Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.93 KB, 84 trang )

Chuyờn tt nghip i hc Kinh T Quc Dõn
LI M U
Danh ngụn cú cõu: Ngõn hng l b ca nn kinh t. Thp niờn cui th k XX v
nhng nm u th k XXI ang chng kin s phỏt trin mnh m ca h thng ngõn hng nc
ta. Vi mt ngõn hng nh nc v hng lot cỏc loi hỡnh ngõn hng nh: Ngõn hng thng mi
quc doanh, ngõn hng chớnh sỏch, ngõn hng thng mi c phn, ngõn hng liờn doanh, chi
nhỏnh ngõn hng nc ngoi ti Vit Nam
Vi s phỏt trin mnh m nh vy, hin nay ngõn hng nh nc ta ó, ang v s úng
vai trũ rt quan trng trong vic phỏt trin kinh t c bit l hi nhp kinh t khu vc v trờn ton
th gii. Vi vai trũ ú thỡ vic nõng cao cht lng hot ng ca ngõn hng l rt cn thit trong
giai on hin nay ỏp ng c nhu cu v ũi hi ca th trng. Mt trong nhng vn
chớnh trong vic nghiờn cu cht lng hot ng ca ngõn hng l nõng cao cht lng tớn dng
m nn tng l phi nõng cao cht lng thm nh tớn dng. Hin nay mt trong nhng khỏch
hng quan trng v tim nng nht ca ngõn hng l nhúm khỏch hng va v nh. L mt sinh
viờn kinh t c hc v tỡm hiu v chuyờn ngnh u t - mt chuyờn ngnh s cung cp cho
bn mt kin thc v thụng tin l u t s tin ca mỡnh vo õu l hiu qu nht. Cựng vi kin
thc ó hc trng v c thc tp em ó cng c thờm c kin thc thc t, cú dp c
hiu sõu sc hn vn ny v do ú em la chn ti: Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay
các dự án đầu t sản xuất kinh doanh của khách hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn tại
NHNo&PTNT Sóc Sơn cho chuyờn thc tp ca mỡnh.
Kt cu chuyờn gm hai chng:
Chng I: Thc trng hot ng thm nh cho vay cỏc d ỏn u t sn xut kinh doanh ca
khỏch hng va v nh khu vc Súc Sn ti NHNo&PTNT Súc Sn giai on 2006 2008.
Chng II: Mt s gii phỏp nhm hon thin hot ng thm nh cho vay cỏc d ỏn u t sn
xut kinh doanh ca khỏch hng va v nh khu vc Súc Sn.
Em xin chõn thnh cm n thy Phm Vn Hựng - B mụn kinh t u t, cỏc cụ chỳ, anh
ch cỏn b phũng k hoch kinh doanh NHNo&PTNT Súc Sn ó tn tỡnh giỳp em hon
thnh chuyờn ny. Em rt monag nhn c s úng gúp v ỏnh giỏ ca cỏc thy cụ trong b
mụn v cỏc bn gúp phn lm phong phỳ v giu thờm kin thc hon thin ti ny.
CHNG I:
Phm Th Thu Hn Kinh t u t 47C


1
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC
SÓC SƠN TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008.
I. Giới thiệu tổng quan về NHNo&PTNT Sóc Sơn.
1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Sóc Sơn .
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Sóc Sơn .
Thực hiện nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là
Chính Phủ), ngành Ngân hàng trở thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Tách chức năng quản lý
nhà nước của NHNN và chức năng kinh doanh ngoại tệ của Tổ chức tín dụng, tạo cơ sở
pháp lý cho sự đổi mới cơ bản tổ chức và hoạt động ngân hàng.
NHNo&PTNT Sóc Sơn ra đời theo quy định số 51/QĐ – NH ngày 27/06/1988 của
Tổng giám đốc NHNN Việt Nam ( nay là thống đốc NHNN Việt Nam ) và là một trong 12
huyện trực thuộc của Ngân hàng phát triển nông thôn Hà Nội. Năm 1990 được đổi tên
thành NHNo Sóc Sơn. Cuối năm 1995 thực hiện mô hình 2 cấp của NHNo Việt Nam,
NHNo Sóc Sơn trở thành đơn vị trực thuộc NHNo Việt Nam. Năm 1996 lại một lần nữa
đổi tên thành NHNo&PTNT Sóc Sơn cho đến nay.
Ngay từ khi mới thành lập NHNo&PTNT Sóc Sơn đã phải đối mặt trước vô vàn khó
khăn thử thách như: số lao động đông 107 cán bộ, trình độ đại học chỉ có 7 đồng chí, số
còn lại đều có trình độ trung cấp và phần lớn chưa qua đào tạo. Kinh doanh tiền tệ trong
điều kiện của một huyện nghèo của thủ đô Hà Nội, với tư tưởng bao cấp “ xin – cho” đã ăn
sâu vào tiềm thức. Mạng lưới hoạt động ít, cơ sở vật chất vừa thiếu vừa lạc hậu. Kết quả
hoạt động đến cuối năm 1988 là: Tổng nguồn vốn là 1.623 triệu đồng, dư nợ cho vay các
thành phần kinh tế là 1.593 triệu đồng, nợ quá hạn 85 triệu đồng chiếm tỉ lệ 5,3% tổng dư
nợ.
Đứng trước thực trạng đó NHNo&PTNT Sóc Sơn đã kiên trì theo con đường đổi
mới mà đảng và nhà nước đã lựa chọn. Được sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên, của
Huyện uỷ - HĐND- UBND huyện, sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự nỗ lực
phấn đấu vươn lên của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ viên chức toàn chi nhánh

