Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

hoàn thiện quy trình thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản thế chấp tại công ty thẩm định giá địa ốc á châu – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.33 KB, 90 trang )

Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sù ra đời hoạt động ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử
phát triển và tiến bộ của con người. Vai trò làm huyết mạch đối với nền kinh
tế của hoạt động ngân hàng được xuất phát từ chính những đặc trưng của nó.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi
hàng hóa trong quá trình kinh doanh là tiền tệ – loại hàng hóa có tính nhạy
cảm và sức cuốn hút đặc biệt. Chính tính đặc biệt riêng có này của tiền tệ mà
hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là hoạt động đem lại hiệu quả rất lớn
cho nền kinh tế, vừa là hoạt động mà khả năng xảy ra rủi ro cao. Để tối thiểu
hóa rủi ro thì ngân hàng đã thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, trong
đó sử dụng phổ biến nhất là biện pháp cho vay có thế chấp tài sản. Kèm theo
đó hoạt động định giá tài sản thế chấp đã ra đời và trở thành hoạt động rất
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, một trong số đó là
hoạt động định giá máy, thiết bị thế chấp.
Định giá máy, thiết bị thế chấp là việc ước tính giá trị cho mỗi loại máy,
thiết bị một cách phù hợp và sát với giá thị trường nhất tại một thời điểm xác
định. Việc xác định sát thực giá trị tài sản thế chấp nói chung và máy, thiết bị
nói riêng sẽ là căn cứ giúp ngân hàng quyết định mức giải ngân và đảm bảo
an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Hoạt động định giá máy, thiết bị thế chấp còn rÊt mới mẻ đối với các
ngân hàng, trên thực tế nó còn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, trong thời gian
thực tập tại AREV, qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn hoạt động định giá của
công ty, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện quy trình thẩm định giá máy,
thiÕt bị làm tài sản thế chấp tại Công ty thẩm định giá địa ốc Á Châu – Chi
nhánh Hà Nội ” với hy vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về hoạt động thẩm định
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
giá nói chung và định giá máy, thiết bị thế chấp tại AREV nói riêng, đồng
thời có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định giá


máy, thiết bị thế chấp tại AREV – Hà Nội.
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống, khái quát hóa những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học về quy trình
thẩm định giá máy, thiết bị thế chấp.
Nghiên cứu thực trạng vận dụng quy trình thẩm định giá máy, thiết bị thế
chấp tại AREV - Hà Nội.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định giá máy,
thiết bị thế chấp tại AREV - Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thẩm định giá máy, thiết bị thế chấp tại AREV - Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung về quy trình thẩm định giá máy, thiết bị thông dụng
thế chấp của AREV - Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích.
Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về máy, thiết bị thế chấp.
Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình thẩm định giá máy, thiết bị thế
chấp tại Công ty thẩm định giá địa ốc Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định
giá máy, thiết bị thế chấp tại Công ty thẩm định giá địa ốc Á Châu – Chi
nhánh Hà Nội.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh, chị tại AREV đã giúp em thu thập

số liệu và hoàn thành quá trình thực tập tại công ty. Đặc biệt, em xin chân
thành cảm ơn TS. Nguyễn Minh Hoàng, ThS. Phạm Văn Bình và ThS.
Nguyễn Thị Tuyết Mai, cùng toàn thể các thầy cô trong Bộ môn Định giá tài
sản và kinh doanh bất động sản đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thiện
luận văn này.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÁY, THIẾT BỊ THẾ CHẤP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÁY, THIẾT BỊ
1.1.1. Khái niệm
Máy là những vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, thường là phức tạp,
dùng để thực hiện chính xác hoặc hàng loạt công việc chuyên môn nào đó.
Thiết bị là những bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động
của máy.
Thuật ngữ máy, thiết bị dùng trong định giá là những tài sản không cố định,
là những máy riêng biệt hoặc cả một cụm, dây chuyền máy, thiết bị đồng bộ.
1.1.2. Đặc điểm của máy, thiết bị
So với bất động sản, máy, thiết bị có một số khác biệt cơ bản:
- Máy, thiết bị là tài sản có thể di dời được.
Máy, thiết bị được xếp vào nhóm động sản, có khả năng dịch chuyển từ nơi
này đến nơi khác, nên mặt bằng giá máy, thiết bị mà nhất là máy, thiết bị mới
thường không có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực địa lý khác nhau. Vì vậy
trong định giá máy, thiết bị phải tính đến chi phí vận chuyển, lắp đặt
- Máy, thiết bị có tính đa dạng và phong phó.
Sự phát triển của khoa học – công nghệ làm xuất hiện ngày càng nhiều loại
máy, thiết bị mới, đòi hỏi người định giá máy, thiết bị phải không ngừng cập
nhật nhằm nâng cao trình độ cũng như sự hiểu biết về thị trường máy, thiết bị
và nhất là cần phải có kiến thức sâu rộng về các khía cạnh kỹ thuật của máy,
thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng công tác định giá.

