Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ảnh hưởng từ việc li hôn của cha mẹ đến con cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.9 KB, 25 trang )

[Type text] Page 1
1
[Type text] Page 2
2
MỤC LỤC
ĐỀ TÀI:ẢNH HƯỞNG TỪ VIỆC LI HÔN CỦA CHA MẸ ĐẾN CON CÁI

trang

1, Líhọn đề tài : “ảnh hưởng từ việc li hôn của cha mẹ đến con cái”…… ……2
2,Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………… …… 3
3,Lí thuyết áp dụng:áp dung lí thuyết như cầu của Maslow…………… …… 3
4,Tình hình nghiên cứu……………………………………………………… ….6
5,Nội dung chính……… ……………………………………………….……… 10
5.1.Những mặt ảnh hưởng tới con cái khi cha mẹ li hôn………………… 10
5.1.1.Ảnh hưởng tiêu cực……………………………………………….…… 10
5.1.1.1.Tâm lí tình cảm…………………………………………………… ….10
5.1.1.2.Học tập……………………………………………………………… 12
5.1.1.3.Niềm tin…………………………………………………………………13
5.1.1.4.Mất phương hướng trong cuộc sống…………………………….……14
5.1.1.5.Vật chất…………………………………………………………… …14
5.1.1.6.Sức khỏe thể chất……………………………………………… ……15
5.1.1.7.Rủi do xâm hại…………………………………………………… ….16
5.1.1.8.Nơi ở….………………………………………………………….….… 17
5.1.2.Ảnh hưởng tích cực….…………………………………………… …….17
5.2.Hạn chế ảnh hưởng tới con cái khi cha mẹ li hôn….………… ….…… 18
6.Vai trò trách nhiệm của gia đình của xã hội đói với trẻ.……………….……20
7,Kết luận.……………………………………………………………… ……….21
Danh sách tài liệu tham khảo………………………………………….……… 22
[Type text] Page 3
3


ĐỀ TÀI:ẢNH HƯỞNG TỪ VIỆC LI HÔN CỦA CHA MẸ
ĐẾN CON CÁI
1,Lí do chọn đề tài.
Li hôn là một hiên tượng xuất hiện ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của xã
hội và ngày càng được xã hội quan tâm vì những ảnh hưởng của nó.Khi cuộc sống vợ
chồng rơi vào tình trạng trầm trọng,đời sống chung không thể kéo dài,mục đích của hôn
nhân không đạt được thì li hôn là lối thoát cho cuộc sống bế tắc không còn tình cảm của
hai vợ chồng .
Trong phán quyết ly hôn của tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc
quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được
tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới
hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết
dưới dạng bản án.
Trong cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp Tổng cục Thống kê, với sự hỗ
trợ của UNICEF cho thấy những năm gần đây số vụ ly hôn đang tăng rất nhanh. Nếu
năm 2000 chỉ có 51,361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65,929 vụ. Người vợ đứng
đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao
đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng cấp. Số
năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn
riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường
xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế
(13%); bạo lực gia đình (6,7%).(giật mình con số thống ke của gia đinh Việt - theo
Afamily-tinmung.net)
Những nghiên cứu xã hội học, nhân chủng học gần đây ở nước ta về trẻ em lang
thang, trẻ em bỏ nhà đi kiếm sống, tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ma
tuý, mại dâm … đều đưa ra những kết luận khá thống nhất rằng : Phần lớn các em đều
có bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc giữa bố mẹ có quá nhiều xung đột.
Ở Hà Nội, năm 2004 kết quả điều tra của UBDSGDTE cho thấy 12,3 % số trẻ em
lang thang được phỏng vấn có gia đình tan vỡ bố mẹ li hôn anh em mỗi người một
nơi.Ở TP HCM, mỗi năm có hơn 50.000 trẻ em rơi vào hoàn cảnh cha mẹ bỏ nhau và

