MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
THEO MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI 3
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3
VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY 3
CHƯƠNG 2 60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH THEO MÔ HÌNH KINH TẾ
TRANG TRẠI TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỊ XÃ SƠN TÂY TRONG
THỜI GIAN TỚI 60
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank : Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp
DA : Dự án
DAĐT : Dự án đầu tư
NVL : Nguyên vật liệu
KHKD : Kế hoạch Kinh doanh
CBTĐ : Cán bộ thẩm định
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng NNo&PTNN Sơn Tây 5
Biểu đồ 1.1: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh NHNo Sơn Tây 6
qua các năm 6
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh qua các năm 7
Bảng 1.2a: Dư nợ tín dụng phân theo các nhóm ngành chính tại Chi nhánh 11
Bảng 1.2b: Số lượng và quy mô các DA đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại
phân theo hình thức đầu tư 13
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư 15
Bảng 1.6: Tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn của DA do chủ đầu tư tính và sau
đó cán bọ thẩm định tính toán lại 44
Bảng 1.7a : Tình hình thẩm định các DA cho vay đầu tư mô hình kinh tế
trang trại tại Chi nhánh qua các năm 49
Bảng 1.7b: Chất lượng các DA đầu tư mô hình trang trại đã cấp phép cho vay
vốn trong giai đoạn 2006 – 2008 50
Bảng 1.7c: Tổng hợp về thời gian thẩm định đối với các DA đã và đang cho
vay tại Chi nhánh NHNo Sơn Tây qua các năm 51
Bảng 1.7d: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh qua các năm 54
DANH MỤC SỎ ĐỒ, BIỀU ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
THEO MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI 3
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3
VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY 3
1.1 Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Sơn Tây 3
1.2 Tình hình thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình trang trại tại Chi nhánh
NHNo&PTNT thị xã Sơn Tây 7
1.3 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tại Chi nhánh 13
1.4 Nội dung thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tại Chi nhánh 16
1.5 Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tại Chi nhánh
33
1.6 Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án vay vốn kinh doanh theo mô hình kinh tế
trang trại Chi nhánh: “ Dự án đầu tư phát triển trang trại trồng cây ăn quả lâu năm tại đồi Gò Trẹo –
xã Xuân Sơn – TX Sơn Tây” 35
1.7 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tại
Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Sơn Tây 49
CHƯƠNG 2 60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH THEO MÔ HÌNH KINH TẾ
TRANG TRẠI TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỊ XÃ SƠN TÂY TRONG
THỜI GIAN TỚI 60
2.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới 60
2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư kinh doanh theo mô hình
kinh tế trang trại tại Chi nhánh 62
2.3 Một số kiến nghị 72
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
1
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại là một mô hình đầu tư kinh doanh đặc
thù trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp. Mô hình này đòi hỏi vốn không cao,
có thể giải quyết được nhiều rủi ro nếu sản xuất theo mô hình hộ cá thể vì có thể dễ dàng
áp dụng khoa học công nghệ, có quy mô và chu trình sản xuất khép kín và có hiệu quả rất
cần thiết cho sự phát triển của nước ta vì phần lớn dân số Việt Nam làm nông nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, thị trường nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta có nhiều biến
động cũng như hoạt động cho vay mô hình này tại Chi nhánh cũng có nhiều sự thay đổi:
sau một thời gian mô hình mới bắt đầu xuất hiện và có mang lại những dấu hiệu tích cực
thì Ngân hàng đã mở cửa và có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích các chủ đầu tư
vay vốn để thực hiện mô hình kinh tế này.
