Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bàn về phạm trù cái bi và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay. lấy ví dụ trong đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.74 KB, 12 trang )

Hoàng Thương Hà
370631
Nhóm 06 – N02
ĐỀ BÀI
Bàn về phạm trù “cái bi” và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của sinh
viên hiện nay. Lấy ví dụ trong đời sống xã hội.
Mục lục
Mở đầu 2
Nội dung 3
I. Bàn về phạm trù “cái bi” ……………………………………………
1. Bản chất của cái bi
a. Cái bi là một phạm trù mĩ học cơ bản:
b. Chủ thể của bi kịch
c. Cảm xúc bi kịch
2. Cái bi trong nghệ thuật
3. Cái bi trong đời sống
II. Ý nghĩa của “cái bi” trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện
nay………………………………………………………………… 9
Kết luận
Mục lục tham khảo
1
MỞ ĐẦU
Từ ngàn đời xưa, con người ta luôn hướng tới những giá trị “chân – thiện –
mỹ”, hướng tới cái đẹp, hướng tới sự hoàn thiện cuộc sống. Cho đến ngày nay,
chân – thiện mỹ nói chung, cái hay và cái đẹp nói riêng cũng là cái mà con người
luôn tìm kiếm và mong muốn được sở hữu. Đẹp là đích hướng của văn chương,
đẹp là năng lượng của cuộc sống; là con người, ai cũng muốn hướng tới cái tốt, cái
đẹp. Làm việc tốt, biết cảm nhận cái đẹp – đó là giá trị của cuộc sống. Trong cái
đẹp gồm có cái đẹp, cái cao cả, cái bi và cái hài. Trong đó, cái bi lại là một phạm
trù bao quát tổng thể cả những phạm trù khác của cái đẹp. Cái bi – nói một cách
khác, chính là sự biểu hiện cao độ của cái đẹp.


Cái bi là sự xung đột giữa cái đẹp và cái xấu, cái đẹp ở vị trí thấp hơn và bị
cái xấu tiêu diệt. Cái bi được thể hiện một cách tập trung và điển hình nhất trong bi
kịch - một thể của loại hình kịch.
Là một trong những phạm trù cơ bản của khách thể thẩm mỹ cái bi là một
hiện tượng thẩm mỹ đặc biệt. Cái bi không có trong tự nhiên, bởi vì các sinh vật
trong tự nhiên không có tư duy, tình cảm, ý thức nên dù có xung đột căng thẳng
đến máy cũng không thể tạo thành cái bi. Nói cách khác, cái bi chỉ xuất hiện trong
xã hội loài người. Vì vậy, cá nhân tập trung vào việc phân tích về phạm trù cái bi
làm để từ đó làm rõ hơn về bản chất cũng như những mặt khác nhau của cái bi.
2
NỘI DUNG
1. Bàn về phạm trù của “cái bi”.
a) Cái bi là một phạm trù mĩ học cơ bản:
Trong nghệ thuật, cái bi được thể hiện rõ nhất thể hiện được thuộc tính của
nó chính là bi kịch. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, cái bi với tư cách là một
phạm trù thẩm mỹ có ý nghĩa bao quát và rộng lớn hơn nhiều.
Cái bi, giống như cái đẹp là một phạm trù mĩ học, được có mặt từ rất sớm
trong lịch sử. Từ thời cổ đại Hi Lạp, cùng với lịch sử phát triển của những tư tưởng
mĩ học, bản chất của cái bi cũng ngày càng được các triết gia các nhà lí luận mĩ
học đi sâu khám phá. Theo như Aristotle - người được coi là có công đầu trong
việc nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống về bản chất của bi kịch, thì cái bi là một
hiện tượng quan trọng trong xã hội và bi kịch chính là đỉnh cao nhất của nghệ
thuật. Bi kịch có nhân vật trung tâm là những người tốt, có hành động nghiêm túc
và cao thượng. Nhưng trong xung đột với cái xấu lại phải chịu bất hạnh, thậm chí
cái chết. Cái chết trong bi kịch không phải là một cách để dập tắt những cái đẹp,
cái giá trị của bi kịch mà chính là một cách cao nhất để thể hiện nó.
Cái bi và cái đẹp tuy có nhiều điểm chung, nhưng cái bi và cái đẹp lại là hai
phạm trù hoàn toàn khác biệt, cái bi chủ yếu xuất hiện nhiều hơn trong nghệ thuật
đặc biệt là phân nội dung – khác với việc cái đẹp có thể xuất hiện cả trong hình
thức. Cái bi cũng chi xuất hiện trong xã hội loài người, gắn với những đau thương,