30% trẻ em lang thang đường phố xuất thân từ hoàn cảnh này (trẻ em đường phố Vệt
Nam-Dương Kim Hồng-diễn đàn phát triển Việt Nam)
[Type text] Page 4
4
Trong nghiên cứu xã hội học của TS.Hoàng Văn Tiến, hiện ở nước ta hiện có
khoảng 30% trẻ em bỏ nhà lang thang ở khu vực thành thị và nguyên nhân chính là do
bị lạm dụng hoặc phải chứng kiến cánh cha mẹ cãi cọ li hôn li thân (TS. Hoàng Văn
Tiến –báomới .com).
Cũng theo một kết quả điều tra mới đây của Bộ công an thì khi hỏi có đến 8% số
trẻ vị thành niên phạm tội có bố mẹ li hôn, 28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu
cầu của các em,49 % phàn nàn về các đối xử của bố mẹ (trẻ em lang thang đường phố-
phápluật.vn).
Và theo khảo sát của nhóm Nhóm Young Lives ( Những cuộc đời trẻ thơ) đã
khảo sát các thành viên từ 6-18 tuổi trong gia đình trẻ tham gia nghiên cứu (3.000 trẻ
sinh các năm 1994-1995 và 2000-2001). Trong số 491 thành viên đã bỏ học, 40% cho
biết lý do thứ nhất là chán học, 12% nói lý do bỏ học vì phải làm việc nhà, 8% nói lý do
thứ nhất do học phí cao, 7% hoàn cảnh gia đình khó khăn bố,bố mẹ thường xuyên sẩy
ra xung đột,li thân,li dị (phân tích nguyên nhân trẻ em bỏ học-giaoduc.net.vn).
Việc cha mẹ li hôn ảnh hưởng đến nhiều mặt của con cái ,bên cạnh những ảnh
hưởng tiêu cực cuả việc ly hôn tới sự phát triển của trẻ, thì có không ít những vụ ly hôn
của bố mẹ lại là con đường giải thoát cho trẻ khỏi những tổn thương về tâm lý, giúp trẻ
giải phóng đựơc những cơn stress do bố mẹ gây ra.
Vậy để mọi người hiểu rõ hơn về việc trẻ bị ảnh hưởng như thế nào khi cha mẹ của
chúng li hôn và những tác động của việc ảnh hưởng này đến đến xã hội,tôi đã quyết
định đi sâu nghiên cứu và đi đến chọn đề tài “Ảnh hưởng từ việc hôn của cha mẹ đến
con cái”.
2.Câu hỏi nghiên cứu
2.1.Cha mẹ li hôn gây ảnh hưởng đến những mặt nào của con cái ?Tác động của
những suy nghĩ hành động việc làm của trẻ có bố mẹ li hôn có ảnh hưởng như thế nào
đến xã hội.

2.2 .Những biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến trẻ khi cha mẹ li hôn.
2.3.Vai trò,trách nhiệm của bố mẹ và xã hội đối với trẻ.
3.Lý thuyết áp dụng.
Trong bài tôi sử dụng lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow . Lí thuyết này,
ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó
[Type text] Page 5
5
và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu
cầu của con người tư thấp đến cao.
Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như
nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.Nếu thiếu những nhu cầu
cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc
rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan
niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì
cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.
Trong đề tài này tôi phân tích nhu cầu sinh lí của trẻ sống trong gia đình có bố
mẹ li hôn,nghiên cứu cả trẻ ở lứa tuổi sơ sinh,tuổi nhi đồng và tuổi dạy thì.Nhu cầu
sinh lí ở mỗi độ tuổi có những nét giống nhau nhưng cũng có những nét khác nhau cơ
bản.
Ở tuổi sơ sinh khi cha mẹ li hôn,do các vẫn còn rất nhỏ tất cả mọi hoạt động sinh
hoạt, chăm nom,bế hãm đều phải được thực hiện một cách bài bản và chu đáo.Khi cha
mẹ li hôn các em phải sống với mẹ như vậy lúc này vai trò trách nhiệm của người mẹ
phải được tăng lên gấp đôi vì phải gách vác cả phần của người bố chính vì vậy người
mẹ gặp phải rất nhiều những khó khăn : khó khăn về mặt tài chính, công việc quá tải,
cảm xúc quá tải,mội mình phải đối phó với mọi thách thức.Nhưng vẫn phải đảm bảo
được việc chăm sóc, ăn uống đầy đủ với trẻ vì đây là một trách nhiệm một nghĩa vụ
phải thực hiện và các bé có quyền được chăm sóc, quan tâm bảo vệ,có quyền được đáp
ứng mọi như cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày.Như vậy đây chính là một trong
những nhu cầu cơ bản ,không thể thiếu để duy trì cuộc sống của các em.
Ở tuổi nhi đồng :bắt đầu các em đã ý thức được những việc làm những lời nói và

đã bắt đầu hình thành những quan điểm những chính kiến riêng cho mình.Việc ăn ngủ,
đi lại, học tập, nhà ở ,mọi sinh hoạt các em đã có thể tự làm và hình thành nên những
thói quen cũng như tự đặt ra cho mình những quy định khuôn phép. Tuy nhiên trong
giai đoạn này lại là giai đoạn mà trẻ dễ bị kích động nhất về mặt tâm lí và cũng là giai
đoạn hoàn thiện về tính cách cũng như là định hình được lối sống ước mơ chính vì vậy
vẫn cần phải có sự giám sát từ phái gia đình.Cha hoặc mẹ người chịu trách nhiệm nuôi
dưỡng các em cần phải luôn thật khéo léo ,cần quan tâm chăm sóc các em nhiều hơn
nữa về những mặt ăn uống,ngủ nghỉ,nơi ở,…
Ở lứa tuổi dạy thì là độ tuổi mà nhu cầu về sinh lí càng được quan tâm hơn nữa,vì
độ tuổi này các em đang phát triển rất mạnh cả thể chất và tinh thần ,chính vì vậy mà
mọi nhu cầu của các em trong độ tuổi này cần được chu cấp một cách chu đáo và toàn
diện để các em phát triển .Khi bố mẹ li hôn thì quả thực là một cái gì đó quá sức chịu
đựng của các em trong khi đó đây đang là tuổi mà nhẽ ra các em phải được trang bị đầy
[Type text] Page 6
6
đủ những kiến thức về gia đinh tình dục giới tính để chuẩn bị bước vào cuộc sống tự
lập.Chính vì vậy mà việc đáp ứng những nhu cầu sinh lí trong cuộc sống cho các em ở
giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng, mẹ hoặc cha người chịu trách nhiệm nuôi
dưỡng các em hãy quan tâm chia sẽ nhiều hơn với các em,hãy đáp ứng đầy đủ những
nhu cầu thiết yếu trong đội tuổi này cho trẻ để chúng có thêm tự tin nghị lực để chuẩn
bị bước vào cuộc sống mới.
Nhu cầu về an toàn, an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề
cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp,
an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…
Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con
người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu
không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được
và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những
người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào
nhu cầu an toàn của người khác.Đặc biệt đối với những trẻ có bố mẹ li hôn thì nhu cầu