Chi nhánh NHNo Việt Nam thị xã Sơn Tây luôn được ban lãnh đạo NHNo Việt
Nam đánh giá là một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả và góp phần thúc đẩy
các mô hình kinh tế nông nghiệp tiên tiến và hiệu quả tại địa bàn thị xã Sơn Tây. Để đảm
bảo tốt cho hoạt động tín dụng, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả đối với công tác cho vay,
Chi nhánh đặc biệt chú trọng tới công tác thẩm định dự án. Cùng với đó, trong những năm
vừa qua Chi nhánh cũng đã đạt được rất nhiều kết quả tốt tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
tồn tại những mặt hạn chế. Trong bối cảnh diễn biến của thị trường và đặc biệt là thị
trường nông, lâm, thủy sản có nhiều biến động phức tạp và khó lường như hiện nay thị
việc đánh giá, xem xét lại công tác thẩm định dự án nói chung cũng như các dự án phát
triển mô hình kinh tế trang trại nói riêng là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả đã chọn cho
mình đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định đối với các dự án đầu tư theo mô hình
kinh tế trang trại tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây”
Bài chuyên đề tốt nghiệp được phân chia làm 2 chương:
Chương 1: Thực trang thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây
2
Chương 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các
dự án đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại tại Chi nhánh NHNo&PTNT thị
xã Sơn Tây trong thời gian tới
3
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
THEO MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY
1.1 Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Sơn Tây
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây số 189 Lê Lợi, Sơn Tây trước đây là trụ sở Chi
nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn Tây được xây dựng từ năm 1956. Năm 1965 do sát nhập
với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây, tỉnh lị đặt tại thị xã Hà Đông, Chi nhánh
NHNo&PTNT Sơn Tây trở thành chi điểm Sơn Tây.
Trước đây NHNo&PTNT Sơn Tây là một trong những Chi nhánh cấp 2 trực thuộc
NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây, được thành lập vào ngày 26/3/1988 theo quyết định thủ tướng
chính phủ. Vào tháng 6 năm 2008 Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết
định số 153/QĐ/HĐQT –TCCB và kể từ đó NHNo&PTNT Sơn Tây từ Ngân hàng cấp 2
chuyển thành đơn vị được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng 1, trực thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam.
Vào giai đoạn mới bắt đầu đi vào hoạt động với tư cách là doanh nghiệp nhà nước
hạng 1, hoạt động của Chi nhánh còn mang tính thủ công, máy móc trang thiết bị còn
thiếu, công tác giao dịch với khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, các dịch vụ cung cấp
khách hàng còn chưa đa dạng. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực và kinh nghiệm của bản
thân, NHNo&PTNT Sơn Tây đã và đang ngày càng hoàn thiện và phát triển. Bên cạnh
các sản phẩm truyền thống, Chi nhánh còn phát triển các dịch vụ mới như: chiết khấu, bảo
lãnh, phát hành thẻ và các gói sản phẩm tiện ích khác nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu ngày
càng đa dạng của khách hàng. Cùng với đó là sự đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi
nhánh nhanh chóng đưa vào áp dụng công nghệ hiện đại tạo nhiều tiện ích trong công tác
4
giao dịch với khách hàng. Đến nay, Chi nhánh đã trang bị hệ thống máy tính và thiết bị ở
tất cả các phòng, được kết nối trực tiếp toàn hệ thống.
Hoà cùng nhịp độ phát triển của đất nước, đặc biệt từ khi mới chuyển lên thành
Ngân hàng cấp 1, Chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây đã có những bước đi vững chắc trên
con đường đổi mới hoạt động, từng bước ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Trải qua gần 5 năm phát triển và hội nhập kể từ khi trở thành Chi nhánh cấp 1,
NHNo&PTNT Sơn Tây đã gặt hái được những thành quả đáng mừng trên mọi phương
diện.
Về mạng lưới, ngoài trụ sở chính đến nay Ngân hàng đã có 7 phòng giao dịch trực
thuộc trên địa bàn quản lý. Về công nghệ, Ngân hàng đã áp dụng chương trình hiện đại
hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới IPCAS,
nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng.
Nhận thức được yếu tố con người quyết định mọi sự thành công nên ngay từ đầu
Chi nhánh đã coi việc đào tạo nhân lực là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu và là
nhiệm vụ chiến lực lâu dài. Để có được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, Chi nhánh luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, tuyển dụng
đến đâu đào tạo nghiệp vụ ngay đến đó nhằm đá\p ứng kịp thời nhu cầu công việc hiện tại
và kế hoạch phát triển trong thời gian sau. Đến nay, đội ngũ cán bộ nhân viên trong Chi
nhánh đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Những ngày đầu thành lập, Chi nhánh chỉ
có số lượng nhân viên là 55 người thì đến nay con số đó là 114 cán bộ công nhân viên với
kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Trong đó có khoảng 5,5% cán bộ có trình độ
sau đại học, 75% cán bộ đạt trình độ đại học. Với đội ngũ trẻ và năng động Ngân hàng tin
tưởng sẽ mang lại cho khách hàng những dịch vụ Ngân hàng tốt nhất.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh
Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tại thị xã Sơn Tây hoạt động theo mô hình tổ
chức gọn nhẹ, chuyên môn hóa. Đứng đầu là Ban giám đốc, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ
Ban giám đốc là các phòng chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm các phòng ban như: Phòng
hành chính nhân sự, Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng kế toán và ngân quỹ, Phòng
5
Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng marketing và dịch vụ, Phòng điện toán cùng với hệ
thống 7 phòng giao dịch đặt tại địa bàn.
