Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tóm tắt luận án tiếng việt nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (phần lãnh thổ việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.15 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sơng Gâm là phụ lưu lớn nhất của sơng Lơ, có diện tích lưu vực thuộc lãnh thổ Việt
Nam là 9.168/14.972km2. Các hoạt động nhân sinh đã có tác động mạnh mẽ đến hiện trạng và
diễn biến tài nguyên, môi trường lưu vực, đồng thời chứa đựng những nguy cơ suy thoái tài
nguyên, mơi trường sinh thái. Thực tế đó địi hỏi phải nghiên cứu tổng hợp nhằm khai thác sử
dụng hợp lý (SDHL) tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: xác định yêu cầu và đề xuất sử dụng 3 loại tài nguyên đất, rừng,
nước mặt nhằm góp phần nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực
sông (LVS) Gâm và sự bền vững của công trình thủy điện Tuyên Quang.
Nhiệm vụ nghiên cứu: tổng quan các hướng nghiên cứu SDHL tài nguyên, bảo vệ môi
trường lưu vực trên thế giới và ở Việt Nam; xác lập cơ sở lý luận, hướng tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu đề xuất SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường LVS Gâm trong điều kiện có cơng trình
thủy điện Tuyên Quang; phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến tài nguyên,
môi trường và vấn đề khai thác, sử dụng lãnh thổ LVS Gâm; phân tích hiện trạng và biến đổi tài
ngun, mơi trường do tác động của hồ Tuyên Quang; xác định yêu cầu, đề xuất SDHL tài
nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước mặt và bảo vệ môi trường LVS Gâm; đề xuất định
hướng khai thác vùng hồ Tuyên Quang trên cơ sở phân tích tiềm năng tự nhiên vùng lịng hồ.
3. Giới hạn nghiên cứu
Về lãnh thổ: phần LVS Gâm thuộc lãnh thổ Việt Nam có tổng diện tích 9.168km2, chiếm
61,23% tổng diện tích lưu vực. Theo địa giới hành chính, LVS Gâm trải rộng trên địa bàn của 17
huyện, thị thuộc 4 tỉnh là Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Bắc Kạn.
Về nội dung: phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hiện trạng và vấn
đề khai thác, sử dụng lãnh thổ LVS Gâm; xác định yêu cầu và đề xuất SDHL 3 loại tài nguyên
chủ yếu của lưu vực là tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước mặt; đề xuất định
hướng khai thác, SDHL hồ Tuyên Quang trên cơ sở phân tích tiềm năng tự nhiên vùng lịng hồ.
4. Quan điểm nghiên cứu
Luận án vận dụng một số quan điểm chủ yếu trong quá trình nghiên cứu gồm: quan điểm tổng


hợp, quan điểm hệ thống; quan điểm lịch sử, phát sinh và quan điểm kinh tế - sinh thái.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: phương pháp thu thập,
thống kê, xử lý số liệu; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp bản đồ và hệ thông
tin địa lý (GIS); phương pháp khảo sát, thực địa và phương pháp chuyên gia.
6. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Phần lớn diện tích LVS Gâm trên địa phận Việt Nam là địa hình đồi núi.
Trong đó, sự phân hóa đa dạng, phức tạp về các điều kiện tự nhiên, sự hạn chế về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, sự phong phú về các nguồn tài nguyên, thế mạnh về rừng, đất, nước, khoáng
sản và thủy năng đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ tai biến
môi trường nếu khai thác sử dụng, quản lý tài nguyên thiếu hợp lý. Cùng với hoạt động khai thác
tài nguyên LVS Gâm, việc hình thành hồ Tuyên Quang là một tác nhân làm thay đổi ở mức hệ
thống toàn bộ tài nguyên và môi trường lưu vực, đặc biệt là đối với tài nguyên đất, tài nguyên


2

rừng và tài nguyên nước mặt. Do vậy phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của
các nhân tố này đến hiện trạng, sự biến đổi tài nguyên, môi trường và vấn đề khai thác, sử dụng
tài nguyên là điều kiện tiên quyết cho việc đề xuất SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường LVS
Gâm với nhiệm vụ trọng tâm là đề xuất SDHL 3 loại tài nguyên chủ yếu nêu trên của lưu vực.
- Luận điểm 2: Nghiên cứu SDHL tài nguyên và bảo vệ môi trường LVS Gâm được
tiếp cận theo hướng phân tích hệ thống lưu vực trong mối quan hệ giữa các hợp phần tự
nhiên và nhân tác, giữa các bộ phận thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và giữa các lưu vực cấp 2,
nhằm xác định tỷ lệ che phủ rừng, cơ cấu sử dụng quỹ đất, khai thác SDHL nguồn nước mặt
và vùng hồ Tuyên Quang.
7. Những đóng góp mới của đề tài
1) Luận án đã phân tích làm rõ: đặc điểm các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên
quan đến tài nguyên, môi trường và vấn đề khai thác, SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường
LVS Gâm; hiện trạng và sự biến đổi của tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước

mặt LVS Gâm do tác động của hồ Tuyên Quang.
2) Lần đầu tiên, luận án đề xuất SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường LVS Gâm theo
hướng tiếp cận phân tích lưu vực với các kết quả nghiên cứu cụ thể gồm: đề xuất phân cấp
phòng hộ đầu nguồn, hướng sử dụng cho các loại hình sử dụng đất chính và bảo vệ đất trên
cơ sở phân cấp xói mịn tiềm năng lưu vực; đánh giá khả năng đất đai và phân cấp yêu cầu
bảo vệ đất; đề xuất SDHL và phục hồi rừng trên cơ sở đánh giá mức độ mất cân bằng che
phủ và phân loại tài nguyên rừng lưu vực; đề xuất khai thác, SDHL tài nguyên nước mặt
LVS Gâm trên cơ sở phân tích tiềm năng nguồn nước mặt, biến đổi dòng chảy thủy văn,
hiện trạng, nhu cầu và giới hạn khai thác, các nguy cơ và nguyên nhân suy thoái tài nguyên
nước mặt, những tồn tại trong quản lý tài nguyên nước của lưu vực; phân tích các điều kiện
tự nhiên vùng hồ Tuyên Quang cho mục đích phát triển thủy sản và du lịch.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương nội dung, với 147 trang A4, 44 bảng
số liệu, 14 bản đồ, 12 hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ, 169 tài liệu tham khảo và 16 phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GÂM (PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM)
1.1. Tổng quan các hướng nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
lưu vực trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nghiên cứu SDHL tài nguyên, bảo vệ
môi trường được tiếp cận từ các hướng nghiên cứu sau: nghiên cứu cảnh quan; nghiên cứu
đánh giá xói mịn đất và bảo vệ đất khỏi xói mịn; hướng nghiên cứu phân tích lưu vực (gồm
quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo LVS, quy hoạch sử dụng đất lưu vực dựa trên đánh
giá phân cấp phịng hộ đầu nguồn và phân cấp xói mòn đất theo lưu vực); nghiên cứu quản
lý tổng hợp tài nguyên và môi trường LVS; nghiên cứu tác động của dự án thủy điện, thủy
lợi trên các LVS. Một số tác giả trong nước đã tiến hành kết hợp giữa nghiên cứu lưu vực
với cảnh quan nhằm SDHL tài nguyên và bảo vệ môi trường theo các LVS. Đây là hướng
nghiên cứu khá mới ở Việt Nam nên mới chỉ được một số ít tác giả triển khai thực hiện.



3

Các cơng trình nghiên cứu trên LVS Gâm chưa nhiều và mới chỉ tập trung giải quyết vấn
đề tác động của thuỷ điện Tuyên Quang đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trên quan
điểm tiếp cận hệ thống và phương pháp phân tích lưu vực, luận án đã nghiên cứu SDHL tài
nguyên, bảo vệ môi trường LVS Gâm, trong đó tập trung vào 3 tài nguyên chủ yếu là đất, rừng
và nước mặt. Kết quả của một số cơng trình đã triển khai trên LVS Gâm được luận án sử dụng
như nguồn dữ liệu đầu vào và tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
lưu vực sông Gâm
1.2.1. Những khái niệm cơ bản
Tài nguyên thiên nhiên: "Tài nguyên nhiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở
trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể
được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng" [124].
Môi trường: theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ với nhau, bao quanh con người,
có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Giữa môi trường và tài nguyên nói chung, tài nguyên thiên nhiên nói riêng có mối
quan hệ mật thiết. Chính vì thế, bảo vệ mơi trường luôn bao hàm cả việc khai thác và SDHL
các loại tài nguyên của lãnh thổ.
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: “SDHL tài nguyên thiên nhiên được hiểu là cách
thức sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy
trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai” [45]. Theo quan điểm này, SDHL tài
nguyên thiên nhiên trước hết phải là việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đồng thời phải đảm bảo sức tái tạo, khả năng phục hồi của tự nhiên, hạn chế
các tai biến thiên nhiên, cải thiện và duy trì lâu dài chất lượng môi trường. Những vấn đề ô nhiễm
môi trường hiện nay chủ yếu xuất phát từ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên kém
hiệu quả. Chính vì vậy, SDHL tài ngun thiên nhiên cịn góp phần quan trọng trong công tác bảo
vệ môi trường. Mục tiêu của SDHL tài nguyên và bảo vệ môi trường là hướng tới sự phát triển
bền vững, bao gồm sự bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.

Lưu vực sông: là không gian lãnh thổ tự nhiên bao gồm tất cả các đối tượng tự nhiên và
nhân tạo có trên đó, nơi tiếp nhận nước mưa và nước ngầm cung cấp cho hệ thống dòng chảy tự
nhiên, được giới hạn bởi các đường phân thủy. Tồn bộ diện tích lưu vực là một thể thống nhất
và trọn vẹn về mặt tự nhiên. Trên mỗi LVS luôn tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ giữa các
thành phần tự nhiên và nhân tác. Các mối quan hệ này làm cho LVS vừa là một vùng lãnh thổ
địa lý, vừa là một hệ thống động lực tự điều chỉnh với mức độ biểu hiện và diễn biến khác nhau
theo thời gian và không gian từ thượng nguồn đến cửa sông. Việc phân định không gian các
LVS và các cấp lưu vực từ hạ lưu về thượng nguồn tạo cơ sở cho việc đề xuất SDHL tài nguyên
và bảo vệ môi trường, xác định ưu tiên đầu tư bảo vệ tài nguyên và môi trường, phân cấp quản
lý LVS và xác định trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý tổng hợp LVS.
Phân cấp đầu nguồn: là phân chia diện tích vùng đầu nguồn thành các cấp khác nhau,
phản ánh sự suy thoái xói mịn đất dựa vào các đặc trưng địa lý và môi trường của chúng.
Mục tiêu quan trọng nhất của phân cấp đầu nguồn là nhằm xác định những diện tích cần
thiết phải có rừng phịng hộ để điều hồ nguồn nước, hạn chế lũ lụt, xói mịn và sạt lở đất,
hạn chế bồi lắng lòng hồ chứa cũng như bảo vệ các cơng trình vùng hạ lưu và mang lại lợi
ích kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.