về đảm bảo an toàn cần được chú tâm hơn nữa,và yếu tố an toàn ở đây là an toàn về
tâm lí và an toàn về bản thân.Trẻ có bố mẹ li hôn thường có tâm trạng là không an toàn
khi lúc nào cũng nghĩ về bố hoặc mẹ,lo lắng cho người này hoặc cho người kia nên lúc
nào các em cũng sống trong tâm trạng suy nghĩ lo âu phấp phỏng chính vì điều này mà
gây ảnh hưởng rất lớn đến những mặt khác của các em. Những gia đình vợ chồng li hôn
hãy chú ý nhiều hơn tới tâm lí của trẻ hãy tạo ra một không khí gia đinh thật an toàn
vui vẻ và ấm áp,hãy làm tròn trách nhiệm là bảo vệ những đứa con của mình và trách
nhiệm ấy phải được tăng lên gấp đôi vì làm thêm cả phần của người còn lại đê các con
của họ cảm thấy được an toàn như khi có cả bố và mẹ bên cạnh chúng.
Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận).
Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô
độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành
giữa con người với nhau.
Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề
tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ,
mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao
nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng
mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng
của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
Khi cha mẹ li hôn thì việc con cái bị thiếu đi sự quan tâm tình yêu thương là
một điều đương nhiên cho dù người cha hoặc mẹ (người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng)
[Type text] Page 7
7
có bù đắp quan tâm như thế nào đi nữa thì điều mà các em cần và đủ nhất là sự quan
tâm của cả hai người,chính vì vậy khi vợ chồng li hôn cha mẹ phải cùng có trách
nhiệm quan tâm săn sóc tới các em nhiều hơn nữa , dù ai là người chịu trách nhiệm
nuôi dưỡng hay không chịu trách nhiệm nuôi dưỡng thì cũng phải thường xuyên quan
tâm hỏi han giành những tình cảm cho các em để bù đắp cho sự thiếu hụt về tình yêu
thương, những thiệt thòi về mặt tình cảm mà chúng phải gánh chịu khi cha mẹ li
hôn.Nhu cầu được yêu thương quan tâm săn sóc là một nhu cầu hiển nhiên và vô cùng

quan trọng đối với trẻ chính vì vậy mà bố mẹ hãy thực hiện và làm tròn trách nhiệm của
mình.
Nhu cầu được tôn trọng. Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành
được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là
được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm
mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không
thể thiếu đối với mỗi con người. Đây là một trong những nhu cầu vô cùng quan trọng
của trẻ nhất là đối với những trẻ có bố mẹ li hôn vì các em hay bị mặc cảm tự ti về bản
thân,chính vì điều này mà mọi người cần có cái nhìn bao dung hơn ,quan tâm hơn đến
các em hãy tôn trong các em hãy cho các em các quyền được vui chơi học tập tham gia
và những công việc như những bạn trẻ khác vì như vậy mới giúp các em nhận thấy
được cuộc sống vẫn có nhiều điều tốt đẹp,không phải ai cũng xa lánh mình coi thường
mình khi bố mẹ li hôn là về mặt nhà trường xã hội còn với bản thân bố mẹ thì hãy tôn
trong những suy nghĩ và quyết địnhc ủa con cái họ vì đây chính là cách làm duy nhất để
bù đắp những thiệt thòi cho con cái mình.
Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân
cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá
nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.
Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,
…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình
bằng khả năng của cá nhân.hãy cho trẻ thể hiện cái tôi của mình,chứng minh được giá
trị của bản thân điều này sẽ giúp được các em rất nhiều trong việc phát huy được năng
lực và chứng minh được vai trò của mình.
4.Tình hình nghiên cứu.
Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều sống trong một môi trường xã hội nhất định.
Và gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tham gia vào. Vì vậy gia đình
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Một đứa trẻ , nếu
được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn
[Type text] Page 8
8