Ta có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động của Sở giao dịch theo mô hình sau :
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng NNo&PTNN Sơn Tây
Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh
Chức năng
Chi nhánh có chức năng các chức năng sau:
- Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo
- Đầu mối thực hiện các hợp đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của NHNo
khi được Tổng Giám đốc giao bằng văn bản.
- Trung tâm ngoại tệ tiền mặt
- Trực tiếp kinh doanh đa năng
- Đầu mối chi trả kiều hối
- Quản lý, vận hành hệ thống SWIFT, quan hệ ngân hàng đại lý
- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo
Nhiệm vụ
Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp có 2 nhiệm vụ chính, đó là thực hiện các
nhiệm vụ đầu mối của hệ thống NHNo và trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ đối với
khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp.
6
1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế nước ta phải trả qua một giai đoạn khó khăn
vì những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như cuộc khủng hoảng
nợ công ở Châu Âu, mặc dù vậy Chi nhánh vẫn cố gắng giữ được một sự tăng trưởng và
phát triển ổn định. Điều này được thể hiện qua tăng trưởng về khách hàng, tăng trưởng về
tài sản và tăng trưởng về lợi nhuận của Chi nhánh.
- Về khách hàng: Cho đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh đã xây dựng được một
lượng khách hàng đông đảo với hàng vạn khách hàng mở tài khoản hoạt động trong đó có
rất nhiều đơn vị là doanh nghiệp chủ chốt trên địa bàn như Công ty may Sơn Hà, Công ty
may Minh Phương, Công ty đóng tàu DST
- Về lợi nhuận trước thuế: lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh luôn giữ được sự
tăng trưởng ổn định trong 3 năm gần đây, điều này thể hiện sự tăng trưởng kinh doanh
khá tích cực tại Chi nhánh NHNo Sơn Tây.
Biểu đồ 1.1: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh NHNo Sơn Tây
qua các năm
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kinh doanh qua các năm của Chi nhánh
Có được sự tăng trưởng trên trong tổng tài sản, trong lợi nhuận trước thuế là kết
quả của sự tăng trưởng, phát triển của công tác huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng
như trong các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh.
7
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tuyệt đối Tỷ trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối Tỷ trọng
(%)
I Huy động vốn 1.030.511 1.313.836 1.586.179
1 Phân theo loại tiền tệ 1.030.511 100 1.313.836 100 1.586.179 100
1.1 Nội tệ 936.462 90,87 1.225.516 93,28 1.505.729 94,93
1.2 Ngoại tệ 94.049 9,13 88.320 6,72 80.450 5,07
2 Phân theo thời gian 1.030.511 100 1.313.836 100 1.586.179 100
2.1 Tiền gửi KKH 150.084 14,69 193.026 14,57 201.451 12,7
2.2 TG CKH dưới 12T 646.566 65,19 856.536 62,74 1.025.556 64,66
2.3 TG CKH từ 12 đến 24T 33.522 2,17 28.465 3,25 46.172 2,9
2.4 TG CKH 24T trở lên 200.339 17,95 235.809 19,44 313.000 19,74
3 Phân theo đối tượng 1.030.511 100 1.313.836 100 1.586.179 100
3.1 Tiền gửi dân cư 867.456 84,17 1.102.694 83,92 1.319.876 83,21
3.2 Tiền gửi tổ chức và TG
TT
163.055 16,83 211.142 17,18 226.303 16,79
II Tín dụng 78.558 100 271.349 100 148.793 100
1 Cho vay ngắn hạn 65.669 83,59 260.049 95,84 130.238 87,53
2 Cho vay trung và dài hạn 12.889 16,41 11.300 4,16 18.555 12,46
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kinh doanh qua các năm của Chi nhánh
1.2 Tình hình thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình trang trại tại Chi nhánh
NHNo&PTNT thị xã Sơn Tây
1.2.1 Đặc điểm của các DAĐT và công tác thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình
trang trại tại Chi nhánh
1.2.1.1 Khái niệm và các loại hình đầu tư kinh doanh trang trại
Khái niệm về kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại có nhiều loại hình thức tổ chức, trong đó chủ yếu là trang trại gia
đình. Hầu hết chủ trang trại là những người có ý chí làm giầu, có điều kiện làm giầu và
biết làm giầu, có vốn, có trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về
thị trường, bản thân và gia đình trực tiếp lao động để sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang
trại mang tính chất sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường, nên có nhu cầu cao hơn hẳn
kinh tế hộ sản xuất tự cung, tự cấp về công tác tiếp thị, ứng dụng khoa học – công nghệ
8
vào sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp, mà trước hết là công nghiệp bảo
quản chế biến nông, lâm, hải sản, chế tạo nông cụ, nhằm tăng năng lực lao động, hạ giá
thành sản xuất để đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng về quy cách, chất lượng sản
phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở, là đơn vị trong nông,
lâm, ngư nghiệp. Ngoài trang trại còn có những hình thức sản xuất khác như nông lâm
trường quốc doanh, kinh tế hợp tác và kinh tế hộ nông dân. Kinh tế trang trại không phải
là thành phần kinh tế mà chỉ là một hình thức tổ chức sản xuất. Những đặc điểm của
kinh tế trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp theo điều kiện kinh tế thị trường thể
hiện trên các mặt sau:
- Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Đây là đặc điểm cơ bản của trang trại trong nền kinh tế thị trường.
