Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm phước tích – phong điền – thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 71 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, du lịch dường như được “thức tỉnh” cùng với sự tiến bộ về
kinh tế và sự nhận thức của con người. Đặc biệt, khi nhu cầu đời sống ngày càng cao,
trong nhịp sống ngày càng gấp gáp, con người càng có nhu cầu tìm về những nét
truyền thống. Chính vì vậy mà, du lịch đồng quê, du lịch về nguồn, du lịch các làng
nghề cũng có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển.
Đi dọc theo dòng sông Ô Lâu, xuôi về xứ Cồn Dương thì du khách sẽ thấy ẩn hiện
trước mắt mình là một ngôi làng cổ dần dần ẩn hiện. Đó là làng nghề thủ công truyền
thống – làng gốm Phước Tích. Ngôi làng cổ thứ hai của Việt Nam. Cách trung tâm
thành phố Huế chừng 40km về phía Bắc, chỉ với diện tích chừng 1km
2
, nhưng ngôi
làng này có nhiều nét rất đặc biệt. Làng cổ Phước Tích nổi danh khắp kinh thành Huế
về nghề gốm vào khoảng thế kỉ XVIII - XIX. Làng có vị trí đẹp, ba mặt được bao bọc
bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng; có hệ thống nhà rường cổ đạt đến trình độ
mỹ thuật cao. Kết hợp với cảnh sắc thanh bình, hài hòa. Đây chính là lợi thế mà làng
cổ có lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng. Đến với làng cổ Phước Tích du khách
như lọt mình vào một miền cổ tích thơ mộng, hiền hòa giữa lòng cuộc sống hiện đại.
Sở hữu một lợi thế rất riêng để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay
làng cổ Phước Tích chưa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến. Chính
vì vậy mà việc phát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích còn gặp nhiều khó khăn.
Trong khuôn khổ vấn đề này, chúng tôi xin chọn đề tài “Tiềm năng và thực trạng
phát triển du lịch ở làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2008 – 2012.” để nghiên cứu và làm rõ, bởi làng gốm đã mang trong mình nhiều
nét đẹp bí ẩn của nghệ thuật tạo hình và văn hóa độc đáo rất riêng của người dân
Phước Tích. Từ đó có thể giới thiệu với mọi người tiềm năng để phát triển du lịch ở
vùng đất này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đối với gốm Phước Tích, là một trung tâm sản xuất gốm đã từng nổi tiếng trong lịch
sử. Chính vì vậy mà có khá nhiều đầu sách và bài báo viết về làng gốm Phước Tích.


Từ buổi đầu thành lập, Phước Tích đã nổi tiếng với nghề làm gốm. Trong sách Ô
Châu cận lục viết vào năm 1553 đã từng ghi nhận: “Đồ đất nung ở Dõng Cảm, Dõng
Quyết mối lợi không ngờ”. Dõng Cảm là tên gọi của làng Mỹ Xuyên, Dõng Quyết là
tên gọi của làng Phước Tích. Hai làng đều nằm bên bờ sông Ô Lâu và có chung ranh
giới là đường Thiên Lý, tuyến đường thông thương giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
Nghiên cứu về làng gốm Phước Tích đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu về làng nghề truyền thống như bản chép tay “Nghề gốm Phước Tích”
của cụ Lê Trọng Ngữ (Người làng Phước Tích). Cuốn sách đã ghi lại lịch sử hình
thành nghề gốm, vùng đất chọn làm gốm, cách thức cũng như quy trình sản xuất gốm.
Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc viết về nghề gốm truyền thống của làng mà chưa
đi sâu vào các giá trị văn hóa như: Nhà rường, đền miếu … Nhưng có thể nói, Bản
chép tay “Nghề gốm Phước Tích” của Lê Trọng Ngữ đã làm tiền đề cho các nghiên
cứu đi sau tìm hiểu về làng cổ này nhà nghiên cứu đi sau tìm hiểu về làng cổ này.
Dựa vào các tài liệu của người đi trước, tác giả Nguyễn Hữu Thông đã công bố
công trình “Huế- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống”, (NxbThuận Hóa, 1994).
Cũng giống như Lê Trọng Ngữ, tác giả cũng mới đề cập đến các phương diên nghề
gốm truyền thống của làng mà chưa đề cập đến các giá trị văn hóa cũng như là việc
phát huy các thế mạnh của làm gốm cổ để phát triển du lịch.
Năm 2004, hội Kiến trúc sư Việt Nam – sở văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế đã
xuất bản công trình Làng di sản Phước Tích. Điều đáng ghi nhận là công trình đã đề
cập khá toàn diện về những giá trị truyền thống của làng.
Gần đây nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) đã công bố
công trình “Từ kẻ Đôộc đến Phước Tích-chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô
Lâu” do Nxb Thuận Hóa ấn hành năm 2011. Trong cuốn sách này, ông đã chỉ ra cho
chúng ta thấy bức tranh văn hóa khá toàn vẹn về làng Phước Tích . Tuy nhiên, cũng
chỉ mới dừng lại ở những nét văn hóa tiêu biểu của làng nghề gốm như truyền thống,
kiến trúc, tín ngưỡng tâm linh, mà chư đề ra biện pháp, cũng như định hướng để bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng.
Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, cũng có khá nhiều bài viết tìm hiểu về
văn hóa làng nghề và bước đầu đề cập đến phát huy nét văn hóa độc đáo của làng gốm

để phát triển du lịch như “ Phước Tích – Màu xanh hi vọng”.
Như vậy, đến bây giờ chưa có một công trình nào đi sâu đánh giá tiềm năng của
làng cổ Phước Tích để phát triển du lịch địa phương. Trên cơ sở kế thừa những thành
tựu của các nhà nghiên cứu đã đi trước, cùng quá trình điều tra tại làng, chúng tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Phước
Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012” làm đề tài cho khóa
luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn các giá
trị văn hóa độc đáo của dân tộc và phát huy các thế mạnh của làng để phát triển du
lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Phong Điền nói chung và làng
gốm Phước Tích nói riêng.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Phước Tích –
Phong Điền – Thừa Thiên Huế. Từ đó đưa ra định hướng và các giải pháp phát triển
du lịch ở làng nghề truyền thống này.
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch và du lịch ở làng nghề
truyền thống.
Thứ hai, tìm hiểu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Phước
Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012.
Thứ ba, đưa ra định hướng và một vài giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả từ
hoạt động du lịch ở làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế đến năm
2020.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
Thời gian: Khai thác phát triển du lịch chủ yếu trong giai đoạn 2008 - 2012. Định hướng
và giải pháp phát triển đến 2020.
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các tiềm năng của làng nghề để phát
triển du lịch dựa trên cơ sở làng nghề truyền thống – làng gốm Phước Tích – huyện
Phong Điền – Thừa Thiên Huế.