hi sinh, mất mát, buồn thương, nuối tiếc,…Tuy nhiên, không phải sự đau thương,
3
mất mát nào cũng mang tính bi. Cái chết của một kẻ đê tiện, sự thất bại của một
phong trào phản quốc, việc tình yêu vị kỷ bị tan vỡ… không làm cho chúng ta rơi
lệ trong sự cảm phục và xót thương. Chỉ có những tài năng lớn bị vùi dập, nhân
cách cao thượng bị xúc phạm, khát vọng đẹp đẽ bị đổ vỡ… mới gợi nên những
cảm xúc gắn liền với bản chất của cái bi.
Khi cuộc chiến giữa cái đẹp và cái xấu diễn ra, những tác nhân khách qua và
chủ quan tác động đến chủ thể của nó khiến cho nhân vật trung tâm của chúng ta
chịu những áo lực cả về mặt tinh thần và vật chất, đó chính là lúc nhân vật đó phải
huy động mọi sức mạnh tinh thần và vật chất tiềm ẩn trong mình, vượt qua mọi
khó khăn và trở ngại trên đường dẫn đến mục đích cao cả vì sự chiến thắng của cái
thiện trước cái ác, cái đúng trước cái sai… Cho dù với nhiều lí do, nhân vật của
chúng ta dù có hay không đạt được mục đích của mình, không đạt được những giá
trị cao nhất trong cuộc chiến của bản thân thì những gì mà họ mang lại cũng đem
đến cho chúng ta sự khâm phục, tôn trọng.
Mặc khác, bản chất cái bi gắn bó với cái đẹp, cái cao cả và cái anh hùng.
Nói khác đi, cái bi chính là cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng trong mối xung đột với
những thế lực đối kháng. Không có xung đột giữa tự do và tất yếu sẽ không có cái
bi. Mối xung đột càng quyết liệt thì tính bi càng tăng và nỗi cảm thông càng lớn.
Đó là những khẳng định của mĩ học duy vật biện chứng. “ mỗi bên trong đó đều tỏ
ra có đủ tính tất yếu và đầy đủ sực mạnh để coi mình là hợp pháp và không chịu
nhượng bộ”.
Cái bi cá nhân nghĩa là cái bi gắn với mỗi cá nhân đó là những khát vọng
chính đáng của một con người về hạnh phúc, một cuộc sống xứng đáng, trong một
điều kiện xã hội nhiều vấn đề nảy sinh mà cái khát khao đó của con người khó trở
thành những điều trong tầm tay. Với những xung đột dấm tới sự mất mát đau khổ
của một người nhưng lại trở thành một hình tượng đáng để tôn trọng, khâm phục
4
và học hỏi, cảm nhận được những cái đẹp từ đó. Loại bi kịch cá nhân này cũng thể

hiện không kém phần gay go, quyết liệt.
Đằng sau những xung đột cá nhân này bao giờ cũng phản ánh những xung
đột xã hội rộng lỡn, những xung đột mang tầm vóc lịch sử. Cái bi lịch sử, là cái bi
mà cả một giai đoạn lịch sử loài người cùng trải qua, có nhiều những khía cạnh
khác nhau trong xung đột đó. Nhưng, dù là cá nhân hay lịch sử, cũng đều cần
thấm nhuần tinh thần xã hội rộng rãi. Kế thừa và phát triển những thành tựu di sản
trong lí luận mĩ học của các nhà lí luận mí học đi trước, mĩ học duy vật biện chứng
đã xem xét bản chất thẩm mĩ của cái bi trong mối quan hệ giữa xung đột, tính cách
và cảm xúc trong cái bi.
Bởi vậy mà những xung đột này chỉ có thể kết thúc bằng cái chết của một
trong hai bên đối lập. Trong cuộc sống cũng như nghệ thuật những xung đột này
diễn ra rất nhiều như : Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cách mạng khi nó chưa đủ
sức để chiến thắng cái cũ cái lạc hậu, phản động. Những bi kịch của cái cũ trong
cuộc đấu tranh chống lại cái mới đang nảy sinh nhưng bản thân cái cũ vẫn chưa
mất hết khả năng phát triển nội tại của nó, ở một mức nhất định vẫn còn có ý nghĩa
tiến bộ về mặt lịch sử, còn biểu hiện tính tích cực khách quan chứ chưa phải đã
hoàn toàn lỗi thời. Đồng thời, bi kịch của sự nhầm lẫn, hạn chế về mặt nhận thức.
Đây là loại bi kịch này sinh khi mà nhân vật bi kịch phái đương đầu với đối tượng
mà chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về đối tượng, nên cuối cùng phải trả giá
cho sự nhầm lẫn, kém hiểu biết của mình bằng cái chết.
b) Chủ thể của bi kịch.
Đầu tiên, nhân vật bi kịch trước hết phải là những người đại diện cho lí
tưởng cho cái đẹp, nhân vật trung tâm của cái bi trước hết phải là cái đẹp, họ mang
trong mình những khát vọng chân chính - là những con người “tốt nhất so với
những người trong thực tế, qua những xung đột bi kịch họ bộc lộ tính cách bi kịch
5
của mình. Cái bi chỉ thực sự diễn ra khi nhân vật bi kịch có thái độ tích cực để cải
tạo hoản cảnh vượt lên trên hoàn cảnh.
Tiếp theo, Cuộc đấu tranh của các nhân vật bi kịch đã bị thất bại tạm thời
trong hoàn cảnh không thuận lợi, khi cái đẹp chưa vượt lên được cái xấu, cái ác, thì