- So với bất động sản thường thì máy, thiết bị có tuổi thọ ngắn hơn.
Khác với bÊt động sản, máy, thiết bị có tuổi thọ ngắn hơn và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố nh: môi trường tự nhiên, trình độ sử dụng của con người, cường
độ thời gian làm việc của máy, thiết bị. Đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn trong
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
định giá máy, thiết bị đã qua sử dụng, là cơ sở hợp lý đánh giá chất lượng còn
lại của máy, thiết bị và đưa ra kết quả hợp lý về mức giá của máy, thiết bị cần
định giá.
- Máy, thiết bị có thể chuyển nhượng, thay đổi chủ sở hữu dễ dàng.
Trừ một số máy, thiết bị đặc biệt, còn hầu hết các loại máy, thiết bị đều
được cho là có “tính láng” về sở hữu cao hơn bất động sản, điều này thúc đẩy
giao dịch máy, thiết bị nhiều hơn và qua đó cũng xuất hiện nhiều chứng cớ thị
trường về các giao dịch tương tự nhiều hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho
việc ước tính giá trị thị trường của máy, thiết bị.
1.1.3. Phân loại máy, thiết bị
- Phân loại theo tính chất tài sản.
+ Máy, thiết bị chuyên dùng. Là những máy, thiết bị được sử dụng cho
những nhiệm vụ đặc thù, có tính chuyên biệt, do vậy chúng thường Ýt hoặc
không được mua bán phổ biến trên thị trường. Việc thu thập thông tin về giá
cả thị trường của những loại máy, thiết bị chuyên dùng thường rất khó khăn,
nhiều khi không có thông tin giao dịch thị trường.
+ Máy, thiết bị thông thường, phổ biến. Là những máy, thiết bị được sử
dụng khá phổ thông trên thị trường, do vậy chúng cũng thường xuyên được
trao đổi, mua bán trên thị trường, nên việc thu thập thông tin về giao dịch, về
giá cả tương đối thuận lợi.
- Phân loại theo công năng sử dụng.
+ Máy, thiết bị động lực (Máy phát động lực, máy phát điện, máy biến áp và
thiết bị nguồn điện ; máy móc, thiết bị động lực khác).
+ Máy, thiết bị công tác (Máy công cụ ; máy, thiết bị dùng trong ngành khai

khoáng ; máy kéo ; thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa chất ; …).
+ Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm (Thiết bị quang học và quang phổ;
thiết bị điện và điện tử; thiết bị đo và phân tích lý hóa; ).
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
+ Thiết bị và phương tiện vận tải (Phương tiện vận tải đường bộ, đường
thủy, đường sắt; phương tiện bốc dỡ, nâng hàng; ).
+ Dụng cụ quản lý (Thiết bị tính toán, đo lường; máy, thiết bị thông tin,
điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý; phương tiện và dụng cụ quản lý
khác).
- Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị.
+ Máy, thiết bị mới. Là các máy, thiết bị được mua sắm mới hoặc chế tạo
mới, chưa từng đưa vào sử dụng.
+ Máy, thiết bị đã qua sử dụng. Là các máy, thiết bị đã từng được sử dụng.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị máy, thiết bị.
Để nâng cao độ tin tưởng đối với kết quả định giá, khi ước tính giá trị tài
sản nói chung hay máy, thiết bị nói riêng phải xem xét và phân tích một cách
kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chúng. Việc nhận diện một
cách rõ ràng những yếu tố này giúp thẩm định viên đánh giá tính quan trọng
của từng yếu tố, thiết lập và tìm ra mối quan hệ giữa chúng, để từ đó đưa ra
các tiêu thức và lựa chọn các phương pháp đánh giá thích hợp. Dựa vào ý
nghĩa và các đặc tính của giá trị, có thể phân thành 2 nhóm yếu tố chính sau :
- Yếu tố chủ quan : mục đích định giá máy, thiết bị.
Mục đích định giá máy, thiết bị phản ánh nhu cầu sử dụng máy, thiết bị cho
một công việc nhất định. Mục đích của định giá quyết định đến mục đích sử
dụng máy, thiết bị vào công việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi về mặt lợi
Ých mà máy, thiết bị cần phải mang lại cho chủ thể trong mỗi công việc hay
giao dịch đã được xác định. Do đó, mục đích định giá được coi là một yếu tố
quan trọng, mang tính chủ quan và ảnh hưởng có tính chất quyết định tới việc
lựa chọn cơ sở giá trị, làm căn cứ lựa chọn phương pháp định giá thích hợp.

Yêu cầu đối với công tác thẩm định : Mỗi loại mục đích sẽ quyết định đến
loại hay tiêu chuẩn về giá trị, quyết định đến quy trình hay phương pháp mà
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
thẩm định viên sẽ sử dụng trong quá trình định giá. Do đó, khi tiến hành công
việc thẩm định giá trị máy và thiết bị, thẩm định viên phải xác định và thỏa
thuận một cách rõ ràng với khách hàng ngay từ đầu về mục đích của việc định
giá.
- Yếu tố khách quan:
+ Các yếu tố mang tính vật chất:
Là những yếu tố thể hiện các thuộc tính hữu dụng tự nhiên, vốn có mà tài
sản có thể mang lại cho người sử dụng. Đối với máy móc, thiết bị là các tính
năng, tác dụng, độ bền vật liệu.
Thuộc tính hữu dông hay công dụng của máy, thiết bị càng cao thì giá trị
của nó càng lớn. Tuy nhiên, do yếu tố chủ quan của giá trị, máy hay thiết bị
được đánh giá cao hay không còn phụ thuộc vào thuộc tính hữu Ých vốn có
của chúng và khả năng khai thác công dụng của mỗi người. Do vậy, bên cạnh
việc dựa vào công dụng của máy, thiết bị, thẩm định viên cần phải xét đến
mục tiêu của khách hàng để tiến hành tư vấn và lựa chọn loại giá trị cần thẩm
định cho phù hợp.
+ Các yếu tố mang tính pháp lý:
Tình trạng pháp lý của động sản (máy, thiết bị) quy định quyền của con
người đối với việc khai thác các thuộc tính của động sản trong quá trình sử
dụng.
Tình trạng pháp lý của động sản ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của nó. Hai
động sản có các yếu tố vật chất hay công dụng nh nhau, nhưng khác nhau về
tình trạng pháp lý thì giá trị cũng khác nhau. Quyền khai thác các thuộc tính
của động sản càng rộng thì giá trị của động sản đó càng cao và ngược lại.
Yêu cầu đối với thẩm định viên: Phải nắm được những quy định có tính
chất pháp lý về quyền của chủ thể đối với từng giao dịch cụ thể có liên quan

