TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2011VÀ TRIỂN VỌNG
2012 – VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Trần Kim Chung
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Đặt vấn đề
Kinh tế Việt nam bước vào năm 2011 với nhiều thách thức lớn: lạm
phát tăng cao, tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước giảm do thắt chặt tiền tệ
và giảm đầu tư cơng; đầu tư nước ngồi chững lại do tình hình kinh tế thế
giới có nhiều biến động. Nghiên cứu này nhằm điểm lại tình hình kinh tế 8
tháng đầu năm đồng thời có một cái nhìn riêng đối với đầu tư nước ngồi.
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2011
Trong những tháng đầu năm 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều
khó khăn và thách thức. Tỷ lệ lạm phát ở mức cao; thâm hụt cán cân thương
mại chưa có xu hướng giảm rõ rệt; lãi suất tăng cao tác động tiêu cực đến
hoạt động sản xuất kinh doanh, đến thị trường chứng khoán và thị trường bất
động sản; và tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
I.1. Tăng trưởng, lạm phát
Tăng trưởng 8 tháng đầu năm 2011 đạt mức 25,01% theo giá thực tế.
(Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 5,57%, thấp hơn tốc độ
tăng 6 tháng đầu năm 2010 (6,16%)); Chỉ số sản xuất công nghiệp tám tháng
năm 2011 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Công nghiệp khai
thác mỏ giảm 0,7%; công nghiệp chế biến tăng 10,7%; sản xuất, phân phối
điện, ga, nước tăng 9,8%. Nông nghiệp sản xuất tốt.
Theo kết quả điều tra lao động của 4279 doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, chỉ số sử dụng lao động tháng 8/2011 ước tính tăng 0,5% so với
tháng trước; số lao động tháng tám giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2010,
trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 7,9%; khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 2,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi giảm 1,5%.
Trong gần 5 năm qua, chỉ trừ năm 2009 chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tháng 12 so với tháng 12 năm trước tăng 6,5%, còn các năm khác đều tăng
trên 10%/năm; cụ thể: năm 2007: 12,6%, năm 2008: 19,9%, năm 2010:
11,8% và tháng 8 năm 2011: 15,7%. Tính bình quân cả năm, chỉ số giá tiêu
dùng năm 2007 tăng 8,3%, năm 2008 tăng 23,0%, năm 2009 tăng 6,9% và
năm 2010 tăng 9,2%, 8 tháng đầu năm 2011 tăng 17,6% so với cùng kỳ năm
trước.
1
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát, tiền tệ, tín dụng Việt Nam
giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: %
Năm
2007 2008 2009 2010 Tháng 8/2011
CPI tháng 12 so tháng 12 năm trước
12,6
19,9
6,5
11,8
15,7
Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
18,9
31,9
5,8
16,2
22,8
Tốc độ tăng CPI bình qn năm
8,3
23,0
6,9
9,2
17,6
Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
11,2
36,6
8,7
10,7
25,0
Tăng trưởng tổng phương tiện thanh
43,7
toán (M2)
20,3
27,5
29,8
7,8
Tăng trưởng tín dụng
53,9
23,4
37,6
31,2
8,2
Tăng trưởng GDP theo giá thực tế
17,4
29,8
11,7
19,4
25,01
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tốc độ tăng trưởng tiền tệ (M2) là 43,7%, tín dụng là 53,9% vào năm
2007, mức tăng kỷ lục trong giai đoạn 2001-2011, là một trong những
nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát cao vào năm 2008. Đến năm 2009,
tình hình cung tiền quá mức nêu trên lại lặp lại (tuy tốc độ có thấp hơn năm
2007), cao hơn mức cần thiết và hệ quả là lạm phát năm 2010 và 2011 lại bị
đẩy lên cao. Trong những tháng đầu năm 2011, nhờ kiểm soát chặt chẽ, tăng
trưởng M2 và tín dụng giảm mạnh đã đem lại kết quả bước đầu, tốc độ lạm
phát đang có chiều hướng giảm dần.
I.2. Thu chi ngân sách
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2011 ước tính đạt
411,4 nghìn tỷ đồng, bằng 69,1% dự tốn năm, trong đó thu nội địa 251,1
nghìn tỷ đồng, bằng 65,7%; thu từ dầu thơ 62 nghìn tỷ đồng, bằng 89,5%; thu
cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 94,8 nghìn tỷ đồng, bằng
68,3%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng
61,1% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (khơng kể
dầu thơ) bằng 60,4%; thu thuế cơng, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà
nước bằng 65,1%; thuế thu nhập cá nhân bằng 80,3%; thu phí xăng dầu bằng
59,3%; thu phí, lệ phí bằng 53,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2011 ước tính đạt
450,7 nghìn tỷ đồng, bằng 62,1% dự tốn năm, trong đó chi đầu tư phát triển
1 Số liệu 6 tháng đầu năm 2011
2
95,9 nghìn tỷ đồng, bằng 63,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 90,9 nghìn
tỷ đồng, bằng 62,6%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đồn thể 295,7 nghìn tỷ đồng, bằng 63%; chi
trả nợ và viện trợ 59,1 nghìn tỷ đồng, bằng 68,7%.
