BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN VÂN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
NÔNG SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA
CỦA GIỐNG THUỐC LÁ K.326 TRỒNG TẠI MIỀN BẮC
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 62.62.01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2013
Công trình hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Minh Tấn
TS Trần Đăng Kiên
.
Phản biện 1: TS. Nguyễn Đình Vinh
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Tất Khương
Phản biện 3: TS. Lê Văn Đức
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi , ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là một cây công nghiệp ngắn ngày, có nguồn
gốc từ châu Mỹ. Hiện nay, thuốc lá được trồng trên 120 quốc gia từ 60
o
vĩ Bắc đến
40
o
vĩ Nam. Thuốc lá là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản
xuất và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy việc sản xuất
thuốc lá ở nước ta đã được Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm định hướng phát
triển. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng thuốc lá ở nước ta còn ở mức hạn chế so
với các nước sản xuất thuốc lá truyền thống trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm qua chúng ta đã nhập nội một số giống thuốc lá tốt để
thay thế cho các giống thuốc lá bản địa đã mang lại hiệu quả to lớn cho ngành
thuốc lá Việt Nam. Trong các giống thuốc lá nhập nội thì giống K.326 là giống ổn
định nhất về năng suất và chất lượng nên nó được trồng rộng rãi trong cả nước.
Hạn chế lớn nhất của giống này là ra hoa sớm làm giảm năng suất và chất lượng
thuốc lá nguyên liệu. Do vậy việc nghiên cứu các yếu tố và các biện pháp ảnh
hưởng đến sự ra hoa của giống thuốc lá K.326 có ý nghĩa to lớn trong việc điều
chỉnh ra hoa của giống này.
Sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng như thân lá và sự ra hoa của
thực vật có một mối quan hệ mật thiết và đây là quan hệ ức chế tương quan. Khi
thân lá sinh trưởng mạnh thì ức chế sự hình thành hoa và ngược lại. Vì vậy, việc
điều chỉnh mối quan hệ tương quan ức chế giữa sự sinh trưởng của thân lá và sự ra
hoa của giống K.326 cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh ra hoa của
chúng theo ý muốn. Mối quan hệ ức chế tương quan giữa qua trình sinh trưởng
thân lá và ra hoa trong cây được điều chỉnh bằng sự cân bằng hormon nên các chất
điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có khả năng điều chỉnh tốt mối quan hệ này.
Thuốc lá thuộc nhóm cây ngày ngắn nên quang chu kỳ ngày dài hoặc quang
gián đoạn ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa hoa của chúng theo hướng kích thích sinh
trưởng thân lá và trì hoãn sự xuất hiện hoa ở cây thuốc lá giống K.326. Ngoài ra việc
tạo cây thuốc lá có tuổi sinh lý trẻ hơn từ chồi nách cũng như gây hạn cho cây
cũng là những biện pháp hữu hiệu điều chỉnh sự ra hoa của thuốc lá giống K.326.
Chính vì vậy mà chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số yếu tố nông sinh học đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326
trồng tại miền Bắc Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến sinh trưởng
và ra hoa của giống thuốc lá K.326 để điều chỉnh quá trình ra hoa của chúng trong
sản xuất thuốc lá nguyên liệu và trong lai tạo giống thuốc lá.
2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị
về ảnh hưởng của một số tác nhân nông sinh học đến mối quan hệ tương quan ức
chế giữa quá trình sinh trưởng thân lá và ra hoa của cây thuốc lá giống K.326
trồng tại miền Bắc Việt Nam
Kết quả của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu
về sinh lý sự ra hoa của thực vật và kỹ thuật điều chỉnh ra hoa cho cây thuốc lá.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đề xuất một số biện pháp điều chỉnh
sự ra hoa của thuốc lá theo 2 hướng: kìm hãm sự ra hoa (biện pháp cắt ngọn, thực
hiện quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn, xử lý GA
3
…) hoặc kích thích sự
ra hoa sớm (gây hạn, xử lý chất ức chế sinh trưởng ethrel, PIX…) để phục vụ sản
xuất thuốc lá nguyên liệu và lai tạo giống.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Thực hiện quang chu kỳ đã khẳng định giống thuốc lá K.326 có phản ứng rất
rõ với quang chu kỳ ngày ngắn. Đồng thời quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn
có tác dụng ức chế mạnh mẽ sự ra hoa của cây thuốc lá (làm chậm thời gian ra
hoa): kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, làm tăng chiều cao cây và số lá.
- Xác định được mối quan hệ tương quan giữa sinh trưởng thân lá và ra hoa
khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng. Các chất kích thích sinh trưởng đã kích
thích rõ rệt đến sinh trưởng thân lá và có xu hướng kìm hãm sự ra hoa. Ngược lại,
các chất ức chế sinh trưởng đã ức chế khá mạnh đến sinh trưởng thân lá và có khả
năng kích thích cây ra hoa sớm hơn đối với giống thuốc lá K.326.
- Việc cắt ngọn cây thuốc lá để tạo thân mới từ chồi nách có ảnh hưởng đến
sự ra hoa trong đó thân mới mọc từ chồi nách lá số 5 kìm hãm thời gian ra hoa và
làm tăng năng suất giống thuốc lá K.326.
5. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 113 trang không kể tài liệu tham khảo: mở đầu 4 trang, tổng
quan tài liệu 35 trang, nội dung và phương pháp nghiên cứu 12 trang, kết quả
nghiên cứu và thảo luận 61 trang, kết luận và đề nghị 2 trang. Luận án gồm 47
bảng, 17 biểu đồ hình vẽ. Luận án sử dụng 116 tài liệu tham khảo: 66 tài liệu tiếng
Việt và 50 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu về cây thuốc lá
1.1.1. Nguồn gốc
Trong lịch sử, cây thuốc lá được trồng đầu tiên ở châu Mỹ từ hơn 6000 năm
trước Công Nguyên (Dẫn theo Akchurst B.C, 1981). Loài Nicotiana tabacum L.
3
được trồng đầu tiên ở Trung, Nam Mỹ và Nicotiana justica được trồng ở Bắc Mỹ.
Thuốc lá được trồng ở Châu Á, Châu Phi vào cuối thế kỷ 16 (Colins and Hawks,
1993). Tại Việt nam, cây thuốc lá đã xuất hiện từ thời Vua Lê Thần Tông (Khoảng
năm 1660) (Dẫn theo Lê Đình Thụy và Bùi Văn Tài (1987)
1.1.2. Phân loại
Theo Wilson and Loomis (1967), thuốc lá thuộc giới thực vật (Plant), phụ
giới có phôi (Embryophyta), ngành có mạch dẫn (Tracheophyta), phụ ngành
dương xỉ (Pteropsida), lớp thực vật hạt kín (Angiosperma), lớp phụ 2 lá mầm
(Dicotyledonae), phân lớp cúc (Asteridae), bộ cà (Solanales), họ cà (Solanaceae),
Họ này có tới trên 85 chi trong đó có chi Nicotiana và loài Nicotinana tabacum L.
1.1.3. Giá trị của cây thuốc lá
Thuốc lá là 1 loại cây công nghiệp ngắn ngày có tầm quan trọng bậc nhất về
kinh tế trên thị trường thế giới không chỉ đối với trên 33 triệu nông dân của trên 120
quốc gia (những người coi cây thuốc lá là nguồn thu nhập chính) mà còn cho cả toàn
bộ nền công nghiệp - từ các nhà máy chế biến, cuốn điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu
đến cả hệ thống phân phối tiêu thụ, thậm chí cả một phần ngành sản xuất các vật tư
nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…
Ở Việt Nam, thuốc lá được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc,
duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với diện tích trung bình
hàng năm từ 18 – 20 ngàn ha thuốc lá các loại, thu được 30 – 45 ngàn tấn thuốc lá
nguyên liệu và ngành thuốc lá nộp cho ngân sách Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng
mỗi năm, góp phần đáng kể xoá đói giảm nghèo cho nông dân các dân tộc vùng
núi phía Bắc, Tây Nguyên.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá
Theo thống kê của Universal Leaf Tobacco Company 2012, hàng năm toàn
thế giới có tổng diện tích trồng thuốc lá khoảng 2,5 - 3,0 triệu ha với tổng sản
lượng khoảng 4,9 - 5,6 triệu tấn. Về tiêu thụ thuốc lá điếu, mức tiêu thụ năm 2011
trên toàn thế giới là 6.293 tỷ điếu. Ở Việt Nam năm 2012 đã sản xuất được
59.732 tấn thuốc lá nguyên liệu, sản xuất 105,124 tỷ điếu thuốc các loại, trong đó
nội tiêu 83,495 tỷ điếu, xuất khẩu 21,682 tỷ điếu.
