Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sự phân bố và phát triển cây ngô việt Nam và trên thế giới mới nhất năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 22 trang )

I.MỞ ĐẦU
Lương thực thực phẩm là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương
thực cho người và thức ăn cho động vật. Ngành lương thực thực phẩm là
một ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
thế giới, là nguồn nuôi sống cho hơn 7 tỉ người trên thế giới. Vấn đề đặt ra ở
đây là để đảm bảo cho sự tồn tại cuả xã hội loài người trong giai đoạn hiện
nay và tương lai thì con người phải được cung cấp đầy đủ lương thực thực
phẩm và nhiều nhu cầu khác. Ở một số quốc gia, để tăng sản lượng lương
thực người ta đã trồng những cây lương thực thay thế cho cây công nghiệp.
Ví dụ ở Hoa Kỳ: nhờ thành tựu trong lĩnh vực công nghệ người ta đã sản
xuất được các loại sợi hóa học thay thế cho sợi bông. Vậy nên những vùng
trông bông khi xưa đã được thay thế bằng trông cây lương thực. Còn ở Nhật
thì chấm dứt trồng dâu để trồng lương thực. Từ đó ta thấy vai trò cực kỳ
quan trọng của ngành lương thực thực phẩm đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người.
Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thề giới bên cạnh lúa gạọ và lúa
mỳ. Chính vì tầm quan trọng của nó nên cây ngô đã được toàn thế giới gieo
trồng trên 4 vùng sinh thái bao gồm: ôn đới, nhiệt đới, nhiệt đới cao và nhiệt
đới thấp. Việt Nam là một nước xuất phát từ một nền nông nghiệp, nên ngô
cũng là một trong những cây lương thực quan trọng đứng vào hàng thứ 2 sau
lúa gạo. Đặc biệt đối với một số đồng bào dân tộc miền núi, thì ngô như một
nguồn lương thực, thực phẩm chính. Hiện nay ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai
trò quan trọng đối với nước ta. Tuy nhiên sản lượng ngô trong nước vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Vì thế, hằng năm chúng ta còn phải nhập
khẩu.
II. NỘI DUNG
1. NGUỒN GỐC
1.1.Ở Thế giới
Về ngồn gốc, cho đến nay các nhà khoa học đều đồng ý rằng:
Cây ngô phát sinh ở vùng Trung Mỹ và được các bộ lạc người
Anh điêng biến thành cây trồng từ rất lâu. Theo các tài liệu


nghiên cứu, ngô được trồng ở Mehico khoảng hơn 3000 năm
trước công nguyên. Từ Trung Mỹ, cây ngô lan dần ra các khu
vực xung quanh, trở thành cây lương thực quan trọng nhất của
Châu Mỹ trước khi Cristop Colông tìm ra Châu Mỹ. Đến cuối
thế kỷ 15, cây ngô được người Tây Ban Nha đưa về trồng ở
vùng Địa Trung Hải(Italia, Pháp ) sau đó người Bồ Đào Nha
1
đưa sang Châu Á( Trung Quốc, Nhật Bản ) và đến thế kỷ 16
mới đưa sang các nước thuộc địa của họ ở Châu Phi. Trên thế
giới, ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa.
1.2. Ở Việt Nam
Cây ngô có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong bài “cây lúa bắp hay
lúa ngô”(tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Thùa Thiên Huế,
số xuân Kỹ Mão)
“ Lê Quý Đôn trong Đoài loại ngữ”, chép về cây lúa ngô ” hồi đầu
đời Khang Hi(1662- 1723), Trần Thế Vinh người huyện Tiên
Phong sang sứ nhà Thanh, mới lấy ngô đem về nước; suốt cả hạt
Sơn Tây, nhờ có lúa ngô thay cơm gạo. Nhưng có một thuyết khác,
truyền khẩu, đem giống lúa ấy về nước ta là do công của Phùng
Khắc Khoan, quê làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất cũng thuộc
Sơn Tây. Khắc khoan có công với triều Lê trung hưng trong việc
ngoại giao với nước Minh, khi ấy dân nước ta vẫn gọi là nước
Ngô, khi đi sứ về, Khắc Hoan mang theo một sồ hạt lúa về làm
giống, lúc đó chưa có tên gọi, vì hạt giồng đem từ nước Ngô về
nên gọi là lúa ngô. Cây lúa ngô nên gọi tắt là cây ngô.
Khắp cả hạt Sơn Tây đã dùng ngô thay cho lúa gạo. Từ đó ngô
được phổ biến và phát triển ra cả nước. Nhà nông có câu: “được
mùa chớ phụ ngô khoai”, điều đó đủ chứng tỏ rằng, mặc dù trong
những năm tháng có đủ lúa gạo thì ngô vẫn giữ vai trò quan trọng
đối với người nông dân