NHNo&PTNT đã từng bước khắc phục được khó khăn, phát triển kinh doanh theo hướng
đa năng, đổi mới lề lối làm việc, phương pháp điều hành, sắp xếp lại mô hình sản xuất, đào
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
2
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
tạo và đào tạo lại cán bộ theo hướng vừa có đạo đức nghề nghiệp vừa có kỹ năng nghiệp
vụ. Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, thực hiện khoán tài chính đến nhóm và
người lao động. Đồng thời kiên quyết xử lý kịp thời các cán bộ có hành vi sai trái làm ảnh
hưởng tới uy tín và khả năng tài chính của đơn vị. Với tất cả những việc làm trên đã giúp
cho NHNo&PTNT Sóc Sơn trong 20 năm qua trưởng thành và lớn mạnh.
1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của NHNo&PTNT Sóc Sơn.
Mạng lưới hoạt động của đơn vị ngoài trụ sở chính nằm trên thị trấn Sóc Sơn còn 6
phòng giao dịch được bố trí đều trên địa bàn của huyện để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
phục vụ sự phát triển kinh tế địa bàn.
 Các phòng chức năng gồm:
+ Phòng Kế hoạch – Kinh doanh.
+ Phòng Kín dụng.
+ Phòng Kế toán – Ngân quỹ.
+ Phòng Hành chính – và Nhân sự.
+ Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ.
+ Phòng kinh doanh ngoại hối.
+ Phòng điện toán và dịch vụ.
 Các phòng giao dịch bao gồm:
+ Phòng giao dịch Xuân Giang.
+ Phòng giao dịch Khu công nghiệp Nội Bài.
+ Phòng giao dịch Nỷ.
+ Phòng giao dịch Phủ Lỗ.
+ Phòng giao dịch Kim Anh.
+ Phòng giao dịch Ga T1.
Về tổ chức cán bộ: Tính đến cuối tháng 12/2008 tổng số cán bộ công nhân viên trong

NHNo&PTNT Sóc Sơn là 96 đồng chí. Trong đó: trình độ đại học là 73 người, cao đẳng là
4 người, trung cấp và chứng chỉ NV là 15 người, sơ cấp và nghiệp vụ khác là 4 người.
Ban lãnh đạo gồm 3 người:
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
3
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
+ Giám đốc: giám sát mọi hoạt động của cơ quan ngoài ra còn trực tiếp quản lý, điều
hành phòng kinh doanh, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ, phòng giao dịch Phủ Lỗ,
phòng giao dịch Kim Anh.
+ Phó giám đốc 1: trực tiếp quản lý, điều hành: phòng Kế toán - Ngân quỹ, phòng giao
dịch Xuân Giang, phòng giao dịch Nỷ.
+ Phó giám đốc 2: trực tiếp quản lý phòng Hành chính và Nhân sự, phòng kinh doanh
ngoại hối, PGD KCN Nội Bài.
Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Sóc Sơn.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT
Sóc Sơn.
Phòng kế hoạch- kinh doanh:
+ Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, các doanh
nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
4
GIÁM ĐỐC
P.gi¸m ®èc
2
P.GIÁM
ĐỐC 1
Phòng
Kế
toán –
Ngân

quỹ
PGD
Xuân
Giang
Phòng
kiểm
tra,
kiểm
soát
PGD
Phủ
Lỗ
PGD
Kim
Anh
Phòng
Kế
hoạch
–Kinh
doanh
PGD
Nỷ
PGD
KCN
Nội
Bài
Phòng
kinh
doanh
ngoại

hối
Phòng
Hành
chính

Nhân
sự
PGD
Ga T1
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của
NHNN.
+ Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng;
+ Thực hiện đúng quy trình tín dụng, giải ngân thu nợ
+ Phát triển khách hàng
+ Giải quyết những vấn đề sau giải ngân như kiểm tra tín dụng, đôn đốc khách hàng
trả nợ, giải quyết những khoản nợ có vấn đề…
+ Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong phạm vi
được uỷ quyền của chi nhánh, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng;
+ Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý các giao dịch;
+ Nắm, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định;
+ Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo;
+ Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng vay vốn, bảo lãnh;
+ Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;
+ Đầu mối tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và
dài hạn.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
+ Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ

quyền.
+ Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn,
đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
+ Quản lý hồ sơ tín dụng theo qui định; tổng hợp, phân tích, quản lý ( thu thập, lưu
trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được
phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
5
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Phòng kế toán - Ngân quỹ:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thốn kê và thanh toán theo qui định của
NHNN, NHNo và PTNT Việt Nam
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ
tiền lương của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định của Ngân hàng.
+ Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo qui định. Chấp hành qui
định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo qui định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng hành chính và nhân sự:
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quỹ của chi nhánh và có trách nhiệm
thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
+ Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và chi nhánh
NHNo và PTPT trên địa bàn. Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh phê
duyệt.
+ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm
công cụ lao động, quản lý nhà tập thể nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
+ Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vất chất, văn hoá- tin thần và thăm hỏi ốm,
đau, hiếu, hỉ, cán bộ công nhân viên

+ Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới,
hoàn tất hồ sơ thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh.
+ Trực tiếp thực hiện chế độ lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi
việc thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.
+ Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác,
học tập trong và ngoài nước theo qui định.
+ Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng qui định của Nhà nước, Đảng,
NHNN trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ, nhân viên.
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
6
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
+ Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác
kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh ngân hàng mình.
+ Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm
tra kiểm soát theo đề cương, chương trình kiểm tra, kiểm toán của ngân hàng mình.
+ Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức
giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh đối với ngân hàng loại 3. Tổng hợp và
báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các thiếu sót của chi nhánh
mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra , kiểm soát văn phòng đại diện và ban kiểm tra kiểm soát nội
bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm
toán của mình gửi về ban kiểm tra , kiểm soát nội bộ.
+ Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, các cơ quan thanh tra, kiểm toán
để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo quy định.
+ Bảo mật hồ sơ, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy
định; thực hiện quản lý thông tin và lập báo cáo về kiểm tra nội bộ.
+ Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi
nhánh ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng nhiệm vụ của
phòng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm soát

nội bộ hoặc giám đốc giao.
Phòng kinh doanh ngoại hối:
+ Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực
tiếp theo qui định.
+ Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT ngân hàng nông
nghiệp.
+ Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán
quốc tế.
+ Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước
ngoài.
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
7
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
+ Thực hiện quản lý thông tin ( lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật cung cấp liên quan
đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo qui định.
Phòng điện toán và dịch vụ:
+ Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi
nhánh.
+ Sử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê,
hạch toán nghiệp vụ và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động của kinh doanh.
+ Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
+ Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
+ Làm lịch dịch vụ tin học.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sóc Sơn trong giai đoạn
2006-2008
2.1 Công tác huy động vốn.
Là ngân hàng thương mại “đi vay để cho vay”, do vậy công tác tạo vốn ở ngân hàng
là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng, là điều kiện quyết định sự tồn tại vốn ở ngân
hàng. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc huy động vốn, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã tích cực