Tổng số vốn cắt giảm trong năm 2011 là 80.550 tỷ đồng bằng khoảng
9% tổng vốn đầu tư tồn xã hội năm 2011; trong đó: số vốn trái phiếu Chính
phủ năm 2011 giảm 15.000 tỷ đồng so với thực hiện năm 2010; giảm khoảng
15.000 tỷ đồng do không ứng vốn đầu tư năm 2012, không kéo dài thời gian
giải ngân vốn kế hoạch năm 2010;
Số vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011
cắt giảm để điều chuyển cho các dự án hoàn thành, các dự án cấp bách cần
đẩy nhanh tiến độ là 8.333 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước giảm 5.556
tỷ đồng (2.048 dự án), trái phiếu Chính phủ giảm 2.777 tỷ đồng (126 dự án);
số vốn các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước cắt giảm là 39.212 tỷ
đồng (907 dự án); số vốn tín dụng kế hoạch năm 2011 giảm 10% là 3.000 tỷ
đồng.
Nợ nước ngồi của Chính phủ và do Chính phủ bảo lãnh đến cuối 2010
đạt 32,5 tỷ USD, tương đương 42,2% GDP và tăng 4,6 tỷ USD so với năm
2009. Bộ Tài chính (8-14/8/2011) cơng bố số liệu chi tiết về nợ của Việt Nam
trong năm 2010. Theo đó, tổng dư nợ nước ngồi của Chính phủ đến cuối
năm ngối đạt 27,86 tỷ USD, tương đương 85,7% tổng dư nợ. So với GDP
2010, nợ nước ngoài chiếm 42,2%, tăng so với con số 39% của năm 2009 và
cao nhất kể từ năm 2006. Con số 42,2% GDP cũng cao hơn nhiều so với mức
38,8% mà Chính phủ dự kiến hồi cuối năm 2010. Hiện Việt Nam vẫn chủ
yếu được vay nợ với lãi suất thấp 1 - 2,99% một năm (chiếm khoản 65,5%
tổng dư nợ). Hiện các chủ nợ chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Pháp,
ADB, WB... Các chủ nợ này đã nâng lượng nắm giữ trái phiếu Chính phủ
Việt Nam lên hơn 2 tỷ USD trong năm 2010 (so với con số hơn 1 tỷ USD của
năm 2009).
I.3. Xuất nhập khẩu
Tính chung tám tháng năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt
60,8 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh
tế trong nước đạt 28,1 tỷ USD, tăng 32,6%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 32,7 tỷ USD, tăng 34,6%.
Tính chung tám tháng 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 67 tỷ
USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế trong
nước đạt 36,9 tỷ USD, tăng 21,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt
30,1 tỷ USD, tăng 31,1%.
3
Nhập siêu tám tháng năm nay ước tính đạt 6,2 tỷ USD, bằng 10,2%
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ xuất, nhập khẩu vàng và các sản
phẩm vàng, nhập siêu tám tháng ước tính 7,96 tỷ USD, bằng 13,6 % kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu.
I.4. Du lịch
Việt Nam được lọt vào top 13 điểm đến châu Á tốt nhất và top 50 điểm
đến của tour du lịch tốt nhất thế giới và Sapa được bình chọn là một trong 10
điểm đến tuyệt vời trên thế giới cho du lịch đi bộ.
Khách quốc tế đến nước ta tám tháng năm 2011 ước tính đạt 3963,3
nghìn lượt người, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến
với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2390,8 nghìn lượt người, tăng 12,9%;
đến vì cơng việc 660,1 nghìn lượt người, giảm 2%; thăm thân nhân đạt 666,2
nghìn lượt người, tăng 70,7%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng
không là 3336,6 nghìn lượt người, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2010; đến
bằng đường biển 27,9 nghìn lượt người, giảm 14,1%; đến bằng đường bộ
598,8 nghìn lượt người, giảm 4,7%.
Trong tám tháng năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam từ hầu hết các
quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách
đến từ Trung Quốc đạt 884,1 nghìn lượt người, tăng 47,8%; Hàn Quốc 346,4
nghìn lượt người, tăng 4,5%; Hoa Kỳ 316,8 nghìn lượt người, tăng 7,1%;
Nhật Bản 306,8 nghìn lượt người, tăng 10,5%; Cam-pu-chia 276,3 nghìn lượt
người, tăng 67,3%; Đài Loan 253,9 nghìn lượt người, tăng 11,5%; Ơx-trây-lia 202,6 nghìn lượt người, tăng 9,9%; Ma-lai-xi-a 156,7 nghìn lượt người,
tăng 18,4%; Pháp 141,8 nghìn lượt người, tăng 3,1%; Xin-ga-po 115,3 nghìn
lượt người, tăng 9,1%.
