ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------***@***----------
TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN
Đề tài:Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt Nam và các
biện pháp tăng cường vốn tự có.
Giảng viên hướng dẫn: Võ Minh Thu
Họ tên sinh viên: Vũ Văn Hải
Mã sinh viên: 505411036
“Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có!”
_T6/2008_
Lời mở đầu!
Lời mở đầu!
Hiện tại, so sánh các tổ chức tín dụng của Việt Nam với các nước
trong khu vực cho thấy, mức vốn tự có của các ngân hàng Việt Nam là
khá nhỏ bé. Đa phần các ngân hàng trong nước chỉ có số vốn tự có vào
cỡ từ 1000 tỷ đến 5000 tỷ VND. Cá biệt có một số các ngân hàng có vốn
tự có tương đối như: Agribank hơn 10 nghìn tỷ VND; Vietcombank hơn
12 nghìn tỷ VND..tính đến cuối 2007.Nhưng vẫn chưa bằng một ngân
hàng hạng trung bình trong khu vực là khoảng 1 tỷ USD tương đương
hơn 16000 tỷ VND.
Căn cứ thực lực kinh tế tài chính đó, đã đến lúc các ngân hàng trong
nước cần tăng tốc thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh thông
qua việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, củng cố tăng cường năng lực
tài chính, năng lực quản trị điều hành để đối mặt với những thách thức
khi Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO ( mở cửa hoàn toàn
lĩnh vực ngân hàng vào năm 2010).
Lúc đó, các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính
tín dụng trong nước, chắc chắn thị phần tín dụng của các ngân hàng Việt
Nam sẽ bị phân hoá và chia sẻ vì ngân hàng nước ngoài có uy tín, trình
độ quản lý, có lợi thế về vốn và công nghệ, với cách thức tiếp thị cũng
bài bản hơn, hấp dẫn hơn. Do vậy sức ép cạnh tranh lên các ngân hàng
trong nước sẽ rất lớn.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, để đảm bảo
sức cạnh tranh của các tổ chức tài chính tín dụng thì hệ thống ngân hàng
trong nước cần đề ra lộ trình huy động và tăng vốn một cách cụ thể nhằm
mở rộng về quy mô và tăng cường năng lực tài chính.
Đây chính là cơ sở để em lựa chọn và phân tích đề tài!
Vũ Văn Hải_505411036
Vũ Văn Hải_505411036
2
“Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có!”
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG
LÝ LUẬN CHUNG
I. Vốn tự có của các ngân hàng thương mại.
1. Khái niệm:
Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các
chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh
dưới dạng lợi nhuận giữ lại.
Về mặt quản lý, theo các cơ quan quản lý ngân hàng(NHNN),
vốn tự có của ngân hàng được hợp thành từ hai loại: Vốn tự có cấp 1 và
vốn tự có cấp 2
Vốn tự có cấp 1,2 được xác định như sau:
Căn cứ Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN (dưới đây gọi tắt là
Quyết định 457) ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) về việc ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của Tổ chức tín dụng (TCTC), và Quyết định số 03/2007/QĐ-
NHNN (dưới đây gọi tắt là Quyết định 03) ngày 19/01/2007 của Thống
đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD ban hành kèm theo Quyết
định số 457/2005/QĐ-NHNN;
X ác định vốn tự có cấp 1:
Các chỉ tiêu thuộc vốn tự có cấp 1:
Stt Khoản mục
Nguồn số liệu từ
Bảng Cân đối TK KT
Ghi chú
1 Vốn điều lệ (vốn
đã được cấp,
vốn đã góp)
Dư Có TK 601 “Vốn điều
lệ”.
Không tính vào chỉ tiêu này
số vốn đã được các chủ sở
hữu cam kết nhưng chưa cấp
đủ, góp đủ.
2 Thặng dư vốn cổ
phần
Dư Có/Dư Nợ TK 603
“thặng dư vốn cổ phần”.
Dư Nợ ghi số âm.
Vũ Văn Hải_505411036
Vũ Văn Hải_505411036
3
“Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có!”
3 Quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ
Dư Có TK 611 “Quỹ dự trữ
bổ sung vốn điều lệ”.
4 Quỹ dự phòng
tài chính
Dư Có TK 613 “Quỹ dự
phòng tài chính”.
5 Quỹ đầu tư phát
triển nghiệp vụ
Dư Có TK 612 “Quỹ đầu tư
phát triển”, Dư Có TK 602
“vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, mua sắm TSCĐ” (chỉ
lấy số liệu của chỉ tiêu "Vốn
đầu tư XDCB và mua sắm
TSCĐ" được trích chuyển
từ TK 612 sang TK 602).
6 Lợi nhuận
không chia
Dư Có TK 692 “Lợi nhuận
năm trước” (phần lợi nhuận
không chia).
Lợi nhuận không chia được
xác định theo quy định tại
khoản 11, Điều 2 Quyết định
457.
Tổng cộng (1A)
Ghi chú: riêng chỉ tiêu “cổ phiếu quỹ” sẽ được hướng dẫn khi cơ chế
nghiệp vụ cho phép.
