảo sản xuất có chất lượng và hiệu quả cao.
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 18
HĐQT
Giám đốc
P.kỹ thuậtP.kế hoạch
P.nhân sự
P.kinh tế
Phó giám đốc
P.cơ
điện
P.Ns P.y
tế
P
.bảo
vệ
Các
tổ
may
Tổ
cắt
Tổ
hoàn
chỉnhh
BKS
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
+Phòng kế hoạch vật tư

Quản lý phân bổ kế hoạch chỉ tiêu cho các tổ chức sản xuất cắt –may-là, trực tiếp giải
quyết các vấn đề về số lượng nguyên vật liệu với các đơn vị sản xuất
Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý điều phối các công việc các kho, đôn đốc thực hiện chỉ
tiêu của các nhân viên hàng ngày
Quản lý định mức nguyên phụ liệu, kiểm tra quyết toán vật tư.
+Phòng nhân sự hành chính
Quản lý nhân sự công ty, lao động ,tiền lương, các phụ cấp
Đề xuất thưởng phạt theo quy định của công ty
Phối hợp bố trí cán bộ , công nhân viên theo lệnh của giám đốc điều hành
Quản lý công tác hành chính, văn thư,tiếp khách, tạp vụ ,sản xuất kinh doanh
Bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản và người của công ty
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và thực hiện tuyển dụng cán bộ quản lý, công
nhân kỹ thuật,nhân viên theo yêu cầu của công ty.
+Phòng kinh tế thị trường
Là phòng có nghiệp vụ chuyên môn riêng trong sản xuất kinh doanh của công ty, là
hoạt động kinh tế tài chính, kiểm soát sự luân chuyển của đồng vốn gồm doanh thu, các
khoản phải thu khác, các khoản phải trả…
Là phòng giúp việc tham mưu cho giám đốc,về quản lý tài chính, ghi chép sổ sách kế
toán, cho việc điều hành quản lý công ty
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tổ chức ghi chép ,tổ chức luân chuyển chứng từ thu
và chi tiền hang ngay và đảm bảo đúng quy định của nhà nước.Cân đối tài chính các
khoản phải nộp, phải thanh toán cho khách hàng, thanh toán nội bộ
+Ban kiểm soát:
Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các
báo cáo, quyết toán tài chính của Công ty và có kiến nghị khắc phục các sai phạm (nếu
có).
Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, thường xuyên thông báo với Hội
đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi
trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông.
* Tổ chức phân hệ sản xuất

Khối sản xuất của công ty gồm 5 tổ may và môt tổ cắt
Phấn đấu đến năm 2011 công ty có số lao động với bậc thợ của các tổ sản xuất đạt:
Bậc 1:45%
Bậc 2: 25%
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Bậc 3:30%
3.3.2 Đặc điểm về sản phẩm & quy trình sản xuất.
* Đặc điểm về sản phẩm.
- Công ty chuyên gia công hàng may mặc theo đơn vị đặt hàng các loại sản phẩm. Các
sản phẩm chủ yếu: áo Jacket, quần áo trẻ em, quần áo chống thấm, áo sơ mi nam, quần áo
thể thao
- công dụng của sản phẩm là giữ ấm, phục vụ cho các hoạt động thể thao, vận động
*Quy trình công nghệ sản xuất của công ty

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty.
Yêu cầu kỹ thuật của từng phân xưởng
- Phân xưởng cắt:
+ 100% số bàn cắt phải chuẩn xác về mẫu hàng, chủng loại, nguyên liệu, mặt phải, khổ
vải, chiều tuyết, dấu bấm, đánh số, phân loại, bó buộc chi tiết
+ 100% số lá trải đều được kiểm tra, không để xót lỗi vải, mỗi lỗi phải to phải được
loại trừ khi sản xuất
-Phân xưởng may
+ Tỷ lệ thành phẩm của chuyền phải đạt yêu cầu thu hóa từ 75%trở lên
+ Tỷ lệ thu hóa đạt yêu cầu KCS của công ty từ 85% trở lên
-Phân xưởng là
+ Đạt yêu cầu KCS của công ty từ 96% trở lên
- Phân xưởng đóng gói:
+ Đạt yêu cầu của khách hàng về phối màu, phối cỡ, quy cách bao gói 100%
+ Hoàn thiện và đóng gói : xác xuất 2%-3% sau khi hoàn thiện đóng thùng