Tuy nhiên, do là một nước có truyền thống sản xuất lúa gạo, trong
một thời gian dài , ngô ít được chú ý ma chỉ những năm gần đây
mới phát triển. Cuộc cách mạng về giống ngô lai đã góp phần tăng
nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô toàn quốc, đưa nước ta
đúng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng
Châu Á. Chúng ta đã bước đầu xuất khẩu được giống ngô lai cho
các nước trong khu vực
2
2. VAI TRÒ
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng, đứng thứ 3 sau lúa mỳ và
lúa gạo. Là cây lương thực giàu dinh dưỡng hơn lúa mỳ và lúa
gạo, góp phần nuôi sống hơn 1/3 dân số trên toàn thế giới
Ngô có nhiều công dụng. Tất
cả các bộ phận của cây ngô
từ hạt, đến thân, lá đều có thể
sử dụng được để làm lương
thực, thực phẩm cho người,
thức ăn cho gia súc, làm
nguyên liệu cho công nghiệp
(rượu ngô, sản xuất ethanol
để chế biến xăng sinh học,
thậm chí còn còn chế biến tạo ra một số vật dụng đồ dùng như điện
thoại, đồ trang sức của phụ nữ…), một số bộ phận của ngô có chưa
một số chất có vai trò như một loại thuốc chữa bệnh, làm chất
đốt…
2.1 Ngô làm lương thực cho con người
Trên thế giới, ngô được sử dụng làm lương thực, đặc biệt tại
một số nước Mỹ Latin và châu Phi ngô được sử dụng làm lương
thực chính. Dân số Kenya với 40 triệu người, 96% sử dụng ngô
làm lương thực chính. Cháo ngô được sử dụng phổ biến

ở Italia, Brasil, Rumani, Hoa Kỳ. Tại vùng đông nam Hoa Kỳ
thường hay dùng bánh đúc ngô là loại thức ăn truyền thống xuất
phát từ cách chế biến của thổ dân Mỹ. …Hạt ngô có thể chế
biến thành rất nhiều loại thức ăn khác tùy theo phong tục, tập
quán của từng dân tộc như một loại đồ uống lên men
ở Trung và Nam Mỹ. Ngô bao tử được sử dụng làm rau, bắp
ngô non được luộc ăn khá phổ biến, hạt ngô già cho nổ thành
bỏng ngô ăn vặt cũng rất phổ biến như popcorn của người Mỹ,
người Nga
3
Ở Việt Nam ngô được đưa vào muộn hơn nhưng ngày nay đã
trở thành cây trồng quan trọng và quen thuộc trong cả nước.
Đặc biệt đối với các đồng bào dân tộc H’ Mông, Tày, Dao
sống ở các vùng núi cao, diện tích trồng lúa nước bị hạn chế nên
ngô trở thành cây lương thực chính.
Sau đây là một số sản phẩm được chế biến từ ngô: ngô luộc, ngô
bung, ngô nướng, xôi ngô, trứng
cuộn ngô, chề ngô, ngô xào thịt,
canh tươi ngô non, canh sườn
xào ngô, rượu ngô
4

2.2.Ngô là thức ăn cho chăn nuôi
Từ ngô hạt có thể xây vỡ ra nuôi gia cầm(gà, vịt, ngan, ), nghiền
thành bột và chế biến làm thức ăn cho trâu, bò, lợn, cá
CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM BẰNG BỘT NGÔ
5

