Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 58 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch hiện nay được xem là ngành “công nghiệp” không khói, ngành kinh tế quan
trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đối với Việt Nam, du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
cuả đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá hiện nay, đặc biệt là khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc mở
rộng và phát triển du lịch là cách tốt nhất để quảng bá hình ảnh đất nước và góp phần phát
triển nền kinh tế quốc gia. Với lợi thế là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km,
điều kiện tự nhiên thuận lợi kết hợp với một nền lịch sử lâu đời, Việt Nam có những điều
kiện lý tưởng để phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn.
Những năm gần đây, Cửa Lò (Nghệ An) đã trở thành điểm hẹn du lịch hấp dẫn của
du khách bốn phương. Trong những năm qua Cửa Lò đã thu hút được số lượng lớn khách
du lịch trong và ngoài nước. Với bãi tắm dốc, thoải, bãi cát mịn màng, nước biển trong
xanh, đây còn là một vùng in đậm những nét riêng của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ. Từ
những ưu thế về tiềm năng tự nhiên và nhân văn, du lịch Cửa Lò có nhiều điều kiện để
phát triển. Tuy nhiên tính thời vụ trong du lịch ở Cửa Lò thể hiện khá rõ rệt, điều đó làm
cho hoạt động du lịch ở đây gặp nhiều khó khăn, du lịch của vùng chưa khai thác được tối
đa tiềm năng của địa phương. Từ thực trạng trên tôi muốn đi sâu tìm hiểu tính thời vụ
trong du lịch Cửa Lò để có thể đưa ra được các giải pháp làm hạn chế được phần nào tính
mùa vụ trong du lịch biển, đưa hoạt động du lịch của địa phương phát triển. Do vậy, tôi
chọn đề tài “ Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và
giải pháp hạn chế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
- Dựa vào cơ sở lí luận về du lịch và thời vụ du lịch để phân tích, đánh giá những biểu
hiện của tính thời vụ.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch và nâng cao hiệu quả
kinh doanh du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu khái quát về du lịch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An


- Tìm hiểu về nguyên nhân và những ảnh hưởng của tính thời vụ đối với du lịch Thị xã
Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
- Đưa ra các giải pháp hạn chế tính thời vụ.
1
3. Lich sử nghiên cứu của đề tài
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đến tính thời vụ trong du lịch cũng
như các đề tài định hướng giải pháp nhằm làm hạn chế tính thời vụ như:
- “Tính thời vụ trong du lịch biển Việt Nam” của trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí
Minh. Đề tài đã nêu lêu được những đặc điểm cơ bản của tính thời vụ trong du lịch, khái
quát được nguyên nhân gây nên tính thời vụ và đặc biệt đề tài đã chỉ ra được những đặc
điểm về tính thời vụ ở vùng biển Việt Nam.
Ngoài ra còn một số đề tài luận văn, thạc sĩ đã nghiên cứu về tính thời vụ trong du
lịch như:
- “Tìm hiểu tính thời vụ trong du lịch nghĩ biển ở Hải Phòng. Thực trạng và một số kiến
nghị, giải pháp”. Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ được tính thời vụ trong du lịch nghỉ
biển ở Hải Phòng cũng như đánh giá được những tiềm năng phát triển du lịch nghỉ biển ở
đây. Tác giả đã chỉ ra được những hạn chế của tính thời vụ, những tác động của tính thời
vụ đến hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng. Đồng thời đã đưa ra được một số giải pháp
khắc phục tính thời vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng.
- “Tính thời vụ trong du lịch và các biện pháp khắc phục tại công ty cổ phần du lịch
Ao Vua”. Ao Vua thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội), là công ty hoạt động trong lĩnh vực du
lịch đã khá lâu. Tuy nhiên do hạn chế của tính thời vụ mà trong những năm qua, hoạt
động kinh doanh du lịch của công ty Ao Vua có sự ảnh hưởng. Trong đề tài nghiên cứu
này, tác giả đã nêu lên một số những tác động bất lợi của tính thời vụ như làm giảm lượng
khách, các tour, tuyến du lịch… gây nên những bất ổn cho kinh doanh và từ đó tác giả đã
đề ra các giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ tại công ty đưa công ty phát triển theo
đúng tiềm năng của nó.
Đối với Thị xã Cửa Lò cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về khía cạnh du lịch
như: “Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn với khách du lịch”, “Tìm hiểu hướng
phát triển du lịch bốn mùa ở Cửa Lò”, “Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt

động du lịch biển Cửa Lò”. Các đề tài đã phần nào làm rõ được tính thời vụ của du lịch ở
Cửa Lò đồng thời có đề ra một số biện pháp làm hạn chế những tác động của tính thời vụ
đối với hoạt động du lịch ở đây. Tuy nhiên các đề tài này chỉ đề cập tới một khía cạnh
như tính mùa vụ trong du lịch biển hay một số giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du
lịch biển.
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ các hiện tượng và các hoạt động kinh tế băt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hoặc tập thể ở ngoài nơi cư trú
thường xuyên của họ hoặc ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Như vậy các điều kiện
và nhân tố du lịch tồn tại và phát triển của các thành phần: tự nhiên, kinh tế- xã hội và các
quy luật cơ bản của các loại hình du lịch. Do đó, khi nghiên cứu hoạt động du lịch cần
2
phải nghiên cứu một cách toàn diện trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích các bộ phận
của nó, từ đó xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận đó cũng như mối quan hệ
trong hoạt động du lịch với các hoạt động kinh tế- xã hội khác. Đây cũng là quan điểm
chủ đạo trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Tính thời vụ trong du lịch do nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng vì vậy việc nghiên
cứu tính thời vụ trong du lịch Cửa Lò cần phải dựa trên phân tích, đánh giá tổng hợp của
nhiều yếu tố liên quan.
4.3. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Du lịch và tính thời vụ trong du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính thời vị
trong du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và quá trình phát triển du lịch, đặc biệt là
quá trình cung cầu trong du lịch. Vì vậy khi nghiên cứu chúng ta cần xem tính thời vụ là
một phần trong du lịch. Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời
vụ trong du lịch cần phải dự trên quan điểm phát triển bền vững mới đảm bảo tính ổn định
và lâu dài trong phát triển du lịch.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung

Nghiên cứu tính thời vụ du lịch ở Thị xã Cửa Lò, các nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ
du lịch, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò,
tỉnh Nghệ An
5.2. Không gian
Phạm vi nghiên cứu ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
5.3. Thời gian
Thời gian nghiên cứu là từ năm 2005 đến năm 2012. Định hướng và giải pháp đến
năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực địa
Là phương pháp truyền thống của địa lí học, được sử dụng rộng rãi trong địa lí du
lịch, để tích lũy tài liệu thực địa về đặc điểm du lịch của vùng, là phương pháp thu thập
thông tin đáng tin cậy nhất và xây dựng được các phương pháp phân tích khác như bản
đồ, biểu đồ.
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Các số liệu được thu thập từ nhiều từ nhiều nguồn khác nhau nhằm chứng minh cho
tính thời vụ trong du lịch Cửa Lò. Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước
để có thể dẫn giải cho đề tài của mình.
- Phương pháp thống kê
3
Các tài liệu thống kê được thu thập là các tài liệu có giá trị pháp lí. Các tài liệu thu
thập được từ các cơ quan ban ngành của Cửa Lò và các website có liên quan… để so
sánh, tìm ra được những đặc điểm riêng biệt trong tính thời vụ Cửa Lò cũng như có thể
đưa ra được các giải pháp hạn chế.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu đề tài, phương
pháp được sử dụng để hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của đối tượng và khách
thể nghiên cứu. Quá trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu,
số liệu thống kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bố
của các cơ quan, ban ngành của tỉnh.

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Nhằm chứng minh và làm sáng tỏ cho những nhận định cũng như có thể thấy rõ
được sự biến đổi, các mối quan hệ qua lại với nhau, ngoài dùng số liệu tương đối và tuyệt
đối thì chúng ta có thể cụ thể hóa bằng các biểu đồ và bản đồ
Biểu đồ và bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Việc sử dụng
phương pháp này giúp các vấn đền nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn tính thời vụ trong du lịch
Chương 2: Tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh
Nghệ An
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Những khái niệm cơ bản về du lịch
4
a. Khái niệm du lịch
Hiện nay thuật ngữ du lịch trở nên rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với
ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được la tinh hoá thành Tornus và sau đó thành
Touriste (tiếng Pháp), Tourism (tiếng Anh).
Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán. Du nghĩa là
đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải.
Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và nâng
cao khả năng lao động của con người, nhưng du lịch lại liên quan mật thiết đến sự di
chuyển chổ ở của họ. Trong suốt 6 thập kỉ kể từ khi Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch
được thành lập năm 1925 tại Hà Lan thì khái niệm du lịch luôn được tranh luận.
Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời
khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng xung quanh nghỉ ngơi, giải trí
hay chữa bệnh.

Khái niệm du lịch của I.I Pirôgionic (1985) được sử dụng rộng rãi: “Du lịch là một dạng
hoạt động cuả dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời
bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: Du lịch là những hoạt động liên quan
đến chuyến đi của con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định.
b. Khái niệm “khách du lịch”
Việc xác định ai là du khách có nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây cần phân biệt du
lịch, khách thăm quan và lữ khách dựa vào tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gian
chuyến đi.
Theo nhà kinh tế học người Anh: Khách du lịch là “tất cảnhững người thỏa mãn 2 điều
kiện: rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian dưới 1 năm và chi
tiêu tiền bạc mà nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó”
Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang
tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận từ
một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”
Năm 1937 Ủy ban thống kê của liên hiệp quốc đưa ra khái niệm về khách quốc tế như
sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú
thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24giờ”
5
c. Khái niệm về cung – cầu du lịch
- Khái niệm nhu cầu du lịch
“Cầu du lịch” là hình thức biểu hiện nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về hàng
hoá và dịch vụ để đảm bảo cho sự đi lại, lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, vui chơi giải
trí, nghỉ ngơi, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghề nghiệp và tham gia vào các hoạt
động xã hội đặc biệt.
“Cầu du lịch” được cấu thành bởi 2 nhóm: “cầu” về dịch vụ du lịch và “cầu” về hàng
hoá vật chất.

“Cầu” về dịch vụ du lịch bao gồm “ cầu” về các loại dịch vụ vận chuyển, lưu trú và
ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ đặc trưng và hàng hoá lưu niệm.
“Cầu” về hàng hoá gồm cầu về hàng hoá ở nơi cư trú thường xuyên, hàng hoá tại
điểm du lịch phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và mang về nơi cư trú.
- Khái niệm cung du lịch
“Cung du lịch” là hình thức biểu hiện của sản xuất các hàng hoá và dịch vụ du lịch
cho thị trường. Nó là biểu hiện vật chất của các khả năng cung ứng các hàng hoá và dịch
vụ du lịch nhằm thoả mãn “Cầu du lịch”.
“Cung du lịch” được xác định về số lượng và chất lượng. Khía cạnh khối lượng của
“Cung du lịch” phản ánh khối lượng và cấu trúc của hàng hoá, dịch vụ có thể thực hiện
trên thị trường vào một thời điểm nhất định.
- Mối quan hệ cung – cầu trong du lịch
Quan hệ giữa cung và cầu du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp và chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Mối quan hệ này có khá nhiều
điểm bất lợi cho cả người kinh doanh du lịch (cung) và khách du lịch (cầu).
Cung du lịch mang tính chất cố định, không thể di chuyển như tài nguyên du lịch,
khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi, giải trí… Còn cầu du lịch lại phân tán. Như vậy, chỉ
có dòng chuyển động một chiều từ cầu đến cung hay nói cách khác, cung du lịch tương
đối thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
Cầu du lịch mang tính tổng hợp. Còn mỗi đơn vị trong kinh doanh chỉ đáp ứng được
một hoặc một vài phần của cầu du lịch. Tính độc lập của các thành phần trong cung du
lịch gây không ít khó khăn cho khách du lịch trong việc sắp xếp, bố trí các hoạt động để
có một chuyến đi như ý muốn.
6
d. Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình lao động sang tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu
cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm – khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn
khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các yếu tố, các hiện tượng tự nhiên, thành phần và các
thể tổng hợp tự nhiên… trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các
sản phẩm du lịch.
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa:
“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch”
Giá trị cao nhất của tài nguyên du lịch tự nhiên là các di sản thiên nhiên thế giới.
- Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình
phát triển, có sức hấp dẫn du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu
quả về xã hội, kinh tế và môi trường. Chúng thường là những giá trị văn hoá tiêu biểu,
đặc sắc của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
Đối với tài nguyên du lịch nhân văn thì có những đặc trưng riêng, có giá trị nhận
thức hơn là giải trí, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở nơi
đông dân, mức độ thu hút khách du lịch lớn, có sự lựa chọn…
Tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng, phong phú, quan trọng nhất là các di tích
lịch sử và các lễ hội.
1.1.2. Tính thời vụ trong du lịch
a. Khái niệm và đặc điểm tính thời vụ du lịch
- Khái niệm tính thời vụ
Cho đến nay, nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịch như:
Tính thời vụ là sự dao động lặp đi, lặp lại đối tượng cung và cầu của dịch vụ và
hàng hóa du lịch. Nó xãy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định.
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu khì kinh doanh mà tại đó có sự
tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.
- Đặc điểm của tính thời vụ du lịch
7
+ Tính thơi vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả vác nước và các vùng có
hoạt động du lịch.