1.3. Đặc điểm sinh thái và dinh dưỡng khoáng của thuốc lá
Các điều kiện sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, đất trồng cũng như
các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng cho sự sinh trưởng, tạo năng suất
và chất lượng cho thuốc lá nguyên liệu
1.4. Các nghiên cứu về ra hoa in vitro ở thực vật
Để tìm hiểu bản chất của quá trình ra hoa ở thực vật, nhiều công trình
nghiên cứu khoa học về sự ra hoa in vitro của nhiều đối tượng thực vật được tiến
hành như thí nghiệm về sự ra hoa in vitro của cây cà chua (Lycopersicon
4
esculentum Mill) (Dielen et al., 2001), cây cải dầu (Brassica napus) (Koh and
Loh, 2000), cây hoa Bát Tiên (Euphorbia millii) (Dewir, 2006), cây Syamopsis
tetragonoloba (Gurusaravanan, 2012) Taylor (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng
của đường glucose và saccharose đến sự ra hoa in vitro của cây Kniphofia
leucocephala
1.5. Tuối sinh lý và sự ra hoa ở thực vật.
Khi cắt thân để tạo chồi mới tức là đã kìm hãm sự ra hoa của cây. Càng cắt
sát gốc thì mức độ kìm hãm ra hoa càng cao. Với cây thuốc lá, biện pháp cắt ngọn
để tạo chồi mới phát triển thành cây thuốc lá trẻ hơn có tác dụng kìm hãm đáng kể
thời gian ra hoa của chúng. Tùy theo tuổi cây thuốc lá được cắt ngọn mà thời gian
ra hoa trì hoãn được nhiều hay ít.
1.6. Hạn với sinh trưởng và ra hoa của thực vật
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hạn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
đến sự sinh trưởng, ra hoa và hình thành năng suất ở các cây trồng như với lúa
(Lafitte et al., 2006; Paled and Aspinall, 1981), với cây ngô (Denmead et al., 1960;
Balanos and Edmeades, 1996), với cây cỏ ngọt (Nguyễn Lam Điền, 2005), với
cây vừng (Trần Thị Thanh Huyền, 2011)…
1.7. Các chất điều hòa sinh trưởng với sự sinh trưởng và ra hoa của thực vật
Người ta chia các chất điều hòa sinh trưởng thành hai nhóm là các chất kích
thích sinh trưởng (auxin, gibberellin, cytokinin…) và chất ức chế sinh trưởng (acid
absisic, ethylen…). Mối quan hệ giữa hai nhóm chất này trong cây biểu thị bằng
sự cân bằng hormon. Có hai quá trình quan trọng diễn ra trong cây được điều
chỉnh bằng các chất điều hòa sinh trưởng là quá trình sinh trưởng của các cơ quan
dinh dưỡng và quá trình ra hoa. Đây là mối tương quan ức chế giữa sự sinh trưởng
dinh dưỡng và sự ra hoa (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Chính vì vậy mà có thể
dùng các chất điều hòa sinh trưởng để điều chỉnh quá trình sinh trưởng và ra hoa
của thực vật.
1.8. Quang chu kỳ điều chỉnh ra hoa ở thực vật
Quang chu kỳ có vai trò vô cùng quan trọng trong điều chỉnh sự ra hoa ở
thực vật. Quang chu kỳ được Garner and Allard (1932) phát hiện. Tùy theo mức
độ mẫn cảm với quang chu kỳ mà chia thế giới thực vật thành 3 nhóm: cây ngày
ngắn, cây ngày dài và cây trung tính.
Việc phát hiện ra phytochrom (Hendrik and Borwick, 1952) với hai
phytochrom P660 và P730 có khả năng biến đổi thuận nghịch khi hấp thu ánh sảng
đỏ (660nm) và cuối đỏ (730nm) đã làm sáng tỏ bản chất điều chỉnh của quang chu
kỳ đối với sự ra hoa của cây.
Quang chu kỳ được ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất như kìm hãm ra
hoa sớm ở cây hoa cúc hay kích thích hình thành hoa ở cây Thanh Long
5
1.9. Một số kết quả nghiên cứu về thuốc lá và giống K.326 tại Việt Nam
Hàng năm, Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá đã thực hiện khá nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học về cây thuốc lá ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu khoa
học đã được nghiệm thu hàng năm và được công bố trong các kỷ yếu: Kết quả
nghiên cứu khoa học giai đoạn 1986-1996, 1996-2000, 2001-2005 và 2005-2010.
Các lĩnh vực nghiên cứu được ưu tiên là: chọn tạo giống thuốc lá, phân bón, bảo
vệ thực vật, sơ chế biến…
Giống thuốc lá K.326 được nhập từ Mỹ năm 1991 và đã được công nhận
giống Quốc gia năm 1996. Đây là giống thuốc lá có năng suất cao, chất lượng tốt, khả
năng chống chịu tốt và khá ổn định nên được trồng phổ biến trên toàn quốc. Nhược
điểm cơ bản của giống này là rất mẫn cảm với ra hoa. Chính vì vậy mà nghiên cứu sự
ra hoa của giống này rất có ý nghĩa cho sản xuất thuốc lá nguyên liệu và lai tạo giống.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là giống thuốc lá K.326 đã được công nhận giống
quốc gia từ năm 1996. K.326 cũng là giống thuốc lá đang được trồng phổ biến nhất
ở nước ta hiện nay, năng suất 18 - 20 tạ/ha, dễ sấy, tỷ lệ lá cấp 1+2 cao. Hàm lượng
nicotine 1,6 - 3,0%, hàm lượng đường khử 15 - 30%, hương vị được đánh giá ở
mức cao và tính chất hút đạt loại tốt. Hạn chế lớn nhất của giống này là ra hoa sớm.
- Vật liệu nghiên cứu gồm: + Các hóa chất cảm ứng ra hoa trong nuôi cấy
mô: NH
4
NO
3
, CoCl
2
, paclobutrazol, glucose và saccharose đều ở dạng tinh khiết.
+ Nghiên cứu QCK sử dụng: 2 loại đèn chiếu sáng (ánh sáng trắng và ánh
sáng đỏ).
+ Nghiên cứu các chất điều hòa sinh trưởng sử dụng: αNAA (α Naphtyl
acetic acid) và GA
3
(Acid gibberellic) dạng bột với hoạt chất 70-80%. Ethrel
(Chlor ethylen phosphoric acid) dạng dung dịch với hoạt chất là 70%. PIX
(Merpiquat Chlorid) là dung dịch có nồng độ 40%. Alar (SADH: Sucsinic acid
dimetyl hydrazid) dạng bột.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự ra hoa in vitro của giống thuốc lá K.326
- Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (tưới nước và cắt ngọn) đến
sinh trưởng và ra hoa của thuốc lá K.326.
- Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng (các chất kích thích sinh
trưởng và ức chế sinh trưởng) đến sinh trưởng và ra hoa của thuốc lá K.326.
- Ảnh hưởng của quang chu kỳ (quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn)
đến sinh trưởng và ra hoa của thuốc lá K.326.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1.1. Nuôi cấy in vitro
Ngọn cây thuốc lá in vitro 6 tuần tuổi sau khi gieo hạt được cắt ở độ dài
6
khoảng 2,5cm, có 3 - 4 lá được cấy trên môi trường Murashige & Skoog (MS)
(Murashige và Skoog, 1962) có bổ sung agarose 6,0 g/l, saccharose 30 g/l và
inositol 100 mg/l và một số chất điều tiết sinh trưởng tùy từng thí nghiệm. Môi
trường nuôi cấy được điều chỉnh độ pH = 5,8 trước khi hấp khử trùng ở 120
0
C, 1,0
atm, trong 20 phút. Mẫu được nuôi ở nhiệt độ 25 ± 2
o
C, độ ẩm 70 - 80%, cường
độ chiếu sáng 2000 lux, thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Thí nghiệm bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp, mỗi lần 3 bình, mỗi bình 1 mẫu. Các thí nghiệm về
nuôi cấy in vitro cây thuốc lá giống K.326 gồm:
- Ảnh hưởng của việc gây hạn sinh lý trong môi trường nuôi cấy bằng bổ
sung saccharose nồng độ cao đến sinh trưởng và ra hoa của cây thuốc lá in vitro
- Ảnh hưởng của việc gây hạn sinh lý trong môi trường nuôi cấy bằng bổ
sung glucose nồng độ cao đến sinh trưởng và ra hoa của cây thuốc lá in vitro.
2.3.1.2. Trong nhà lưới và trên đồng ruộng
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến sinh trưởng và ra hoa
của giống thuốc lá K.326
CT1. Tưới nước giữ ẩm bình thường (Đ/C); CT2: 6 ngày tưới 1 lần; CT3:
9 ngày tưới 1 lần; CT4: 12 ngày tưới 1 lần; CT5: 15 ngày tưới 1 lần; CT6: 18
ngày tưới 1 lần. Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp, mỗi ô 10 chậu cây. Tưới
0,5 lít/cây/lần tưới (Đ/C tưới đủ ẩm không cố định thời gian).
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách
đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326
CT1: Không cắt ngọn (Đ/C); CT2: Cắt ở lá số 5; CT3: Cắt ở lá số 10; CT4:
Cắt ở lá số 15; CT5: Cắt ở lá số 20. Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp, mỗi ô
30 m
2
. Bố trí ngoài đồng ruộng hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp, mỗi ô 30 m
2
.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của αNAA đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá
K.326
CT1: Phun nước lã (Đ/C); CT2: αNAA 20ppm; αNAA 40ppm; αNAA 60ppm.
Bố trí như TN cắt ngọn, phun vào giai đoạn 20, 30, 40 và 50 ngày sau trồng.
Lượng phun từ 300 - 500 lít/ha.
(Các thí nghiệm 4, 5, 6 và 7 bố trí và cách phun tương tự TN 3).