4

1.2.2. Tác động của dự án thủy điện đến tài nguyên, môi trường trên các lưu vực sông
Tùy theo từng loại và quy mô phát triển mà các dự án thủy điện mà có những tác động
đến mơi trường ở mức độ khác nhau.
Đối với môi trường tự nhiên, một hệ thống đập - hồ thủy điện được hình thành đều làm
chìm ngập một bộ phận lưu vực hình thành hồ chứa nước. Việc hình thành hồ chứa và hoạt
động của nhà máy thủy điện cũng làm thay đổi chế độ dịng chảy, xói lở và bồi lắng lịng hồ,
lịng sông, thay đổi và làm xuất hiện những hệ sinh thái mới, mất rừng và suy giảm đa dạng
sinh học, ô nhiễm nguồn nước, thay đổi điều kiện vi khí hậu vùng hồ chứa…
Đối với môi trường kinh tế - xã hội, diện tích bị chìm ngập bởi hồ chứa có thể là địa bàn
cư trú, sản xuất với những cơng trình xây dựng, giá trị thẩm mĩ, văn hóa, khoa học của con

người. Chính vì thế, các dự án thủy điện còn làm thay đổi nơi cư trú và điều kiện sống của
một bộ phận dân cư, từ đó có thể có những tác động tiêu cực đến mơi trường sinh thái như
chặt phá rừng để làm nhà ở, canh tác nương rẫy, du canh, du cư, xói mịn và hoang mạc hóa.
Khơng gian chịu tác động bao gồm cả thượng lưu, lòng hồ và hạ lưu đập chắn, thậm
chí cả vùng cửa sơng. Hầu hết là các tác động mang tính lâu dài, tiềm ẩn và có thể biểu hiện
trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
1.2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, phân tích hiện trạng tài nguyên, môi trường LVS Gâm như là hệ quả của
mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tác động
của hồ Tuyên Quang đến toàn bộ hệ tự nhiên - môi trường sinh thái lưu vực.
Thứ hai, đề xuất SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực chủ yếu tập trung vào ba
loại tài nguyên là tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước mặt. Xác định yêu cầu
SDHL tài nguyên đất, rừng và nước mặt dựa trên phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh
tế-xã hội, tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và hiện trạng tài nguyên, môi trường làm cơ
sở đề xuất SDHL các loại tài nguyên này.
1.3. Phương pháp nghiên cứu đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
lưu vực sông Gâm
1.3.1. Phương pháp đánh giá tiềm năng xói mịn đất theo lưu vực
Lựa chọn phương pháp đánh giá: Những phương pháp đánh giá xói mịn đất chủ yếu trên
thế giới là: phân loại, phân vùng lãnh thổ theo mức độ xói mịn trên cơ sở đánh giá tổng hợp
ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến xói mịn và phương pháp mơ hình hố dựa trên cơ sở
mơ hình thực nghiệm nghiên cứu q trình xói mịn. Do khả năng ứng dụng rộng rãi công cụ
GIS với các ưu thế của những kỹ thuật mới trong q trình nghiên cứu xói mịn nên luận án đã
sử dụng phương pháp mơ hình trong nghiên cứu đánh giá xói mịn tiềm năng lưu vực.
Lựa chọn mơ hình đánh giá: Luận án đã sử dụng mơ hình USLE của Wischmeier và
Schmid (A=R×K×L×S×C×P) để đánh giá xói mịn tiềm năng LVS Gâm, sau khi đã loại bỏ hệ
số C và P. Việc lựa chọn mơ hình USLE cho phép đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu phân cấp
xói mịn tiềm năng làm cơ sở cho việc đề xuất phân cấp phòng hộ theo lưu vực. Nhiều tác giả
trên thế giới và trong nước đã khẳng định USLE là mơ hình có thể áp dụng thành cơng cho
xói mịn lưu vực. Các tham số của phương trình USLE có thể được sửa đổi để thích hợp với

những điều kiện cụ thể và hồn tồn có thể có thể tính tốn được bằng cơng cụ GIS. Kết quả
tính tốn xói mịn tiềm năng khơng hướng tới việc phản ánh lượng đất xói mịn thực tế mà
nhằm phân cấp khả năng xói mịn lưu vực do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên (lượng
mưa, loại đất, độ dốc, độ dài sườn dốc) đến q trình xói mịn đất, làm cơ sở cho việc đề
xuất SDHL và bảo vệ tài nguyên đất, phân cấp phòng hộ và phục hồi lớp phủ rừng lưu vực.


5

1.3.2. Phương pháp phân tích DPSIR
DPSIR (Driving forces-Pressures-State-Impacts-Responses) là một mơ hình nhận thức
dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân-kết quả-giải pháp
ứng phó. Luận án đã sử dụng phương pháp DPSIR để phân tích tổng hợp các vấn đề liên
quan đến tài nguyên nước mặt LVS Gâm, làm cơ sở xác định các giải pháp cần đề xuất
SDHL và bảo vệ tài nguyên nước mặt lưu vực.
1.3.3. Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống được luận án vận dụng giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu theo trình tự các nội dung (các bước) sau:
Bước 1: Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng tài nguyên, môi
trường LVS Gâm.
Bước 2: Thành lập bản đồ phân cấp xói mịn tiềm năng LVS Gâm làm cơ sở cho việc
đề xuất phân cấp phòng hộ; SDHL và phục hồi rừng; sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất.
Bước 3. Đánh giá yêu cầu sử dụng nguồn nước làm cơ sở đề xuất SDHL tài nguyên
nước mặt LVS Gâm.
Bước 4: Đề xuất định hướng phát triển thủy sản và du lịch vùng lòng hồ Tuyên Quang
trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng hồ.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI
TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GÂM (PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM)
2.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và vấn đề khai thác tự nhiên, bảo vệ môi

trường lưu vực sơng Gâm
2.1.1. Vị trí địa lý
Trên lãnh thổ Việt Nam sơng Gâm dài khoảng 217km và có diện tích lưu vực là
9.168,02km2. Về địa giới hành chính, LVS Gâm nằm trên địa phận của 17 huyện, thị thuộc 4 tỉnh
là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Tuyên Quang. Do phân bố trên lãnh thổ rộng lớn nên những
đặc điểm tự nhiên lưu vực rất đa dạng, phức tạp. Các địa phương trong lưu vực là vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội kém phát triển ở nước ta, đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa. Đây là
một trở ngại lớn trong việc quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên đất, rừng, nước mặt nói
riêng. Ngồi ra, LVS Gâm có 38,77% diện tích thuộc Trung Quốc nên việc quản lý lưu vực sẽ
gặp phải những khó khăn nhằm đạt đến sự thống nhất và đảm bảo quyền lợi của cả hai quốc gia.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Đặc điểm kiến tạo - địa chất
LVS Gâm nằm chủ yếu trong đới cấu trúc sông Gâm, thuộc hệ uốn nếp Việt Bắc, có dạng
một địa hào theo phương á kinh tuyến và được nâng cao hoàn toàn vào cuối Hecxini. Thành phần
nham thạch của đới chủ yếu là các trầm tích lục ngun-cacbonat có tuổi Cambri-Ocdovic-SiluaDevon. Hoạt động magma có đặc điểm là các thể xâm nhập nhỏ, xuyên cắt các trầm tích trên.
Do nằm trong miền hoạt động kiến tạo mạnh với cường độ khác nhau nên lưu vực có
sự phân dị mạnh mẽ của cấu trúc địa tầng và thành phần nham thạch theo không gian. Hoạt
động của các pha kiến tạo cùng với các vận động xâm nhập magma đã tạo nên nhiều khu
vực phá hủy kiến tạo trong lưu vực.
Trên LVS Gâm bao gồm những hệ tầng và những nhóm nham thạch chính là: các
nham thạch cổ (magma, trầm tích và biến chất); các nham thạch Mezozoi (gồm hệ tầng
Lạng Sơn, Sơng Hiến và Nà Khuất); trầm tích Kainozoi (vật liệu Đệ tứ).


6

Điều kiện địa chất-kiến tạo là cơ sở ban đầu của những tác động liên hoàn trong lớp vỏ cảnh
quan lưu vực, từ đó chi phối phương hướng và các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ cho mục
đích phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.
Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài cùng các vận động kiến tạo phức tạp đã tạo cho lưu

vực có nguồn tài ngun khống sản khá đa dạng. Các vận động kiến tạo mạnh của khu vực
cũng quy định tính chất nhiều đồi núi, đồng thời tạo nên sự phân dị mạnh mẽ của cấu trúc địa
hình. Sự phong phú về thành phần của nham thạch của lưu vực đã quy định sự đa dạng về
tính chất, kiểu loại lớp phủ thổ nhưỡng.
2.1.2.2. Địa hình
Trên phần LVS Gâm thuộc lãnh thổ Việt Nam, có thể xác định các bậc địa hình từ thấp lên
cao là: dưới 100m (3,8%); 100-200m (7,8%); 200-300m (9,9%); 300-400m (11,4%); 400-500m
(11,3%); 500-700m (18,6%); 700-1.000m (19,6%); 1.000-1.500m (1,8%); trên 2.000m (dưới 1%).
Diện tích có độ cao từ 500-1.000m chiếm đa số với 38,2% tổng diện tích lưu vực. Bậc từ 1.000m
trở lên có diện tích nhỏ dưới dạng những đỉnh núi cao trên các đường phân thuỷ. Phía nam của lưu
vực, dọc theo dịng chính sơng Gâm phổ biến là các bậc địa hình có độ cao dưới 200m.
Nhìn chung, địa hình LVS Gâm chủ yếu là đồi núi thấp, có sự phân hóa và chia cắt
phức tạp. Độ cao địa hình thấp dần từ phía bắc (trên 1.000m) về phía nam và đơng nam
(200-500m) dọc theo hướng chảy dịng chính sơng Gâm.
Sự phân hóa của địa hình đã tạo nên tính đa dạng của cảnh quan, đồng thời ảnh hưởng
rất lớn tới phương hướng khai thác, sử dụng lãnh thổ. Điều kiện địa hình đồi núi đã chi phối
phương thức khai thác tài nguyên chủ yếu trong suốt lịch sử khai phá lãnh thổ. Tập quán
canh tác của dân cư đã chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, khai thác các dạng tài nguyên, hình
thành các hệ thống canh tác nương rẫy, ruộng bậc thang trên đất dốc. Ở những vùng núi cao
thượng nguồn chủ yếu thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp với các loại rừng phịng hộ. Các
mơ hình canh tác nơng lâm kết hợp, lâm nông kết hợp theo quy mô lớn chỉ có thể phát triển
tập trung ở các vùng đồi và sườn núi thấp. Ở những vùng địa hình thấp và bằng phẳng ven
các sông suối được bồi lấp bởi phù sa mới nên rất thuận lợi cho canh tác nơng nghiệp để
góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ.
Quá trình phát triển lâu dài về mặt tự nhiên của lưu vực đã tạo nên sự thích ứng và ổn
định tương đối của mơi trường tự nhiên. Chính việc khai thác, sử dụng đất dốc và sự phân
bố manh mún về không gian sản xuất là nguyên nhân chủ quan làm tăng nguy cơ xuất hiện
các tai biến thiên nhiên đã và đang diễn ra rộng khắp trên lưu vực.
2.1.2.3. Khí hậu
Khí hậu LVS Gâm có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hố phức tạp, với mùa

đông lạnh và khô hơn so với các khu vực khác của hệ thống sông Lô - Chảy nhưng ấm và
ẩm hơn so với khu Đơng Bắc. Tính chất lạnh của mùa đông vừa do ảnh hưởng của khối khí
lạnh cực đới vừa do tác dụng của độ cao địa hình đã làm cho nền nhiệt độ trung bình năm
khá thấp (22-240C) nhưng biên độ nhiệt năm rất lớn (12-140C).
Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập
thường xuyên trong mùa hạ, đem đến lượng mưa khá lớn, phổ biến dao động từ 1.2002.500mm/năm và thời gian mùa mưa kéo dài, chiếm trên 70% tổng lượng mưa năm.
Chế độ nhiệt-ẩm của LVS Gâm cùng với địa hình và thổ nhưỡng là những điều kiện
phát sinh, phát triển các kiểu thảm thực vật tự nhiên phong phú của lưu vực. Đây là một


7

trong những nguyên nhân giúp cho LVS Gâm là nơi có tỷ lệ che phủ rừng ở mức cao so với
nhiều LVS và địa phương khác của cả nước.
Tính phân mùa của nhiệt-ẩm và sự đa dạng của cấu trúc địa hình lưu vực cũng tạo điều kiện
để đa dạng hóa các loại cây trồng, vật ni trong nơng nghiệp ở các địa phương với các mơ hình
trang trại vườn đồi, vườn rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Điều kiện khí hậu cũng đem đến những khó khăn không nhỏ đối với môi trường tự nhiên
và các hoạt động kinh tế - xã hội lưu vực. Mùa hạ thường xuất hiện các nhiễu động thời tiết là
nguyên nhân gây mưa lớn trên diện rộng. Lượng mưa lớn và diễn biến thất thường trong mùa
mưa là tác nhân quan trọng dẫn đến lũ lụt, trượt lở đất, đá xảy ra ở nhiều nơi trên lưu vực.
2.1.2.4. Thủy văn
LVS Gâm có dạng dài và hẹp. Các phụ lưu nhỏ, nhưng cấu tạo dạng lông chim rất
thuận lợi cho việc tập trung nước trên dịng chính. Mật độ lưới sơng thấp (0.5-1km/km2),
đặc biệt là ở những khu vực cao nguyên và sơn nguyên đá vôi. Trên địa phận lãnh thổ nước
ta, sơng Gâm có 2 phụ lưu lớn nhất là sông Nho Quế và sông Năng.
Mùa lũ trên LVS Gâm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 70-80% tổng lượng dòng
chảy năm. Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Sự phân mùa của chế độ dòng
chảy lưu vực làm tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trong mùa kiệt và các tai biến
thiên nhiên trong mùa lũ. Sự phân hóa khơng gian của lượng dòng chảy mặt là điều kiện để

phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và tiềm năng nguồn nước giữa các địa phương trên lưu
vực. Việc xây dựng các đập hồ thủy điện trên lưu vực trong những năm gần đây đã làm nảy
sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu nước tưới và phát điện. Tuy nhiên, việc hình thành hồ Tuyên
Quang cũng đã tạo điều kiện phát triển du lịch và ni trồng thủy sản, góp phần tạo việc làm
và tăng nguồn thu nhập cho người lao động.
2.1.2.5. Thổ nhưỡng
Lớp phủ thổ nhưỡng LVS Gâm được hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió
mùa vùng núi. Chính vì thế, lớp đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) nhiệt đới
chiếm trên 50% diện tích đất lưu vực. Quy luật đai cao và địa mạo thổ nhưỡng là đặc trưng
phi địa đới của lớp phủ thổ nhưỡng lưu vực. Vì vậy, từ độ cao trên 900m, quá trình feralit suy
yếu và xuất hiện quá trình mùn hố, alit mùn với các loại đất mùn đỏ nâu, đất mùn đỏ vàng
xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là ở độ cao 1.500-1.800m. Phong tục tập quán khai thác đất
từ lâu đời thể hiện trong các mơ hình sử dụng đất cổ điển, lạc hậu. Phương thức khai thác đất
dốc không hợp lý đã đẩy nhanh q trình xói mịn, rửa trơi đến mức trơ sỏi đá ở nhiều nơi.
Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng LVS Gâm khá đa dạng và phong phú. Sự phong phú, đa
dạng của tài nguyên đất cho phép các địa phương trong lưu vực có những hoạch định trong
phát triển nơng-lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp sản xuất nông - lâm
nghiệp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Trong tổng số các loại đất, nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất với gần 70% tổng
diện tích lưu vực. Đây là các loại đất có khả năng canh tác nơng lâm kết hợp và trồng rừng.
Nhóm đất dốc tụ ở LVS Gâm mặc dù chiếm diện tích nhỏ nhưng rất có giá trị trong canh tác
nông nghiệp để cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ.
Phần lớn diện tích LVS Gâm là địa hình đồi núi có độ dốc lớn nên q trình xói mịn,
rửa trơi xảy ra mạnh mẽ. Mỗi đơn vị đất trên lưu vực đều chứa đựng nguy cơ xuất hiện các
q trình thối hố. Ngun nhân dẫn đến thối hố đất có thể do các q trình tự nhiên


