Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.82 KB, 26 trang )

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Răng bị nhiễm sắc chiếm một tỷ lệ khá cao (86,9%) trong cộng đồng, trong
đó răng bị nhiễm sắc tetracycline là 22,86% và tỷ lệ này hay gặp nhiều nhất ở
lứa tuổi trung niên. Biểu hiện răng nhiễm sắc tetracycline là sự thay đổi màu
sắc trầm trọng, chuyển sang màu vàng nâu, xanh hoặc xám sẫm, ảnh hưởng rất
nhiều đến thẩm mĩ gây mất tự tin trong cuộc sống.
Điều trị hàm răng nhiễm sắc tetracycline có nhiều phương pháp như trám
composite, mặt dán sứ, chụp sứ toàn phần. Phương pháp điều trị này đòi hỏi
bệnh nhân phải chịu đựng những thủ thuật nha khoa can thiệp xâm lấn mất
nhiều mô cứng của răng, tốn thời gian, chi phí cao và cần phải thay thế định kỳ.
Phương pháp điều trị ít xâm lấn mô cứng nhưng cũng mang lại sự thay đổi màu
sắc cho răng đó là tẩy trắng răng với sự trợ giúp hoạt hóa của ánh sáng lạnh.
Hiện nay ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu sâu, toàn diện trên lâm
sàng, thiết lập quy trình tẩy trắng an toàn trên cấu trúc hình thái bề mặt men
răng và đánh giá hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline tại
phòng khám với việc trợ giúp hoạt hóa của ánh sáng, nhất là nguồn ánh sáng
lạnh còn rất ít. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành luận án: "Nghiên cứu hiệu
quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline" với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I, độ II ở những
bệnh nhân được tẩy trắng răng sống.
2. Đánh giá hiệu quả tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline.
3. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng dưới kính hiển vi
điện tử quét trên răng nhiễm sắc tetracycline sau tẩy trắng thực nghiệm.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hàm răng của mỗi người ngoài chức năng ăn nhai, còn đóng một vai trò quan
trọng trong phát âm, giao tiếp cộng đồng và xã hội với nụ cười quyến rũ, làm
cho con người tự tin hơn. Có một hàm răng trắng đẹp là mong muốn của mọi
người, nhất là người có răng nhiễm sắc tetracycline. Đặc điểm lâm sàng răng
nhiễm sắc tetracycline độ I và II như thế nào, hiệu quả tẩy trắng răng nhiễm sắc


tetracycline tới đâu và sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng dưới kính
hiển vi điện tử quét trên răng nhiễm sắc tetracycline sau tẩy trắng trên thực
nghiệm ra sao là vấn đề cần được khảo sát, xác định, nhằm góp phần xây dựng
quy trình tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline hiệu quả và an toàn trên
cấu trúc hình thái bề mặt men răng.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II. Đã xác định
được các chỉ số của phổ màu Munsell và không gian màu CIELa*b* cho từng
mức độ nhiễm sắc tetracycline.
2. Khẳng định điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline đạt hiệu quả
cao và an toàn trên cấu trúc hình thái bề mặt men răng.
2
3. Có các bằng chứng cụ thể của các tác động của thuốc tẩy trắng trong các môi
trường khác nhau trên cấu trúc hình thái bề mặt men răng.
4. Xây dựng được quy trình tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline hiệu quả
và an toàn cấu trúc hình thái bề mặt men răng.
5. Ứng dụng được phương pháp so màu răng bằng máy so màu Vita Easyshade
compact trong chẩn đoán và điều trị hàm răng nhiễm sắc.
6. Khẳng định được sự cảnh báo về răng nhiễm sắc do tetracycline trong cộng
đồng đã có hiệu quả.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 146 trang, ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị 5 trang,
luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan gồm 34 trang; Chương 2: Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu gồm 30 trang; Chương 3: Kết quả nghiên
cứu gồm 37 trang; Chương 4: Bàn luận gồm 40 trang. Luận án có 41 bảng, 28
biểu đồ, 42 hình ảnh, 156 tài liệu tham khảo (16 tiếng Việt, 140 tiếng Anh).
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số nét về cấu trúc mô học men răng
1.1.1. Cấu trúc mô học men răng

Khuôn hữu cơ: Men răng trưởng thành chứa chủ yếu là các proteine hòa tan và
không hòa tan cùng một lượng nhỏ carbonhydrate và chất béo. Nhiễm sắc răng
thường là các chất màu kết hợp với các acid béo, protein, trên bề mặt men chứa
các chuỗi liên kết kéo dài, xen kẽ liên kết đơn và liên kết đôi. Tẩy trắng răng đã
sử dụng nước oxy già (H
2
O
2
) để loại bỏ các protein này. Quan sát dưới kính
hiển vi điện tử quét, H
2
O
2
phân ly thành gốc tự do gây ra quá trình oxy hóa acid
béo và protein, phân cắt các chuỗi liên kết dài thành các nhánh nhỏ và protein
trên bề mặt men răng bị loại bỏ.
1.1.2. Quá trình trao đổi chất của men răng: Men răng có vai trò như một
màng thấm và trao đổi ion
1.2. Màu sắc răng và nguyên nhân nhiễm sắc
1.2.1. Màu sắc răng
Phổ màu Munsell: Hue (h) là thuộc tính cho phép phân biệt các họ màu; Value
(V) biểu thị độ nhạy hoặc độ sáng của một dải màu từ màu đen thuần túy đến
màu trắng thuần túy; Chroma (C) chỉ mức độ bão hòa của màu sắc và mô tả
cường độ, tính dữ dội hay tính chói của một màu.
Không gian màu CIE La*b*: Giá trị trục sáng tối (L) là một đơn vị đo độ sáng
của đối tượng (L: 0 - 100); Giá trị trục đỏ xanh lá cây (a*) là đơn vị đo màu đỏ
(+a*) hoặc màu xanh lá cây (-a*); Giá trị trục vàng xanh da trời (b*) là đơn vị
đo màu vàng (+b*) hoặc màu xanh da trời (-b*).
1.2.2. Nguyên nhân nhiễm sắc răng
1.2.2.1. Nguyên nhân ngoại sinh

1.2.2.2. Nguyên nhân nội sinh
3
1.2.3. Răng nhiễm sắc tetracycline
1.2.3.1. Dịch tễ học: Nhiễm sắc tetracycline trong cộng đồng trên thế giới cũng
như ở Việt Nam khá cao.
1.2.3.2. Cơ chế đổi màu răng do nhiễm sắc tetracycline: Các phân tử
tetracycline kết hợp với khung hữu cơ tạo ra một phức hợp không hoà tan và ổn
định, dẫn tới đổi màu cấu trúc men và ngà. Ánh sáng oxy hóa màu vàng
tetracycline trong răng nhiễm sắc tetracycline tạo thành màu đỏ tía.
1.2.3.4. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline
Theo Jordan và Boksman (1984) tổn thương là các đường vằn vàng, tương ứng
với các đường phát triển trong mô ngà tạo nên các dải huỳnh quang màu vàng
dưới ánh sáng cực tím. Răng nhiễm tetracycline được chia 4 mức độ.
1.3. Hiệu quả tẩy trắng răng sống
1.3.1. Thuốc tẩy trắng răng
1.3.1.3. Cơ chế tác dụng của thuốc tẩy trắng răng: Trong quá trình tẩy trắng
răng H
2
O
2
là sản phẩm tạo ra cuối cùng. H
2
O
2
khuyếch tán qua mạng lưới hữu
cơ của men, ngà phân ly thành các gốc tự do (HO
2
*, HO*, O*) có điện tử đứng
riêng lẻ, chúng mang năng lượng vô cùng lớn và không ổn định sẽ kết hợp với
các phân tử hữu cơ để đạt được sự ổn định. Vì vậy các chất màu có thể bị phá

vỡ từ các phân tử lớn thành những phân tử nhỏ và loại bỏ dễ dàng nhờ sự
khuyếch tán hoặc thành các chất đơn giản kém phản xạ với ánh sáng nên có
hiệu lực tẩy trắng.
1.3.2. Các phương pháp tẩy trắng răng sống
1.3.3. Những nghiên cứu về kết quả của tẩy trắng răng sống trên thế giới và Việt Nam
1.3.3.1. Trên thế giới: Tổng hợp các nghiên cứu trên lâm sàng và trên thực
nghiệm cho thấy: An toàn và hiệu quả của tẩy trắng răng sống nói chung và
nhiễm sắc tetracycline nói riêng chủ yếu tập trung vào phương pháp tẩy trắng
răng tại nhà. Một số báo cáo trường hợp tẩy trắng răng sống nhiễm sắc
tetracycline tại phòng khám cho kết quả tốt tại thời điểm kết thúc điều trị nhưng
chưa theo dõi thời gian đủ dài, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống và chưa
đưa ra quy trình tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline hiệu quả và an toàn
trên cấu trúc hình thái bề mặt men răng. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu
để làm rõ vấn đề này.
1.3.3.2. Việt Nam: Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có báo cáo nào về nghiên cứu hiệu quả tẩy trắng răng sống nhiễm sắc
tetracycline một cách hệ thống, toàn diện trên lâm sàng và thực nghiệm.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu gồm 2 cấu phần: Lâm sàng và thực nghiệm
2.1. Nghiên cứu trên lâm sàng
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Bệnh nhân bị nhiễm sắc tetracycline
độ I và độ II (Phân loại Jordan và Boksman độ I: Răng nhiễm màu vàng nhẹ,
4
nâu sáng hoặc xám sáng không có dải màu ở cổ, tương ứng màu B3 - B4, độ II:
Răng nhiễm màu vàng, màu nâu hoặc màu xám không có dải màu ở cổ tương
ứng màu C3 - C4). Có nhóm răng trước và răng hàm nhỏ không có thiểu sản
men, không phân biệt giới, tuổi từ 18 trở lên. Có tiền sử dùng tetracycline trước
12 tuổi. Là công dân Việt Nam. Bệnh nhân đồng ý hợp tác.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Răng bị nhạy cảm nhiều, nhóm răng trước bị co tụt

lợi và hở cổ răng. Dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy trắng. Bệnh nhân có
nhiễm màu nhưng đã hàn composite thẩm mỹ, làm phục hình thẩm mỹ nhóm
răng trước. Răng bị nhiễm màu do nguyên nhân khác. Răng nhiễm sắc
tetracycline độ III và độ IV. Thiểu sản men răng. Răng bị sâu nhiều. Phụ nữ có
thai và cho con bú. Những người có bệnh toàn thân cấp tính. Trẻ em dưới 18
tuổi. Có tiền sử tẩy trắng răng. Nhóm răng trước đã điều trị nội nha.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh
viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội và Khoa răng Bệnh viện Trung Ương
Quân đội 108.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/ 2010 đến 01/ 2013.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp nghiệm lâm sàng không đối chứng, so sánh trước sau
theo chuỗi thời gian tại 8 thời điểm.
2.1.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Công thức tính cỡ mẫu sử dụng công thức so sánh 2 tỷ lệ. Giá trị p
1
là tỷ
lệ những bệnh nhân có kết quả tốt lúc bắt đầu điều trị (p
1
= 0 vì tất cả bệnh nhân
đều trong tình trạng màu răng không tốt), dự trù tỷ lệ thay đổi sau mỗi lần điều
trị là 20% bệnh nhân sẽ cải thiện tình trạng răng (p
2
= 0,2), số lần điều trị là 3.
Z
(1-
α
/2)