Giới hạn khi xác định vốn tự có cấp 1: Vốn tự có cấp 1 phải trừ đi giá trị
lợi thế thương mại
Stt Khoản mục
Nguồn số liệu từ
Bảng Cân đối TK KT
Ghi chú
1 Giá trị lợi thế
thương mại
Dư Nợ 388 “Chi phí chờ
phân bổ” (phần lợi thế
thương mại được theo dõi
trên tài khoản, sổ chi tiết).
Giá trị lợi thế thương mại
được xác định theo quy định
tại khoản 12, Điều 2 Quyết
định 457.
Tổng cộng (1B)
Vốn tự có cấp 1 được tính vào vốn tự có của TCTD (I)
Vũ Văn Hải_505411036
Vũ Văn Hải_505411036
4
“Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có!”
(I) = (1A) – (1B)
X ác định vốn tự có cấp 2:
Các chỉ tiêu thuộc vốn tự có cấp 2:
Stt Khoản mục
Nguồn số liệu từ
Bảng Cân đối TK KT
Ghi chú
1 Giá trị tăng thêm
của tài sản cố định
Tổng giá trị tăng thêm
của các TSCĐ được
đánh giá lại và được
hạch toán trên TK 642.
Chỉ lấy 50% phần giá trị
tăng thêm của TSCĐ được
định giá lại theo quy định
của pháp luật.
2 Giá trị tăng thêm
của các loại chứng
khoán đầu tư (kể cả
cổ phiếu đầu tư, vốn
góp)
Tổng giá trị tăng thêm
của các loại chứng
khoán đầu tư (kể cả cổ
phiếu đầu tư, vốn góp)
được đánh giá lại và
hạch toán trên TK 641.
Chỉ lấy 40% phần giá trị
tăng thêm của các loại
chứng khoán đầu tư được
định giá lại theo quy định
của pháp luật.
3 Trái phiếu chuyển
đổi hoặc cổ phiếu
ưu đãi do TCTD
phát hành:
3a Trái phiếu chuyển
đổi do TCTD phát
hành
Dư Có TK 43 “Tổ chức
tín dụng phát hành giấy
tờ có giá” (phần trái
phiếu chuyển đổi được
theo dõi trên TK, sổ chi
tiết) cộng cấu phần vốn
trái phiếu chuyển đổi
theo dõi trên TK 609
(nếu có).
Chỉ lấy giá trị trái phiếu
chuyển đổi có đủ các điều
kiện quy định tại tiết c,
điểm 1.2, khoản 1, Điều 3
Quyết định 457.
3b Cổ phiếu ưu đãi do
TCTD phát hành
Dư Có TK 487 “cấu
phần nợ của cổ phiếu ưu
đãi” cộng cấu phần vốn
Chỉ lấy giá trị cổ phiếu ưu
đãi có đủ các điều kiện
quy định tại tiết c, điểm
Vũ Văn Hải_505411036
Vũ Văn Hải_505411036
5
“Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có!”
của cổ phiếu ưu đãi theo
dõi trên TK 65 (nếu có).
1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết
định 457.
4 Các công cụ nợ
khác
Dư Có TK 43 “Tổ chức
tín dụng phát hành giấy
tờ có giá” (phần công cụ
nợ khác được theo dõi
trên TK, sổ chi tiết)
Chỉ lấy giá trị các công cụ
nợ có đủ điều kiện theo
quy định tại tiết d, điểm
1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết
định 457.
5 Dự phòng chung Dư Có các TK “Dự
phòng chung”: 2092,
2192, 2292, 2392, 2492,
2592,2692, 2792, 4895.
Số tiền dự phòng chung
được tính vào vốn cấp 2
tối đa bằng 1,25% tổng
tài sản “Có” rủi ro theo
quy định tại tiết đ, điểm
1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết
định 457.
Tổng cộng
Giới hạn khi xác định vốn tự có cấp 2:
Sau khi tính toán các chỉ tiêu thuộc vốn tự có cấp 2 theo điểm 1
Mục này, TCTD thực hiện xác định giới hạn vốn cấp 2 theo quy định tại
Quyết định 457 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan.
Vốn tự có cấp 2 được tính vào vốn tự có của TCTD (II):
Vốn tự có cấp 2 được tính vào vốn tự có là phần vốn sau khi đã xác
định phần giới hạn quy định tại khoản 2 Mục này.
Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có :
Stt Khoản mục
Nguồn số liệu từ
Bảng Cân đối TK KT
Ghi chú
1 Toàn bộ phần giá trị giảm
đi của tài sản cố định
Tổng giá trị giảm đi của
các TSCĐ được đánh giá
lại và hạch toán trên TK
642.
Toàn bộ phần giá trị
giảm đi của TSCĐ
do định giá lại theo
quy định của pháp
luật.
Vũ Văn Hải_505411036
Vũ Văn Hải_505411036
6
“Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có!”
2 Toàn bộ phần giá trị giảm
đi của các loại chứng khoán
đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu
tư, vốn góp)
Tổng giá trị giảm đi của
các loại chứng khoán đầu
tư (kể cả cổ phiếu đầu tư,
vốn góp) được đánh giá
lại và hạch toán trên TK
641.