8

hoặc do các tác động nhân sinh như việc sử dụng đất khơng hợp lý, tình trạng du canh, độc

canh, chặt phá rừng, khái thác khống sản… Cường độ xói mịn, rửa trơi, thối hố đất được
tăng cường bởi các hoạt động của con người. Tình trạng độc canh, chuyên canh đã phá vỡ
cấu trúc và làm đất bị bạc màu, nghèo kiệt chất dinh dưỡng. Đây là thực trạng rất phổ biến ở
các huyện vùng thượng lưu sông Gâm.
Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng lưu vực đa dạng nhưng phân bố manh mún, nhỏ lẻ.
Trong khi đó, canh tác nông-lâm nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên sản xuất khó tạo
được sự tập trung và chun mơn hố. Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thu được từ việc
khai thác, sử dụng đất đều mang tính tự cấp tự túc.
Cơng trình thuỷ điện Tun Quang được xây dựng trên sơng Gâm đã làm chìm ngập một
diện tích đất canh tác khá lớn, chủ yếu là trên địa hình thấp ven sơng có khả năng canh tác nơng
nghiệp vốn đã chiếm diện tích rất nhỏ trong tổng diện tích đất của lưu vực. Quá trình di dân tái
định cư vùng lòng hồ làm tăng sức ép đối với các dạng tài nguyên, môi trường tự nhiên và kinh
tế - xã hội, đặc biệt là đối với tài nguyên đất. Công tác quản lý Nhà nước đối với tài nguyên đất
trong thời gian qua mang tính độc lập trong từng ngành và ở từng địa phương nên phương pháp
tiếp cận đơn lẻ, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Điều này đặt ra sự cần thiết có
những giải pháp nhằm khai thác, SDHL tài nguyên đất và bảo vệ môi trường lưu vực.
2.1.2.6. Sinh vật
- Các kiểu thảm thực vật: Cấu trúc của thảm thực vật LVS Gâm khá đa dạng. Trên lưu
vực có mặt hầu hết các kiểu và phụ kiểu thảm thực vật điển hình của vùng đồi núi ở miền
Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ. Trong đó, các kiểu thảm thực vật thứ sinh chiếm diện tích chủ
yếu, thể hiện sự tác động nhân sinh mạnh mẽ trong quá trình khai thác lãnh thổ.
- Về thành phần loài thực vật: Trong số 3.551 loài thực vật bậc cao của LVS Gâm, khu
vực hồ Tun Quang có khoảng 1.159 lồi thuộc 5 ngành thực vật. Trong hệ thực vật trên có
khoảng 470 lồi cây trồng, 75 lồi cây tự nhiên có giá trị và trên 50 lồi cây trồng bị hoang dại
hố. LVS Gâm có diện tích rừng đặc dụng khá lớn. Đây là nơi có sự phong phú về thành phần
lồi và trữ lượng sinh học, trong đó có nhiều lồi q hiếm, có giá trị khoa học. Trên tồn lưu
vực bước đầu đã thống kê được 47 lồi thực vật q hiếm ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
- Về thành phần loài động vật: Theo thống kê chưa đầy đủ, LVS Gâm có khoảng 840 lồi
động vật bậc cao. Trong đó có 163 lồi cá, 42 lồi lưỡng cư, 86 lồi bị sát, 411 loài chim và
138 loài thú. Ngoài ra, trên lưu vực cịn có 64 lồi động vật nổi, 44 loài động vật đáy và 33

taxon. Riêng khu vực hồ Tun Quang, ước tính có khoảng 344 lồi động vật rừng thuộc 4 lớp,
bao gồm 48 loài thú, 226 loài chim, 50 lồi bị sát và 20 lồi lưỡng cư.
Tài nguyên sinh vật nói chung, tài nguyên rừng nói riêng có vai trị rất lớn đối với cả mơi
trường sinh thái và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên LVS Gâm.
Về mặt tự nhiên, phần lớn diện tích LVS Gâm là đồi núi và cao nguyên có mức độ
chia cắt lớn nên khá phổ biến những hệ sinh thái nhạy cảm, dễ suy thối và khó khai thác,
bảo vệ. Trong điều kiện đó, tài ngun rừng có vai trị quan trọng trong việc điều hòa dòng
chảy và bảo vệ đất, hạn chế tai biến thiên nhiên, góp phần ổn định mơi trường sinh thái lưu
vực, đặc biệt là ở các địa phương vùng thượng nguồn.
Về mặt kinh tế - xã hội, nhìn chung, tài nguyên sinh vật đã có những đóng góp nhất
định cho việc phát triển kinh tế - xã hội lưu vực. Giá trị sản xuất của ngành nông-lâm
nghiệp thường đạt 35 đến 40% tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế ở các địa phương.


9

Tài nguyên sinh vật còn tạo cơ sở cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến như chế
biến gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm…
Từ năm 2008 hồ chứa Tuyên Quang đi vào hoạt động đã tạo thuận lợi cho việc phát triển nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản và du lịch sinh thái vùng hồ do những ưu thế về các điều kiện tự nhiên.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật trên lưu vực
chưa thực sự hợp lý. Việc khai thác lâm sản và chặt phá rừng bừa bãi ít được quản lý chặt chẽ
đã diễn ra ở nhiều địa phương trong nhiều năm làm gia tăng diện tích đất trống đồi trọc và nguy
cơ tai biến thiên nhiên do mất rừng. Từ năm 2000 đến nay, độ che phủ rừng có tăng lên nhưng
chủ yếu là rừng tái sinh, phục hồi sau nương rẫy và rừng trồng.
Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên sinh vật LVS Gâm là do những tác động ngày
càng mạnh mẽ và đa dạng về hình thức của cộng đồng cư dân sinh sống trên lưu vực. Ngồi ra,
cơng tác quản lý, bảo vệ rừng cịn bng lỏng trong thời gian dài. Việc giáo dục, nâng cao nhận
thức và vận động người dân tham gia bảo vệ rừng và tài nguyên rừng chưa thực sự có hiệu quả.
2.1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Dân cư và lao động
LVS Gâm là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc với dân số gần 730.000 người (năm 2010).
Kết cấu dân số theo giới tính trong những năm gần đây khá ổn định. Dân cư phân bố không
đồng đều. Trên lưu vực có 15 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, người Tày chiếm số lượng đông
nhất. Số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động. Dân cư,
lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội của LVS Gâm ln có mối quan hệ gắn bó mật thiết.
Bằng các hoạt động sản xuất của mình, con người tác động lên đất đai, làm biến đổi nó theo
hướng tích cực hoặc tiêu cực nhằm phục vụ lợi ích của mình.
2.1.3.2. Về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn của các huyện trong lưu vực còn rất thấp kém và lạc hậu. Các
cơng trình thuỷ lợi cho sản xuất cũng như việc đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt cịn hạn
chế. Tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt diễn ra thường xuyên ở các địa phương
vùng cao, vùng biên giới.
2.1.3.3. Văn hóa - xã hội
LVS Gâm là một vùng sinh thái và văn hóa đa dạng. Cộng đồng dân cư cùng sinh sống
trong điều kiện tự nhiên phân hóa mạnh mẽ, với những phong tục, tập quán độc đáo. Lịch sử
cư trú và sản xuất lâu đời đã tạo cho người dân có vốn kinh nghiệm lớn trong sản xuất và khai
thác tài nguyên thiên nhiên. Sự đan xen về không gian cư trú, sản xuất của các dân tộc đã tạo
nên sự giao thoa của phong tục tập quán và kinh nghiệm sản xuất, tạo nên hệ thống kiến thức
bản địa của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Ở một mức độ nhất định, điều này được coi là
một trong những thuận lợi đối với việc triển khai các biện pháp, mơ hình sản xuất tiên tiến,
phù hợp với điều kiện tự nhiên ở mỗi địa phương và tập quán cư trú, canh tác đặc thù của các
dân tộc. Việc khai thác giá trị văn hoá từ các lễ hội truyền thống gắn với hoạt động du lịch
tâm linh, du lịch sinh thái là một trong những ưu thế thu hút ngày càng nhiều du khách đến
với các địa phương trên lưu vực. Mặc dù vậy, những hạn chế về trình độ nhận thức của người
dân, vốn chiếm đa số là các dân tộc thiểu số trong nhiều năm trước đây đã ảnh hưởng lớn tới
việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
2.1.3.4. Tác động của thủy điện Tuyên Quang đến tài nguyên, môi trường lưu vực
Hệ thống đập hồ thủy điện Tuyên Quang có những tác động lớn theo cả hai hướng tích



10

cực và tiêu cực đến tài nguyên, môi trường LVS Gâm. Những tác động tích cực chủ yếu của
thủy điện Tuyên Quang là: cung cấp điện năng; cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống văn
hóa và tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế của địa phương; điều tiết lũ và nguồn nước
tưới cũng như hạn chế thiệt hại do lũ lụt vùng hạ lưu. Những tác động tiêu cực chủ yếu là: sự
xáo trộn đời sống của một bộ phận cư dân trong khu vực thực hiện dự án; diện tích đất nơng lâm nghiệp bị chìm ngập khá lớn; mơi trường sinh thái bị biến đổi v.v.
2.2. Hiện trạng tài nguyên, môi trường lưu vực sông Gâm
2.2.1. Hiện trạng tài nguyên đất lưu vực sông Gâm
2.2.1.1. Cấu trúc và phân bố lớp phủ thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên LVS Gâm là 916.802,1ha, bao gồm cả diện tích núi đá là
130.896,5ha và được chia thành 12 loại đất chủ yếu. Tính chất, kiểu loại đất LVS Gâm khá đa
dạng và phân tán. Đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) có diện tích lớn nhất 494.104,0
ha (tương đương 53,9% diện tích LVS Gâm), tiếp đến là đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất
(FHs) và đất feralit vàng nhạt trên đá cát (Fq) có diện tích chiếm tỷ lệ tương ứng là 8,5% và 8,4%
tổng diện tích lưu vực. Nhỏ nhất trong lưu vực là đất mùn vàng xám có nơi bị pốtzơn hóa (Ha) và
đất dốc tụ (D) với diện tích cả hai loại chưa đến 1% tổng diện tích LVS Gâm.
2.2.1.2. Biến đổi diện tích đất do xây dựng hồ và thủy điện Tuyên Quang
Hồ Tuyên Quang có diện tích 81,94 km2, được hình thành do sự mở rộng lịng sơng
khi tích nước. Việc hình thành hồ chứa đã làm 7.978 ha đất đai bị chìm ngập và chuyển đổi
mục đích sử dụng khi xây dựng các hạng mục cơng trình thủy điện cũng như những biến đổi
về tính chất, hệ số khai thác, sử dụng đất sau khi hồ tích nước. Do đặc trưng của hồ chứa là
sườn dốc, lịng hồ hẹp nên diện tích chìm ngập hồn tồn lớn nhưng vùng bán ngập rất nhỏ.
Việc chìm ngập một diện tích lớn đất bằng phẳng ven sơng (trên 60% tổng diện tích
đất bị ngập) đã làm mất đất canh tác nông nghiệp của cư dân. Đây là một trong những biến
động lớn của môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội khu vực, địi hỏi những
biện pháp hữu hiệu trong cơng tác bảo vệ môi trường tự nhiên và đặc biệt trong công tác
quy hoạch tái định cư cho dân. Diện tích đất dốc bị ngập chiếm 38,28% diện tích đất bị
ngập, chủ yếu là các loại đất feralit đỏ vàng. Phần lớn diện tích đất này là đất rừng có độ che