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó, phải đặt nó trong vị trí tương quan với
các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn. Khi
nghiên cứu du lịch ở làng gốm Phước Tích phải đặt nó trong mối quan hệ với sự phát
triển chung của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong mối quan hệ này làng Phước Tích
chỉ là một đơn vị phân cấp rất nhỏ, nhưng có đặc điểm, qui luật vận động, phát triển
riêng và luôn có mối quan hệ qua lại, chặt chẽ với các hệ thống khác, phải vận dộng
theo qui luật của toàn hệ thống.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự
nhiên, văn hoá, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhau
một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thường
được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt
được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
4.1.3. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Chú ý khía cạnh nguồn gốc phát sinh, lịch sử khai thác làng gốm Phước Tích –
Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
Phân tích được tiềm năng phát triển du lịch trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế
giới và hoàn cảnh thực tế của làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường,
điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành du lịch nơi môi trường được xem là yếu tố
sống còn, quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch . Quan điểm phát triển du lịch
bền vững được vận dụng khi nghiên cứu lãnh thổ du lịch Thừa Thiên Huế nói chung
và làng gốm Phước Tích nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, có triển vọng phát triển lâu dài.
Thứ hai, không gây lãng phí tài nguyên và bảo vệ được sự đa dạng tự nhiên, văn
hoá, xã hội; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.

Thứ ba, phát triển du lịch được thống nhất trong qui hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ tư, thường xuyên nghiên cứu tình hình và có điều chỉnh kịp thời.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu được giúp cho người nghiên cứu có
cách nhìn tổng quan về vấn đề và đây là phương pháp sử dụng nhiều, đóng vai trò cơ
sở, điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Cũng chính vì
đóng vai trò cơ sở nên phương pháp này ảnh hưởng tới các kết quả nghiên cứu, tính
chính xác, mức độ khoa học.
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong phòng dựa
trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Tổng quan
tài liệu có được cho phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã
được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Việc phân loại, phân
nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và
những yếu tố khác cần được tiếp cận của vấn đề nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp thực địa
Khảo sát và xử lí số liệu ngoài thực địa là một trong những phương pháp truyền
thống, đặc trưng quan trọng nhất của Địa lí học. Sử dụng phương pháp này giúp cho ta
tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa được sử dụng để thu thập, bổ sung tư liệu về
hiện trạng tài nguyên du lịch và nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu các
vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan tới hoạt động phát triển du lịch.
Đối với luận văn phương pháp thực nghiệm nhằm bổ sung thêm nguồn tư liệu
vàphương pháp này như sau:
Thứ nhất , tiến hành khảo sát, điều tra thực địa tại làng gốm Phước Tích. Tại đây,
tác giả tiến hành quan sát, mô tả, chụp ảnh và tiếp xúc với các nghệ nhân của nghề gốm,
với khách du lịch đến làng gốm.
Thứ hai, tiến hành gặp gỡ, trao đổi với một số khách du lịch ở nơi khác để nhằm mục
đích điều tra mức độ quan tâm của khách du lịch đến gốm Phước Tích.

Thứ tư, tiến hành gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, cơ quan quản lí và
phát triển du lịch.
4.2.3. Phương pháp lấy ý kiến nghệ nhân
Phương pháp này được vận dụng vào luận văn nhằm làm tăng tính chân thực cho
những khảo sát của luận văn. Đồng thời, việc trao đổi, tiếp xúc với các nghệ nhân sẽ
giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự hồi sinh của dòng gốm cổ
Phước Tích.
4.2.4. Phương pháp bản đồ
Việc thành lập bản đồ nhằm gắn các số liệu, tài liệu đã được thu thập và xử lí với
không gian lãnh thổ cụ thể. Để xây dựng bản đồ tác giả sử dụng kĩ thuật GIS với phần
mềm Mapinfo 11.0
Trên cơ sở bản đồ nền là bản các bản đồ đã được quét dạng ảnh: bản đồ hành
chính, giao thông, thuỷ văn thiết kế các lớp dữ liệu mới dựa vào các số liệu, tài liệu
đã tổng hợp được, biên tập, kiểm tra và bổ sung các dữ liệu
5. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở làng nghề truyền
thống.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Phước Tích – Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở làng gốm Phước Tích – Thừa
Thiên Huế đến năm 2020.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở làng nghề truyền
thống
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
a. Khái niệm du lịch
Hiện nay đã có rất nhiều tổ chức đưa ra các khái niệm khác nhau về du lịch như:
Theo các tổ chức lữ hành chính thức của Liên hợp quốc (International Union of

Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống
Hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma – Italia (từ ngày 21/8 đến 05/09/1963),
các chuyên ra đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo I.I.Pirogionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân trong thời
gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế và
văn hóa”.
Nhìn theo góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những
hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang
nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn theo góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, tuy các khái niệm có khác nhau nhưng đều nhấn mạnh rằng du lịch là
hiện tượng những người rời khỏi nơi thường xuyên cư trú của mình đến một nơi khác
trong tời gian rỗi theo nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là để tiếp cận với những
giá trị văn hóa và tinh thần độc đáo, đặc sắc, khác lạ và không nhằm mục đích kiếm
tiền.
b. Khái niệm khách du lịch
Luật Du lịch Việt Nam đã quy định “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp với đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi
đến”. Khách du lịch được chia ra hai loại là: Khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại

Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch: Công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
c. Tài nguyên du lịch
* Khái niệm tài nguyên du lịch
Ngành du lịch là một trong những ngành định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên
du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đếntổ chức lãnh thổn du lịch, đến việc hình thành
chuyên môn hóa các vùng du lịch, hiệu quả kinh té của hoạt động du lịch cũng như sự
tồn tại và phát triển của ngành du lịch. Mặc dù, những ảnh hưởng này chịu sự chi phối
của các nhân tố kinh tế - xã hội nhưng tài nguyên du lịch vẫn đóng vai trò cơ bản
trong sự phát triển của ngành du lịch. Do đó, tài nguyên du lịch được tách ra thành
một phân hệ riêng trong hệ thống lãnh thổ du lịch. Rõ ràng việc đưa ra khái niệm thế
nào là tài nguyên du lịch có một ý nghĩa quan trọng, góp phần định hướng cho sự phát
triển của ngành du lịch.
Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa,
lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả
năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.
Theo quy định tại điểm 3, điều 10 Luật Pháp Du lịch năm 2005, tài nguyê du lịch
được hiểu: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, du tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu
du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. (Luật du lịch – 2005).
Như vậy, tài nguyên du lịch có thể coi là tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế đã
chứng minh, tài nguyên du lịch càng đặc sắc, càng phong phú thì sức hấp dẫn và hiệu
quả du lịch càng cao.
Trên cơ sở đó, có thể hiểu: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa –
lịch sử cùng các thành phần của chúng sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp
hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần và phát triển thể lực và trí
lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.

* Các loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được chia thành 2 nhóm: Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần, các thể tổng hợp tự nhiên,
được khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp, được sử dụng để tại ra sản phẩm du lịch phục
vụ cho mục đích phát triển du lịch, như địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật,
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý
nghĩa đặc trưng cho phát triển du lịch ở một điểm, một vùng, một quốc gia.
Trong các loại tài nguyên du lịch nói trên thì du lịch làng nghề thuộc tài nguyên du
lịch nhân văn, chúng được hình thành và phát triển từ lâu, có sức lôi cuốn một lượng
lớn khách du lịch. Ngoài ra, tài nguyên du lịch nhân văn còn có: Các di tích lịch sử -
văn hóa, lễ hội, văn hóa ẩm thực,
d. Khái niệm làng nghề thủ công truyền thống
Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp,
càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với
nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo kiểu nghề nghiệp,
tạo thành các phường hội như phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải, Từ
đó, các làng nghề được lan truyền và phát triển thành các làng nghề.
Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra các nghề thủ công truyền thống và
các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Quá trình phát
triển làng nghề là quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự
phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả dòng họ và sau đó lan ra cả làng.Thông
qua điều lệ của làng, mà làng nghề đã đặt ra quy định như: không truyền nghề cho
người làng khác, không truyền nghề cho con gái, hoặc uống rượu ăn thề để không lộ
ra bí quyết Trải qua một thời gian dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những làng
nghề còn lưu giữ, có những làng nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những làng nghề
mới ra đời. Vì vậy, quan niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống có nhiều ý kiến
khác nhau:
* Quan niệm về làng nghề

- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng hoạt
động cho nghề ấy và lấy đó là nghề sinh sống chủ yếu. Với quan niệm như vậy thì số
làng nghề hiện nay ở Việt Nam còn không nhiều.
Ví dụ như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng mộc Kim Bồng (Hội An), Thậm
chí ngay cả trong những làng nghề kiểu này, vẫn có một bộ phận dân cư, một số hộ
dân cư không làm nghề này mà làm những nghề khác như buôn bán
- Quan niệm thứ hai: Làng nghề là những làng cổ truyền làm nghề thủ công từ lâu
đời, ở đây không nhất thiết tất cả dân trong dân trong làng đều hoạt động nghề đó.
Người thợ thủ công, nhiều khi cũng làm nghề nông hoặc những nghề khác. Nhưng do
nhu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất một số mặt
hàng thủ công có tính truyền thống. Quan niệm này về làng nghề như vậy vẫn chưa
đủ. Bởi vì, không phải bất cứ làng nào có vài ba lò rèn hay dăm ba gia đình làm nghề
mộc, nghề thêu đều là làng nghề. Để xác định làng đó có phải làng nghề hay không,
cần xem xét tỷ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với tổng thu nhập của thôn
(làng).
- Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các
nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề thủ công truyền thống lâu đời, có sự
liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống
doang nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề. Song quan niệm này vẫn chưa phản ánh
đầy đủ tính chất, đặc điểm của làng nghề, nó như là một thực thể sản xuất kinh doanh
tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp có
tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội một cách tích cực.
Từ những cách tiếp cận trên, chúng ta có thể thấy khái niệm về làng nghề liên quan
đến các nghề thủ công cụ thể. Vào thời gian trước đây, khái niệm làng nghề chỉ bao
hàm các nghề thủ công nghiệp; còn ngày nay với xu hướng trên thế giới, khu vực kinh
tế thứ ba đóng vai trò quan trọng và trở thành chiếm ưu thế và trở thành chiếm ưu thế
về mặt tỷ trọng thì các nghề buôn bán dịch vụ trong nông thôn cũng được xếp vào các
làng nghề. Như vậy, trong làng nghề sẽ có loại làng chỉ có một nghề và làng nhiều
nghề, tùy theo số lượng ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế có trong
làng. Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có một

nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ có lác đác ở một vài hộ không đáng
kể. Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỷ trọng các nghề
chiếm ưu thế gần tương đương nhau. Trong nông thôn Việt Nam trước đây loại làng
một nghề xuất hiện và tồn tại là chủ yếu, loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất hiện
và có xu hướng phát triển mạnh.
Vậy, làng nghề là gì?
Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số
nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các
nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng.
* Quan niệm về làng nghề truyền thống
- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, cư trú
trong một phạm vi địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nong nghiệp,
cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống lâu đời, để sản xuất ra một hoặc
nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. Quan niệm này mới thể hiện được
yếu tố truyền thống lâu đời của làng nghề, còn những làng nghề mới, những tuân thủ
yếu tố truyền thống của vùng hay của khu vực chưa đề cập đến.
- Quan niệm thứ hai:Làng nghề truyền thống là những làng nghề thủ công có
truyền thống lâu năm, thường qua nhiều thế hệ. Song quan niệm này cũng chưa đầy
đủ bởi vì khi nói đến làng nghề truyền thống ta không thể chú ý đến các mặt đơn lẻ,
mà phải chú trọng đến nhiều mặt không gian và thời gia, nghĩa là quan tâm đến tính
hệ thống, toàn diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản
phẩm, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật.
- Quan niệm thú ba:Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại đa số bộ
phận dân cư làm nghề cổ truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác theo kiểu cha truyền con
nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng Trong làng nghề sản xuất
mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay nghề giỏi
làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độc
đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc. Giá trị sản xuất và thu nhập, tiểu
thủ công nghiệp ở làng chiếm tỷ lệ 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của

làng trong năm.
Đây là khái niệm được xem là tương đối đầy đủ bởi vì những làng nghề được gọi
là làng nghề truyền thống hay cổ truyền phải là những làng nghề, có các nghề thủ
công truyền thống; được hình thành, tồn tại và phát triển từ lâu đời, được truyền từ đời
này sang đời khác, sản xuất tập trung, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ
thợ lành nghề, sản phẩm mang tính tiêu biểu và độc đáo.
Để xác định một làng nghề là làng nghề truyền thống thì cần có những tiêu thức
sau:
Thứ nhất, số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng đạt từ 50% trở lên so
với số tổng số hộ và lao động của làng.
Thứ hai, giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống của làng đạt trên
50% giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.
Thứ ba, sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hóa vă bản sắc
dân tộc Việt Nam.
Thứ tư, sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
( Như vậy, từ những cách tiếp cận trên, có thể định nghĩa làng nghề truyền thống là
những thôn (làng) có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống, đươc tách khỏi sản
xuất nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm chủ yếu
trong năm. Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là
nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở
thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công
chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công
nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã
trở thành hàng hóa trên thị trường.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
a. Khái niệm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Từ khái niệm làng nghề truyền thống như đã đề cập ở trên, có thể hiểu làng nghề
truyền thống phục vụ du lịch là có một khoảng không gian lãnh thổ nông thôn mang
đậm nét văn hóa, lịch sử, có các nghệ nhân tiêu biểu thực hiện tổ chức sản xuất một

hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời các làng nghề này còn cung
cấp các dịch vụ và thu hút khách du lịch.
Cần phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa làng nghề truyền thống thông thường
hay làng nghề thương mại và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở chỗ làng nghề
truyền thống phục vụ du lịch có lợ thế thu hút khách du lịch (có giá trị văn hóa lịch sử,
thuận tiện về mặt vị trí địa lý ) và các dịch phục vụ du lịch (trưng bày, bán hàng, biểu
diễn quy trình sản xuất, hướng dẫn tham quan ).
b. Đặc điểm của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trước tiên phải có đầy đủ các đặc điểm
làng nghề truyền thống thông thường. Làng nghề truyền thống nước ta có truyền
thống lâu đời, phát triển phong phú và đa dạng, được thể hiện bởi một số đặc điểm cơ
bản sau đây:
Thứ nhất, làng nghề truyền thống phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề
và gắn chặt với sản xuất nông nghiệp.
Các làng nghề truyền thống ở nước ta đều ra đời và tách dần dần từ nông nghiệp.
Ban đầu, người lao động ở nông thôn do nhu cầu việc làm và thu nhập đã làm nghề
thủ công bên cạnh làm ruộng, nghề chính là làm ruộng, nghề phụ là nghề thủ công.
Khi lực lượng sản xuất đã phát triển thì thủ công nghiệp tách thành một ngành độc
lập, vươn lên thành sản xuất chính ở một số làng; song để đảm bảo cuộc sống, người
dân bao giờ cũng làm thêm nghề nông hay nghề buôn bán hoặc làm thêm các nghề
khác. Sự kết hợp đa nghề này thường thể hiện trong một làng hay trong từng gia đình
bởi vì người thợ thủ công vốn là người nông dân tách ra làm nghề thủ công, từ đó
nghề thủ công truyền thống ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nông dân,
nông nghiệp và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Về cơ cấu ngành nghề đã có sự thích ứng với cơ chế thị trường, một số ngành nghề
phát triển mạnh như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản – thực phẩm Có
thể nói cơ cấu ngành nghề của các nghề truyền thống trong vùng rất đa dạng và phong
phú. Ở các địa phương khác nhau thì tỷ lệ các ngành nghề cũng khác nhau do nhu cầu
tiêu thụ cũng khác nhau.
Về quy mô, đại bộ phận các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề truyền