Về mặt lí thuyết nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm
bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng, các năm thig tại vùng đó tính thời
vụ không tồn tại. Tuy nhiên khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác
động lên hoạt động kinh doanh du lịch, làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được
cường độ đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.
+ Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy
thuộc vào các loại hình du lịch phát triển.
Mỗi loại hình du lịch có mùa du lịch riêng, như tại các vùng biển của Việt Nam sẽ
phát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè, nhưng
nếu tại đó có nhiều nguồn nước khoáng có giá trị thì ở đó sẽ phát triển mạnh mẽ hai loại
hình du lịch là nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghĩ dưỡng, chữa bệnh vào mùa đông
dẫn đến tại địa điểm đó có hai mùa du lịch trong năm.
+ Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với
các loại hình du lịch khác nhau
Độ dài của mùa du lịch và cường độ mùa chính còn phụ thuộc vào thể loại du lịch
khác nhau. Thông thường loại hình du lịch chữa bệnh thường có độ dài hơn nhưng cường
độ yếu vì giá trị tài nguyên du lịch phục vụ cho loại hình du lịch này ít biến động trong
năm. Trong khi đó du lịch nghỉ biển thì ngược lại: mùa du lịch ngắn hơn nhưng cường độ
mùa chính cao hơn nhiều vì tài nguyên du lịch phục vụ cho thể loại này phụ thuộc nhiều
vào thời tiết khí hậu. Để đơn giản hoá ta có thể nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch qua
sự thay đổi của cường độ hoạt động kinh doanh du lịch qua các khoảng thời gian (mỗi
tháng, mỗi ngày). Về mặt tổng quát có thể biểu thị thời vụ du lịch theo đồ thị sau:
8
Cường độ hoạt động
Một chu kì kinh doanh
Trước vụ
Đỉnh vụ
Sau vụ
Chính vụ
Thời gian

Trong đó:
Chính vụ: (trong vụ) là khoảng thời gian mà cường độ hoạt động du lịch mạnh và
cũng chính là thời gian mà doanh thu cũng như lượng khách hàng tập trung chủ yếu.
Đỉnh vụ: là thời điểm mà cường độ hoạt động đạt mức cao nhất.
Ngoài vụ: (trái vụ) là khoảng thời gian không phải là chính vụ, thời điểm lượng
khách cũng như doanh thu mang lại ít, rất nhỏ bé so với thời điểm chính vụ. Ngoài vụ bao
gồm có trước vụ và sau vô.
Trước vụ: khoảng thời gian trước chính vụ.
Sau vụ: khoảng thời gian sau chính vụ.
+ Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và chênh
lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau mùa vụ chính thể hiện
yếu hơn Ngược lại, ở những nơi du lịch mới phát triển, mùa du lịch thường ngắn hơn và
sự chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời gian trước và sau mùa chính thể
hiện rõ nét hơn.
b. Các nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ du lịch
Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác động của nhiều nhân tố, đó là tự nhiên và
kinh tế - xã hội. Một số các nhân tố tác động chủ yếu lên cung du lịch, một số khác lại
tác động chủ yếu lên cầu du lịch. Có nhân tố tác động lên cả cung và cầu du lịch và thông
qua đó tạo nên tính mùa vụ trong du lịch.
- Nhân tố tự nhiên
Trong các nhân tố tự nhiên, khí hậu là nhân tổ chủ yếu quyết định đến tính thời vụ
du lịch. Tuy nhiên ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động lại khác nhau.
Hướng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình
du lịch khác nhau. Như:
Đối với các loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi thì mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố khí hậu là rất lớn. Du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậu
như cường độ ánh sáng, độ ẩm, hướng gió cộng với một số đặc điểm khác của biển và bờ
9
biển và các điều kiện tự nhiên khác quyết định đến nhu cầu của khách du lịch từ đó dẫn
tới việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch.

Đối với thể loại du lịch khác khí hậu không ảnh hưởng trực tiếp lên tài nguyên du
lịch. Khách du lịch của các thể loại du lịch này thường chọn khi thời tiết thuận lợi như
vào mùa xuân, mùa thu hay mùa khô để thực hiện cuộc hành trình du lịch. Do đó, biểu
hiện cường độ khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm.
Điều kiện về tài nguyên du lịch như bờ biển đẹp, dài… mùa du lịch biển tăng và
ngược lại hoặc các danh lam thắng cảnh phong phú sẽ làm tăng cường độ du lịch tham
quan. Ở những vùng có suối nước khoáng tạo điều kiện du lịch chữa bệnh phát triển… Độ
dài của thời vụ du lịch của một vùng phụ thuộc vào sự đa dạng của các thể loại du lịch có
thể phát triển ở đó.
Ví dụ: Một nước có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch sẽ ngắn
hơn so với một nước khác vừa có thể phát triển du lịch nghỉ biển vừa kết hợp với du lịch
chữa bệnh và văn hóa.
- Nhân tố kinh tế - xã hội – tâm lí
+ Về kinh tế:
Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch bởi
thực để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, nên thu
nhập của người dân ngày càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Vì vậy ở các
nước có nền kinh tế phát triển người ta đi du lịch nhiều hơn, họ có thể thực hiện nhiều
chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính giảm, góp
phần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính. Điều đó cho thấy rõ tác động của
thu nhập đến tính thời vụ.
Sự thay đổi tỉ giá hối đoái cũng tác động khá lớn đến nhu cầu đi du lịch. Chẳng hạn
đồng tiền quốc gia nơi đến bị mất giá so với đồng tiền có khả năng chuyển đổi như USD,
EURO… thì sẽ làm tăng nhu cầu du lịch và ngược lại. Sự thay đổi có thể kéo theo làm
thay đổi mức độ, thời vụ của du lịch.
+ Thời gian nhàn rỗi:
Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu du
lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi.
Thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài của thời hạn phép
và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người ta thường chỉ đi du lịch một

lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du lịch với mong muốn được tận
10
hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại
thời gian nghỉ phép năm dài cho phép con người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọng
nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa
chính, tăng cường độ thu hút nhu cầu ngoài mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗi
góp phần giảm cường độ của du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngoài
mùa du lịch.
Đối với những người hưu trí, số lượng của đối tượng này ngày càng tăng do tuổi thọ
trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu có đủ điều kiện kinh
tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ mùa du lịch chính.
+ Sự quần chúng hóa trong du lịch
Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông khách có khả
năng thanh toán trung bình (thường ít có kinh nghiệm đi du lịch) họ thường thích đi du
lịch vào mùa du lịch chính. Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ
vốn có trong du lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm
giá vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi
ngoài mùa chính để thu hút khách.
+ Phong tục tập quán
Thông thường là các phong tục có tính chất lâu dài và được hình thành dưới tác
động của các điều kiện kinh tế – xã hội. Các điều kiện này thay đổi sẽ tạo ra các phong
tục mới nhưng không thể xóa bỏ phong tục cũ và chúng có thể chấp nhận được.
Ví dụ: ở miền Bắc nước ta vào mùa xuân là mùa lễ hội như Chùa Hương, Chùa
Thầy, Đền Hùng, Hội Lim…chiếm tới 74% trog tổng số lễ hội trong năm.
+ Nhân tố mang tính tổ chức- kĩ thuật
Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở
du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn việc xây dựng các
khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh… tạo điều kiện cho các cơ sở
này hoạt động quanh năm.
Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnh

hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động đến thời vụ du
lịch.
11
Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinh
doanh du lịch – khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùa
chính hoặc dùng các hình thức khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.
Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của
luồng khách du lịch giúp cho khách du lịch nắm được các thông tin về điểm du lịch để họ
có kế hoạch đi nghỉ sớm hoặc sau mùa chính một khi họ thấy có lợi.
Các nhân tố trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác động đồng thời, trong
thực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố cùng một lúc. Ngoài ra
tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác động theo hướng ngược
lại. Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo ra cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ
thuật thích hợp. Vì vậy, cần phải hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu
tố ảnh hưởng đến độ dài mùa của từng loại hình du lịch. Từ đó để tìm ra được mọi khả
năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động trong cả năm, nâng cao chất lượng phục
vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du lịch, khách sạn.
c. Ảnh hưởng tính thời vụ đối với hoạt động du lịch
Tính thời vụ du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của quá trình du
lịch – đến cư dân sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhà
kinh doanh du lịch.
- Đối với tài nguyên du lịch
Tính thời vụ trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch bất hợp lý, gây ra
lãng phí lớn. Cụ thể là trong mùa chính thì sử dụng quá tải nguồn tài nguyên dẫn đến
xuống cấp, cạn kiệt hoặc những hư háng. Trong khi đó khoảng thời gian trái vụ lại hầu
nh không được sử dụng còng nh không kịp để sửa chữa, phục hồi.
- Đối với môi trường sinh thái
Với cường độ hoạt động cao trong mùa vụ sẽ dẫn đến những tác động không nhỏ
tới môi trường sinh thái. Xả rác thải bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước, chặt cây phá rừng, làm
hỏng cảnh quan.

- Đối với nhà kinh doanh du lịch
Các bất lợi khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở
kinh doanh du lịch và ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến: chất lượng phục vụ du lịch, việc tổ
chức và sử dụng nhân lực, tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ
12
có liên quan, dịch vụ công cộng, tổ chức hạch toán và tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ
thuật.
- Đối với nguồn nhân lực
Việc sử dụng cũng như trình độ nhân lực gặp rất nhiều tác động xấu. Cụ thể là trong
thời gian chính vụ cần một đội nguồn lao động đông đảo, với rất nhiều các công đoạn,
công việc cụ thể khác nhau trong khi đó ngoài vụ thì chỉ cần một lượng lao động vừa phải
với tính chất công việc chỉ là nhằm duy trì. Khi chuẩn bị vào mùa vụ các công ty du lịch
lại phải tổ chức tuyển chọn và đào tạo cho một số lao động lớn nhưng khi hết mùa vụ thì
lượng lao động này lại không có việc và họ phải tìm kiếm các công việc khác nhằm duy
trì cuộc sống. Chính vì vậy trình độ của đội nguồn lao động không được đảm bảo.
- Đối với khách du lịch
Đó là việc du khách vào chính vụ thì quá đông dẫn đến nhìn xung quanh lúc nào
cũng chỉ thấy người là người, các dịch vụ thì có khi lại không đảm bảo chất lượng với
việc xô bồ lộn xộn, giá cả cao hoặc bị chèn ép… Khi cầu du lịch tập trung lớn hạn chế
khả năng tìm chổ nghỉ ngơi thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào
mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện
giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi
lại, lưu trú của khách. Do vậy, dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.
- Đối với chính quyền địa phương
Khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra không ít những sự mất thăng bằng cho
việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra
những khó khăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.
Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì chính quyền địa
phương thất thu các khoản thuế, lệ phí không nhỏ ngoài mùa vụ; các ngành nghề lĩnh vực
kinh tế khác như ngành nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, điện,