mở rộng các hình thức huy động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
Trong các năm qua NHNo&PTNT Sóc Sơn đã đẩy mạnh áp dụng nhiều hình thức
huy động vốn phong phú, đa dạng, tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động,
vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, không ngừng đổi mới phong cách giao tiếp và phục vụ
khách hàng, kết hợp các biện pháp khuyễn mãi, tuyên truyền, phát hành các loại GTCG và
các hình thức thu hút tiền gửi mới như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có quay số dự
thưởng… Kết hợp với hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các tiện ích công nghệ
ngân hàng tiên tiến như: chuyển tiền điện tử, dịch vụ chuyển tiền nhanh… đã làm cho
nguồn vốn huy động tại chỗ không ngừng tăng trưởng. Điều này được thể hiện thông qua
bảng số liệu tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm sau:
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
8
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn .
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006
Năm 2007 Năm 2008
Tốc độ tăng
năm 2008 (%)
Giá trị
(tỉ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng

So với
2006
So với
2007
Tổng nguồn vốn 822 100 996 100 1.147 100 139 115
1. Phân theo loại tiền gửi
- Nội tệ 748 90,9 900 90,4 1.043 90,9 139 116
- Ngoại tệ 75 9,1 96 9,6 104 9,1 139 108
2. Phân theo loại tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn 213,3 25,9 277,3 27,8 280 24,4 131 101
- Tiền gửi có kỳ hạn 609,7 74,1 718,7 72,2 867 75,6 142 121
3. Phân theo TPKT
- Tiền gửi của dân cư 427 51,9 516,6 51,5 591 51,5 138 114
- Tiền gửi của TCKT 395 48,1 479,4 48,5 556 48,5 141 116
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm giai đoạn 2006-2008 của
NHNo&PTNT Sóc Sơn)
Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy:
Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn vẫn có sự tăng
trưởng ổn định vững chắc, mặc dù tốc độ có phần giảm dần bởi năm 2007 là năm nền kinh
tế thế giới và trong nước có nhiều tác động bất lợi đến hoạt động ngân hàng, và đặc biệt
năm 2008 là năm nền kinh tế đất nước gặp rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu và đã tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ thống các ngân hàng, thể hiện: Năm
2006 có tổng nguồn vốn huy động là 822 tỷ đồng; năm 2007 là 996 tỷ đồng và năm 2008
tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn đạt 1.147 tỷ đồng, tăng 150 tỷ đồng,
bằng 115% so với năm 2007 và đạt 97% kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao. Như vậy
rõ ràng dưới sự điều hành của Ban giám đốc ngân hàng và sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ
cán bộ trong đơn vị nên việc huy động nguồn vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn đã có kết
quả tốt.
Trong cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi thì việc huy động vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ
trọng lớn và chủ yếu, năm 2006 tiền gửi nội tệ là 748 tỷ đồng chiếm 90,9% tổng nguồn

vốn; năm 2007 là 900 tỷ đồng chiếm 90,4% tổng nguồn vốn và năm 2008 là 1.043 tỷ đồng,
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
9
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
chiếm 90,9% so với tổng nguồn vốn. Như vậy tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất
nhiều ( đa số chỉ bằng 10%) so với tiền gửi nội tệ, cụ thể:
+ Nội tệ: Năm 2008 tiền gửi nội tệ là 1.042,6 tỷ, tăng 142 tỷ, tương ứng bằng 116%
so với năm 2007 và tăng 295 tỷ, tương ứng bằng 139% so vơi năm 2006.
+ Ngoại tệ: Năm 2008 tiền gửi ngoại tệ là 9,1 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2007,
bằng 85% kế hoạch và tăng 39% so với năm 2006.
Trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn
nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Theo bảng 1 tiền gửi có kỳ hạn năm 2006 đạt 609,7 tỷ
đồng ( chiếm 74,1% tổng tiền gửi); năm 2007 đạt 718,7 tỷ đồng ( chiếm 72,2% tổng tiền
gửi); năm 2008 đạt 867 tỷ đồng ( chiếm 75,6% tổng tiền gửi). Điều này cho thấy tính chất
khá ổn định trong nguồn vốn tiền gửi tạo tiền gửi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng
tạo ra nguồn vốn ổn định cho việc luân chuyển vốn, cụ thể:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2008 là 280 tỷ đồng, tăng 2,7 tỷ đồng, tức bằng
101% năm 2007 và tăng 31% so với năm 2006. Như vậy do năm 2008 là năm khó khăn cho
nên tiền gửi không kỳ hạn tăng không đáng kể so với năm 2007.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: năm 2008 là 867 tỷ đồng, tăng 148,1 tỷ đồng, tương ứng tăng
21% so với năm 2007 và tăng 41% so với năm 2006. Như vậy tiền gửi có kỳ hạn có tăng
nhưng không nhiều.
Trong cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế thì tiền gửi của dân cư có phần cao
hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cụ thể:
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Do ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán
nên nhiều tổ chức kinh tế mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán chi trả tiền hàng và để
hưởng các tiện ích từ tài khoản này, do đó số dư trên tài khoản luôn tăng lên mặc dù đây là
giai đoạn mà nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Năm 2007 số dư trên tài khoản của tổ
chức kinh tế là 497,4 tỷ đồng, tăng 84,4 tỷ đồng ( tăng 21,4%) so với năm 2006. Đến năm
2008 số dư trên tài khoản của các tổ chức kinh tế là 556 tỷ đồng, tăng 76,6 tỷ đồng ( tăng