đến động sản cần thẩm định. Để có thông tin chính xác và tin cậy, thẩm định
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
viên cần phải dựa vào các văn bản pháp lý hiện hành, xem xét một cách cụ thể
các loại giấy tờ làm bằng chứng kèm theo động sản và dựa vào tài liệu do các
cơ quan kiểm toán có uy tín cung cấp.
+ Các yếu tè mang tính kinh tế (cung - cầu):
Giá trị động sản bị chi phối bởi quy luật cung cầu trên thị trường. Nó phụ
thuộc vào quan hệ giữa cung và cầu, phụ thuộc vào độ co giãn hay độ nhạy
cảm của cung và cầu trên thị trường. Giá trị động sản được đánh giá là cao khi
cung trở lên khan hiếm, nhu cầu và sức mua động sản ngày càng cao và
ngược lại.
Việc đánh giá các yếu tố tác động đến cung và cầu (độ khan hiếm, sức mua,
thu nhập hay nhu cầu, ) và dự báo sự thay đổi của các yếu tố này trong
tương lai là căn cứ giúp thẩm định viên xác định được giá cả giao dịch có thể
dựa vào thị trường hay giá trị phi thị trường và là cơ sở dự báo, ước lượng
một cách sát thực hơn giá trị thị trường của động sản cần thẩm định.
Yêu cầu đối với thẩm định viên: Phải tiến hành thu thập, lưu trữ các thông
tin có liên quan đến giao dịch mua bán động sản, xây dựng một hệ thống ngân
hàng dữ liệu để phục vụ hoạt động định giá. Cần được trang bị các kiến thức
về kỹ thuật xử lý, phân tích và dự báo về sự biến động cảu giá cả thị trường.
+ Các yếu tố khác:
Ngoài các yếu tố nêu trên còn có các yếu tố nh: thị hiếu, sở thích, tâm lý
tiêu dùng, cũng ảnh hưởng đến giá trị máy, thiết bị.
Yêu cầu đối với thẩm định viên: Phải có sự am hiểu về thị hiếu, sở thích
tiêu dùng của người dân tại thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị máy,
thiết bị một cách sát thực hơn.
1.2. THỊ TRƯỜNG MÁY, THIẾT BỊ.
1.2.1. Khái niệm thị trường máy, thiết bị.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01

Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Thị trường máy, thiết bị là thị trường trong đó người mua và người bán tác
động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc mua bán máy, thiết bị thông qua cơ
chế giá. Thị trường máy, thiết bị có thể là thị trường trong nước hay thị
trường thế giới.
1.2.2. Các khu vực thị trường máy, thiết bị.
- Thị trường máy, thiết bị mới.
Là thị trường giao dịch các máy, thiết bị còn mới chưa qua sử dụng. Đây là
thị trường cung ứng những sản phẩm công nghệ với tính năng ngày càng ưu
việt: tốn Ýt năng lượng hơn, Ýt tiêu hao nguyên vật liệu, nhỏ gọn, mang tính
tự động hóa cao. Giá cả máy, thiết bị trên thị trường thường cao ở lần sản xuất
đầu tiên.
- Thị trường máy, thiết bị đã qua sử dụng.
Là thị trường các máy, thiết bị đã qua sử dụng. Giá cả máy, thiết bị trên thị
trường này rất rẻ do yếu tố khấu hao vô hình và bản thân các máy, thiết bị này
đã khấu hao hết về giá trị kinh tế nên phù hợp với điều kiện kinh tế của các
nước đang phát triển và kém phát triển.
1.2.3. Các lực lượng tham gia thị trường máy, thiết bị.
- Nhà sản xuất máy, thiết bị:
Đây là các doanh nghiệp sản xuất máy, thiết bị. Họ là nhà cung ứng máy,
thiết bị mới hoặc tân trang phục hồi máy, thiết bị đã qua sử dụng rồi đưa ra
bán.
Họ là người bán máy, thiết bị.
- Người tiêu dùng máy, thiết bị:
Đây là các doanh nghiệp sử dụng máy, thiết bị để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của họ hay nhu cầu cá nhân.
Họ là người mua máy, thiết bị (khách hàng).
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Trên thị trường người bán và người mua máy, thiết bị có thể liên hệ giao

dịch trực tiếp với nhau để thực hiện việc mua bán hoặc họ có thể giao dịch
mua bán trực tiếp với nhau qua mạng internet. Tuy nhiên, họ cũng có thể mua
bán máy, thiết bị thông qua đơn vị trung gian là các công ty chuyên doanh
máy, thiết bị.
- Công ty chuyên doanh máy, thiết bị :
Họ là người đảm trách vai trò phân phối hoặc môi giới giữa người mua và
người bán máy, thiết bị, để giúp cho việc mua bán được nhanh chóng, giảm
bớt được thời gian, chi phí cho người mua, người bán.
- Các ngân hàng, tổ chức tín dụng:
Ngân hàng giữ vai trò quan trọng trên thị trường máy, thiết bị, đặc biệt là
máy, thiết bị xuất nhập khẩu. Họ là người bảo lãnh cho việc thanh toán tiền
mua bán máy, thiết bị được nhanh chóng, tiện lợi qua việc mở và thanh toán
tín dụng thư.
- Các công ty cho thuê tài chính:
Cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung và dài hạn. Theo hình thức
này thì công ty cho thuê tài chính sẽ dùng vốn của mình để mua máy, thiết bị
theo đúng doanh mục và số lượng mà người đi thuê yêu cầu rồi chuyển giao
máy, thiết bị đó cho người đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định, với
điều kiện là người đi thuê phải bảo quản và sử dụng máy, thiết bị và thanh
toán tiền thuê cho công ty cho thuê tài chình đầy đủ, đúng hạn theo đúng các
điều khoản của hợp đồng thuê tài chính. Khi hết hạn hợp đồng, người đi thuê
được quyền lựa chọn phương án xử lý máy, thiết bị đi thuê:
+ Mua máy, thiết bị thuê theo giá trị còn lại (theo giá cả được xác định trong
hợp đồng để xác lập quyền sở hữu tài sản của mình đối với máy, thiết bị đó).
+ Kéo dài thời hạn thuê máy, thiết bị.
+ Trả lại máy, thiết bị cho công ty cho thuê tài chính.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
1.3. NHỮNG VÊN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ CHẤP MÁY, THIẾT BỊ.
1.3.1. Khái niệm về thế chấp máy, thiết bị.