: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96).
1-β

: Lực mẫu (= 90%)
p : (p
1
+p
2
)/2. Ta có n = 37. Nghiên cứu phân tích phân tầng hiệu quả
điều trị trong 2 nhóm bệnh nhân nhiễm tetracycline độ I và độ II (cỡ mẫu cho
mỗi độ nhiễm tetracycline), từ đó tính được cỡ mẫu là 74 thực tế nghiên cứu
này chọn được 78 bệnh nhân.
2.1.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu: Ở mỗi nhóm nhiễm sắc tetracycline độ
I, II, nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn và chấp
nhận tham gia vào nhóm nghiên cứu.
2.1.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu
2.1.4.2. Lập phiếu thu thập thông tin
2.1.4.3. Khám lâm sàng
5
Phân loại bệnh nhân nhiễm sắc tetracycline độ I và độ II theo tiêu chí trên.
2.1.4.4. Các bước tiến hành tẩy trắng răng
Bước 1: Chống nhạy cảm ngà bằng ngậm kem chải răng 5% KNO
3
(Sensodynefresh Mint) trước 30 phút. Bước 2: Chuẩn bị (bảo vệ môi má niêm
mạc, mắt). Bước 3: Mở men 5 phút. Bước 4: Đặt gel 35% H
2
O
2
chu trình 1 (9
phút). Bước 5: Lặp lại bước 4 trừ việc chiếu đèn mặc định trong 8 phút ở chu

trình 2 và 3. Bước 7: Đánh giá kết quả ngay sau điều trị. Bước 8: Dặn dò bệnh
nhân. Số lần thực hiện là 3 đợt mỗi đợt cách nhau 1 tuần (Lần 2 và 3 không
dùng mở men). Kết thúc quá trình tẩy trắng răng: Chải răng bằng kem đánh
răng có tái khoáng (Colgate sensitive Pro - Relief) 4 tuần.
2.1.5. Đánh giá hiệu quả điều trị
2.1.5.1. Đánh giá sự thay đổi màu sắc
Sự thay đổi các chỉ số màu theo phổ màu Munsell và không gian màu
CIELa*b*: ∆C, ∆h, ∆V, ∆b*, ∆L, ∆a*, ∆E. Theo hiệp hội nha khoa Mỹ, tiêu
chuẩn vàng để đánh giá hiệu quả của tẩy trắng răng khi ∆E ≥ 4.
2.1.5.2. Đánh giá theo kết quả điều trị
Dựa vào các tiêu chí: Thay đổi màu sắc theo điểm màu Vita và các tác dụng
phụ của thuốc (mức độ nhạy cảm ngà răng, tổn thương niêm mạc lợi) và mức
độ hài lòng của bệnh nhân, nghiên cứu này chia ra kết quả tốt, khá và trung
bình. Mỗi bệnh nhân có một phiếu theo dõi quá trình tẩy trắng răng riêng và
được ghi chép sau mỗi lần khám theo dõi.
2.1.6. Biến số nghiên cứu: Biến số độc lập là đặc trưng của cá nhân bệnh nhân.
Biến phụ thuộc: Phổ màu Munsell (C, h, V) và không gian màu CIE La*b*(L,
a*, b*) tại lần đánh giá thứ nhất. Sự thay đổi màu sắc theo phổ màu Munsell và
không gian màu CIELa*b*: ∆C, ∆h, ∆V, ∆L, ∆a*, ∆b* và ∆E tại 7 lần đánh giá
tiếp theo. Đánh giá kết quả điều trị: Tốt, khá, trung bình.
2.1.7. Theo dõi, quản lý bệnh nhân và thu thập số liệu nghiên cứu
Thu thập số liệu qua 8 lần đánh giá: Trước điều trị, điều trị lần 1, lần 2, lần 3, 3
tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng thông qua các chỉ số đo được đo lường lặp lại
bằng máy so màu Vita Easyshade compact, khám quan sát theo các tiêu chí
trên. Số liệu được ghi lại chi tiết trên phiếu theo dõi.
2.2. Nghiên cứu trên thực nghiệm
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Răng nhiễm sắc tetracyline, răng hàm nhỏ, răng
cửa mới nhổ vì lý do chỉnh nha, viêm quanh răng, răng đóng cuống hoàn toàn,
răng không sâu, không rạn nứt, không được hàn, tuổi từ 18 - 45 tuổi.

2.2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Răng nhiễm màu do nguyên nhân khác, răng đã
hàn, răng sâu, răng chưa đóng cuống, răng rạn nứt.
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện
Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội và khoa Răng Bệnh viện Trung Ương
Quân đội 108, Viện 69 - Bộ Tư Lệnh Lăng.
6
Thời gian: Từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2013.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm, mô tả hình thái dưới kính hiển
vi điện tử quét (KHVĐTQ).
Cỡ mẫu: Sử dụng mẫu toàn bộ các răng được nhổ đạt tiêu chuẩn trên. Nghiên
cứu này chọn được 95 răng.
Chọn mẫu: Chia đều ngẫu nhiên vào ba nhóm
2.2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu
Mã hóa 3 nhóm như sau: Nhóm 1: Tẩy trắng bằng 35% H
2
O
2
, ngâm trong nước
bọt nhân tạo. Nhóm 2: Tẩy trắng bằng 35% H
2
O
2
, ngâm trong nước bọt nhân
tạo, chải răng bằng kem đánh răng 5% KNO
3
(Sensodynefresh Mint) hàng
ngày. Nhóm 3: Tẩy trắng bằng 35% H
2

O
2
, ngâm trong nước bọt nhân tạo, chải
răng bằng kem đánh răng 5% KNO
3
(Sensodynefresh Mint) hàng ngày, kết thúc
quá trình tẩy trắng dùng kem chải răng Colgate sensitive Pro - Relief 2 tuần.
Nghiên cứu trên KHVĐTQ: Các mẫu răng sau khi làm thực nghiệm được
thực hiện cố định gắn lên cột nhôm cho các đánh giá KHVĐTQ và sau đó khử
nước, sấy khô ở môi trường 37ºC (nhiệt độ phòng) trong một bể chứa kín với
gel silic khoảng 12 giờ, được cố định vào đế mẫu và phủ bằng vàng (deskII,
Dentor Moorestown, NJ, United States) trong 180 giây và được kiểm tra dưới
KHVĐTQ JEOL,Tokyo, Nhật Bản với điện áp 15 KV.
Phân tích kết quả, so sánh giữa phần men răng được tẩy trắng và không
tẩy trắng ở các độ phóng đại 750 lần, 1500 lần, 2000 lần.
2.2.5. Đánh giá kết quả
Căn cứ vào mức độ thay đổi về bề mặt men chiếm ưu thế chia mức độ
thay đổi bề mặt men răng thành 4 loại theo Lê Văn Sơn và CS (2011): Không
tổn thương (độ 0): Các răng không thay đổi bề mặt men răng theo nhóm chứng.
Tổn thương nhẹ (độ 1): Các răng có thay đổi hình thái bề mặt men nhẹ chiếm
ưu thế, xen kẽ là các thay đổi mức vừa, hiếm gặp mức độ nặng. Tổn thương vừa
(độ 2): Các răng có thay đổi hình thái bề mặt men vừa chiếm ưu thế, xen kẽ là
các thay đổi mức nhẹ và nặng. Tổn thương nặng (độ 3): Các răng có thay đổi
hình thái bề mặt men nặng chiếm ưu thế, xen kẽ là các thay đổi mức nhẹ và
vừa.
Hiệu quả điều trị: Hiệu quả: Bề mặt men răng không thay đổi hoặc tổn
thương nhẹ (độ 0 và độ 1). Không hiệu quả: Bề mặt men răng tổn thương vừa và
nặng (độ 2 và độ 3).
2.2.6. Biến số nghiên cứu: Biến phụ thuộc: Sự thay đổi bề mặt men răng theo
mức độ tổn thương men răng thành 4 loại: Không tổn thương (độ 0), tổn

thương nhẹ (độ 1), tổn thương vừa (độ 2), tổn thương nặng (độ 3). Hiệu quả
điều trị: Hiệu quả và không hiệu quả.
7
2.3. Biện pháp khắc phục sai số: Các biện pháp được áp dụng để hạn chế sai
số từ chọn mẫu, kỹ thuật sử dụng máy so màu Vita Easyshade compact, cho đến
xử lý số liệu.
2.4. Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập và phân tích bằng phương pháp thống
kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và một số thuật toán thống kê.
2.5. Đạo đức nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu trước khi
tiến hành nghiên cứu, bệnh nhân được giải thích đầy đủ, cặn kẽ và chu đáo.
Bệnh nhân được hiểu về kết quả và các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bệnh nhân
hiểu rõ quy trình tẩy trắng răng, đồng thời đồng ý chấp nhận phương pháp điều
trị và thực hiện theo quy trình. Bệnh nhân tự nguyện ký vào bản tham gia
nghiên cứu. Các thông tin thu thập của bệnh nhân được giữ bí mật và chỉ dùng
với mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm cải thiện thẩm mỹ và bảo vệ chăm
sóc sức khỏe cho bệnh nhân mà không nhằm vào mục đích khác.
Chương 3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tổng số 78 bệnh nhân được nghiên cứu : Tỷ lệ bệnh nhân nữ (78,2%) cao hơn
so với bệnh nhân nam (21,8%). Nhóm tuổi 20 - 29 (20,5%) thấp hơn nhóm tuổi
30 - 45 (79,5%). Tỷ lệ nhiễm sắc tetracycline độ II ở nhóm tuổi 30 - 45 là
97,4%. Nhóm 20 - 29 tuổi chủ yếu là nhiễm tetracycline độ I (15/16 trường
hợp).
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II
Bảng 3.5. Phân bố màu sắc nhóm răng theo phổ màu Munsell (C, h, V)
Nhóm răng n
V C h
± SD ± SD ± SD
Cửa 78 13,2 ± 1,8 27,8 ± 4,3 79,4 ± 4,9

