BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CAO THỊ CHÂM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG LAN CATTLEYA RONALD TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Minh Tấn
GS. TS. ðỗ Năng Vịnh
Hµ néi - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất kỳ công trình nào trước ñây.
Tôi xin cam ñoan các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Cao Thị Châm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn, tôi ñã nhận
ñược rất nhiều sự giúp ñỡ, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng các thầy cô, ñặc biệt là các thầy
cô trong Bộ môn Sinh lý thực vật ñã tạo ñiều kiện tốt nhất và có nhiều ñóng
góp quý báu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Minh Tấn và Giáo sư, tiến sĩ ðỗ Năng Vịnh-
những người thầy ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi rất nhiều trong suốt
quá trình thực tập vừa qua.
Các cán bộ, công nhân viên của Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện
Nghiên cứu Rau quả, ñặc biệt là tiến sỹ Hà Thị Thúy và tiến sĩ ðặng Văn
ðông ñã tạo ñiều kiện về cơ sở vật chất, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu
ñể tôi thực hiện và hoàn thành tốt ñề tài tốt nghiệp ñược giao.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến toàn thể gia ñình, bạn bè ñã ñộng viên,
giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và ñiều kiện có hạn nên luận văn tốt nghiệp của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô và bạn bè cùng ñóng góp ý
kiến ñể bản luận văn ñược hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2011
Học viên
Cao Thị Châm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục ñích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa phong lan 4
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại và giá trị của phong lan 4
2.1.2. ðặc ñiểm thực vật học của cây hoa phong lan 6
2.1.3. ðặc ñiểm thực vật của lan Cattleya 9
2.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa phong lan 10
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt ñộ 10
2.2.2. Yêu cầu về ánh sáng 11
2.2.3. Yêu cầu về ñộ ẩm 12
2.2.4. Yêu cầu về ñộ thông thoáng 12
2.2.5. Yêu cầu về dinh dưỡng 12
2.2.6. Yêu cầu ngoại cảnh của nhóm lan Cattleya 15
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
iv
2.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và phát triển phong lan trên thế giới
và ở Việt Nam 18
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và phát triển phong lan trên thế giới 18
2.3.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và phát triển phong lan ở Việt Nam 21
2.4. Các kết quả nghiên cứu về giá thể trồng lan và phân bón cho lan 24
2.4.1. Các kết quả nghiên cứu về giá thể trồng 24
2.4.2. Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho lan 27
3. ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 29
3.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 29
3.1.1. ðối tượng 29
3.1.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 29
3.1.3. Vật liệu 30
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.2.1. Giai ñoạn cây con 31
3.2.2. Giai ñoạn cây trưởng thành: 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
3.3.1. Các thí nghiệm cho giai ñoạn cây con 32
3.3.2. Các thí nghiệm cho giai ñoạn cây trưởng thành 32
3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 34
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi: 34
3.5. Phương pháp xử lý số liệu: 34
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể ñến sinh trưởng và phát triển của
lan Cattleya trong giai ñoạn cây con 35
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá ñến sinh trưởng phát triển của
lan Cattleya trong giai ñoạn cây con. (trồng ngày 1/10/2010) 43
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
v
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của α- NAA ñến khả năng ra rễ của lan
Cattleya sau khi tách chồi 51
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể ñến sinh trưởng và phát triển của
lan Cattleya trong giai ñoạn trưởng thành 54
4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá ñến sinh trưởng phát
triển của lan Cattleya trong giai ñoạn trưởng thành 64
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 77
5.1. Kết luận 77
5.2. ðề nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của giá thể ñến sự ra rễ của lan Cattleya trong giai
ñoạn cây con 35
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của giá thể ñến sự tăng trưởng chiều cao và
ñường kính thân của lan Cattleya trong giai ñoạn cây con 38
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng ñến ñộng thái tăng trưởng
kích thước lá của lan Cattleya trong giai ñoạn cây con 40
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sự ra rễ của lan Cattleya
trong giai ñoạn cây con 43
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sự tăng trưởng chiều cao
và ñường kính thân lan Cattleya trong giai ñoạn cây con 45
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng kích
thước lá của lan Cattleya trong giai ñoạn cây con 48
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của α- NAA ñến khả năng ra rễ của lan Cattleya
sau khi tách chồi 51
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của giá thể ñến sự hình thành và sự sinh trưởng
bộ rễ của lan Cattleya trong giai ñoạn trưởng thành 54
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của giá thể ñến sự tăng trưởng chiều cao và ñường
