Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mối quan hệ giữa Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.73 KB, 16 trang )

Nhóm 7
Đề bài: Mối quan hệ giữa Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
I. Những vấn đề lý luận chung về ODA và FDI
1. ODA (Official Development Assistance)
1.1. Khái niệm
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các
chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát
triển.
1.2. Đặc điểm của vốn ODA
- Tính ưu đãi: Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (25-40
năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm). Một phần của vốn
ODA có thể là viện trợ không hoàn lại. Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi
suất thấp hơn so với lãi suất vay thương mại quốc tế.
- Tính ràng buộc: vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về
kinh tế, chính trị đối với nước tiếp nhận.
+ Các nước cho vay dùng ODA như một công cụ chính trị nhằm khẳng
định vai trò của mình ở các nước và khu vực tiếp nhận vốn.
+ Tính ràng buộc của nguồn vốn ODA còn được thể hiện qua mục đích
sử dụng. Mỗi thỏa thuận hay hiệp ước vay vốn đều dành cho một lĩnh
vực đầu tư cụ thể, nước nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi lĩnh vực
đầu tư.
- Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận: trong thời
gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do những điều kiện vay ưu đãi nên
yếu tố nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn
vốn này và không sử dụng một cách có hiệu quả. Kết quả là đã sử dụng một
lượng vốn ODA lớn nhưng lại không tạo ra những điều kiện tương ứng để
phát triển kinh tế. Nước đi vay không trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng
cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau.
1.3. Vai trò của ODA đối với nước nhận đầu tư
- Nguồn bổ sung vốn quan trọng cho các nước ĐPT: Tất cả các quốc gia


khi thực hiện CNH- HĐH đều cần đến một lượng vốn đầu tư rất lớn và đây là
thách thức đối với các nước ĐPT. Với nội lực còn hạn chế thì vốn trong nước
không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, do đó việc huy động vốn từ
ngoài trở nên tất yếu.
- Tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn
nhân lực: Thông qua hình thức viện trợ kèm theo ràng buộc phải sử dụng dịch
vụ hay hàng hoá của nhà tài trợ, nước nhận đầu tư có cơ hội được tiếp cận với
những công nghệ sản xuất hay quản lý tiên tiến. Đặc biệt các nhà tài trợ rất
chú trọng ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho nước nhận đầu tư, có thể
được thực hiện ở trong và ngoài nước nhận đầu tư.
- Góp phần thu hút FDI và các nguồn vốn đầu tư khác: Đối với các nước
đang phát triển, nguồn vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn đầu tư
lớn song khả năng sinh lời lại thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Với
mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quan
tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhằm giảm chi phí. Một
quốc gia ĐPT nhận được nhiều và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đồng nghĩa
với việc xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các
nguồn vốn khác như vốn FDI và vốn đầu tư trong nước phát huy hiệu quả.
2. FDI (Foreign Direct Investment)
2.1. Khái niệm
Nguồn vốn FDI là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư của quốc gia này
mang các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động
đầu tư.
2.2. Đặc điểm
- Đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp
nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo tài nguyên kinh doanh vào nước
nhận vốn. Vì vậy, đã có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế.
- Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối

tượng đầu tư.
2.3. Vai trò của nguồn vốn FDI
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đóng góp vào GDP của nước chủ nhà:FDI
chiếm 1 tỉ trọng đáng kể đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nước chủ
nhà. FDI gián tiếp làm tăng thêm phần tiết kiệm trong nước bởi tăng thu nhập
của người lao động sẽ khiến khoản tiết kiệm cá nhân tăng lên, bên cạnh đó
một phần thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài lại dùng để tái đầu tư kết quả là
thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trong nước.
- Chuyển giao và phát triển công nghệ: nghiên cứu và phát triển công
nghệ không những chỉ cần nhiều vốn mà còn đòi hỏi một trình đọ phát triển
nhất định. Đầu tư trong lĩnh vực này thường có tính rủi ro cao nên tạo ra
những hạn chế lớn cho những nước nghèo. Quá trình sử dụng và CGCN từ
các dự án FDI đã tạo ra mối liên kết cung cấp các dịch vụ công nghệ từ các cơ
sở nghiên cứu, ứng dụng trong nước. Bằng cách này, năng lực công nghệ
trong nước gián tiếp được tăng cường.
- Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm : các nhà đầu tư nước ngoài
phải sử dụng nguồn nhân lực của nước chủ nhà để đáp ứng được yêu cầu sản
xuất, nguồn nhân lực này cần được đào tạo một cách cơ bản cả ở trong nước
và nước ngoài. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kĩ
thuật, đội ngũ quản lí của nước chủ nhà cũng được tiếp cận với cách làm việc
và quản lí tiên tiến.
Các dự án FDI còn tạo một lượng lớn việc làm. Ngoài lực lượng lao
động trực tiếp, các dự án có vốn nước ngoài tạo được một số lượng lớn lao
động gián tiếp thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ, gia công và đại lý.
Tiền lương và thu nhập trong khu vực FDI cũng cao hơn rất nhiều so với các
khu vực trong nước.
- Thúc đẩy xuất nhập khẩu: Các nước ĐPT luôn khuyến khích ĐTNN vào
các ngành xuất khẩu. Đối với các nhà ĐTNN thì việc tiến hành sản xuất ở
nước ngoài nhằm mục đích xuất khẩu cũng mang lại cho họ nhiều lợi nhuận
hơn bởi không bị phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ trong nước và có thể thực