Nanh 78 15,5 ± 0,5 31,6 ± 5,8 75,9 ± 4,2
Hàm nhỏ 78 12,1 ± 1,7 23,8 ± 3,7 81,7 ± 2,9
p (test ANOVA lặp lại) < 0,01 < 0,01 < 0,01
Chung 78 13,6 ± 1,2 27,7 ± 4,3 80,0 ± 3,8
Điểm màu Vita V, độ bão hòa màu C: Cao nhất là răng nanh và thấp nhất là
răng hàm nhỏ, có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tông màu h: Răng nanh thấp
nhất và răng hàm nhỏ là cao nhất, có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
8
Bảng 3.6. Phân bố màu sắc nhóm răng theo không gian màu CIELa*b*
Nhóm răng n
L a* b*
± SD ± SD ± SD
Cửa 78 71,0 ± 4,2 5,0 ± 1,9 27,3 ± 4,4
Nanh 78 65,4 ± 6,5 7,2 ± 1,4 30,6 ± 6,0
Hàm nhỏ 78 73,2 ± 3,6 3,3 ± 0,9 23,5 ± 3,8
p(test ANOVA lặp lại) < 0,01 < 0,01 < 0,01
Chung 78 69,9 ± 4,6 5,2 ± 1,3 27,1 ± 4,4
Độ sáng tối L: Răng nanh thấp nhất và răng hàm nhỏ cao nhất, có ý nghĩa
thống kê (p< 0,01). Độ đỏ a*, độ vàng b*: Răng nanh cao nhất và răng hàm nhỏ
thấp nhất, có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 3.7. Phân bố màu sắc L, a*, b*, C, h, V theo mức độ nhiễm
tetracycline.
Mức độ n
L a* b* C h V
± SD ± SD ± SD ± SD ± SD ± SD
Độ I 39 73,4 ± 1,2 4,1 ± 0,4 26,8 ± 1,0 27,1 ± 1,0 81,4 ± 0,9 12,4 ± 0,2
Độ II 39 66,3 ± 3,9 6,2 ± 1,0 27,4 ± 6,2 28,4 ± 5,9 76,6 ± 4,0 14,8 ± 0,5
p (Mann-
Whitney test)
< 0,05 <0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05

Độ sáng tối L, tông màu h: Độ II thấp hơn độ I, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Độ đỏ a* và điểm màu Vita V: Độ II cao hơn độ I, có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Độ vàng b* và độ bão hòa màu C: Không có sự khác biệt giữa 2 mức độ
(p > 0,05).
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline
3.2.1. Đánh giá sự thay đổi màu sắc răng
3.2.1.1. Đánh giá sự thay đổi màu sắc răng theo phổ màu Munsell
Giá trị trung bình của ∆C, ∆h, ∆V tại thời điểm điều trị lần 1, lần 2 và lần 3:
Có sự giảm độ bão hòa màu C, tăng tông màu h và giảm điểm màu Vita V so
với trước điều trị giữa 3 nhóm răng trong đó răng hàm nhỏ có sự thay đổi thấp
nhất, có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
9
Sự thay đổi màu độ bão hòa màu C (∆C): Chung cho đối tượng nghiên cứu và
đối với cả 3 nhóm răng (răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ) độ bão hòa màu
C đều giảm qua thời gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Qua 12 tháng theo dõi độ bão hòa C giảm TB: Chung là 11,3 đơn vị, răng cửa là
12,9 đơn vị, răng nanh là 14,3 đơn vị răng hàm nhỏ là 6,8 đơn vị. Giá trị TB của
độ bão hòa màu C tại 8 thời điểm đánh giá: Từ lần 1 đến lần 4: Giảm rõ rệt (TB
giảm 12,1 đơn vị). Từ lần thứ 4 đến 8, giá trị TB tương đối ổn định.
Bảng 3.12. Sự thay đổi điểm màu Vita V (∆V)
Nhóm
răng
n = 78
Trước
điều trị
Lần 1 Lần 2 Lần 3 3 tuần 3 tháng 6 tháng 12 tháng
p(test
ANOVA
lặp lại)
± SD ± SD ± SD ± SD ± SD ± SD ± SD ± SD

Cửa
0,0 -3,3±2,1 -7,2 ±2,1 -10,3±2,0 -10,3±2,0
-10,2
±2,2
-10,2± 2,2 -10,1±2,2 < 0,01
Nanh
0,0 -2,2±1,6 -6,7±2,1 -11,3±2,1 -11,3±2,1 -10,5±2,1 -10,1±2,1 -9,7±2,2 < 0,01
HN 0,0 -1,9±1,8 -5,6 ±2,2 -8,7 ± 1,9 -8,7 ± 1,9 -7,5 ±2,1 -7,1 ±2,2 -6,8±2,2 < 0,01
Chung 0,0 -2,5 ±0,9 -6,5 ±1,8 -10,1 ±1,6 -10,1± 1,6 -9,4 ±1,7 -9,1 ±1,7 -8,9±1,7 < 0,01
Chung cho đối tượng nghiên cứu và đối với cả 3 nhóm răng (răng cửa, răng
nanh và răng hàm nhỏ) điểm màu Vita V đều giảm qua thời gian điều trị và theo
dõi có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Qua 12 tháng theo dõi điểm màu Vita V
chung giảm TB 8,9 đơn vị, răng cửa giảm TB 10,1 đơn vị, răng nanh giảm TB
9,7 đơn vị, răng hàm nhỏ giảm TB 6,8 đơn vị. Giá trị TB của điểm Vita tại 8
thời điểm đánh giá: Giảm rõ rệt từ lần 1 đến lần 4 (giảm TB 10,1 đơn vị). Từ
lần thứ 4 đến 8, tương đối ổn định.
Sự thay đổi tông màu h (∆h): Chung cho đối tượng nghiên cứu và đối với cả 3
nhóm răng (răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ) tông màu h tăng qua thời
gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Qua 12 tháng theo dõi
tông màu h chung tăng TB 8,4 đơn vị, răng cửa tăng TB 9,4 đơn vị, răng nanh
tăng TB 10,7 đơn vị, răng hàm nhỏ tăng TB 5,3 đơn vị. Giá trị TB tông màu h
tại 8 thời điểm đánh giá: Từ lần 1 đến lần 4 tăng rõ rệt (tăng TB 10.2 đơn vị).
Từ lần thứ 4 đến 8, tương đối ổn định.
3.2.1.2. Đánh giá sự thay đổi màu sắc theo không gian màu CIE La*b*.
Giá trị trung bình của ∆L, ∆ a*, ∆b* tại thời điểm điều trị lần 1, lần 2 và
lần 3: Có sự thay đổi trong độ sáng tối L, độ đỏ a* và độ vàng b* ở 3 nhóm
răng (cửa, nanh, hàm nhỏ) trong điều trị lần 1, 2 và 3, sự thay đổi có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01). Răng hàm nhỏ có sự thay đổi thấp nhất sau đó đến răng
cửa và cao nhất là răng nanh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
10

Sự thay đổi màu sắc theo không gian màu theo ∆L: Đối với cả 3 nhóm
răng (răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ) độ sáng tối L đều tăng qua thời
gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Qua 12 tháng theo
dõi độ sáng tối L chung tăng TB 7,7 đơn vị, răng cửa tăng TB 7,1 đơn vị,
răng nanh tăng TB 11,9 đơn vị, răng hàm nhỏ tăng TB 4,2 đơn vị, có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01). Giá trị trung bình của độ sáng tối L tại 8 thời
điểm đánh giá: Từ lần 1 đến lần 4 tăng rõ rệt (tăng TB 8,7 đơn vị). Từ lần
thứ 4 đến 8, tương đối ổn định.
Sự thay đổi màu sắc theo không gian màu theo ∆b*: Chung cho đối tượng
nghiên cứu và đối với cả 3 nhóm răng (răng cửa, răng nanh và răng hàm
nhỏ) độ vàng b* đều giảm qua thời gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01). Qua 12 tháng theo dõi độ vàng b* chung giảm TB 10,7
đơn vị, răng cửa giảm TB 12,1 đơn vị, răng nanh giảm TB 13,4 đơn vị, răng
hàm nhỏ giảm TB 6,5 đơn vị, có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Giá trị trung
bình của độ vàng b* tại 8 thời điểm đánh giá: Giảm rõ rệt từ lần 1 đến lần 4
(giảm TB 11,5 đơn vị). Từ lần thứ 4 đến 8, tương đối ổn định.
Sự thay đổi màu sắc theo không gian màu theo ∆a*: Chung cho đối tượng
nghiên cứu và đối với cả 3 nhóm răng (răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ)
độ đỏ a* đều giảm qua thời gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa thống kê (p <
0,01). Qua 12 tháng theo dõi độ đỏ a* chung giảm TB 4,4 đơn vị (p < 0,01),
răng cửa giảm TB 4,8 đơn vị, răng nanh giảm TB 6,1 đơn vị, răng hàm nhỏ
giảm TB 2,4 đơn vị, có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Giá trị TB của độ đỏ a*
giảm tại 8 thời điểm đánh giá: Giảm rõ rệt từ lần 1 đến lần 4 (TB giảm 4,9 đơn
vị). Từ lần thứ 4 đến 8, tương đối ổn định.
Giá trị trung bình của ∆E tại thời điểm điều trị lần 1, lần 2 và lần 3: ∆E trong
3 nhóm răng (cửa, nanh, hàm nhỏ), ở từng thời điểm điều trị (lần 1, lần 2 và lần
3) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) cụ thể: Răng hàm nhỏ tăng
thấp nhất và răng nanh tăng cao nhất.
Bảng 3.19. Sự thay đổi màu sắc theo không gian màu ∆E
Nhóm

răng
n = 78
Trước
điều trị
Lần 1 Lần 2 Lần 3 3 tuần 3 tháng 6 tháng 12 tháng
p(test
ANOVA
lặp lại)
± SD ± SD ± SD ± SD ± SD ± SD ± SD ± SD
Cửa 0,0 8,8 ± 2,6 12,7 ± 3,3 16,0 ±
2,3
16,1 ± 2,3 16,2 ± 2,3 16,0 ± 2,3 15,6 ±
2,4
< 0,01
Nanh 0,0 10,3 ± 2,9 16,6 ± 3,7 21,0 ± 3,8 20,9 ± 3,8 20,7 ± 3,7 20,3 ± 3,6 19,7 ±
4,0
< 0,01
HN 0,0 4,5 ± 2,3 7,8 ± 2,7 11,4 ± 2,5 11,4 ± 2,4 11,9 ± 2,4 9,6 ± 3,2 8,9 ± 3,3 < 0,01
Chung 0,0 7,9 ± 1,7 12,3 ± 2,7 16,1 ±
2,3
16,1 ± 2,2 16,2 ± 2,4 15,3 ± 2,5 14,7 ±
2,7
< 0,01
11
Chung cho đối tượng nghiên cứu và đối với cả 3 nhóm răng (răng cửa, răng
nanh và răng hàm nhỏ) ∆E đều tăng qua các đợt điều trị và theo dõi có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01). Qua 12 tháng theo dõi, ∆E chung tăng TB 14,7 đơn vị (p <
0,01), răng cửa tăng TB 15,6 đơn vị, răng nanh tăng TB 19,7 đơn vị, răng hàm
nhỏ tăng TB 8,9 đơn vị, có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Giá trị TB ∆E tại 8 thời
điểm đánh giá: Tăng rõ rệt từ lần đánh giá 1 đến lần đánh giá 4 (∆E tăng TB