phủ cao và đất canh tác lúa nước trên các ruộng bậc thang.
Ngoài ra, việc xây dựng thủy điện Tuyên Quang cũng làm mất 440ha đất các loại cho
những hạng mục cơng trình. Một phần nhỏ diện tích này đã được phục hồi hoặc chuyển đổi
mục đích sử dụng sau khi xây dựng xong cơng trình.
2.2.1.3. Hiện trạng sạt lở đất, đá ở bờ hồ và bờ sông ở hạ lưu đập
Sạt lở đất đá xảy ra ở hầu khắp địa bàn nghiên cứu, nhưng tập trung nhiều ở dọc các
tuyến đường giao thông, dọc sông suối. Trong những năm gần đây, hiện tượng sạt lở có liên
quan nhiều đến q trình tích nước và vận hành của hồ Tuyên Quang. Ở thượng lưu đập, mực
nước mặt và nước ngầm dâng cao làm khối lượng đất đá tăng lên đồng thời giảm tính gắn kết
của vật liệu đã làm gia tăng các quá trình sườn trên các sườn dốc. Khối lượng đất đá bị trượt
lở chủ yếu tham gia vào q trình bồi lắng lịng hồ, một phần tham gia vào dòng chảy cát bùn
xuống hạ lưu. Tương ứng với q trình trượt lở vật liệu, lịng hồ sẽ bị bồi lắng với tốc độ
nhanh trong khoảng 10 năm đầu tích nước sau đó chậm dần do lượng vật liệu cung cấp giảm.
Tuy nhiên, tốc độ bồi lắng lòng hồ theo thời gian còn phụ thuộc vào diễn biến tỷ lệ che phủ
thực vật của lưu vực. Ở hạ lưu đập, khu vực có q trình xói lở biến động sớm và mạnh nhất
là đoạn sông từ thân đập tới thị trấn Na Hang.


11

Do thời gian tích nước của hồ chứa và vận hành của thủy điện Tuyên Quang chưa lâu
nên những tác động của thủy điện Tun Quang đến q trình xói lở lịng dẫn và bờ sơng
cũng như xói mịn đất và bồi lắng lòng hồ cần được tiếp tục theo dõi và nghiên cứu trong
thời gian dài hơn để có những nhận định đầy đủ, chính xác.
2.2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất lưu vực sông Gâm
Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 LVS Gâm được phân thành 6 nhóm là đất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng và núi đá không rừng cây. Đất nơng
nghiệp LVS Gâm có diện tích nhỏ (91.101,1 ha), chiếm 9,63% tổng diện tích tự nhiên lưu vực.
Do đặc thù về điều kiện địa hình, đất đai nên LVS Gâm có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn
(743.823,8ha), gồm đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, chiếm trên 80% tổng

diện tích lưu vực. Nhóm đất ở và đất chun dùng có diện tích trên 30.000ha, chiếm 3,3% diện
tích lưu vực. Diện tích đất chưa sử dụng là 38.218,8ha, chiếm 4,2% diện tích lưu vực. Tồn lưu
vực có tới 13.833,6 ha núi đá khơng có rừng, chiếm tới 1,5% diện tích lưu vực, tập trung nhiều
nhất ở Đồng Văn (5.550,3 ha), Mèo Vạc (3.558,2 ha) và Yên Minh (2.310,8 ha).
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng lưu vực sơng Gâm
2.2.2.1. Hiện trạng che phủ rừng
LVS Gâm có tỷ lệ che phủ khá cao so với các LVS khác của miền Bắc và Đơng Bắc
Bắc Bộ. Tính đến năm 2011, tồn lưu vực có 338.169,3 ha đất lâm nghiệp có rừng, đạt tỷ lệ
che phủ 36.9% diện tích tự nhiên lưu vực. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 322.644,0 ha,
tương đương 95% diện tích rừng và 35,2% tổng diện tích tự nhiên của lưu vực.
2.2.2.2. Biến đổi tài nguyên rừng do tác động của hồ Tuyên Quang
- Về mặt tích cực: mực nước hồ dâng cao làm tăng nguồn cung cấp nước tự nhiên cho
thảm thực vật rừng tự nhiên ven hồ. Nguồn nước tưới đảm bảo cũng tạo điều kiện cho việc mở
rộng diện tích rừng trồng ở các địa phương khu vực hồ chứa. Mực nước dâng cao đã làm phong
phú thêm các hệ sinh thái và môi trường sống.
- Về mặt tiêu cực: khi xây dựng cơng trình, tồn bộ diện tích rừng vùng lòng hồ đến độ
cao 120m bị khai thác tận thu. Hoạt động này cũng đã tạo điều kiện cho việc khai thác gỗ
trái phép, làm tính đa sạng sinh học và khơng gian sống của nhiều lồi bị suy giảm. Khi hồ
tích nước đã làm chìm ngập 7.987ha đất các loại. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm diện tích
lớn nhất với trên 58%. Khi hồ tích nước đã làm tăng nguy cơ mất rừng do điều kiện khai
thác thuận lợi. Việc di rời tái định cư của người dân vùng hồ cũng làm suy giảm diện tích
rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng.
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên nước mặt lưu vực sơng Gâm
2.2.3.1. Lưu lượng dịng chảy mặt
Tính đến tuyến đập Tuyên Quang tổng lượng nước sông Gâm trong năm đạt 10,0 tỷ
3
m , ứng với Q0 = 319m3/s. Do sự tác động của cấu trúc địa hình và khí hậu nên dịng chảy
sơng Gâm có sự phân hóa mạnh theo khơng gian. Sự phân mùa khí hậu đã làm chế độ dịng
chảy của sơng Gâm chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa lũ kéo dài từ tháng 5-10, chiếm trên 70%
lượng dòng chảy năm. Trong mùa lũ, do tác động tổng hợp của những hình thái gây mưa lũ,

cấu trúc địa hình và mạng lưới sơng nên lũ trên sông Gâm thường lên nhanh và rút chậm,
gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng ở vùng hạ lưu, đặc biệt là thành phố Tuyên Quang.
Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa cạn, do lượng mưa tương đối lớn và
khả năng điều tiết dòng chảy của mặt đệm nên lưu lượng dòng chảy vẫn đạt khoảng 130m3/s
tương ứng với modul dòng chảy là 8,63l/s/km2.


12

Nhìn chung, tiềm năng nước mặt LVS Gâm đóng góp không lớn cho sông Hồng
(chiếm 10,4% lượng nước sông Hồng tại Sơn Tây). Tuy nhiên, do dòng chảy lớn vào mùa lũ
trên sông Gâm nên thường gây ngập lụt cho hạ lưu. Chính vì vậy, việc khống chế lũ trên
sơng Gâm sẽ làm giảm các áp lực về dòng chảy lũ trên sông Hồng tại đồng bằng Bắc Bộ.
2.2.3.2. Chất lượng nước sông và hồ chứa
Chất lượng nước được đánh giá qua các chỉ tiêu chủ yếu, gồm độ khoáng hóa, hàm
lượng các chất dinh dưỡng, các ion vi lượng, các hợp chất hữu cơ, độ pH, lượng vi khuẩn
coliforms. Hầu hết các chỉ tiêu hóa học và sinh học của nguồn nước sơng Gâm nói chung,
hồ Tun Quang nói riêng có sự thay đổi rõ rệt sau khi hồ Tuyên Quang được hình thành
nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam 08: 2008 (B1). Tuy
nhiên, một số chỉ tiêu về chất dinh dưỡng, các hợp chất hữu cơ vùng lịng hồ có xu hướng
tăng lên. Đây là những dấu hiệu khẳng định diễn biến theo chiều hướng xấu của nguồn
nước, do có liên quan đến các hoạt động nhân sinh trên lưu vực.
2.2.3.3. Biến đổi dịng chảy nước mặt lưu vực sơng Gâm trong điều kiện có hồ Tun Quang
Sơng Gâm đóng vai trị quan trọng trong việc sinh lũ lớn hạ du sông Lơ. Việc hình thành
hồ Tun Quang trên sơng Gâm đã làm thay đổi lớn tình hình lũ lụt ở hạ du, làm giảm mức độ
ngập lũ cho thành phố Tuyên Quang so với trước khi có đập. Sự xuất hiện của hồ Tuyên Quang
là tác nhân quan trọng tạo nên sự khác biệt mực nước, chế độ và lưu lượng dịng chảy sơng
Gâm ở thượng và hạ lưu thân đập. Ở thượng lưu đập, mực nước hồ và biên độ dao động mực
nước tăng lên so với trong điều kiện khơng có hồ chứa. Ở hạ lưu, lượng dịng chảy mùa lũ được
hạn chế và tăng lượng dòng chảy mùa kiệt, góp phần phịng chống lũ, đảm bảo cân bằng sinh

thái và nguồn nước tưới trong nơng nghiệp. Vai trị điều tiết lũ của hồ Tuyên Quang đã được
khẳng định khi tham gia cắt lũ và dự trữ nguồn nước tưới cho mùa kiệt từ năm 2008 đến nay.
Tóm lại, những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc thù của LVS Gâm đã chi
phối các đặc điểm, diễn biến, hiện trạng của tài nguyên, môi trường và vấn đề khai thác, sử
dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực.
Chương 3
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
LƯU VỰC SÔNG GÂM (PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM)
3.1. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất lưu vực sông Gâm
3.1.1. Xác định yêu cầu sử dụng hợp lý và bảo vệ tài ngun đất
3.1.1.1. Đánh giá xói mịn tiềm năng lưu vực
a. Phân cấp xói mịn tiềm năng cho tồn lưu vực
Bản đồ xói mịn tiềm năng của LVS Gâm được xây dựng theo mơ hình USLE của
Wischmeier và Schmid dựa trên các bản đồ thành phần sau: bản đồ hệ số xói mịn do mưa
R; bản đồ hệ số kháng xói của đất K; mơ hình số độ cao DEM; bản đồ hệ số chiều dài sườn
dốc L; bản đồ hệ số độ dốc S.
Mơ hình xói mịn tiềm năng đất của LVS Gâm được thành lập theo công thức của
Wischmeier và Schmid: A=R×K×L×S. Luận án đã tiến hành phân cấp mức độ xói mịn tiềm
năng của LVS Gâm dựa vào trị số xói mịn tiềm năng A. Trên phạm vi LVS Gâm được chia
thành 5 cấp xói mịn tiềm năng (bảng 3.2).
Trong LVS Gâm có tới 117.276,5 ha rừng đặc dụng, tương ứng với 12,7% tổng diện
tích lưu vực. Nếu khơng tính diện tích các khu rừng đặc dụng này, diện tích cấp xói mịn
tiềm năng của tồn lưu vực được thể hiện trong bảng (bảng 3.3).