nhau thì sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ.
Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà ở đó cha mẹ luôn bất đồng với nhau , luôn
cãi cọ, mọi người không có sự yêu thương che chở, quan tâm lẫn nhau thì sẽ làm cho
nhân cách của trẻ phát triển đi sai với nhữn chuẩn mực của xã hội, đặc biệt là khi cha
mẹ ly hôn.
Ly hôn là một biến động buồn làm cuộc sống của mỗi con người bị xáo trộn
khủng khiếp và nạn nhân chính là những đứa con vô tội. Để giúp trẻ vượt qua những
khó khăn khi cha mẹ li hôn, cha mẹ cần hiểu được những ảnh hưởng tới con cái khi cha
mẹ li hôn và cách khắc phục những ảnh hưởng đó với trẻ.
Có rất nhiều các đề tài nghiên cứu ,các cuộc tọa đàm bàn về vấn đề ảnh hưởng từ
việc li hôn của cha mẹ đến con cái.
Trong luận văn “bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ li hôn” (luanvanfree.com-
ngày 10/4/2012) ,luận văn nêu rõ “bảo vệ trẻ em luôn là một điều được xă hội quan
tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Cả xă hội đang luôn cố gắng tạo điều kiện cho trẻ
em được phát triển một cách toàn diện. Nhà nước đă đưa ra rất nhiều chủ trương, chính
sách và nâng lên thành luật. Rất nhiều quyền lợi của trẻ được pháp luật bảo vệ như
quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, được vui chơi và phát triển
toàn diện… Trẻ em có cha mẹ ly hôn là một đối tượng đặc biệt bởi so với những trẻ
khác th́ì chúng phải chịu nhiều thiệt tḥòi và bất hạnh. Do vậy, pháp luật đă có những
quy định để bảo đảm quyền lợi cho chúng. Và những quy định của Luật HN&GĐ về
trách nhiệm của cha mẹ khi ly hôn và những quyền lợi của trẻ chính là một sự cụ thể
hoá của nguyên tắc bảo vệ trẻ em trong trường hợp đặc biệt”. Luận văn cũng trích
nguyên văn nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn trong pháp luật
hôn nhân gia đ́nh Việt Nam ngày 9/6/2000, Quốc hội đă thông qua Luật HN&GĐ năm
2000. Luật HN&GĐ năm 2000 ghi nhận bảo vệ quyền lợi của trẻ em là một trong
những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ : “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con
thành công dân có ích cho xă hội…, ‘‘Nhà nước, xă hội và gia đ́nh có trách nhiệm bảo
vệ phụ nữ, trẻ em…’’ (Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000).
Luận văn đã nêu lên một vấn đề mà rất ít được đề cập đến khi bàn về chủ đề
này là bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ li hôn,có nhiều luận văn chỉ đề cập đến

việc các em bị tổn thương về măt tâm lí,tinh thần thiếu thốn về vật chất,ăn chơi đua
đòi,xa ngã vào nhưng tệ nạn xã hội,….mà không hề đề cập đến quyền lợi,bảo vệ quyền
lợi của các em sau khi cha mẹ li hôn. Điểm tích cực tiếp theo là luận văn đã đưa ra
được những dẫn chứng cụ thể và rõ ràng về việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi bố mẹ
li hôn được trích dẫn trong điều 2 luật hôn nhân và gi đình năm 2000,đây được xem là
một dẫn chứng có tính thuyết phục trong bài nghiên cứu của tác giả.
[Type text] Page 9
9
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà đề tài đã đề cập được thì cũng có
nhiều thiếu sót, đề tài quá trú trọng vào vấn đề về bảo vệ quyền lợi cho trẻ em sau li
hôn mà không đề cập đến những cảm xúc ,trạng thái tâm lí,thái độ của trẻ với vấn đề li
hôn của cha mẹ chúng? liệu trẻ có thật sự thỏa mái với sự chăm sóc chỉ của bố hoặc mẹ
hay không?hay chúng chỉ thực sự thỏa mái,cảm thấy hạnh phúc ấm cúng,an lành khi có
sự chăm sóc của cả bố mẹ.Tâm lí ,suy nghĩ và những hành động của trẻ là gì?thì đề tài
lại chưa đề cập đến.Vậy những thiếu sót của đề tài tôi xin được trình bày trong bài viết
của mình.
Tiếp theo trong luận văn “đời sống tâm lí của trẻ sau khi cha mẹ li hôn”(đời sống
tâm lí của trẻ sau khi cha mẹ li hôn-quocvinh293-13/8/2012) tác giả đã đưa ra những
con số thống kê cụ thể,dẫn chứng rõ ràng,lấy ví dụ: “ở việt nam, bố mẹ ly hôn khi đứa
con còn thơ bé( từ 0- 3 tuổi ) có thể gây ra ở đứa trẻ các rối nhiễu tâm thể và các rối
nhiễu này càng trầm trọng nếu như đứa con ấy không có sự chia sẻ của người nuôi
dưỡng nó. Ở đứa trẻ từ 3- 6 tuổi thì có mặt cảm tội lỗi và sự tự đánh giá thấp bản thân
mình. Trẻ sẽ ứng xử kém thích nghi ở trường hoặc bế tắc trong học tập ( từ 6-9 tuổi). Ở
tuổi dậy thì ly hôn của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự nhập vai của trẻ, đặc biệt là trẻ gái,
Không những thế, ly hôn còn gây ra những tổn thương tâm lý cho những đứa con, làm
mất cân bằng tâm lý đồng thời kéo theo các phản ứng bù trừ kiểu nhiễu tâm, như là rối
loạn mất giấc ngủ các cơn ác mộng, hay là các dạng rối nhiễu hành vi như ăn cắp, đánh
nhau …” Như vậy, ly hôn đã gây nhiều hậu quả xấu đến tâm lý, đời sống tình cảm,
hành vi của trẻ. Nhưng đáng buồn là hiện nay, các vụ ly hôn ngày càng gia tăng đến
mức báo động.tiếp theo luận văn đã đưa ra các ví dụ : “ Đơn cử như ở quận Hai Bà