Toàn bộ phần giá trị
giảm đi của các loại
chứng khoán đầu tư
được định giá lại
theo quy định của
pháp luật.
3 Tổng số vốn của TCTD đầu
tư vào TCTD khác dưới
hình thức góp vốn, mua cổ
phần và tổng các khoản đầu
tư dưới hình thức góp vốn,
mua cổ phần nhằm nắm
quyền kiểm soát vào các
doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bảo hiểm,
chứng khoán:
3a Tổng số vốn của TCTD đầu
tư vào TCTD khác dưới
hình thức góp vốn, mua cổ
phần.
Lấy số liệu trên các TK
341, 342, 343, 344, 345,
346, 347, 348 (phần góp
vốn, mua cổ phần vào
TCTD khác).
3b Tổng các khoản đầu tư dưới
hình thức góp vốn, mua cổ
phần nhằm nắm quyền kiểm
soát vào các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực
bảo hiểm, chứng khoán.
Lấy số liệu trên các các
TK 341, 342, 343, 345,
346, 347 (phần góp vốn,
mua cổ phần nhằm nắm
quyền kiểm soát vào các
doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bảo hiểm,
chứng khoán).
Thuật ngữ “quyền
kiểm soát” được
hiểu theo quy định
tại khoản 2, Điều 1
của Quyết định 03
4 Phần vượt mức vốn tự có
của TCTD đối với khoản
góp vốn, mua cổ phần:
Vũ Văn Hải_505411036
Vũ Văn Hải_505411036
7
“Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có!”
4a Phần vượt mức 15% vốn tự
có của TCTD đối với khoản
góp vốn, mua cổ phần của
TCTD vào một doanh
nghiệp, quỹ đầu tư, dự án
đầu tư.
Việc tính toán chỉ tiêu
này được thực hiện theo
quy định tại điểm 3.4,
khoản 3, Điều 3 Quyết
định 03 trên cơ sở số liệu
chi tiết tại các TK 341,
342, 343, 344, 345, 346,
4b Phần vượt mức 40% vốn tự
có của TCTD đối với tổng
các khoản góp vốn, mua cổ
phần của TCTD vào các
doanh nghiệp, quỹ đầu tư,
dự án đầu tư, ngoại trừ phần
vượt mức 15% đã trừ khỏi
vốn tự có nêu trên
5 Khoản lỗ kinh doanh (bao
gồm cả những khoản lỗ luỹ
kế)
Dư Nợ TK 692 “Lợi
nhuận năm trước” (bao
gồm cả lỗ luỹ kế từ các
năm trước)
Được xác định qua
kết quả kiểm toán
của tổ chức kiểm
toán độc lập.
Tổng cộng (IV)
Ta có công thức xác định vốn tự có như sau:
Vốn tự có = Vốn tự có cấp 1 + Vốn tự có cấp 2 – Các khoản giảm trừ
2. Đặc điểm của vốn tự có:
Vốn tự có là nguồn vốn ổn định của ngân hàng và luôn tăng
trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn
vốn kinh doanh (thông thường từ 8% đến 10%), tuy nhiên nó lại giữ một
vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn
khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của ngân hàng.
Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể
vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Nó
còn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỉ lệ an toàn
trong kinh doanh ngân hàng (Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990 thì
Vũ Văn Hải_505411036
Vũ Văn Hải_505411036
8
“Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có!”
một ngân hàng không được phép huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự
có vì nó ảnh hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng). Theo luật các tổ
chức tín dụng của VN, một ngân hàng khi cho vay đối với một khách
hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất không được phép vượt quá 15%
vốn tự có của ngân hàng...
3. Chức năng của vốn tự có
Chức năng bảo vệ: Trong hoạt đông kinh doanh luôn tiềm ẩn
rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn
cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Khi đó
vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và
đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên.
Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự
có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng.
Ngoài ra, do mối quan hệ tương hỗ giữa ngân hàng với khách hàng,
vốn tự có còn có chức năng bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi
gửi tiền tại ngân hàng.
Chức năng hoạt động: Thể hiện ở chỗ vốn tự có có thể được sử
dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn
trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng
không cao. Vì vậy chức năng hoạt động ở đây cũng chỉ là thứ yếu.
Chức năng điều chỉnh: Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan
quản lý ngân hàng thường hướng vào đó để ban hành những quy định
nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn để xác định
tính an toàn (ví dụ như các ngân hàng không được đầu tư vào tài sản cố
định vượt quá 50% vốn của ngân hàng). Vốn tự có còn là căn cứ để xác
định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an
toàn trong kinh doanh.
II. Các biện pháp tăng vốn tự có ngân hàng thương mại
1. Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là biện pháp dành riêng cho các ngân hàng
thương mại cổ phần! Biện pháp được các ngân hàng thương mại cổ phần
sử dụng rất phổ biến trong giai đoạn này để tăng vốn.
Có hai hình thức chủ yếu là phát hành cổ phiếu thường (cổ phiếu
phổ thông) hoặc cổ phiếu ưu đãi.
Vũ Văn Hải_505411036
Vũ Văn Hải_505411036
9