16,1 đơn vị). Từ lần thứ 4 đến 8, tương đối ổn định. 100% đạt hiệu quả thay đổi
màu sắc, hiệu quả tẩy trắng răng.
3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị
3.2.2.1. Kết quả điều trị lần 1: Sau điều trị lần 1 chỉ đạt được kết quả khá và
trung bình trong đó tỷ lệ khá chiếm 44,9%, trung bình chiếm 55,1%. Nhiễm
tetracycline độ I khá (71,8%) cao hơn so với mức độ nhiễm tetracycline độ II
(17,9%). Nữ đạt kết quả khá (50,8%) cao hơn so với nam (23,5%). Nhóm tuổi
20 - 29 khá (87,5%) cao hơn nhóm tuổi 30 - 45 (33,9%).
3.2.2.2. Kết quả điều trị lần 2: Sau điều trị lần 2 kết quả tốt (85,9%), khá (12,8%),
trung bình (1,3%). Kết quả tốt nhiễm tetracycline độ I (89,7%) cao hơn độ II
(82,1%). Nữ đạt kết quả tốt (85,2%) thấp hơn nam giới (88,2%). Kết quả tốt ở
nhóm tuổi 20 - 29 (100%) cao hơn nhóm tuổi 30 - 45 (82,3%).
3.2.2.3. Kết quả điều trị lần 3: Sau điều trị lần 3 kết quả tốt là 96,1%, khá 3,9%.
Nhiễm sắc tetracycline độ I tốt (94,9%) thấp hơn nhiễm sắc tetracycline độ II
(97,4%). Kết quả điều trị theo giới: Nữ đạt kết quả tốt (98,4%) cao hơn nam
(88,2%). Nhóm tuổi 30 - 45 tốt (95,2%) thấp hơn nhóm tuổi 20 - 29 (100%).
Kết quả điều trị ổn định tốt (96,1%) qua các lần đánh giá tại thời điểm 3 tuần, 3
tháng, 6 tháng và 12 tháng. Nhiễm tetracycline độ II tốt (97,4%) cao hơn độ I
(94,9%). 100% nhóm 20 - 29 tuổi đạt kết quả tốt cao hơn nhóm tuổi 30 - 45
(95,2%). Kết quả tốt của nam (88,2%) thấp hơn nữ giới (98,4%). Có 1 bệnh
nhân nam tuổi 30 - 45 nhiễm tetracycline độ II từ khá trở về TB sau 3 tháng.
3.3. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng dưới kính hiển vi
điện tử quét trên răng nhiễm sắc tetracycline sau tẩy trắng thực nghiệm.
Bảng 3.34. Sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng sau tẩy trăng
theo mức độ tổn thương bề mặt men
Tổn thương
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Tổng số
p (testχ
2
)

n % N % n % n % n %
Nhóm 1 2 6,5 17 54,
8
9 29,
0
3 9,7 31 100,
0
< 0,05
Nhóm 2 4 12,
9
18 58,
1
7 22,
6
2 6,4 31 100,
0
Nhóm 3 11 33, 19 57, 2 6,1 1 3,0 33 100,
12
3 6 0
Tổn thương bề mặt men răng theo mức độ 2 và độ 3 trong nhóm 1 cao nhất
(38,7%) và thấp nhất ở nhóm 3 (9,1%), p < 0,05. Nhóm 3: Tổn thương mức độ
0 và độ 1 là 90,9%.
13
Bảng 3.35. Đánh giá hiệu quả điều trị trên cấu trúc hình thái bề mặt men
răng sau tẩy trắng răng thực nghiệm.
Hiệu quả
Nhóm
Hiệu quả Không hiệu quả Tổng số
p (test χ
2

)
n % n % n %
Nhóm 1 19 61,3 12 38,7 31 100,
0 < 0,05
Nhóm 2 22 71,0 9 29,0 31 100,
0
Nhóm 3 30 90,9 3 9,1 33 100,
0
Nhóm 3 đạt hiệu quả điều trị trên cấu trúc hình thái bề mặt men răng cao nhất
chiếm 90,9%, nhóm 1 (61,3%) và nhóm 2 (71%), sự khác biệt giữa ba nhóm
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Nhận xét một số hình ảnh đặc trưng của từng nhóm nghiên cứu
Mẫu chứng: Bề mặt men răng có các miệng lỗ ống Tome rõ nét, xếp cạnh nhau
kích thước đều đặn và các vết trầy xước.
Nhóm 1: Có sự thay đổi hình thái men răng sau tẩy trắng, bề mặt men không
đều. Xen kẽ các vùng có cấu trúc thô ráp là những dải nhỏ mịn đều làm tăng
tính xốp bề mặt. Hình ảnh các nhú men tạo thành sau tẩy trắng. Các nhú men có
các hạt khoáng được hình thành, giữa các nhú men còn liên kết chặt chẽ.
Nhóm 2: Vùng trên bề mặt men thể hiện rõ lõm miệng ống Tome nhưng thành
tù có sự hiện diện các hạt hình cầu không đều.
Nhóm 3: Bề mặt men răng có hình thái bề mặt tương tự mẫu chứng nhưng các
miệng lỗ ống Tome nông hơn, không rõ nét. Bề mặt mịn và láng bóng.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên 78 bệnh nhân trong đó bệnh nhân nữ cao gấp bốn lần so
với bệnh nhân nam. Có lẽ là do nhu cầu thẩm mỹ của phụ nữ cao hơn nam giới,
kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hiền (2012), Nguyễn Thị
Phong Lan (2004). Theo Phan Lê Thu Hằng (2004) răng nhiễm sắc tetracycline
nữ giới gấp 1,5 lần so với nam giới. Như vậy kết quả của nghiên cứu này hoàn

toàn phù hợp.
Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm tuổi 30 - 45 cao gấp gần 4 lần so với nhóm
tuổi 20 – 29. Tỷ lệ nhiễm sắc tetrcycline độ II ở nhóm tuổi 30 - 45 chiếm tỷ lệ
cao nhất 97,4 %. Nhóm tuổi 20 - 29 chủ yếu là nhiễm tetracycline độ I. Kết quả
nghiên cứu này tương tự kết quả của nghiên cứu Phạm Thị Thu Hiền (2012),
Trần Thị Hương Giang (2008), Nguyễn Thị Phong Lan (2004) điều này có thể
lý giải như sau: Thuốc kháng sinh tetracycline xuất hiện vào năm 1948 và được
sử dụng ở Việt Nam, phổ biến vào cuối năm 60 và 70. Vì vậy tỷ lệ nhiễm
14
tetracycline ở những lứa tuổi trên 30 là cao. Sau thập niên 80 của thể kỷ 20 đã
có sự cảnh báo về sự nhiễm màu của tetracycline nên các bác sỹ và bệnh nhân
đã có ý thức hơn khi sử dụng tetracycline hạn chế dùng cho trẻ dưới 12 tuổi nên
lứa tuổi dưới 30 gặp ít hơn và mức độ nhẹ hơn. Như vậy, sự cảnh báo về nhiễm
màu tetracycline trong cộng đồng đã có hiệu quả.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II
Phân bố màu sắc theo phổ màu Munsell: Điểm màu Vita V, độ bão hòa
màu C: Cao nhất là răng nanh và thấp nhất là răng hàm nhỏ, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Tông màu h: Răng nanh thấp nhất và răng hàm nhỏ là cao nhất,
có ý nghĩa thống kê. Màu sắc ở răng cửa (tương ứng B4) có màu vàng nâu xám
nhẹ. Răng nanh (tương ứng C4 - A4) có màu vàng nâu xám đỏ. Răng hàm nhỏ
(tương ứng B3 - A3.5) có màu vàng cam đỏ. Theo chỉ số h, xác định màu sắc
trên tọa độ cực, răng nanh (75,9) tương ứng màu vàng xám đỏ, răng cửa (79,4)
tương ứng vàng đỏ và răng hàm nhỏ (81,7) tương ứng vàng cam, cũng tương
đồng với điểm màu Vita. Như vậy, màu sắc răng không đồng nhất giữa nhóm
răng cửa, nanh và răng hàm nhỏ, trong đó nhóm răng phía trước màu đậm hơn so
với răng phía sau, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đồng thuận với
nghiên cứu của Kwon (2012), Venkateswarlu M và CS (2009). Điều này có thể
lý giải như sau: Tetracycline và các chất đồng đẳng của nó có khả năng hình
thành phức hợp với ion canxi trên bề mặt của các tinh thể hydroxy apatit
trong xương và mô răng. Ngà răng đổi màu đậm hơn men răng. Ánh sáng oxy