nước, viễn thông cũng bị ảnh hưởng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ
cho hoạt động du lịch.
- Đối với cư dân sở tại
Khi cầu du lịch tập trung quá lớn, gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các
phương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thông công
chính, điện, nước, mạng lưới thương nghiệp…), làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày của người dân địa phương.
13
Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những người làm hợp
đồng theo thời vụ sẽ không còn việc, ngoài ra ngay cả những nhân viên cố định ngoài thời
vụ cũng có thu nhập thấp hơn.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH
1.2.1. Ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du
lịch quanh năm.
Sự đa dạng về khí hậu: Việt Nam có lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam. Do
vậy, chỉ có miền Bắc và miền Trung có mùa đông lạnh, ở miền Nam khí hậu nóng ấm
quanh năm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lich nghỉ biển cả năm.
Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời
vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch.
+ Trong giai đoạn hiện nay, đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và
mục đích rất khác nhau.
Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là tắm biển, nghỉ dưỡng và tham quan lễ
hội. Họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng mùa hè và các tháng đầu năm.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp với
kinh doanh thăm dò thị trường, kí kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan tìm hiểu,
khách đến Việt Nam chủ yếu là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn nhiều so với luồng khách du lịch quốc tế.
+ Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ du
lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và trung tâm du lịch biển là khác nhau. Điều đó phụ

thuộc vào sự phát triển loại hình kinh doanh du lịch khác nhau và cấu trúc,đặc điểm của
các luồng khách du lịch.
Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách
du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (các
phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản
xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tập trung chính vào khoảng thời gian từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau bởi các nguyên nhân:
Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm. Trong
giai đoạn hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là Việt Kiều và khách tham
quan, tìm hiểu những lễ hội này.
Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian kì nghỉ hè vì thời gian
nghỉ hè họ thường cùng với những người thân của họ mới có thời gian nghỉ ngơi.
1.2.2. Ở Nghệ An
14
Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam. Là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát
triển du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tuy nhiên do ảnh
hưởng của các yếu tố như khí hậu, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán… nên du lịch
Nghệ An cũng mang đậm tính mùa vụ. Du khách đến du lịch tại Nghệ An tập trung chủ
yếu vào các tháng mùa hè, khi thời tiết nắng nóng do lượng khách chủ yếu tham gia vào
loại hình du lịch nghỉ dưỡng và tắm biến đặc biệt là tại Cửa Lò. Những tháng mùa hè,
doanh thu cũng như hoạt động du lịch diễn ra sôi nỗi và hấp dẫn hơn so với các tháng
mùa đông (Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng rất lớn từ gió Mùa mùa đông, tạo nên một mùa
đông lạnh kéo dài). Khách đến Nghệ An , ngoài nghỉ dưỡng, tắm biển thì còn tham gia
tìm hiểu bề dày văn hóa, lịch sử mang đậm bản sắc của mãnh đất xứ Nghệ.
Lượng khách đến du lịch tại Nghệ An chủ yếu là khách du lịch nội địa. Tuy nhiên
trong những năm gần đây thì lượng khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng lên nhanh
chóng. Điều này chứng tỏ được sức hấp dẫn của du lịch Nghệ An đối với du khách trong
và ngoài nước.
Tính thời vụ đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động du lịch của Nghệ An, nó làm cho
hoạt động du lịch ở đây diễn ra không đồng đều trong năm (tập trung vào các tháng mùa

hè), nguồn lao động trong du lịch ngày càng tăng nhưng chất lượng chưa cao, cơ sở lưu
trú chỉ hoạt động sôi nổi trong mùa hè còn mùa đông thì ảm đạm và ít khách.
Như vậy có thể thấy rằng, tính thời vụ trong du lịch không chỉ ảnh hưởng đến một
địa phương, một tỉnh mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới phạm vi cả một nước hay một khu
vực.
Chương 2: TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ,
TỈNH NGHỆ AN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN
2.1.1. Giới thiệu chung về Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
15
Nguồn: Thành lập
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
Thị xã Cửa Lò nằm ở tọa độ từ 18
o
45 – 18
o
50 vĩ độ Bắc, từ 105
o
42’ – 105
o
45’ kinh
độ Đông, cách thành phố Vinh 16km về phía Đông Bắc, thủ đô Hà Nội hơn 300km về
phía Bắc và cách TP Hồ Chí Minh 1400km về phía Nam. Thị xã Cửa Lò cũng được nối
với Lào và Bắc Thái Lan bằng đường Quốc lộ 8A, cách Viên Chăn thủ đô của Lào
468km, Thị xã Cửa Lò nằm gọn trong vòng cung của 2 con sông: sông Cấm ở phía Bắc
và sông Lam ở phía Nam.
16
Dân số năm 2010 là 70.398 người, diện tích là 28,68 km2. Trong thời gian tới, Cửa
Lò sẽ sát nhập thêm 4 xã của huyện Nghi Lộc là Nghi Thạch, Nghi Khánh, Nghi Xuân và
Nghi Hợp nâng tổng diện tích của thị xã lên 49,52 km², dân số sẽ vượt trên 100.000

người. Lực lượng lao động xấp xỉ 30 ngàn người.
Cửa Lò trước đây gồm 4 xã và một thị trấn của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm
1994, Cửa Lò được tách ra và nâng thành cấp thị xã với 2 xã và 5 phường.
Cửa Lò có vị trí giao thông thuận lợi là nằm gần tuyến du lịch đường bộ, đường sắt
xuyên Việt, gần sân bay, bến cảng.
Hiện nay, Cửa Lò được xác định là trung tâm kinh tế du lịch trọng điểm của tỉnh
Nghệ An bởi du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.
Sau 16 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt tốc độ khá cao, đặc
biệt trong giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 18 -20%. Kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu là du
lịch, dịch vụ. Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò ngày càng tăng. Doanh thu từ hoạt
động du lịch, khách sạn năm 2010 đạt 725 tỷ đồng. Năm 2011 với việc khai thác du lịch
đảo Ngư, Cửa Lò hy vọng thu hút trên 2 triệu lượt khách.
2.1.2. Tiềm năng du lịch ở Thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An
17
Nguồn: Website Du lịch Cửa Lò
Hình 2.2. Bản đồ các địa điểm du lịch tại Cửa Lò
a. Tiềm năng du lịch tự nhiên
18
- Bãi biển Cửa Lò
Cửa Lò được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đánh giá là một trong những bãi tắm
lý tưởng nhất Việt Nam: Với chiều dài gần 10 km, được bao bọc bởi hai con sông ở hai
đầu, độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh, sóng vừa phải, độ mặn thích hợp từ 3,4 đến
3,5% là những đặc điểm mà không phải bãi tắm nào cũng có. Bãi tắm Cửa Lò chia thành
ba bãi nhỏ: Bãi tắm Lan Châu (ở phía Bắc), Bãi tắm Xuân Hương (ở giữa) và Bãi tắm
Song Ngư (ở phía Nam).
Hiện nay, khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở Bãi tắm Xuân Hương. Vì vậy tiềm
năng bãi biển Cửa Lò còn rất lớn. Trong tương lai, hai bãi tắm còn lại sẽ được đầu tư xây
dựng các du án du lịch cao cấp như: khu resort, thể thao nước, Công viên thế giới tuổi
thơ, Khu liên hiệp du lịch-thương mại-thể thao, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo
tàng hải dương học Khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ đưa du lịch Cửa Lò hoạt