13

Bảng 3.2. Các cấp xói mịn tiềm năng LVS Gâm
Cấp tiềm năng xói mịn
Cấp 1: độ xói mịn tiềm năng rất thấp

Cấp 2: độ xói mịn tiềm năng thấp
Cấp 3: độ xói mịn tiềm năng trung bình
Cấp 4: độ xói mịn tiềm năng cao
Cấp 5: độ xói mịn tiềm năng rất cao

Trị số A
< 15
15 - 30
31 - 45
46 - 60
> 60

Bảng 3.3. Diện tích các cấp xói mịn tiềm năng tồn LVS Gâm
Cấp xói mịn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
tiềm năng
Đơn vị
(ha)
(%)
(ha)
(%)
(ha)
(%)
Diện tích
341.865,8 37,3 242.212,0 26,4 62.803,4 6,9

Cấp 4
(ha)

52.508,8

Cấp 5
(%)
5,7

(ha)
(%)
100.135,6 10,9

Nguồn: Phân tích và thống kê từ bản đồ lưu vực và cấp xói mịn tiềm năng
Tính trên tồn lưu vực, tổng diện tích xói mịn tiềm năng cấp 1 và cấp 2 đã lên tới
584.077,8 ha, chiếm 63,7% diện tích tự nhiên của lưu vực. Diện tích từ cấp xói mịn tiềm
năng trung bình trở lên (cấp 3 đến cấp 5) là 215.447,8 ha, chiếm 23,5% diện tích lưu vực và
phân bố chủ yếu ở khu vực đầu nguồn. Trong đó, diện tích xói mịn tiềm năng cấp 4 và cấp
5 đã chiếm khoảng trên 70% tổng diện tích của cả 3 cấp xói mịn tiềm năng trên.
b. Phân cấp xói mịn tiềm năng cho các lưu vực cấp 2
LVS Gâm được chia thành 05 LVS cấp 2. Kết quả phân cấp xói mịn tiềm năng cho
các LVS cấp 2 được tổng hợp dựa trên kết quả thống kê diện tích bản đồ các cấp xói mịn
tiềm năng với bản đồ ranh giới lưu vực cấp 2 (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Diện tích các cấp xói mịn tiềm năng theo lưu vực cấp 2 của LVS Gâm

1

Nho Quế

41.490,6

41,4 35.439,4


35,3

8.497,4

8,5

6.759,8

6,7

8.118,1

Đất rừng
đặc dụng
(%)
(ha)
8,1
0.0

2

Nhiệm-Tổng Gường

51.047,4

41,7 30.111,8

24,6

7.425,0


6,1

7.291,7

6,0

22.764,2

18,6

3,847.1

3

Dịng chính sơng
Gâm

137.604,3 37,7 81.131,7

22,2

23.818,0

6,5 21.349,3

5,9

44.043,7


12,1

56,929.4

4

Nhi A

46.692,2

40,6 32.273,0

28,1

8.298,5

7,2

6.661,0

5,8

17.206,1

15,0

3,861.8

5


Năng

65.031,3

30,4 63.256,2

29,5

14.764,5

6,9 10.446,9

4,9

8.003,4

3,7

52,638.1

341.865,8 37,3 242.212,0

26,4

62.803,4

6,9 52.508,8

5,7


100.135,6


lưu
vực

Tên LVS
cấp 2

Tổng

Cấp 1
(ha)

Cấp 2
(%)

(ha)

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

(%)

(ha)

(%)


(ha)

(%)

(ha)

10,9 117,276.5

Nguồn: Phân tích và thống kê từ bản đồ lưu vực và cấp xói mịn tiềm năng
Từ bảng kết quả trên cho thấy, giữa các LVS cấp 2 có sự phân hố khá rõ về xói mịn tiềm
năng. Trong đó, LVS 2, 4 và 3 có u cầu phịng hộ giữ nước đầu nguồn lớn nhất, địi hỏi phải
có phòng hộ đầu nguồn ở mức độ xung yếu nhất. Sự phân hố về mức độ xói mịn tiềm năng
giữa các lưu vực cấp 2 là cơ sở cho việc đề xuất phân cấp phòng hộ đầu nguồn cho LVS Gâm.
3.1.1.2. Đánh giá yêu cầu bảo vệ đất
Để có thể phân cấp mức độ yêu cầu bảo vệ đất, đề tài dựa trên các dữ liệu gồm: bản đồ
thực trạng thối hóa đất của LVS Gâm; bản đồ độ dày tầng đất và bản đồ kết quả phân cấp
xói mịn tiềm năng. Luận án đã thực hiện chồng xếp các bản đồ trên và xác định các mức độ
yêu cầu bảo vệ đất. Diện tích các cấp yêu cầu bảo vệ đất được phân bố trong các huyện của
LVS Gâm như sau (bảng 3.8):
Đối với diện tích yêu cầu bảo vệ đất cao và rất cao, cần thiết phải ưu tiên phát triển
lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm hạn chế xói mịn, bảo vệ đất.


14

Đối với diện tích yêu cầu bảo vệ đất thấp và rất thấp, cần triển khai phát triển kết hợp giữa
lâm nghiệp và nơng nghiệp theo các hình thức nơng lâm kết hợp, lâm nông kết hợp… nhằm
bảo vệ và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Bảng 3.8. Mức độ yêu cầu bảo vệ đất theo huyện của LVS Gâm (ha)

Diện tích
tự nhiên
Bắc Mê
82.315,0
Bắc Quang
3.418,7
Đồng Văn
39.165,8
Hà Giang
Mèo Vạc
54.683,2
Vị Xuyên
13.461,8
Yên Minh
58.596,2
Bảo Lạc
94.910,4
Cao Bằng Bảo Lâm
80.214,0
Nguyên Bình 34.651,7
Ba Bể
63.308,1
Pắc Nặm
48.670,0
Bắc Kạn
Chợ Đồn
38.926,3
Ngân Sơn
14.627,0
Chiêm Hóa 107.735,3

Tun Na Hang
81.250,1
Quang n Sơn
22.716,3
Lâm Bình
78.152,2
Tổng
916.802,1
100,0%
%
Tỉnh

Huyện

u cầu bảo vệ đất
Thấp Trung bình
Cao
10.757,8
32.474,8
8.392,2
23,5
2.897,2
171,0
12.898,8
15.166,5
8.526,9
8.156,3
37.629,2
4.712,9
737,0

2.820,0
954,1
15.935,0
27.904,1
6.562,5
9.461,3
64.263,6
8.824,1
10.473,4
56.184,6
4.927,4
586,6
20.494,8
1.141,0
543,9
26.728,5
1.551,9
882,5
39.785,8
1.973,1
5.292,1
27.011,6
3.544,8
32,9
13.201,5
494,2
26.736,9
62.036,9
6.644,9
2.592,0

35.218,7
3.796,4
4.204,6
15.917,3
1.320,4
16.183,2
34.700,7
12.228,0
125.497,8
514.435,8
75.766,0
13,7%
56,1%
8,3%

Rất cao
10.038,8
327,0
2.573,7
4.184,8
1.184,7
5.396,7
11.076,0
8.628,6
5.543,4
3.119,5
5.880,0
2.305,6
898,4
8.350,8

3.093,5
1.259,9
9.964,7
83.825,9
9,1%

Đất rừng
đặc dụng
20.651,4
0,0
0,0
0,0
7.766,0
2.797,9
1.285,5
0,0
6.885,9
31.364,3
148,7
772,2
0,0
3.965,8
36.549,4
14,0
5.075,5
117.276,5
12,8%

Nguồn: Tính theo bản đồ mức độ yêu cầu bảo vệ đất và bản đồ hành chính
3.1.2. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất

3.1.2.1. Đề xuất phân cấp phòng hộ đầu nguồn
a. Cơ sở và nguyên tắc phân cấp phòng hộ đầu nguồn
- Các cơ sở để đề xuất phân cấp phòng hộ đầu nguồn: bản đồ quy hoạch ba loại rừng
hiện có của LVS Gâm; kết quả phân cấp xói mịn tiềm năng theo các phụ lưu cấp 2 của LVS
Gâm; Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020” và Báo cáo
“Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020” của ủy ban nhân nhân 4 tỉnh trên lưu vực.
- Nguyên tắc phân cấp phịng hộ đầu nguồn: 1) diện tích các cấp phịng hộ sẽ được đề xuất
và phân bổ theo 5 lưu vực cấp 2; 2) phân cấp phòng hộ đầu nguồn LVS Gâm cần phải được quy
hoạch theo hướng từ trên xuống và từ dưới lên; 3) diện tích các cấp phòng hộ đề xuất và phân bổ
cho các lưu vực cấp 2 phải căn cứ vào kết quả phân cấp xói mịn tiềm năng của từng lưu vực này
và đề xuất diện tích phịng hộ phải kế thừa và dựa trên các quy hoạch đã có của lãnh thổ.
b. Kết quả phân cấp phịng hộ đầu nguồn (các loại hình quản lý sử dụng đất chính)
Trình tự phân cấp phịng hộ đầu nguồn LVS Gâm được thực hiện như sau:
b1. Xác định diện tích phịng hộ cho các lưu vực cấp 2 (xác định diện tích khống chế
các loại hình sử dụng đất chính trong các lưu vực cấp 2).
b2. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn cho các LVS cấp 2. Bản đồ phân cấp phòng hộ đầu
nguồn LVS Gâm được thực hiện theo các bước sau: 1) Xây dựng mơ hình xói mịn tiềm
năng cho các lưu vực cấp 2; 2) Phân cấp mơ hình xói mịn tiềm năng A thành 100 tổ diện
tích cho từng LVS cấp 2; 3) Phân cấp phòng hộ cho các lưu vực cấp 2; 4) Xác định diện tích


15

đất rừng sản xuất cho các lưu vực cấp 2; 5) Xác định diện tích đất rừng đặc dụng cho các
lưu vực cấp 2; 6) Xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ cho LVS Gâm.
Sau các bước trên, mỗi LVS cấp 2 sẽ có bản đồ phân cấp phịng hộ. Bản đồ các loại
hình sử dụng đất chính của LVS Gâm được xây dựng dựa trên cơ sở gộp các bản đồ phân
cấp phòng hộ của 5 LVS cấp 2 trên lưu vực. Luận án đã sử dụng các phần mềm ArcGIS 9.3
và Microsoft Excel để thực hiện xử lý và phân tích dữ liệu khơng gian, số liệu thống kê

trong cả 6 bước thực hiện nêu trên.
b3. Kết quả phân cấp phòng hộ
Luận án đã thực hiện phân tích bản đồ phân cấp phịng hộ của LVS Gâm và bản đồ hành
chính huyện để xác định diện tích các loại hình quản lý sử dụng đất chính theo huyện (bảng 3.13).
Bảng 3.13. Diện tích các loại hình quản lý sử dụng đất chính theo huyện LVS Gâm
Tỉnh


Giang

Cao
Bằng

Bắc
Kạn

Tuyên
Quang

Huyện

Diện tích
tự nhiên
(ha)

Bắc Mê
82,315.0
Bắc Quang
3,418.7
Đồng Văn

39,165.8
Mèo Vạc
54,683.2
Vị Xuyên
13,461.8
Yên Minh
58,596.2
Bảo Lạc
94,910.4
Bảo Lâm
80,214.0
Nguyên Bình 34,651.7
Ba Bể
63,308.1
Pắc Nặm
48,670.0
Chợ Đồn
38,926.3
Ngân Sơn
14,627.0
Chiêm Hóa
107,735.3
Na Hang
81,250.1
n Sơn
22,716.3
Lâm Bình
78,152.2
Tổng
916,802.1


Tổng
(ha)

Đất lâm nghiệp (ha)
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng
Rất xung
Tổng
Xung yếu sản xuất
yếu

70,993.6 20,557.2
2,623.7
344.1
29,203.5 15,092.9
38,648.3 10,504.8
12,151.3
2,531.1
43,368.7 16,755.6
80,100.4 34,064.1
64,147.9 20,025.9
31,971.0 12,116.7
59,455.0
8,417.2
40,966.6 15,178.0
32,944.5
9,834.8
12,213.9
2,745.7

77,544.6 14,611.4
74,246.0
9,554.2
15,932.6
2,444.0
63,694.8 22,852.2
750,206.5 217,630.0

18,698.6
251.6
13,516.3
7,736.1
2,405.3
12,756.6
23,485.2
12,066.8
8,988.9
4,556.3
9,661.3
6,326.6
1,072.1
10,019.2
6,389.9
1,015.4
20,007.8
158,954.0

Đất rừng
đặc dụng


1,858.6 29,785.1 20,651.4
92.5
2,279.6
0.0
1,576.6 14,110.7
0.0
2,768.7 28,143.5
0.0
125.8
1,854.2
7,766.0
3,999.1 23,815.2
2,797.9
10,578.9 44,750.9
1,285.5
7,959.1 44,121.9
0.0
3,127.8 12,968.4
6,885.9
3,860.9 19,673.5 31,364.3
5,516.7 25,639.9
148.7
3,508.2 22,337.5
772.2
1,673.6
9,468.2
0.0
4,592.2 58,967.5
3,965.8
3,164.4 28,142.4 36,549.4

1,428.6 13,474.6
14.0
2,844.4 35,767.1
5,075.5
58,676.0 415,300.0 117,276.5

Đất nơng
nghiệp,
đất khác
(ha)

11,321.4
795.0
9,962.3
16,034.9
1,310.5
15,227.5
14,810.0
16,066.1
2,680.7
3,853.1
7,703.4
5,981.8
2,413.1
30,190.7
7,004.1
6,783.7
14,457.4
166,595.6


Nguồn: Tính theo bản đồ phân cấp phịng hộ và bản đồ hành chính
Diện tích rừng phịng hộ chiếm 29,0% tổng diện tích rừng tồn lưu vực. Trong đó,
diện tích rừng phịng hộ rất xung yếu chiếm 73% và rừng phịng hộ xung yếu chiếm 26,9%.
Diện tích rừng đặc dụng chiếm 15,6% tổng diện tích rừng và 12,8% tổng diện tích tự nhiên
lưu vực. Rừng sản xuất có diện tích lớn nhất (415.300,0 ha), tương ứng với 55,4% tổng diện
tích rừng tồn lưu vực. Diện tích đất nông nghiệp và đất khác không lớn (166.595,6 ha),
tương đương 18,2% tổng diện tích tự nhiên tồn lưu vực.
Các kết quả nghiên cứu trên được thể hiện trên bản đồ phân cấp phịng hộ lưu vực.
Trong đó, sự phân hố theo lưu vực về mặt xói mịn tiềm năng là cơ sở để luận án đề xuất
những loại hình sử dụng đất chính của LVS Gâm.
3.1.2.2. Đề xuất hướng sử dụng đất đai cho các loại hình sử dụng đất chính
a. Đánh giá tiềm năng đất đai cho các loại hình sử dụng đất chính
a1. Phương pháp đánh giá: Dựa trên kết quả đánh giá xói mịn tiềm năng đất, luận án
đã thực hiện xây dựng bản đồ phân cấp phịng hộ, từ đó xác định u cầu phịng hộ nguồn


