Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÁO CÁO ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ VỤ ĐÔNG VÀ VỤ XUÂN CÁC TỈNH PHÍA BẮC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 13 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
______________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
______________________________________________________
Sơn La, ngày 24 tháng 8 năm 2011
BÁO CÁO
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÂY NGÔ VỤ ĐÔNG VÀ VỤ XUÂN CÁC TỈNH PHÍA BẮC
I. MỞ ĐẦU
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích đứng thứ 3
sau lúa mì và lúa nước; sản lượng thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc.
Năm 1961, diện tích ngô toàn thế giới đạt 105,5 triệu ha, năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng
205 triệu tấn, đến năm 2009, diện tích trồng ngô thế giới đạt khoảng 159,5 triệu ha, năng
suất bình quân 51,3 tạ/ha, sản lượng 817,1 triệu tấn. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là
những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng.
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu
quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo
trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi
mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản
xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm
2001 tổng diện tích ngô là 730.000 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2010,
diện tích ngô cả nước 1126,9 nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn.
Tuy vậy, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,
chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu
từ trên dới 1 triệu tấn ngô hạt.
1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây
trồng ở nước ta; năm 2010 là 1126,9 nghìn ha (trong đó trên 90% diện tích trồng ngô lai),


sản lượng đạt trên 4,6 triệu tấn. Tuy vậy sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu, hàng năm nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô nguyên liệu cho chế biến thức
ăn chăn nuôi.
Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu
phát triển cây ngô: 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu tư: Dự án phát triển giống
ngô lai giai đoạn 2006-2010 (đã kết thúc) và dự án phát triển sản xuất giống ngô lai giai
đoạn 2011-2015 (đang triển khai).
- Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các doanh
nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có năng
suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất ngô đã được
chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
vẫn còn nhiều hạn chế, với địa hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có
độ cao, phụ thuộc vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với
tiềm năng của giống. Năm 2010, NSTB cả nước đạt 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn
so với năng suất ngô có thâm canh là 70 - 80 tạ/ha. Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng
thích nghi tốt với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu.
1
Để cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên liệu
chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc đánh
giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng diện tích
trồng ngô là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô trên thế giới và ở Việt Nam
- Trong những năm vừa qua diện tích và thị trường ngô chưa có biến động lớn, chỉ
có năng suất ngô là tăng tương đối nhanh ở nhiều quốc gia. Năng suất ngô tăng mạnh sẽ
làm cho sản lượng ngô tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Trung Quốc.
- Giá ngô trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã có sự biến động đáng kể,
bình quân thời kỳ 1994-1999 là 138-142 USD/tấn; hiện nay là 300-305 USD/tấn. Các nước
xuất khẩu ngô chính vẫn là Mỹ, Achentina, Pháp… các nước nhập khẩu ngô chính gồm
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Malaysia, Đài Loan…
Ở Việt Nam, hiện tại giá 1 kg ngô hạt dao động từ 7.000 -7.500 đồng. Nhu cầu ngô