Trưng có gần 1/5 số vụ kết hôn bị tan vỡ ( Đại Đoàn kết, 1996 ). Tuy nhiên bên cạnh
những ảnh hưởng tiêu cực cuả ly hôn tới sự phát triển nhân cách của trẻ, thì có không ít
những vụ ly hôn của bố mẹ lại là con đường giải thoát cho trẻ khỏi những tổn thương
về tâm lý, giúp trẻ giải phóng đựơc những cơn stress do bố mẹ gây ra”.
Như vậy với đề tài này tác giả đã chỉ ra được ở Việt Nam đã có nhiều nghiên
cứu khác nhau về gia đình theo các khía cạnh khác nhau về hiện tượng ly hôn. Tuy
nhiên, chỉ có ít nghiên cứu về đời sống tâm lý của những đứa con trong các gia đình ly
hôn và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Bài viêt cũng đã đưa ra rất
nhiều các điểm mới ,tác giả đã chỉ ra được cụ thể là mọi vấn đề đều có hai mặt của
nó,đời sống tâm lí của trẻ sau khi bố mẹ li hôn thì bên cạnh những điểm tiêu cực
như:trẻ sẽ bị mất phương hướng trong cuộc sống,mất niềm tin vào mọi người,tự ti,dễ xa
ngã,sống buông thả,….thì một số trẻ em lại cói tâm lí,hành động suy nghĩ trái ngược
lại , các em sẽ sống tự lập hơn,do không được bố mẹ quan tâm như trước nên nhiều
công việc các em phải tự quyết định,các em có ý thức trong cuộc sống hơn,bỏ đi mọi
mặc cảm các em chứng tỏ bản thân mình bằng nhiều thành tích như trong học tập trong
[Type text] Page 10
10
cuộc sống hàng ngày thấy mình lớn và trưởng thành hơn rất nhiều.Đây được xem là
một điểm rất hay mới và thực tế trong đề tài nghiên cứu này.
Tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu tác giả chỉ nhấn mạnh đến tâm lí của trẻ em
sau khi bố mẹ li hôn mà không đề cập đến tâm lí của các em khi bố mẹ chúng còn
chung sống với nhau,bởi một lẽ đương nhiên trước khi li hôn là giữa bố và mẹ luôn cãi
vã giằng co thậm trí là đánh đập chửi bới nhau vậy khi chứng kiến những cảnh đó suy
nghĩ của các em là gì? vui hay buồn quan tâm hay thờ ơ?và khi chúng chứng kiến bố
mẹ chúng chính thức ra tòa?thì trong hai trường hợp này cảm xúc suy nghĩ của các em
là gì?có sự khác biệt như thế nào.Vì thế mà trong đề tài này để thuyết phục người nghe
hơn nữa tác giả cần đưa ra sự so sánh về tâm lí của các em trước và sau khi bố mẹ
chúng li hôn,như vậy thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quá trình thay đổi tâm lí cũng như
là suy nghĩ và hành động của các em.
Trong bài : “Tỷ lệ ly hôn gia tăng tác động xấu đến trẻ em” (Theo Thanh Niên,