kính thân của lan Cattleya trong giai ñoạn trưởng thành 56
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của giá thể trồng ñến ñộng thái tăng trưởng kích
thước lá của lan Cattleya trong giai ñoạn trưởng thành 59
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của giá thể trồng ñến sự ra hoa của lan Cattleya 60
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của giá thể trồng ñến kích thước hoa của lan
Cattleya 62
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau ñến sự ra rễ của lan
Cattleya trong giai ñoạn cây trưởng thành 64
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
vii
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
và ñường kính thân lan Cattleya trong giai ñoạn cây trưởng
thành 67
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau ñến ñộng thái tăng
trưởng kích thước lá của lan Cattleya trong giai ñoạn trưởng
thành 69
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sự ra hoa của lan Cattleya 72
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến kích thước hoa của lan Cattleya74
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng ñến chiều dài rễ và tổng số rễ
lan Cattleya invitro sau 3 tháng trồng 36
Hình 4.2. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây lan Cattleya giai ñoạn
cây con trên các nền giá thể khác nhau 38
Hình 4.3. ðộng thái tăng trưởng chiều dài lá lan Cattleya trong giai
ñoạn cây con trên các nền giá thể khác nhau 41
Hình 4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều dài rễ và số lượng rễ
của lan Cattleya invitro sau 3 tháng trồng. 44
Hình 4.5. ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân lan Cattleya trong giai
ñoạn cây con trên các nền phân bón lá khác nhau 46
Hình 4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến kích thước lá của lan
Cattleya trong giai ñoạn cây con 48
Hình 4.7. Ảnh hưởng của α- NAA ñến sự tăng trưởng bộ rễ của lan
Cattleya sau 2 tháng xử lý 52
Hình 4.8. Ảnh hưởng của giá thể ñến chiều dài và tổng số rễ lan
Cattleya giai ñoạn trưởng thành sau 3 tháng trồng 55
Hình 4.9. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây Cattleya trong giai ñoạn
cây trưởng thành trên các nền giá thể khác nhau 57
Hình 4.10. Ảnh hưởng của giá thể ñến kích thước lá của lan Cattleya
trong giai ñoạn trưởng thành 59
Hình 4.11. Ảnh hưởng của giá thể trồng ñến tỷ lệ ra hoa của lan Cattleya 61
Hình 4.12. Ảnh hưởng của giá thể trồng ñến kích thước hoa lan Cattleya 62
Hình 4.13. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều dài và số lượng rễ lan
Cattleya giai ñoạn trưởng thành sau 4 tháng trồng 65
Hình 4.14. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây lan Cattleya trong giai
ñoạn trưởng thành trên các nền phân bón lá khác nhau
67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
ix
Hình 4.15. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến kích thước lá lan Cattleya
giai ñoạn trưởng thành ở 180 ngày sau trồng 70
Hình 4.16. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến tỷ lệ cây ra hoa của lan
Cattleya trong giai ñoạn trưởng thành 72
Hình 4.17. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến kích thước hoa của lan
Cattleya trong giai ñoạn trưởng thành 75
Hình 7.1. Ảnh hưởng của giá thể xơ dừa ñến lan Cattleya giai ñoạn
cây con 88
Hình 7.2. Ảnh hưởng của giá thể ñến sinh trưởng của cây lan Cattleya
invitro 88
Hình 7.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón lá ñến sinh trưởng phát
triển của lan Cattleya giai ñoạn cây con 89
Hình 7.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá ñến sinh trưởng của cây
lan Cattleya giai ñoạn cây con 89
Hình 7.5. Tách chồi Cattleya trước khi xử lý α- NAA 90
Hình 7.6. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của α- NAA ñến khả năng
ra rễ của lan Cattleya sau khi tách chồi 90
Hình 7.7. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể ñến sinh trưởng
phát triển của lan Cattleya giai ñoạn trưởng thành 91
Hình 7.8. Ảnh hưởng của giá thể ñến sinh trưởng cây lan Cattleya
giai ñoạn trưởng thành 91
Hình 7.9. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá ñến sinh
trưởng phát triển của lan Cattleya giai ñoạn trưởng thành 92
Hình 7.10. Cây lan Cattleya giai ñoạn trưởng thành khi sử dụng phân
bón lá HPV2 92
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. TCN: Trước công nguyên
2. CT: Công thức
3. ðC: ðối chứng
4. TSR: Tổng số rễ
5. CDR: Chiều dài rễ
6. DK: ðường kính
7. CC: Chiều cao
8. DL: Dài lá
9. RL: Rộng lá
10. TB: Trung bình
11. CR: Chiều rộng
12. CD: Chiều dài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, ñời sống con người
ngày càng ñược nâng cao, cả về mặt vật chất và tinh thần. Nhu cầu thưởng
thức cái ñẹp, ñặc biệt cái ñẹp ñến từ thiên nhiên, cỏ cây hoa lá dần ñi vào ñời
sống mỗi người dân.
Từ xa xưa, chơi hoa, trồng hoa và thưởng thức hoa ñã ñược coi là một
thú vui nghệ thuật ñộc ñáo và thú vị. Ngày nay, nghề trồng hoa và kinh doanh
hoa ñang ngày càng ñược chú tâm và phát triển bởi nó không chỉ bó hẹp trong
giá trị thưởng thức mà còn mang lại giá trị kinh tế rất cao. Phong lan là một
trong những loài hoa có chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn, ñược nhiều người
yêu thích bởi có hoa ñẹp, cấu trúc hoa kiêu kỳ, phức tạp. Hơn nữa, màu sắc
hoa vô cùng phong phú, hương thơm quyến rũ, thời gian chơi dài,…có lẽ
cũng bởi vậy mà phong lan ñược mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa!