I.5. Các thị trường
I.4.1. Thị trường hàng hóa dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tám tháng
năm 2011 ước tính đạt 1224,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm
2010, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 3,9%. Trong tổng mức bán lẻ và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng tám tháng, kinh doanh thương nghiệp đạt 968,4 nghìn
tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước;
dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 133,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,9% và tăng
21,5%; dịch vụ đạt 110,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,0% và tăng 22,7%; du lịch
đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 14,8%.
I.4.2. Thị trường tài chính - tiền tệ
4
Chỉ số giá vàng tháng 8/2011 tăng 8,7% so với tháng 7 năm 2011; tăng
15,33% so với tháng 12/2010và tăng 47,63% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ
số giá đô la Mỹ tháng 8/2011 tăng 0,26% so với tháng trước; tăng 0,32% so
với tháng 12/2011 và tăng 8,64% so với cùng kỳ năm 2010.
VnIndex của thị trường chứng khoán sau thời gian trồi sụt quanh mức
400 điểm (VNIndex) đã có đợt tăng điểm 10 phiên lên mức trên 457.11 ngày
16 tháng 9 năm 2011. Tình hình cũng tương tự với HNIndex (74.88 điểm).
Xu hướng trong 9 tháng đầu năm cho thấy thịt rường chứng khốn hiện có rất
nhiều dự liệu nhưng không rõ ràng.
I.4.3. Thị trường bất động sản
Trong 9 tháng đầu năm 2011, dưới tác động của chính sách hạn chế tín
dụng, cắt giảm đầu tư cơng nhằm kìm chế lạm phát, thị trường bất động sản
thực sự suy giảm. Thị trường bất động sản hiện đang chứa đựng những mâu
thuẫn gay gắt, bắt buộc phải giải quyết. Thứ nhất, sự phát triển không đồng
đều của thị trường bất động sản giữa các địa bàn. Trong khi thị trường bất
động sản Thành phố Hồ Chí Minh suy giảm thì thị trường Hà Nội đang có
những phân khúc nhất định vẫn biến động tăng; thị trường bất động sản Đà
Nẵng. Thứ hai, trên địa bàn Hà Nội, trong khi một số địa bàn bùng phát cục
bộ thì những địa bàn khác hầu như khơng có biểu hiện; trong khi một số sản
phẩm bùng phát thì một số sản phẩm khác khơng có biến động gì. Thứ ba,
trong khi thị trường bất động sản đang rất cần vốn thì hệ thống ngân hàng thi
hành các biện pháp thắt chặt tín dụng. Thứ tư, hệ thống tín dụng thắt chặt
tổng cầu thơng qua thắt chặt nguồn tín dụng nhưng lại khơng có các kênh hấp
thu tài chính thay thế. Thứ năm, từ đầu tháng 8 trở đi, một số biện pháp tác
động tăng cường cho hoạt động của thị trường bất động sản nhưng vẫn chưa
đủ mức. Hạn chế tín dụng vẫn chưa được nới lỏng; việc xây nhà, căn hộ diện
tích nhỏ vẫn chưa được thông qua. Tuy nhiên, thị trường vẫn có những xu
hướng phát triển nhưng chưa đủ mạnh
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, FDI
II.1. Vốn nhà nước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tám tháng 2011,
vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 111,1 nghìn tỷ đồng,
bằng 58,3% kế hoạch năm và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2010. Vốn
trung ương quản lý đạt 26,9 nghìn tỷ đồng, bằng 64,2% kế hoạch năm và
tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn địa phương quản lý đạt 84,2
nghìn tỷ đồng, bằng 56,7% kế hoạch năm và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm
2010.
5
II.2. Khu vực kinh tế tư nhân
Theo số liệu tại tọa đàm, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 39.500
doanh nghiệp được thành lập mới, với số vốn đăng ký ước đạt 230.200 tỷ
đồng, giảm 4,7% về số lượng và 12,8% về số vốn đăng ký. Cùng đó, có tới
30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động,
phá sản, giải thể hoặc đóng cửa.
II.3. Tình hình vốn FDI
II.3.1. Tình hình chung
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 24/8/2011 đạt
9567,6 triệu USD, bằng 73,8% cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Vốn đăng ký
7943,3 triệu USD của 582 dự án được cấp phép mới (giảm 30% về vốn và
giảm 34,2% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung
1624,3 triệu USD của 168 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tám tháng năm 2011 ước tính đạt 7,3 tỷ
USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong các ngành kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngồi tám tháng năm
nay, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đăng ký lớn nhất với
4614 triệu USD, bao gồm 3590,6 triệu USD vốn đăng ký mới và 1023,4 triệu
USD vốn tăng thêm; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hịa khơng khí đạt 2525,3 triệu USD vốn đăng ký mới;
ngành xây dựng đạt 670,9 triệu USD, bao gồm 529,3 triệu USD vốn đăng ký
mới và 141,6 triệu USD vốn tăng thêm.