- Các yếu tố vật chất của sản xuất nhất là ruộng đất, tiền, vốn trong trang trại được
tập trung với quy mô nhất định cho yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
- Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc
lập. Các trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, tự lựa chọn
phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công nghệ đến tiếp cận thị trường tiêu
thụ sản phẩm.
- Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực quản lý, có kinh ngiệm và kiến thức
nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang
trại.
- Tổ chức quản lý của trang trại tiến bộ hơn, có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng
dụng khoa học – kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường.
- Trang trại phần lớn có thuê mướn lao động.
- Các trang trại có nhu cầu cao hơn các hộ nông dân trong vùng.
Từ những nhận thức trên cùng với việc tìm hiểu các mô hình trang trại tại Việt
Nam, khái niệm về kinh tế trang trại có thể hiểu như sau:
9
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư
nghiệp. Có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy
mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn với các cách thức tổ chức quản lý
sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Các loại hình đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại
Theo loại hình đầu tư thì đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại hiện
nay Chi nhánh chia ra thành:
1. Trang trại trồng trọt: là DAĐT xây dựng trang trại trồng cây hàng năm, trang
trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp.
2. Trang trại chăn nuôi: là DAĐT xây dựng trang trại chăn nuôi đại gia súc (như
trâu, bò ), chăn nuôi gia súc (như lợn, dê ), trang trại chăn nuôi gia cầm (như gà, vịt ).
3. Trang trại nuôi trồng thủy sản.
1.2.1.2 Đặc điểm của công tác thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế
trang trại
Đặc điểm của đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại
- Trước hết, đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại là một loại hình đầu
tư hấp dẫn và mang tính khoa học bởi lẽ: Đầu tư kinh doanh mô hình kinh tế trang trại
thường mang lại lợi nhuận cao do năng suất sản phẩm DA cao và ổn định.
- Thứ hai, đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại đòi hỏi lượng vốn
không quá lớn, tuy nhiên nếu đầu tư không đúng cách sẽ mang lại rất nhiều rủi ro do các
sản phẩm nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố khách quan như
thời tiết, khí hậu, chất lượng phân bón cũng như cần các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến.
- Thứ ba, các dự án đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại ban đầu cần
một quãng thời gian đủ dài để sản phẩm có thể được đưa ra thị trường, hơn thế nữa các
sản phẩm của DA thường chịu ảnh hưởng rất lớn từ các biến động trên thị trường.
10
- Thứ tư, các dự án đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại cần có sự
phát triển của nền tảng khoa học công nghệ tương xứng với quy mô để có thể duy trì năng
suất sản phẩm cao, chất lượng tốt và đều đặn hàng năm.
- Thứ năm, hoạt động đầu tư kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại là một hoạt
động đầu tư còn non trẻ tại Việt Nam, nó liên quan và chịu sự chi phối của nhiều chính
sách pháp luật: trực tiếp nhất là luật nông nghiệp, sau nữa là các luật như luật đất đai, luật
về đầu tư xây dựng và hệ thống các văn bản, quy định, hướng dẫn dưới luật liên quan
cũng như các văn bản quy hoạch vùng, ngành của Nhà nước và địa phương.