Nhờ quá trình sưu tầm các loài lan ñẹp, lạ mắt và các kỹ thuật lai tạo ra
các thứ lan mới, số loài hoa lan hiện nay trên thế giới có thể ñã lên ñến 100
ngàn loài. Vì thế, trong thời gian gần ñây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
thú chơi lan ñã trở thành thông dụng và có ñiều kiện hơn, không phân biệt ñịa
vị, tuổi tác, hoàn cảnh kinh tế. Số người chơi và yêu chuộng hoa lan ngày
càng tăng, hay nói cách khác, nhu cầu sử dụng các chủng loại lan ñã và ñang
tăng. Hoa lan hiện ñang ñược trồng và kinh doanh với 3 kiểu dáng: hoa cắt
cành, cây ñã thành thục trong chậu treo hay bám trên giá thể và cây lan con từ
10-15 cm.
ðược mệnh danh là “hoàng hậu” của các loài lan, Cattleya nổi bật với
vẻ ñẹp kiêu sa, quý phái không chỉ ở cánh hoa mà ở tất cả các bộ phận của
cây, cùng với hương thơm dễ chịu làm mê ñắm lòng người. Cattleya có thể
sống ñược ở vùng nóng và vùng ôn ñới, ñặc biệt ñây là giống rất thích hợp
với ñiều kiện khí hậu của Việt Nam với biên ñộ rộng. Chính vì thế nó ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
2
trồng và phát triển mạnh ở tất cả các nơi, các tỉnh phía Nam, phía Bắc và ngay
cả trên vùng Cao Nguyên, tuy nhiên mỗi nơi ñều có cách trồng khác nhau.
ðối với các nước có nền công nghiệp hoa lan phát triển mạnh như Thái Lan,
Hà Lan, ðài Loan và Trung Quốc, lan nói chung và Cattleya nói riêng ñều
ñược ñầu tư ñi sâu nghiên cứu ñể không chỉ tạo ra giò lan ñẹp mà còn có giá
cả cạnh tranh. Ở Việt Nam, ñặc biệt là các tỉnh phía Bắc hoa lan còn chưa
ñược quan tâm nghiên cứu ñúng tầm. Trong ñó bộ giống chưa hoàn thiện,
nguồn cây giống chủ yếu thu thập từ rừng hoặc ñược nhập nội từ nước ngoài.
Quy trình chăm sóc cụ thể còn thiếu, chủ yếu theo kinh nghiệm của người dân,
do vậy chưa mang lại hiệu quả cao. ðể khắc phục những khó khăn trên, tạo ñiều
kiện cho ngành nuôi trồng phong lan phát triển mạnh mẽ, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến
sinh trưởng, phát triển của giống lan Cattleya Ronald tại Hà Nội”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến
sinh trưởng và ra hoa của hoa lan Cattleya ñể có thể ñề xuất quy trình sản xuất
giống lan Cattleya cho ñịa bàn Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật như: giá thể
trồng, dinh dưỡng cho lan Cattleya trong hai giai ñoạn cây con và cây trưởng
thành nhằm tạo ñiều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển, nâng cao
chất lượng và giá trị của cây lan.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng ñộ α-NAA khác nhau ñến khả
năng ra rễ của lan Cattleya sau khi tách chiết nhằm xác ñịnh nồng ñộ α-NAA
tối ưu nhất cho sự phát triển bộ rễ lan Cattleya, tăng cường khả năng sinh
trưởng của cây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có
giá trị về ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến sinh trưởng và phát
triển của giống lan này tại Hà Nội
- Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất lan
cho khu vực Hà Nội
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- ðề xuất quy trình sản xuất lan Cattleya tại Hà Nội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa phong lan
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại và giá trị của phong lan
Cây hoa lan ñược biết ñến ñầu tiên ở phương ðông. Theo tác giả
Bretchacidor thì từ ñời vua Thần Nông (2800 TCN) ở Trung Quốc, loài lan
rừng ñã ñược dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau ñó cùng với vẻ ñẹp và hương
thơm của nó kết hợp với công dụng chữa bệnh nên loài này ñã có mặt ở châu
Âu. Tại ñây, người ta ñã tiến hành nghiên cứu khá công phu và tỉ mỉ. Pharatus
(376-285 TCN) ñược coi là cha ñẻ của ngành lan học, vì ông là người ñầu tiên
dùng từ Orchids ñể chỉ một loài hoa lan củ tròn. Sau ñó là Linne (1707-1778)
và Robiet Bron (1773-1858) là những người ñầu tiên phân biệt rõ ràng họ lan
và các họ thực vật khác. Còn người ñặt nền tảng cho môn học về hoa lan là
Joanlind (1779-1885). Năm 1836 ông công bố tài liệu (A Tabuler View of the
Tribes of Orchidea) ñể sắp xếp loài và chi thuộc họ lan. Tên của họ lan do ông
ñưa ra ñược dùng ñến ngày nay (dẫn theo Trần Hợp, 1990) [9].