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của GA
3
đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc
lá K.326
CT1: Nước lã (Đ/C); CT2: GA
3
10ppm, CT3: GA
3
20ppm, CT4: GA
3
40ppm.
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của ethrel đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá
K.326
CT1: Nước lã (Đ/C), CT2: Ethrel 400ppm; CT3: Ethrel 600ppm; CT4:
Ethrel 800ppm.
Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của PIX đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc
lá K.326
CT1: Nước lã (Đ/C); CT2: PIX100ppm; CT3: PIX 200ppm; CT4: PIX 300ppm
7
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của Alar đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc
lá K.326
CT1: Nước lã (Đ/C); CT2: Alar 2000ppm; CT3: Alar 3000ppm; CT4: Alar
4000 ppm.
Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài đến sinh trưởng và ra
hoa của giống thuốc lá K.326
Thí nghiệm bố trí theo 2 nhân tố (split plot), 3 lần nhắc. Thời gian bắt đầu xử
lý là sau trồng 10 ngày (cây có 2-3 lá). Quang chu kỳ ngày dài được thiết lập bằng
chiếu sáng bổ sung 2, 4, 6 giờ vào cuối mỗi ngày (18 giờ): Ô lớn là QCK 14 giờ
sáng/10 giờ tối; 16 giờ sáng/8 giờ tối; 18 giờ sáng/6 giờ tối; QCK tự nhiên (12 giờ
sáng/12 giờ tối là Đ/C). Ô nhỏ là thời lượng tác động quang chu kỳ: CT1: 10 ngày;
CT2: 20 ngày; CT3: 30 ngày và CT4: liên tục đến kết thúc ra hoa.
Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến sự sinh trưởng và ra hoa
của giống thuốc lá K.326.
Thí nghiệm bố trí theo 2 nhân tố (split plot), 3 lần nhắc. Thời gian bắt đầu xử
lý là sau trồng 10 ngày (cây có 2-3 lá). Quang gián đoạn được thiết lập bằng chiếu
ánh sáng đỏ và ánh sáng trắng 1 giờ vào giữa đêm (23h30 đến 0h30). Ô lớn là ánh
sáng (trắng và đỏ). Ô nhỏ là thời lượng tác động quang gián đoạn là: CT1: 10
ngày; CT2: 20 ngày; CT3: 30 ngày và CT4: liên tục đến kết thúc ra hoa.
* Thí nghiệm 1, 8 và 9 được thực hiện trong nhà lưới, cây trồng trong chậu
nhựa có kích thước là 40cm x 40cm với lượng đất 4 - 5 kg đất/chậu.
* Các thí nghiệm được tiến hành tại Bảo sơn, Lục Nam, Bắc Giang.
Thí nghiệm cắt thân cây tiến hành vào vụ Xuân 2011, các thí nghiệm khác
thực hiện năm 2013.
* Qui trình kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ thực vật áp dụng trong thí
nghiệm tuân theo qui trình kỹ thuật 10 TCN 618-2005 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, áp dụng cho thuốc lá vàng sấy lò.
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định
* Các chỉ tiêu theo dõi trong nuôi cấy invitro: Quan sát và đo đếm các chỉ
tiêu sau mỗi tuần 1 lần: Tỷ lệ cây sống (%), chiều cao cây (cm), số lá (lá/cây), tỷ lệ
cây phát sinh ngồng hoa (%), tỷ lệ cây ra nụ (%), tỷ lệ cây ra hoa (%).
* Các chỉ tiêu theo dõi ngoài đồng ruộng và trong nhà lưới bao gồm:
- Các chỉ tiêu sinh trưởng: Được quan sát, theo dõi, đo đếm và thu thập số
liệu theo các chỉ tiêu sau:
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến chạc ba phân nhánh hoa.
+ Tổng số lá (lá): Đếm số lá/ cây sau trồng 20 ngày (10 ngày theo dõi 1lần).
+ Kích thước lá (cm): Đo chiều dài và chiều rộng lá tại vị trí lớn nhất của lá
số 5, số 10 và lá số 15 khi cây ra hoa.
+ Đường kính thân (cm): Đo tại vị trí cách mặt đất 20 cm khi cây ra hoa.
8
+ Khối lượng của lá (gam): Cân khối lượng 10 lá cùng vị trí (số 5, 10 và 15)
khi cây ra hoa.
- Thời gian ra hoa: Theo dõi thời gian từ ngày trồng đến thời điểm ra hoa
10%, 50% và 90% ở các công thức thí nghiệm.
- Năng suất (tạ/ha): Cân khối lượng lá sau khi sấy ở các công thức thí nghiệm.
Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo đúng phương pháp nghiên cứu cây
thuốc lá của Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm
Các số liệu thu thập được sử dụng Microsoft Word và Microsoft Exel để
tính toán số liệu, thiết kế bảng biểu. Sử dụng phần mềm chuyên dụng MSTATC
của trường Đại học Michigan (Michigan State Univesity, 1986), chương trình
IRRISTAT để xử lý số liệu, so sánh sai khác có ý nghĩa thí nghiệm bằng LSD.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu sự ra hoa in vitrro của giống thuốc lá K.326
Đã thử nghiệm 3 nhóm hợp chất có khả năng cảm ứng ra hoa của một số đối
tượng thực vật. Đó là NH
4
NO
3
có khả năng thay đổi tỷ lệ C/N trong chồi in vitrro
của thuốc lá, CoCl
2
và paclobutrazol đều có khả năng kích thích ra hoa của nhiều
thực vật. Tuy nhiên, các chất đó không có khả năng kích thích sự ra hoa của cây
thuốc lá in vitrro. Chính vì vậy mà yếu tố gây hạn sinh lý cần phải được xem xét.
Hiện nay có nhiều hóa chất có thể gây hạn sinh lý nhờ tăng áp suất thẩm thấu
của môi trường nuôi cấy như manitol, sorbitol, PEG…nhưng sử dụng đường với
nồng độ cao để tăng áp suất thẩm thấu trong môi trường nuôi cây là an toàn nhất vì
chúng vừa là chất dinh dưỡng cho cây vừa là chất gây thẩm thấu cho môi trường.
Kết quả về ảnh hưởng của việc bổ sung đường nồng độ cao vào môi trường
nuôi cấy đến sinh trưởng và ra hoa của thuốc lá giống K.326 được ghi nhận trong
bảng 3.1 và 3.2.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc gây hạn sinh lý trong môi trường nuôi cấy
bằng bổ sung đường saccharose ở nồng độ cao (60 – 120 g/l)
đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và ra hoa
Công
thức
Nồng độ
saccharose
(g/l)
Tỷ lệ
sống
(%)
18 tuần
Chiều
cao
(cm)
Số
lá
(lá/cây)
Sau 12 tuần Sau 16 tuần Sau 18 tuần
Tỷ lệ
cây
PSNH
(%)
Tỷ lệ
ra nụ
(%)
T
ỷ lệ
ra
hoa
(%)
Tỷ lệ
cây
PSNH
(%)
T
ỷ lệ ra
nụ
(%)
Tỷ lệ
ra
hoa
(%)
Tỷ lệ
cây
PSNH
(%)
Tỷ lệ
ra nụ
(%)
Tỷ lệ
ra hoa
(%)
1
(ĐC)
30 100 12,41
29,22
0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 60 100 12,23
28,00
77,80 0 0 77,80 0 0 77,80 44,44
11,11
3 90 88,90 11,61
26,78
88,90 11,10 0 88,90 66,67 0 88,90 66,67
55,56
4 120 88,90 5,63
12,56
88,90 88,90 0 88,90 88,90 33,33 88,90 88,90
44,44
CV
(%)
0,70 0,60
LSD
(0,05)
0,13 0,27
9
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của việc gây hạn sinh lý trong môi trường nuôi cấy
bằng bổ sung đường glucose ở nồng độ cao (60 – 120 g/l)
đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và ra hoa
Công
thức
Nồng độ
glucose
(g/l)
Tỷ lệ
sống
(%)
20 tuần
Chiều
cao
(cm)
Số lá
(lá/cây)
Sau 12 tuần Sau 16 tuần Sau 18 tuần
Tỷ lệ
cây
PSNH
(%)
Tỷ lệ
ra nụ
(%)
Tỷ lệ
ra hoa
(%)
Tỷ lệ
cây
PSNH
(%)
Tỷ lệ
ra nụ
(%)
Tỷ lệ
ra hoa
(%)
Tỷ lệ
cây
PSNH
(%)
Tỷ lệ
ra nụ
(%)
Tỷ lệ
ra hoa
(%)
1
(ĐC)
30 100 8,90
19,89
0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 60 88,90 8,47
18,44
11,11 0 0 33,33 0 0 88,90 55,56
11,11
3 90 66,67 8,23
17,17
66,67 0 0 66,67 16,67
0 66,67 66,67
55,56
4 120 33,33 4,10 7,67 33,33 0 0 33,33 33,33
0 33,33 33,33
22,22
CV
(%)
1,30 2,00
LSD
(0,05)
0,19 0,65
Khi bổ sung đường saccharose và glucose vào môi trường nuôi cấy, nồng độ
đường càng cao (60 - 120 g/l) thì càng hạn chế sinh trưởng của cây thuốc lá in
vitrro (chiều cao và số lá đều giảm mạnh theo chiều tăng của nồng độ đường). Bên
cạnh đó khi nồng độ saccharose và glucose tăng thì tỷ lệ cây chết cũng tăng lên (từ
tỷ lệ sống 100% ở công thức đối chứng, giảm xuống 88,90% ở công thức bổ sung
saccharose 90 g/l, 120 g/l và giảm xuống 33,33% ở công thức bổ sung glucose 120
g/l). Sở dỉ tỷ lệ chết tăng khi tăng nồng độ đường là do tăng áp suất thẩm thấu
trong môi trường nuôi cấy làm cây thuốc lá không thể hút đủ nước, chúng gặp hạn
sinh lý nồng độ càng tăng thì mức độ hạn sinh lý cũng càng tăng lên.