động quanh năm, tăng thêm thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho người dân địa
phương.
Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phía
nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt
nhìn thấy cát. Mùa hè, cũng là lúc gió tây nam vượt Trường Sơn đổ về, buổi sáng gió tây
nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu; chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng
là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm.
- Hệ thống đảo ven bờ
Về phía Bắc nằm ngay sát biển Cửa Lò có đảo Lan Châu, chia bãi tắm Cửa Lò thành
hai khu vực riêng biệt. Những lúc triều dâng, toàn đảo dầm chân trong nước biển. Dưới
chân núi, về phía đông nam có nhiều tẳng đá lớn, hình thù kỳ lạ với nhiều tên gọi khác
nhau. Trên đảo, năm 1936, vua Bảo Đại đã cho xây lâu đài để nghỉ dưỡng. Từ đây, du
khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị xã Cửa Lò và được phóng tầm mắt nhìn ngắm
biển khơi bao la. Tại đây có loài cúc biển đẹp lạ kỳ do chính vua Bảo Đại đem giống cây
từ Pháp về.
Về phía Đông Nam cách bờ biển 4km là đảo Song Ngư như hai con cá khổng lồ che
chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội. Đảo Ngư là nơi sinh sống của các hệ động thực vật rất
19
phong phú, gồm có các loài khỉ và các loài dê hoang dã, chim muông Hiện nay, thị xã
đang xây dựng khu du lịch sinh thái trên hòn đảo này.
Ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và hòn con nối với nhau,
từ đất liền nhìn ra trông như cặp mắt, dân gian quen gọi là Đảo Mắt.
Phía Đông nam đảo Mắt có một cụm đá lô nhô, chất chồng tạo nên những hang
động kỳ thú gọi là động Tiên. Trên đỉnh đảo có một chạn đá rộng gọi là Động An Lạc.
Trong dân gian miền biển còn lưu giữ một truyền thuyết cổ tích “Nàng Tố Nương mỏi
mắt trông chồng” nói về hòn đảo này: “Tố Nương quê vùng An Lạc, Sơn Tây, chồng
nàng quê ở Hàm Hoan, nay là xứ Nghệ. Vợ chồng đều là tướng lĩnh của nghĩa quân Hai
Bà Trưng. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương
quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may thuyền bị
phong ba dạt vào đảo Quỳnh Nhai. Đến đây, nàng không còn sức lực và phương tiện để đi

vào đất liền được nữa, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm dán mắt vào quê chồng”. Tên
gọi Đảo Mắt - Nhãn Sơn có từ đó. Đảo Mắt cách đất liền 18 hải lý và cũng như Đảo Ngư
nó là một hòn đảo có ý nghĩa về mặt quân sự. Tuy nhiên du khách có thể đến thăm đảo
Mắt khi cơ quan quân sự địa phương cấp giấy phép.
- Khu du lịch sinh thái Cửa Hội
Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000. Tọa lạc trên khuôn viên
rộng hơn 4ha với đường bờ biển dài 500m. Khu du lịch sinh thái Cửa hội nằm ẩn mình
dưới rừng phi lao xanh mát, quanh năm tắm mình trong tiếng ru của rừng dương và biển
cả. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội là địa điểm nghỉ mát lý tưởng cho những ai muốn thoát
khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thị thành. Đặc biệt từ vị trí này, du khách có thể
tận mắt ngắm nhìn toàn cảnh Đảo Ngư tuyệt đẹp.
Khu du lịch sinh thái Cửa Hội lại nằm cạnh dòng sông Lam, gần thành phố Vinh và
việc đi lại rất thuận lợi, môi trường cảnh quan trong lành là điều kiện tốt để phát triển du
lịch. Hơn nữa ở đây lại có nguồn hải sản dồi dào, bà con cũng biết chế biến những món ăn
truyền thống dân dã. Đặc biệt cái chân tình, mộc mạc của người dân đã làm cho du khách
thêm yêu mến khi qua vùng đất này. Tương lai không xa, khu du lịch sinh thái Cửa Hội
được quy hoạch nằm trong phần đất của dự án Làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam
tại Cửa Lò. Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo nên một điểm nhấn quan trọng
cho du lịch Cửa Lò.
20
- Cảng Cửa Lò
Cảng Cửa Lò nằm phía bờ nam con sông Cấm, thuộc địa phận phường Nghi Tân, thị
xã Cửa Lò, vị trí thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hoá quốc tế đặc biệt là trung
chuyển hàng cho nước bạn Lào và đông bắc Thái Lan. Cảng được xây dựng năm 1979,
đến năm 1985 đưa vào khai thác sử dụng. Sau nhiều lần mở rộng và nâng cấp, cảng Cửa
Lò có tổng diện tích 32ha, có 4 cầu cảng với tổng chiều dài 780m; độ sâu vùng đậu tàu là
7,5m, độ sâu vùng luồng là 5,5m; được trang bị nhiều thiết bị hiện đại đồng bộ, có cần
cẩu sức nâng 130 tấn để bốc xếp các loại hàng siêu trường siêu trọng. Về lâu dài, với kế
hoạch phát triển du lịch để biến Cửa Lò thành khu du lịch nghỉ mát, việc sử dụng tàu nhỏ