Ở Việt Nam, dấu vết những nghiên cứu về lan ở buổi ñầu không rõ rệt
lắm, có lẽ người ñầu tiên khảo sát về lan là nhà truyền giáo Bồ ðào Nha
Joanisde Loureiro, ông ñã mô tả cây lan Việt Nam trong cuốn “Flora de
cochin chinesis” (1789) (dẫn theo Vũ Thị Phượng, 2005) [17].
Năm 1972, Phạm Hoàng Hộ trong bộ “Cây cỏ Việt Nam” (quyển II) ñã
mô tả kèm hình vẽ 289 loài lan gặp ở Việt Nam (dẫn theo Hoàng Xuân Lam,
2006) [12].
Năm 1992, Gunnar Seidenfaden người ðan Mạch ñã phát hành cuốn
“Hoa lan tại ðông Dương” gồm 200 giống và 2000 loài, trong ñó có khoảng
136 giống và 720 loài của Việt Nam (dẫn theo Vũ Thị Phượng, 2005) [17].
Theo Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam có tới 755 loài lan (1993) [8].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
5
Trên khắp trái ñất, hầu như nơi nào có thực vật là có phong lan nhưng
số lượng nhiều ít khác nhau rất lớn liên quan mật thiết ñến ñộ cao. Mỗi loài có
một cách phân bố và phát triển rất riêng biệt cho kiểu dáng và kích cỡ các cây
lan khác nhau rất nhiều, sự khác biệt ñó không chỉ vì xuất xứ từ các lục ñịa
khác nhau mà còn có khi ở ngay trong một vùng ñịa lý vài kilomet vuông [2].
Về lịch sử phân loại, họ lan ñến nay ñã ñược biết khoảng 200 năm. Theo
hệ hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lan thuộc họ lan (Orchidaceae), bộ lan
(Orchidales), phân lớp hành (Lilidae), lớp một lá mầm (Monocotyledonae),
ngành ngọc lan- thực vật hạt kín (Magnoliophyta) [9], [4], [6].
Theo Phạm Hoàng Hộ [8], Trần Hợp [9], trước kia, họ phong lan ñược
chia làm 3 họ phụ (Orchidadeae, Cypripedicideae, Apostasiscideae). Gần
ñây, do phân tích hoa ñầy ñủ hơn và ñi sâu vào ñặc tính di truyền, các nhà
khoa học ñã chia họ phong lan thành 6 họ phụ:
Apostasiscideae Orchidadeae
Cypripedicideae Epidendroideae
Neottioideae Vandoideae
Cả 6 họ phụ này ñều phổ biến rộng rãi trên trái ñất. Họ lan của Việt
Nam cũng khá phong phú. Theo thống kê sơ bộ gần ñây của giáo sư Leonid
V.Averyanov thì có khoảng 152 chi và 897 loài [24]. ðây là một thế mạnh tự
nhiên, làm cơ sở cho phát triển ngành trồng lan nước nhà. Mặc dù vậy, việc
phân loại thực vật nói chung và lan nói riêng là hết sức phức tạp, cho ñến nay
chưa có các khóa phân loại cho các ñơn vị dưới loài, trong khi ñó việc làm
này lại hết sức quan trọng, nhất là trong công tác chọn giống cây trồng
(Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [19].
Về giá trị của cây phong lan, trước hết phải kể ñến giá trị trên phương
diện thẩm mỹ và kinh tế.
Hoa lan ñược nhiều người yêu thích, bởi lẽ ñây là loài hoa có cấu trúc
rất kiêu kỳ và phức tạp, những trạm trổ rất tinh vi, ñặc biệt ở bộ phận môi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
6
Màu sắc của hoa ñược pha trộn một cách hài hòa, cân ñối, lắm khi lại hiện lên
những nét tương phản rõ rệt, hay chìm lắng và mất hút. Khác với các loài ký
sinh thông thường có tác ñộng hủy hoại ký chủ, ña số các loài lan có lối sống
phụ sinh chỉ xem cây chủ làm giá thể. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà ông
cha ta ñã dùng cây lan biểu hiện cho người quân tử “Mai, Lan, Cúc, Trúc”,
một ñạo ñức cao quý của dân tộc Việt Nam [16].
Về mặt kinh tế, người ta ñã thống kê, ở các nước xuất khẩu hoa lớn như
Thái Lan, ðài Loan, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,…doanh thu từ lan ñạt vài trăm
triệu USD/ năm. Còn ở Việt Nam, theo các chuyên gia về lan, nghề trồng lan
sẽ ñem lại một lợi nhuận không nhỏ cho người dân. Theo tính toán của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nếu trồng phong lan cắt cành loài
Dendrobium và Mokara, mỗi ha ñất trồng có thể cho thu nhập 500 triệu- 1 tỷ
ñồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và một số hoa mầu khác [33].