16%) so với năm 2007 và tăng 41% so với năm 2006.
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Vốn huy động từ hình thức tiền gửi tiết kiệm của
dân cư chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ( chiếm
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
10
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
từ 51 - 52%). Năm 2006 tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là 427 tỷ đồng, năm 2007 là 516,6 tỷ
đồng, tăng 89,6 tỷ đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 tiền gửi tiết kiệm của dân cư là
591 tỷ đồng, tăng 74,4 tỷ đồng ( tăng 14%) so với năm 2007 và tăng 38% so với năm 2006.
Nhận xét: Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân
hàng là tương đối cao và ổn định, mặc dù môi trường cạnh tranh gay gắt và nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn đã tác động trực tiếp tới tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Sóc Sơn,
gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHNo&PTNT Sóc Sơn. Để đạt được những thành tựu
đáng khích lệ nói trên đó là nhờ sự chỉ đạo đúng hướng của ban giám đốc cùng sự lỗ lực
của cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Sóc Sơn trong việc triển khai các giải pháp về
huy động vốn: từ việc tiếp thị khách hàng có nguồn tiền gửi lớn khi khách hàng yêu cầu
ngân hàng cử cán bộ đến tận nhà để huy động vốn, các dự án có nhận vốn của các tổ chức
đến công tác vận động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi, với nhiều hình thức
phong phú đa dạng và các chính sách lãi suất. Nhờ đó năm 2008 chi nhánh đã tiếp tục giữ
vững và phát triển ổn định trong mọi mặt, góp phần không nhỏ cùng doanh nghiệp và
khách hàng kinh tế hộ trên địa bàn tháo gỡ vượt qua mọi khó khăn tạo đà cho kinh tế địa
phương phát triển.
Đối với huy động ngoại tệ, để có đủ nguồn thanh toán, ngân hàng đã chủ động tìm
kiếm, khai thác được nhiều khách hàng có người thân đi lao động nước ngoài gửi tiền về tài
khoản tiền gửi. Đặc biệt là hình thức chuyển tiền nhanh Western Union từ nước ngoài về
được khách hàng sử dụng rất nhiều.
2.2. Công tác sử dụng vốn:
Trong hoạt động sử dụng vốn ngân hàng luôn xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu, có
ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh, nên trong các năm qua ngân
hàng đã tập trung triển khai nhiều giải pháp tích cực, vừa mở rộng cho vay và tăng cường

quản lý để nâng cao chất lượng tín dụng, NHNo&PTNT Sóc Sơn đặc biệt chú trọng chính
sách khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ vay vốn với chính
sách lãi suất linh hoạt. Đến nay tín dụng của ngân hàng đã vươn tới tất cả các lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh của các thành phần kinh tế: từ sản xuất hàng hoá, kinh doanh
thương mại, dịch vụ đến kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu và xây dựng cơ bản chứ
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
11
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
không bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như trước kia, bằng định hướng: “ Mở
rộng tín dụng phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời nâng cao năng lực
tài chính trước hết phải gắng với nâng cao chất lượng tín dụng”. NHNo&PTNT Sóc Sơn đã
đạt được một số kết quả sau:
Bảng 1.2: Báo cáo công tác tín dụng của NHNo&PTNT Sóc Sơn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm 2008 sv
năm 2006
Năm 2008 sv
năm 2007
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ

trọng
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Tổng dư nợ 450 100 609,2 100 623 100 173 38,4 13,8 2,27
I. Theo thời
hạn cho vay
1. Ngắn hạn 356,5 79,2 482,2 79,2 522 83,8 165,5 46,4 39,8 8,3
2. Trung& DH 93,5 20,8 127 20,8 101 16,2 7,5 8 -26 -20,5
II.Theo TPKT
1. DNNN 0,2 0,04 0,1 0,01 0.3 0,01 -0,13 -65 -0,03 -30
2. HTX 8,6
1,91
13,4
2,2
2,7 0,47 -5,67
-65,
9
-10,5 -78,1
3. DNNQD 241,2 53,6 330 54,2 373 59,87 131,8 54,6 43 13.03
4. Hộ sản xuất 199 44,2 265,7 43,6 247 39,65 48 24,1 -18,7 -7.04
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006, 2007, 2008 của NHNo&PTNT Sóc Sơn
Qua bảng 5 ta thấy: Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên, năm
sau cao hơn năm trước, cụ thể:
+ Năm 2007 đạt 609,2 tỷ đồng, tăng trưởng 160,2 tỷ bằng 135,7% so với năm 2006,
bằng 103% kế hoạch 2007 (609,2/590 tỷ ) và bằng 112,7 % so với đề án kinh doanh 2006-
2010 (609,2/540 tỷ). Dư nợ bình quân 01 cán bộ là 6,5 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với năm

2006.
+ Năm 2008 dư nợ là 623 tỷ, tăng 13,8 tỷ ( tăng 2,27%) so với năm 2007, đạt 85%
kế hoạch được giao và tăng 38,4% so với năm 2006.
Tổng dư nợ cho vay theo thời hạn bao gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung và
dài hạn, trong đó cho vay ngắn hạn luôn đạt một tỷ lệ cao hơn cho vay trung và dài hạn, sở
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
12
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
dĩ như vậy là do đối tượng cho vay của chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, những doanh
nghiệp vừa và nhỏ cho vay lưu cân đối vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng
lớn. Qua bảng số liệu ta còn thấy cho vay trung và dài hạn năm 2008 giảm 26 tỷ=20,5% so
với năm 2007, đó là do việc thay đổi chính sách tiền tệ và lãi suất của nhà nước trong 3 quý
đầu, đặc biệt quý 4/2008, nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát, vì vậy nhu cầu vay vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp lớn đáng kể, cụ thể:
+ Năm 2007 cho vay ngắn hạn 482,2 tỷ, chiếm tỷ trọng 79% tổng dư, tăng 35%, với
số tuyệt đối là 125 tỷ so với năm 2006. Cho vay trung và dài hạn là 127 tỷ, chiếm tỷ trọng
20,8% tổng dư nợ, tăng trưởng 34 tỷ=36,2% so với năm 2006 và bằng 84% kế hoạch 2007
NHNo&PTNT Việt Nam. Dư nợ xấu chiếm 5619 triệu chiếm tỷ lệ 1% trên tổng dư nợ,
trong đó: Nợ xấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 589 triệu, chiếm 10,5% tổng nợ xấu và
0,18% dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nợ xấu kinh tế hộ là 5030 triệu, chiếm 89,5%
tổng nợ xấu và chiếm 1,89% dư nợ kinh tế hộ.
+ Năm 2008 cho vay ngắn hạn là 522 tỷ, chiếm 83,8% tổng dư, tăng 8,3% với số
tuyệt đối là 39,3 tỷ so với năm 2007. Nợ xấu chiếm 4,17% tổng dư nợ, bằng 60% kế hoạch
NHNo Việt Nam giao.
Tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế bao gồm: dư nợ doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, dư nợ DNNN, dư nợ hợp tác xã và dư nợ hộ sản xuất, cụ thể:
+ Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( công ty cổ phần + TNHH + tư nhân) tăng
nhanh: năm 2007 là 330 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 54,2% tổng dư nợ, tăng 88,8% tỷ đồng
( tăng 36,8%) so với năm 2006; năm 2008 là 373 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 59,87% tổng dư
nợ, tăng 43 tỷ đồng ( tăng 13,03%) so với năm 2007.