Trên góc độ của Ngân hàng, thẩm định các DAĐT với mục đích giúp cho Ngân
hàng sàng lọc và lựa chọn được những DA có tính khả thi, đảm bảo đạt hiệu quả và có
khả năng hoàn trả cả gốc và lãi cho Ngân hàng. Xuất phát từ góc độ đó, việc thực hiện
công tác thẩm định các DAĐT nói chung cũng như thẩm định các DAĐT theo mô hình
kinh tế trang trại nói riêng đều cần phải đảm bảo tính khách quan, tính toàn diện, tính
khoa học, tính chuẩn xác và tính kịp thời. Tuy nhiên, đối với các DAĐT theo mô hình
kinh tế trang trại do có những đặc điểm đặc thù riêng theo lĩnh vực mà từ đó cũng hình
thành những yêu cầu và đặc điểm riêng đối với công việc thẩm định các DA này. Cụ thể:
- Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm của các DAĐT kinh doanh theo mô hình kinh tế
mặc dù đòi hỏi lượng vốn không quá lớn nhưng đa phần chủ đầu tư là các cá nhân, hộ gia
đình. Tuy nhiên, chủ yếu nguồn vốn tự có của chủ đầu tư được hình thành từ tài sản đảm
bảo, tài sản thế chấp mà nguồn vốn này có tính thanh khoản cũng như tính linh hoạt
không cao. Do đó, khi tiến hành thẩm định các dự án này các cán bộ thẩm định cần lưu ý,
chú trọng đến công tác thẩm định về vốn đầu tư của DA: bao gồm tổng vốn đầu tư, nguồn
vốn và nhu cầu vốn theo tiến độ DA, đảm bảo nguồn vốn được đáp ứng kịp thời và đầy
đủ.
- Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm của các DAĐT kinh doanh theo mô hình kinh tế
trang trại thường xuất hiện nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành DA
vì vậy việc thẩm định toàn diện tất cả các nội dung của DA là rất cần thiết. Trong quá
trình thẩm định, yêu cầu các cán bộ thẩm định cần phải xác định trước những rủi ro mà
11
DA có thể gặp phải cùng với đó là đưa ra những phương án nhằm giảm thiểu và phòng
ngừa rủi ro.
- Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm của các DAĐT kinh doanh theo mô hình kinh tế
trang trại thường cần có thời gian sản xuất dài và sản phẩm phải đối mặt với nhiều biến
động trên thị trường. Do đó, các cán bộ thẩm định cần đặc biệt chú ý đến khâu phân tích
khía cạnh thị trường, cần phải nắm bắt được thị trường sản phẩm của DA và đưa ra những
dự báo về tình hình cung cầu tương lai, nắm bắt diễn biến quan hệ cung cầu tại nhiều thời
điểm.
- Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm của mô hình trang trại là một hình thức đầu tư nông
nghiệp mới được mở rộng và được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ cũng như của toàn
xã hội, yêu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và chưa thu hút nhiều các chủ đầu tư
tại Việt Nam do thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế về lĩnh vực này. Chính vì vậy khi
tiến hành thẩm định, các cán bộ thẩm định cần chú ý đến khâu thẩm định khách hàng vay
vốn bao gồm tư cách pháp lý, năng lực quản lý điều hành, năng lực tài chính cũng như
kinh nghiệm trong các DA tương tự.
1.2.2 Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang
trại tại Chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây
Trong hoạt động của các Ngân hàng nói chung cũng như của Chi nhánh nói riêng
thì hoạt động tín dụng luôn luôn là hoạt động có vai trò quan trọng nhất. Trong suốt thời
gian gần đây, cho dù tình hình kinh tế có nhiều biến động và đối mặt với nhiều khó khăn
tuy nhiên hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn giữ vững được sự phát triển ổn định và
có được những kết quả khá là khả quan. Chi nhánh chủ yếu cho vay đối với các đối tượng
là khách hàng cá nhân và đặc biệt là cho vay lĩnh vực nông nghiệp.