hạt cần cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi diện tích trồng
ngô và năng suất ngô Việt Nam đã bị chững lại, với đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi
và nhu cầu ngô phục vụ công nghiệp sản xuất Ethanol hiện nay đòi hỏi nguồn nguyên liệu
ngô là rất lớn. Vì vậy, sản xuất ngô trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng chắc
chắn sẽ được tập trung phát triển mạnh trong thời gian tới.
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÔ CÁC TỈNH PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2005-2010
1. Diện tích, năng suất
- Diện tích: diện tích ngô các tỉnh phía Bắc tăng liên tục trong thời gian qua, vùng
TDMNPB có diện tích tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2010; vùng Bắc Trung bộ, diện
tích đang có xu hướng giảm dần; vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích tương đối ổn định
(số liệu, biểu đồ 1).
Biểu đồ 1. Diện tích ngô các vùng phía Bắc giai đoạn 2005-2010
2
- Năng suất: NSTB ngô toàn miền tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ
tăng tăng bình quân toàn miền 0,82 tạ/ha/năm, vùng TDMNPB tăng mạnh nhất đạt
1tạ/ha/năm, vùng BTB là 0,8 tạ/ha/năm, vùng ĐBSH là 0,19 tạ/ha/năm. (số liệu bảng 1).
Bảng 1. Năng suất ngô các vùng phía Bắc giai đoạn 2005-2010
Năm
Năng suất ngô giai đoạn 2005-2010 (tạ/ha)
Toàn miền
(tạ/ha)
ĐBSH TDMNPB BTB
2005 40,4 28,1 34,8 36,0
2006 40.2 28,6 36,0 37,3
2007 41,2 32,9 36,3 39,3
2008 43,6 33,6 36,1 40,1
2009 42,4 34,2 39,6 40,1
2010 45,2 33,2 37,9 40,9
Tăng TB/năm (tạ/ha) 0,19 1,0 0,8 0,82
2. Kết quả nghiên cứu, chuyển giao TBKT trong canh tác ngô

a) Giống: các tiến bộ về giống ngô lai mới được người dân tiếp nhận và áp dụng
vào sản xuất rất nhanh, giai đoạn 2006-2010 đã có rất nhiều giống ngô lai mới có năng
suất, chất lượng được đưa vào sản xuất. Bộ giống ngô lai trong sản xuất rất đa dạng về
chủng loại, hầu hết các giống được xếp vào 2 nhóm giống:
+ Nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài (LVN10, LVN98, CP888 ) bố trí trên
các chân đất bãi ven sông, đất 1 vụ lúa, đất chuyên ngô và vụ Đông sớm ở các tỉnh BTB.
+ Nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ trung bình đến trung bình sớm (LVN4,
LVN99, VN8960, LVN145, LVN45, CP999, CP989, PC3Q, CP333, CPA88, NK4300,
NK54, NK66, NK6654, C919, DK9955, DK9901, DK8868, B9698, B9681, B06, B21,
SSC557, SSC886, LVN154 (GS8) ) có thể bố trí ở tất cả các khung thời vụ của các địa
phương.
b) Phân bón, mùa vụ và chế độ luân canh.
+ Phân bón và chăm sóc: mức bón phân phổ biến hiện đang được khuyến cáo rộng
rãi cho sản xuất là: 100-150 kg urê; 100-200 kg lân super; 50-60 kg Kaliclorua; phân
chuồng (tuỳ theo hộ, vùng…); phân bón được chia làm 3 lần: 1 bón lót, 2 bón thúc
+ Mùa vụ: thời vụ đa số được các địa phương áp dụng là: vụ ngô Xuân, ngô Đông
ở những vùng Trung du, ĐBSH, BTB; vụ ngô Xuân Hè ở những vùng MNPB, BTB.
Đồng thời áp dụng chế độ luân canh hợp lý với các cây trồng khác, phù hợp với tập quán
sản xuất ngô ở từng vùng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
b) Kỹ thuật canh tác, mật độ khoảng cách trồng ngô: hầu hết các địa phương đều
khuyến cáo mật độ gieo trồng từ 5,3 - 5,7 vạn cây/ha, tương ứng với khoảng cách gieo
trồng: hàng - hàng: 70cm - 70cm; cây - cây: 22cm - 25cm. Trong thời gian gần đây các cơ
quan nghiên cứu (Viện Nghiên cứu ngô, TT KKNG, SPCT & PB QG khuyến cáo: mật độ 6
- 7 vạn cây (vụ Đông 7 vạn cây/ha; vụ Xuân 6 vạn cây/ha), hàng - hàng 50 - 55; cây - cây:
25 - 28 cm các giống tham gia thí nghiệm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
3
c) Về thoái hoá đất: để hạn chế đến mức tối thiểu mức độ thoái hoá đất trồng ngô,
trong giai đoạn 2005-2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các địa
phương qui hoạch đất trồng ngô, hạn chế tối đa việc trồng ngô trên đất có độ dốc trên 25
o