Việc gia tăng hàm lượng đường saccharose và glucose trong môi trường đã
làm gia tăng stress hạn nên có tác dụng kích thích cây thuốc lá K.326 tạo hoa in
vitro. Nồng độ saccharose 30 g/l hoặc glucose 30 g/l là nồng độ đường của môi
trường cơ bản cho cây thuốc lá sinh trưởng phát triển bình thường trong ống
nghiệm. Ở nồng độ này, cây thuốc lá K.326 không có cảm ứng ra hoa và không
xuất hiện hoa. Như vậy thì vai trò dinh dưỡng của đường không có ảnh hưởng đến
sự ra hoa in vitrro của chồi thuốc lá. Nhưng ở các công thức có nồng độ đường
saccharose và glucose cao (60 - 120 g/l) đã xuất hiện ngồng hoa, tỷ lệ cây phát sinh
ngồng hoa đạt 100% tổng số cây sống và tỷ lệ hình thành hoa cũng rất cao, nhất là ở
nồng độ đường 90 g/l và 120 g/l (bảng 3.1 và 3.2).
Như vậy, đường saccharose và glucose nồng độ 60 - 120 g/l đã kích thích sự
hình thành hoa của giống thuốc lá K.326 do chúng gây nên hạn sinh lý trong môi
trường nuôi cấy và đến lượt stress hạn lại cảm ứng sự ra hoa của chúng. Đường
glucose kích thích sự hình thành nụ và hoa chậm hơn so với đường saccharose vì
đường saccharose khi thủy phân cho ra 2 đường đơn nên áp suất thẩm thấu của môi
trường cao hơn có nghĩa mức độ hạn cao hơn. Bổ sung đường glucose hoặc
saccharose với hàm lượng 90 g/l đều cho tỷ lệ cây ra hoa cao nhất (55,56%).
10
3.2 Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của
giống thuốc lá K.326
3.2.1. Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến sinh trưởng và ra hoa của giống
thuốc lá K.326.
Tần suất tưới nước gồm: 6 ngày, 9 ngày, 12 ngày, 15 ngày và 18 ngày tưới
1 lần với lượng nước như nhau 0,5 lít cho mỗi chậu. Kết quả nghiên cứu được ghi
nhận trong bảng 3.3 và 3.4.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
Công thức
60 ngày sau trồng Lá số 15
Cao cây Số lá ĐK thân Dài Rộng
Khối
lượng lá
(cm) (lá/cây) (mm) (cm) (cm) (g/lá)
1. (Đ/C) 98,7 27,1 14,8 61,4 15,8 30,0
2. (6 ngày) 97,8 27,5 14,9 59,6 15,9 31,3
3. (9 ngày) 90,6 28,8 14,3 59,8 17,0 31,0
4. (12 ngày) 93,1 26,7 14,2 59,6 15,7 29,7
5. (15 ngày) 83,3 26,3 13,1 58,3 15,1 28,3
6. (18 ngày) 78,6 27,4 12,5 57,2 15,5 27,0
CV
(%)
2,7 3,8 4,1 5,2 6,8 6,5
LSD
(0,05)
4,0 1,6 0,9 ns ns ns
- Tần suất tưới nước khác nhau có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng chiều cao
cây thuốc lá. Xu hướng chung là khoảng cách tưới càng dài thì ức chế sinh trưởng
chiều cao càng nhiều. Công thức 15 ngày tưới 1 lần bắt đầu thể hiện rõ sự ức chế sinh
trưởng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so đối chứng. Công thức 18 ngày tưới 1 lần
có sự sinh trưởng chiều cao bị ức chế mạnh hơn so với đối chứng và so với các công
thức khác. Vì thí nghiệm trong nhà che kín nên không chịu ảnh hưởng của gió và sự
bay hơi nước ít hơn nên nhu cầu nước của thuốc lá không cao. Do vậy, 6 - 12 ngày
tưới nước 1 lần vẫn đảm bảo nước cho cây sinh trưởng tốt. Chỉ công thức 15 và 18
ngày tưới 1 lần có sự thiếu hụt nước cho sinh trưởng chiều cao. Khác với sinh trưởng
chiều cao cây, số lá của một cây là một chỉ tiêu khá ổn định, do vậy tần suất tưới
nước từ 6 - 18 ngày 1 lần trong nhà lưới được che chắn vẫn đảm bảo độ ẩm tối thiểu
cho cây thuốc lá sinh trưởng nên có số là tương đương nhau ở tất cả các công thức
tưới và sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
- Về khối lượng của lá: Tần suất tưới nước từ 6 - 12 ngày/1 lần không làm
giảm khối lượng lá nhưng công thức tưới nước 15 ngày và 18 ngày 1 lần làm giảm
11
khối lượng tươi của lá (giảm 1,7 - 3 g/lá), nhưng sự giảm này không có ý nghĩa
thông kê.
- Về đường kính thân: Việc tưới nước 6 - 12 ngày/lần không ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng về đường kính thân cây thuốc lá, tuy nhiên tưới nước 15 ngày và 18
ngày 1 lần thì không đảm bảo đủ ẩm cho đất trong chậu để cây thuốc lá tăng
trưởng đường kính thân bình thường. Sự sai khác về đường kính thân giữa công
thức 15 và 18 ngày tưới 1 lần so với đối chứng và so với các công thức tưới nước
khác là có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của tần suất tưới nước đến thời gian ra hoa
Công thức
(ngày/lần tưới)
Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày)
10% ra hoa 50% ra hoa 90% ra hoa
1. (Đ/C) 56,7 58,3 60,7
2. (6 ngày) 56,3 57,7 61,0
3. (9 ngày) 56,3 59,7 62,0
4. (12 ngày) 54,7 57,7 60,0
5. (15 ngày) 52,7 55,7 58,3
6. (18 ngày) 50,3 53,3 55,6
CV
(%)
2,8 2,8 3,1
LSD
(0,05)
2,4 2,5 2,9
Sự ra hoa của thực vật rất nhạy cảm với sự thiếu nước. Hầu hết các loại cây
trồng nếu gặp hạn thường ra hoa sớm. Trong thí nghiệm này, các công thức tưới
nước 6 - 12 ngày /lần không ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của thuốc lá K.326.
Cũng tương tự như các chỉ tiêu về sinh trưởng, tưới nước 6 - 12 ngày 1 lần vẫn
đảm bảo đủ ẩm cho cây thuốc lá trồng trong chậu sinh trưởng bình thường nên vẫn ra
hoa bình thường như công thức đối chứng được tưới nước giữ ẩm bình thường.
Tuy vậy, nếu tăng khoảng cách tưới nước lên 15 và 18 ngày 1 lần thì cây
thuốc lá trồng chậu bắt đầu biểu hiện thiếu nước và kèm theo việc ức chế sinh
trưởng là kích thích sự ra hoa sớm hơn. Thời gian bắt đầu ra hoa sớm hơn đối
chứng 4 - 6,5 ngày. Thời gian đạt được tỷ lệ ra hoa 50% cũng sớm hơn đối chứng
2,4 - 5 ngày và đạt tỷ lệ 90% sớm hơn đối chứng 2,4 - 5,1 ngày. Sự sai khác này
có ý nghĩa thống kê so với đối chứng và công thức 9 và 12 ngày tưới 1 lần. Nếu
tăng mức độ gây hạn bằng tăng thời gian giữa 2 lần tưới thì chắc chắn cây thuốc lá
sẽ ra hoa sớm hơn nữa. Việc sử dụng stress hạn để ức chế sinh trưởng các cơ quan
dinh dưỡng và xúc tiến ra hoa là biện pháp kỹ thuật được sử dụng khá rộng rãi với
nhiều loại cây trồng đặc biệt là các cây ăn quả để tạo nên vụ quả trái vụ.