Bảng 1.2a: Dư nợ tín dụng phân theo các nhóm ngành chính tại Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số DA Dư nơ Số DA Dư nợ Số DA Dư nợ
1. Xây lắp 1 1030 2 2749 1 2426
2. Điện 1 1000 2 4442
12
3. BĐS 1 3721 3 7192 1 1870
4. Trang trại 3 9750 5 24249 2 6472
5. Khác 1 2100 2 2798 1 2123
Tổng 7 17701 14 41430 5 12891
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng Kế hoạch và Kinh doanh
Biểu đồ 1.2 : Cơ cấu dư nợ cho vay tín dụng năm 2011, 2012 (% tổng dư nợ)
Có thể thấy trong cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh thì nhóm ngành xây dựng trang
trại luôn chiếm lượng lớn nhất về giá trị trong những năm vừa qua. Agribank luôn luôn là
một Ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Tiếp đến là các lĩnh vực
BĐS, xây lắp và điện.
Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng năm 2011 là năm mà các mô hình
trang trại tại địa bàn được xây dựng nhiều nhất thể hiện qua con số dư nợ đối với nhóm
ngành này là 24.249 triệu đồng. Điều này cũng là hợp lý khi mà thời điểm các mô hình
này bắt đầu được hình thành và đạt được những hiệu quả nhất định là trong giai đoạn
2008 – 2010. Năm 2012, trước tình hình kinh tế vĩ mô có những biến động thất thường thì
Chi nhánh cũng đã đề ra những giải pháp và chính sách đầu tư thận trọng hơn đối với mô
13
hình này đặc biệt là trong bối cảnh số lượng và quy mô các trang trại trên địa bàn đã bão
hòa và không còn phát triển bùng nổ như thời gian trước nữa. Và nâng cao hiệu quả thẩm
định cho vay các dự án đầu tư mô hình trang trại là một trong những giải pháp đó.
Phù hợp với diễn biến của thị trường cũng như với các chinh sách điều chỉnh của
Chi nhánh, số lượng các DA cho vay cũng như tỷ trọng cho vay các DA này tại Chi
nhánh NHNo Sơn Tây trong những năm qua cũng có sự thay đổi.
Bảng 1.2b: Số lượng và quy mô các DA đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại phân
theo hình thức đầu tư
Loại DA 2010 2011 2012
Số
DA
Số tiền
(triệu đồng)
Số
DA
Số tiền
(triệu đồng)
Số
DA
Số tiền
(triệu đồng)
1. Trang trại trồng trọt 2 5890 2 9643 1 3100
2. Trang trại chăn nuôi 1 4130 2 11734 1 3449
3. Trang trại nuôi trồng thủy hải sản 0 1 5372 0
Tổng 3 10320 5 26749 2 6549
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng Kế hoạch Kinh doanh
Có thể nhắc đến một số dự án tiêu biểu đã thẩm định và đang cho vay tại Chi
nhánh trong thời gian qua như: “ DA phát triển trang trại trồng cây ăn quả lâu năm tại đồi
Gò Trẹo – xã Xuân Sơn – TX Sơn Tây”, “ DA phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt tại
xã Trung Hưng – TX Sơn Tây”
1.3 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tại Chi
nhánh
Việc thẩm định cho vay nói chung và thẩm định cho vay các dự án có quy mô lớn
nói riêng sẽ do phòng kế hoạch kinh doanh chỉ đạo tổ thẩm định và cán bộ tín dụng trực
tiếp tiếp nhận những nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Thẩm định cho vay là một công cụ đắc lực trong việc ra quyết định cho vay tại Chi
nhánh, vì vậy việc hoàn thiện và nâng cao năng lực thẩm định đối với các cán bộ thẩm
định là đặc biệt quan trọng. Quy trình thẩm định dự án của Chi nhánh tuân thủ chặt chẽ
14
các bước trong quy trình thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam, cụ thể được thực hiện
qua các bước sau:
Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ
vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách
hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đủ cơ sở thẩm định thì tổ trưởng tổ tín
dụng kí giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ trực tiếp cho cán bộ trực tiếp thẩm
định.
Bước 2: Cán bộ thẩm định thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc thẩm
định dự án trên cơ sở các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu được
quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình thẩm định. Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định
trực tiếp xem xét, thẩm định dự án đầu tư. Nếu cần thiết đề nghị cán bộ tín dụng hoặc
khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án, đề xuất ý kiến cho vay
hoặc không cho vay đối với dự án và trình tổ trưởng tổ tín dụng rồi lãnh đạo phòng kế
hoạch kinh doanh xem xét.
Bước 4: Tổ trưởng tổ thẩm định kết hợp với trưởng phòng kế hoạch kinh doanh
xem xét, kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, ra quyết định thông qua hoặc yêu cầu cán bộ
thẩm định chỉnh sửa làm rõ các nội dung.
Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình tổ trưởng
tổ Thẩm định rồi trình lên trưởng phòng kế hoạch kinh doanh. Trưởng phòng kế hoạch
kinh doanh xem xét lại các nội dung thẩm định, ghi ý kiến nhận xét và đề xuất cho vay
hoặc không cho vay vào báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng trình Giám đốc (hoặc Phó
giám đốc được phân công). Giám đốc Chi nhánh, nếu thấy cần thiết có thể triệu tập cuộc
họp Hội đồng tư vấn tín dụng để xem xét cho vay đối với dự án. Trong trường hợp mức
cho vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, trình NHNo&PTNT Việt Nam
xem xét cho vay đối với dự án.
Ta có thể biểu diễn quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh qua sơ đồ sau
đây:
15
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
Cán bộ tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng KHKD
Đưa yêu cầu, giao
hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra
sơ bộ
Nhận hồ sơ để
thẩm định
Ghi ý kiến vào
BCTĐ
Lập báo cáo thẩm định
Bổ sung, giải trình
Kiểm tra,
kiểm soát
Thẩm
định
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Trình Giám đốc
quyết định
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Lưu hồ sơ tài liệuNhận lại hồ sơ và
kết quả thẩm định
16
Sau khi NH đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu không cho vay,
NH phải thông báo ngay cho khách hàng. Nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản, tiến hành
lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay với khách hàng. Nếu cho vay bằng tiền
mặt thì phải thông qua hạch toán kế toán để thủ quỹ tiến hành giải ngân.
1.4 Nội dung thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tại Chi
nhánh
1.4.1 Thẩm định khách hàng vay vốn
a/ Thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng
Chưa rõ
17
Thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng là bước đầu tiên mà ngân hàng tiến hành
để xem xét tư cách pháp nhân, lịch sử hình thành, phát triển của khách hàng vay. Nội
dung phần này nhằm thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản
trong danh mục hồ sơ pháp lý, khi thẩm định hồ sơ pháp lý, đặc biệt với đối tượng khách
hàng là doanh nghiệp thì các CBTĐ cần phải lưu ý các vấn đề sau:
- Điều lệ doanh nghiệp, đặc biệt các điều khoản quy định về quyền hạn, trách
nhiệm.
- Giấp phép kinh doanh
- Biên bản góp vốn, giấy xác nhận vốn góp của các thành viên.
- Biên bản hội nghị thành viên bầu chủ tịch và giám đốc công ty
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc), kế toán trưởng và người đại
diện pháp nhân của doanh nghiệp.
- Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp.
- Sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh
doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với dự án đầu tư, ngành nghề kinh doanh
được phép hoạt động.
- Mô hình quản trị điều hành.
- Biên bản họp thành viên công ty thông qua kế hoạch kinh doanh và kế hoạch vay
vốn để kinh doanh.
- Quyết định dùng tài sản để thế chấp ngân hàng.
Đặc biệt đối với các DA xây dựng mô hình kinh tế trang trại do có những đặc thù
riêng có của ngành cùng với việc DA có thể phải đổi mặt với những rủi ro khách quan rất
lớn từ các yếu tố bên ngoài vì vậy yêu cầu về năng lực pháp lý, tài chính và kinh nghiệm
của chủ đầu tư cũng cao hơn.
b/ Thẩm định năng lực tài chính và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng vay
Nội dung phần này nhằm thẩm định khả năng tài chính và tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Với các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang
18
trại có nhu cầu vốn lớn hơn so với mô hình sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình cùng với đó là
phải có khả năng đáp ứng vốn ở những thời điểm nhất định, chính vì vậy công tác thẩm
định năng lực tài chính của chủ đầu tư là rất quan trọng. Năng lực tài chính tốt không chỉ
đảm bảo chủ đầu tư có thể bỏ vốn đủ và đúng tiến độ của dự án mà còn đảm bảo khả năng
trả nợ của chủ đầu tư bằng số tài sản của mình. Đối với đối tượng khách hàng là cá nhân
hoặc hộ gia định thì thường công tác thẩm định năng lực tài chính sẽ dễ dàng hơn, tuy
nhiên để thẩm định năng lực tại chính của doanh nghiệp thì CBTĐ cần phải căn cứ vào
báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm
gần nhất của doanh nghiệp. Sau đó CBTĐ thực hiện phân tích các nội dung sau:
Phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xác định những điểm mạnh và những
điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp đó thông qua việc tính toán, phân tích những chỉ số
khác nhau được hình thành từ những số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính. Công việc
của các cán bộ thẩm định là tìm ra các mối liên hệ giữa các chỉ số tính toán được để có thể
đưa ra những kết luận, đánh giá khách quan và chính xác nhất có thể về doanh nghiệp đó.