16

nước và bảo vệ đất, chống xói mịn của LVS Gâm. Mặt khác, dựa trên những phân tích về
đặc điểm địa hình, về đặc điểm thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất kết hợp với kết quả
phân cấp phòng hộ ở trên.
a2. Kết quả đánh giá: Trên cơ sở tích hợp bản đồ phân cấp phịng hộ và bản đồ địa
hình, bản đồ độ dốc, bản đồ hiện trạng sử dụng đất LVS Gâm, luận án đã xây dựng bản đồ
khả năng đất đai. Thực hiện thống kê diện tích bản đồ khả năng đất đai với bản đồ hành
chính huyện, luận án đã xác định diện tích các loại khả năng đất đai theo các huyện như sau
(bảng 3.14):
Bảng 3.14. Diện tích các loại khả năng đất đai theo huyện của LVS Gâm (ha)
Đất rừng phòng hộ

Tuyên Quang Bắc Kạn


Cao Bằng

Hà Giang

Tỉnh

Huyện

Bắc Mê
Bắc Quang
Đồng Văn
Mèo Vạc
Vị Xuyên
Yên Minh
Bảo Lạc
Bảo Lâm
Ng. Bình
Ba Bể
Pắc Nặm
Chợ Đồn
Ngân Sơn
Chiêm Hóa
Na Hang
n Sơn
Lâm Bình
Tổng

Diện tích
tự nhiên Rất xung

yếu

Xung
yếu

82.315,0 18.698,6 1.858,6
3.418,7
251.6
92,5
39.165,8 13.516,3 1.576,6
54.683,2
7.736,1 2.768,7
13.461,8
2.405,3
125,8
58.596,2 12.756,6 3.999,1
94.910,4 23.485,2 10.578,9
80.214,0 12.066,8 7.959,1
34.651,7
8.988,9 3.127,8
63.308,1
4.556,3 3.860,9
48.670,0
9.661,3 5.516,7
38.926,3
6.326,6 3.508,2
14.627,0
1.072,1 1.673,6
107.735,3 10.019,2 4.592,2
81.250,1

6.389,9 3.164,4
22.716,3
1.015,4 1.428,6
78.152,2 20.007,8 2.844,4
916.802,1 158.954,0 58.676,0

Đất rừng sản xuất
Lâm
nghiệp
sản xuất
24.052,0
1.945,1
11.715,1
25.728,3
1.692,7
20.915,3
43.034,8
34.803,6
12.813,4
18.304,6
22.654,4
20.824,7
8.531,8
49.857,3
22.618,9
12.210,3
31.672,6
363.375,1

Lâm

Nông
nông lâm kết
kết hợp
hợp
2.876,1 2.857,0
82,1
252,4
707,8 1.687,8
283,0 2.132,1
40,0
121,5
313,7 2.586,2
839,4
876,7
3.263,1 6.055,3
22,9
132,1
444,2
924,7
2.201,2
784,3
641,2
871,6
292,1
644,3
1.121,1 7.989,1
4.206,8 1.316,6
112,8 1.151,5
1.544,5 2.549,9
18.991,9 32.933,1


Đất rừng
đặc dụng

20.651,4
0,0
0,0
0,0
7.766,0
2.797,9
1.285,5
0,0
6.885,9
31.364,3
148,7
772,2
0,0
3.965,8
36.549,4
14,0
5.075,5
117.276,5

Đất nông nghiệp,
đất khác
Nông
Nông
nghiệp nghiệp
vùng cao vùng thấp
9.364,3 1.957,0

614,8
180,2
8.235,7 1.726,6
14.527,7 1.507,2
539,4
771,1
12.038,2 3.189,3
12.218,0 2.591,9
12.007,6 4.058,5
2.048,8
631,9
2.472,7 1.380,4
6.134,3 1.569,1
3.812,8 2.169,0
1.309,4 1.103,7
7.980,9 22.209,7
5.306,4 1.697,8
1.312,9 5.470,8
6.494,2 7.963,1
106.418,3 60.177,3

Nguồn: tính theo bản đồ phân cấp phịng hộ, bản đồ độ dốc, bản đồ thổ nhưỡng
Kết quả đánh giá khả năng đất đai trên là một trong những cơ sở để thành lập bản đồ
đề xuất hướng sử dụng cho các loại hình sử dụng đất chính của LVS Gâm.
b. Xây dựng bản đồ đề xuất hướng sử dụng cho các loại hình sử dụng đất chính
b1. Phương pháp xây dựng bản đồ: Bản đồ đề xuất hướng sử dụng cho các loại hình sử
dụng đất chính của LVS Gâm được xây dựng trên cơ sở tích hợp các kết quả đánh giá khả năng
đất đai, hiện trạng rừng và lớp phủ, hiện trạng sử dụng đất của lưu vực bằng công nghệ GIS.
b2. Kết quả đề xuất hướng sử dụng cho các loại hình sử dụng đất chính
* Đối với diện tích đất rừng phịng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ gồm phòng hộ rất

xung yếu và xung yếu chiếm 23,7% tổng diện tích lưu vực (bảng 3.15).
* Đối với đất rừng sản xuất: đất lâm nghiệp sản xuất, đất lâm nông kết hợp và đất
nông lâm kết hợp có tỷ lệ tương ứng là 39,6%, 2,1% và 3,59% tổng diện tích LVS Gâm
(bảng 3.16).


17

Bảng 3.15. Đề xuất hướng sử dụng cho diện tích đất rừng phịng hộ LVS Gâm
Loại
hình
sử dụng
đất chính

Hiện trạng rừng và sử dụng đất

Rừng giàu và rừng trung bình
Đất rừng
Rừng nghèo, non, phục hồi
phòng hộ
Rừng tre nứa, hỗn giao gỗ tre nứa
rất xung
Rừng trồng
yếu
Đất trống
Tổng
Rừng giàu và rừng trung bình
Đất rừng Rừng nghèo, non, phục hồi
phòng hộ Rừng tre nứa, hỗn giao gỗ tre nứa
xung yếu Rừng trồng

Đất trống

Tổng

Diện tích
% diện
ha
tích tự
nhiên
9,746.3
1.1%
41,801.9
4.6%
4,759.5
0.5%
590.8
0.1%
102,055.4
11.1%
158,954.0
1,508.5
13,709.9
2,975.4
473.1
40,009.1
58,676.0

17.3%
0.2%
1.5%

0.3%
0.1%
4.4%
6.4%

Hướng sử dụng

Khoanh ni, bảo vệ rừng
Khoanh ni, phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên
Phục hồi, tái sinh tự nhiên
Khoanh ni, bảo vệ rừng, trồng rừng mới
Trồng rừng phịng hộ
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng
Khoanh nuôi, phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên
Phục hồi, tái sinh tự nhiên
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng mới
Trồng rừng phịng hộ

Nguồn:Tính từ bản đồ khả năng đất đai, bản đồ hiện trạng rừng lưu vực
Bảng 3.16. Đề xuất hướng sử dụng cho diện tích đất rừng sản xuất LVS Gâm
Diện tích
Hiện trạng rừng
% diện
và sử dụng đất
ha
tích tự
nhiên
Rừng giàu và rừng trung bình
14.009,8
1,5%

89.077,0
9,7%
Đất lâm Rừng nghèo, non, phục hồi
nghiệp sản Rừng tre nứa, hỗn giao gỗ tre nứa 25.531,5
2,8%
xuất
Rừng trồng
6.973,5
0,8%
Đất trống
227.783,3
24,8%
363.375.1 39,6%
Tổng
Rừng giàu và rừng trung bình
264,4
0,0%
Rừng nghèo, non, phục hồi
5.575,2
0,6%
Đất lâm
Rừng tre nứa, hỗn giao gỗ tre nứa
653,1
0,1%
nông kết
Rừng trồng
307,1
0,0%
hợp
Đất trống

9.995,3
1,1%
Đất sản xuất nơng nghiệp
2.196,8
0,2%
18.991,9
2,1%
Tổng
Rừng giàu và rừng trung bình
738,2
0.1%
Rừng nghèo, non, phục hồi
6,989.7
0.8%
Đất nông
Rừng tre nứa, hỗn giao gỗ tre nứa
1,941.3
0.2%
lâm kết
Rừng trồng
1,753.5
0.2%
hợp
Đất trống
11,136.5
1.2%
Đất sản xuất nơng nghiệp
10,373.9
1.1%
32.933,1 3,59%

Loại hình
sử dụng
đất chính

Hướng sử dụng

Khoanh ni, bảo vệ rừng
Khoanh ni, phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên
Phục hồi, tái sinh tự nhiên
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng mới
Trồng rừng, cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng
Khoanh nuôi, phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên
Phục hồi, tái sinh tự nhiên
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng mới
Trồng rừng, cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp
Cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, trồng rừng
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng
Khoanh nuôi, phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên
Phục hồi, tái sinh tự nhiên
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng mới
Trồng rừng, cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp
Cây ăn quả lâu năm, cây cơng nghiệp, trồng rừng

Nguồn:Tính từ bản đồ khả năng đất đai, bản đồ hiện trạng rừng lưu vực
* Đối với đất sản xuất nông nghiệp: LVS Gâm có gần 170.000 ha đất nơng nghiệp,
bao gồm đất nông nghiệp vùng cao và đất nông nghiệp vùng thấp (bảng 3.17).
Trong thực tế, một phần nhỏ diện tích đất, bao gồm cả đất rừng sản xuất và đất nông
nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp vùng thấp ở các địa phương đang có xu hướng chuyển
dần sang đất chuyên dùng do sự gia tăng về dân số, q trình đơ thị hố và các dự án phát

triển cơ sở hạ tầng vùng miền núi v.v.


18

Bảng 3.17. Đề xuất hướng sử dụng cho diện tích đất nơng nghiệp LVS Gâm
Loại hình
sử dụng
đất chính

Hiện trạng rừng và
sử dụng đất

Rừng trồng
Đất nông
nghiệp Đất trống
vùng cao Đất sản xuất nơng
nghiệp
Tổng

Diện tích
% diện
ha
tích tự
nhiên
13,844.6 1.5%
25,931.7 2.8%
66,641.9 7.3%
106,418.3


7,475.5
Đất nơng Rừng trồng
nghiệp
Đất trống
6,541.5
vùng
thấp
Đất sản xuất nông nghiệp 46,160.3
Tổng

60,177.3

Hướng sử dụng
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng mới, cải tạo đất,
chuyển đổi mục đích sử dụng
Trồng rừng, cây cơng nghiệp, cây ăn quả lâu năm
Cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, lúa, hoa màu xen
canh, trồng rừng

11.6%
0.8%
0.7%
5.0%

Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, cải tạo đất, chuyển đổi mục đích
sử dụng
Trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
Cây công nghiêp, cây ăn quả lâu năm, lúa, hoa màu xen
canh, chuyển đổi mục đích sử dụng


6.6%

Nguồn: Tính từ bản đồ khả năng đất đai, bản đồ hiện trạng rừng lưu vực
3.1.2.3. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Các giải pháp đề xuất sử dụng tài nguyên đất dựa trên cơ sở là các thù về điều kiện
tự nhiên và kinh tế - xã hội của LVS Gâm, tính đa dạng và nhạy cảm của tài nguyên đất,
kết quả đánh giá và phân cấp xói mịn đất lưu vực. Theo đó, cần quản lý khai thác, sử
dụng đất thống nhất theo lưu vực; khai thác đất theo các vùng sinh thái nông nghiệp;
giao quyền sử dụng đất lâu dài; khai thác kết hợp với bảo vệ và cải tạo các loại đất bị
thối hố; đẩy mạnh q trình chuyển đổi mục đích canh tác trên những khu vực có độ
dốc lớn, ruộng đất manh mún; củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật
nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng công nghệ sinh học gắn với bảo tồn nguồn
gen giống cây trồng, vật nuôi; áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học trong cải tạo
đất, mở rộng diện tích rừng phịng hộ, rừng đầu nguồn; nâng cao ý thức cộng đồng về sử
dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên đất.
3.2. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên rừng lưu vực sông Gâm
3.2.1. Xác định yêu cầu sử dụng hợp lý và phục hồi rừng
3.2.1.1. Phân loại tài nguyên rừng
Để đánh giá và phân loại tài nguyên rừng LVS Gâm, luận án sử dụng các dữ liệu bản
đồ hiện trạng rừng và số liệu diện tích rừng năm 2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Diện tích các loại đất,
loại rừng theo huyện được xác định bằng cách chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng năm 2011
với bản đồ hành chính và bản đồ LVS Gâm.
Diện tích rừng tự nhiên của LVS Gâm là 322.644ha, chiếm 32,5% tổng diện tích tự
nhiên lưu vực. Trong đó Tun Quang là địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất
(chiếm 47,9% tổng diện tích rừng tự nhiên của lưu vực). Diện tích rừng trồng chiếm 1,7%
diện tích tự nhiên và 4,6% tổng diện tích đất có rừng lưu vực, với 15,525.3 ha. Diện tích đất
có rừng lưu vực là 338,169.3 ha, chiếm 36,9% diện tích lưu vực. Diện tích đất trống của lưu
vực khá lớn (374.946,9 ha, bằng 40,9% tổng diện tích lưu vực). Đây là diện tích cần triển khai
trồng rừng mới nhằm bảo vệ đất, hạn chế xói mịn.