Mặt khác do dư nợ doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và hộ sản xuất giảm nên đã
làm cho tổng dư nợ có tăng nhưng không đáng kể, cụ thể:
+ Về dư nợ DNNN: do nhà nước thực hiện cơ cấu sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nướ
nên một số doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả đã bị thu hẹp hay giải thể. Năm
2007 là 100 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.02% tổng dư nợ, giảm 100 triệu đồng ( giảm 50%)
so với năm 2006, năm 2008 là 70 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,01% tổng dư nợ, giảm ít hơn
là 30 triệu đồng ( giảm 30%) so với năm 2007.
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
13
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
+ Về dư nợ hợp tác xã: Năm 2007 là 13,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,2% tổng dư nợ,
tăng 4,8% tỷ đồng ( tăng 55,8%) so với năm 2006; năm 2008 là 2,93 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 0,47%, giảm 10,5 tỷ ( giảm 78,1%) so với năm 2007.
+ Dư nợ hộ sản xuất giảm, cụ thể: Năm 2007 là 265,7 tỷ chiếm tỷ trọng 43,6% tổng
dư nợ, tăng 66,7% tỷ đồng ( tăng 33,5%) so với năm 2006; năm 2008 là 247 tỷ chiếm tỷ
trọng 39,65% tổng dư nợ, giảm 18,7 tỷ đồng ( giảm 7,04%) so với năm 2007.
2.3. Dư nợ đọng.
+ Dư nợ đọng tính đến 31/12/2008 dư nợ tồn đọng là 17.680 triệu đồng, trong đó
nợ đọng từ 2007 về trước là 8.690 triệu đồng và nợ đọng chuyển 2 đợt năm 2008 là 8.990
triệu đồng. Trong dư nợ tồn đọng rủi ro thì chi nhánh Phủ Lỗ có số dư lớn nhất 6.671 triệu
đồng, hội sở 5.371 triệu đồng, Nỷ 2.691 triệu đồng, Kim Anh 1.995 triệu đồng.
+ Doanh số thu nợ rủi ro năm 2008 là 5663 triệu đồng trong đó thu nợ rủi ro từ năm
2007 về trước là 2.401 triệu, chiếm 21,7% dư nợ 31/12/2007. Trong đó một số đồng chí có
kết quả thu nợ từ năm 2007 về trước đạt cao là đồng chí Nuôi thu 142 triệu, đạt 90%; đồng
chí Minh thu 522 triệu, đạt 67%; đồng chí Cường thu 244 triệu đồng, đạt 78%; đồng chí
Lân thu 68 triệu, đạt 84%; đồng chí Quân thu 558 triệu đạt 94%. Một số đồng chí có kết
quả thu thấp là: đồng chí Nhàn thu 1 triệu/137 triệu, đồng chí Hằng 0 triệu/106,6 triệu,
đồng chí Dương 5 triệu/197 triệu…
Với số liệu trên cho thấy bên cạnh việc mở rộng tín dụng thì nợ xất, nợ rủi ro cũng
gia tăng đó là tất yếu song vẫn còn một số cán bộ chỉ chú trọng bên cho vay mà không quan

tâm đến thu nợ rủi ro, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của chi nhánh.
2.4. Lĩnh vực kế toán- ngân quỹ.
Tổng doanh số thanh toán qua NHNo&PTNT Sóc Sơn: năm 2006 là 19.760 tỷ đồng;
năm 2007 là 36.287 tỷ đồng; năm 2008 là 37.460 tỷ đồng. Như vậy năm 2007 tăng 83.6%
so với năm 2006, năm 2008 bằng 103% năm 2007.
Doanh thu chi tiền mặt năm 2007 đạt 5.354 tỷ, tăng 954 tỷ=122% so với năm 2006
(4.400 tỷ), có 17.672 khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm,
tăng 406 tài khoản so với năm 2006, trong đó có 12.300 tài khoản tiền gửi thẻ ATM, tăng
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
14
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
4.896 thẻ, với tốc độ tăng 66% so với năm 2006, ngoài ra có 16.230 khách hàng có dư nợ
tại ngân hàng. Năm 2008 doanh số thu chi tiền mặt đạt 6.055 tỷ, bằng 113% năm 2007, với
số khách hàng tiền gửi là 33.794 khách, trong đó có 16.000 tài khoản tiền gửi thẻ ATM và
15.922 tài khoản tiền vay của khách hàng.
Doanh số mua ngoại tệ năm 2007 đạt 63,5 triệu USD, tăng 43,8 triệu USD=122% so
với năm 2006 ( 19,7 triệu USD) trong đó mua tại Ga T1 đạt 5,9 triệu USD quy đổi tăng 1,1
triệu USD và bằng 123% so với năm 2006. Năm 2008 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 39,9
triệu USD, bằng 62,8% năm 2007, tức giảm 23,6 tỷ so với năm 2007, trong đó mua tại chi
nhánh là 19,3 triệu USD, chiếm 47,6%, thanh toán xuất khẩu 137 món với 4,5 triệu USD
bằng 58,3% năm 2007 mà đối tượng chủ yếu là phôi thép, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
và sec du lịch, bằng 56% so với năm 2007. Năm 2008, chi nhánh đã chuyển sang giao dịch
một nửa hệ thống IPCAS, có thể nối mạng với trên 2200 chi nhánh và giao dịch trên cả
nước. Đây là một lợi thế trong hoạt động dịch vụ cho chi nhánh trong năm 2008 và những
năm tiếp theo.
Nhận xét: Nhờ sự tích cực trong công tác huy động vốn, chất lượng tín dụng được
nâng cao cùng với sự đa dạng hoá của các sản phẩm dịch vụ nên trong các năm qua
NHNo&PTNT Sóc Sơn đã đạt được kết quả kinh doanh tốt từ đó đời sống cán bộ công
nhân viên trong ngân hàng cũng từng bước được nâng cao. Cụ thể: Năm 2006 thu nhập
bình quân/1 công nhân viên là 2,8 triệu đồng, năm 2007 tăng lên là 3,6 triệu đồng đến năm