hóa tetracycline tạo ra các quinone đỏ. Nhóm răng trước dễ phơi nhiễm với ánh
sáng và dễ đổi màu sắc hơn so với nhóm răng sau.
Phân bố màu sắc răng nhiễm tetracycline theo không gian màu CIE
La*b*: Độ sáng tối L trung bình của răng nanh thấp nhất và răng hàm nhỏ cao
nhất, có ý nghĩa thống kê. Độ đỏ a*, độ vàng b* trung bình của răng nanh cao
nhất và răng hàm nhỏ thấp nhất, có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương tự kết
quả nghiên cứu của Kwon (2012) và Venkateswarlu M và CS (2009), Kugel
(2002). Nghiên cứu này độ vàng b* trung bình cao hơn so với nghiên cứu của
Kwon (2012) thực hiện ở cộng đồng Nhật và Kugel (2002) thực hiện ở Mỹ. Sự
khác biệt này có lẽ là do khác nhau về chủng tộc. Như vậy, khi tẩy trắng răng
Nha sỹ cần quan tâm đến các thông số này. Để có hàm răng trắng đều đẹp cho
những bệnh nhân có hàm răng bị nhiễm sắc tetracycline, Nha sỹ nên lưu ý khi
tẩy trắng răng phải áp dụng thời gian riêng cho từng nhóm răng nhằm đem lại
kết quả sau tẩy trắng tối ưu về thẩm mỹ để cho các nhóm răng mới đạt được các
thông số tương đồng.
Phân bố màu sắc theo phổ màu Munsell và không gian màu tính theo mức
độ nhiễm tetracycline: Răng nhiễm tetracycline độ I có màu sáng hơn và tông
màu cao hơn so với độ II. Độ đỏ nhiễm tetracycline độ I thấp hơn độ II, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, độ vàng và độ bão hòa màu không có sự
15
khác biệt. Điểm màu Vita V: Nhiễm sắc tetracycine độ I màu sắc răng: vàng -
xám - nâu đỏ mức độ nhạt. Nhiễm sắc tetracycline độ II màu sắc răng: vàng -
xám - nâu đỏ mức độ đậm hơn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Độ bão hòa
màu C nhiễm tetracycline độ I (81,4) tương ứng màu vàng cam, nhiễm
tetracycline độ II (76,6) tương ứng màu vàng xám đỏ. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Jordan và Boksman (1984), nhưng chưa đưa được các thông số
cụ thể cho từng mức độ nhiễm sắc trong khi nghiên cứu này đã đưa ra các chỉ
số cụ thể cho từng mực độ nhiễm sắc tetracycline. Đặc điểm lâm sàng này sẽ
giúp cho các Nha sỹ có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng mức độ nhiễm
tetracycline.

4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline
4.2.1. Đánh giá sự thay đổi màu sắc răng
4.2.1.1. Đánh giá sự thay đổi màu sắc theo phổ màu Munsell
Độ bão hòa màu C và tông màu h đều tăng qua thời gian điều trị và theo
dõi có ý nghĩa thống kê. Chỉ số C trung bình giảm, chỉ số h trung bình tăng từ
lần 1 đến lần 4, từ lần 4 đến lần 8 tương đối ổn định. Trên thế giới và Việt Nam
chưa có nhiều nghiên cứu tẩy trắng về sự thay đổi độ bão hòa màu C và tông
màu h. Nghiên cứu của Joe C (2009) đánh giá độ bão hòa màu có xu hướng
giảm sau điều trị tẩy trắng, còn tông màu h có xu hướng tăng sau điều trị tẩy
trắng, nghiên cứu chỉ đánh giá tại một thời điểm sau điều trị. Độ bão hòa màu
của Joe C giảm 4,4 thấp hơn nghiên cứu này và tăng tông màu h trung bình 3,2
đơn vị. Có lẽ là do xuất phát điểm lựa chọn bệnh nhân là khác nhau và số lần
điều trị khác nhau. Nghiên cứu này lựa chọn bệnh nhân nhiễm tetracycline nên
độ đậm màu sẽ cao hơn, mặt khác thực hiện điều trị 3 lần nên kết quả thay đổi
cao hơn. Hơn nữa, nghiên cứu này còn phân tích rõ sự thay đổi độ bão hòa màu
của từng nhóm răng (răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ). Ở từng thời điểm
điều trị lần 1, lần 2 và lần 3, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi
độ bão hòa màu C, tông màu h và điểm màu Vita V so với trước điều trị giữa 3
nhóm răng trong đó răng hàm nhỏ luôn có sự thay đổi thấp nhất. Kết quả này có
thể được lý giải như sau: Xuất phát điểm ban đầu của răng hàm nhỏ có độ bão
hòa màu thấp nhất, tông màu cao nhất trong 3 nhóm răng nên khi có tác động
của thuốc tấy trắng thì sự thay đổi ít hơn những nhóm răng có các chỉ só màu
đậm hơn.
Điểm màu Vita V đều giảm qua thời gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa
thống kê. Qua 12 tháng theo dõi điểm màu Vita V chung giảm TB 8,9 đơn vị,
răng cửa giảm TB 10,1 đơn vị, răng nanh giảm TB 9,7 đơn vị, răng hàm nhỏ
giảm TB 6,8 đơn vị. Báo cáo trường hợp của Kinoshita và CS (2009) tẩy trắng
răng bằng laser cho trường hợp răng nhiễm sắc tetracycline thay đổi màu từ C4
lên B2 tương ứng thay đổi 12 đơn vị so với lần đầu, theo Tavares và CS (2003),
cải thiện được 13 đơn vị màu so với lần đầu. Trong khi đó nghiên cứu này phải thực

16
hiện 3 lần điều trị tẩy trắng mới đạt được sự thay đổi TB là 10 đơn vị màu. Kết quả
của nhiều nghiên cứu về tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline cũng khá dao
động, theo Matis và CS (2006) sử dụng phương pháp tẩy tại nhà phải kéo dài 6
tháng mới có thể đạt được sự thay đổi màu sắc từ C4 lên B1 tương ứng 15 đơn vị
màu. Theo Nguyễn Thị Phong Lan (2004) sau tẩy trắng cải thiện TB là 9 - 10 đơn
vị màu với răng nhiễm sắc tetracycline mới mang lại sự hài lòng cho Nha sỹ và
bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, sau điều trị lần 2 màu sắc giảm TB 6,5 đơn vị
nên tiếp tục điều trị lần 3 và kết quả đạt được kỳ vọng của Nha sỹ và bệnh nhân.
Theo Bowler và CS (1997)
sở dĩ răng nhiễm sắc tetracycline phải điều trị kéo dài
hoặc điều trị nhiều lần tại phòng khám là do
tetracycline có khả năng tạo chelat
với ion canxi và được đưa vào sụn, răng và xương để tạo thành một phức hợp
tetracycline - canxi orthophos - phate nhất là trên ngà răng. Chính vì sự lắng
đọng chất màu nằm sâu ở ngà răng nên cần phải có thời gian và điều trị nhiều
lần mới đạt được kết quả mong muốn.
4.2.1.2. Đánh giá sự thay đổi màu sắc theo không gian màu CIELa*b*
Độ sáng tối L đều tăng qua thời gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa thống
kê. Qua 12 tháng theo dõi độ sáng tối L chung tăng TB 7,7 đơn vị. Độ vàng b*,
độ đỏ a* đều giảm qua thời gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa thống kê. Qua
12 tháng theo dõi cho thấy độ vàng b* chung giảm TB 10,7 đơn vị. Độ đỏ a*
chung giảm TB 4,4 đơn vị. Giá trị TB của độ sáng tối L, độ vàng b*, độ đỏ a*
tại 8 thời điểm đánh giá, có sự thay đổi rõ rệt từ lần đánh giá 1 đến lần đánh giá
4 (L tăng TB 8,7 đơn vị, giá trị b* giảm TB 11,5 đơn vị, độ đỏ a* giảm TB 4,9
đơn vị. Từ lần thứ 4 đến 8, tương đối ổn định. Theo Matis và CS (2006) sau 6
tháng điều trị các chỉ số thay đổi như sau: L thay đổi TB 15 đơn vị, độ vàng b*
giảm TB 2,3 đơn vị, a* giảm TB 2,5 đơn vị. Kết quả nghiên cứu này khác biệt
với kết quả của Matis và CS có thể được lý giải rằng xuất phát màu (độ sáng, độ
vàng và độ đỏ) của nghiên cứu này cao hơn so với các chỉ số màu ban đầu của

Matis và CS. Điều này cũng đã nhận thấy ngay trong nghiên cứu này khi phân
tích từng loại răng cụ thể cho thấy ở thời từng thời điểm điều trị lần 1, lần 2 và
lần 3, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự thay đổi độ sáng tối L, độ đỏ a*
và độ vàng b* so với trước điều trị giữa 3 nhóm răng (cửa, nanh, hàm nhỏ),
trong đó răng hàm nhỏ có sự thay đổi (L tăng, a* và b* giảm) thấp nhất và cao
nhất là răng nanh. Như vậy có thể thấy rằng răng có độ sáng thấp sẽ thay đổi độ
sáng nhiều hơn, răng có độ đỏ a* và độ vàng b* cao sẽ giảm nhiều hơn. Kết quả
này cũng tương tự như báo cáo trường hợp Kwon (2012) khi thực hiện kết hợp
phương pháp tẩy trắng răng tại phòng khám và tại nhà. Có thể giải thích qua cơ
chế sau: H
2
O
2
khuyếch tán và xuyên qua men răng để tới ngà răng, phản ứng
với các chất màu hữu cơ là nhân tố chính hình thành lên màu răng. Theo Lee và
CS (2009) tẩy trắng răng bằng đèn plasma có sự cải thiện đáng kể. Tẩy trắng
răng tại phòng khám sử dụng nồng độ cao 35% H
2
O
2
và các nguồn sáng khác
17
nhau. Ánh sáng làm tăng tốc độ phân hủy H
2
O
2
tạo ra các gốc tự do OH* (gấp
đôi sau khi chiếu đèn trong 1 phút) phản ứng với các phân tử màu xung quanh
làm cấu trúc của chúng bị phá vỡ và tẩy trắng răng diễn ra. Kết quả này là một
minh chứng cho thấy sự thay đổi nhanh chóng khi tẩy trắng răng có sử dụng