hiện chuyên môn hóa ở các nước khác nhau dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
Đối với nhập khẩu, ĐTNN đã khiến cho tổng giá trị nhập khẩu của nước chủ
nhà tăng, đặc biệt là máy móc thiết bị, điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư chú
trọng đến việc sử dụng công nghệ hiện đại hơn. Đây là yếu tố quan trọng để
tăng năng suất lao động, tạo ra tính cạnh tranh cho sản phẩm.
- Liên kết các ngành công nghiệp: mối liên kết này được thể hiện qua sự
trao đổi các dịch vụ, hàng hóa như nguyên vật liệu đầu vào giữa các công ty
trong nước và các công ty có vốn ĐTNN.
- Thúc đẩy tính cạnh tranh của sản xuất trong nước: sự có mặt của các
nhà ĐTNN đã khiến hoạt động sản xuất trong nước sôi nổi hơn, thị trường có
thêm đối thủ cạnh tranh. Nếu các công ty trong nước không có chiến lược
phát triển đúng đắn, đổi mới công nghệ, sáng tạo trong hoạt động sản xuất
kinh doanh để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thì việc bị các công ty nước
ngoài chiếm độc quyền là không thể tránh khỏi.
II. Mối quan hệ tác động qua lại giữa hai nguồn vốn ODA và FDI - thực
trạng ở Việt Nam.
1. Thành tựu
ODA và FDI là hai nguồn ngoại lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, đặc biệt đối với các nước chậm và
đang phát triển. Nguồn vốn ODA và nguồn vốn FDI có mối liên hệ nhân quả
và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được đầy đủ
vốn ODA để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó có thể
thu hút được nguồn vốn FDI để mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm cách
thu hút vốn ODA mà không tìm cách thu hút vốn FDI thì không có điều kiện
để tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có khả năng trả nợ vốn
ODA.
Các dự án FDI chỉ có thể được triển khai hiệu qủa trên cơ sở có môi
trường cần thiết cho việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, như cơ sở
pháp lý, mặt bằng sản xuất, mạng lưới giao thông... Bên cạnh đó, các dự án
FDI cũng cần phải có những yếu tố làm “đầu vào” và các yếu tố đảm bảo

“đầu ra” cho quá trình sản xuất, như năng lượng, nước, dịch vụ về tín dụng,
thanh toán... Nhà đầu tư nước ngoài hầu như không tự mang đến hoặc nhập
khẩu được mà chủ yếu nhờ vào sự cung ứng của nước nhận vốn. Tuy nhiên,
các nước đang phát triển với đặc trưng là điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ
thuật còn yếu kém và nguồn nội lực đầu tư để cải thiện và xây dựng mới rất
khan hiếm nên phải khai thác các nguồn lực tài chính bên ngoài, trong đó có
vốn ODA. Vốn ODA, với đặc tính là khoản tài trợ có thời gian vay dài, lãi
suất thấp hơn nhiều so với vốn vay thương mại, sẽ đáp ứng được một phần
nhu cầu vốn để tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn của các nước đang phát
triển. Ngược lại, các dự án FDI hoạt động có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu
được thúc đẩy, sẽ là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu trang trải những khoản
ODA đến hạn. Chính vì thế, việc kết hợp sử dụng hai nguồn tài lực này cần
thiết được đặt ra, và là yêu cầu đối với các nước đang phát triển.
Việt Nam thực hiện mở cửa kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế dưới hình
thức FDI kể từ năm 1987, và nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế
(WB, IMF, ADB...) cũng như với các nước phát triển nhằm kêu gọi vốn ODA
từ năm 1993..Năm 2001, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã được chính
thức thừa nhận là một thành phần kinh tế. Kể từ đó đến nay, khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với nền
kinh tế Việt Nam.
1.1. Vốn ODA đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI
Trong những năm qua, một tỷ trọng lớn vốn ODA (khoảng hơn 50%)
đã được ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Hàng loạt các
công trình kết cấu hạ tầng quan trọng như mạng lưới giao thông, sản xuất và
truyền tải điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước.. nhờ vốn ODA đã phục hồi,
mở rộng và nâng cấp, tạo một bước mới về chất. Từ đó, chúng không những
góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội Việt Nam phát triển mà còn trực
tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút nguồn vốn FDI.
Bảng 1: Tỷ trọng vốn ODA phân theo ngành trong các hiệp định đã ký

Đơn vị: Triệu USD
Ngành Tỷ lệ (%)
1. Năng lượng điện 27,2
2. Giao thông vận tải 26,8
3. Tín dụng điều chỉnh cơ cấu 14,2
4. Nông nghiệp 10,2
5. Cấp thoát nước 7,1
6. Lĩnh vực xã hội 6,8
7. Các ngành khác 7,8
Tổng cộng 100
Nguồn: tổng hợp từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính
Năng lượng điện, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông là hai
ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn ODA. GIao thông vận tải với
rất nhiều công trình được xây dựng nâng cao bằng nguồn vốn này, như Quốc
lộ 5, 10, 18, đường xuyên Á đoạn TP.HCM – Mộc Bài, đường hầm đèo Hải
Vân, các cảng Cái Lân, Tiên Sa, Sài Gòn, các cầu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ,

×