Trong tám tháng, cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hải Dương
dẫn đầu về vốn đăng ký với 2472,7 triệu USD, chiếm 31,1% tổng vốn đăng
ký; tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 1601,6 triệu USD, chiếm 20,2%; Bà
Rịa-Vũng Tàu 548 triệu USD, chiếm 6,9%; Hà Nội 446 triệu USD, chiếm
5,6%; Tây Ninh 436 triệu USD, chiếm 5,5%; Hưng Yên 278,4 triệu USD,
chiếm 3,5%.
Trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam tám tháng
năm 2011, Đặc khu hành chính Hồng Cơng (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn
nhất với 2797,4 triệu USD, chiếm 35,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến
là Xin-ga-po 1330,9 triệu USD, chiếm 16,8%; Nhật Bản 642,2 triệu USD,
chiếm 8,1%; CHND Trung Hoa 461,4 triệu USD, chiếm 5,8%; Hàn Quốc
412,9 triệu USD, chiếm 5,2%; Ma-lai-xi-a 346,9 triệu USD, chiếm 4,4%.
II.3.2. Theo lĩnh vực đầu tư
6
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều
sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 263 dự án đầu tư đăng ký mới,
tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 4,61 tỷ USD, chiếm 48,2% tổng vốn đầu
tư đăng ký trong 8 tháng. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ USD, chiếm 26,4%
tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 70 dự án đầu tư mới,
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 670,9 triệu USD,
chiếm 7%. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với tổng số vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 446,6 triệu USD, chiếm 4,7%.
II.3.3. Theo đối tác đầu tư
Tính từ đầu năm 2011 đến nay, đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kơng dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 2,89 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư vào Việt
Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và
tăng thêm là 1,45 tỷ USD, chiếm 15,2 % tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị
trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 851,5 triệu
USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4
với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 844,4 triệu USD, chiếm 8,8%
tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 512 triệu USD, chiếm 5,4% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam.
II.3.4. Theo địa bàn đầu tư
Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Dương là địa phương thu hút nhiều
vốn ĐTNN nhất với 2,49 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm
26,1% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 1,65 tỷ USD, chiếm 17,3%. Bà Rịa – Vũng Tàu
đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm gần 580 triệu
USD. Tiếp theo là Hà Nội, Tây Ninh, Hải Phịng với quy mơ vốn đăng ký lần
lượt là 517,3 triệu USD; 445 triệu USD và 447,2 triệu USD.
Xét theo vùng thì Đồng Bằng Sơng Hồng là vùng thu hút được nhiều
vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 4 tỷ,
chiếm 42,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đông
Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 3,77 tỷ USD, chiếm
39,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI
nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 8 tháng đầu năm 2011 là: Công
ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT HDương) với
tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty TNHH sản xuất First
7
Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore
đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án Công ty
TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất lốp xe do Trung Quốc đầu tư, dự án Cơng ty TNHH Kính
chun biệt NSG do Pilkington Group Ltd (PGL) – Vương Quốc Anh liên
doanh với Việt Nam, tổng vốn đầu tư 323,01 triệu USD với mục tiêu sản xuất
và tiêu thụ thuỷ tinh tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bảng 2: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011 theo ngành
Tính từ 01/01/2011 đến 20/7/2011
TT
Ngành
Số
dự
án
cấp
mới
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
CN chế biến,chế tạo
SX,pp điện,khí,nước,đ.hịa
Xây dựng
Dvụ lưu trú và ăn uống
Cấp nước;xử lý chất thải
KD bất động sản
Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa
Nghệ thuật và giải trí
HĐ chun mơn, KHCN
Nơng,lâm nghiệp;thủy sản
Y tế và trợ giúp XH
Vận tải kho bãi
Khai khống
Thơng tin và truyền thơng
Dịch vụ khác
Giáo dục và đào tạo
Hành chính và dvụ hỗ trợ
Tổng số
235
2
61
8
2
9
67
3
61
12
2
6
2
22
4
5
3
504
Vốn
Vốn
đăng ký
Số lượt
đăng ký
Vốn đăng ký cấp mới
dự án
cấp mới
tăng thêm và tăng
tăng
(triệu
(triệu USD) thêm
vốn
USD)
(triệu
USD)
3,438.51 121
814.63
4,253.13
2,524.51
2,524.51
462.33
6
141.64
603.97
174.57
1
208.01
382.58
322.71
322.71
275.26
2
30.00
305.26
171.67
2
3.50
175.17
14.58
1
138.18
152.76
75.30
3
11.16
86.46
21.63
5
62.73
84.36
22.00
22.00
37.60
37.60
31.40
31.40
12.77
4
3.65
16.42
41.41
2
2.05
43.46
3.09
3.09
0.53
0.53
7,629.86 147
1,415.55
9,045.41
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
II.3.5. Tình hình xuất, nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 8 tháng đầu năm
2011 dự kiến đạt 32,64 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm
53,7% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 8
năm 2011 đạt 30,1 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm
8
44,92% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 8 tháng, khu vực ĐTNN xuất siêu
2,54 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 6,2 tỷ USD (nhập siêu giảm so với
7 tháng là 6,639 tỷ USD).