đèn.
Kết quả điều trị các chỉ số tương đối ổn định sau 12 tháng tương tự với
nghiên cứu của Matis và CS (2002), Leonardo và CS (2003). Kết quả này đạt
được có lẽ là do nhiễm sắc tetracycline là nhiễm sắc nội sinh thuộc nhiễm màu
ngà, ít bị ảnh hưởng yếu tố môi trường bên ngoài. Kết thúc quá trình điều trị tẩy
trắng chúng tôi đã thực hiện một liệu trình tái khoáng cho bệnh nhân bằng kem
chải răng có tái khoáng (Colgate sensitive Pro-Relief) nên bề mặt men trở nên
bóng và mịn hơn, góp phần duy trì hiệu quả điều trị sau tẩy trắng răng.
4.2.1.3. Đánh giá sự thay đổi màu sắc theo ∆E
Đối với cả 3 nhóm răng (răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ) ∆E tăng
qua thời gian điều trị và theo dõi có ý nghĩa thống kê. Qua 12 tháng theo dõi,
∆E chung tăng TB 14,7 đơn vị, răng cửa tăng TB 15,6 đơn vị, răng nanh tăng
TB 19,7 đơn vị, răng hàm nhỏ tăng TB 8,9 đơn vị. Giá trị TB của ∆E tăng tại 8
thời điểm đánh giá, tăng rõ rệt từ lần 1 đến lần 4 (tăng TB 16,1 đơn vị). Từ lần
thứ 4 đến 8, giá trị TB của ∆E tương đối ổn định. Ngay lần đầu tiên điều trị
chúng tôi đã đạt hiệu quả tẩy trắng 100% theo như khuyến cáo của ADA. Đối
với răng nhiễm sắc tetracycline sự thay đổi này vẫn chưa đạt được thẩm mỹ
mong muốn. Vì vậy, nghiên cứu này tiếp tục điều trị lần 3 để đạt được thẩm mỹ
tối ưu nhất cho bệnh nhân. Sau 12 tháng, nghiên cứu này vẫn đạt hiệu quả tẩy
trắng 100% theo như khuyến cáo của ADA. Giữa 3 nhóm răng (cửa, nanh, hàm
nhỏ) ở từng thời điểm điều trị lần 1, lần 2 và lần 3, có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, cụ thể là răng hàm nhỏ tăng thấp nhất và răng nanh tăng cao nhất. Sự
thay đổi ∆E kết thúc điều trị lần 3 cũng gần tương tự kết quả của Kwon (2012),
cụ thể răng nanh là 24,58, răng cửa là 15,45. Nghiên cứu của Matis và CS
(2006) kết thúc 6 tháng điều trị ∆E thay đổi TB 16 đơn vị. Như vậy kết quả
nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc
tetracycline tại nhà hoặc tại phòng khám kết hợp với tại nhà. Sự thay đổi màu
sắc trên những bệnh nhân răng nhiễm tetracycline cao hơn (gấp 3 lần) so với tẩy
trắng nhiễm màu do nguyên nhân khác. Với một kết quả tẩy trắng thông thường
thường theo Meireles và CS (2009) ∆E đạt 4,3 - 4,7 đơn vị, theo Joe C (2009)

∆E đạt được 6,1 đơn vị, theo Costa (2011) ∆E đạt được 6 đơn vị.
Gần đây một số nghiên cứu mới cho thấy tẩy trắng răng tại phòng khám
có thể cho kết quả tối ưu theo Kinoshita và CS (2009) tại Nhật ông đã sử dụng
tẩy trắng răng bằng laser dùng 35% H
2
O
2
điều trị một lần hẹn đã có thể cải thiện
từ màu C4 lên B2. Theo Lee và CS (2009) tẩy trắng răng bằng đèn plasma sự
thay đổi màu sắc tổng thể ΔE đạt 19,7. Đây chỉ là những nghiên cứu nhỏ lẻ,
18
chưa hệ thống và chỉ đánh giá tại thời điểm kết thúc điều trị vì vậy nghiên cứu
này tiến hành theo dõi tại 8 thời điểm đánh giá trong 12 tháng đã mang tính hệ
thống và đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn cho những bệnh nhân nhiễm
sắc tetracycline. Thời gian điều trị ngắn cho kết quả tối ưu, bệnh nhân có thể kỳ
vọng sự thay đổi tối đa ở tuần thứ 2 sau điều trị lần 3 với ∆E đạt được 16,1 đơn
vị tương tự như kết quả điều trị tẩy trắng răng tại nhà trong 6 tháng. Kết quả
điều trị này có thể là cơ sở để tư vấn cho bệnh nhân răng nhiễm tetracycline về
thời gian thay đổi màu có thể đạt được mong muốn sau 2 tuần và thực hiện 3
đợt tại phòng khám. Kết quả này có thể giúp các Nha sỹ xây dựng khung giá
điều trị phù hợp cho bệnh nhân và lên kế hoạch sắp xếp thời gian tuân thủ quy
trình điều trị.
Theo Haywood (1997) phương pháp tẩy trắng tại nhà có những khó khăn:
Điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào bệnh nhân, Nha sỹ không thể ép buộc bệnh
nhân tuân thủ điều trị, trong thời gian điều trị kéo dài vài tuần hay vài tháng.
Quá trình điều trị tẩy trắng còn gặp khó khăn trong đó là nhạy cảm ngà. Kết quả
điều trị phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác và tuân thủ quy trình điều trị của bệnh
nhân. Thực tế cho thấy có rất nhiều khó khăn để yêu cầu bắt buộc bệnh nhân
phải tuân thủ quy trình tẩy trắng, nhất là với những bệnh nhân có quỹ thời gian
eo hẹp. Vì vậy tẩy trắng răng tại phòng khám đáp ứng được nhu cầu mong đợi

cho bệnh nhân cả về mặt thẩm mỹ và thời gian.
4.2.2. Đánh giá kết quả điều trị
Kết quả điều trị lần 1: Kết quả khá chủ yếu rơi vào nhiễm tetracycline độ I,
ở nữ giới và nhóm tuổi 20 - 29. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì nhóm tuổi 20
- 29 trong nghiên cứu này chủ yếu là nhiễm tetracycline độ I. Sự thay đổi màu
sắc trong nhiễm tetracycline độ I vừa phải có thể mang lại sự hài lòng cho bệnh
nhân dễ hơn so với nhiễm tetracycline độ II. Như vậy kết quả này hoàn toàn phù
hợp.
Kết quả điều trị lần 2: Kết quả tốt tập trung vào nhóm nhiễm tetracycline
độ I, nhóm tuổi 20 - 29 tuổi. Đối với răng nhiễm tetracycline độ I và bệnh nhân
trẻ dễ dàng chấp nhận sự thay đổi màu vừa phải. Sự thay đổi của điểm màu Vita
tính trung bình độ II giảm nhiều hơn so với độ I. Trong khi xét tổng hợp các
tiêu chí thay đổi màu sắc, tác dụng phụ của thuốc và sự hài lòng của bệnh nhân
thì thấy rằng kết quả tốt ở nhiễm tetracycline độ I cao hơn độ II ở lần điều trị 2.
Kết quả này được giải thích như sau: Nhiễm tetracycline độ I có bề mặt men
răng bóng và màu vàng nâu xám mức độ nhạt hơn do vậy sự thay đổi nhỏ cũng
dễ dàng làm cho bệnh nhân hài lòng hơn so với sự cải thiện thấy được bằng mắt
(có thể coi là đáng kể) của nhiễm tetracycline độ II. Nghiên cứu này cũng thấy
nhiễm sắc tetracycline độ I khi tẩy trắng lần 2 gần hết màu vàng nâu xám, trong
khi nhiễm tetracycline độ II mặc dù thay đổi màu sắc rất nhiều nhưng vẫn còn
ánh vàng xám nâu đỏ của tetracycline. Vì vậy với răng nhiễm tetracycline, mức
19
độ thay đổi màu này chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Theo
Nguyễn Thị Phong Lan (2004), phải cải thiện được 9 - 10 đơn vị màu sắc với
răng nhiễm tetracycline thực sự mới đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân. Do đó
chúng tôi tiếp tục điều trị lần 3 để đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh.
Kết quả điều trị lần 3: Kết quả tốt chung của đối tượng nghiên cứu là
96,1%, khá là 3,9%. Nhiễm sắc tetracycline độ I kết quả tốt (94,9%) thấp hơn
nhiễm sắc tetracycline độ II (97,4%). Nữ đạt kết quả tốt cao hơn nam giới.
Nhóm tuổi 30 - 45 đạt kết quả tốt thấp hơn nhóm tuổi 20 - 29. Nghiên cứu này

sau 3 lần điều trị điểm màu Vita trung bình giảm 10,1. Kết quả này tương tự với
kết quả của Nguyễn Thị Phong Lan (2004). Sự rất hài lòng (96,2%) sau điều trị
lần 3 vì vậy nghiên cứu này thu được một kết quả khá lý tưởng (tốt 96,1%).
Qua hai lần điều trị đã tạo đường dẫn thuận lợi tới ngà răng để thuốc tác động
tới ngà răng một cách dễ dàng nên ở lần 3 điều trị đạt được kết quả vượt trội.
Với ba lần điều trị thuốc tẩy trắng răng tác động một cách mạnh mẽ vào các
phân tử màu vì vậy nhiễm tetracycline độ II thay đổi màu sắc đáng kể hơn so
với độ I.
Theo Chandrasekhar và CS (2011) sử dụng nguồn ánh sáng lạnh, hệ
thống thuốc 35% H
2
O
2
và đèn Beyond sau một lần điều trị đã cải thiện từ D3
lên A1, từ A3 lên B1 thay đổi 9 bậc điểm Vita. Theo Kinoshita và CS (2009),
sử dụng 35% H
2
O
2
với nguồn sáng laser tẩy trắng răng cho trường hợp nhiễm
tetracycline độ II cho người Nhật cho thấy thay đổi từ màu C4 lên màu B2 sau
một liệu trình điều trị. Chính những nghiên cứu này đã góp phần khẳng định tẩy
trắng răng nhiễm sắc tetracycline bằng phương pháp tẩy trắng tại phòng khám
là có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này đã làm sáng tỏ thêm vấn đề này. Tẩy
trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline bằng phương pháp tẩy tại phòng khám
đã đạt hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian điều trị. Bệnh nhân có hàm răng
nhiễm sắc tetracycline có thể đạt được kỳ vọng mong đợi sau 3 lần điều trị, cải
thiện nụ cười nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp họ hòa nhập vào cộng đồng
và tự tin khi giao tiếp.
Kết quả điều trị điều trị 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng: Kết quả này