2.3 Món ăn từ ngô là thuốc chữa bệnh
Theo Tây y, ngô chứa hàm lượng kali cao, có tác dụng tăng bài tiết

mật, giảm bililubin trong máu. Nhiều tài liệu còn cho thấy ngô có
lợi cho hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, sinh
dục; chống ôxy hóa, lão hóa, ung thư Theo
Đông y, hầu hết các bộ phận của cây ngô đều có
lợi cho sức khỏe nếu con người biết sử dụng với
những công dụng như lợi thủy, tiêu thũng, trừ
thấp, góp phần trừ một số bệnh như bướu cổ,
sốt rét…
Tuy nhiên, người ta thường dùng ngô non, ngô sữa để chế biến các
món ăn là chính, ngô già luộc nguyên cả bắp, ngô rang dễ gây hại
cho men răng và khó tiêu (nhất là đối với trẻ em và người cao
tuổi)
6
2.4 Ngô làm nguyên liệu cho công nghiệp
Ngô làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm công nghiệp
Hãng sản xuất điện thoại Hàn Quốc vừa ra mắt hai điện thoại mới
Samsung W510 và Samsung
F268 với tất cả bộ phận của máy được
làm từ… ngô bắp.
(Nguồn: dantri.com.vn)

Một số công ty đã sản xuất chất dẻo
sinh học bằng ngô bắp, trong đó có
NEC và Fujitsu (Nhật Bản) để thay thế
cho chất dẻo chế từ dầu thô khi chế tạo
laptop và điện thoại. Ý tưởng dùng bắp
ngô để tạo ra các thiết bị thân thiện với
môi trường đã có từ mấy năm nay và hai năm gần đây đã bắt đầu
nhen nhóm trở lại do giá dầu ngày càng tăng cao.
2.5 Ngô làm nhiên liệu, chất đốt

2.5.1. Ngô để sản xuất nhiên liệu sinh học
Từ ngô sản xuất ra Ethanol là phụ gia của xăng được dùng ở hàm
lượng thấp (10% hoặc ít hơn), xăng này làm nhiên liệu cho một số
động cơ để gia tăng chỉ số octan, giảm ô nhiễm và giảm cả mức
7
tiêu thụ xăng được gọi là " nhiên liệu sinh học". Xe chạy bằng
ethanol có lượng khí thải CO2 thấp hơn xe chạy xăng gần một
nửa.

2.5.2. Ngô làm chất đốt để đun nấu và sinh hoạt gia đình

Cây ngô sau khi thu hoạch mang phơi khô dùng làm chất đốt để
đun nấu.
3. PHÂN LOẠI
Trên thế giới để nói về chủng loại ngô thì vô cùng phong phú và
đa dạng. Từ một giống ngô gốc từ vùng Trung Mỹ, trải qua các
giai đoạn cùng với sự phát triển lịch sử của nền khoa học công
nghệ toàn cầu, các giống ngô dần được cải tại, thay đổi gen và
thêm vào nhiều đặc tính để cho năng suất cao hơn đồng thời phù
8
hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều nước, nhiều vùng trên toàn
thế giới. Trên thế giới hiện nay có khoảng 8500 giống ngô.
Ở Việt Nam cũng vậy. Càng ngày, Việt Nam càng lai tạo ra nhiều
giống ngô cho năng suất lơn và phù hợp với điều kiện của từng địa
phương. Vì vậy, các giống ngô ở nước ta ngày càng phong phú và
đa dạng. Dưới đây là một số giống ngô ở Việt Nam:
+ Một số giống ngô đang trồng phổ biến trong sản xuất:giống ngô
lai đơn LVN10, giống ngô lai đơn LVN 4, giống ngô nếp VN2,
giống ngô nếp lai số 1
+Các giống ngô được nhập: các giống ngô thụ phấn tự do, các