Đối với các chỉ số tài chính này hiện nay không hề có một chuẩn mực thống nhất nào để
có thể đánh giá doanh nghiệp đó là có năng lực tài chính tốt hay chưa tốt. Một hoặc một
số chỉ số tốt cũng chưa thể kết luận là công ty đang trong tình trạng tốt. Chính vì lí do đó,
đối với Chi nhánh NHNo Sơn Tây nhóm chỉ số được đề nghị sử dụng trong việc phân tích
báo cáo tài chính bao gồm: Hệ số thanh toán ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số tài
sản cố định; Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định; Hệ số nợ; Hệ số tự tài trợ; Khả
năng thanh toán lãi vay.
Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty:
Những chỉ số được đề cập ở phần này cho các CBTĐ biết được tài sản của công ty
đã được sử dụng nhanh và hiệu quả đến mức nào để tạo ra lợi nhuận:
- Doanh thu từ tổng tài sản
- Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu
- Thời gian thu hồi công nợ
19
- Thời gian thanh toán công nợ
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh
Phân tích khả năng sinh lời của công ty:
Tại Chi nhánh hiện nay thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Mức sinh lời trên doanh thu.
- Mức sinh lời trên tài sản.
- Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Thông qua các chỉ số trên, CBTĐ có thể đánh giá được sự phát triển về vốn, quy mô hoạt
động, sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động, đánh giá quy mô tài chính, khả năng thanh toán
nợ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, CBTĐ sẽ xem xét việc cho vay vốn nếu doanh
nghiệp có năng lực tài chính tốt.
c/ Quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn
Bên cạnh việc thẩm định năng lực pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng,
Ngân hàng còn cần tiến hành thẩm định mối quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các
tổ chức tín dụng khác. Việc tìm hiểu dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác
cũng như tài sản đảm bảo cho các khoản dư nợ đó sẽ giúp Chi nhánh có được những đánh
giá khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp và cũng góp phần đánh giá
được uy tín, khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng đối với Chi nhánh.
1.4.2 Thẩm định dự án vay vốn
Thẩm định dự án đầu tư là một khâu trong thẩm định tín dụng và luôn được đặt
trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư - khách hàng vay vốn và biện pháp bảo đảm tiền vay.
Trong quá trình thẩm định dự án, tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của dự án xin vay,
cán bộ tín dụng sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý, có thể xem xét bỏ qua
một số nội dung nếu không phù hợp. Nhìn chung, thẩm định dự án đầu tư theo mô hình
kinh tế trang trại bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
- Thẩm định về cơ sở pháp lý của dự án
- Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án
20
- Thẩm định về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của DA
- Thẩm định phương diện kỹ thuật của DA
- Thẩm định công tác tổ chức, quản lý thực hiện DA
- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn
- Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của DA và khả năng trả nợ của DA
- Thẩm định những rủi ro có thể xảy ra với DA
a/ Thẩm định về cơ sở pháp lý của DA
Thẩm định về cơ sở pháp lý của DA là thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp
về mặt pháp lý của DA. Với những DAĐT theo mô hình kinh tế trang trại, CBTĐ cần
phải chú ý đến những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp
- Hồ sơ thuyết minh về DA
- Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp/ phê
duyệt
- Báo cáo kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt
- Các văn bản hoặc giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất như: quyết định
tạm giao đất, quyết định cho thuê đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp
đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ quan có
thẩm quyền.
- Các văn bản quyết định và các hợp đồng kinh tế cần thiết khác.
b/ Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của DA
Trong quá trình thẩm định, các CBTĐ cần phải xác định dự án kinh tế trang trại có
phù hợp với mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của ngành, vùng, địa
phương nơi dự án đang định tiến hành hay không, vai trò của dự án đối với sự phát triển
của ngành, địa phương. Đồng thời, các cán bộ cũng cần xác định những lợi ích và thiệt
hại có thể có mà dự án mang lại cho chủ đầu tư cũng như cho toàn xã hội. Từ đó có thể
xem xét việc đầu tư dự án có thực sự cần thiết hay không, đây là cơ sở đầu tiên cũng là cơ