và vừa là điều khả thi.
Về mặt địa lý, tàu từ Singapore, Thái Lan, Malaysia và đảo Hải Nam (Trung Quốc)
đều có thể đưa Cửa Lò vào hành trình của mình và chỉ cần vài ngày ở trên bờ là có thể du
lịch thăm những nơi du lịch nổi tiếng của Nghệ An, Hà Tĩnh và cả Di sản thiên nhiên thế
giới- Phong Nha-Kẻ Bàng. Tàu chở khách là một một ngành kinh doanh lớn và phát triển
trong cộng đồng đặc biệt với người cao tuổi, đây là một biện pháp lý tưởng để tham quan
Châu á và Đông phương. Cảng Cửa Lò nằm trên vị trí tốt nhất ở phía Bắc Trung bộ Việt
Nam cho việc phát triển thị trường dịch vụ biển. Những khả năng du ngoạn trên bờ tới
những địa danh đẹp nhất Việt Nam đã tạo cho Cửa Lò một địa điểm lý tưởng cho cả các
công ty du lịch tàu biển đến cả những cảng quanh đấy.
b. Tiềm năng du lịch nhân văn
- Lễ hội
+ Lễ hội sông nước Cửa Lò
Đã thành thông lệ, vào 30/4 - 1/5 hằng năm, khu nghỉ mát biển Cửa Lò lại trở nên
đông vui và náo nhiệt với sự góp mặt của du khách khắp mọi miền đất nước. "Lễ hội sông
nước Cửa Lò" khai trương mùa du lịch mới tại Cửa Lò. Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ
thuật, du lịch hấp dẫn có quy mô rất lớn khiến du khách "lạc" trong những tiết mục đậm
đà bản sắc của một vùng cửa biển.
Ngoài các chương trình truyền thống như lễ khai quang, rước thần, lễ tạ, yết cáo, hội
đua thuyền, liên hoan nghệ thuật quần chúng, thời trang biển Cửa Lò còn mở thêm
tuyến du lịch Bãi Chùa Đảo Ngư; quy hoạch, xây dựng chợ hải sản, chợ ẩm thực, chợ
đêm, các cụm dịch vụ để trưng bày và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của thị xã và tỉnh
Nghệ An, phát triển những ngành nghề truyền thống gắn với nhu cầu phục vụ du lịch như
21
nghề khai thác chế biến hải sản, trồng rau sạch, thủ công mỹ nghệ, chế tác đá nhằm tạo
ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng miền biển xứ Nghệ.
+ Lễ rước bài vị Thái uý quận công Nguyễn Sư Hồi.

Cách đây 500 năm, từ một vòng cung biển hoang sơ, Thái uý quận công Nguyễn Sư
Hồi - Người con trai cả trí dũng song toàn của Khai quốc công thần - Cương quốc công

Nguyễn Xí dưới thời nhà Lê đã chiêu dân, lập ấp, mở lối, đắp nền, lập nên làng Vạn Lộc
tức Cửa Lò ngày nay. Sinh thời ông hết lòng vì nước, vì dân, được vua Lê Thánh Tông
ban chiếu khen thưởng và phong chức "Nhập nội Thái uý - Tham dự triều chính - phò mã
đô uý" và tôn ngài làm Thần Hoàng muôn đời hương khói tại Trại Cây Bàng - làng Vạn
Lộc - Cửa Lò ngày nay. Hàng năm cứ vào dịp này, nhân dân Cửa Lò và các vùng phụ cận
lại tổ chức lễ hội để ghi nhớ công đức của ngài và khởi đầu cho một mùa mở biển.
- Làng nghề truyền thống
Cửa Lò không chỉ có tiềm năng về tự nhiên để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham
quan, tắm biển mà còn có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống. Làng nghề
truyền thống ở Cửa Lò được hình thành với những bí quyết cùng những sinh hoạt văn hóa
dân gian, phong tục tập quán riêng đặc sắc.
Những làng nghề có khả năng phát triển du lịch như làng nghề chế biến hải sản Nghi
Hải, làng đóng tàu Trung Kiên, làng mây tre đan xuất khẩu Nghi Phong,
- Ẩm thực
Du khách đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản ngay tại các nhà
hàng và nếu có thể ngay tại bãi biển. Lý thú nhất là món ăn mực nhảy: chưa có bãi biển
du lịch nào có món ăn này, chỉ cách bờ khoảng 50 đến 100 m, du khách đi thuyền nan (có
người điều khiển) sẽ được câu mực và nướng mực (hoặc hấp) ăn ngay sau vừa mới được
câu lên. Một món ăn mà du khách khi đến Cửa Lò chắc chắn không bao giờ quên.
2.1.3. Các loại hình du lịch chủ yếu
a. Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển
Bãi biển Cửa Lò được công nhận là một trong những bãi tắm tốt nhất cả nước bởi
khí hậu trong lành, ấm á về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, độ mặn vừa phải thích hợp, có
bãi cát trắng mịn nước luôn trong. Bãi tắm dài 10km hình vòng cung từ Cửa Hội thông tới
Cửa Lò, có Đảo Ngư và Đảo Mắt án ngự bên ngoài chắn bão. Với hệ thống cơ sở lưu trú,
22
nghỉ dưỡng đa dạng và đồng bộ là điều kiện thuận lợi để Cửa Lò phát triển loại hình du
lịch tắm biển, nghỉ dưỡng tùy du khách lựa chọn như tắm biển, tắm hơi, leo núi, ẩm thực
với các loại đặc sản biển.
Bãi tắm Cửa Lò chia thành ba bãi nhỏ: Bãi tắm Lan Châu (ở phía Bắc), Bãi tắm