14/5-vietbao.vn) .Theo luật gia Huỳnh Minh Vũ: “số người đến tư vấn về ly hôn tại
Trung tâm Tư vấn tình yêu hôn nhân và gia đình TP HCM chiếm tới 70%. Tỷ lệ ly hôn
tăng gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ em, làm tăng số trẻ em
hư”. Ông Vũ cho biết: “điều tệ hại nhất là trước khi ly hôn, các bậc cha mẹ thường gây
gổ, chửi bới, thậm chí còn đập phá đồ đạc, hành hạ, ngược đãi nhau trước mặt con cái.
Họ đã khiến con trẻ phải chứng kiến biết bao điều xấu xa, tệ hại của người lớn.Một số
người nghĩ ly hôn là hết, là chấm dứt tất cả. Vì vậy, họ thiếu trách nhiệm đối với con,
không tới thăm con, chăm sóc, không cấp dưỡng nuôi con. Thậm chí, một số người còn
thù hằn nhau, hoặc cay cú với người đã gây đau khổ cho mình nên thường đổ lỗi, kể tội
đối phương cho con nghe. Có người còn gieo vào tâm trí trẻ hình ảnh xấu xa, lệch lạc
về người cha, người mẹ chúng, họ cố tình làm cho con quên đi hình ảnh của người kia.
Cá biệt, có một vài trường hợp xin được xóa họ tên cha trong khai sinh của trẻ, đổi từ
họ cha sang họ mẹ”.
Điểm tích cực của bài viết là đã chỉ ra được hậu quả của việc li hôn này là con
cái bị ảnh hưởng về mặt tâm lý và sự phát triển thể chất, trí tuệ. Khi con ở với mẹ, sẽ
thiếu thốn tình cảm của cha, nếu ở cha sẽ thiếu thốn tình cảm của mẹ. Trẻ sẽ trở nên
mặc cảm, ngại tiếp xúc với xã hội, hoặc cũng có khi nó trở nên phá phách để thu hút sự
quan tâm của cha mẹ. Do không được quan tâm đúng mức, trẻ con dễ bị đói, bị suy
dinh dưỡng dẫn đến bị chậm phát triển về thể chất, trí tuệ. Và chỉ ra được một góc tối
khi cha mẹ li hôn là cha mẹ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau rồi gieo vào lòng con cái
những thù hoằn căm phần bố hoặc mẹ.
Tuy nhiên đề tài lại chưa đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng li hôn
và những biện pháp nhằm giúp đỡ về mặt tinh thần ,giải tỏa tâm lí, những khó khăn
mặc cảm ,cũng như vật chất cho trẻ có cha mẹ li hôn.
[Type text] Page 11
11
Ảnh hưởng từ việc li hôn của bố mẹ đến con cái là một vấn đề hết sức lan giải
và đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu các đề tài lớn nghiên cứu về vấn đề
này,mỗi đề tài cũng đã đề cập đến rất nhiều các vấn đề mới các hướng và cách giải
quyết tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của các đề tài,những điểm mà đề tài làm

được cũng như còn thiếu sót thì trong đề tài “ảnh hưởng từ việc li hôn của cha mẹ đến
con cái” của tôi,tôi xin được tiếp tục phát triển ý và bổ sung vào các thiếu sót của các
đề tài trên chưa đề cập đến.
5.Nội dung chính.
5.1.Những mặt con gái bị ảnh hưởng khi cha mẹ li hôn.
Thực tế cho thấy sự rạn nứt đó đã đánh mất quyền được sống cùng bố mẹ của trẻ
con.Bố mẹ chia tay kéo theo hàng loạt những thay đổi,xáo trộn tâm lí cũng như trong
nết sống sinh hoạt của con,nhân cách niềm tin tình yêu và phương hướng trong cuộc
sống.Nhưng việc li hôn của cha mẹ cũng có những anh hưởng tích cực đến con cái.
5.1.1.Ảnh hưởng tiêu cực
5.1.1.1.Tâm lí,tình cảm.
Cha mẹ bất hòa luôn ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ về mặt tâm lí,sự
bất hòa của bố mẹ kéo theo nhiều hư hại nới bản thân đưa trẻ,những cảnh cãi vã
nhau,những câu chì chiết,những câu chửi hay những lời đánh nhau trước mặt trẻ lúc
nào cũng có hại chứ không có một lợi lộc nào.
Theo tâm lý học sinh vật học, ngay khi một em nhỏ trong thai kỳ ở tháng thứ 6
trong bụng mẹ, em đã biết cười, biết khóc theo những diễn tiến và ảnh hưởng tâm lý
của mẹ em. Tóm lại, những gì cha mẹ em đối xử với nhau, vui hay buồn em đều là nạn
nhân.

Cũng theo khảo cứu của tâm lý học, thì tuy các em gái phản ứng tình cảm hơn về
việc cha mẹ ly dị, nhưng những cảm tình này lại mau qua. Còn đối với các em trai tuy
không mấy biểu lộ tình cảm, buồn bã, nhưng nó lại âm hưởng một cách sâu thẳm sau
này khi các em đã trưởng thành. Và ảnh hưởng này có tác dụng trên đời sống hôn nhân
và gia đình của các em.

Về vấn đề tuổi tác, các em ở dưới tuổi vị thành niên, ảnh hưởng ly dị không mạnh
mẽ lắm, nhưng đối với các em ở tuổi vị thành niên hay đã trưởng thành thì đây là một
cú “xốc” tinh thần rất mạnh mẽ. Nhiều khi nó dẫn đến chống đối.
[Type text] Page 12

