Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

nêu và phân tích một số biện pháp khuyến khích đầu tư theo quy định của luật đầu tư. tại sao nhà nước lựa chon tiêu chí lĩnh vực và địa bàn đầu tư làm cơ sở để khuyến khích đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.23 KB, 5 trang )

Đề bài: Nêu và phân tích một số biện pháp khuyến khích đầu tư theo quy định của
Luật đầu tư. Tại sao Nhà nước lựa chon tiêu chí: lĩnh vực và địa bàn đầu tư làm cơ sở để
khuyến khích đầu tư.
Pháp luật về các biện pháp khuyến khích đầu tư có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Thu hút
đầu tư không chỉ đòi hỏi sự vận động nội tại của nền kinh tế trong nước mà còn đòi hỏi một
cơ chế chính sách, pháp luật đồng bộ theo hường ngày càng hoàn thiện để đáp ứng đòi hỏi
phát triển kinh tế đất nước, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, việt Nam đã đưa
ra một số biện pháp khuyến khích đầu tư theo luật đầu tư 2005, với tiêu chí: lĩnh vực và địa
bàn đầu tư là cơ sở để khuyến khích đầu tư.
I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ.
I.1 Khái niệm:
Các biện pháp khuyến khích đầu tư được hiểu là tất cả những quy định do nhà nước
ban hành, nhằm tạo những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư, khi tiến hành đầu tư vào nền
kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước, nền kinh tế xã hội và của nhà đầu tư.
Các biện pháp đó chứa đựng những ưu đãi hoặc tạo ra điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư.
I.2 các biện pháp khuyến khích đầu tư chủ yếu.
Có hai biện pháp đầu tư chủ yếu: ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư
• Ưu đãi đầu tư.
Ưu đãi đầu tư mang tính chất là một sự khẳng định đã được luật hóa, đồng thời ưu đãi
đầu tư cũng có những cấp bậc và mức độ khác nhau. Ngành nghề nào, lĩnh vực nào đòi hỏi
nhiều vốn, nhiều sự đầu tư cần thiết cho sự phát triển thì được hưởng ưu đãi nhiều hơn và
ngược lại. Bên cạnh đó, ngành nghề nào mà nhà nước hạn chế đầu tư thì sẽ có những điều
kiện khi đầu tư vào đó.
Ưu đãi đầu tư thì bao gồm có các biện pháp cơ bản: ưu đãi về tài chính, các biện pháp
ưu đãi trong chính sách ngoại hối; ưu đãi đối với việc sử dụng đất;
Luật đầu tư 2005 tập trung ưu đãi đầu tư vào các chính sách thuế, chính sách sử dụng
đất, khấu hao tài sản cố định, và ưu đãi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao.
• Hỗ trợ đầu tư:


Đây là các biện pháp bổ trợ cho ưu đãi đầu tư, làm cho các biện pháp đầu tư tăng thêm
tính hoàn thiện và bao quát hoạt động đầu tư.
Hỗ trợ đầu tư bao gồm: hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ và
khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư, đầu tư hệ thống kết cầu hạ tầng cho khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, hỗ trợ về thị thực xuất cảnh nhập cảnh.
1
II. PHÂN TÍCH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ.
Để tập trung phân tích được sâu và đầy đủ hơn em xin phân tích hai biện pháp:
Thứ nhất là Ưu đãi về tài chính, mà cụ thể là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
(nằm trong biện pháp ưu đãi đầu tư). Vì đây là một trong những biện pháp khuyến khích đầu
tư cơ bản và hiệu quả nhất. Thông qua ưu đãi về thuế, nhà nước có thể thu hút được vốn đầu
tư, đồng thời có thể điều tiết và hướng hoạt động sản xuất theo những mục tiêu và phương
hướng đề ra.
Thứ hai là hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cầu hạ tầng cho khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế (nằm trong biện pháp hỗ trợ đầu tư).
2.1 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu đánh vào thu nhập của
các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập phát sinh từng lần hoặc trong một khoảng
thời gian xác định từ một số nguồn nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích của các cơ sở kinh doanh. Vì thế thông qua chính sách ưu đãi, miễn
giảm thuế đã tác động lớn đến việc đầu tư vốn, và tổ chức hoạt động kinh doanh của các cơ
sở kinh doanh.
Nước ta áp dụng các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế cho các lĩnh vực quan trọng,
các ngành mũi nhọn hoặc có lợi thế phát triển và các ngành tạo ra sản phẩm và có sức cạnh
tranh cao trong từng nước. So với các nước trong khu vực, thuế thu nhập doanh nghiệp của
Việt Nam ở mức phổ thông áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thấp hơn
nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc 15-30%; Inddooneexxia 15-35%; trong khi đó,
Việt Nam theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nghị định 164/2003/NĐ-
CP của thủ tướng chính phủ thì các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh tiến hành tìm

kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) áp dụng mức phổ thông là 28%,, còn đối với các dự án
khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư được áp dụng ở mức 20%, 15%, 10%.
Thời hạn áp dụng mức thuế suất ưu đãi được pháp luật quy định: thuế suất 10% được áp
dụng trong 15 năm, thuế suất 15% được áp dụng trong 12 năm; thuế suất 10% được áp dụng
20% được áp dụng trong 10 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động. Đối với các dự án đầu tư
vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, nhà đầu tư được hưởng
ưu đãi thuế suất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
Một số địa bàn, lĩnh vực đầu tư được coi là địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư
(Điều 27, 28 Luật đầu tư) nếu các chủ đầu tư tiến hành vào đó sẽ được hưởng những ưu đãi
về thuế theo quy định của thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 17). Có thể nêu ra một vài ví dụ
như: dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích
đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch cơ sở kinh doanh di chuyển
đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đa là 4 năm kề từ khi có thu nhập chịu
thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là 9 năm tiếp theo.
2
Việc ưu đãi thuế TNDN góp phần kích thích tăng trưởng, phát triển hoạt động sản
xuất, kinh doanh: Nhờ vào các quy định của pháp luật thuế TNDN trong việc khuyến khích
đầu tư, các cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% hai năm
tiếp theo hoặc nếu đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư
sẽ hưởng mức thuế suất thấp hơn các dự án khác. Thời gian được miễn giảm cao nhất là 13
năm (4 năm miễn, 9 năm giảm). Ngoài ra còn khuyến khích miễn, giảm thuế đối với các
trường hợp đầu tư dây chuyền sản xuất mới mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện
môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, di chuyển cơ sở kinh doanh, khuyến khích
đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết luật thuế thu nhập doanh nghiệp, và nghị
định số 152/2004/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 164 quy định một số ưu đãi
cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên thực tế, vấn đề ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn tùy thuộc vào
chính sách của từng địa phương. Tuy nhiên thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đã
đem lại hiệu quả hết sức tích cực: Việc điều chỉnh giảm mức thuế đối với doanh nghiệp trong

nước không chỉ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập mà còn tạo thêm tiềm lực
tài chính cho các doanh nghiệp đang hoạt động (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) đổi mới
thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN. Mặc dù đã hạ mức thuế và áp dụng các
mức ưu đãi cao nhưng số thu NSNN về thuế TNDN vẫn bảo đảm tăng trưởng do có tác động
cải thiện môi trường đầu tư, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
đều phát triển về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh doanh, mức thuế hợp lý tác động đến
việc tự giác sự tuân thủ tốt hơn
Bên cạnh những tích cực đó thì vẫn tồn tại những tiêu cực khi áp dụng ưu đãi thu nhập
doanh nghiệp. Điển hình là việc có rất nhiều đơn vị lợi dụng chính sách ưu đãi của pháp luật
để lách luật, bằng hình thức thành lập doanh nghiệp mới. Khi thời hạn hưởng chế độ miễn
giảm thuế kết thúc họ chuyển sang kê khai không có lãi hoặc thành lập doanh nghiệp mới.
Do đó, để khắc phục những hạn chế không đáng có, chúng ta cần thực hiện một số giải
pháp: rà soát chính sách thuế để đảm bảo ưu đãi nhất đối với nhà đầu tư;nên cân nhắc và
chọn lựa nội dung miễn giảm thuế TNDN. Các nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia,
Thái Lan) đã chứng minh rằng việc điều tiết hoạt động đầu tư thông qua chế độ miễn giảm là
rất khó khăn và hạn chế, vì thực tế miễn giảm chỉ có ý nghĩa khi có thu nhập. Do đó, miễn
giảm là yếu tố hấp dẫn nhưng không phải là yếu tố quyết định đầu tư. Như vậy, thay vì hỗ trợ
các doanh nghiệp mới thành lập bằng biện pháp miễn giảm thuế ta nên chuyển sang biện
pháp hỗ trợ tài chính khác.
2.2 Hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế.
3
Đây là địa bàn thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, là địa bàn kinh tế
quan trọng, cần một tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết để phát huy được hiệu quả kinh
tế cao. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế đã được chính phủ phê duyệt, đã được bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh
lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội ngoài
hàng rào những khu vực này. Đối với một số địa phương có địa ban kinh tế, xã hội khó khăn
và đặc biệt khó khăn, nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho địa phương để cùng với nhà đầu tư

phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất. Đặc biệt
nhà nước danh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tín dụng hoặc ưu đãi để đầu tư phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng, kĩ thuật xã hội trong khu. Nhà nước cũng nâng cao chất lượng các dự
án vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thông qua việc chọn
lọc , khuyến khích và thu hút dự án có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Bên cạnh
đó nhà nước có biện pháp triệt để trong việc xử lý môi trường, tăng cường đào tạo và sử
dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho các KCN,
KCX,KCNC,KKT. Nhà nước tập trung giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, xây dựng đời
sống, văn hóa cho người lao động tại các khu vực trên.
Thực tế tính đến tháng 8-2011, cả nước đã có 260 KCN,KCX,KCNC,KKT được thành
lập; trong đó, có 78 KCN, KCX,KCNC,KKT được đặt trên địa bàn các địa phương đang có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cho đến nay, tất cả 78 khu ở các địa phương khó khăn
đã thu hút được hơn 220 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký
khoảng 3 tỉ USD và 1.700 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn trên 81 nghìn tỉ đồng. Tất
cả những thành tựu đó một phần lớn là nhờ sự hỗ trợ từ nguồn vốn của nhà nước. Năm 2010,
tổng vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 613 tỉ đồng. Đến năm 2011, các số liệu đó theo thứ
tự là 495 tỉ đồng, và 295 tỉ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước đã kịp thời giải quyết một
phần khó khăn cho các địa phương trong việc huy động nguồn vốn xây dựng hạ tầng khu.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ đó và nỗ lực của các địa phương, một số KCN, KCX,KCNC, KKT
mới thành lập cũng đã hoàn thành sớm hệ thống kết cấu hạ tầng, đi vào vận hành và đạt tỷ lệ
diện tích đất lấp đầy cao
Có thể nói, sự hỗ trợ của nhà nước có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy
khuyến khích đầu tư vào các KCN, KCX, KCNC, KKT, góp phần giúp cho các địa phương
khó khăn thu hút vốn, nâng cao kinh tế của địa phương mình.
III. TẠI SAO NHÀ NƯỚC LỰA CHỌN TIÊU CHÍ: LĨNH VỰC VÀ ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ
LÀM CƠ SỞ ĐỂ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ?
Nhà nước lựa chòn tiêu chí: lĩnh vực và địa bàn đầu tư làm cơ sở khuyến khích đầu tư
vì mục đích:
Phát triển đồng đều, nhưng có trọng điểm giữa các ngành nghề, địa phương. Hướng
các nhà đầu tư tập trung nguồn vốn vào những ngành mà Việt Nam còn thiếu và yếu. Đó là lí

do mà không phải nhà đầu tư nào cũng có quyền đầu tư vào tất cả các ngành nghề, lĩnh vực
4
với những điều kiện đầu tư như nhau. Mà có những ngành nghề, lĩnh vực khi đầu tư vào, các
nhà đầu tư phải chịu sự ràng buộc của một số quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực và địa bàn đầu tư cụ thể còn nhằm
mục đích cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam, cải thiện theo ý muốn chủ quan của nhà nước
những hạn chế trong việc phát triển kinh tế theo ngành, vùng cụ thể. Việc đưa lĩnh vực và
địa bàn đầu tư làm cơ sở khuyến khích đầu tư còn phụ thuộc vào việc quốc gia muốn phát
triển ngành, lĩnh vực nào của nền kinh tế, và đồng thời cũng phụ thuộc vào ngành đó. Phát
triển ngành nghề, lĩnh vực luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh để đồng đều với nền
kinh tế nói chung, tạo đà tăng trưởng bền vững, ổn định, có khả năng đối chọi được với
những biến động khách quan của nền kinh tế - xã hội.
Chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, trước đây những dự án
đầu tư vào miền núi, vùng sâu vùng xa là những dự án được đặc biệt khuyến khích đầu tư. Lí
do vì Việt Nam mong muốn cải thiện kinh tế ở những vùng miền này. Hiện nay theo Luật
đầu tư 2005 các dự án dầu tư được khuyến khích theo các lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư.
Các lĩnh vực được khuyến khích chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, phát
triển cơ sở hạ tầng, giáo dục y tế hoặc các ngành sử dụng nhiều lao động, lĩnh vực sản xuất
hàng xuất khẩu, lĩnh vực công nghệ cao. Các địa bàn khuyến khích đầu tư bao gồm địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, các KCN, KCX, KCNC. Đây
là những địa bàn, lĩnh vực mà Việt Nam cần tập trung phát triển trong thời gian tới. Vì thế
mà nhà nước coi đó là những địa bàn, lĩnh vực cần thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư cả trong
và ngoài nước trong thời gian tới.
/>option=com_content&task=view&id=3191&Itemid=222
5

×