,
trồng ngô kết hợp với các biện pháp trồng luân, xen canh với cây họ đậu và các loại cây
trồng khác có tính chất cải tạo đất; trên đất dốc, canh tác ngô theo đường đồng mức nhằm
hạn chế đa mức độ thoái hoá đất.
d) Về bảo quản chế biến: tổn thất sau thu hoạch đối với cây ngô là khá lớn, trung
bình từ 13 - 15%; đặc biệt tại các tỉnh vùng TDMNPB việc sản xuất ngô trong vụ Xuân
thường gặp rất nhiều khó khăn cho việc thu hái, bảo quản, sơ chế ngô trong điều kiện mưa
kéo dài trong giai đoạn cuối vụ thu hoạch. Ngô nếu không được bảo quản hoặc bảo quản
không đúng qui trình sẽ giảm chất lượng nghiêm trọng, đặc biệt ngô sẽ phát sinh các loại
nấm Aspergillus sp. sản sinh độc chất aflatoxin gây bệnh ung thư gan cho người.
e) Tình hình sâu bệnh: đến nay, tình hình sâu bệnh trên cây ngô không có biến
động lớn, các loại sâu bệnh chính thường gặp như: sâu đục thân, rệp, sâu xám, bệnh khô
vằn, gỉ sắt, mức độ gây hại không đáng kể đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Từ
cuối năm 2008 - 2009 đã xuất hiện bệnh vi rút lùn sọc đen trên cây ngô tại Nghệ An và có
nguy cơ lan truyền đến các tỉnh phía Nam là rất lớn, đây là đối tượng dịch hại có nguy cơ
tiềm ẩn đe dọa nghiêm trọng đến các vùng sản xuất ngô.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Mặt tích cực
- Việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là các giống ngô lai có năng
suất, chất lượng cao trong những năm qua tại các tỉnh phía Bắc đã góp phần làm tăng
nhanh diện tích, năng suất, sản lượng ngô của toàn vùng. Cây ngô đóng vai trò hết sức
quan trọng trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao kinh tế của một bộ phận lớn đồng
bào dân tộc sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa.
- Sản xuất ngô trong vùng từng bước đi theo hướng hàng hóa, thị trường tiêu thụ
ngô phát triển do đầu ra của sản phẩm ngô rất rộng.
2. Một số tồn tại
- Phần lớn diện tích trồng ngô của các tỉnh TDMNPB tập trung chủ yếu trong vụ
Xuân, Xuân Hè và Hè Thu nơi có độ dốc cao, không chủ động nước tưới, ít thâm canh. Do
đó, năng suất cây ngô đạt thấp so với tiềm năng năng suất của giống và không ổn định, dễ
mất mùa khi gặp hạn và mưa lũ. Hầu hết diện tích ngô vụ Hè Thu tại các tỉnh Bắc Trung bộ