Thế chấp máy, thiết bị là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản là máy,
thiết bị thuộc sở hữu của mình đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia
(bên nhận thế chấp) và không phải chuyển giao tài sản là máy, thiết bị cho
bên nhận thế chấp.
Đây là một sự đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên đi vay với các tổ chức
tín dụng về các khoản cho vay của họ. Trong trường hợp người đi vay không
trả được nợ thì tài sản là máy, thiết bị dùng để thế chấp này là nguồn trả nợ
chính của người đi vay.
1.3.2. Vai trò của thế chấp máy, thiết bị.
Các ngân hàng nói chung và các NHTM nói riêng được thành lập với mục
đích kinh doanh tiền tệ với 2 chức năng chính: đi vay (nhận tiền gửi) và cho
vay. Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, các
ngân hàng đòi hỏi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khi vay vốn phải có tài
sản đảm bảo (như máy, thiết bị). Việc thế chấp máy, thiết bị làm tài sản bảo
đảm tiền vay ở các NHTM giúp cho các NHTM giảm thiểu được rủi ro tín
dụng, tạo điều kiện để họ thu hút thêm nguồn vốn, từ đó để phát triển, mở
rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng các hoạt động dịch vụ của ngân hàng.
Thế chấp máy, thiết bị góp phần làm tăng tài sản của ngân hàng, thúc đẩy tốc
độ chu chuyển vốn, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, tạo điều kiện để hệ thống
ngân hàng phát triển cả về quy mô và chất lượng, góp phần quản lý khối
lượng tiền tệ trong lưu thông.
Đồng thời giúp cho người cần vay vốn có thể vay vốn dễ dàng và thuận tiện.
Nhờ có hoạt động thế chấp động sản mà người đi vay luôn phải thận trọng
hơn khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. Việc xem xét kỹ lưỡng quyết định
đầu tư nh vậy sẽ giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp và tăng khả năng thanh
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
toán nợ cho doanh nghiệp, đảm bảo lợi Ých của doanh nghiệp và xã hội, kích
thích nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
1.3.3. Điều kiện với máy, thiết bị thế chấp.

Để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho các ngân hàng thì máy, thiết bị
thế chấp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Máy, thiết bị thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, thể
hiện qua giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
- Máy, thiết bị được phép giao dịch, tức là động sản đó được pháp luật cho
phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh và các dịch vụ khác.
- Máy, thiết bị thế chấp hợp pháp, không có tranh chấp tại thời điểm ký kết
hợp đồng bảo đảm.
- Máy, thiết bị mà pháp luật quy định phải bảo hiểm thì khách hàng vay phải
mua bảo hiểm trong thời gian bảo đảm tiền vay.
1.4. ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ.
1.4.1. Khái niệm định giá máy, thiết bị.
Định giá máy, thiết bị là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về
giá trị các quyền sở hữu máy, thiết bị cho mục đích định giá cụ thể vào thời
điểm định giá.
Yêu cầu đối với nhà định giá: Phải có khả năng tự mình diễn đạt một cách
có hệ thống, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và phải có chính kiến, máy, thiết bị
phải được mô tả một cách trung thực; phải có am hiểu nhất định về mặt kỹ
thuật, khi cần phải biết cách kiểm tra ứng dụng của máy, thiết bị và so sánh
với các máy, thiết bị khác; cần phải hiểu chức năng cơ bản của thiết bị hoặc
các bộ phận của máy, thiết bị cần định giá để từ đó có thể đưa ra mức giá hợp
lý nhất.
1.4.2. Sự cần thiết của định giá máy, thiết bị.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Định giá máy, thiết bị là căn cứ và là nền tảng cần thiết để thực hiện quản lý
tài sản nói chung và máy, thiết bị nói riêng có hiệu quả hơn. Định giá máy,
thiết bị là cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua sắm mới,
chuyển nhượng máy, thiết bị đang sử dụng, đánh thuế, cho thuê, bảo hiểm,

cầm cố, đầu tư và báo cáo tài chính.
Hoạt động định giá máy, thiết bị thế chấp càng có ý nghĩa hơn bởi kết quả
của việc làm này sẽ giúp ngân hàng đưa ra các quyết định quan trọng: Nên
cho khách hàng vay với mức bao nhiêu? Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng
sẽ như thế nào nếu giải ngân cho khách hàng? Nên cho vay với mức bao
nhiêu thì đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng? Như
vậy, việc ước tính giá trị tài sản thế chấp là rất cần thiết. Hoạt động này đảm
bảo cho việc kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt hơn, tạo ra nguồn vốn
lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với tầm quan trọng như vậy, yêu cầu
đặt ra đối với thẩm định viên là phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng,
đạo đức tốt, am hiểu thị trường, am hiểu tài sản (đặc biệt đối với động sản) để
có thể ước tính giá trị tài sản thế chấp một cách phù hợp và sát với giá thị
trường nhất.
1.4.3. Cơ sở giá trị trong định giá máy, thiết bị.
Định giá máy, thiết bị có 2 cơ sở giá trị đó là: giá trị thị trường và giá trị phi
thị trường.
- Giá trị thị trường:
+ Khái niệm: giá trị thị trường là số tiền trao đổi ước tính về tài sản vào thời
điểm định giá, giữa một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người
mua sẵn sàng mua, sau một quá trình tiếp thị công khai, mà tại đó các bên
hành động một cách khách quan, hiểu biết và không bị Ðp buộc.
+ Đối với máy, thiết bị, cơ sở giá trị thị trường thường được áp dụng khi sử
dụng với mục đích:
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
 Mục đích mua bán.
 Mục đích tín dụng và bán đấu giá công khai.
 Mục đích kế toán và các báo cáo tài chính: đối với máy, thiết bị thông
thường hay máy, thiết bị đầu tư.
 Mục đích khác.