Xuân Hương (ở giữa) và Bãi tắm Song Ngư (ở phía Nam).
b. Du lịch văn hoá tâm linh
Ở vùng đất Cửa Lò có nhiều di tích lịch sử văn hoá: Đền thờ Nguyễn Xí, đền thờ
Nguyễn Sư Hồi, đền Thu Lũng, chùa Lô Sơn, chùa đảo Ngư, đi liền với các di tích ấy là
các lễ hội. Ngoài ra du khách còn có thể được nghe hát dân ca xứ Nghệ, tìm hiểu cuộc
sống, lịch sử văn hoá, ngôn ngữ của người dân nơi đây cũng là điều thú vị đối với khách
du lịch.
Từ Cửa Lò du khách còn có thể mở rộng diện tham quan tới các chùa nổi tiếng của
vùng lân cận như: Đền Cuông thờ An Dương Vương (Diễn Châu), khu du lịch Mai Hắc
Đế, Đền và mộ Đức thánh Hoàng Mười, khu di tích Kim Liên – quê hương Chủ tịch Hồ
Chí Minh , bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.
c. Du lịch thể thao
Bơi, lặn, bóng chuyển bãi biển, lướt sóng, đua thuyền, du lượn, leo núi…đều có thể
tổ chức ở đây. Đặc biệt, dưới đáy biển có san hô ở khu vực đảo Ngư và trong chiến tranh,
có một số tàu thuyền, máy bay bị đắm ngoài khơi Cửa Lò. Những người ham mê môn thể
thao này có thể lặn xuống những con tàu đắm ngoài khơi, khám phá đáy đáy dương.
d. Du lịch sinh thái và nông nghiệp
Khu vực lận cận quanh Của Lò ngày càng diễn ra nhiều hoạt động kinh tế. Công
việc trồng hoa, lúa rau, cây ăn quả là những hoạt động hấp dẫn du khách tìm hiểu và
khám phá. Những khu chợ đang bắt đầu phát triển , tạo cho du khách cơ hội giao tiếp với
người dân địa phương. Du khách cũng có thể tới thăm nơi nuôi đà điểu,khỉ, dê, lợn
rừng… trên đảo Ngư, nuôi cá giò trên biển Đông hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, thú vị.
Ngoài ra, du khách có thể đến tham quan khu du lịch sinh thái Song Ngư – Cửa Hội.
Khu du lịch sinh thái Cửa hội nằm ẩn mình dưới rừng phi lao xanh mát, quanh năm tắm
mình trong tiếng ru của rừng dương và biển cả. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội là địa điểm
23
nghỉ mát lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thị
thành.
e. Du lịch bằng thuyền
Sông Cấm và sông Lam đều có những cảnh đẹp trải dài hai bên bờ. Du lịch bằng

thuyền sẽ cho du khách cơ hội tham quan những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, non
nước hữu tình xứ Nghệ. Du lịch bằng thuyền thăm mộ Vua Mai, đền ông Hoàng Mười,
núi Dũng Quyết, rừng Bần Hưng Hoà, đi đảo Ngư và nghe hát dân ca trên biển.
Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch, nghỉ mát, du lịch câu mực
đêm bằng thuyền thúng ở bãi biển Cửa Lò đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn nhiều du
khách. Chính dịch vụ này đã tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa
Lò, điều mà không bã biển nào trong cả nước có được.
f. Một số loại hình du lịch khác
- Du lịch công vụ
Các khách sạn lớn ở Cửa Lò đều có các hội trường từ nhỏ tới lớn, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của du khách. Sẽ rất thuận tiện nếu kết hợp chuyến công tác của du khách với
nghỉ mát tại Cửa Lò.
- Du lịch MICE
Trong những năm trở lại đây, dịch vụ MICE ở Thị xã Cửa Lò khá phát triển, do
Cửa Lò có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Du khách có thể kết hợp với tham quan du
lịch với hội nghị, công tác. Đặc biệt là sự phối hợp hiệu quả du lịch giữa các địa phương
trong tỉnh Nghệ An, tạo nên những tour, chuyến du lịch hấp dẫn để du khách có thể bớt
được những căng thẳng trong công việc.
2.1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
a. Giao thông vận tải
Trong năm qua Thị xã đã xây dựng được một số công trình quan trong như: đường
dạo bộ ven biển, hệ thống trục đường giao thông nội thị, cầu cảng đảo Lan Châu, Quảng
trường Bình Minh, hệ thống điện màu lâm viên biển, thảm cây, thảm cỏ, hoa dọc biển.
Đến với Cửa Lò hôm nay, du khách có thể đi bằng đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không rất thuận lợi. Từ Cửa Lò du khách có thể tham gia vào một trong
24
các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng
trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao(Lào)
và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch với những sắc thái riêng.

Hệ thống đường giao thông nội thị được bê tông, nhựa hóa 100% (khoảng trên 80
km). Thảm thực vật cây xanh, thảm cỏ, lâm viên trải dài nhiều kilômét dọc bờ biển.
Hiện tại Cửa Lò cũng đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường dài mà
hành khách có thể tin tưởng lựa chọn như Công ty cổ phần du lịch quốc tế Phúc Lợi,
Công ty vận tải Văn Minh, công ty Ngọc Ánh, Công ty Vạn Xuân.
Tại Thị xã thì dịch vụ vận tải cũng đa dạng như tắc xi, xe ngựa, xích lô, xe ô tô điện.
Để đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách, UBND Cửa Lò chỉ đạo các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải hành khách thực hiện nghiêm quy chế hoạt động du lịch của Thị xã.
Ngoài củng cố các dịch vụ hiện có, các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến văn hóa ứng
xử và thái độ phục vụ với du khách. Vì thế, các doanh nghiệp trên cũng đã nhận thức
được vài trò trách nhiệm của mình trong công tác phục vụ nhu cầu đi lại của du khách.
Mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách ở Cửa Lò là không
chỉ tăng doanh thu cho đơn vị mà còn phấu đấu làm sao tạo ấn tượng đẹp trong lòng du
khách khi về với Thị xã du lịch.
b. Thông tin liên lạc
Năm 2012, Trung tâm Viễn thông Cửa Lò đang quản lý hơn 8.600 máy điện thoại cố
định, ADSL và thuê bao di động, mạng lưới đã được cáp quang ngầm hoá trải rộng trên
khắp 7 phường, vùng phụ cận thuộc huyện Nghi Lộc và hệ thống 6 tổng đài có dung
lượng gần 15 ngàn số, 8 trạm BTS Vinaphone. Với đội ngũ 40 cán bộ công nhân viên,
trong thời gian qua đội ngũ cán bộ nhân viên ở đây đã phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh không ngừng hiện đại
hóa mạng lưới, ứng dụng công nghệ đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, từng bước khẳng
định thương hiệu của đơn vị. Đặc biệt là vào mùa du lịch 2012, trung tâm đã tiến hành mở
rộng dung lượng ở các trạm phát sóng, nâng dung lượng đường truyền cáp quang. Điều
này đã làm cho tình trạng tắc ngẽn mạng không còn xảy ra trong mùa du lịch.
Hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hệ thống lãnh đạo và quản lý. Phát
25

×