thống có quy mô nhỏ, vốn ít, bình quân mỗi gia đình có ba chục triệu đồng. Tính đặc
thù của làng nghề truyền thống là phát triển với nhiều loại mô hình sản xuất, hình thức
tổ chức của các đơn vị sản xuất cũng mang đậm sắc thái nông nghiệp nông thôn như
các hộ, hợp tác xã Trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định ấy, các hình
thức tổ chức sản xuất làng nghề truyền thống cũng bắt đầu mang dáng vẻ của hình
thức sản xuất công nghiệp đô thị hoặc khu công nghiệp tập trung. Đó là là các công ty,
các doanh nghiệp ở nông thôn. Đặc biệt là trong những năm gần đây, do nhu cầu của
thị trường còn xuất hiện những nghề mới như chế biến nông sản, thục phẩm, sản xuất
vật liệu xây dựng.
Về trình độ kỹ thuật – công nghệ: đã có sự đan xen kết hợp yếu tố truyền thống với
yếu tố hiện đại, trên cơ sở tận dụng tiến và và lợi thế tại mỗi địa phương, đồng thời kết
hợp tay nghề cao, công cụ cơ giới hóa, hiện đại hóa và áp dụng công nghệ tiên tiến và
sản xuất như thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm, công nghệ sinh học
Thứ hai,sản phẩm của các làng nghề mang tính độc đáo và tính mỹ thuật cao.
Mỗi một sản phẩm lầ một tác phẩm văn hóa nghệ thuật và văn hóa tinh thần kết
tinh trong văn hóa vật thể. Quá trình sản xuất tuân theo công nghệ truyền thống và
thường nhạy bén với thị trường trong việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và có điều
kiện linh hoạt thay đổi hướng sản xuất. Nhờ bám sát thị trường, am hiểu thị hiếu nên
các mặt hàng của các làng nghề truyền thống được cải thiện nhanh chóng và đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm của họ ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường
trong nước và quốc tế. Đây là nét nổi trội mang tính cách tân của làng nghề truyền
thống. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện rất rõ trên những bức tranh
chạm khảm bằng vàng bạc, thêu ren và những bộ sứ cao cấp Hơn nữa, các làng nghề
truyền thống không chỉ đơn giản cung cấp tư liệu tiêu dùng mà còn là nơi trao đổi tư
liệu sản xuất vơi nhau.
Các sản phẩm của các làng nghề truyền thống đều là sự giao kết giữa phương pháp
thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân, chính điều này đã tạo ra
những nét đặc thù khác nhau của hàng thủ công truyền thống như tính riêng lẻ, tính
đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt; chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, gia tộc giữ bí
quyết hơn là sự phổ cập; đầy chất trí tuệ trí thức lâu đời. Ngoài ra, việc sử dụng các

sản phẩm này đồng thời phải thường thức tính nghệ thuật của nó.
Chính sự giao kết này đã tạo nên sự khác biệt và sắc thái riêng của mỗi làng nghề,
nó giải thích tại sao làng nghề cụ thể này không có sản phẩm của làng nghề kia, nghệ
nhân ở làng nghề này không thể thay thế bằng nghệ nhân ở làng nghề này không thể
thay thế bằng nghệ nhân ở làng nghề khác. Mặc dù, ở các làng nghề ấy đều cùng làm
một nghề và sản xuất ra cùng một loại sản phẩm.
Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam bao giờ cũng phản ánh sâu sắc tình
cảm và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam, bản săc văn hóa Việt Nam. Từ
những con rồng, phượng, lân, rùa chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống
đồng, cửu đỉnh, mà men các họa tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các
bức thêu tất cả đều mang dáng vóc dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn
hóa tinh thần, quan niệm về nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt chúng ta.
Thứ ba, làng nghề truyền thống có khả năng giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động.
Do đặc điểm của làng nghề truyền thống lao động thủ công vẫ là chủ yếu, nên lao
động trong các làng nghề truyền thống là những người thợ có trình độ tay nghề tinh
xảo, khéo léo, có óc thẩm mỹ và đầy tính sáng tạo.
Một đặc điểm nổi bật là lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là
trong hộ gia đình (chiếm khoảng 90%), chỉ khoảng 10% nằm ở các doang nghiệp.
Chính vì vậy, đã giải quyết được phần lớn việc làm cho lao động nông thôn vào những
lúc nông nhàn.
Thứ tư, về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống ở nước ta bên cạnh nghề làm ruộng còn có những ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp tồn tại lâu đời. Thời kì mới hình thành, quy mô sản xuất
trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là hộ gia đình gắn với các phường, hội
nghề: phường gốm, phường mộc, phường đúc đồng
Trong thời kì tập trung quan liêu bao cấp, làng nghề truyền thống được gọi là “Đội
ngành nghề” của hợp tác xã như: đội gốm, đội mộc, đội nề, đội làm sơn mài Nơi có
đông thợ thủ công thì thành lập thợ thủ công nghiệp. Nhưng dần “Đội ngành nghề”
hay “Hợp tác xã thủ công nghiệp” hoạt động kém hiệu quả không tồn tại được nữa.

Từ khi bước vào cơ chế mới,quy mô sản xuất trở về với mô hình truyền thống là
hộ gia đình, đồng thời xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, các hình
thức hợp tác xã kiểu mới Trên cơ sở các hình thức sỡ hữu này, các doanh nghiệp,
các hợp tác xã có bước phát triển và được pháp luật thừa nhận. Chính cơ chế đổi mới
đã tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh trong các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, trong những năm qua, hình
thức sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình vẫn con chiếm ưu thế ở các làng nghề
truyền thống, có nơi lên tới 90%.
Hiện nay, trong quá trình phát triển đi lên sản xuất cơ giới hóa, kế thừa và phát huy
kinh nghiệm chuyển từ hợp tác xã thủ công nghiệp lên trình độ hợp tác xã tiểu công
nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề truyền thống vẫn tiếp tục đẩy
mạnh, đẩy nhanh trang bị cơ sở vật chất cho sản xuất như: làng dệt lụa Vạn Phúc (Hà
Tây), làng rèn Đa Hội, làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh), làng gốm
Bát Tràng (Hà Nội)
Thứ năm, làng nghề truyền thống là một sự kết tinh giá trị văn hóa văn minh lâu
đời của dân tộc.
Từ xa xưa, người nước ngoài hiểu biết về đất nước Việt Nam, quan hệ mật thiết
với Việt Nam, trước hết là yếu tố văn hóa. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta
xem nhẹ các yếu tố khác. Một đặc điểm nổi bật là những làng thủ công truyền thống
mang đậm chất văn hóa dân tộc và là những bảo vật vô giá. Ví dụ như: tượng Phật
nhìn tay, tranh sơn mài, tranh lụa, đồ gốm Đó là những minh chứng cho đời sống
sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc ta qua từng giai
đoạn lịch sử.
Các phố cổ ở Hà Nội như: Hàng Lược, Hàng Mắm, Hàng Da, Hàng Bạc, Hàng
Trống, Hàng Sắt là nơi mà những người thợ thủ công vùng ven đô vào làm ăn sinh
sống.
Các sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam vừa phản ánh những nét văn hóa
chung của dân tộc, vừa có những nét riêng của làng nghề. Ngay cả người Việt Nam
sống ở nước ngoài khi nhớ về quê hương là nhớ ngay đến dấu ấn đậm nét của mỗi
làng nghề với những sản phẩm độc đáo. Như vậy làng nghề truyền thống không chỉ là