cái cao cả chưa chiến thắng được cái tầm thường đê hèn. Cái bi bởi vậy là sự mất
mát của cái cao cả, cái đẹp. Những đau khổ mất mát của nhân vật bi kịch phải gánh
chịu là những cái giá phải trả trên con đường kiếm tìm hạnh phúc đầy chông gai và
trở ngại.
c) Cảm xúc bi kịch.
Cảm xúc thẩm mĩ trong cái bi nảy sinh do cái chết của nhân vật tiến bộ, bởi
vậy nó có khả năng gây xúc động, và so với cảm xúc mà cái đẹp cái hài mag lại thì
cái bi là loại cảm xúc mãnh liệt nhất, có sực tác động sâu sắc nhất đến con người.
Cái chết của nhân vật bi kịch là cái chết lí tưởng, của cái đẹp, là cái chết để khẳng
định sự bất tử của những con gười chân chính. Bởi vậy đằng sau những giọt nước
mắt xót thương, đồng cảm là niềm tin, là sự phấn khích với mong muốn vượt qua.
Tóm lại, với tư cách là một phạm trù mĩ học, “cái bi” gắn kiền với những
xung đột có ý nghĩa xa hội giữa cái đẹp với cái xấu, cái tích cực với cái tiêu cực mà
có thể là kết quả của sự thất bại, tiêu vong của nhận vật tích cực - những con người
đã đấu tranh đến cùng vì lí tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của con người,
qua đó gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ tích cực - những con người đã đấu tranh
đến cùng vì lí tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của con người, gợi lên những
cảm xúc thẩm mĩ tích cực, khẳng định niềm tin của con người đối với những giá trị
chân chính của cuộc sống, kích thích con người hướng về phía trước.
2. Cái bi trong cuộc sống.
6
Trong cuộc sống, ẩn chứa muôn vàn những điều hay, những điều tốt đẹp.
Nhưng song song với nó lại là những điều tồi tệ, những bi ai, sầu muộn. Cũng
giống như một bức tranh –
bức tranh cuộc sống, có
mảng sáng, mảng tối, có
những mảng loang lổ cả
sáng cả tối, nó tạo nên
bức tranh cuộc sống
muôn màu, muôn vẻ. Có

tốt, có xấu; có vui, có
buồn; có hạnh phúc, có
bi kịch. Con người trong
bức tranh cuộc sống cũng không tránh khỏi những lẽ tự nhiên ấy, khi con người tác
động vào tự nhiên cũng tạo nên bi kịch, và điều họ nên làm là khám phá tự nhiên,
chinh phục tự nhiên bằng một cách nào đó hạn chế tối đa những bi kịch mà tự
nhiên đã tác động trở lại con người, xã hội loài người.
Trong cuộc sống, cái bi đến với mỗi con người, không trừ kẻ giàu người
nghèo; không trừ kẻ khôn, người dại; không trừ hạng quân tử cho đến kẻ tiểu nhân,
ai ai cũng đã, đang hoặc sẽ trải qua bi kịch. Bi kịch đến với con người cũng do
nhiều nguyên nhân, khách quan hoặc chủ quan, những tình huống ngẫu nhiên hay
tất nhiên, nhưng hầu hết đều gây thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần cho mỗi cá
nhân hay xã hội.
Trong các loại bi kịch, hầu hết lại bắt nguồn từ các mâu thuẫn, đối kháng
giai cấp, đấu tranh giai cấp đối kháng về lí tưởng xã hội, dẫn đến những cuộc cách
mạng do điều kiện về mọi mặt chưa chín muồi đã rơi vào tình huống bi kịch. Đôi
khi bi kịch lại tiếp nối bi kịch, bi kịch của cá nhân, bi kịch của xã hội, bi kịch của
7
xung đột, bi kịch của mâu thuẫn trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa
tự nhiên với xã hội,…
3. Cái bi trong nghệ thuật.
Nghệ thuật là mức độ
biểu hiện cao nhất của cái đẹp
trong mối quan hệ thẩm mỹ
giữa con người với hiện thực,
bởi vậy, cái bi trong nghệ
thuật cũng được biểu hiện một
cách tập trung nhất, điển hình
nhất. Cái bi được phổ biến
trong hầu hết các hình thức