Ngoài phương diện thẩm mỹ và kinh tế, cây lan còn có nhiều giá trị
khác. Với giống Anoectochilus còn gọi là “Jewel Orchids” thì lá ñược dùng
làm rau, một món ăn quen thuộc của người Mã Lai và Inñônêxia. Trong số
các loại thuộc giống Blettia, Cattleya, Renanthera, giả hành và lá ñược dùng
làm trà và thuốc. Thổ dân Niu Ghinê dùng Dendrobium utile ñể dệt làm kiềng
ñeo tay như một thứ ñồ trang sức, [16]. Một số loài trong chi lan Hoàng thảo
(Dendrobium) dùng làm thuốc chữa sốt nóng, kém ăn, khô cổ, giảm thị lực,…
vì chúng chứa nhiều alkaloid có giá trị chữa bệnh [5].
2.1.2. ðặc ñiểm thực vật học của cây hoa phong lan
Họ lan (Orchidaceae) là một họ hết sức phong phú và phức tạp, chúng
mọc ở nhiều môi trường khác nhau và ñược chia làm 4 loại sau ñây:
Epiphytes: Phong lan bám vào cành hay thân cây
Terestrials: ðịa lan mọc dưới ñất
Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ ñá
Saprophytes: Lan hoại sinh mọc trên lớp rêu hay gỗ mục [12]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
7
2.1.2.1. Rễ
ðặc ñiểm nổi bật và ñộc ñáo nhất của phong lan là lối sống phụ bám (bì
sinh), treo lơ lửng trên các thân cây gỗ khác. Chúng phát triển các dạng thân
rễ nạc, dài, ngắn, mập hay mảnh mai (tùy thuộc loài) ñưa cơ thể bò ñi xa hay
chụm lại thành cụm dày ñặc. Bề ngoài rễ ñược bao bởi lớp mô xốp dày, bao
gồm cả những tế bào chết chứa ñầy mô không khí có tác dụng hút ẩm rất tốt.
ða số phong lan, ñầu rễ có màu xanh của diệp lục nên có khả năng quang
hợp, do vậy chúng không trốn ánh sáng như ở nhóm lan sống dưới ñất. Ngoài
ra, sự cộng sinh với nấm nội sinh vốn là ñặc tính sống cơ bản của cả họ phong
lan, ñặc biệt là trong giai ñoạn nảy mầm [15].
2.1.2.2. Thân
Theo Pfizer (1882) (dẫn theo Trần Hợp, 1990) [9], có 2 nhóm thân
chính là nhóm ña thân (Sympodial) và nhóm ñơn thân (Monopodial). Thân
lan có thể ngắn hay kéo dài, ñôi khi phân nhánh, mang lá hay không mang lá
[14], [6]. Ở nhóm ña thân, cây vừa có thân vừa có giả hành. Giả hành gồm
nhiều mô mềm chứa ñầy dịch nhầy, phía ngoài có lớp biểu bì với vách tế bào
dày, nhẵn bóng, bảo vệ ñể tránh sự mất nước khi gặp ñiều kiện bất lợi [13].
ðây cũng là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước ñể nuôi cây, và ñược ñánh
giá là bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan ña thân.
2.1.2.3. Lá
Hầu hết các cây thuộc họ phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển rất ñầy
ñủ hệ thống lá. Lá mềm mại, duyên dáng và hấp dẫn, mọc ñơn ñộc hoặc xếp dày
ñặc ở gốc hay xếp cách ñều ñặn trên thân, giả hành. Hình dạng lá ña dạng: mọng
nước, nạc, dài hình kim, hình trụ dài, tiết diện tròn hay có rãnh, hình phiến mỏng
dài,…rất hiếm loại lá hình tròn thuôn dài thành bẹ ôm lấy thân [6]. Ở phong lan,
thường bắt gặp dạng lá có ñầu xẻ thùy hoặc chia thùy lệch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
8
2.1.2.4. Hoa
Hoa của tất cả các loài trong họ lan dù rất khác nhau về kích thước,
màu sắc và hình dáng nhưng chúng ñược cấu tạo theo cùng một khuôn mẫu:
mẫu 3. Hoa lan có 7 bộ phận gồm: 3 cánh ñài bên ngoài, 3 cánh hoa và trụ của
bông hoa. ðoạn cuống tiếp giáp bông hoa, bầu hoa có 3 lá noãn chính là 3 ô
của quả lan, trong ñó chứa ñầy các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn [18]. Hoa lan
thuộc hoa lưỡng tính, rất hiếm gặp loài ñơn tính, bao hoa có dạng cánh xếp
thành 2 vòng [7].
Ba cánh ñài của hoa lan thường có cùng màu sắc và kích thước. Nằm kề
bên trong và xen kẽ với 3 cánh ñài là 2 cánh bên, chúng thường giống nhau.
cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình
dạng ñặc biệt khác hẳn hai cánh kia, nó ñược gọi là cánh môi hay cánh lưỡi.