được duy trì qua các lần đánh giá 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Kết quả tốt của
nghiên cứu này sau khi kết thúc điều trị cao hơn và sự ổn định màu cũng tương
tự như các nghiên cứu trước đó như: Phạm Thị Thu Hiền và CS (2012) kết quả
tốt 90% màu sắc ổn định sau 6 tháng, Nguyễn Thị Phong Lan (2004) tốt sau 1
năm là 80%. Răng nhiễm sắc tetracycline là do tetracycline tạo chelat với phức
hợp ngà răng tạo ra một chất màu nằm sâu trong ngà răng chính vì vậy phải thực
hiện tẩy trắng tại phòng khám 3 lần mới mang lại kết quả tốt, liệu trình điều trị
dài hơn so với trường hợp nhiễm màu khác. Một số nghiên cứu về tẩy trắng răng
nhiễm sắc tetracycline tại nhà phải thực hiện kéo dài tới 6 tháng như Leonardo và
CS (2003), Matis và CS (2006) và đã cho thấy kết quả đạt được ổn định trong
20
vòng 5 năm. Kết quả của nghiên cứu này khá ổn định cũng tương đồng với các
nghiên cứu trước đó. Để xác định tính ổn định của tẩy trắng răng tại phòng khám
trên bệnh nhân nhiễm sắc tetracycline cần phải tiếp tục theo dõi những bệnh nhân
này trong thời gian dài hơn. Để có kết quả ổn định, nghiên cứu này đã thực hiện
tái khoáng bề mặt men răng sau khi kết thúc điều trị tẩy trắng bằng kem chải
răng có tái khoáng (Colgate sensitive Pro - Relief). Kem đánh răng có tái
khoáng sử dụng công nghệ arginine gây bít tắc ống ngà làm bề mặt men răng
sau tẩy trắng nhẵn bóng, trơ với thực phẩm có màu nên mới có sự ổn định này.
Mặt khác răng nhiễm sắc tetracycline là nhiễm màu sâu bên trong ngà nên ít bị
ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại sinh.
Có một bệnh nhân nam tuổi 30 - 45 nhiễm tetracycline độ II từ khá trở về
mức độ TB sau 3 tháng. Có thể trường hợp này có độ đỏ a* rất cao (lên đến 10)
nên màu sắc răng vàng xám nâu đỏ đậm, mà trong quá trình tẩy trắng sự cải
thiện về độ đỏ rất ít, chỉ cải thiện TB 4,4 đơn vị. Kết quả này cũng tương tự như
kết quả nghiên cứu của Kwon (2012) giảm 2,16 - 5,78 đơn vị, Matis và CS
(2006), chỉ số a* giảm 2,5 đơn vị. Điều này có thể được lý giải theo Bowles và
Bokmeyer tetracycline kết hợp với ngà răng tạo ra một phức hợp không hòa tan
và ổn định nằm trong ngà răng, tetracycline được liên kết với protein huyết
tương, tập trung ở các mô giàu Collagen như tủy, ngà răng và xương.

Tetracycline có khả năng tạo chelat với sắt thành phức hợp không hòa tan nằm
sâu trong ngà răng. Theo Craig và CS (1999) H
2
O
2
tác động vào

các phân tử
màu bằng cách phân cắt thành các nhánh nhỏ và bị khuyếch tán ra ngoài do
thẩm thấu nhưng khi phân cách các nhánh này không đủ nhỏ chúng không có
khả năng khuyếch tán ra ngoài vì vậy chúng có xu hướng liên kết lại với nhau
nên có khả năng tái phát. Do đó trường hợp nhiễm màu nặng này nên điều trị
một lần nữa để phân cắt hết các nhánh màu đủ nhỏ mang lại sự ổn định màu
cho bệnh nhân này.
4.3. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng dưới kính hiển vi
điện tử quét trên răng nhiễm sắc tetracycline sau tẩy trắng thực nghiệm
4.3.1. Nhận xét một số hình ảnh đặc trưng của từng nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu này mỗi răng được chia đôi theo chiều dọc thân răng bằng
Opaldam, sau đó phân tích so sánh mẫu chứng với mẫu thử nghiệm tương ứng.
Cách thức này tương tự như nghiên cứu của Dostalovan và CS (2004), Lê Văn
Sơn và CS (2011). Quan sát bề mặt men răng (mẫu chứng) của đối tượng nghiên
cứu này cho thấy có sự thay đổi hình thái cấu trúc trên bề mặt men răng. Miệng
lỗ ống Tome sâu, sắc nét, hình thái đều có dạng tổ ong, sự hiện diện của các vết
trầy xước và mòn. Kết quả này là do khi răng đã mọc hoàn toàn bị ảnh hưởng
bởi môi trường miệng, sự thay đổi liên tục của pH và các yếu tố vật lý như nhai,
tác dụng cơ học của bàn chải, kem đánh răng vì vậy có sự thay đổi lớn trong
21
hình thái bề mặt men răng theo thời gian. Kết quả nghiên của cứu này cũng
tương tự như nghiên cứu của Spalding và CS (2003).
Kết quả của nhóm 1 cho thấy sự gia tăng độ xốp bề mặt được đặc trưng

bởi một số lượng lớn hơn của lỗ ống Tome. Có thể suy đoán rằng đặc điểm này
là lời giải thích cho sự nhạy cảm ngà răng, một tác dụng phụ của tẩy trắng răng.
Các kết quả nghiên cứu về sự thay đổi hình thái men răng sau tẩy trắng còn
nhiều tranh cãi do sự đa dạng về phương pháp, sản phẩm được sử dụng, nồng
độ, pH, nhãn hiệu thương mại và môi trường phân tích. Kết quả nhóm 1 của
nghiên cứu này phần lớn thấy có sự thay đổi hình thái bề mặt mức độ nhẹ và
vừa, ngoài ra còn thấy xuất hiện các hạt khoáng lắng đọng trên bề mặt men
răng. Nghiên cứu của Rajesh và CS (2012), Dostalova và CS (2004) điều trị tẩy
trắng răng bằng 35% - 50% H
2
O
2
có sự gia tăng mật độ rỗ của bề mặt men răng,
xuất hiện các hố mòn. Nghiên cứu của Lê Văn Sơn và CS (2011) tẩy trắng răng
bằng thuốc tẩy và đèn Beyond II với 2 đợt điều trị và thời gian tác động ngắn
hơn nhưng giữa các đợt điều trị mẫu răng được bảo quản bằng nước cất thấy
mức độ tổn thương nặng hơn rải rác trên bề mặt. Trong nghiên cứu này hình
ảnh đặc trưng của nhóm I mức độ tổn thương nhẹ hơn các nghiên cứu trên, có
các hạt khoáng hình tròn lắng đọng trên các nhú men mặc dù thời gian điều trị
dài hơn và thực hiện 3 lần điều trị. Bởi vì giữa các đợt điều trị mẫu răng được
bảo quản trong nước bọt nhân tạo. Kết quả này có lẽ là do hiệu quả tái khoáng
của nước bọt đã làm giảm sự tổn thương bề mặt men răng sau điều trị thuốc tẩy
trắng. Nghiên cứu của Spalding và CS (2003) với môi trường có pH = 7, các
yếu tố bicarbonate tạo điều kiện cho khoáng hóa bề mặt xảy ra. Hình ảnh đặc
trưng của nhóm 1 có bề mặt men răng bị thay đổi nhẹ, tăng độ xốp men răng.
Kết quả này có lẽ là do việc loại bỏ chất hữu cơ của bề mặt men răng.
Kết quả nhóm 2: Cho thấy bề mặt men thể hiện rõ lõm miệng ống Tome
nhưng thành tù có sự hiện diện các hạt hình cầu không đều. Kết quả này có lẽ
liên quan đến tiềm năng tái khoáng hóa của nước bọt và fluoride. Có thể các hạt
này là nút chặn các ống Tome hình thành sau khi tẩy trắng, đảo ngược quá trình

quá mẫn của răng đôi khi xảy ra trong quá trình tẩy trắng răng sống. Theo Chen
và CS sự hình thành các cấu trúc hình cầu trên bề mặt men răng là kết quả của
sự tái khoáng hóa khi sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride trong tẩy trắng
răng. Theo Cristina và CS (2011) sự hình thành một màng mỏng (dạng hạt) có
chứa khoáng chất trên men răng có thể được xác định bằng KHVĐTQ sau khi
chải bề mặt răng có kem đánh răng do sự hiện diện của các hạt canxi phốt phát
và sự hình thành chưa đầy đủ của các apatit.
Kết quả nghiên cứu của nhóm 3: Hình thái bề mặt men tương tự mẫu
chứng nhưng men răng mịn và láng bóng với miệng lỗ ống Tome nông hơn và
không rõ nét. Bề mặt men răng vùng cổ răng tương đối đồng đều, miệng ống
Tome nông bờ tù phân bố đều đặn, men răng trở nên sáng bóng. Kết quả này
22
cũng tương tự như Spalding và CS (2003). Theo Joiner và CS (2007) phương
pháp, vật liệu, thời gian khác nhau là nguyên nhân dẫn đến các kết quả khác
nhau. Để đạt được kết quả ở nhóm 3, nghiên cứu này đã sử dụng kem đánh răng
có chứa fluoride hàng ngày và kết thúc chu trình tẩy trắng đã sử dụng kem chải
răng có tái khoáng. Theo Chen và CS, fluoride đã được thừa nhận là giúp cho
sự khoáng hóa men bị tổn thương do xói mòn bằng cách tăng sức đề kháng với
sự tấn công của axit bằng cách hình thành các lớp canxi florua để ức chế sự hủy
khoáng.
4.3.2. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt răng sau khi tẩy trắng
thực nghiệm
Sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng sau tẩy trắng nhóm 1 tổn
thương nặng nhất và thấp nhất ở nhóm 3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như
vậy, hiệu quả của thuốc tẩy trắng trên bề mặt men trong từng môi trường có kết
quả khác nhau. Vai trò kem đánh răng chứa fluoride rất quan trọng trong việc
tái khoáng hóa bề mặt men răng giúp cải thiện đáng kể hình thái cấu trúc bề mặt
sau tẩy trắng: Nhóm 1 có mức độ tổn thương nặng và vừa (38,7%) trong khi đó
nhóm 2 chỉ còn 29,0%. So với kết quả của Lê Văn Sơn và CS (2011), kết quả
của nghiên cứu này thấp hơn nhiều, mặc dù thời gian tác động thuốc dài hơn.