19

3.2.1.2. Phân cấp tỷ lệ che phủ rừng theo xã
Tỷ lệ che phủ rừng theo xã được tính theo cơng thức:
Diện tích rừng
Tỷ lệ che phủ = --------------------- (%)
Diện tích tự nhiên
Tỷ lệ che phủ rừng được phân chia theo các cấp sau: (i) tỷ lệ che phủ dưới 10%; (ii) tỷ
lệ che phủ từ 10%-30%; (iii) tỷ lệ che phủ từ 30%-50%; (iv) tỷ lệ che phủ từ 50%-70% và
(v); tỷ lệ che phủ trên 70%.
LVS Gâm có 175 xã thuộc 17 huyện. Kết quả phân cấp cho thấy trên tồn lưu vực có 27%
số xã có tỷ lệ che phủ dưới 10%, trên 50% số xã có tỷ lệ che phủ từ 30% trở xuống và 83,5% số
xã có độ che phủ dưới 50%. Kết quả cụ thể ở bản đồ tỷ lệ che phủ rừng theo xã của LVS Gâm.
3.2.1.3. Phân cấp mức độ mất cân bằng che phủ (theo xã)
Để phân cấp mức độ mất cân bằng che phủ rừng cho LVS Gâm, luận án dựa trên chỉ số
mất cân bằng che phủ cho từng xã. Chỉ số này được tính theo cơng thức sau:
Tỷ lệ che phủ hiện tại (%)
Chỉ số mất cân bằng che phủ =
Tỷ lệ che phủ theo quy hoạch (%)
Kết quả cụ thể cho thấy, LVS Gâm có 62 xã mất cân bằng che phủ ở mức cao, 43 xã
mất cân bằng che phủ ở mức trung bình, 40 xã mất cân bằng che phủ ở mức thấp. Trong số
30 xã cân bằng che phủ của lưu vực, có 15 xã của Tuyên Quang và 12 xã của Hà Giang.
3.2.2. Đề xuất sử dụng hợp lý và phục hồi rừng
3.2.2.1. Đề xuất thứ tự ưu tiên phục hồi lớp phủ rừng (theo xã)
Kết quả đánh giá mất cân bằng che phủ, tỷ lệ diện tích che phủ rừng phịng hộ (theo
cấp xã) là những cơ sở để luận án đề xuất thứ tự ưu tiên phục hồi rừng các địa phương trên
lưu vực. Cụ thể về thứ tự ưu tiên phục hồi rừng theo xã như sau:
- Đối với 83 xã có mức độ mất cân bằng che phủ trung bình và mức mất cân bằng che

phủ thấp, cần khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi diện tích, chất lượng rừng hiện có, trồng bổ
sung và trồng rừng mới nhằm mở rộng diện tích che phủ.
- Đối với 62 xã có mức mất cân bằng che phủ cao cần triển khai trồng rừng mới nhằm
mở rộng diện tích che phủ đồng thời với việc khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi diện tích các
loại rừng hiện có, đặc biệt là đối với Cao Bằng và Hà Giang vì đây những tỉnh có số lượng
xã mất cân bằng che phủ ở mức cao nhiều nhất.
3.2.2.2. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên rừng
Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kết quả phân cấp phòng hộ đầu nguồn, khả năng đất
đai, hướng sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất chính và kết quả đánh giá mất cân bằng
che phủ lưu vực, luận án đề xuất các giải pháp bảo vệ và phục hồi rừng LVS Gâm như sau:
- Đối với rừng phòng hộ trên lưu vực (217.630ha). Cần thiết phải có những biện pháp bảo
vệ nghiêm ngặt đối với các địa phương có diện tích rừng phịng hộ lớn. Mặt khác, cần tận dụng
các diện tích đất rừng hiện có để tiến hành trồng rừng, mở rộng diện tích rừng phịng hộ.
- Đối với rừng đặc dụng (117.276,5ha): Ccông tác quản lý và bảo tồn các khu rừng
đặc dụng trên lưu vực vẫn dựa nhiều vào nguồn tài trợ quốc tế và lực lượng kiểm lâm. Điều
này địi hỏi phải có những biện pháp, cơ chế nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng dân
cư và nguồn tài chính trong nước trong việc quản lý và hỗ trợ tổ chức bảo vệ tính đa dạng
sinh học của các khu rừng đặc dụng trên lưu vực. Đánh giá và kiểm soát ảnh hưởng của các


20

dự án phát triển trên lưu vực có liên quan đến các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là ảnh hưởng
của hoạt động du lịch sinh thái vùng hồ Tuyên Quang, hồ Ba Bể.
- Đối với rừng sản xuất (415.300ha): Đây là loại hình sử dụng đất có sự tham gia quản
lý trực tiếp của một bộ phận lớn cư dân ở các địa phương. Chính vì vậy, cần có chính sách
và biện pháp về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm hỗ trợ nông dân trong việc trồng rừng,
thực hiện giao đất, giao rừng, phát triển nông-lâm nghiệp sinh thái, các mơ hình nơng lâm
kết hợp…
- Đối với diện tích đất rừng bỏ trống, đặc biệt là đất rừng phịng hộ chưa có rừng

(15,5% tổng diện tích lưu vực) cần triển khai trồng rừng mới. Tận dụng khả năng phục hồi
của thảm thực vật cây bụi tự nhiên nhằm tăng độ che phủ…
3.3. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt lưu vực sông Gâm
3.3.1. Xác định yêu cầu sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt
3.3.1.1. Tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt
a. Số lượng và năng lực khai thác nước mặt các cơng trình thủy lợi
Nguồn nước mặt LVS Gâm được khai thác cho sinh hoạt, cấp nước tưới, nước sản
xuất cơng nghiệp và phát điện, trong đó chủ yếu là cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và
phát điện. Hiện nay, LVS Gâm có khoảng 2.361 cơng trình thủy lợi các loại, trong đó có 53
hồ chứa, 202 đập dâng, khoảng trên 2.100 cơng trình khai thác nước tạm (gần 90% số lượng
các cơng trình thủy lợi của lưu vực). Theo thiết kế, các cơng trình thủy lợi này có thể tưới
cho khoảng 7.015 ha diện tích vụ đông xuân và 16.240 ha vụ mùa. Nhưng trong thực tế, các
cơng trình này mới chỉ đảm báo tưới được 81,8% và 91,5% diện tích ở các vụ tương ứng.
Năng lực hoạt động của các cơng trình kiên cố thường thấp do chưa được quy hoạch hợp lý,
nhiều hạng mục bị xuống cấp nguồn kinh phí đầu tư sửa chữa, duy tu bảo dưỡng lớn và
không được khắc phục kịp thời.
b. Nhu cầu sử dụng nguồn nước mặt
Theo Lã Thanh Hà, Nguyễn Đình Kỳ (2006) và Huỳnh Thị Lan Hương (2009), nhu
cầu sử dụng nước LVS Gâm có xu hướng tăng nhanh do sự gia tăng về quy mô dân số và sự
phát triển các ngành kinh tế. Cụ thể: tại mốc thời gian các năm 2000, 2005 và 2010, nhu cầu
sử dụng nguồn nước mặt LVS Gâm tương ứng là 252,5 triệu m3, 257,6 triệu m3 và 284,3
triệu m3. Dự báo đến năm 2020, lượng nước cần dùng sẽ tăng lên 335,7 triệu m3. Nhu cầu sử
dụng nguồn nước trong năm có sự phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu mùa vụ của địa phương và
không đồng đều ở các khu vực.
3.3.1.2. Ngưỡng khai thác tài nguyên nước mặt
Ngưỡng khai thác tài nguyên nước được tính bằng tỷ lệ % giữa lượng nước thừa trong mùa lũ
so với lượng nước tiềm năng. Kết quả tính tốn cho thấy, ngưỡng khai thác tài nguyên nước tại một
số trạm chính trên LVS Gâm dao động từ 31 đến 37% tổng tiềm năng nguồn nước. Với kết quả
này, có thể nhận thấy trong cả năm, lượng nước cần sử dụng đến năm 2020 trên LVS Gâm nhỏ hơn
nhiều so với giới hạn khai thác cho phép. Tuy nhiên, vào các tháng mùa khô, lượng nước cần dùng

ở một số địa phương trong các mốc thời gian 2010, 2020 đã chiếm từ 10-25% tổng lượng nước đến
và đang tiến dần đến ngưỡng khai thác an toàn, trong khi nhu cầu về nước tưới mùa cạn rất lớn nên
nhiều địa phương xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ.


21

3.3.1.3. Nguy cơ và nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước mặt
Nguy cơ suy thoái tài nguyên nước LVS Gâm được xác định, phân tích dựa trên hiện trạng,
diễn biến dòng chảy mặt và nhu cầu sử dụng nguồn nước mặt lưu vực, bao gồm: thiếu nước cục bộ;
suy thoái chất lượng nước mặt; gia tăng các tai biến thiên nhiên liên quan đến tài nguyên nước.
Nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước LVS Gâm rất đa dạng, được chi phối bởi cả
những nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Luận án đã xác định các nguyên nhân
suy thoái tài nguyên nước mặt LVS Gâm bao gồm: do biến đổi khí hậu; do các hoạt động
khai thác tài nguyên thiên nhiên lưu vực; sự phát triển của các ngành kinh tế và ảnh hưởng
của hệ thống đập hồ chứa thủy điện trên lưu vực.
3.3.1.4. Những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước
Cho đến nay, LVS Gâm chưa có mơ hình và quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên
nước. Đây là một trong những khó khăn lớn trong cơng tác quản lý tài nguyên nước của lưu
vực hiện nay. Mặc dù đã có Ban quản lý LVS Hồng - Thái Bình, nhưng do không gian quản
lý quá lớn nên hiệu quả quản lý tài nguyên nước trong điều kiện cụ thể của LVS Gâm chưa
hiệu quả. Tài nguyên nước LVS Gâm đang được quản lý theo địa giới hành chính của các
tỉnh và chưa chú trọng sự tham gia của các đối tượng sử dụng nước. Đội ngũ cán bộ quản lý
chuyên trách về tài nguyên nước của các tỉnh trên LVS Gâm cịn q ít, thường chỉ khoảng
3 người/tỉnh. LVS Gâm có trên 30% diện tích nằm ở lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện
chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 quốc gia trong vấn đề quản lý và bảo vệ nguồn nước.
Điều này đòi hỏi cần thiết phải có một tổ chức quản lý lưu vực thống nhất.
Tiềm năng và thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt và những khó khăn, tồn
tại trong cơng tác quản lý tài nguyên nước LVS Gâm đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải có
những giải pháp tổng thể nhằm khai thác, SDHL và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt lưu vực.