Chính cánh môi quyết ñịnh phần lớn giá trị thẩm mỹ của hoa lan [15]
Giữa bông hoa có một cái trụ. Trụ hoa có chứa cả nhụy hoa (nhị cái) và
một nhị ñực, ñầu trụ là một nắp chứa phấn hoa, hạt phấn hoa ñược kết với
nhau bằng một chất sáp tạo thành những viên gọi là phấn khối. Phía dưới nắp
là một ñiểm trũng bóng, nếu lấy ñầu que diêm chấm vào nơi ñó ta sẽ thấy có
một chất nhày và dính. ðây là ñầu nhụy hoa, nơi tiếp nhận phấn hoa [18].
Màu sắc rực rỡ, hương thơm quyến rũ của hoa ñã hấp dẫn côn trùng
ñến hút mật và thụ phấn, mang phấn khối của hoa này ñến ñầu nhụy của hoa
kia, hiện tượng này làm giảm sự thoái hóa của loài, ñồng thời hình thành các
loài lan lai tự nhiên [18]
2.1.2.5. Quả
Khi phấn khối rơi vào ñầu nhụy sự thụ phấn ñược diễn ra. Sau khi thụ
tinh hoa sẽ héo ñi nhanh chóng, bầu hoa phát triển ra thành quả. Quả phong
lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3- 6 ñường nứt dọc. Khi chín, quả nở ra và
mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía ñỉnh và phía gốc [3].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
9
2.1.2.6. Hạt
Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti (họ lan còn gọi là họ vi tử), hạt chỉ cấu tạo
bởi một khối chưa phân hóa, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa ñầy không
khí và không chứa dinh dưỡng. Bởi vậy, nếu ñể tự nhiên, hạt lan không thể
mọc thành cây lan con ñược. Tuy nhiên, loài lan vẫn sinh sôi và phát triển vì
có một số hạt ñã gặp ñược loài nấm cộng sinh hỗ trợ các chất dinh dưỡng ñể
cây lan con lớn dần ñến khi bộ rễ và lá phát triển ñể có thể tự nuôi sống bản
thân chúng [18].
2.1.3. ðặc ñiểm thực vật của lan Cattleya
Lan Cattleya là loài lan cộng sinh nhiệt ñới có hoa rực rỡ ñược trồng và
ra hoa ñầu tiên trong môi trường nuôi trồng. Năm 1818, người ta ñưa về trồng
ñầu tiên giống Cattleya labiata xuất xứ từ vùng rừng núi Brazil.
Người ta ñã tìm ñược trên 70 loài hoa Cattleya rải rác khắp vùng nhiệt
ñới châu Mỹ và cả một số vùng thuộc Nam Mỹ [2]. Trong chi Cattleya có hai
nhóm tách biệt nhau rõ rệt, là nhóm lá ñơn (chỉ có một lá) và nhóm lá kép (có
hai lá). Tất cả ñều thuộc loài có lá xanh quanh năm, chỉ ñôi khi rụng bớt ñi 1-
2 lá cũ. Hai nhóm ñó ñược xác ñịnh theo hoa của chúng. Nhóm lá ñơn ñược
biết ñến với vẻ ñẹp lấp lánh của các bông hoa lớn, cánh môi rất phát triển, có
viền nhăn với màu chủ yếu là trắng ñến hồng, vàng ñến hồng nhạt và có sắc
màu hoa cà. Nhóm lá kép ña số ñều có hoa nhỏ với cánh ñài và ñài hoa màu
nhạt, cánh môi nhỏ và ít nhăn hơn.
ða số những cây trong chi Cattleya thường có các giả hành dài hình gậy
bầu dục, khi còn nhỏ có các lá cứng xanh ñậm che phủ. Nụ hoa mọc ra từ ñỉnh
các giả hành, thường ñược che bằng một vỏ bảo vệ, lớp vỏ này sẽ khô ñi và bong
ra ñể cho nụ phát triển. Trong khi ña số ñều có hoa trên những cành ngắn, loài lai
với chi Laelia của Mexico như Laelia ancep có cành dài hơn. Trong ña số các
loài lan có hương thơm, mùi hương này sẽ biến mất khi lai với giống khác,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
10
nhưng với chi Cattleya, mùi hương này vẫn còn ñược giữ lại trong hầu hết các
giống lai và ñặc tính này giúp cho chúng càng trở nên hấp dẫn hơn [11].
* ðặc ñiểm thực vật của của giống lan Cattleya Ronald
Phong lan ña thân, có giả hành mập, ñây là nơi dự trữ nhiều nước và
dinh dưỡng nuôi toàn bộ thân hình to lớn của cây lan ngay cả trong ñiều kiện
khắc nghiệt, khô hạn và nghèo nàn về dinh dưỡng. Kích thước giả hành lớn
10- 12 x 5,5 x 6 (cm), mỗi căn hành chỉ có duy nhất 1 ñốt.