- Giá trị phi thị trường:
+ Khái niệm: Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính giá trị của một tài sản
dựa trên việc đánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả
năng có thể mua bán tài sản trên thị trường.
+ Được áp dụng để định giá máy, thiết bị trong các mục đích:
 Mục đích hợp đồng bảo hiểm.
 Mục đích kế toán và các báo cáo tài chính: đối với máy, thiết bị
chuyên dùng.
 Mục đích bắt buộc theo quy định của Nhà nước.
 Mục đích tính thuế tài sản.
+ Khi tiến hành thẩm định giá dựa trên cơ sở giá trị phi thị trường, thẩm
định viên cần phải:
 Nhận diện chính xác vấn đề, mục đích sử dụng báo cáo thẩm định giá
của khách hàng, từ đó hoạch định công việc nhằm không dẫn đến kết
quả sai lầm hoặc không phù hợp với thực tế.
 Phải có đủ kiến thức, năng lực và kinh nghiệm mới có thể thực hiện
được các công việc thẩm định giá trị tài sản phù hợp với những tiêu
chuẩn và các nguyên lý thẩm định giá đã được chấp nhận chung.
 Phải nhận biết, hiểu và áp dụng đúng đắn các phương pháp và kỹ
thuật cần thiết để cung cấp cho khách hàng dịch vụ định giá đáng tin
cậy.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
 Xác định ngày hiệu lực của thẩm định giá.
1.4.4. Nguyên tắc định giá máy, thiết bị.
1.4.4.1. Nguyên tắc sử dông tốt nhất và hiệu quả nhất (SDTNVHQN).
- Nội dung nguyên tắc : Mỗi tài sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác
nhau và đưa lại các lợi Ých khác nhau cho chủ thể nắm giữ, nhưng giá trị của
chúng được xác định hay thừa nhận trong điều kiện nó được sử dụng tốt nhất

và hiệu quả nhất.
- Một tài sản được coi là SDTNVHQN trước hết phải thỏa mãn điều kiện tối
thiểu :
 Tài sản được sử dụng trong bối cảnh tự nhiên : tài sản được sử dụng
hay giả định sử dụng trong điều kiện có thực, có độ tin cậy tại thời
điểm ước tính giá trị tài sản. Không phải sử dụng trong điều kiện bất
bình thường hay có sự bi quan hay lạc quan quá mức về khả năng sử
dụng tài sản.
 Tài sản sử dụng phải được phép về mặt pháp lý. Ngoài ra những quy
ước có tính thông lệ, hay tập quán xã hội cũng cần phải được tôn
trọng.
 Tài sản sử dụng phải đặt trong điều kiện khả thi về mặt tài chính.
- Cơ sở đề ra nguyên tắc : Con người luôn sử dụng tài sản trên nguyên tắc
khai thác một cách tối đa lợi Ých mà tài sản có thể mang lại, nhằm bù đắp chi
phí bỏ ra. Cơ sở để người ta đánh giá, ra quyết định đầu tư là dựa trên lợi Ých
cao nhất mà tài sản có thể mang lại.
- Yêu cầu đối với thẩm định viên : Phải chỉ ra được chi phí cơ hội của tài
sản. Phân biệt được các giả định tình huống sử dụng phi thực tế, sử dụng sai
pháp luật và không khả thi về mặt tài chính. Đồng thời, khẳng định tình
huống nào hay cơ hội sử dụng nào là cơ hội SDTNVHQN làm cơ sở để ước
tính giá trị tài sản.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
1.4.4.2. Nguyên tắc thay thế.
- Nội dung nguyên tắc: Giới hạn cao nhất về giá trị của một tài sản không
vượt quá chi phí để có một tài sản tương đương.
- Cơ sở đề ra nguyên tắc: Một người mua thận trọng sẽ không bỏ ra một số
tiền nào đó nếu anh ta tèn Ýt tiền hơn nhưng vẫn có thể có một tài sản tương
tự nh vậy để thay thế.
- Yêu cầu đối với thẩm định viên: Phải nắm được các thông tin về giá cả hay