giống ngô lai quy ước
4. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
Sinh ra ở vùng nhiệt đới, ngô là cây ưa nóng, phát
triển tốt trên đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước với điều kiện
nhiệt độ trung bình từ 20 đến 30 độ c. Ngô là cây dễ tính, dễ
thích nghi với các dao động của khí hậu. Vì thế cây ngô tới nay
đã được trồng ở khắp các lục địa. Trên vùng núi ngô có khả
năng trồng ở độ cao lớn hơn nhiều so với lúa vì thế phổ biến ở
mọi đới.
Về sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô thì thời gian sinh
trưởng của cây ngô dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào điều kiện
ngoại cảnh và giống. Trung bình thời gian sinh trưởng từ khi
gieo đến khi chín là 90 đến 160 ngày. Sự phát triển của cây ngô
chia làm 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng từ khi gieo đến khi xuất
hiện nhị cái.
2. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của
hoa cái cho đến khi hạt chín hoàn toàn.
9
Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian sinh trưởng phát triển
của cây ngô, song có thể chia thành các thời kỳ sau: Thời kỳ nẩy
mầm, thời kỳ 3 đến 6 lá, thời kỳ 8 đến 10 lá, thời kỳ xoáy nõn,
thời kỳ nở hoa và thời kỳ chín.
Tuy ngô là một loại cây dễ trồng nhưng nó cũng dễ bị chịu tác
động của các loại sâu và bệnh dịch, ảnh hưởng nhiều đến năng
suất cây trồng. Tùy theo các điều kiện khác nhau trên thế giới
mà cây ngô có những dấu hiệu bệnh khác nhau. Liên hệ ở Việt
Nam ta thấy, mặc dù cây ngô được trồng ở nhiều nơi nhưng ở
mỗi nơi khác nhau nó cũng bị chịu ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài như:khí hậu ấm ướt, sương muối, hóa chất độc hại,

hạn hán tạo điều kiện cho sâu bệnh phat triển mạnh mẽ. Một số
loại sâu bệnh điển hình ở nước ta như: sâu xanh, sâu đục lá, sâu
gai, rệp châu chấu, bệnh thối thân do vi khuẩn, do nấm, bệnh
khô vằng, bệnh hại hạt, bệnh bạch tạng, bệnh đốm lá nhỏ, lá lớn,
bệnh thiếu đạm, thiếu lân, thiếu kali Hiện nay đã có rât nhiều
loại thuốc để chữa nhiều bệnh cho cây nhưng chưa triệt để, vì
vậy chúng ta cần nghiên cứu các phương pháp chữ bệnh hiệu
quả hơn nhằm đảm bảo năng suất, chất lương cây trồng.
10
5. PHÂN BỐ
5.1. Phân bố ở thế giới
Bản đồ phân bố ngô của thế giới
11
Ngô có diện phân bố rộng. Nó được trồng phổ biến không
những ở miền nhiệt đới, cận nhiệt mà cả ôn đới nóng. Ở bắc bán
cầu, ngô được trồng tới vĩ tuyến 55 độ Bắc ( Châu Âu), còn ở
Nam bán cầu xuống đến vĩ tuyến 40 độ Nam(Nam Mỹ).
5.2. Phân bố ở Việt Nam.
5.2.1.Vùng ngô Đồng bằng Bắc Bộ: với địa hình bao gồm các
tỉnh Trung du, đồng bằng Bắc bộ và một số địa phương của
vùng đồi núi thấp Bắc
Bộ. Diện tích toàn
châu thổ 137.100 ha,
được bồi đắp phù sa
của hệ thống sông
Hồng và sông Thái
Bình. Đây là vùng ngô
12
lớn nhất ở phía bắc. Ngô vùng này được trồng trên đất phù sa
được bồi hàng năm dọc các bãi thuộc hệ thống sông Hồng và

sông Thái Bình và đất phù sa trong đê không được bồi hàng
năm
5.2.2. Vùng ngô Việt Bắc và Đông Bắc Bộ
Vùng ngô Việt Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chia cắt
phức tạp, được chia làm hai tiểu vùng: vùng ngô Đông Bắc, và
vùng ngô Việt Bắc – Hoàng
Liên Sơn. Cây ngô ở đây
sinh trưởng trong vùng có khí
hậu với độ ảm tương đối cao,
mùa sinh trưởng của cây
trồng thường đạt từ
tháng 8-12 tháng rất thuận lợi
cho nông lâm nghiệp, nhưng
vùng núi cao bị giói hạn bởi nhiệt độ thấp. Do điều kiện khí hậu
rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với
việc phát triển các loại cây ôn đới, cây lúa và cây ngô. Tuy
nhiên về mùa đông nhiệt đọ xuống thấp có sương muối ở một số
nơi, thậm chí có băng giá vì vậy gây khó khăn cho việc tăng vụ
ngô trong năm.
5.2.3. Vùng ngô Tây Bắc Bắc Bộ:
Tài nguyên đất trồng ngô của vùng này đa dạng và phức tạp:
chủ yếu là đất phù sa thềm các hệ thống sông suối, (sông Đà,
sông Mã, sông Nậm rốm, sông Nhuệ, sông Đáy), nhóm đất đen
nhiệt đới, đất thung lũng đá vôi
vv có địa hình bằng phẳng, giàu
chất hữu cơ, tầng đất mặt dày,
ẩm, ít chua. Ngoài ra còn có các
loại đất phiềng bãi dốc tụ và cả ở
trên sườn núi, đất dốc hẻm đá
vôi, v.v đất tuy nghèo dinh