12
3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách đến sự sinh
trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326
Khi cắt ngọn thì chồi nách phát sinh và tạo nên thân mới. Chồi nách càng
gần gốc thì có tuổi sinh lý thấp hơn các chồi gần ngọn cây và do đó thời gian sinh
trưởng kéo dài hơn và làm chậm sự ra hoa. Tuy nhiên, với cây thuốc lá thì năng
suất và chất lượng là quan trọng nhất, do vậy cần xác định công thức cho năng
suất cao mà có thể trì hoãn sự ra hoa để áp dụng vào sản xuất. Nghiên cứu việc cắt
ngọn tạo thân mới cho cây thuốc lá chưa có kết quả nào được công bố. Kết quả thí
nghiệm được ghi nhận trong bảng 3.5 và 3.6.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới
đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất
Thân từ chồi
nách lá số…
Chi
ều cao
cây
Số
lá
Kích thước lá 10 Năng su
ất
khô
Dài Rộng
(cm)
(lá/cây)
(cm)
(cm)
(t
ạ/ha)
Không cắt (Đ/C)
135,6 22,5 50,9 24,0 17,4
5
130,4
21,9
65,0
30,5
18,6
10 135,1 25,4 60,1 28,0 19,3
15
137,3
22,1
54,9
26,1
17,5
20 144,7 22.7 50,1 24,1 16,5
CV
(%)
0,6
4,3
2,5
4,5
4,1
LSD
(0,05)
1,4 1,6 2,2 1,9 1,2
Việc cắt ngọn tạo thân mới đã có ảnh hưởng đến sinh trưởng thân lá của cây
thuốc lá. Trừ công thức cắt lúc có 5 lá có chiều cao thấp nhất, còn các công thức
còn lại có chiều cao bằng hay cao hơn đối chứng không cắt. Với thuốc lá thì số lá,
kích thước lá và năng suất là quan trọng nhất. Về số lá thì công thức cắt ngọn khi
có 10 lá cho số lá cao nhất, các công thức còn lại chênh lệch nhau không nhiều. Về
kích thước lá (dài, rộng lá) thì hai công thức cắt lúc 5 và 10 lá (cắt ngọn khi cây tại
vị trí lá số 5 đến lá số 10) cho kích thước lá vượt trội so với trồng tự nhiên và các
công thức khác, trong đó công thức cắt ngọn lúc có 5 lá cho kích thước lá lớn nhất.
Hai công thức cắt ngọn khi cây có 5 và 10 lá cho năng suất cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với trường hợp không cắt cũng như cắt muộn sau khi cây có trên 10 lá.
Giữa hai công thức cắt ngọn ở lá thứ 5 và thứ 10, sự sai khác về năng suất không
có ý nghĩa thống kê.
Số liệu bảng 3.6 cho thấy việc cắt ngọn tạo thân mới của cây thuốc lá K.326 đã
ảnh hưởng đến thời gian ra hoa. Tuy nhiên, tùy theo vị trí của thân mới tạo nên mà
ảnh hưởng khác nhau đến thời gian ra hoa. Chỉ có công thức cắt ngọn ở lá số 5 tức
thân mới tái sinh từ chồi nách lá số 5 có thời gian ra hoa chậm hơn so với đối chứng
13
và so với các công thức khác. Ở công thức này, thời gian bắt đầu ra hoa (tỷ lệ ra hoa
10%) chậm hơn 8 ngày; thời gian ra hoa rộ (50%) chậm hơn 7,4 ngày và kết thúc ra
hoa (90%) chậm hơn 8 ngày. Các công thức còn lại có thời gian ra hoa xấp xỉ đối
chứng (công thức lá số 10 và 15). Công thức cắt ngọn ở lá số 20 tức thân mới tái sinh
từ chồi nách lá số 20 có thời gian ra hoa sớm hơn đối chứng khoảng 3 - 4 ngày.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của biện pháp cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách
đến thời gian ra hoa
Thân từ chồi
nách lá số…
Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày)
10% ra hoa
50% ra hoa
90% ra hoa
Không cắt (Đ/C)
56,0 59,3 61,3
5
64,0
66,7
69,3
10 58,0 58,3 62,0
15
55,3
57,7
60,0
20 52,3 55,7 58,3
CV
(%)
3,2 3,1 3,1
LSD
(0,05)
2,9 2,9 3,0
Theo quan niệm về tuổi sinh học thì trên một cây nếu đi từ gốc đến ngọn thì
tuổi của cơ quan càng tăng dần nên cơ quan càng gần gốc cây thì càng non trẻ, thể
hiện thế năng sống mạnh mẽ hơn. Quan niệm về tuổi sinh học trên được ứng dụng
rộng rãi trong sản xuất bằng phương pháp đốn cây tạo hình, tạo tán và cải tạo
vườn cây. Việc cắt ngọn cây thuốc lá càng gần gốc (lá số 5 và số 10) đã ức chế sự
xuất hiện hoa làm cho thời gian ra hoa chậm hơn đối chứng, tương đương với kỹ
thuật đốn đau trong sản xuất. Tuy nhiên, nếu thân mới tái sinh từ chồi nách các lá
gần ngọn (lá số 15 và lá số 20) thì tuổi chồi già hơn nên khả năng sinh trưởng thân
lá bị giảm và sự ra hoa của chúng có xu hướng bị kích thích và hoa xuất hiện sớm
hơn (thân tái sinh từ chồi lá số 20 cây ra hoa sớm nhất).
3.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên sự sinh trưởng và ra hoa
của giống thuốc lá K.326
3.3.1. Ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng và ra
hoa của giống thuốc lá K.326
Chất kích thích sinh trưởng trong cây chủ yếu bao gồm auxin, gibberellin và
cytokinin trong dó auxin và gibberellin có vai trò sinh lý quan trọng nhất. Hai thí
nghiệm được tiến hành với auxin (αNAA) ở các nồng độ 20, 40, 60 ppm và
gibberellin (GA
3
) ở các nồng độ 10, 20, 40 ppm.
3.3.1.1. Ảnh hưởng của αNAA đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326
Kết quả ảnh hưởng của αNAA với nồng độ từ 20 - 60ppm cho cây thuốc lá
vào giai đoạn 20, 30, 40 và 50 ngày sau trồng đến sinh trưởng và ra hoa của giống
thuốc lá K.326 được ghi nhận trong bảng 3.7 và 3.8.
14
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của αNAA đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
Nồng độ
αNAA
(ppm)
60 ngày sau trồng Lá số 15
Cao cây S
ố lá/cây ĐK thân Chiều d
ài R
ộn
g Kh
ối l
ư
ợng
(cm) (lá) (mm) (cm) (cm) (g/lá)
0 (Đ/C) 99,6 25,7 23,2 59,6 18,6 40,7
20
110,5
26,5
23,2
61,4
18,2
41,7
40 110,8 26,9 23,5 65,6 20,4 44,3
60 114,2 26,3 22,2 61,8 19,3 43,3
CV
(%)
2,8 1,7 4,1 3,9 4,9 3,8
LSD
(0,05)
4,9
0,7
ns
4,1
1,5
2,6
Ở thời điểm 60 ngày sau trồng khi cây thuốc lá gần như ngừng sinh trưởng,
αNAA ở các nồng độ 20 - 60 ppm đều làm tăng rõ rệt chiều cao cây thuốc lá so
vớí đối chứng, còn về các chỉ tiêu số lá/cây, kích thước lá và khối lượng tươi của
lá số 15 thì chỉ có nồng độ 40ppm mới làm tăng một cách có ý nghĩa so với đối
chứng (bảng 3.7).
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của αNAA đến thời gian ra hoa
ĐVT: ngày sau trồng
Nồng độ αNAA
(ppm)
Ra hoa 10% Ra hoa 50% Ra hoa 90%
0 (Đ/C ) 58,3 61,3 64,3
20 58,7 61,0 64,7
40 58,3 61,7 64,7
60 58,6 61,0 64,3
CV
(%)
0,6
1,3
1,0
LSD
(0,05)
ns ns ns
Kết quả trong bảng 3.8 phản ánh ảnh hưởng của αNAA đến thời gian ra hoa
của cây thuốc lá.
Về thời gian đạt được tỷ lệ ra hoa 10, 50 và 90% thì các công thức xử lý
αNAA trong các nồng độ 20 - 60ppm đều không làm thay đổi thời gian ra hoa.
Điều đó chứng tỏ rằng, auxin không ảnh hưởng đến sự ra hoa của giống thuốc là
K.326. Kết quả này cũng phù hợp với vai trò sinh lý của auxin là không ảnh hưởng
điều chỉnh đến ra hoa đối với thực vật.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của GA
3
đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của GA
3
đến sinh trưởng và ra hoa của
giống thuốc lá K.326 được thể hiện trong bảng 3.9 và 3.10.
Về sinh trưởng: Xử lý GA
3
có tác dụng kích thích sự sinh trưởng thân lá.
GA
3
kích thích sự tăng trưởng rõ rệt chiều cao cây và chiều dài lá nhưng làm
giảm đường kính thân và ít ảnh hưởng đến số lá và chiều rộng lá so với không xử
15
lý. Vai trò sinh lý đặc trưng của GA là kích thích sự dãn tế bào theo chiều dọc nên
dẫn đến tăng chiều cao cây và chiều dài lá.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của GA
3
đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
Về ảnh hưởng của xử lý GA
3
đến sự ra hoa của giống thuốc ká K.326 (bảng
3.10) thì phun GA
3
có tác dụng trì hoãn sự ra hoa của thuốc lá: Thời gian bắt đầu
ra hoa (đạt tỷ lệ ra hoa 10%) chậm hơn khoảng 5 ngày và kết thúc ra hoa (đạt tỷ lệ
ra hoa 90%) kéo dài hơn 3 ngày so với đối chứng không xử lý.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của GA
3
đến thời gian ra hoa
ĐVT: Ngày sau trồng
Nồng độ GA
3
(ppm) Ra hoa 10% Ra hoa 50% Ra hoa 90%
0 (Đ/C ) 53,3 61,3 64,7
10 58,3 62,3 65,7
20 58,0 63,3 67,0
40 58,3 61,7 67,3
CV
(%)
1,1
1,2
1,6
LSD
(0,05)
1,0 ns 1,7
Một trong các chức năng sinh lý của gibberellin là điều chỉnh ra hoa ở một
số thực vật (Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch, 1993). Kết quả của thí
nghiệm này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Đãng và cs.,
2006) về khả năng ức chế ra hoa của GA
3
đối với giống xoài GL6.