đơn vị kinh tế, thực hiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu mà còn
mang nét đặc sắc, biểu trưng của nền văn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng làng xã Việt
Nam nói chung và vùng ven đô Hà Nội nói riêng.
Ngoài những đặc điểm cơ bản truyền thống cơ bản trên thì làng nghề truyền thống
phục vụ cho du lịch còn có những đặc thù sau:
Thứ nhất, có lợi thế về văn hóa lịch sử hay về mặt vị trí địa lý để thu hút khách du
lịch.
Thứ hai, sản phẩm của các làng nghề này có tính độc đáo riêng mà không làng
nghề nào có được và đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam, mang tính mỹ
thuật cao do những nghệ nhân tài hoa làm ra.
Thứ ba, các dịch vụ phục vụ du lịch như trưng bày, bán hàng, biểu diễn quy trình
sản xuất, hướng dẫn tham quan, hướng dẫn du khách làm những sản phẩm của làng
nghề là phát triển hợp lý phù hợp với nhu cầu cũng như thị hiếu của du khách trong
và ngoài nước.
Thứ tư, nơi sản xuất cũng là điểm làm du lịch (tham quan trưng bày, mua bán sản
phẩm )
c. Vai trò của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Tiểu thủ công nghệp nói chung và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nói
riêng có rất nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung và từng địa phương nói
riêng, biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch đã tạo ra một khối lượng hàng
hóa đa dạng, phong phú nhắm phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu tại chỗ thông
qua hoạt động du lịch.
Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch luôn huy động được các nguồn lực sẵn có
ở nông thôn như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, phế phẩm của nông
nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh và khai thác một cách hiệu quả nguồn vốn
trong nhân dân, cơ sở vật chất kỹ thuật và những kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.
Trên cở đó đẩy mạnh được hoạt động sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa
có chất lượng tốt, phục vụ đặc lực cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại
chỗ thông qua hoạt động du lịch.

Ngày nay, sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển theo hướng chuyên môn
hóa, đa dạng hóa sản phẩm đãlàm cho làng nghề năng động hơn. Trong khi chưa có
điều kiện để phát triển kinh tế trang trại thì các làng nghề truyền thống đã đẩy mạnh
sản xuất những mặc hàng may mặc, gốm sứ, đồ gốm mỹ nghệ phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
Chính việc phát triển sản xuất trong các làng nghề truyền thống đã góp phần quan
trọng trong việc đa dạng sản phẩm thủ công truyền thống, kích thích nhu cầu tiêu
dùng, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Từ đó có tác động trở lại là ngày càng làm cho
các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phát triển mạnh mẽ hơn, hợp lí hơn theo
xu thế của thời đại.
Thứ hai, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch giúp giải quyết việc làm một cách
hữu hiệu cho người lao động ở nông thôn.
Việc phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có vai trò rất quan trọng
nhằm khai thác các nguồn lực ở nông thôn, mặc khác còn tạo điều kiện cho những
người không có khả năng sản xuất nông nghiệp hoặc trong thời gian nông nhàn
chuyển sang làm ngành nghề có ưu thế hơn, tận dụng được tối đa tời gian rãnh rỗi.
Chính điều này đã kéo theo sự phát triển nhiều nghề dịch vụ có liên quan như bán
hàng cho khách du lịch, làm du lịch góp phần tạo công ăn và thu nhập cho người
dân ở địa phương.
Thứ ba, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch góp phần tăng thu nhập, cải thiện
đời sống dân cư ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân chỉ có thể được thực hiện trên cơ
sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập. Ở những vùng nông thôn có nghề và làng
nghề truyền thống phát triển đều thể hiện sự giàu có hơn hẳn vùng thuần nông. Thu
nhập từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập đã
đem lại cho người dân ở đây có cuộc sống đầy đủ hơn về cả vật chất lẫn tinh thần.
Do vậy, sự phát triển của các làng nghề truyền thống trong nông thôn không những
tự bản thân nó yêu cầu phải có cở hạ tầng phát triển mà còn có kích thích phát triển cở
kỹ thuật và nâng cao dân trí ở nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng ở nông thôn
mơi văn minh, hiện đại và thu dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Thứ tư, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch góp phần đẩy mạnh đa dạng hóa
kinh tế nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung chủ yếu của công
cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa ở nông thôn; là biện pháp thúc đẩy kinh tế hàng
hóa nông thôn phát triển; tạo ra chuyển biến mới và góp phần quan trọng phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn. Vì vậy, việc phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ
du lịch trong nông thôn góp phần quan trọng để thực hiện quá trình công nghiệp, hóa
hiện đại hóa ở nông thôn và kích thích sự ra đời phát triển các ngành dịch vụ, thương
mại, vận tải, thông tin liên lạc
Ở những vùng có nhiều làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phát triển sẽ hình
thành các trung tâm buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa. Những trung tâm này
ngày càng được mở rộng và phát triển tạo nên sự đổi mới ở nông thôn. Hơn nữa,
nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó, ở đây dần dần hình thành một cụm dân cư với lối sống đô
thị ngày một rõ nét. Xu hướng đô thị hóa ở nông thôn là một xu hướng tất yếu, nó thể
hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, là một yêu cầu khách quan trong
phát triển các làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề truyền thống phục vụ du
lịch nói riêng.
Thứ năm, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch góp phần gìn giữ, bảo tồn
giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc.
Lịch sử làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của các dân
tộc Việt Nam, nó vừa là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy, vừa là sự biểu hiện
tập trung nhất bản sắc Việt Nam.
Những phong tục tập quán, đền thờ, miếu của mỗi làng xã vừa có nét chung của
văn hóa dân tộc, vừa có nét riêng của mỗi làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề
truyền thống làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hóa, văn
minh lâu đời của dân tộc. Người nước ngoài biết đến Việt Nam cũng chính là thông
qua các mặt hàng thủ công truyền thống. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm
chất văn hóa dân tộc. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu không
có ý thức bảo tồn nghề thủ công và các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn

hóa dân tộc thì những nét văn hóa độc đáo đó sẽ dần bị mai một và mất dần. Do đó,
việc duy trì các ngành nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống là việc làm
hết sức cần thiết vì bản thân của nó mang trong mình những giá trị văn hóa dân tộc mà
những dân tộc khác không có được, nó được xem là những bức thông điệp bền vững
của một dân tộc được lưu truyền lại cho thế hệ sau.
( Tóm lại, việc phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở nông thôn
có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa của
dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của địa
phương và dân tộc.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở làng nghề
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam
Những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam đang
được chú trọng phát triển nhằm tạo ra sản phẩm hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là
du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ
công đặc trưng ở mỗi làng nghề. Tuy nhiên, để cho làng nghề phát triển tương xứng
với tiềm năng còn là một quá trình lâu dài.
Theo thống kê của Hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng hơn
2000 làng nghề thủ công, thuộc 12 nhóm nghề chính: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây
tre đan, cói, dệt, giây, tranh dân gian, gỗ, đá hàng năm thu hút khoảng 13 triệu lao
động, kim ngạch xuất khẩu trên 600 triệu USD. Mỗi một làng nghề đều có nguồn gốc,
xuất sứ khác nhau, và tương ứng với mỗi làng nghề đều tạo ra một sản phẩm đặc trưng
và mang nhiều giá trị truyền thống cũng như văn hóa của dân tộc đó, của làng nghề
đó. Nhìn một cách tổng thể thì các làng nghề hiện nay đều phát triển theo xu thế sản
xuất hàng hóa, gắn bó mật thiết với thị trường trong nước, phục vụ cho du lịch
Điểm chung của các làng nghề ở nước ta là thường nằm trên trục giao thông, cả
đường bộ lẫn đường sông, đặc điểm này được hình thành từ xa xưa, giúp cho các làng
nghề có thể vận chuyển hàng hóa đi đến các nơi tiêu thụ. Đây cũng là điều kiện thuận
lợi cho việc cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch. Hiện nay, ở các tỉnh như Hà
Tây, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đang triển khai mạnh mẽ loại
hình du lịch này. Mặc dù, các làng nghề có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch,

nhưng khách đến làng nghề vẫn rất ít, mặc dù đã có khá nhiều chương trình tuor giới
thiệu. Ở nhiều địa phương, mặc dù đã có chủ trương từ cấp quản lý gắn làng nghề với
phát triển du lịch các làng nghề cũng đã có định hướng phát triển du lịch, thậm chí có
tên trong sản phẩm tuor của các hãng lữ hành, song vẫn chưa có biến chuyển tích cực.
Trước thực trạng đáng buồn như trên, ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làng
nghề Việt Nam cho rằng, sở dĩ khách du lịch đến với các làng nghề chưa nhiều là tại
các làng nghề này chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham
quan nghèo nàn. Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chưa
cao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề được coi là
phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng. Bên
cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi
trường còn nhiều bất cập.
Một thực trạng cũng cần được đánh giá đến, đó là các làng nghề ở nước ta, nhiều
về số lượng, phong phú về loại hình sản xuất, nhưng hàng nghìn “mỏ tài nguyên du
lịch” ấy không cho ra nổi một sản phẩm đồ lưu niệm đặc trưng của du lịch Việt Nam.
Các làng nghề ở Hà Nội như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, gỗ Vân Hà, sơn mài Hạ
Thái, thêu Quất Động… có thể nói đã “ăn nên làm ra” nhờ xuất khẩu các đồ mỹ nghệ,
nhưng việc “xuất khẩu tại chỗ” cho khách du lịch lại không được lưu tâm tới. Đối với
việc phát triển du lịch làng nghề thì đây thực sự là một thiếu sót lớn, bởi các làng nghề
quá chú trọng vào thị trường tiêu dùng đồ mỹ nghệ cao cấp mà không quan tâm tới thị
trường đồ lưu niệm bình dân khi mà thị trường này đang rất sôi động và mang lại
nguồn thu lớn. Đó là chưa kể đến việc các sản phẩm còn quá đơn điệu và không hợp
với nhu cầu của thị trường. Người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thích
bản thân hoặc rập khuôn theo truyền thống mà chưa có sự sáng tạo và tìm hiểu thị
hiếu của khách du lịch.
Không những thế, hiện nay do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã làm cho
nét văn hóa cũng như cơ cấu làng nghề bị biến đổi mạnh bởi. Nhiều bất cập làm hạn
chế sự phát triển du lịch làng nghề như hạ tầng giao thông đến điểm làng nghề còn
thiếu, trong khi đó chất lượng phục vụ du khách còn yếu, đời sống của nghệ nhân còn
nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và ít đầu tư nên sản phẩm du lịch

còn sơ sài, thậm chí nhiều người không giữ được nghề Mặt khác, trong công tác
quản lý, các ban, ngành tại địa phương thiếu sự phối hợp trong xây dựng, quy hoạch
phát triển du lịch làng nghề.
Như vậy, để cho các làng nghề có thể tồn tại và gắn với phát triển du lịch. Trước
tiên, các nhà làm du lịch cần đánh giá đúng tiềm năng, đầu tư đúng hướng, bởi vì có
như vậy hoạt động du lịch ở các làng nghề mới thật sự được phát triển. Từ đó, sẽ tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần gìn giữ những
giá trị vật thể và phi vật thể tại các làng nghề truyền thống.
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế
a. Tình hình hoạt động của các làng nghề
Tính đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tất cả 88 làng nghề đang
hoạt động với mức độ khác nhau, được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 1.1 Mức độ hoạt động sản xuất của các làng nghề giai đoạn 2000 – 2009.
Năm
Tổng số
làng
nghề
Mức độ hoạt động sản xuất của các làng nghề
Tốt Trung Bình
Yếu hoặc ngưng
hoạt động
Số làng
nghề
Tỷ trọng
(%)
Số làng
nghề
Tỷ trọng
(%)
Số làng