nghệ thuật, nhưng đặc biệt có
trong bi kịch. Từ bi kịch thời
Hi Lạp cổ đại với những tác
giả nổi tiếng như Eschyle,
Xôphoclo, Ơripit với những
xung đột bi kịch chủ yếu xoay
quanh con người với định mệnh, cho đến những bi kịch thời phục hưng tập trung
phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa lí tưởng nhân văn với sự trói buộc tôn giáo và chế
độ phong kiến thần quyền. Vào thời kì này người ta xem nhiều kịch của
Shakespeare từ Othello đến vua Lia hay đặc biệt là Hamlet. nhiều nhà nghiên cứu
nhận định Hamlet thực sự là một trong những bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân
khấu thế giới.
8
Cái chết Nguyễn Trãi trong lịch sử là một bi kịch cá nhân:
Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng
(Tố Hữu)
Cái bi lịch sử gắn với những xung đột dẫn tới sự thất bại của cả một phong
trào, một lực lượng. Cuộc vận động cách mạng do các chí sĩ yêu nước lãnh đạo hồi
đầu thế kỷ là một ví dụ.
Ông cha ta từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
(Chế Lan Viên)
II. Ý nghĩa của “cái bi” trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay:
Sinh viên là một bộ phận không nhỏ trong xã hội hiện nay, số lượng sinh
viên ngày càng nhiều và trở thành một những nhân chứng sống động nhất cho xã
hội hiện tại. Sinh viên nắm giữ tương lai của đất nước, là những con người đang
trong giai đoạn phát triển, là giới trẻ, là nhiệt huyết, là những khát khao rực cháy
nhất trong xã hội. Biết và hiểu về cái bi, hiểu được những bản chất của quy luật
của cuộc sống sẽ khiến họ có những cái nhìn đa chiều, sâu sắc về những xung đột

diễn ra trước hết là từ chính bản thân họ, rồi đến cuộc sống xung quanh và cả sự
vận động của xã hội.
Xưa nay không ít người đi tìm nguồn gốc của những xung đột gây ra cái bi.
Có người tin vào định mệnh, số phận. Ấy là khi con người chưa đủ khả năng lý
giải cái bi từ những mối xung đột có thật ngoài đời. Họ khó tránh khỏi quan điểm
duy tâm. Đến lượt các nhà duy vật thì khác, họ nhận thấy nguyên do của cái bi từ
mối quan hệ đối kháng trong xã hội và từ những sức mạnh hủy diệt chưa khống
chế nỗi ngoài tự nhiên. Chính đây là cơ sở sinh ra “bi kịch lạc quan” trong cuộc
sống cách mạng và nghệ thuật cách mạng một thời. Cuộc đấu tranh vì những mục
9
tiêu cao cả và lớn lao không thể không căng thẳng và quyết liệt. Sự hy sinh, mất
mát là khó tránh khỏi. Trong nhiều tình huống bi kịch, con người bình thản đón
nhận cái chết, trong lòng hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi tất yếu mai sau. Họ
hiểu rõ giá trị của sự đổ máu, hy sinh. Họ không mảy may buồn đau, run sợ. Ý
nghĩa của “bi kịch lạc quan” thật vô cùng to lớn.
Tuổi trẻ là một chuỗi ngày mới mẻ của những đứa con tập làm người lớn,
cuộc sống sô bồ và đầy dẫy những vấn đề mà trong sách vở và gia đình không thể
dạy hết cho chúng ta được, người duy nhất có thể giúp đỡ được chúng ta không ai
khác ngoài bản thân mình. Sinh viên chủ yếu là những người trẻ tuổi mới bước ra
khỏi xã hội, bước vào những xung đột của cuộc sống, để rồi trải nghiệm, thích ứng
và trưởng thành hơn từ những gì mà bản thân đã trải qua. Học hỏi là điều không hề
đơn giản, học như thế nào để có thể giúp chúng ta có được kết quả tốt nhất cũng là
một điều phải học, tìm hiểu về cái bi khiến cho những bạn trẻ không còn cảm thấy
những điều đang diễn ra trong cuộc sống trở thành điều gì quá xa lạ, khiến chúng
ta tổn thương và mềm yếu, sợ hãi chẳng thể lớn lên được. Thậm chí, giúp cho
chúng ta nhận ra được giá trị của cuộc sống, của cái đẹp để từ đó yêu cuộc sống
hơn, biết chọn lọc giữa cái đúng và cái sai, cái đạp và cái xấu, từ đó hiểu rõ bản
thân hơn và hòa nhập, cùng hướng đến cái đẹp, hoàn thiện bản thân mình và giúp
cho cuộc đời đẹp hơn.
Không riêng “bi kịch lạc quan”, cái bi nói chung bao giờ cũng có tác dụng