Vai trò tái khoáng hóa của nước bọt nhân tạo và fluoride của kem đánh răng đã
hạn chế đáng kế các tổn thương bề mặt. Theo Spalding và CS (2003) trong các
môi trường thực nghiệm khác nhau đưa đến kết quả khác nhau. Theo Walsh
(2000) H
2
O
2
tác động ion hóa vào các khung hữu cơ của men ngà làm tăng tính
hoà tan tổ chức cứng của răng sau tẩy trắng.
Trong nghiên cứu này kết quả của nhóm 2 cũng gần tương tự như
Spalding và CS 35% H
2
O
2
trong môi trường nước bọt không làm thay đổi hình
thái bề mặt men. Theo Ogiwara và CS (2008) tẩy trắng răng với 35% H
2
O
2
cũng không làm thay đổi tinh thể men răng. Báo cáo tổng kết của Joiner (2007)
tẩy trắng răng không ảnh hưởng đến cấu trúc đặc tính men ngà khi nghiên cứu
thực nghiệm trong môi trường giống với môi trường miệng. Như vậy kết quả
nghiên cứu này tương tự với các nghiên cứu trên. Ngoài ra còn thấy các hạt
hình tròn khoáng trên bề mặt. Kết quả này có thể liên quan đến tiềm năng tái
khoáng hóa của nước bọt vì môi trường nước bọt nhân tạo có các thành phần
bicarbonate chứa muối phốtphat và canxi. Mặt khác nghiên cứu này thực hiện
chải răng bằng kem đánh răng chống ê buốt 5% KNO
3
và 0,221% fluoride.
Trong nhóm 3 tổn thương bề mặt vừa và nặng chiếm 9,1 % điều này chưa

tìm nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài ra những thay đổi nhỏ (9,1 %) được
xem xét như sự tồn tại bình thường ở răng tự nhiên. Như vậy quá trình tẩy trắng
răng là an toàn cho cấu trúc hình thái bề mặt men răng. Kết quả này có thể được
giải thích: Trong môi trường nước bọt chứa argnine - một acid amin tự nhiên.
Arginine giúp canxi cacbonat kết dính trên bề mặt men răng. Kem đánh răng có
23
tái khoáng 8% arginine và canxi cacbonat và 1450 ppm Fluor có tác dụng:
Đóng kín các ống ngà đã bị lộ. Theo Petrou và CS (2009) kính hiển vi laser
đồng tụ khẳng định arginine và canxi carbonate đều cần thiết cho sự bít tắc ống
ngà một cách có hiệu quả và có khả năng kháng với các kích thích axít. Vì vậy
kết quả nhóm 3 của nghiên cứu này là khá khả quan (9,1% có tổn thương vừa
và nặng) trong khi đó còn lại gần như không thay đổi so với mẫu chứng thậm
chí còn có những hình ảnh men răng trở lên sáng, láng và mịn hơn và có các
hình tròn khoáng chất nằm trong ống ngà một cách rõ ràng.
Nhóm 3 đạt hiệu quả điều trị cao nhất và thấp nhất là nhóm 1, có ý nghĩa
thống kê. Sở dĩ có kết quả này là do thực hiện nghiên cứu trên các môi trường
nghiên cứu khác nhau. Trong môi trường có kem chải răng fluoride, nhóm 2 đã
cải thiện đáng kể hình thái bề mặt so với nhóm 1. Điều này càng khẳng định vai
trò fluoride trong việc tái khoáng hóa men răng. Theo báo cáo tổng kết nghiên
cứu thực nghiệm ảnh hưởng của thuốc tẩy trắng lên đặc tính men - ngà của
Joiner (2007) đã kết luận rằng mẫu răng được tẩy trắng bảo quản trong nước cất
hoặc để khô giữa các đợt tẩy trắng sẽ có sự thay đổi bề mặt hình thái đáng kể
hơn so với mẫu được lưu trữ trong môi trường nước bọt. Mặt khác pH của
thuốc thấp (pH < 5) sẽ gây ra sự thay đổi bề mặt men. Trong nghiên cứu này sử
dụng cùng một loại thuốc tẩy (pH = 5,5), cùng một cách thức tẩy nhưng thực
hiện trong 3 môi trường khác nhau nên đã có sự khác biệt giữa 3 nhóm. Vì độ
pH của thuốc là 5,5 nên có độ an toàn tương đối cao, trong đó nhóm 3 là đạt
hiệu quả cao nhất, tổn thương bề mặt men răng ít nhất và nhẹ nhất, thậm chí
hình ảnh bề mặt sáng, láng mịn hơn mẫu chứng. Nghiên cứu thực nghiệm tại
Nhật của Ogiwara (2008) đã chứng minh không có sự ảnh hưởng của tẩy trắng

lên men - ngà răng, tác động lên các chất vô cơ là rất ít và chỉ giới hạn trên lớp
bề mặt. Tổng kết nghiên cứu 298 bài báo về sự thay đổi đặc tính của men ngà
của Joiner (2007) dưới KHVĐTQ cho thấy: Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra
rằng các sản phẩm H
2
O
2
và CH
6
N
2
O
3
không có ảnh hưởng xấu đáng kể đến hình
thái bề mặt men - ngà răng và hóa học, thậm chí khi sử dụng ở nồng độ cao nhất
của H
2
O
2
hoặc CH
6
N
2
O
3
. Các nghiên cứu nhìn chung cho thấy một kết quả, có
một số hạn chế trong phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sử dụng môi trường
không giống cơ thể sống hoặc sử dụng các thuốc tẩy trắng có pH < 5. Như vậy
kết quả nghiên cứu này hoàn toàn thỏa đáng. Nghiên cứu này còn bổ sung thêm
đợt tái khoáng trên thực nghiệm, chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá về khía

cạnh tái khoáng sau tẩy trắng răng. Nghiên cứu của Petrou và CS, đã chứng
minh kem đánh răng Colgate sensitive Pro - Relief gây bít tắc ống ngà trên
những ống ngà mở, chất bít tắc ống ngà là canxi và photphat. Kết quả của nhóm
3 trong nghiên cứu này đã chứng minh một cách rõ ràng từ hiệu quả ở nhóm 2
đạt 71%, kết thúc quá trình tẩy thực hiện 2 tuần kem chải răng có tái khoáng đã
đưa hiệu quả bề mặt men răng lên 90,9% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
24
Mặt khác khi bề mặt men răng được bít tắc ống ngà hở sẽ tạo điều kiện tốt cho
việc duy trì kết quả lâm sàng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên
ngoài như một yếu tố gây nhiễm màu ngoại lai như rượu vang đỏ, nước chè, cà
phê.
4.4. Quy trình tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline
Tẩy trắng tại phòng khám với 35% H
2
O
2
bằng hệ thống thuốc và đèn
Beyond thực hiện 3 lần hẹn, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Nhiễm tetracycline độ I:
Răng nanh (80 phút), cửa (64 phút), răng hàm nhỏ (72 phút). Nhiễm
tetracycline độ II: Các nhóm răng (cửa, nanh, hàm nhỏ) đều 80 phút. Trước mỗi
lần điều trị, cho bệnh nhân ngậm kem đánh răng chống nhạy cảm ngà 5% KNO
3
30 phút. Trong quá trình tẩy trắng thực hiện chải răng bằng kem đánh răng
chống nhạy cảm ngà 5% KNO
3
ngày 2 lần. Kết thúc quá trình tẩy trắng cho
bệnh nhân dùng kem đánh răng có tái khoáng 4 tuần.
KẾT LUẬN
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và độ II
Trong 78 bệnh nhân được lựa chọn nghiên cứu, có tiền sử dùng thuốc kháng

sinh tetracycline từ nhỏ, chủ yếu là bệnh nhân nữ, tập trung ở nhóm tuổi 30-45.
Màu sắc răng: Vàng – xám - nâu đỏ, không có dải màu ở cổ răng. Các chỉ số
màu: V (13,6 ± 1,2), C (27,7 ± 4,3), h (80,0 ± 3,8), L (69,9 ± 4,6), a*(5,2 ± 1,3),
b* (27,1 ± 4,4). Màu sắc giữa các nhóm răng (cửa, nanh và hàm nhỏ) không
đồng nhất. Nhóm răng trước màu sắc đậm hơn nhóm răng sau trong đó răng
nanh có độ bão hòa màu, độ đỏ và độ vàng cao nhất và độ sáng thấp nhất.
Nhiễm sắc tetracycine độ I : Các chỉ số màu: V (12,4 ± 0,2), C (27,1 ± 1,0),
h (81,4 ± 0,9), L (73,4 ± 1,2), a* (4,1 ± 0,4), b* (26,8 ± 1,0).
Nhiễm sắc tetracycine độ II : Các chỉ số màu: V (14,8 ± 0,5), C (28,4 ± 5,9),
h (76,6 ± 4,0), L (66,3 ± 3,9), a*(6,2 ± 1,0), b* (27,4 ± 6,2).
2. Hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline
Sự thay đổi màu sắc: Sự thay đổi màu sắc theo phổ màu Munsell có độ bão
hòa màu C và điểm màu Vita V giảm điển hình, tông màu h tăng điển hình sau
các lần điều trị và ổn định màu sau 12 tháng theo dõi. Sự thay đổi màu sắc theo
không gian màu CIE La*b* có độ đỏ a* và độ vàng b* giảm điển hình, độ sáng
tối L tăng điển hình sau các lần điều trị và ổn định màu sau 12 tháng theo dõi.
Sự thay đổi màu sắc theo ∆E: Đạt hiệu quả tẩy trắng 100% kết quả này ổn định
sau 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng sau điều trị.
25
Kết quả điều trị: Kết thúc quá trình điều trị: Kết quả chung đạt loại tốt là
96,1% trong đó phân chia theo nhiễm sắc tetracycline: mức độ I là 94,9 %, mức
độ II là 97,4%; theo nhóm tuổi: Nhóm tuổi 20 - 29 là 100%, nhóm tuổi 30 - 45
là 95,2% và kết quả này ổn định sau 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng sau điều
trị.
3. Sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng dưới kính hiển vi điện tử
quét trên răng nhiễm sắc tetracycline sau tẩy trắng thực nghiệm
Sau tẩy trắng răng thực nghiệm kết hợp với kem đánh răng có tái khoáng
quan sát dưới KHVĐTQ: 90,9% các trường hợp cấu trúc hình thái bề mặt men
răng không bị thay đổi hoặc thay đổi rất nhẹ. 90,9% đạt hiệu quả an toàn cho
cấu trúc hình thái bề mặt men răng.

KIẾN NGHỊ
Không sử dụng kháng sinh nhóm tetracycline cho phụ nữ mang thai và trẻ
nhỏ dưới 12 tuổi vì gây đổi màu răng. Điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc
tetracycline bằng thuốc 35% H
2
O
2
và đèn Beyond đã mang lại hiệu quả cao và
an toàn trên cấu trúc hình thái bề mặt men răng với quy trình thực hiện 3 lần tại
phòng khám, mỗi lần cách nhau 1 tuần sử dụng kem chải răng có chứa 5%
KNO
3
trước và trong quá trình tẩy trắng răng, kết thúc quá trình tẩy trắng cần
sử dung kem chải răng có tái khoáng. Nghiên cứu về tẩy trắng răng cần phải
xác định được sự thay đổi màu sắc theo: Phổ màu Munsell và không gian màu
CIELa*b*. Theo dõi tẩy trắng răng cần thiết phải sử dụng các thiết bị đo màu
khách quan như máy so màu Vita Easyshade compact. Chỉ số quan trọng nhất
cho sự thay đổi màu trong không gian 3 chiều CIELa*b* là ∆E (tổng thể màu).

×