3.3.2. Ảnh hưởng của các chất ức chế sinh trưởng đến sinh trưởng và ra hoa
của giống thuốc lá K.326
3.3.2.1. Ảnh hưởng của ethrel đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326
Ethrel là một chất ức chế sinh trưởng đã và đang được sử dụng rộng rãi cho
nhiều loại cây trồng để điều chỉnh quá trình sinh trưởng, kích thích cây ra hoa, xúc
tiến quá trình chín của nhiều loại quả. Kết quả nghiên cứu tác động của ethrel đến
sinh trưởng và ra hoa của cây thuốc lá được ghi nhận trong bảng 3.11 và 3.12.
N
ồng độ
GA
3
(ppm)
60 ngày sau tr
ồng
Kích thư
ớc lá số 15 (cm)
Cao
cây(cm)
S
ố lá/cây
ĐK
thân(mm)
Dài Rộng
0 (Đ/C)
95,7
25,7
23,2
63,9
17,2
10 98,7 26,5 23,2 64,8 19,3
20 107,5 26,9 23,5 67,0 17,3
40 104,1 26,3 22,2 69,4 18,2
CV
(%)
4,6
1,7
4,1
3,0
5,1
LSD
(0,05)
7,3 0,7 ns 3,1 1,5
16
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của ethrel đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
Nồng độ
Ethrel
(ppm)
60 ngày sau trồng Lá số 15
Cao cây Số lá/cây ĐK thân Chiều dài Rộng P lá
(cm) (lá) (mm) (cm) (cm) (g/lá)
0 (Đ/C) 99,8 26,7 23,4 62,8 20,4 37,7
400 80,1 28,6 23,8 53,9 17,9 36,0
600 67,3 30,4 25,5 52,9 17,0 28,3
800 62,5 33,7 25,2 55,4 18,2 29,3
CV
(%)
4,1 3,3 5,0 3,4 3,4 5,1
LSD
(0,05)
5,6 1,5 1,9 3,3 1,0 3,0
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của ethrel đến thời gian ra hoa
ĐVT: Ngày sau trồng
Nồng độ ethrel(ppm) Ra hoa 10% Ra hoa 50% Ra hoa 90%
0 (Đ/C ) 60,3 63,3 67,7
400 57,7 61,3 63,3
600 58,3 61,7 63,3
800 57,7 60,3 60,7
CV
(%)
1,0 1,6 1,3
LSD
(0,05)
1,0 1,6 1,3
- Ethrel từ nồng độ 400 đến 600 ppm có ảnh hưởng ức chế rất mạnh lên sự
sinh trưởng chiều cao cây, chiều dài, chiều rộng và khối lượng lá. Nồng độ ethrel
càng tăng thì ảnh hưởng ức chế lên sinh trưởng thân lá càng rõ hơn; nhưng ethrel
cũng làm tăng số lá và đường kính thân (bảng 3.11).
- Xử lý ethrel ảnh hưởng rõ đến sự ra hoa của thuốc lá. Kết quả là ethrel
làm hoa thuốc lá xuất hiện (tỷ lệ 10%) sớm hơn 3 ngày, ra hoa rộ (tỷ lệ 50%) sớm
hơn 3 ngày và kết thúc ra hoa (đạt tỷ lệ 90%) sớm hơn 7 ngày so với đối chứng
không xử lý (bảng 3.12). Sự ức chế mạnh sinh trưởng cơ quan dinh dưỡng đã dẫn
đến kích thích sự ra hoa. Đây là mối quan hệ tương quan ức chế, khi cơ quan dinh
dưỡng bị ức chế thì sự ra hoa được kích thích. Đồng thời etylen là một hocmon có
vai trò sinh lý trong sự ra hoa của thực vật (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
3.3.2.2. Ảnh hưởng của xử lý PIX đến sinh trưởng và ra hoa của thuốc lá
Kết quả xử lý PIX với nồng độ từ 100 - 300ppm cho thấy:
- PIX là một retardant nên ảnh hưởng ức chế chiều cao cây thuốc lá rất
mạnh, ở nồng độ 300 ppm chiều cao cây chỉ còn 74,2 cm so 100,1 cm (Đ/C). Kèm
theo ức chế chiều cao, PIX cũng có tác dụng làm giảm đường kính thân, kích
thước và khối lượng lá.
17
- Ở nồng độ 100 - 300 ppm, PIX đã ảnh hưởng đến sự ra hoa của thuốc lá, làm
thời gian kết thúc ra hoa sớm hơn khoảng 3 ngày (bảng 3.14). Hiệu quả kích thích ra
hoa của PIX không mạnh bằng ethrel.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của PIX đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
Nồng độ PIX
(ppm)
60 ngày sau trồng Lá số 15
Cao cây Số lá/cây ĐK thân Chiều dài Rộng Khối lượng
(cm) (lá) (mm) (cm) (cm) (g/lá)
0 (Đ/C) 100,1 25,7 24,8 64,2 19,7 40,0
100 80,1 25,8 21,1 58,7 18,3 39,5
200 77,2 26,1 22,1 59,0 18,2 38,2
300 74,2 25,0 21,1 59,3 18,4 38,8
CV
(%)
3,1 2,9 2,2 1,9 4,6 6,6
LSD
(0,05)
4,3 ns 0,8 1,8 1,4 4,2
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của PIX đến thời gian ra hoa của giống thuốc lá K.326
ĐVT: Ngày sau trồng
Nồng độ PIX(ppm) Ra hoa 10% Ra hoa 50% Ra hoa 90%
0 (Đ/C ) 59,3 61,3 66,3
100 58,3 61,0 63,0
200 58,7 61,3 63,7
300 58,3 61,3 63,3
CV
(%)
1,1 1,2 1,0
LSD
(0,05)
1,0 1,2 1,1
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dương Xuân Diêu (2013) về ảnh
hưởng của PIX đối với cây bông là: ức chế mạnh sinh trưởng chiều cao và chiều
dài cành cây bông, không ảnh hưởng nhiều đến thời gian ra hoa nhưng làm tăng
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của xử lý Alar đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc lá K.326
Alar cũng được xếp vào các chất ức chế sinh trưởng được sử dụng để điều
chỉnh ra hoa đậu quả của nhiều cây ăn quả của một số nước, còn với thuốc lá thì
không có nghiên cứu nào được công bố. Kết quả bảng 3.15 và 3.16 phản ánh ảnh
hưởng của alar đế sinh trưởng và ra hoa của cây thuốc lá.
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của Alar đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
Nồng độ
Alar
(ppm)
60 ngày sau trồng Lá số 15
Cao cây Số lá ĐK thân Dài Rộng Khối lượng lá
(cm) (lá/cây) (mm) (cm) (cm) (g/lá)
0 (Đ/C) 98,4 25,8 22,3 66,1 19,0 48,0
2.000 96,7 27,0 21,4 58,2 19,3 44,7
3.000 98,6 26,4 22,7 58,1 17,9 45,0
4.000 97,8 26,4 22,2 60,1 18,8 46,7
CV
(
%)
1,5 3,1 3,0 2,4 4,6 3,1
LSD
(0,05)
2,4 ns 1,2 2,4 1,4 1,1
18
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của xử lý Alar đến thời gian ra hoa
ĐVT: Ngày sau trồng
N
ồng độ Alar (ppm) Ra hoa 10% Ra hoa 50% Ra hoa 90%
0 (Đ/C ) 57,3 60,7 63,7
2
.
000
59,0
63,7
67,3
3000 59,0 65,0 66,3
4
.
000
59,3
64,0
65,3
CV
(%)
1,1 1,1 0,9
LSD
(0,05)
1,0 1,1 1,0
Khác với ethrel và PIX đã trình bày ở trên, Alar với các nồng độ 2.000 – 4.000
ppm hầu như không có ảnh hưởng ức chế đáng kể lên sinh trưởng của thân lá cây
thuốc lá, nhưng có ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của thuốc lá theo hướng trì hoãn
sự ra hoa: Thời gian bắt đầu ra hoa (đạt tỷ lệ 10%) chậm hơn 2 ngày, ra hoa rộ (đạt tỷ
lệ 50%) chậm hơn 4,3 ngày (nồng độ 3.000ppm) và kết thúc ra hoa (đạt tỷ lệ 90%)
chậm hơn 4 ngày (nồng độ 2.000ppm) so với không xử lý.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trên đây cho thấy rõ rằng tồn
tại một mối quan hệ tương quan sinh trưởng thể hiện khá rõ ở cây thuốc lá khi sử
dụng các chất điều hòa sinh trưởng. Tương quan sinh trưởng được thể hiện ở tương
quan kích thích và tương quan ức chế. Mối quan hệ giữa các cơ quan dinh dưỡng và
cơ quan sinh sản luôn là quan hệ ức chế tương quan. Khi kích thích thân lá sinh
trưởng thì ức chế sự hình thành hoa (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Khi sử dụng các
chất kích thích sinh trưởng để điều chỉnh sinh trưởng của thân lá thì sẽ trì hoãn sự ra
hoa. Nếu sử dụng chất ức chế sinh trưởng (ethrel, PIX) để ức chế sinh trưởng thân lá
thì làm cho cây thuốc lá xuất hiện hoa sớm hơn.