khơi dậy những tình cảm lành mạnh, kích thích những hành động mãnh liệt nhằm
tích cực cải tạo hoàn cảnh, thúc đẩy cuộc sống đi về phía trước. Ý nghĩa giáo
dục của cái bi đặc biệt rõ rệt trong nghệ thuật. Khả năng “thanh lọc
hóa” (catharsis) tâm hồn người xem bi kịch đã được Arixtote nói tới từ lâu.
Ngoài ý nghĩa giáo dục, cái bi còn có ý nghĩa nhận thức sâu sắc. Cái bi giúp
cho con người nhìn nhận cuộc sống với tất cả sự phong phú, phức tạp có thực của
nó. Không nên né tránh mâu thuẫn. Sự phát triển là gì nếu không phải là việc giải
10
quyết mâu thuẫn để tạo lập một thế cân bằng mới cao hơn. Với ý nghĩa ấy, trong xã
hội phát triển của tương lai, cái bi vẫn còn có cơ sở xuất hiện. Khát vọng chinh
phục thế giới ở con người là vô hạn, với sinh viên thì khả năng này là không giới
hạn, vì họ đang có đủ cả những điều kiện tốt nhất cả về trí lực lẫn vật chất. Nhưng,
đáng tiếc thay, khả năng để làm việc đó ở con người vào một thời điểm nhất định
lại chỉ có hạn mà thôi. Không phải ai cũng có thể có được những cái nhìn rõ ràng,
thực tế và tìm ra con đường để giúp bản thân và xã hội cùng vươn lên những cái
“chân thiệ mĩ” mà mỗi chúng ta vẫn mơ ước. Vì vậy, mà nhiều hậu quả đáng tiếc
còn xảy ra, để những cái bi thương trở thành thương tâm nhưng lại không hề mang
tính cái bi mà cái đẹp, cái đích của cả xã hội hướng tới.
11
Kết luận
Cái bi là một phạm trù đã, đang và mãi tồn tại trong cuộc sống con người.
Cái bi được thể hiện rất đa dạng, phong phú khi nó luôn hiện hữa một cách chân
thực.
Khi mà những khát khao vươn đến những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống vẫn
còn tiếp diễn như nó đang diễn ra thì cái bi vẫn sẽ mai đồng hành cùng con người.
Cái bi là một phần của cái đẹp, cũng giống như những xung đột dẫn đến sự phát
triển ngày một đi lên, đem lại cho không chỉ mỗi cá nhân, lịch sử xã hội nói chung
mà chịu nhiều tác động đến ngay cả trong cuộc sống hiện tại, mỗi ngày, mỗi giờ,
mỗi giây, mỗi phút ở khắp mọi nơi. Và cả những sinh viên như chúng ta cũng phải
chịu ảnh hưởng của chúng

Mục lục tham khảo
 Đại cương Mỹ học
 Văn học phương Tây, tập 1, Nxb Giáo dục, 1990, tr. 207-217;
Văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, 1998, tr. 78-86.
Về lịch sử phân tích, giải thích hình tượng Hamlet, xin xem: A. Sten Các
đỉnh cao văn học thế giới, M. 1977, (Tiếng Nga).
 Luanvan.co
 Lịch sử văn học phương tây, Mỹ học
12

×