-Kiểm tra:(KCS)
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 20
Đóng
gói

điện
hơi
May
Cắt
Kiểm
tra
KCS
Nhập
kho
Chuẩn
bị sx
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
+ Bán thành phẩm kiểm tra xác xuất 20% số chi tiết lớn,quan trọng của phải chính các
mã hàng
+ Thành phẩm : kiểm tra 35-40 thành phẩm sau khi thu hóa
+chỉ tiêu: kiểm tra100%
3.3.3 tình hình lao động và tiền lương
3.3.3.1 tình hình về lao động
Bảng 1: cơ cấu lao dộng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
lương
Tỷ trọng
(%)
Số lượng Tỷ trọng

(%)
Số lượng Tỷ trọng (%)
1. Trình độ 205 100 178 100 145 100
Đại học 13 6.34 13 7 13 8.97
Cao đẳng 2 0.98 2 1 2 1.38
TC,SC 35 17.15 28 16 25 17.25
CNKT 154 75.46 135 76 105 72.45
2. Bậc thợ 205 100 178 100 145 100
Bậc 1 35 17.07 30 16.85 25 17.24
Bậc 2 20 9.75 22 12.36 20 13.79
Bậc 3 25 12.19 27 15.17 16 11.03
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
Bậc 4 32 15.6 20 11.24 14 9.65
Bậc 5 24 11.7 15 8.43 16 11.03
Bậc 6 29 14.14 20 11.24 15 10.34
Bậc 7 19 9.26 21 11.8 17 11.72
Bậc 8 18 8.77 19 10.68 18 12.41
Bậc 9 3 1.46 4 2.25 4 2.76
3. Giới tính 205 100 178 100 145 100
Nam 25 12.2 35 20 18 12.41
Nữ 179 87.35 143 80 131 90.32
4.Tínhchất lao động 205 100 178 100 145 100
Lao động trực tiếp 162 79.02 149 84 126 86.9
Lao động gián tiếp 43 20.08 29 16 29 13.1
5. Độ tuổi 205 100 178 100 145 100
Từ 18- 30 138 67.32 119 67 105 72.41
Từ 31- 40 48 23.42 45 25 25 17.24
Từ 41- 50 10 4.88 8 4 8 5.52
Từ 51- 60 8 3.9 6 3 7 4.83

Nguồn( phòng nhân sự-tài chính)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy lực lượng lao động năm 2008, giảm 27 người so với năm
2007 và năm 2009 giảm 23 người so với năm 2008. Về trình độ của lao động trực tiếp
chủ yếu là lao động phổ thông, còn khối lao động gián tiếp đa số là trình độ trung cấp và
sơ cấp.Về giới tính chủ yếu là lao động nữ do đặc điểm sản xuất của công ty là công ty
may mặc. Độ tuổi lao động từ 18-30 chiếm số đông, đây là lực lượng lao động trẻ có sức
khoẻ, sáng tạo và năng động trong công việc.
3.3.3.2 tình hình tiền lương
Bảng 2: Bảng tổng quỹ lương
đơn vị:(đồng)
năm Tổng lao động Tổng quỹ lương Lương bình quân
2007 205 2,534,935,199 1,030,461
2008 178 3,111,841,973 1,601,551
2009 145 3,019,255,200 1,735,420
Nguồn ( báo cáo tài chính)
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
*) Hình thức trả lương:
- Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức trả lương chính : trả lương theo thời gian và
trả lương theo sản phẩm. trong đó
+, Khối phục vụ sản xuất thì áp dụng trả lương theo thời gian.
+, Khối sản xuất trực tiếp thì áp dụng trả lương theo sản phẩm. Tuỳ thuộc vào vị trí
làm việc của công nhân mà đơn giá sẽ được tính khác nhau. Đơn giá tính cho công nhân
may là 60 đồng/phút phòng định mức sẽ tính xem với mỗi bộ phận may sẽ cần bao nhiêu
thời gian rồi tính đơn giá cho từng bộ phận. Đơn giá cho công nhân cắt cũng được áp
dụng như vậy nhưng giá trị là 45 đồng/phút
3.3.4 Kết quả đạt được của công ty CP may Đại Việt.
3.3.4.1 Những thành tích đạt được.
Cùng với sự vận động trưởng thành, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và cải tiến
khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, công nghệ kỹ thuật mới, công ty đã