Rễ dạng chùm, khi mới mọc có màu xanh, khi trưởng thành có màu
trắng, có lớp sừng bóng bên ngoài giúp rễ ñâm sâu vào giá thể cứng và bảo vệ
ñược rễ khỏi các loài côn trùng cắn phá
Bộ lá khỏe mạnh, có giá trị thẩm mỹ cao với bản lá to, kích thước 28-
31 x 10- 12 (cm), màu xanh ñậm, chỉ có 1 lá duy nhất mọc trên ñỉnh mỗi căn
hành. Hoa to, mọc thành chùm 2-3 bông màu vàng tươi, cánh môi lớn, uốn
cong tạo hình phễu, viền lượn sóng, màu ñỏ nhung, họng vàng, kích thước
cánh ñài 7,0 x 3,0 (cm), cánh tràng 5,5 x 5,0 (cm), cánh môi 6,0 x 5,0 (cm),
hoa có mùi thơm, ñộ bền hoa cao so với các giống trong chi Cattleya, thời tiết
thuận lợi, không bị thấm nước ñộ bền lên tới 3 tuần. [2]
2.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa phong lan
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là nhân tố có tính chất quyết ñịnh ñến sự phân bố, sinh trưởng,
phát triển của các loài lan trên thế giới. Nhiệt ñộ cao làm tăng sự phát triển
dinh dưỡng ở cây lan, do ñó trong mùa nắng ta thường phải tăng lượng phân
bón cho lan ñể ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gia tăng ấy [14].
Nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến sự ra hoa của lan, ví dụ ở lan Bạch Cầu
(Dendrobium crumenatum) nếu giảm nhiệt ñộ ñột ngột trong khoảng 5-6
o
C
trong vài giây thì khoảng 9 ngày sau chúng sẽ nở hoa ñồng loạt. Các loài
Paphioppedium insingnes và Dendrobium nobile chỉ ra hoa khi nhiệt ñộ hạ
xuống 13
o
C hoặc thấp hơn, nếu nhiệt ñộ cao nó chỉ sinh trưởng sinh dưỡng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
11
Theo Tito J. Rimando [27], mỗi loại phong lan thích hợp với một
khoảng nhiệt ñộ nhất ñịnh:
+ Lan ôn ñới: Nhiệt ñộ thích hợp ban ngày khoảng 15,6
o
C- 21
o
C, ban
ñêm là 10
o
C ñến 18,3
o
C. ðại diện: Cymbidium, Odontoglossum,
Phaphiopedilum.
+ Lan cận nhiệt ñới: nhiệt ñộ thích hợp ban ngày từ 18,3
o
C ñến 21
o
C,
ban ñêm khoảng 12,8
o
C ñến 25,6
o
C. ðại diện: Cattleya, một số loài
Dendrobium, một số loài của Oncidium.
+ Lan nhiệt ñới: thích hợp với nhiệt ñộ ban ñêm khoảng 18,3
o
C, ban
ngày khoảng 21
o
C ñến 32
o
C. ðại diện: Các loài thuộc chi Vanda,
Phalaenopsis, Aerides, Dendrobium và nhiều loài khác.
Biên ñộ nhiệt giữa ngày và ñêm cũng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng
phát triển của lan. Biên ñộ này càng lớn thì trồng lan càng lý tưởng vì cây
tăng trưởng nhanh do nhiệt ñộ ban ñêm thấp làm giảm cường ñộ hô hấp và
nhiệt ñộ ban ngày tăng làm tăng cường ñộ quang hợp, cây tích lũy chất khô
nhiều hơn [36].
2.2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Ánh sáng là một nguồn năng lượng rất cần thiết cho sự sống của phong
lan Với phong lan cũng như nhiều loại cây khác, việc có ánh sáng hay
không, giữ vai trò quan trọng tác ñến việc ra hoa sớm, muộn hay mất hẳn. Các
nhà nuôi trồng phong lan cây cảnh thường lợi dụng ñặc tính này ñể khống chế
thời gian cung cấp hoa ñúng ngày lễ hội ñạt giá trị cao nhất [2].
Mỗi họ hay loài lan ứng với lượng ánh sáng cung cấp cho chúng tùy
thuộc rất nhiều vào nguồn gốc sinh thái học của chúng. Loài Vanda, loại lá
hình que hay lá cứng chịu ñựng tốt ánh nắng trực tiếp và nhiệt ñộ cao. Loài
Paphiopedilum trái lại chúng vốn sống dưới các tán lá trong rừng nên chịu
ánh sáng yếu hơn [2]. Vì vậy cần biết nguồn gốc xuất xứ của chúng ñể có chế
ñộ ánh sáng cho phù hợp là ñiều rất quan trọng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
12
Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loài, người ta chia lan thành 3
nhóm:
+ Nhóm ưa sáng: cần ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp
như các loài Vanda, Renanthera,…
+ Nhóm ưa sáng trung bình: có nhu cầu ánh sáng khoảng 50-80% như
các loài Cattleya, Dendrobium,…(Widiastoety,-D và cs, 1995) [28].