thường bị hạn hán cuối vụ và diện tích ngô vụ Đông bị mưa lũ đầu vụ gây mất mùa
- Đa số diện tích sản xuất ngô tại các tỉnh TDMNPB và Bắc Trung Trung bộ có độ
dốc cao, hiện tượng rửa trôi lớp đất bề mặt là rất lớn, suy thoái dinh dưỡng đất ngày càng
nhanh qua nhiều năm canh tác ngô.
- Thiếu các giống ngô có đặc tính thích nghi với điều kiện bất thuận của thời tiết:
ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
- Trình độ hiểu biết KHKT còn thấp và không đồng đều giữa các vùng trồng ngô,
điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Việc đưa các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất gặp rất nhiều hạn chế.
4
- Phần lớn địa bàn sản xuất ngô xa, diện tích sản xuất ngô manh mún ở vùng đồng
bằng sông hồng nên hiệu quả sản xuất bị giảm do tăng chi phí vận chuyển (đầu vào và
đầu ra), tăng chi phí lao động (khó thực hiện cơ giới hóa sản xuất).
- Công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch còn thiếu, hàng năm tổn thất sau thu
hoạch đối với ngô là khá lớn (13 – 15%).
- Chưa gắn kết giữa sản xuất và tổ chức tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÔ CÁC TỈNH PHÍA BẮC NĂM 2010
1) Diện tích: tổng diện tích ngô các tỉnh phía Bắc đạt 692,9 nghìn ha (chiếm
61,5% diện tích ngô cả nước), trong đó:
- Vùng TDMNPB: có diện tích ngô lớn nhất toàn miền, tổng diện tích ngô năm
2010 toàn vùng đạt 460.000 ha, chiếm 66,4% DT ngô toàn miền và chiếm 40% tổng DT
ngô cả nước. Trong đó, diện tích ngô vụ Xuân đạt 286.552 ha (chiếm 62,3% DT ngô cả
năm), ngô Hè Thu đạt 173.448 ha (chiếm 37,7% DT ngô cả năm). Diện tích ngô tập trung
tại các tỉnh Sơn La (132.700 ha), Hà Giang (47.600 ha), Cao Bằng (38.400 ha), Hoà Bình
(35.900 ha), Lào Cai và Điện Biên (30.000 ha)… (số liệu biểu đồ 2)
Biểu đồ 2. Diện tích ngô vùng TDMNPB năm 2010
- Vùng Bắc Trung bộ: có diện tích ngô đứng thứ 2 toàn miền, tổng diện tích ngô
năm 2010 toàn vùng đạt 135.300 ha, chiếm 12% diện tích ngô cả nước và 19,5% diện tích
ngô toàn miền. Trong đó, ngô vụ Xuân đạt 48.920 ha (chiếm 36,2% DT ngô cả năm), ngô

Hè Thu đạt 34.380 ha (chiếm 25,4% DT ngô cả năm) và ngô vụ Đông đạt 52.000 ha
(chiếm 38,4% DT ngô cả năm). Diện tích tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nghệ An (62.900
ha), Thanh Hoá (54.600 ha) (số liệu, biểu đồ 3).
Biểu đồ 3. Diện tích ngô vùng BTB năm 2010
5
- Vùng ĐBSH: diện tích đạt 97.600 ha, chiếm 8,6% diện tích ngô cả nước và 14%
diện tích ngô toàn miền, Trong đó, diện tích ngô vụ Xuân đạt 32.560 ha (chiếm 33,4% DT
ngô cả năm), ngô vụ Hè Thu đạt 12.000 ha (chiếm 12,3% DT ngô cả năm), ngô vụ Đông
đạt 53.040 ha (chiếm 54,3% DT ngô cả năm). Diện tích tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hà
Nội (25.000 ha), Vĩnh Phúc (17.000 ha), Thái Bình (9.200 ha), Hưng Yên, Hà Nam
(8.600 ha) (số liệu biểu đồ 4).
Biểu đồ 4. Diện tích ngô vùng ĐBSH năm 2010
2) Năng suất: NSTB ngô toàn miền đạt đạt 35,8 tạ/ha, trong đó: vùng TDMNPB:
NSTB đạt 33,2 tạ/ha (thấp hơn NSTB ngô cả nước 7,7 tạ/ha và thấp hơn NSTB ngô toàn
6
miền là 2,6 tạ/ha; vùng BTB: NSTB đạt 37,9 tạ/ha (thấp hơn NSTB ngô cả nước 2.19
tạ/ha); vùng ĐBSH: NSTB đạt 45,2 tạ/ha (cao hơn NSTB ngô cả nước 4,3 tạ/ha). Số liệu
biểu đồ 5
Biểu đồ 5. Năng suất ngô tại các vùng, các tỉnh phía Bắc năm 2010
3) Sản lượng: sản lượng ngô toàn miền đạt 2.480.582 tấn, trong đó: vùng
TDMNPB đạt 1.527.200 tấn (31% SL ngô toàn vùng), vùng BTB đạt 512.787 tấn (10%
sản lượng ngô toàn vùng, vùng ĐBSH đạt 441.152 tấn (9% sản lượng ngô toàn vùng). Số
liệu biểu đồ 6
Biểu đồ 5. Năng suất ngô tại các vùng, các tỉnh phía Bắc năm 2010
5. Kết quả sản xuất ngô các tỉnh phía Bắc vụ Xuân, vụ Hè Thu 2011
a) Kết quả sản xuất ngô vụ Xuân 2011
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh phía Bắc, tổng diện tích ngô
vụ Xuân 2011 toàn miền đạt khoảng 366.300 ha, tương đương vụ Xuân 2010; NSTB toàn
vùng đạt 40,6 tạ/ha, cao hơn vụ Xuân 2010 khoảng 4,2 tạ/ha. tổng sản lượng ước đạt gần
1,49 triệu tấn, cao hơn vụ Hè Thu 2010 khoảng gần 150 nghìn tấn (số liệu bảng 2)