12
Theo chuyên gia tâm lí nguyễn minh tuấn ở San Jose,California cho rằng khi cha
mẹ li hôn thì các em trong độ tuổi 12 đến 17 bị ảnh hưởng nhiều nhất.anh nói : “tuổi
nhỏ thì các em không biết,tuy nhiên các em cũng thấy những mất mát,thiếu thốn còn
các em từ tuổi 12 đến 17 thì các em lại rất giận dữ khi các em thấy cha mẹ chia tay thấy
cha mẹ cãi nhau,có nhiều em không biểu nghĩ là do mình,nên bối dối rồi cảm thấy mặc
cảm tội lỗi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của các em điều đầu tiên ở việc
học,các em sec ó một số các biểu hiện như mặc kệ,bực bội,khó chịu hay gây gổ người
này người kia hoặc lúc nào cũng im nặng ngồi một chỗ.(Phương anh-Blog chia sẽ kinh
nghiệm làm cha mẹ và nuôi dạy trẻ)
Những đứa trẻ tội nghiệp biết rằng mọi thứ sẽ không còn như trước nữa và cái thế
giới yên bình đã thay đổi hoàn toàn. Thay đổi đầu tiên có thể là đứa trẻ không được
sống cùng thậm chí hoàn toàn mất liên lạc với hoặc bố hoặc mẹ.
Mọi thói quen học tập,ăn uống ,nghỉ ngơi cũng sẽ khác đi,mất một bàn tay chăm
sóc.Đây thực sự là một thay đổi đột ngột và sâu sắc.
Lo bị bỏ rơi:khi bố mẹ cãi nhau,li hôn,nỗi ám ảnh bị bỏ rơi và mất đi một trong
hai người mình yêu thương sẽ khiến cho trẻ em đâu đớn tổn thương vô cùng.trong thế
giới trẻ thơ,cô đơn là một điều gì đó rất khủng khiếp
Mất đi các quan hệ gắn bó:Trẻ không chỉ phải xa bố/mẹ mà còn phải xa cả những
những người thân thiết khác như bạn bè, hàng xóm, họ hàng, thậm chí vật nuôi cưng.
Tình anh em bị chia sẻ lựa chọn một trong hai mẹ hoặc cha và thường là lựa chọn
những người không rời xa gia đình.Các quan hệ gắn bó đó khi bình thường tưởng như
đơn giản, nhưng nếu bị tước mất có thể trở thành nguyên nhân những phản ứng tiêu
cực, thái độ bất mãn của trẻ.
Nỗi tủi thân vì “đói mẹ” có ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển tâm sinh lý
của con. Trẻ mẫu giáo, nhi đồng “đói mẹ” dễ trở nên còi cọc và yếu đuối tinh thần vì
tuổi này không thể tự vượt qua được cơn đói ấy. Khi sa vào cơn đói, đứa trẻ có xu
hướng co mình, khó hòa nhập vào tập thể và lĩnh hội các kỹ năng sống cơ bản từ chăm
sóc bản thân tự lập, tới đón nhận và bộc lộ tình yêu thương hồn nhiên với mẹ và cả
người khác. Những dấu vết trầm cảm nhỏ và lớn là khó tránh khỏi ở đứa bé hiện tại và

sau này.Con lớn tuổi dậy thì hay gặp ức chế mẹ không yêu hơn cả tuổi nhỏ. Bước
chuyển tâm lý lứa tuổi này khiến ở chúng gia tăng mạnh nhu cầu được mẹ chăm sóc
giải tỏa tâm lý, tư vấn sức khỏe sinh sản.
Vì ảnh hưởng về mặt tình cảm nên chắc chắn nó sẽ chi phối lên hành vi của đứa
trẻ đó, nên nó sẽ sống khác biệt hơn với những đứa bạn sống trong gia đình bình
thường. Có thể sẽ e dè, khép kín, lầm lũi hơn. Đó là những em sống nội tâm. Một số em
thì tỏ ra chống đối, sống một cách ngỗ ngược, và nó có hành vi gây hấn với những
người chung quanh. Một số khác thì nó tìm ra những cuộc sống viễn tưởng, tức là
chuyển sang sống một thế giới khá.
[Type text] Page 13
13
Những dấu hiện đáng lo lắng:
Cố gắng hàn gắn bố mẹ: Một số trẻ nhầm lẫn rằng bố mẹ chia tay là do lỗi của
chúng. Vì thế mà chúng hành động theo suy nghĩ bột phát, cố gắng hết sức mong hàn
gắn mối quan hệ của người lớn trong khi điều đó không còn ý nghĩa gì hay hoàn toàn
không phải là mong muốn của cả hai bố mẹ.
Hiếu chiến và hiếu thắng:Trên thực tế có một số gia đình nghĩ rằng đây chỉ là biểu
hiện thông thường có thể xuất hiện ngay cả khi không xảy ra những thay đổi trong hôn
nhân.Thực tế nên nhận thức những phản ứng khác thường của con bạn. Liệu chúng có
những biểu hiện tức giận hơn hay ức chế hơn bình thường hay không?
Suy sụp tinh thần:Rất nhiều trẻ do không chịu được áp lực hoàn cảnh gia đình đã bỏ
đi hay có những dấu hiệu suy sụp tinh thần nghiêm trọng.Và có thể dẫn đến trầm
cảm.Ngoài ra,chúng ta cũng phải nghĩ đến ảnh hưởng của những người con cùng cha
khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.Tiếng việt nam gọi nôm na là “con ông ,con tôi,con
chúng ta”.Không riêng các em,mà ngay cả đến phụ huynh trong những trường hợp ấy
cũng rất khó xử và rất khó tạo được ảnh hưởng tốt trên con mình,con người và con
chúng ta.
5.1.1.2.Học tập.
Theo một nghiên cứu mới của Tạp chí Xã hội học Mỹ (American Sociological
Review), những đứa trẻ có bố mẹ li hôn thường kém môn Toán và các kỹ năng xã hội