3.3 Ảnh hưởng của quang chu kỳ đến sinh trưởng và ra hoa của giống thuốc
lá K.326
Nếu cây thuốc lá giống K.326 thuộc nhóm có quang chu kỳ ngày ngắn thì khi gặp
quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn sẽ ức chế mạnh sự hình thành hoa.
3.3.1. Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài đến sinh trưởng và ra hoa của
giống thuốc lá K.326
Để tìm hiểu ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài lên khả năng sinh trưởng
và ra hoa của giống thuốc lá K.326, một thí nghiệm về quang chu kỳ ngày dài
được thiết lập, trong đó việc chiếu sáng bổ sung thêm vào lúc 18 giờ hàng ngày
lần lượt là 2 giờ/ngày (tương đương quang chu kỳ 14 giờ sáng và 10 giờ tối), 4
giờ/ngày (tương đương 16 giờ sáng/8 giờ tối) và 6 giờ/ngày (tương đương 18 giờ
sáng/6 giờ tối). Thời lượng tác động quang chu kỳ ngày dài là 10, 20, 30 ngày và
liên tục cho đến khi kết thúc ra hoa.Thời gian bắt đầu xử lý QCK là khi cây có 2 -
3 lá (10 ngày sau trồng). Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày
19
dài lên sinh trưởng và ra hoa được ghi nhận trong bảng 3.17 và 3.18.
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của quang chu kỳ ngày dài đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
QCK ngày dài
(QCK)
Thời gian
tác động
QCK (T)
70 ngày sau trồng Lá số 15
ĐK thân
(mm)
Cao cây Số lá Dài Rộng
(cm) (lá/cây) (cm) (cm)
14 giờ sáng
10 giờ tối
0 (Đ/C) 96,4 24,3 64,2 19,0 14,3
10 101,8 27,7 55,6 17,7 14,7
20 102,0 29,0 56,5 17,9 14,7
30 105,6 30,6 57,4 17,6 15,7
LT 107,5 32,8 56,9 18,4 16,7
16 giờ sáng
8 giờ tối
0 (Đ/C) 94,1 23,0 64,5 19,0 14,7
10 104,1 27,5 55,6 18,2 15,1
20 103,2 30,2 55,7 18,2 15,8
30 106,2 31,5 54,8 17,9 15,7
LT 113,0 32,7 54,7 17,9 18,1
18 giờ sáng
6 giờ tối
0 (Đ/C) 98,1 22,7 63,3 18,2 14,3
10 103,6 29,2 58,8 17,9 15,4
20 107,4 32,6 56,5 18,5 16,6
30 113,9 33,6 56,8 18,1 16,7
LT 118,8 34,5 60,0 18,4 18,7
LSD
0,05
(QCK) 4,3 0,6 ns ns ns
LSD
0,05
(T) 5,0 0,5 2,1 0,6 0,6
LSD
0,05
(QCKxT) 8,6 0,9 3,5 1,0 1,0
Kết quả cho thấy: Có thể thấy rằng quang chu kỳ ngày dài đã kích thích sự
sinh trưởng chiều cao thân và sự hình thành lá rất rõ rệt. Tất cả các công thức xử
lý quang chu kỳ ngày dài khác nhau đều có chiều cao và số lá cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với đối chứng không xử lý. Quang chu kỳ càng dài thì khả năng kích
thích sinh trưởng thân lá càng mạnh hơn. Chẳng hạn ở quang chu kỳ 14/10 công
thức chiếu sáng liên tục thì chiều cao cây đạt được là 107 cm và 32 lá; trong khi
đó ở quang chu kỳ 18/6, chiều cao cây là 118 cm và có 34 lá.
Thời gian xử lý quang chu kỳ ngày dài càng nhiều thì hiệu quả kích thích
sinh trưởng lên thân lá cây thuốc lá càng rõ hơn. Chẳng hạn, ở công thức quang
chu kỳ 14/10 tác động quang chu kỳ liên tục thì sự chênh lệch chiều cao so với đối
chứng là 11 cm và số lá chênh lệch là 8 lá; còn ở quang chu kỳ 18/6, chiều cao
chênh lệch là 20 cm và số lá chênh lệch là 12 lá ở thời điểm 70 ngày sau trồng
Theo quan điểm hocmon ra hoa thì điều kiện ngày dài kích thích sự tổng
hợp gibberellin làm cây tinh trưởng chiều cao và kéo theo tăng số lá (Christian
Fankhauser and Joanne Chory, 1997). Trong thực tiễn sản xuất, biện pháp thắp
20
đèn ban đêm để kéo dài chiều cao cây cũng được áp dụng khá phổ biến đối với cây
hoa như hoa ly, hoa cúc, hoa loa kèn trắng…
Bảng 3.18. Ảnh hưởng quang chu kỳ ngày dài đến thời gian ra hoa
Quang chu
kỳ (QCK)
Thời gian tác
động QCK
(T) (ngày)
Thời gian đạt tỷ lệ ra hoa… (ngày sau trồng)
10% 50% 90%
Ngày
Tăng so
Đ/C
(ngày)
Ngày
Tăng
so Đ/C
(ngày)
Ngày
Tăng
so Đ/C
(ngày)
14 giờ sáng
0 (Đ/C)
10
20
30
LT
58,0
58,7
66,3
67,7
69,0
0
0,7
8,3
9,7
11,0
60,3
61,3
76,3
79,0
80,3
0
1,0
16,0
18,7
20,0
62,7
66,3
79,7
82,0
85,3
0
3,6
17,0
19,3
22,6
10 giờ tối
16 giờ sáng
0 (Đ/C)
10
20
30
LT
58,7
66,0
68,0
68,3
69,3
0
7,3
9,3
9,6
10,6
60,7
70,3
76,0
79,3
85,0
0
9,6
15,3
18,6
24,3
64,0
78,0
87,0
87,3
92,3
0
14,0
23,0
23,3
28,3
8 giờ tối
18 giờ sáng
0 (Đ/C)
10
20
30
LT
58,3
60,7
69,0
69,3
82,3
0
2,4
10,7
11,0
24,0
60,0
67,7
77,0
87,3
90,7
0
7,7
17,0
27,3
30,7
62,7
76,0
80,0
83,3
97,3
0
13,3
17,3
20,6
34,6
6 giờ tối
LSD
0,05
(QCK)
LSD
0,05
(T)
LSD
0,05
(QCK xT)
0,7
0,7
1,2
0,4
0,8
1,4
0,8
0,7
1,2
Sinh trưởng thân lá và sự ra hoa có mối tương quan ức chế. Khi thân lá sinh
trưởng mạnh thì sẽ ức chế sự ra hoa. Hiệu ứng kích thích quá trình sinh trưởng của cơ
quan dinh dưỡng chắc có ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây thuốc lá giống K.326.
Vì thuốc lá là cây ngày ngắn nên hiệu quả của quang chu kỳ ngày dài là ức
chế sự ra hoa, kéo dài thời gian hình thành hoa. Tất cả các công thức xử lý quang
chu kỳ ngày dài đều có thời gian ra hoa chậm hơn rất nhiều so với đối chứng
không xử lý. Ảnh hưởng ức chế ra hoa cũng phụ thuộc vào quang chu kỳ. Sự
chậm trễ ra hoa ở quang chu kỳ ngày dài hơn thì rõ rệt hơn. Trong đó, thời gian
chậm ra hoa so với đối chứng lúc kết thúc ra hoa ở quang chu kỳ 16/8 là 14 đến 28
ngày và ở quang chu kỳ 18/6 là 13 đến 34 ngày. Trong khi đó, ở quang chu kỳ
14/10, thời gian chậm ra hoa khoảng từ 3 đến 22 ngày. Hiệu quả ức chế ra hoa của
quang chu kỳ 16/8 và 18/6 là tương đương.
Sự chậm trễ ra hoa phụ thuộc vào thời gian xử lý: Thời gian xử lý quang chu
21
kỳ ngày dài càng tăng thì hiệu quả ức chế càng lớn. Công thức xử lý quang chu kỳ
liên tục có thời gian chậm ra hoa lớn nhất, có thể đạt được từ 22 đến 34 ngày.
Hiệu quả ức chế mạnh mẽ của quang chu kỳ ngày dài lên sự ra hoa là vô
cùng có ý nghĩa trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu. Bản chất của tác động này là
do phytochrom (Lincoln and Eduardo, 1998). Với cây ngày ngắn đêm dài như
thuốc lá thì cần giảm lượng P730 thì mới ra hoa nên cần đêm dài để biến P730
thành P660. Quang chu kỳ ngày dài tạo điều kiện để chuyển hóa hoàn toàn P660
thành P730 và do đó mà ức chế ra hoa của cây ngày ngắn là giống thuốc lá K.326.