chi phí sản xuất của các tài sản tương tự, gần với thời điểm thẩm định, làm cơ
sở để so sánh và xác định giới hạn cao nhất về giá trị của các tài sản cần định
giá. Phải được trang bị các kỹ năng về cách điều chỉnh sự khác biệt giữa các
loại tài sản, nhằm đảm bảo tính chất có thể so sánh với nhau về giá cả hay chi
phí sản xuất, làm chứng cớ hợp lý cho việc ước tính giá trị tài sản cần định
giá.
1.4.4.3. Nguyên tắc dự kiến các khoản lợi Ých tương lai.
- Nội dung nguyên tắc: Giá trị của một tài sản được quyết định bởi những
lợi Ých tương lai tài sản mang lại cho nhà đầu tư.
- Cơ sở của nguyên tắc: Xuất phát trực tiếp từ định nghĩa về giá trị tài sản :
là biểu hiện bằng tiền về những lợi Ých mà tài sản mang lại cho chủ thể nào
đó tại một thời điểm nhất định.
- Yêu cầu đối với thẩm định viên: Phải dự kiến được các khoản lợi Ých mà
tài sản có thể mang lại cho chủ thể trong tương lai. Thu thập những chứng cớ
thị trường gần nhất về các tài sản tương đương để tiến hành so sánh, phân tích
và điều chỉnh.
1.4.4.4. Nguyên tắc đóng góp.
- Nội dung nguyên tắc: Giá trị của một tài sản hay của một bộ phận cấu
thành tài sản phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nó sẽ làm giá trị của
toàn bộ tài sản tăng lên hay giảm đi là bao nhiêu.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
- Cơ sở nguyên tắc: Xuất phát từ khái niệm giá trị tài sản: là biểu hiện bằng
tiền về những lợi Ých mà tài sản mang lại cho chủ thể tại một thời điểm nhất
định.
- Yêu cầu đối với thẩm định viên: Xem xét giá trị của một bộ phận trong
tổng thể của nó. Khi xác định được giá trị của một bộ phận tài sản phải lấy giá
trị toàn bộ tài sản trừ đi giá trị của các bộ phận tài sản còn lại.
1.4.4.5. Nguyên tắc cung cầu.
- Nội dung nguyên tắc: Giá cả là sự đánh giá của thị trường về giá trị tài

sản. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giả cả là bằng chứng và là sự thừa
nhận của thị trường về giá trị tài sản. Trong các thị trường khác, dưới sức Ðp
của cung và cầu, giá cả có thể có khoảng cách rất xa so với giá trị thực của tài
sản. Đặc biệt, động sản là tài sản có thể di dời, sự có mặt của nó trên thị
trường là rất đa dạng, phong phú nên giá trị của nó phụ thuộc khá lớn vào tình
hình cung cầu của nó trên thị trường.
- Cơ sở nguyên tắc: Với một thị trường công khai, minh bạch và có tính
cạnh tranh cao thì những yếu tố thuận lợi và khó khăn đã phản ánh vào giá cả
giao dịch trên thị trường. Thẩm định viên có cơ sở dựa vào các giao dịch trên
thị trường để ước tính giá trị cho các tài sản tương tự.
- Yêu cầu đối với thẩm định viên:
+ Trước khi thực hiện việc điều chỉnh các số liệu chứng cớ thị trường,
cần phải xác minh một cách rõ ràng xem chúng có phản ánh cung cầu bị
Ðp buộc hay có đạt tiêu chuẩn để sử dụng kỹ thuật thay thế so sánh hay
không. Thực hiện đánh giá, dự báo tương lai về cung cầu và giá cả, đánh
giá độ tin cậy của tài liệu dự báo để sử dụng kỹ thuật định giá dựa vào
dòng thu nhập.
+ Nêu rõ tình hình cung cầu tài sản tương đương với tài sản thẩm định
trên thị trường.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
1.4.5. Các phương pháp định giá máy, thiết bị.
Một phương pháp định giá tài sản được thừa nhận là một phương pháp cơ
bản, có lý luận chặt chẽ, có cơ sở khoa học là phương pháp được xây dựng
trên cơ sở xem xét , phân tích và đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh
hưởng, đặc biệt là phải tuân thủ một cách đầy đủ và tuyệt đối các nguyên tắc
định giá.
Khi định giá máy, thiết bị thường sử dụng một hoặc kết hợp các phương
pháp sau:
- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp chi phí.
- Phương pháp đầu tư.
Việc sử dụng các phương pháp trên để định giá không có phương pháp nào
là phương pháp chính xác nhất, mà chỉ có phương pháp thích hợp nhất. Việc
lựa chọn phương pháp thích hợp nhất phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thuộc tính của máy, thiết bị cần định giá.
- Sự sẵn có của dữ liệu thị trường và sự tin cậy của các dữ liệu đó.
- Mục đích của việc định giá.
1.4.5.1. Phương pháp so sánh.
* Khái niệm:
Phương pháp so sánh là phương pháp ước tính giá trị thị trường của máy,
thiết bị dựa trên cơ sở phân tích mức giá đã giao dịch thành công hoặc đang
mua bán thực tế trên thị trường vào thời điểm định giá máy, thiết bị tương tự
để so sánh với máy, thiết bị cần định giá.
* Cơ sở lý luận:
Phương pháp so sánh dựa chủ yếu trên nguyên tắc thay thế: một chủ thể thị
trường có lý trí sẽ không trả giá cho một máy, thiết bị nhiều hơn mức giá để
có thể mua một máy, thiết bị khác có cùng sự hữu Ých nh nhau.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Phương pháp so sánh dựa trên giả định giá trị của một máy, thiết bị có mối
liên hệ với giá trị thị trường của các máy, thiết bị tương tự có thể so sánh
được.
* Trường hợp áp dụng:
Phương pháp so sánh thường được áp dụng phổ biến để định giá các máy,
thiết bị mà có các bằng chứng thị trường về các hoạt động mua, bán những
máy, thiết bị giống hoặc tương tự. Đây cũng chính là phương pháp áp dụng
cho nhiều mục đích định giá khác nhau nh: mua bán, trao đổi, thế chấp,
* Điều kiện cần để có thể áp dụng phương pháp so sánh:
- Phải có những thông tin liên quan của các máy, thiết bị tương tự được