dưỡng hơn nhưng
cũng phù hợp với sản suất ngô.
5.2.4. Vùng ngô Nam Trung bộ
13
Vùng ngô Nam Trung bộ gồm các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình
Thuận. Tổng diện tích bao gồm: 77.300 ha
Kéo dài suốt từ Đà Nẵng trở đến Bình Thuận đồng bằng bị kẹp bởi
dãy núi Trường Sơn và biển Đông nên có diện tích nhỏ, hẹp, các
sông thường ngắn. Độ dốc lớn
5.2.5 Vùng ngô Tây Nguyên
Vùng ngô Tây Nguyên gồm các tỉnh Gia Lai,
Kon Tum, ĐắkLăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
Có tổng diện tích là 236.900 ha. Diện tích
ngô hàng năm của vùng chiếm 25% diện tích
ngô của cả nước.
5.2.6. Vùng ngô Đông Nam Bộ
. Đây là vùng ngô hàng hoá giàu tiềm năng
nhất ở nước ta. Đất trồng ngô ở vùng này chủ
yếu là đất bazan, đất xám và đất phù sa sông ngòi. Đất bazan, đất
phù sa sông ngòi có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng cao,
tơi xốp, ít chua, rất phù hợp và thuận lợi cho trồng ngô. Đất xám
có nguồn gốc từ đất phù sa cổ thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước
tốt, tuy hàm lượng mùn và dinh dưỡng không cao nhưng độ ẩm
cây héo thấp, đây cũng là loại đất thích hợp để trồng ngô nhưng
cần bón nhiều phân NPK hơn đối với đất bazan.

5.2.7. Vùng ngô đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long tương đối
bằng phẳng. Lượng phù sa bồi đắp
hàng năm dọc theo các con sông Tiền,

sông Hậu rất lớn (đạt 1000 triệu
tấn/năm), đất tốt, độ màu mỡ cao rất
thuận lợi cho sản suất ngô tập trung.
Ngoài ra ngô có thẻ trồng trên đất cát
14
biển, đất than bùn, đất thấp Glây- mùn. phèn hoạt động và đất
mặn.
6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
6.1. Diện tích ngô
Những nước có diện tích trồng ngô lớn và trồng ngô chuyển gen trên thế giới tính
đến năm 2010
Dựa vào biểu đồ cho thấy, trong diên tích trông ngô thế giới, Hoa
kỳ là nước đứng đầu cả về diện tích và công nghệ, chiếm gần 50%
sản lượng. Tiếp theo đó là các nước khác như Meehico, Braxin,
ẤN Độ, Trung Quốc Diện tích ngô được phân bố đều ở các nước
Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu và những nước có diện tích trông
ngô lớn là những nước có lịch sử trồng ngô
6.2. Sản lượng ngô
15
Biểu đồ: Sản lượng ngô của thế giới qua các năm
Dựa vào biểu đồ
Ta thấy: Ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục từ thế
kỷ XX đến nay, nhất là trong hơn 40 năm gần đây, ngô là cây
trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các
cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung
bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49.9
tạ/ha, năm 2007 theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa
nước với 157 triệu ha, năng suất 4.9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ
lục 766 triệu tấn, với lúa nước, năm 1961 có diện tích là 115,2
triệu ha với 18,7 tạ/ha và sản lượng là 215.27 triệu tấn, năm