2008 đạt 3,8 triệu đồng.
II. Thực trạng công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh
của khách hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn tại NhNo&PTNT Sóc Sơn.
1. Đặc trưng của khách hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn của NHNo&PTNT Sóc
Sơn.
Khách hàng vừa và nhỏ đề cập trong đề tài này không phải là cách phân loại chính
thức tại NHNo&PTNT Sóc Sơn mà do sau thời gian thực tập và tìm hiểu về đơn vị thực tập
người viết tự nhận thấy khách hàng của NHNo& PTNT Sóc Sơn chủ yếu là đối tượng này,
và nếu nghiên cứu kỹ ta cũng thấy những điểm chung của những khách hàng này.
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
15
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Khách hàng vừa và nhỏ được đề cập đến bao gồm những khách hàng sau:
- Hộ sản xuất kinh doanh: hộ gia đình và cá nhân.
- Hợp tác xã
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ…)
Các khách hàng này có đặc điểm chung là:
- Có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
có thể chia làm 3 loại là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp
vừa. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước
mình. Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng
ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi
là doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thường mới bắt đầu sản xuất kinh doanh, và tập trung trong một số lĩnh vực không
yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ kỹ thuật không quá phức tạp.
- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh thường yếu, xong trong những năm gần đây
do thực hiện nhiều đổi mới có tiến bộ hơn hẳn. Khách hàng tại khu vực Sóc Sơn chủ yếu
kinh doanh sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng chọt, chăn nuôi, sản xuất chè, thuốc lá
nguyên vật liệu); buôn bán hàng nông sản; kinh doanh nhà hàng ăn uống; khách sạn; nhà

nghỉ; du lịch và trong những năm gần đây có nhiều các dự án đầu tư phương tiện giao
thông vận tải, dịch vụ sửa chữa ôtô, xe máy; máy móc, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất.
- Nhìn nhận của ngân hàng về các khách hàng này: các khách hàng này thường
không có quan hệ tín dụng lâu dài, các dự án thường sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, tài sản
bảo đảm thường không đủ, đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho các khách hàng này
khó tiếp cận đối với vay vốn ngân hàng. Đối với khách hàng là hộ gia đình, hợp tác xã
thường nhu cầu giao dịch ít do đó phương thức vay chủ yếu là vay theo món. Đối với các
doanh nghiệp, nhu cầu giao dịch nhiều do đó thường cho vay theo hạn mức.
Sóc Sơn là một huyện nghèo nhất nằm ở ngoại ô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô
35km về phía Bắc, với dân số khoảng 28 vạn dân, toàn huyện có 25 xã và và một thị trấn
( tính đến thời điểm tháng 12/2006). Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển đổi cơ
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
16
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
cấu và phát triển kinh tế phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đặc biệt là hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn. Trên địa bàn huyện có rất nhiều các nhà máy, cơ quan xí
nghiệp từ trung ương đến địa phương: Sân bay quốc tế Nội Bài, kèm theo là các công ty
dịch vụ hàng không làm nhiệm vụ khép kín trong việc vận chuyển hành khách và hàng hoá.
Xí nghiệp sửa chữa máy bay A76, Khu công nghiệp Nội Bài, Nhà máy cơ khí quân đội
Z117, Z125. Các doanh nghiệp liên doanh; Các doanh nghiệp dân doanh phát triển đa dạng
và phong phú… đã làm thay đổi bộ mặt toàn huyện. Tuy nhiên do mới được thành lập, thời
gian đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn ngắn nên số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ
có bề dày kinh nghiệm sản xuất không nhiều, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô hoạt
động nhỏ , nguồn vốn kinh doanh ít, máy móc công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và hiểu
biết pháp luật còn hạn chế, tài chính chưa minh bạch, sức cạnh tranh còn yếu.
Chính vì quy mô hoạt động nhỏ nên vốn đề xuất xin vay của doanh nghiệp vừa và
nhỏ thường thấp. Thống kê thực tế thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
NHNo&PTNT Sóc Sơn tính đến thời điểm tháng 2/ 2009, chúng ta có bảng số liệu quy mô
cho vay đối với khách hàng vừa và nhỏ.
Bảng 1.3. Thống kê thực tế quy mô cho vay đối với khách hàng vừa và nhỏ tại

NHNo&PTNT Sóc Sơn
Số tiền cho vay / 1KH Chia theo thành phần kinh tế Tổng KH Tỷ trọng
Trên 5 tỷ đồng
3 công ty cổ phần
10 công ty TNHH
0 doanh nghiệp tư nhân
1 hợp tác xã
14 0,13%
Từ 1 đến 5 tỷ đồng
7 công ty cổ phần
25 công ty TNHH
6 doanh nghiệp tư nhân
1 hợp tác xã
5 hộ sản xuất kinh doanh
44 0,4%
3 công ty cổ phần
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
17
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Từ 0,5 đến 1 tỷ đồng
15 công ty TNHH
4 doanh nghiệp tư nhân
1 hợp tác xã
20 hộ sản xuất kinh doanh
43 0,39%
Dưới 0,5 tỷ đồng
6 công ty cổ phần
8 công ty TNHH
1 doanh nghiệp tư nhân
1 hợp tác xã