II.3.6. Một số vấn đề trong việc thu hút FDI
Tính gộp trong tồn giai đoạn 2001-2010 (tính đến ngày 21/12/2010),
Việt Nam đã thu hút được 12.213 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt khoản
192,9 tỷ USD và vốn thực hiện là khoảng 63 tỷ USD, bình quân 16,2 triệu
USD/dự án và 5,5 triệu USD/dự án nếu xét lần lượt theo vốn đăng ký cam kết
và thực hiện hàng năm. Nếu nhìn bình diện chung so với các nước đang phát
triển trong thời kỳ này, Việt Nam là một trong số 15 nước được tiếp nhận
luồng FDI lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nêu trên, hoạt động thu hút FDI
trong thời gian qua vẫn tồn tại một số vấn đề quan trọng. Xem xét các yếu tố
của chất lượng đầu tư, có thể thấy đầu tư nước ngồi vào nước ta trong thời
gian gần đây chứa đựng một số rủi ro rất đáng lưu tâm. Đó là: (i) nguy cơ
“thổi phồng” về vốn và lợi nhuận; (ii) nguy cơ yêu cầu quá lớn về nguồn
cung cấp năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, đất đai; (iii) nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường; (iv) nguy cơ không phù hợp với quy hoạch phát triển gây
mất cân đối về cơ cấu trong quá trình phát triển lâu dài của đất nước; (v)
nguy cơ sử dụng công nghệ lạc lậu; (vi) nguy cơ “rút vốn” của khu vực kinh
tế tư nhân trong nước; và (vii) nguy cơ gây thiếu hụt ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
trong tương lai.
Hình: Dịng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
80000
70000
T uU D
riệ S
60000
50000
Vốn đăng ký
40000
Vốn thực hiện
30000
20000
10000
0
2000 2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009 2010
Năm
Nguồn: TCTK và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Thứ nhất, đến nay vẫn có một số địa phương cịn ham số lượng dự án,
số lượng vốn cam kết, tuy tình hình này đang có chuyển biến: Một số địa
phương cịn ham chấp nhận các dự án FDI có cam kết lớn, dù chưa chuẩn bị
9
kỹ, cũng chưa làm rõ đầy đủ tính khả thi, khi vốn đầu tư cam kết (hứa) lớn
gấp mấy lần vốn điều lệ (có khả năng huy động) và vốn đã thực hiện, nhất là
vốn tự có chuyển vào từ nước ngồi của chính chủ đầu tư. Trong điều kiện
phân cấp quản lý đến chia cắt thì ngộ nhận này là khá phổ biến, ham số vốn
đăng ký (hứa) mà chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức thực hiện, tạo sự lan
tỏa trong nền kinh tế.
Thứ hai, xét trên tổng thể nền kinh tế đóng góp trực tiếp của FDI và
xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế được xác thực. Tuy nhiên nền kinh tế Việt
Nam chưa nội sinh hóa được hai nhân tố quan trọng này. Nói cách khác sức
hút của nền kinh tế Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài dường như
vẫn dựa vào những lợi thế tĩnh cách đây hơn 20 năm: lao động và tài nguyên
rẻ. Nền kinh tế chưa tạo ra được lợi thế động như năng suất lao động, trình độ
công nghệ. Đây là những lợi thế mà nền kinh tế càng tăng trưởng thì lợi thế
càng lớn, sức thu hút FDI càng cao. Nói cách khác Việt Nam nói chung và
các doanh nghiệp FIEs ở Việt Nam nói riêng vẫn đang tiếp tục phát triển theo
chiều rộng mà chưa có chiều sâu.
Thứ ba, mối quan hệ tương hỗ giữa FDI với xuất khẩu là khơng có
bằng chứng. Thêm vào đó trừ dầu thơ thì các doanh nghiệp FIEs cũng là
những doanh nghiệp nhập siêu. Cho đến nay FDI vẫn đóng góp vào cải thiện
cán cân thanh tốn nhưng chủ yếu thông qua tài khoản vốn. Sự kỳ vọng vào
FDI sẽ cải thiện cán cân thương mại cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực
mà ngược lại.