2007 diện tích đạt 153.7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha, sản lượng
226,7 triệu tấn( theo FAOSTAT, USDA năm 2008)
Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi từ
thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng
cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác, đặc biệt trong 10
năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống
lai nhờ kết hợp với phương pháp truyền thống với công nghệ
sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây
ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa
mỳ và lúa nước.
16
Biểu đồ: Sản lượng ngô của Việt Nam qua các năm
Dựa vào biểu đồ ta thấy: Năng suất ngô Việt Nam những năm
1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200000 ha, đến
đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản
lượng hơn 400000 tấn, do vẫn trồng ngô địa phương với kỹ
thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác
với Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế, nhiều giống ngô
cải tiến đã được đua vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng
suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên,
ngành sản xuất ngô nước ta thật sự có những bước triển vọng
nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc
không ngừng mở rộng giống ngô lai vào sản xuất, đồng thời
cải thiện các kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới.
17
6.3. Tỉ trọng
Biểu đồ: TỈ TRỌNG CÂY NGÔ TRONG CƠ CẤU NGÀNH LƯƠNG
THỰC – THỰC PHẨM THẾ GIỚI
6.4. Tình hình xuất nhập khẩu
6.4.1. Tình hình nhập khẩu

Các nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới niên vụ 2008/209 và
2009/2010 (nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2008/2009 Năm 2009/2010
Nhật Bản 16,533 16,300
Hàn Quốc 7,188 8,200
Mêxico 7,764 8,000
Ai Cập 5,031 5.000
Đài Loan 4,531 4,600
Colombia 3,068 3,300
Iran 3,600 3,200
EU 2,743 2,500
18
Malayxia 2,447 2,500
Algeria 2,273 2,100
Thế giới 82,447 83,050
6.4.2. Tình hình xuất khẩu
Bảng1. Sản lượng ngô năm 2005-2007 (ĐVT: triệu tấn)
TT
Sản
lượng
Năm
Trung
bình
2005/062007/082009/10
1 Sản
xuất
696,2 702,2 771,5
723,3
- Mỹ 282,3 267,6 331,6 293,8
- Các

nước
khác
413,9 434,6 439,9
429,5
2 Tiêu
thụ
nội
địa
702,5 722,8 768,8
731,4
- Mỹ 232,1 235,6 267,7 245,1
- Các
nước
khác
470,5 487,2 501,1
486,3
3 Xuất
khẩu
82,6 84,7 86,7
84,7
- Mỹ 56.1 53.0 54.5 54,5
- Các
nước
khác
26.5 31.7 32.2
30,1
Trong sản xuất ngô của thế giới, Hoa Kỳ là nước sản xuất gần 50% tổng
sản lượng, còn lại là do các nước khác sản xuất. Sản lượng ngô xuất khẩu
19
trên thế giới trung bình hàng năm khoảng trên 80 triệu tấn. Trong đó,

Hoa Kỳ luôn là nước xuất khẩu chiếm trên 50%. 55 - 60% tổng số và các
nước khác là số còn lại. Năm 2009 Hoa Kỳ xuất 53,5 triệu tấn trong tổng
số 85 triệu tấn ngô xuất khẩu trên thế giới (chiếm 55 - 60%), còn lại Nhật
Bản chiếm 40%, Mexico 19%, Hàn Quốc 6% và Đài Loan 6%
Dù sản lượng tăng nhưng xuất khẩu ngô của Mỹ - nước sản xuất và xuất
khẩu lớn nhất thế giới – dự kiến sẽ giảm 3,9% xuống còn 132 tỷ USD bởi
bị cạnh tranh từ các đối thủ khác đến từ Nam Mỹ. Mậu dịch ngô Mỹ có
thể chỉ chiếm 45% tổng mậu dịch ngô toàn cầu – thị phần thấp nhất kể từ
năm 1971
Tại Việt Nam hiện nay diện tích trồng ngô cả nước gần 1.2 triệu ha, năng
suất trung bình đạt 43 tạ/ha, sản lượng dao động trong khoảng 4.5 đến 5
triệu tấn/ năm, trong khi nhu cầu về ngô của nước ta hiện nay là trên 5 triệu
tấn/năm kể cả cho chế biến lương thực cho chăn nuôi, hơn nữa tổng sản
lượng ngô sản xuất vẫn chưa đủ nhu cầu trong nước, hằng năm phải nhập
trên nữa triệu tấn. Nhập khẩu ngô của Việt Nam đã giảm một nửa so với
năm trước đó xuống khoảng 950.000 tấn, nguyên nhân là do sự cạnh tranh
về giá giữa lúa mì và ngô, nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang dùng lúa mì
thay cho ngô để giảm giá thành sản xuất
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu mặt hàng ngô về thị trường Việt Nam
tăng mạnh ở hầu hết các thị trường trong 7 tháng đầu năm 2012, cụ thể:
nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 107,6% so với cùng kỳ năm trước, với trị giá
hơn 214,75 triệu USD, chiếm 70% tổng kim ngạch nhập khẩu và Ấn độ
cũng là thị trường lớn nhất cung cấp mặt hàng ngô cho Việt Nam.
Đứng thứ hai là thị trường Achentina, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường
này 186.121 tấn ngô, trị giá 57.885.517 USD, tăng 78 lần về trị giá.
Ngoài ra Việt Nam còn nhập khẩu ngô từ Thái Lan, trị giá 14.273.582
USD; từ Campuchia trị giá 6.39.400 USD; từ Hoa Kỳ đạt 148.485 USD.
7.NHỮNG TRIỂN VỌNG,THUẬN LỢI VÀ THÁCH
THỨC, TRỞ NGẠI CỦA CÂY NGÔ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
7.1. Những triển vọng và thuận lợi