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả ức chế sự hình thành hoa sớm của hoa cúc
bằng chiếu sáng bổ sung (Đặng Văn Đông, 2006) và kích thích Thanh Long hình
thành hoa khi chiếu sáng bổ sung ngày dài (Nguyễn Văn Kế, 2006)
3.3.2 . Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến sinh trưởng và ra hoa của giống
thuốc lá K.326
Quang gián đoạn được tạo ra trong thí nghiệm bằng cách chiếu sáng 1 giờ
vào giữa đêm (23h30 - 0h30) bằng ánh sáng đỏ và ánh sáng trắng. Thời lượng tác
động của quang gián đoạn là 10, 20, 30 ngày và liên tục cho đến ra hoa. Thời gian
bắt đầu tác động QGĐ là khi cây thuốc lá có 2 - 3 lá (sau trồng 10 ngày). Ánh sáng
của đèn đỏ có tỷ lệ các tia sáng đỏ cao dặc biệt là ánh sáng 660 nm. Ánh sáng
trắng có một tỷ lệ ánh sáng 660 nm thấp hơn ánh sáng đỏ.
Kết quả theo dõi về các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá và thời gian ra hoa dưới
tác động của quang gián đoạn được ghi nhận trong bảng 3.19 và 3.20
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
Ánh sáng quang
gián đoạn (QGĐ)
Thời gian
tác động
QCK (T)
70 ngày sau trồng Lá số 15
ĐK thân
Cao cây Số lá Dài Rộng
(cm) (lá/cây) (cm) (cm) (mm)
Ánh sáng đỏ
0 (Đ/C)
94,6 24,3 60,6 16,2
13,6
10 97,2 27,6 52,3 16,2 14,0
20 101,2 28,0 55,1 17,0 15,0
30 103,5 29,4 52,5 17,2 15,7
LT 106,7 30,6 53,5 17,7 16,3
Ánh sáng Trắng
0 (Đ/C)
95,4 24,5 61,5 17,2
13,7
10 102,1 27,1 51,4 17,5 14,8
20 102,6 27,9 53,3 17,8 15,3
30 104,8 30,7 53,0 17,9 15,8
LT 107,1 31,3 51,9 18,0 16,5
LSD
0,05
(QCK)
ns ns ns 0,8 0,1
LSD
0,05
(T)
3,9 1,0 2,0 ns 0,8
LSD
0,05
(QCKxT)
5,5 1,5 2,8 1,4 1,1
22
Có thể thấy rõ rằng mặc dù chỉ chiếu sáng 1 giờ vào giữa đêm nhưng ảnh
hưởng của nó đến sinh trưởng thân lá của thuốc lá là khá rõ. Ở các công thức có thời
gian xử lý quang gián đoạn khác nhau kể cả bằng ánh sáng đỏ và ánh sáng trắng,
chiều cao cây và số lá của các công thức xử lý quang gián đoạn đều cao hơn có ý
nghĩa so với đối chứng. Công thức xử lý quang gián đoạn liên tục cho đến ra hoa có
chiều cao cây và số lá cao nhất, chênh lệch so đối chứng ở ánh sáng đỏ là 12 cm
chiều cao và 6 lá/cây và ở ánh sáng trắng là 12 cm và 7 lá/cây. Ở thí nghiệm này thì
hiệu quả kích thích sự sinh trưởng thân lá của ánh sáng đỏ và trắng là tương đương.
Kết quả đó chứng tỏ rằng ánh sáng đèn tác động vào ban đêm có tác dụng kích thích
sự sinh trưởng về chiều cao cây và tăng số lá. Ánh sáng đèn có cường độ không cao
và có tỷ lệ ánh sáng có bước sóng dài nhiều hơn nên kích thích sự sinh trưởng dãn
của tế bào gây nên sự tăng trưởng chiều cao dẫn đến tăng số lá. Đây cũng là hiệu quả
tích cực khi người ta muốn tăng chiều cao của thân bằng biện pháp thắp đèn ban đêm
cho một số cây hoa để tăng chất lượng cành hoa. Kết quả này cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Đặng Văn Đông và Nguyễn Quang Thạch (2005) trong nghiên
cứu quang gián đoạn đối với cây hoa cúc cũng là một cây ngày ngắn.
Kết quả mong muốn nhất của thí nghiệm này là hiệu quả ức chế sự ra hoa
của thuốc lá khi tác động quang gián đoạn.
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến thời gian ra hoa
Quang gián đoạn
(QGĐ)
Thời gian tác
động QGĐ
(T) (ngày)
Thời gian đạt tỷ lệ ra hoa… (ngày sau trồng)
10% 50% 90%
Ngày
Tăng so
Đ/C
(ngày)
Ngày
Tăng
so Đ/C
(ngày)
Ngày
Tăng
so Đ/C
(ngày)
Ánh sáng Đỏ
0 (Đ/C)
10
20
30
LT
58,3
58,3
72,3
80,0
80,3
0
0,0
14,0
21,7
22,0
60,0
66,3
68,3
82,0
88,3
0
6,3
8,3
22,0
28,3
63,3
90,0
90,3
92,7
93,3
0
26,7
27,0
29,4
30,0
Ánh sáng trắng
0 (Đ/C)
10
20
30
LT
58,0
58,7
74,7
77,3
78,7
0
0,7
16,7
19,3
20,7
61,0
64,3
80,0
80,3
89,3
0
3,3
19,0
19,3
28,3
63,7
78,0
78,7
85,7
93,0
0
14,3
15,0
22,0
29,3
LSD
0,05
(QGĐ)
LSD
0,05
(T)
LSD
0,05
(QGĐ xT)
0,8
0,9
1,2
0,9
1,0
1,4
1,4
0,8
1,1
Việc xử lý quang gián đoạn cho giống thuốc lá K.326 đã ảnh hưởng rất
rõ rệt đến sự hình thành hoa của chúng. Tất cả các công thức xử lý quang gián
23
đoạn đều khác biệt về thời gian ra hoa khá rõ rệt so với đối chứng. Thời gian xử
lý quang gián đoạn càng dài thì sự ra hoa càng bị trì hoãn mạnh hơn. Quang
gián đoạn liên tục với ánh sáng đỏ đã làm chậm sự ra hoa của cây thuốc lá
K.326 là 22 ngày ở thời điểm ra hoa 10%, 28 ngày ở thời điểm ra hoa 50% và
30 ngày lúc ra hoa hoàn toàn (so với đối chứng). Còn ở quang gián đoạn bằng
ánh sáng trắng thì thời gian chậm ra hoa là 20 ngày lúc đạt 10% ra hoa, 28 ngày
lúc 50% ra hoa và 30 ngày lúc 90% ra hoa. Tuy nhiên, ở thời gian bắt đầu ra
hoa thì hiệu quả trì hoãn của ánh sáng đỏ và trắng là xấp xỉ nhau. Nhưng về
thời gian kết thúc ra hoa thì ánh sáng đỏ có hiệu quả làm chậm kết thúc ra hoa
rõ rệt hơn ánh sáng trắng, tức thời gian kết thúc ra hoa kéo dài hơn ở các thời
lượng QGĐ tương ứng. Như vậy, chỉ cần dùng ánh sáng đỏ tác động vào lúc
cây có 2 - 3 lá sau trồng với thời gian chiếu sáng 10 ngày đã làm chậm thời gian
ra hoa của cây thuốc lá 26,7 ngày (bằng 1/3 thời gian sinh trưởng ngoài sản
xuất), đây là kết quả có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất thuốc lá nguyên liệu và
công tác lai tạo giống thuốc lá mới.
Việc thực hiện quang gián đoạn đã chia đêm thành 2 đêm ngắn nên ức chế
ra hoa của cây ngày ngắn. Bản chất của tác động này là do phytochrom (Lincol
and Eduardo, 1998). Với cây ngày ngắn đêm dài như thuốc lá thì cần giảm lượng
P730 thì mới ra hoa nên cần đêm dài để biến P730 thành P660. Nhưng khi chiếu
sáng vào ban đêm thì lập tức P660 chuyển hóa thành P730 và ức chế sự ra hoa của
cây thuốc lá. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu đối với cây hoa
cúc (Đặng Văn Đông, 2006).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1. Các chất NH
4
NO
3
, CoCl
2
, paclobutrazol bổ sung vào môi trường nuôi cấy
không gây cảm ứng ra hoa in vitro của giống thuốc lá K.326. Việc gây hạn sinh lý
bằng bổ sung đường saccharose, glucose ở nồng độ cao (60 - 120 g/l) vào môi
trường nuôi cấy đã có ảnh hưởng kích thích ra hoa của giống thuốc lá K.326 trong
điều kiện nuôi cấy in vitro. Bổ sung đường glucose hoặc saccharose với hàm lượng
90 g/l đều cho tỷ lệ cây ra hoa cao nhất đạt 55,56% sau 18 tuần nuôi cấy
2. Việc gây hạn bằng cách hạn chế cung cấp nước (15 - 18 ngày tưới 1 lần)
có ảnh hưởng ức chế mạnh đến sinh trưởng chiều cao thân, giảm khối lượng lá và
kích thích ra hoa sớm hơn 4 ngày (15 ngày tưới 1 lần) và 6,5 ngày (18 ngày tưới 1
lần) so với đối chứng tưới nước giữ ẩm bình thường.
3. Cắt ngọn tạo thân mới từ chồi nách lá số 5, 10, 15 và lá 20 không ảnh
hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây mới tái sinh (chiều cao, số lá, kích thước và
khối lượng lá) nhưng thân mới tái sinh từ chồi nách lá số 10 cho sinh trưởng thân