Thứ tư, xét trên góc độ doanh nghiệp thì các doanh nghiệp FIEs có
năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp. Trên 50% doanh nghiệp
FIEs làm ăn thua lỗ liên tục nhưng xét chung thì hệ số sử dụng vốn của khu
vực FIEs lại khá cao. Điều này cho thấy thua lỗ phần lớn xảy ra tại các doanh
nghiệp có quy mơ nhỏ, và lãi khá ở các ngành dầu khí và ô tô. Cần lưu ý rằng
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường là các doanh nghiệp “lỏng chân” họ
dễ dàng dịch chuyển đầu tư sang nước khác khi các ưu đãi khơng cịn. Những
doanh nghiệp này cũng có nhiều khả năng thực hiện các thủ thuật chuyển giá
để tránh thuế thu nhập.
Thứ năm, các doanh nghiệp FIEs ở Việt Nam chủ yếu do các công ty
con thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của các công ty đa quốc gia. Cho đến nay chỉ
có 4 cơng ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Điều này hạn chế cơ
hội tiếp cận công nghệ cho các công ty Việt Nam. Mặt khác nó cũng tăng
nguy cơ các hoạt động chuyển giá giữa công ty con tại Việt Nam và cơng ty
mẹ đặt tại nước ngồi.
10
Thứ sáu, những chính sách ưu đãi đầu tư vào các ngành và vùng trọng
điểm đã chứng tỏ khơng có hiệu lực. Các ngành thu hút đầu tư chính vẫn là
những ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên. Những ưu đãi cho các
ngành công nghệ cao, nông lâm ngư nghiệp, dường như không đủ thuyết
phục các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực này. Tương tự các vùng ưu
tiên đầu tư vẫn không phải là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ 6
tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,
Bình Dương, Ninh Thuận đã chiếm 67% tổng số vốn đăng ký FDI và chỉ
21/63 tỉnh thành có số vốn FDI hơn 1tỷ USD. Các tỉnh thành này là những
thành phố, những địa phương giáp biển, có cảng hàng khơng, có trục giao
thơng huyết mạch.
III. TRIỂN VỌNG 3 THÁNG CUỐI NĂM VÀ NĂM 2012
III.1. Triển vọng
III.1.1. Triển vọng kinh tế quốc tế
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nhận định, kinh tế toàn cầu đã bước vào
một giai đoạn nguy hiểm mới. Còn theo Báo cáo của UNCTAD, kinh tế tồn
cầu hiện cực kỳ nguy hiểm, khơng còn động lực, kịch bản khả dĩ nhất là một
thập kỷ trì trệ. Thế giới đang đi từ khủng hoảng kinh tế tài chính sang khủng
hoảng tăng trưởng,
Ủy ban UNCTAD dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay của khu
vực đồng Euro ở mức 1,8%, tương đương năm ngoái. Chủ tịch Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet cho biết, ngân hàng đã hạ
mức dự đoán tăng trưởng GDP của Eurozone xuống chỉ còn 1,6% trong năm
2011 và 1,3% trong năm 2012 so với mức lần lượt là 1,7% và 1,9% của dự
báo trước đó. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tại khu vực này vẫn được giữ
nguyên là 2,6% trong năm 2011 và 1,7% trong năm 2012. Nhưng tỷ lệ
nợ/GDP tại đây tiếp tục tăng sau các đợt tăng cao trong năm 2008-2009 và
2009-2010 vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế tồn
cầu.
Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu dự báo nợ sẽ chiếm 87,9% GDP của
nhóm đồng tiền chung Châu Âu trong năm 2011. Riêng tỷ lệ nợ/GDP của Hy
Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha cũng như Italy sẽ lên tới hơn 100%, trong khi mức
trần theo quy định của Liên minh châu Âu chỉ là 60%. Năm 2007, tỷ lệ
nợ/GDP trong Khu vực đồng tiền chung mới chỉ ở mức 66,3%. Còn đối với
Liên minh Châu Âu gồm 27 thành viên, tỷ lệ nợ/GDP được điều chỉnh tăng
từ mức 59% của năm 2007 lên mức dự báo 83,3% cho năm tới.
11
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Trung Quốc nổi lên như một yếu tố
hỗ trợ. Trên thực tế, vào cuối năm 2010, khi Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng
giúp đỡ các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu vượt qua cuộc
khủng hoảng tài chính, thành cơng trong việc phục hồi kinh tế, người ta cũng
đã đặt dấu hỏi về những gì Bắc Kinh mong đợi từ việc trợ giúp này. Theo các
nhà phân tích tình hình thế giới, Trung Quốc đã tính tốn kỹ lưỡng những
mối lợi về kinh tế, chính trị, uy tín, khi đầu tư mua trái phiếu chính phủ của
các nước châu Âu. Trước hết, đó là việc Trung Quốc muốn đa dạng hóa đầu
tư tài chính, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Để đảm bảo an toàn trong
quản lý ngoại hối, việc đa dạng hóa các ngoại tệ dự trữ là một điều kiện quan
trọng. Ngoài trái phiếu của các nước châu Âu, Trung Quốc cũng đã mua vào
khơng ít trái phiếu chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc. Thứ hai, châu Âu đã là
đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh giúp đỡ châu
Âu về tài chính, có thể giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục
thuận lợi chảy vào thị trường này, đồng thời cũng thu hút được thêm các
công nghệ cao nhập khẩu từ châu Âu.