nghề
Tỷ trọng
(%)
2000 77 5 6.49 52 67.53 20 25.97
2001 82 6 7.32 59 71.95 17 20.73
2002 82 8 9.76 59 71.95 15 18.29
2003 84 8 9.52 61 72.62 15 17.86
2004 85 7 8.24 65 76.47 13 15.29
2005 86 8 9.3 65 75.58 13 15.12
2006 87 9 10.34 66 75.86 12 13.79
2007 88 10 11.36 67 76.14 11 12.5
2008 88 11 12.5 68 77.27 9 10.23
2009 88 12 13.64 68 77.27 8 9.09
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo bảng số liệu, ta thấy từ năm 2000 – 2009, tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế có sự thay đổi từ chỗ có 77 làng nghề lên 88 làng nghề, nguyên nhân
là do những năm gần đây có xuất hiện một số làng nghề mới du nhập.
Để thấy được mức độ hoạt động của các làng nghề qua các năm, dựa vào bảng 1.1,
ta có biểu đồ dưới đây:
Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2009.
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy mức độ hoạt động của các làng nghề có sự thay đổi qua
các năm nhưng không đáng kể.
Cụ thể, là số làng nghề hoạt động ở mức độ tốt năm 2000 chiếm 6.49% lên
13.64% năm 2009. Nguyên nhân là do vừa có sự tăng lên về số làng nghề vừa có sự
đầu tư khôi phục và các làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch.
Các làng nghề hoạt động ở mức độ trung bình chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khá
ổn định qua các năm, cụ thể năm 2000 chiếm 67.53% lên 77.27% năm 2009. Nguyên
nhân chủ yếu là do các làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa thục sự đầu tư tương xứng với
tiềm năng của nó và các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của

các làng nghề trên địa bàn tỉnh trong các năm vừa qua.
Còn lại là các làng nghề hoạt động yếu hoặc ngưng sản xuất, số này chiếm tỷ
trọng năm 2000 là 25.97% nhưng đến năm 2009 chỉ 9.09%, cho thấy xu hướng các
làng nghề hoạt động yếu hoặc ngừng sản xuất càng ngày có xu hướng giảm dần.
Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ, cơ sở sản xuất ở các làng nghề này lên mức độ
đếnviệc khôi phục, phát triển các làng nghề.
Qua đó, ta thấy rằng có 69 làng nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, trong đó có làng nghề bước đầu được xây dựng và phát triển theo hướng
nhằm phục vụ cho du lịch là chính.
Tính đến tháng 1 năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 làng nghề phục vụ cho du
lịch gồm: làng đúc đồng ở phường Đúc, làng mộc Mỹ Xuyên, làng mộc mỹ nghệ
Dương Nỗ, làng tranh giấy Sình, làng gốm Phước Tích, làng nón Đông Đỗ, làng thêu
An Xuân.
Về tình hình hoạt động phục vụ du lịch của các làng nghề truyền thống thì được
biểu hiện qua bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2. Mức độ hoạt động phục vụ du lịch của các làng nghề truyền thống
thống từ năm 2000 – 2009.
Năm
Số làng
nghề phục
vụ cho du
lịch
Mức độ hoạt động phục vụ du lịch
Hiệu quả Không hiệu quả
Số làng
nghề
Tỷ trọng
(%)
Số làng
nghề

Tỷ trọng
(%)
2000 1 0 0 1 100
2001 2 0 0 2 100
2002 2 1 50 1 50
2003 4 1 25 3 75
2004 5 2 40 3 60
2005 6 3 50 3 50
2006 6 3 50 3 50
2007 7 3 42.9 5 57.1
2008 7 2 28.6 4 71.4
2009 7 3 42.9 4 57.1
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua bảng số liệu 1.2, ta thấy số lượng làng nghề phục vụ cho du lịch có tăng lên
nhưng không đáng kể qua giai đoạn 2000 – 2009, tuy nhiên mức độ hoạt động của nó
nhìn chung không hiệu quả, số lượng làng nghề hoạt động không hiệu quả có xu
hướng tăng nhẹ.
Như vậy, từ năm 2000 Huế đã được chọn là thành phố Festival của Việt Nam thì
việc xây dựng các làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch như trên là chưa tương
xứng với tiềm năng. Đây là thực trạng mà các cấp chính quyền cuả tỉnh Thừa Thiên
Huế nói riêng và Nhà Nước nói chung phải thực sự quan tâm, đầu tư đẩy mạnh quá
trình xây dựng các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ
cho du lịch, có như vậy mới vừa khôi phục và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam vừa có thể quảng bá nước Việt Nam tới các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Với số lượng làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế là rất ít và mức độ hoạt động của nó trong việc phát triển du lịch cũng rất
kém.
Hình 2. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng hoạt động phục vụ du lịch của các làng nghề
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2009.

Qua biểu đồ trên, ta thấy các làng nghề phục vụ cho du lịch hoạt động không hiệu
quả qua các năm chiếm một tỷ trọng khá cao. Cụ thể, năm 2000 và 2001 là 100% và
đến năm 2009 giảm xuống còn 57.1%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi về số
lượng làng nghề phục vụ cho du lịch trên địa bàn tỉnh, do các cấp chính quyền đã có
sự quan tâm bước đầu đúng mức trong việc xây dựng và phát triển các làng nghề
thành các làng nghề phục vụ cho du lịch phù hợp với tiềm năng vốn có của tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Còn đối với các làng nghề phục vụ du lịch hoạt động có hiệu quả có xu hướng tăng
dần qua các năm. Cụ thể năm 2000 không có làng nghề nào hoạt dộng có hiệu quả thì

×