7
Bảng 2. Kết quả sản xuất ngô các tỉnh phía Bắc vụ Xuân 2011
Vùng
Xuân 2010 Xuân 2011 So sánh (%)
DT (ha) NS (tạ/ha) DT (ha) NS (tạ/ha) DT (ha) NS (tạ/ha)
ĐBSH
32.560
46,2 32.300 48,0 99,2 103,9
BTB
48.920
39,6
43.000 42,0 87,9 106,1
TDMNPB
286.552
34,7 291.000 38,1 101,6 109,8
Toàn vùng 368.030 36,4 366.300 40,6 111,6 99,5
b) Ước kết quả sản xuất ngô vụ Hè Thu 2011
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh phía Bắc, tính đến hết ngày
15/8/2011, tổng diện tích ngô vụ Hè Thu 2011 toàn miền đạt khoảng 217.500 ha, tương
đương vụ Hè Thu 2010; NSTB toàn vùng ước đạt 36,6 tạ/ha, cao hơn vụ Hè Thu 2010
khoảng 2,9 tạ/ha. tổng sản lượng ước đạt 800 nghìn tấn, cao hơn vụ Hè Thu 2010 khoảng
gần 70 nghìn tấn (số liệu bảng 3)
Bảng 3. Kết quả sản xuất ngô các tỉnh phía Bắc vụ Hè Thu 2011
Vùng
Hè Thu 2010 Hè Thu 2011
DT (ha) NS (tạ/ha) DT (ha) NS (tạ/ha)
ĐBSH
12.000
43,2
11.000

45,0
BTB
34.380
36,6
31.500
40,0
TDMNPB
173.448
31,7
175.000
35,5
Toàn vùng 219.828 33.1 217.500 36.6
IV. ĐỊNH HƯỚNG, KẾ HOẠCH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ TẠI
CÁC TỈNH PHÍA BẮC TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Định hướng phát triển
- Xác định ngô là một trong những lợi thế phát triển của vùng vì đất đai và điều
kiện tự nhiên khá phù hợp.
- Duy trì diện tích sản xuất của toàn miền khoảng 800 nghìn ha, năng suất 50 tạ/ha,
sản lượng hàng năm ổn định 4 triệu tấn/năm.
- Chú trọng việc mở rộng diện tích ngô vụ Xuân trên những chân đất ruộng bỏ hoá,
đất đồi; ngô Đông trên đất 2 vụ lúa, ngô Hè Thu tại một số tỉnh vùng TDMNPB. Mở rộng
diện tích ngô vụ Đông, vụ Đông Xuân trên đất chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả,
đất lúa bỏ hoá vụ Xuân tại các tỉnh Bắc Trung bộ.
- Phát triển vùng sản xuất ngô tập trung, sản xuất theo hướng bền vững, tăng
cường đầu tư thâm canh, chú trọng luân, xen canh ngô với các loại cây họ đậu.
8
- Tập trung nghiên cứu, phát triển các giống ngô lai mới theo hướng năng suất,
chất lượng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khô hạn và mưa lũ thường gặp tại các
tỉnh TDMNPB và Bắc Trung bộ.
- Phát triển sản xuất ngô gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất, đến sơ chế và

tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ
thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị sản
xuất ngô.
2. Kế hoạch sản xuất ngô giai đoạn 2015-2020
- Tổng diện tích gieo trồng toàn miền: 800.000 ha, trong đó
+ Diện tích ngô Xuân: 390.000 ha
+ Diện tích ngô Hè Thu: 225.000 ha
+ Diện tích ngô Đông: 145.000 ha
(Diện tích ngô theo vụ, vùng theo số liệu bảng 4)
Bảng 4. Kế hoạch bố trí diện tích ngô các vụ, vùng
các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020
TT Vùng
Vụ
Toàn vùng
Xuân Hè Thu Đông
1 ĐBSH 40.000 10.000 65.000 115.000
2 BTB 50.000 35.000 80.000 165.000
3 TDMNPB 300.000 180.000 40.000 520.000
Toàn miền 390.000 225.000 145.000 800.000
3. Các giải pháp thực hiện
a) Bố trí đất trồng
- Vùng ĐBSH: có DT trồng ngô khá ổn định. Năm 2000 diện tích trồng ngô 92,9
nghìn ha, năm 2010 khoảng 97.600 nghìn ha. Đây là vùng có tiềm năng mở rộng diện tích
trồng ngô trên các chân đất:
+ Diện tích đất 2 lúa trồng ngô vụ Đông (25.800 ha)
+ Diện tích đất chuyển đổi từ đất lúa vụ Đông Xuân trên chân đất cao, vàn cao khó
khăn về nước tưới (10.000 ha) và một phần diện tích đất bãi ven sông sang trồng ngô
Xuân (5.000 ha).
- Vùng TDMNPB: có điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp cho phát triển ngô; diện
tích trồng ngô tăng đều qua các năm; năm 2000 diện tích trồng 287,4 nghìn ha, năm 2010

đã là 460 nghìn ha. TDMNPB là vùng có khả năng mở rộng diện tích trồng ngô Xuân
25.000 ha (trên những chân đất ruộng bỏ hoá, đất đồi); 5.000 ha (ngô Đông trên đất 2 vụ
lúa lại mốt tỉnh thuộc vùng Trung du), 4.000 ha (ngô Hè Thu).
- Vùng BTB: có diện tích trồng ngô tăng đều qua các năm.; năm 2000, diện tích
trồng ngô 92,8 nghìn ha, đến năm 2010 đã là 135,3 nghìn ha. BTB là vùng có điều kiện tự
nhiên, đất đai phù hợp để phát triển cây ngô, khả năng mở rộng diện tích trồng của vùng
trên đất 2 lúa rất lớn (ngô Đông 10.000 ha), ngô ĐX trên đất chuyển đổi từ đất trồng lúa
kém hiệu quả (5.000 ha), đất lúa bỏ hoá vụ Xuân (1.800 ha).
9
b) Thời vụ và cơ cấu giống
- Vụ Xuân
+ Vùng TDMNPB gieo từ 1/2 - 25/2.
+ Vùng ĐBSH và BTB gieo từ 5/2 - 15/2.
- Vụ Hè Thu
+ Vùng TDMNPB gieo từ 20/4 - 15/5 (gieo khi đất đủ ẩm)
+ Vụ Đông vùng ĐBSH, TDMNPB và BTB gieo trước 25/9 (giống dài ngày);
trước 30/9 (giống ngắn ngày và trung ngày)
c) Cơ cấu giống ngô: tập trung chủ yếu vào các nhóm sau:
- Nhóm giống LVN (Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển ngô, Viện Nghiên cứu
ngô) gồm có: LVN10, LVN98, LVN14, LVN4, LVN885, LVN145, LVN 45, VN9860,
LCH9, LVN154 (GS8)
- Nhóm SSC (Công ty CPgiống cây trồng miền Nam) gồm có: SSC557, SSC585…
- Nhóm giống CP (Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam gồm có: CP888,
CP989, CP999, CPA88, CP333
- Nhóm giống NK (Công ty TNHH Syngenta Việt Nam) gồm có: NK66, NK4300,
NK54, NK6654
- Nhóm giống DK (Công ty TNHH Dekalb Việt Nam) gồm có: C919, DK9901,
DK9955, DK8868…
- Nhóm giống Bio (Công ty TNHH Một thành viên Bioseed Việt Nam) gồm có:
B9698, B9681, B06, B21.