10.975 hộ sản xuất kinh doanh
10.991 99,1%
Tổng 11.092 100%
(Nguồn: cán bộ thống kê phòng tín dụng NHNo&PTNT Sóc Sơn )
Nhận xét: Quy mô cho vay sản xuất kinh doanh của các khách hàng vừa và nhỏ là
rất nhỏ.
Số khách hàng vay trên 5 tỷ đồng chiếm con số rất khiêm tốn ( 14 doanh nghiệp
tương ứng 0,13% tổng số khách hàng vừa và nhỏ vay vốn)
Số khách hàng vay từ 1 đến 5 tỷ đồng và từ 0,5 đến 1 tỷ cũng chỉ có 44 (0,4%) và
43 (0,39%)
Số khách hàng vày dưới 500 triệu chiếm tới 99,1%, trong đó chủ yếu là cho hộ sản
xuất kinh doanh vay. Đặc điểm của các hộ sản xuất kinh doanh là hình thức sản xuất theo
phương thức hộ gia đình với quy mô rất nhỏ. Họ thường vay không theo dự án mà chỉ đề
xuất phương án kinh doanh lên ngân hàng xin vay vốn. Việc thẩm định đối với hộ sản xuất
kinh doanh tiến hành nhanh chóng, đơn giản, giảm thiểu tối đa thủ tục. Do đó ở đây chúng
ta chỉ nghiên cứu quá trình thẩm định đối với các Doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
2. Khái quát tình hình cho vay các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách
hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn tại NHNo&PTNT Sóc Sơn.
Hiện tại đa phần khách hàng vay vốn và gửi tiền tại NHNo&PTNT Sóc Sơn thường
có quy mô nhỏ bé: quy mô dự án hộ sản xuất kinh doanh thường dưới 1 tỷ đồng, của hợp
tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới 15 tỷ đồng.Về thời hạn vay thường hộ sản xuất vay
vốn ngắn hạn và trung hạn còn các dự án của hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
18
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
số là các dự án trung và dài hạn. Số lượng các dự án cho vay ngắn và trung hạn của khách
hàng là hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo&PTNT Sóc Sơn khá nhiều, tuy nhiên các dự án
trung và dài hạn của hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn ít, hàng năm chỉ khoảng trên
10 dự án. Đã thẩm định thành công một số dự án:

1. Dự án đầu tư dây chuyền cáng kéo thép hình U, I, V của hợp tác xã luyện cáng
thép Đại Phú, với số vốn cho vay là 8 tỷ đồng chẵn.
2. Dự án đầu tư nhà xưởng của công ty chè Hoàng Long, với số vốn cho vay là 1,5
tỷ đồng.
3. Đầu tư mua ô tô của công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thành An, với số vốn vay
là 2 tỷ.
4. Dự án đầu tư máy móc để sản xuất kết cấu thép của công ty Cổ phần cơ khí và
Kết cấu thép Sóc Sơn, với số vốn vay là 1,6 tỷ.
5. Dự án đầu tư mua xe tắc xi vận tải hành khách của hợp tác xã vận tải Nội Bài, với
số vốn vay là 15 tỷ.
6. Dự án sản xuất kinh doanh dây Cáp điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Quang
Thái, với số vốn cho vay là 2.5 tỉ.
7. Dự án kinh doanh xăng dầu của Doanh nghiệp tư nhân Nghĩa Bình, với số vốn
cho vay là 3 tỷ.
8. Dự án đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động của Công ty Cổ phần DV – TM
Đồng Tâm, với số vốn vay là 28 tỷ.
NHNo&PTNT Sóc Sơn cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Hội sở hay chi
nhánh nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư
duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Sau đó thực hiện giải
ngân theo tiến độ thực hiện dự án, mỗi lần rút vốn vay khách hàng lập giấy nhận nợ tiền
vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thỏa thuận và kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp
với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn
vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được
vốn ngân hàng, thì NHNo nơi cho vay có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó.
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
19
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Các dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu được cho vay theo hạn mức tín dụng,
thông thường khi các doanh nghiệp được cho vay vốn tới thời gian hết hạn mức tín dụng thì

cán bộ tín dụng sẽ xuống kiểm tra và làm hồ sơ cho hạn mức tiếp theo ( thường là 1 năm),
tuỳ theo số lượng tiền lớn hay nhỏ sẽ có trưởng phòng và ban giám đốc đi kèm. Còn đối
với các hộ sản xuất thì khoản tiền vay Ngân hàng thường nhỏ hơn do đó chủ yếu cho vay
theo món
3. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách
hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn tại NHNo&PTNT Sóc Sơn.
3.1. Công tác tổ chức thẩm định.
Hiện tại NHNo&PTNT Sóc Sơn chưa có phòng thẩm định riêng, cán bộ tín dụng
làm luôn nhiệm vụ thẩm định dự án, phòng tín dụng chia làm làm 2 bộ phận, một bộ phận
cán bộ tín dụng chuyên phụ trách khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh, do đó sẽ làm cả
nhiệm vụ thẩm định đối với khách hàng là hộ sản xuất, một bộ phận cán bộ tín dụng
chuyên phụ trách khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ thực hiện cả nhiệm vụ thẩm
định các dự án vay vốn của doanh nghiệp và hợp tác xã đó. Một cán bộ tín dụng có thể phụ
trách nhiều dự án vay vốn của khách hàng, cán bộ phụ trách doanh nghiệp nào thì sẽ thẩm
định dự án vay vốn của doanh nghiệp đó, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cán bộ liên
quan đến công tác thẩm định được quy định như sau:
Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định: là người chịu trách nhiệm về khoản vay do
mình thực hiện và được phân công các công việc sau:
- Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp
xúc với khách hàng, với cấp ủy, chính quyền địa phương;
- Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế -
kỹ thuật có liên quan đến khách hàng; lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn và hồ sơ khách hàng
được phân công; xác định nhu cầu vốn cho vay theo địa bàn, ngành hàng, khách hàng; mở
sổ theo dõi cho vay, thu nợ;
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
20
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và hướng dẫn khách hàng
lập hồ sơ vay vốn;
- Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định; lập báo cáo thẩm định, cùng khách

hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay;
- Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có
quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền;
- Thực hiện kiểm tra trước, trong khi cho vay, sau khi cho vay;
- Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi;
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết; thực
hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người
được ủy quyền;
- Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Trưởng phòng tín dụng: chịu trách nhiệm về các công việc sau:
- Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn hoặc các khách hàng, kiểm tra đôn đốc
cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của
NHNo Việt Nam;
- Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định (nếu
thấy cần thiết) hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và
ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ kể trên;
Ban giám đốc: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh
theo quyền hạn của chi nhánh mình và là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay
và thực hiện các công việc sau:
- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay
không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
21
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và
khách hàng cùng lập;
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển
nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
3.2. Quy trình thẩm định.

Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
1. Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có
trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp
của hồ sơ vay vốn sau đó tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
2. Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái
thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín
dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết
định.
3. Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do
phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:
- Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản);
- Khoản vay vượt quyền phán quyết thì Giám đốc Ngân hàng chi nhánh trình lên Ngân
hàng cấp trên quyết định. Khi được Ngân hàng cấp trên đồng ý (thông báo bằng văn bản),
Ngân hàng cấp dưới mới được thực hiện. Trường hợp phát hiện thấy khả năng đầu tư
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
22
Ban Giám Đốc
Kiểm tra, Phê duyệt/
không phê duyệt
Trưởng phòng tín
dụng
Kiểm tra xem xét báo
cáo thẩm định của
khách hàng, thẩm
định lại
Cán bộ thẩm định (
tín dụng)

Nghiên cứu, thẩm định
khách hàng vay vốn
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
không đảm bảo an toàn, Giám đốc chi nhánh được quyền từ chối cho vay và báo cáo kịp
thời lên Ngân hàng cấp trên (nơi phê duyệt dự án biết).
- Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
4. Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyển cho kế toán thực
hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng
(nếu cho vay bằng tiền mặt).
5. Thời gian thẩm định cho vay:
- Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối
với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ
khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của
khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và
thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.
- Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày
làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung,
dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin
cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải làm
đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với
cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận.
3.3. Phương pháp thẩm định.
Công tác thẩm định tín dụng là công tác rất quan trọng đối với việc vay vốn tại ngân
hàng. Do vậy, một phương pháp thẩm định hợp lý để cho kết quả thẩm định chính xác sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định dự án cho vay. Tại ngân hang No&PTNT, các cán
bộ thẩm định thường tiến hành thẩm định các dự án dựa trên cơ sở sự kết hợp của nhiều
phương pháp, các phương pháp này chủ yếu trên các hố sơ, giấy tờ liên quan tới khách
hàng. Từ đó mới tạo ra được một sự chính xác khá cao trong công tác thẩm định. Các phương
pháp chính được sử dụng trong quá trình thẩm định tại chi nhánh bao gồm các phương án sau:

Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
23
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Thẩm định theo trình tự
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
- Phương pháp phân tích độ nhạy cảm
- Phương pháp phân tích độ rủi ro.
3.3.1. Phương pháp thẩm định trình tự:
Theo phương pháp này việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ
tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:
Thẩm định tổng quát: là việc xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự
án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ
dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư…Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát
dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án. Thông qua việc thẩm định tổng quát sẽ
loại bỏ được các dự án thiếu yêu cầu cơ bản.
- Thẩm định chi tiết: được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này
được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các
điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài
chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý
kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ
theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên tại Ngân hàng, vì việc sử dụng
phương pháp này trong các dự án lớn cho phép nhân viên thẩm định có cái nhìn bao quát về
dự án sau đó mới đi tìm hiểu chi tiết các nội dung sẽ tránh được những thiếu sót trong quá
trình thẩm định.
3.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu:
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư. Nội dung
của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy
định, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ( quốc tế và trong nước)

cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn các phương án tối ưu.
Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
24
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân
+ Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định
hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
+ Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đâu tư công nghệ quốc
gia, quốc tế.
+ Các chỉ tiêu tài chính của dự án so với các dự án đã thẩm định tại ngân hàng như:
hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số tự tài trợ, hệ số cơ cấu nợ
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư như NPV, IRR
+ Các chỉ tiêu mới phát sinh trong quá trình thẩm định.
3.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy cảm:
Mục đích chính của phương pháp này là thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về
hiệu quả tài chính của dự án
Cơ sở của việc tiến hành phương pháp này dự đoán một số tình huống bất trắc có
thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, doanh thu hàng năm giảm,
giá chi phí đầu vào tăng, giá cả sản phẩm giảm, chính sách thuế thay đổi theo phương
hướng bất lợi cho sản xuất. Từ đó cán bộ thẩm định sẽ khảo sát tác động của các yếu tố đó
đến hiệu quả đầu tư của dự án. Mức độ dự đoán bất chắc của dự án tuỳ thuộc vào điều kiện
cụ thể của dự đoán biến động thị trường trong tương lai và thường chọn các yếu tố cơ bản
dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả của dự án.
Ví dụ dự án đầu tư phương tiện giao thông vận tải của hợp tác xã Nội Bài- Sóc Sơn.
Tổng vốn đầu tư dự án này là 22.396.320.000 đồng.
+ Phương án khi chưa có sự thay đổi của doanh thu và chi phí thì các chỉ số tài chính
của dự án là:
NPV= 8.455 triệu đồng
IRR= 31% >13,2%
Thời gian hoàn vốn: 2 năm 9 tháng

+ Phương án khi cho doanh thu hàng năm giảm 10%, Do= 19.968 triệu đồng, =>
D1= 17.971 triệu đồng, Co= C1= 14.604 triệu đồng, thì các chỉ số tài chính của dự án là:
NPV= 3.427 triệu đồng.
IRR= 25% > 13,2%
Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C
25

×