mua bán trên thị trường. Nếu không có thông tin thị trường về việc mua
bán các máy, thiết bị tương tự thì không có cơ sở để so sánh với máy,
thiết bị mục tiêu cần định giá.
- Thông tin thu thập được trên thực tế phải so sánh được với máy, thiết bị
mục tiêu cần định giá. Nghĩa là phải có sự tương tự về mặt kỹ thuật:
kích cỡ, công suất, kiểu dáng và các điều kiện kỹ thuật khác.
- Chất lượng của thông tin cần phải cao, phù hợp, kịp thời, chính xác, có
thể kiểm tra được, Đồng thời nguồn thu thập thông tin phải đáng tin
cậy và có thể đối chiếu, kiểm tra được khi cần thiết.
- Thị trường phải ổn định.
- Người định giá cần phải có kinh nghiệm và kiến thức thực tế về thị
trường, về kỹ thuật thì mới có thể vận dụng phương pháp này hiệu quả
và có thể đưa ra mức giá đề nghị hợp lý và được công nhận.
* Quy trình thực hiện phương pháp so sánh:
- Bước 1: Tìm kiếm các thông tin về những máy, thiết bị được mua bán
công khai trong thời gian gần nhất trên thị trường mà có thể so sánh được với
máy, thiết bị cần định giá.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
+ Thông tin thu thập lá giá mua bán trên thị trường, các thông tin về pháp
lý, về đặc tính kinh tế kỹ thuật của MTBSS và MTBMT. Giá mua bán và các
thông tin này được công khai trên thị trường.
+ Các thông tin về đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cần thu thập bao gồm: tên
hãng sản xuất, model, sè seri chế tạo, nước xuất xứ, ngày sản xuất, kích thước
và công suất, miêu tả về mặt kỹ thuật, tuổi sử dụng kinh tế của máy,
+ Các MTBSS phải cần phải có cùng nguyên lý hoạt động, đặc tính cấu tạo
và tính hữu Ých tương tự máy, thiết bị cần định giá.
- Bước 2: Kiểm tra các thông tin về máy, thiết bị có thể so sánh được để xác
định giá trị thị trường của nó làm cơ sở để so sánh với MTBMT cần định giá.
- Bước 3: Phân tích và điều chỉnh.

+ Phân tích giá và xác định những điểm giống nhau và khác nhau (tốt hơn
hay xấu hơn) giữa các MTBSS và MTBMT cần định giá dựa trên cơ sở các
thông sè so sánh đã nêu ở bước 1.
+ Điều chỉnh: Trên cơ sở các kết quả phân tích ở trên, thẩm định viên tiến
hành điều chỉnh tăng/giảm giá dựa vào những thông số khác nhau. Việc điều
chỉnh thực hiện theo nguyên tắc lấy MTBMT làm chuẩn (chuẩn về các thông
số so sánh). Nếu MTBMT tốt hơn về thông số nào thì điều chỉnh giá thị
trường của MTBSS tăng lên một lượng tương ứng với phần tốt hơn đó và
ngược lại. Có 2 phương thức điều chỉnh:
 Điều chỉnh bằng số tuyệt đối (số tiền cụ thể): cách điều chỉnh này áp
dụng đối với các thông số so sánh có thể lượng hóa được bằng tiền
như: sự thay đổi các thiết bị đính kèm mà có thể tính được giá, điều
kiện thanh toán, các chi phí pháp lý, lắp đặt,
 Điều chỉnh bằng số tương đối (chấm điểm hay cho tỷ lệ phần trăm):
áp dụng đối với các thông số không lượng hóa bằng tiền được như:
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
năm sản xuất, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, các đặc trưng
kinh tế kỹ thuật cơ bản khác.
- Bước 4: Ước tính giá trị của máy, thiết bị cần định giá trên cơ sở các mức
giá đã được điều chỉnh.
* Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Là phương pháp Ýt gặp khó khăn về mặt kỹ thuật tính toán.
+ Có cơ sở vững chắc để được công nhận, vì dựa vào giá trị thị trường cũng
như dựa vào các thông số nhận biết được để so sánh và đánh giá.
- Nhược điểm:
+ Đôi khi các nhà định giá khó có thể tìm được một chứng cớ thị trường
phù hợp để tiến hành so sánh. Nếu vẫn tiến hành so sánh thì sẽ cho kết quả có
độ tin cậy thấp.

+ Tính chính xác của phương pháp này sẽ giảm khi thị trường có sự biến
động mạnh về giá.
+ Phương pháp này chứa đựng những yếu tố chủ quan của người định giá,
nhất là trong việc tính toán nhằm điều chỉnh sự khác biệt của các thông số.
* Sử dụng công thức Bêrim trong định giá máy, thiết bị.
- Bước 1: Xác định đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của MTBMT.
Các đặc trưng kỹ thuật cơ bản như:
• Đối với máy xúc, máy ủi, máy gạt đất: là dung tích gầu xúc.
• Đối với máy khoan : là đường kính lỗ khoan của vật gia công.
• Đối với máy bơm nước : là công suất bơm, chiều cao cột nước. Tuy
nhiên cần phải chọn máy có cùng công dụng.
• Đối với các loại động cơ điện, máy phát điện : là công suất động cơ,
công suất máy phát .
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
• Đối với các thiết bị lên men bia, bình chứa khí lỏng, thiết bị bình
ngưng, thiết bị nồi hơi, lò nấu : là độ lớn dung tích thùng lên men bia.
Tuy nhiên cũng phải chọn các máy có cùng cấu tạo.
• Đối với xe vận tải thường lấy trọng tải để so sánh, so sánh theo từng
nhóm có cấu tạo giống nhau.
- Bước 2 : Khảo sát thị trường để lựa chọn máy, thiết bị so sánh phù hợp.
- Bước 3 : Áp dụng công thức Bêrim để tìm ra các mức giá điều chỉnh căn
cứ vào giá MTBSS và chênh lệch về thông số kỹ thuật chủ yếu theo công thức
sau :
x
N
N
GoG