III.1.2. Triển vọng đối với Việt Nam
Riêng về Việt Nam, ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 từ
6,1% xuống 5,8%, và của năm 2012 từ 6,7% xuống 6,5%. Nguyên nhân
ADB hạ dự báo tăng trưởng năm 2011 của Việt Nam là bởi lạm phát vẫn ở
mức tương đối cao và do những tác động từ tình hình kinh tế suy giảm ở các
nước phát triển. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2012 có thể
đạt 6,5%, giảm nhẹ hơn so với dự báo trước đây, là bởi môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định hơn sẽ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Dẫu
vậy, tốc độ tăng trưởng này sẽ vẫn thấp hơn mức trung bình 8% đạt được
trong giai đoạn 2003–2007. Tuy nhiên, ADB dự báo lạm phát của Việt Nam
có xu hướng giảm dần nhờ thắt chặt chính sách tiền tệ, giá lương thực, dầu
thơ thế giới giảm. ADB cho rằng, sản xuất lương thực của Việt Nam sẽ tăng
trưởng trở lại khi ngành nông nghiệp khắc phục được ảnh hưởng của thời tiết.
Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2011 giảm xuống 3,7% từ mức 3,8% đưa ra
trước đây.
Mặc dù nền kinh tế 9 tháng đầu năm gặp rất nhiều khó khăn do lạm
phát dâng cao, lãi suất ở mức cao và điều kiện tín dụng chặt chẽ gây khó
khăn cho các doanh nghiệp vay vốn và tác động tiêu cực lên thị trường chứng
khoán và thị trường bất động sản. Tuy nhiên, 2 biến vĩ mô thực quan trọng
nhất của nền kinh tế là tốc độ tăng trưởng và tình hình lao động, việc làm thì
vẫn được đảm bảo. Nhưng cũng cần lưu ý, trong thời gian vừa qua tỷ lệ lạm
phát có xu hướng bùng phát, giá vàng tăng mạnh và đồng Việt Nam giảm giá
nhanh chóng. Đây là các tín hiệu cho thấy cho những bất ổn tiềm ẩn trong
12
nền kinh tế. Vì thế các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề trong các
tháng cuối năm sẽ trở nên rất khó khăn, thậm chí cịn khó khăn hơn so với 9
tháng đầu năm.
Thứ nhất, tỷ lệ lạm phát trong các tháng cuối năm có khả năng tiếp tục
gia tăng do một số nguyên nhân: (i) tiêu dùng vào các tháng giáp Tết thường
có xu hướng tăng cao và do đó sẽ đẩy giá các mặt hàng lương thực, thực
phẩm tăng (đây lại là nhóm chiếm tỷ trọng khá lớn trong rỏ hàng hố tính chỉ
số CPI); (ii) đầu tư cũng thường tăng vào dịp Tết do đây là thời điểm giải
ngân; (iii) các tháng cuối năm cũng là dịp diễn ra lễ Noel nên cũng sẽ thúc
đẩy hoạt động tiêu dùng vào các dịch vụ ăn uống, lương thực, thực phẩm,
dịch vụ du lịch,… Vì thế, ngoài việc vẫn phải đảm bảo đủ lượng tiền nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vào các tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước
cũng phải cẩn trọng trong việc dự báo nhu cầu tiền mặt của người dân để có
thể kiểm sốt cung tiền và tín dụng đúng mức.
Thứ hai, cán cân thương mại là vấn đề của dài hạn, nó khơng thể giải
quyết trong một sớm một chiều. Những nỗ lực của Bộ Công Thương trong
việc làm giảm nhập siêu là chưa đủ. Phải có sự kết hợp của các bộ ngành như
Ngân hàng Nhà nước (trong việc điều chỉnh tỷ giá nhằm khuyến khích xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu), Bộ Tài chính (nhằm giảm đầu tư, có các chính
sách thúc đẩy tiết kiệm, tiến tới giảm nhập siêu bền vững), và chính quyền
trung ương/địa phương nhằm triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì mới có thể làm giảm nhập siêu trong
trung và dài hạn. Trong 3 tháng cuối năm, các biện pháp nhằm kiểm soát
nhập khẩu một số mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập
khẩu là chưa đủ để có thể giảm nhập khẩu và nhập siêu bền vững. Nếu kiểm
soát và hạn chế nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản
xuất – đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập
khẩu – thì lại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thậm chí cịn ảnh hưởng cả
đến hoạt động xuất khẩu vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đầu vào.