3.3.2. Đề xuất sử dụng tài nguyên nước mặt
Từ kết quả đánh giá yêu cầu sử dụng và bảo vệ nguồn nước mặt của lưu vực. Luận án
đã xác định các thách thức về tài nguyên nước LVS Gâm bao gồm: (1) Hiệu quả khai thác
nguồn nước chưa cao; (2) Thiếu nước sản xuất và sinh hoạt mùa kiệt; (3) Các mâu thuẫn
trong sử dụng nguồn nước mặt; (4) Suy thoái tài nguyên nước mặt và (5) Hạn chế trong
quản lý tài nguyên nước.
Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, vận dụng phương pháp phân tích DPSIR, luận án đã
phân tích các nguyên nhân, tác động và đề xuất các giải pháp nhằm SDHL và bảo vệ tài
nguyên nước mặt lưu vực. Từ kết quả phân tích DPSIR, có thể tổng hợp các giải pháp
SDHL tài nguyên nước theo 2 nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp quản lý nhu cầu
nước và nhóm giải pháp về năng lực quản lý.
a. Nhóm giải pháp quản lý nhu cầu nước
a1. Các giải pháp về cơng trình, kỹ thuật: 1) đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ lợi
trên lưu vực; 2) sửa chữa và nâng cấp các cơng trình thủy lợi nhỏ đã bị xuống cấp, hư hại; 3)
nâng cao khả năng điều tiết các hồ chứa hiện có; 4) nâng cấp hệ thống đê sơng.
a2. Các giải pháp phi cơng trình: 1) quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên
nước LVS Gâm; 2) kiểm kê, đánh giá tiềm năng nguồn nước mặt lưu vực; 3) phát triển các


22

mơ hình sản xuất tiết kiệm nước; 4) giám sát chất lượng nguồn nước mặt trên lưu vực; 5)
tăng cường diện tích che phủ rừng lưu vực; 6) ban hành các quy định về khai thác, bảo vệ và
chia sẻ nguồn nước; 7) tăng cường công tác giáo dục...; 8) hợp tác quốc tế trong khai thác và
bảo vệ nguồn nước.
b. Nhóm giải pháp về năng lực quản lý: 1) Xây dựng tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên
nước LVS Gâm; 2) trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước theo lưu vực trên
thế giới; 3) tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên nước ở các địa phương.
3.4. Định hướng khai thác vùng lịng hồ Tun Quang
Hồ chứa Tun Quang có hai nhiệm vụ quan trọng là góp phần điều tiết lũ vùng hạ lưu

và phát điện. Việc tích nước tạo hồ chứa mở ra những cơ hội phát triển mới dựa trên những
lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Phát triển thủy sản và du lịch ở hồ Tuyên
Quang là hướng đi có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm và góp
phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương khu vực hồ chứa.
- Đối với phát triển thủy sản: Sự tăng lên của diện tích và độ sâu tầng nước sau khi
tích nước tạo hồ chứa và mực nước ổn định do sự điều tiết của đập Tuyên Quang không
những tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản trên quy mơ lớn mà cịn cho phép phát
triển đa dạng các lồi thủy sản thích nghi với các tầng nước trong thủy vực. Các chỉ tiêu hóa
học phản ảnh chất lượng nguồn nước hồ Tuyên Quang mặc dù có sự tăng lên trong những
năm gần đây nhưng vẫn hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về nguồn nước mặt tự nhiên cho
nuôi trồng thủy sản. Sự đa dạng về thành phần loài và phát triển mạnh mẽ của hệ động thực
vật thủy sinh vùng lòng hồ Tuyên Quang là nguồn thức ăn có vai trị quan trọng trong việc
phát triển nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cùng với những
điều kiện tự nhiên đặc thù của dịng chảy sơng suối vùng núi đã tạo nên sự phong phú, đa
dạng về số lồi thủy sản với nhiều lồi cá có giá trị kinh tế cao, tạo cơ sở cho sự phát triển
nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh những thuận lợi trên, việc phát triển thủy sản hồ Tuyên Quang cũng gặp một
số khó khăn. Hàm lượng một số chỉ tiêu hóa học gây ô nhiễm nguồn nước có xu hướng tăng
lên. Việc điều tiết nước ở những ao nuôi vùng bán ngập gặp nhiều khó khăn, nhất là về mùa
mưa. Nhận thức của người dân và chính quyền ở một số địa phương chưa đầy đủ về tiềm
năng và hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa nên chưa có sự đầu tư thỏa
đáng. Cơng tác quản lý ni trồng, khai thác thuỷ sản chưa chặt chẽ. Năng lực hoạt động
của các hợp tác xã thuỷ sản hiện có còn yếu và chưa đồng đều, thị trường hạn hẹp và chưa
được mở rộng.
- Đối với phát triển du lịch vùng lịng hồ: Hồ Tun Quang có nhiều tiềm năng tự nhiên để
phát triển du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên sự đa dạng và độc đáo về cấu
trúc địa chất - địa hình, thủy văn, tài nguyên sinh vật và sự thuận lợi về điều kiện khí hậu. Lịch sử
hình thành lãnh thổ lâu dài của khu vực là một trong những yếu tố nền tảng tạo nên sự đa dạng
của cấu trúc địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính độc đáo của các dạng địa hình ven hồ.
Hầu hết các yếu tố thời tiết, khí hậu vùng hồ Tuyên Quang rất thuận lợi đối với hoạt động du lịch

và nghỉ dưỡng của con người. Việc tích nước hình thành hồ chứa đã tạo ra những lợi thế về cảnh


23

quan thiên nhiên, điều kiện thủy văn cho mục đích phát triển du lịch. Diện tích mặt nước được
mở rộng đã tạo nên không gian cần thiết cho các hoạt động thăm quan, khám phá vùng lòng hồ.
Sự phong phú và đa dạng về tài nguyên sinh vật vùng hồ Tuyên Quang không chỉ là nguồn dự trữ
sinh quyển quý giá mà còn là tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch, cung cấp nguồn
dược liệu quý và thực phẩm tại chỗ cho du khách. Sự phát triển của hoạt động nuôi trồng, đánh
bắt thủy sản dựa trên những thuận lợi về các điều kiện tự nhiên sẵn có vùng lịng hồ cũng là một
trong những lợi thế quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của luận án một mặt góp phần phát triển hồn thiện phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu địa lý tự nhiên hiện đại, mặt khác là cơ sở khoa học cho việc
đề xuất những định hướng khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ. Từ nội dung nghiên cứu của
luận án trên LVS Gâm có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:
1. Kết quả nghiên cứu
1. Luận án đã tổng quan các nghiên cứu SDHL tài nguyên và bảo vệ môi trường theo
lưu vực trên thế giới và ở Việt Nam làm cơ sở để xác lập cơ sở lý luận, hướng tiếp cận và
phương pháp nghiên cứu đề xuất SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường LVS Gâm.
2. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của các nhân tố này
đến hiện trạng, sự biến đổi tài nguyên, môi trường và vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên nói chung, tài nguyên đất, rừng và nước mặt nói riêng làm cơ sở cho việc đề xuất SDHL tài
nguyên, bảo vệ môi trường LVS Gâm.
3. Tiếp cận phân tích lưu vực để xác định mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên và
nhân tác, giữa các bộ phận thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và giữa các lưu vực cấp 2 nhằm đề
xuất SDHL tài nguyên đất, rừng, nguồn nước mặt và vùng hồ Tuyên Quang. Đây là nhiệm
vụ trọng tâm trong nghiên cứu SDHL tài nguyên và bảo vệ môi trường LVS Gâm.
4. Đối với tài ngun đất: Đánh giá phân cấp xói mịn tiềm năng cho toàn lưu vực và

các LVS cấp 2 theo 5 cấp xói mịn tiềm năng làm cơ sở cho việc đề xuất phân cấp phịng hộ
đầu nguồn cho tồn LVS Gâm. Phân cấp mức độ yêu cầu bảo vệ đất dựa vào bản đồ thực
trạng thoái hoá đất; bản đồ độ dày tầng đất và bản đồ phân cấp xói mịn tiềm năng lưu vực.
Đề xuất phân bổ diện tích các loại hình quản lý sử dụng đất chính cho toàn lưu vực và theo
các lưu vực cấp 2 với diện tích đất rừng phịng hộ là 217.630 ha, đất rừng sản xuất là
415.300 ha, đất rừng đặc dụng là 117.276,5 ha, đồng thời xác định diện tích các loại hình
quản lý sử dụng đất chính theo các huyện của LVS Gâm. Đề xuất hướng sử dụng đất đai
cho các loại hình sử dụng đất chính trên cơ sở xây dựng bản đồ khả năng đất đai và bản đồ
đề xuất hướng sử dụng cho 8 loại hình sử dụng đất chính của LVS Gâm bao gồm phịng hộ
rất xung yếu, phòng hộ xung yếu, đất rừng đặc dụng, đất lâm nghiệp sản xuất, đất lâm nông
kết hợp, đất nông lâm kết hợp, đất nông nghiệp vùng thấp và đất nông nghiệp vùng cao. Đề
xuất một số định hướng SDHL tài nguyên đất dựa trên các đặc thù về các điều kiện tự nhiên
và kinh tế - xã hội của LVS Gâm, tính đa dạng, nhạy cảm của tài nguyên đất và kết quả đánh giá
và phân cấp xói mịn đất LVS Gâm.
5. Đối với tài nguyên rừng: Luận án đánh giá yêu cầu SDHL và phục hồi rừng trên cơ
sở phân loại tài nguyên rừng lưu vực và phân cấp tỷ lệ che phủ rừng theo xã: phân loại và


24

thống kê tài nguyên rừng theo huyện dựa trên bản đồ hiện trạng rừng và số liệu diện tích
rừng năm 2011 của các địa phương trên lưu vực; phân cấp tỷ lệ che phủ cho 175 xã trên
toàn lưu vực với 27% số xã có tỷ lệ che phủ dưới 10%, trên 50% số xã có tỷ lệ che phủ từ
30% trở xuống và 83,5% số xã có độ che phủ dưới 50%; phân cấp mức độ mất cân bằng che
phủ theo xã dựa trên chỉ số mất cân bằng che phủ với 62 xã mất cân bằng che phủ ở mức
cao, 43 xã mất cân bằng che phủ ở mức trung bình, 40 xã mất cân bằng che phủ ở mức thấp
và 30 xã cân bằng che phủ. Đề xuất sử dụng hợp lý và phục hồi rừng trên cơ sở xác định thứ
tự ưu tiên phục hồi lớp phủ rừng theo xã, các điều kiện tự nhiên lưu vực, kết quả phân cấp
phòng hộ đầu nguồn, khả năng đất đai, hướng sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất
chính và kết quả đánh giá mất cân bằng che phủ lưu vực.

6. Đối với tài nguyên nước mặt: Xác định các yêu cầu SDHL và bảo vệ tài nguyên
nước mặt trên cơ sở phân tích đặc điểm dòng chảy, hiện trạng tài nguyên nước mặt LVS
Gâm; diễn biến dịng chảy mặt trong điều kiện có hồ Tun Quang; diễn biến nhu cầu sử
dụng và ngưỡng khai thác nguồn nước mặt lưu vực theo một số mốc thời gian từ năm 2000
đến 2020; nguy cơ và những nguyên nhân suy thối tài ngun nước mặt; những khó khăn,
tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước của lưu vực. Từ kết quả đánh giá yêu cầu sử
dụng và bảo vệ nguồn nước mặt, luận án đã xác định các thách thức về tài nguyên nước
LVS Gâm bao gồm: hiệu quả khai thác nguồn nước chưa cao; thiếu nước sản xuất và sinh
hoạt mùa kiệt; các mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước mặt; suy thoái tài nguyên nước mặt
và hạn chế trong quản lý tài nguyên nước. Vận dụng phương pháp phân tích DPSIR để phân
tích các nguyên nhân, tác động và đề xuất các giải pháp nhằm SDHL và bảo vệ tài nguyên
nước mặt lưu vực. Từ đó, tổng hợp các giải pháp SDHL tài nguyên nước theo 2 nhóm giải
pháp ứng với các vấn đề về tài nguyên nước bao gồm: nhóm giải pháp quản lý nhu cầu nước
và nhóm giải pháp về năng lực quản lý tài nguyên nước.
7. Đối với vùng lòng hồ Tuyên Quang: Luận án đã phân tích các điều kiện tự nhiên vùng
hồ Tuyên Quang cho mục đích phát triển du lịch và thủy sản nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập
và ổn định cuộc sống cho người lao động.
2. Kiến nghị
1. Những kết quả đạt được của luận án là căn cứ khoa học đáng tin cậy trong việc đề
xuất SDHL tài nguyên và bảo vệ môi trường LVS Gâm. Tuy nhiên, với tỷ lệ nghiên cứu cho
lưu vực là 1/50.000 nên mức độ khái quát còn khá cao. Chính vì vậy, cần tiếp tục nghiên
cứu theo hướng tiếp cận phân tích lưu vực nhằm SDHL tài nguyên và bảo vệ môi trường
LVS Gâm ở tỷ lệ lớn hơn nhằm tăng tính cụ thể trong các đề xuất của kết quả nghiên cứu.
2. Phân tích lưu vực với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ GIS trong quản lý dữ liệu,
phân tích khơng gian bằng các mơ hình và chỉ tiêu định lượng, nhằm khai thác, SDHL tài
nguyên và bảo vệ môi trường là hướng tiếp cận tổng hợp, phù hợp với điều kiện địa hình đồi
núi chia cắt mạnh và khí hậu mưa mùa như ở nước ta nên cần được tiếp tục triển khai
nghiên cứu ở các LVS khác trên phạm vi cả nước nhằm phát triển hoàn thiện phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu.




×