- Ở nước ta ngô là cây lương thực sau lúa, những năm trở lại
đây sản xuất ngô đang được chú ý do ngô không những là cây
lương thực mà còn sử dụng làm thức ăn gia súc trong khi cơ cấu
nông nghiệp lại chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng trồng
trọt và tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi nên nhu cầu về ngô là rất
20
lớn. Mục tiêu của ngành nông nghiệp trong những năm tới sẽ
phấn đấu xây dựng vùng trồng ngô hàng hóa ở các khu vực:
vùng trung du miền núi phía bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng,
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Phát triển ngô đồng trên đất lúa ở
những nơi có điều kiện phù hợp, có đủ nước tưới. Đây là hướng
đi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng thâm
canh tăng vụ, góp phần tăng sản lượng lương thực vững chắc
đặc biệt ở những khu vực dân cư miền núi. Đây là điều kiện
thuận lợi để sản xuất ngô phát triển mở rộng.
- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản
xuất ngô, đặc biệt là các vùng miền núi trong điiều kiện canh tác
lúa bị hạn chế.
- Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng ngô lâu đời.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng,
knghệ về ngô của các nước trong khu vực và thế giới.
- Ngô còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, chúng ta cũng đã
bước đầu xuất khẩu được giống ngô trong nước.
- Hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước khuyến khích và tạo
điều kiện phát triển sản xuất lương thực trong đó có sản xuất
ngô.
- Việt Nam gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận
lợ cho các sản phẩm nông nghiệp co quyền bình đẳng than gia
vào thị trường thương mại thế giới.
7.2. Những trở ngại và thách thức

- Sản xuất ngô ở nước ta vẫn mang tính nhỏ lẻ và phân tán, đặc
biệt là các vùng núi, khó cơ giới hóa.
- Qúa trình dụng giống mới chiu thâm canh, phát triển la điều
kiên thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng
ngừa.
- Trong vài năm tới sẽ có nhiều giống ngô mới ra đời có nhiều
ưu thế, rất khó có thể cạch tranh lành mạnh với các giống ngô
sản xuất trong nước là một điều rất khó.
- Tham gia vào thị trường thương mại thế giưới đòi hỏi phải có
sự đòi hỏi rất khts khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy có sự
21
đầu tư đồng bộ.
III. KẾT LUẬN
Cây ngô đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự
tồn tại của xã hội loài người. Vì vậy hiện nay trên thế giới con
người cũng đang chú trọng phát triển cây lương thực này, đặc
biệt ở Việt Nam sản lượng ngô chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong
nước còn phải nhập khẩu với số lượng lớn. Vì vậy trong thời
gian sắp tới cần phải đầu tư nghiên cứu hơn nữa về khoa học
công nghệ và những giống mời về cây ngô, để nâng cao chất
lượng, năng suất cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và
vươn tới trở thành một mặt hàng lương thực xuất khẩu có giá trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WWW.FAo.org.vn
2.www.gso.gov.vn
3. Địa lý lớp 12
4. Atlat địa lý việt nam
5. sách địa lý cây trồng
6. giáo trình địa lý kinh tế - xã hội thế giới
7. nghiên cứu về cây ngô.vn

8. www.wikipedia.org/wiky/ngô
9.ngo.vaas.org.vn/lichsuvanguongoccayngo
10. www.baovecaytrong.com
22

×