- Nhóm Pioneer Brand (Công ty TNHH Pioneer Hi-bred Việt Nam) gồm có:
30Y87, 30K95, 30T60…
d) Các giải pháp kỹ thuật canh tác
- Vụ Đông Xuân
+ Trong quá trình sản xuất cần áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, đặc biệt
sử dụng các tàn dư thực vật của cây trồng vụ trước che phủ đất, chống thoát hơi nước.
+ Đưa các giống ngô lai có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, chú trọng sử
dụng các giống ngô ngắn ngày, có khả năng chịu hạn tốt tại các vùng đất có khả năng
cung cấp nước hạn chế.
+ Áp dụng phù hợp các quy trình kỹ thuật cho từng giống, từng vùng sinh thái cụ
thể, trong đó sản xuất phải theo hướng thâm canh.
- Vụ Hè Thu
+ Phần lớn diện tích ngô được trồng trên các vùng đất có độ dốc cao, hàng năm đất bị rửa
trôi dinh dưỡng rất lớn, trong quá trình sản xuất cần quan tâm đến việc chống xói mòn đất.
+ Trên đất dốc, bố trí mật độ trồng hợp lý, trồng theo kiểu bậc thang, đường đồng mức
để giảm rửa trôi dinh dưỡng đất, sử dụng biện pháp làm đất tối thiểu.
- Bố trí trồng luân, xen canh ngô với cây họ đậu nhằm giảm thiểu sự rửa trôi đất bề
mặt, bổ sung dinh dưỡng cho đất.
- Sử dụng phân bón hợp lý tùy theo từng giống ngô, tránh bón phân mất cân đối, khuyến
khích sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học nhằm cải tạo, tăng độ phì cho đất.
e) Công tác phòng trừ dịch bệnh
10
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại trên cây ngô, lưu ý sử dụng
các biện pháp để phòng ngừa bệnh lùn sọc đen trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
- Sử dụng giống có khả năng kháng sâu bệnh vào cơ cấu sản xuất.
- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, nhằm nâng cao hiểu biết về
các qui trình kỹ thuật nhất là phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng sinh thái bền vững.
- Luân canh giữa cây ngô và các loại cây trồng khác như lúa nước, rau, trồng xen
với cây họ đậu để hạn chế nguồn lây bệnh.
- Đảm bảo mật độ, khoảng cách trồng hợp lý theo từng loại giống; bón phân cân

đối, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ vi sinh, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức
chống chịu.
- Vệ sinh, thu gom và tiêu hủy các tàn dư thực vật có mầm bệnh trên những diện
tích đất sản xuất lúa 2 vụ và một vụ ngô Hè Thu.
- Thường xuyên kiểm tra những ruộng bị bệnh để kịp thời phát hiện, tiêu hủy cây
bị bệnh, tiến hành phòng trừ rầy kịp thời.
f) Bảo quản và tiêu thụ
- Khuyến khích các doanh nghiệp cũng như nông dân đầu tư công nghệ bảo quản,
sơ chế sau thu hoạch như công nghệ sấy, nhằm giảm thiểu thiệt hại khi thu hoạch trong
điều kiện thời tiết mưa kéo dài vụ Hè Thu.
- Các nhà máy chế biến ngô cần quan tâm nâng cao năng lực thu mua, chế biến, tổ
chức và mở rộng mạng lưới thu mua đến các vùng sâu tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân tiêu thụ ngô tốt nhất.
- Gắn kết giữa cơ sở chế biến với người dân nhằm ổn định giá cả, tránh tình trạng
để tư thương ép giá gây thiệt hại cho nông dân, tạo lòng tin cho nông dân yên tâm đầu tư
sản xuất ngô.
e) Chính sách
- Nhà nước tăng cường đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các Viện, Trường, Trung tâm
nghiên cứu tuyển chọn và lai tạo các giống ngô lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, có
khả năng kháng sâu bệnh, đặc biệt quan tâm lai tạo các giống có khả năng chịu hạn,
chống đổ tốt và công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông, đường điện, hệ thống thủy lợi
cho các vùng sản xuất ngô.
- Tiếp tục hỗ trợ nguồn giống ngô tốt cho các vùng đồng bào vùng sâu vùng xa còn
nhiều khó khăn tại các tỉnh Trung du miền núi và Bắc Trung bộ.
- Nhanh chóng đưa cây ngô chuyển gen vào sản xuất nhằm tạo bước đột phá về
năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế.
IV. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ
Để tổ chức sản xuất ngô các tỉnh phía Bắc đạt mục tiêu kế hoạch diện tích, sản lượng
và hiệu quả kinh tế, các địa phương cần chủ động xây dựng Đề án phát triển cây ngô đến