không ngừng cố gắng vươn lên theo kịp nhịp sống của thời đại và trưởng thành nhanh
chóng cho kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Công ty đã không ngừng mở
rộng qui mô sản xuất kinh doanh, cải tiến mặt hàng sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, kết hợp nội lực và ưu thế từ bên ngoài môi trường kinh doanh, công ty đã đạt được
những thành tựu nhất định và không ngừng phát triển, đưa tập thể bước đi những bước
vững chắc.
- Năm 97 sản phẩm đạt “top ten” do người tiêu dùng bình chọn.
- Cờ thi đua xuất sắc của Bộ năm 92.
3.3.4.2 qui mô doanh nghiệp
Bảng 3: qui mô doanh nghiệp
STT
Chỉ
tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2007-
2008(%)
So sánh
2008-
2009(%)
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
1
Giá trị
SXKD
Triệu
đồng 13,921 14,050 10,818.17 100.93 77
2
Doanh
thu
(CMP) đồng 5,798,206,765 6,132,304,765 6,305,657,620 105.76 102.83

3 Vốn đồng
4,009,045,622 3,984,799,310 4,072,349,773
99.4 102.2
4
Thu
nhập
bình
quân đồng 1,030,641 1,601,551 1,735,420 155.39 108.36
5
Lao
động Người 205 178 145 86.83 81.46
6
Lợi
nhuận đồng 337,674,601.50 22,198,915 278,633,915 6.57 1255.17
Nguồn (báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên, ta thấy sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã tác động vào
nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng, giá trị SXKD, doanh thu (CMP), vốn
của năm 2008 giảm đi so với năm 2007. Do khủng hoảng của nền kinh tế nên lợi nhuận
của năm 2008 giảm đi so với năm 2007 mặc dù đã cắt giảm số lượng lao động. Năm 2009
vốn cũng tăng 2.2% đồng thời lao động cũng giảm 18.54% làm cho lợi nhuận năm 2009
cũng tăng 255.17% so với năm 2008.
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP
3.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doạnh của công ty năm vừa qua
Bảng 4:báo cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị(đồng)
STT Chỉ tiêu

số
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh
2008-
2007
(%)
Chênh lệch 1
So sánh
2009-2008
(%)
Chênh lệch 2
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dv 1
5,798,206,765
6,132,304,76
5
6,305,657,62
0 105.76 334,098,000 102.83 173,352,855
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2
3
Doanh thu thuần về bán hàng
&cung cấp dv
10
5,798,206,765
6,132,304,76
5
6,305,657,62
0 105.76 334,098,000 102.83 173,352,855
4 Giá vốn hàng bán 11
3,693,361,62
9
4,137,997,75
9

4,183,756,01
2 12.04 444,636,130 1.11 45,758,253
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung
cấp dv
20
2,104,845,13
6
1,994,307,00
6
2,121,901,60
8 -5.25 -110,538,130 6.4 127,594,602
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21
244,686 2,631,696 1,601,389 975.54 2,387,010 -39.15 -1,030,307
7 Chi phí tài chính 22
8 Chi phí bán hàng 24
980,120 -980,120 0
9 Chi phí quản lý dn 25
1,675,155,255
1,992,030,71
3 1,842,869,082 18.92 316,875,458 -7.49 -149,161,631
GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH SVTH: TRẦN VĂN KHAY Page 25

×