=
0
1
1
Trong đó :
- G1 : Giá trị của máy, thiết bị cần định giá.
- Go : Giá trị thị trường của máy, thiết bị có cùng công dụng, có giá bán
trên thị trường được chọn làm cơ sở so sánh.
- N1 : Đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy cần định giá.
- N0 : Đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy so sánh.
- x : Số mũ hãm độ tăng giá theo đặc trưng kỹ thuật cơ bản.
x luôn nhỏ hơn 1, đa số các loại máy, thiết bị có x = 0,7. Số mò x của các
loại máy, thiết bị:
• Máy công cụ: x = 0,7 → 0,75.
• Máy phát điện: x = 0,8.
• Phương tiện vận tải: x = 0,75 → 0,8.
• Dây chuyền công nghệ: x = 0,80 → 0,95.
• Máy, thiết bị khác: x = 0,80 → 0,85.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Để định giá theo cách này phải xác định được đặc tính kinh tế kỹ thuật nào
của máy, thiết bị là quan trọng nhất để sử dụng làm thông số so sánh.
1.4.5.2. Phương pháp chi phí.
* Các khái niệm:
- Phương pháp chi phí: hay còn gọi là phương pháp chi phí thay thế khấu
hao là phương pháp định giá dựa trên cơ sở ước tính chi phí tạo ra một máy,

thiết bị tương đương với máy, thiết bị cần định giá, sau đó trừ đi hao mòn
thực tế của máy, thiết bị cần định giá (nếu có).
- Hao mòn thực tế của máy, thiết bị là tổng mức giảm giá của máy, thiết bị
bao gồm cả hao mòn vật chất và sự lỗi thời về tính năng, tác dụng của máy,
thiết bị (hay còn gọi là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình).
- Chi phí tái tạo: là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy,
thiết bị thay thế giống hệt nh MTBMT cần định giá, bao gồm cả những điểm
đã lỗi thời của máy, thiết bị mục tiêu đó.
- Chi phí thay thế: là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một
máy, thiết bị có giá trị sử dụng tương đương với MTBMT cần định giá theo
đúng những tiêu chuẩn, thiết kế và cấu tạo hiện hành.
Chi phí thay thế được coi là có cách tính có tính thực tiễn cao hơn cách tính
chi phí tái tạo.
- Khấu hao máy, thiết bị: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá của máy, thiết bị vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian
sử dụng của máy, thiết bị.
+ Các phương pháp tính khấu hao:
 Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng):
Công thức tính:
Nsd
NG
KH
=
Trong đó: KH: mức trích khấu hao trung bình năm.
NG: nguyên giá của máy, thiết bị.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Nsd: thời gian sử dụng của máy, thiết bị (năm).
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Mức trích khấu hao hàng = Giá trị còn lại của x Tỷ lệ khấu

năm của tài sản cố định tài sản cố định hao nhanh
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức:
Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định x Hệ số điều
nhanh (%) theo phương pháp đường thẳng chỉnh
 Phương pháp khấu hao tổng số:
Số tiền khấu hao hàng năm = NG x Tỷ lệ khấu hao mỗi năm
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao = Số năm phục vụ còn lại của máy, thiết bị
mỗi năm Tổng số của dãy số thứ tự (từ 1 cho đến
số hạng bằng thời hạn phục vụ của máy)
 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Mức trích khấu hao = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm
năm Mức trích khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm
Mức trích khấu hao bình quân = Nguyên giá
tính cho một đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm theo công suất thiết
kế

* Cơ sở lý luận:
Việc định giá chủ yếu dựa trên nguyên tắc thay thế: Một người mua tiềm
năng có đầy đủ thông tin sẽ không bao giờ trả giá cho một máy, thiết bị cao
hơn so với chi phí bỏ ra để mua một máy, thiết bị có cùng công năng.
Giả thiết rằng giá trị của một máy, thiết bị có thể xác định từ:
+ Chi phí sản xuất, mua, chế biến, lắp đặt thực tế tạo ra máy, thiết bị đó.
+ Hao mòn thực tế của máy, thiết bị cần định giá.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
* Trường hợp áp dụng phương pháp chi phí:
- Định giá các máy, thiết bị chuyên dùng, có tính đơn chiếc, có Ýt hoặc
không có giao dịch mua bán phổ biến trên thị trường.
- Định giá cho mục đích bảo hiểm máy, thiết bị.

- Dùng làm cơ sở cho công tác đấu giá, đấu thầu hay kiểm tra đấu
giá
- Phương pháp chi phí cũng thường được sử dụng như là phương pháp
kiểm tra đối với các phương pháp định giá khác.
* Điều kiện cần có để áp dụng phương pháp chi phí:
- Người định giá phải am hiểu về kỹ thuật và phải có đủ kinh nghiệm. Nếu
không am hiểu khó có thể phân tích được chi phí hiện tại để tạo ra máy, thiết
bị tương tự, cũng như khó đánh giá mức độ hao mòn của máy, thiết bị.
- Phải có thông tin thị trường về giá cả, chi phí của các chi tiết cấu thành
máy, thiết bị và các nguyên nhiên vật liệu để sản xuất ra máy, thiết bị cần
định giá tại thời điểm định giá.
* Quy trình thực hiện phương pháp chi phí:
-Bước 1: Ước tính các chi phí hiện tại để tạo lập và đưa vào sử dụng một
máy, thiết bị mới, cùng loại, có tính năng kỹ thuật tương tự.
-Bước 2: Ước tính khấu hao lũy kế của máy, thiết bị xét trên tất cả mọi
nguyên nhân (do hao mòn hữu hình và vô hình) tại thời điểm định giá.
-Bước 3: Khấu trừ khấu hao lũy kế khỏi chi phí thay thế hiện tại, kết quả
thu được chính là giá trị hiện tại của máy, thiết bị cần định giá.
* Ưu nhược điểm của phương pháp chi phí:
- Ưu điểm:
+ Sử dụng để định giá các máy, thiết bị dùng cho các giao dịch và mục đích
riêng biệt.
SV Phạm Kim Thoa Líp CQ 46/ 16.01

×