+ Nhóm ưa sáng yếu: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 30-
40% như Phalaenopsis, Paphiopedilum,…
2.2.3. Yêu cầu về ñộ ẩm
ða số các loài lan ñều ưa ẩm nên việc chọn ñịa ñiểm thích hợp cho
vườn lan là vô cùng quan trọng. Phong lan là loài chủ yếu sống trên cây,
thường có bộ rễ trên không mà về mặt sinh lý học chúng cần ñược khô gần
như hoàn toàn giữa những lần tưới. Hay nói cách khác, chúng thường qua
những thời gian khô hạn xen kẽ, cũng có khi cả tuần, nhu cầu nước chỉ trông
vào một ít sương mai. Thiên nhiên ñã tạo cho chúng một bộ rễ có cấu tạo ñặc
biệt, trên ñó có một lớp nhung làm nhiệm vụ hút nước hiệu nghiệm như
những tờ giấy thấm. Tuy nhiên, nếu rễ ngấm nước quá lâu sẽ không thể tránh
khỏi việc lên men hay phát triển các vi sinh vật phá hoại cây lan.
2.2.4. Yêu cầu về ñộ thông thoáng
Do xuất xứ của các loài phong lan chủ yếu sống trên cao, dưới tán lá
rừng nên ñộ thông gió, ñộ thoáng ñối với chúng có ý nghĩa ñặc biệt. Vườn lan
thoáng khí, ẩm ñộ tăng, nhiệt ñộ cũng tăng làm cho lan dễ bị bệnh. Ngược lại,
nếu vườn lan quá thoáng gió làm giảm ñộ ẩm, lượng nước bốc hơi nhanh, cây
dễ héo và kém phát triển.
2.2.5. Yêu cầu về dinh dưỡng
Theo các tác giả Ajchara-Boonrote (1987), Richard- HW (1985),
Soebijanto và cs (1988) (dẫn theo Vũ Thị Phượng) [17], dinh dưỡng ñối với
cây lan hết sức quan trọng, tuy nó không ñòi hỏi số lượng lớn nhưng phải ñầy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
13
ñủ các thành phần dinh dưỡng. Khi ñầy ñủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều
hoa, hoa to ñẹp, bền, còn thiếu dinh dưỡng thì cây còi cọc, kém phát triển,
không ra hoặc ít có hoa. Lan nói chung và phong lan nói riêng cần 13 chất
khoáng, thuộc các nhóm ña, trung và vi lượng. Các nguyên tố ña lượng gồm:
Ni tơ (N), phốt pho (P), kali (K). Các nguyên tố trung lượng gồm: Lưu huỳnh
(S), magiê (Mg) và canxi (Ca). Các nguyên tố vi lượng gồm: Sắt (Fe), kẽm
(Zn), ñồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypñen (Mo) và clo (Cl) [31].
Theo các tác giả Minh Trí, Xuân Giao [22], lan rất mẫn cảm với việc
thiếu hoặc thừa các yếu tố dinh dưỡng. Các triệu chứng về bệnh sinh lý khi
thừa hoặc thiếu yếu tố dinh dưỡng nào ñó thường biểu hiện khá rõ
Thiếu ni tơ: Cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo quy
luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.
Thừa ni tơ: Thân lá xanh mướt nhưng mền yếu, dễ ñổ ngã và sâu bệnh,
ñầu rễ chuyển xám ñen, cây khó ra hoa.
Thiếu phốt pho: Cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, màu xanh ñậm, rễ không
trắng sáng mà chuyển màu xám ñen, không ra hoa.
Thừa phốt pho: Cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và
xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn
ñến thiếu kẽm, sắt và mangan.
Thiếu kali: Cây kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép lá và chóp lá,
sau lan dần vào trong, lá ñôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn
công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.
Thừa kali: Thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn ñến thiếu
magiê và canxi.
Thiếu lưu huỳnh: Lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, sinh trưởng
của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………
14
Thiếu magiê: Thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của
các lá già trong khi 2 bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành
không ñầy ñủ, cây dễ bị sâu và khó nở hoa.
Thiếu canxi: Cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, sức
ñề kháng kém.
Thiếu kẽm: Xuất hiện các ñốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng
nhạt chủ yếu trên các lá ñã trưởng thành, cây thấp, rất khó ra hoa.
Thiếu ñồng: Xuất hiện các ñốm màu vàng và quăn phiến lá, ñầu lá
chuyển trắng, số hoa hình thành ít.
Thiếu sắt: Các lá non chuyển úa vàng sau trắng nhợt, cây còi cọc, ít ra
hoa, dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu mangan: Úa vàng giữa các gân của lá non, ñặc trưng bởi sự xuất
hiện các ñốm vàng và hoại tử, các ñốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan
ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.
Thiếu bo: lá dày ,dòn, cây dễ bị chết khô ñỉnh sinh trưởng, rễ ít, hoa
không thơm và nhanh tàn.
Thiếu molipñen: xuất hiện ñốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới,
cây kém phát triển.
Thiếu clo: Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau
chuyển màu ñồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Lan rất cần phân bón nhưng không chịu ñược nồng ñộ cao, vì vậy bón
phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất bằng cánh phun qua lá.
Phân bón cho lan phải chứa ñầy ñủ các chất dinh dưỡng ña, trung và vi lượng
với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của
cây. Nguyên tắc chung là thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần hàm lượng N
cao, hàm lượng P và hàm lượng K thấp, trước khi ra hoa cần P và K cao, N
thấp, khi nở hoa, lan cần K cao, P và N thấp hơn [31].