năm 2020, sớm trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời tham mưu đề xuất UBND tỉnh quy
hoạch các vùng sản xuất ngô tập trung, có đầu ra sản phẩm ổn định, hiệu quả kinh tế cao,
đồng thời nhanh chóng ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ nông dân đầu tư
phát triển cây ngô, các chính sách hỗ trợ tập trung vào các nhóm lĩnh vực sau:
1) Hỗ trợ kinh phí mua giống, đặc biệt là các giống cây trồng mới nhằm tạo ra sự
đột phá về năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô.
11
2) Hỗ trợ công tác thuỷ lợi như: cải tạo hệ thống giao thông, tu sửa hệ thống thuỷ
lợi nội đồng ở những vùng sản xuất tập trung.
3) Hỗ trợ công tác thông tin thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp
đồng bao tiêu sản phẩm theo tinh thần Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
hỗ trợ những vùng có diện tích sản xuất ngô lớn, tập trung và ổn định.
4) Hỗ trợ kinh phí tập huấn, đào tạo và xây dựng các mô hình ứng dụng các TBKT
mới, mô hình sản xuất bền vững cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng hướng dẫn
quy trình canh tác trên đất dốc, biện pháp chống xói mòn dinh dưỡng đất. Thường xuyên
dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh trên cây ngô, giúp nông dân có biện pháp phòng trừ kịp
thời./.
CỤC TRỒNG TRỌT
Phụ lục 1. Diện tích ngô các vùng phía Bắc giai đoạn 2005-2010
12
Năm
Diện tích giai đoạn 2005-2010 (ha)
Toàn miền
ĐBSH TDMNPB BTB
2005 88.300 371.500 149.600 609.400
2006 85.300 396.600 148.200 630.100
2007 91000 426.300 137.300 654.600
2008 98.400 459.200 142.400 700.000
2009 72.700 443.200 123.700 639.600
2010 97.600 460.000 135.300 692.900

Phụ lục 2. Năng suất ngô các vùng phía Bắc giai đoạn 2005-2010
Năm
Năng suất ngô giai đoạn 2005-2010 (tạ/ha)
Toàn miền
(tạ/ha)
ĐBSH TDMNPB BTB
2005 40,4 28,1 34,8 36,0
2006 40.2 28,6 36,0 37,3
2007 41,2 32,9 36,3 39,3
2008 43,6 33,6 36,1 40,1
2009 42,4 34,2 39,6 40,1
2010 45,2 33,2 37,9 40,9
Tăng TB/năm (tạ/ha) 0,19 1,0 0,8 0,82
Phụ lục 3. Diện tích ngô các vụ tại các vùng phía Bắc năm 2010
T
T
Vùng
Vụ
Toàn vùng
Xuân Hè Thu Đông
1 ĐBSH 32.560 12.000 53.040 97.600
2 BTB 48.920 34.380 52.000 135.300
3 TDMNPB 286.552 173.448 - 460.000
Toàn miền 368.920 219.448 105.040 692.900
13

×