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các tháng cuối năm sẽ vẫn
được đảm bảo do tiêu dùng, đầu tư sẽ có tốc độ tăng trưởng khá vào các
tháng cuối năm. Do đó, tình hình lao động, việc làm vẫn được đảm bảo. Tuy
nhiên, cũng cần tính đến diễn biến tình hình kinh tế quốc tế hiện nay và xu
hướng cuối năm. Nợ công ở châu Âu, nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục
hồi, và các nền kinh tế châu Á đang thực hiện các chính sách chống lạm phát
có thể làm cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm
lại. Thực tế này sẽ làm giảm xuất khẩu của nền kinh tế nước ta, giảm thu
nhập người lao động trong khu vực xuất khẩu và do đó trực tiếp hay gián tiếp
tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế vào các tháng cuối năm.
13
Thứ tư, thị trường vàng và thị trường ngoại hối sẽ có những biến động
khó lường trong các tháng cuối năm. Do một thời gian bị kìm nén bởi các
biện pháp hành chính, giá vàng và giá đồng USD (tỷ giá giữa đồng VND và
đồng USD) sẽ vọt lên cao nếu các giải pháp chính sách khơng được triển khai
kịp thời, đúng liều lượng và đúng đối tượng.
Thứ năm, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán các tháng
cuối năm 2011 có thể có những khởi sắc. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc
nhiều vào diễn biến lạm phát các tháng cuối năm, phụ thuộc vào chính sách
tiền tệ và chính sách tài khố của Chính phủ.
III.2. Giải pháp
Thứ nhất, tái cấu trúc đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Tập trung đầu tư
theo quy hoạch, kế hoạch, Tăng cường phân cấp cho địa phương trên cơ sở
tập trung về Trung ương những cơng trình, những trọng điểm kinh tế. Thống
nhất, tiến tới Nhà nước Trung ương giám sát các nguồn đầu tư công một cách
tập trung. Thực thi cơ chế chỉ quyết định đầu tư nếu cân đối được nguồn vốn.
Các cơng trình kết cấu hạ tầng chỉ khởi công nếu cân đối được vốn và có
chương trình kế hoạch thực thi cả phần duy tu bảo dưỡng.
Hai là, tái cấu trúc hệ thống tài chính - tiền tệ. Tuyệt đối chấp hành kỷ
cương tín dụng, tài chính. Tập trung mức đầu tư từ ngân sách phù hợp với
các nguồn vốn có khả năng cân đối. Khơng triển khai dưới mọi hình thức
nguồn vốn ứng trước cho các cơng trình phát triển kinh tế. Giữ nghiêm kỷ
cương chính sách ngoại hối, chính sách tỷ giá, chính sách cung tiền tệ. Tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng sáp nhập hoặc xử lý các
ngân hàng yếu kém.
Ba là, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp. Đặc biệt, tái cấu trúc hệ
thống doanh nghiệp nhà nước. Cần kiểm sốt chặt chẽ việc đầu tư ngồi
ngành đối với các nguồn vốn có nguồn gốc nhà nước tài các doanh nghiệp
nhà nước. Thu hẹp, giảm bớt mở rộng đầu tư mới. Tiến tới, thoái vốn triệt để
các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành nghề. Khuyến khích các
doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư vào các ngành nghề, địa bàn có
trọng điểm. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi vào những địa bàn có lựa
chọn, định hướng.
Bốn là, tái cấu trúc hệ thống thị trường. Thị trường bất động sản cần đa
dạng hóa các nguồn vốn, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và đặc biệt là
đa dạng hóa chủ thể đầu tư. Thị trường tài chính tiền tệ cần minh bạch hóa và
tăng cường kỷ cương. Tăng cường các công cụ kiểm tra nội bộ. Tuyệt đối
loại trừ đầu tư nội bộ giữa hệ thống ngân hàng và các công ty bất động sản
trong ngành.
14
Năm là, tăng cường năng lực thể chế của hệ thống kinh tế; tăng cương
đầu tư nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực để đặt cơ sở hậu thuẫn cho đổi mới mơ hình tăng trưởng: Tăng cường
chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.
Tóm lại
Kinh tế Việt Nam tám tháng và cả năm có nhiều khó khăn những dần
đi đến những biến chuyển tích cực. Cả năm 2011 vẫn có thể đạt được những
kết quả tích cực nếu trong tháng 9 và quý IV có những quyết tâm đồng bộ
của hệ thống tài chính ngân hàng, hệ thống kế hoạch đầu tư và hệ thống sản
xuất.
Tài liệu tham khảo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011a. Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm
2011. Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011b. Tình hình và giải pháp kiềm chế lạm
phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Hà Nội.
Cắt giảm đầu tư công thiếu hiệu quả: "Tội đồ" là từ phân bổ vốn.
/>Chủ tịch WB: Kinh tế thế giới đang “trong vòng nguy hiểm”.
/>Thế giới đã sang khủng hoảng tăng trưởng? />Tổng cục Thống kê, 2011. Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm
2011. Hà Nội.
Trả nợ thay chứ không phải cho không. />
15