so với bạn cùng trang lứa.
Ông Hyun Sik Kim, tác giả của nghiên cứu,Tiến sĩ khoa học xã hội trường Đại
học Wisconsin-Madison, đã viết “những đứa trẻ gặp hoàn cảnh trên thường gặp khó
khăn trong việc kết bạn và giữ gìn tình bạn, bộc lộ cảm xúc theo hướng lạc quan, hiểu
được cảm xúc người khác, an ủi các bạn đồng lứa và làm quen với những người khác”.
Ông Kim đã chứng minh rằng : “con cái thường bị tổn thương trong thời gian bố mẹ
sắp chia tay, hoặc lúc bố mẹ đề cập đến việc viết đơn li hôn. Trong thời gian này, trẻ
thường đấu tranh trong tâm trí chứ không biểu lộ ra ngoài”.
Tiến sĩ Kim đã miêu tả ở 4 bậc học - lúc bắt đầu đi mẫu giáo, lớp 1, lớp 3, lớp 5 và
nhận thấy rằng, những đứa trẻ sống trong gia đình li hôn khả năng kém hơn so với các
bạn bình thường khoảng 12% khi làm các bài kiểm tra Toán, trong khi không thấy dấu
hiệu học kém ở các môn khác, như môn đọc hiểu. Nguyên nhân có thể do môn Toán đòi
hỏi học sinh có nhiều kiến thức tích lũy hơn môn đọc hiểu (giadinh.net.vn).
Số liệu đưa ra tại hội nghị giao ban lần thứ 3 cuộc vận động “Hai không” của các
Sở GD-ĐT khu vực đồng bằng Bắc bộ, được tổ chức tại Hà Tây cho thấy, năm học 2007 -
2008, gần 10.000 học sinh ở khu vực đồng bằng Bắc bộ bỏ học. Hà Tây dẫn đầu khu vực
[Type text] Page 14
14
với hơn 1.800 học sinh bỏ học. Tiếp đến là Nam Định: 1.387 học sinh, Hải Dương: 1.269
học sinh, Vĩnh Phúc: 1.042 học sinh bỏ học…(Trần Trí-17/5/2008-daibieunhandan .vn)
Hà Nội cũng thống kê được 532 học sinh bỏ học Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, học sinh
THPT và BT THPT bỏ học của tỉnh lên đến hơn 900/1.081 học sinh bỏ học học.
Các Sở GD-ĐT đều đã thống kê nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là
các nguyên nhân do học sinh học lực yếu kém dẫn tới chán nản và tự bỏ học,do học phí
cao,do điều kiện đi lại,do hoàn cảnh gia đình khó khăn,do bố mẹ li hôn con cái không có
tâm trí để nghĩ đến chuyện học hành.(Duy anh-29/04/2008-báo thủ đô an ninh).
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng khi cha mẹ li hôn ảnh hưởng vô cùng lớn đến
con cái trong việc học tập,các em có thể học kém đi và cũng có thể bỏ học do thấy chán
nản ,mệt mỏi vì gia đình vì nghĩ đến bố mẹ chúng.
5.1.1.3.Niềm tin.

Khi cảm giác tổ ấm gia đình của mình đã không còn an toàn thì đa số trẻ không
muốn về nhà.Ở lứa tuổi này các em chưa chín chắn trong suy nghĩ, cảm thấy bế tắc,
hoang mang, học hành sa sút các em dễ trở thành "miếng mồi ngon" cho các băng
nhóm tệ nạn.
Hình ảnh cuả một người mẹ chăm sóc chồng con chu đáo đã không cón tồn tại
trong tâm trí các em,các em dần nhận thấy tất cả những việc làm cử chỉ trước đây chỉ là
miễn cưỡng, che dấu các em vì một cái gì đó,chứ thực sự đó không phải là hạnh
phúc.Hình ảnh một người mẹ đẹp, hạnh phúc và đảm đang- một thần tượng trong cuộc
sống đã không còn.
Không còn hình ảnh của một người bố mẫu mực,lo toan mà thay vào tâm trí em
lúc này là những lời mắng chửi nhiếc móc của bố giành cho cho mẹ,những hành động
vũ phu, bạo lực.
Trong một gia đình chỉ có bố và mẹ là hai người lớn là những người làm gương
cho con cái nhưng khi li hôn thì tấm tấm gương ấy không còn đủ sáng cho các con học
tập noi theo. Việc li hôn của bố mẹ sẽ khiến các em có cái nhìn tiêu cực về hôn nhân và
gia đình. Các em sẽ không tìm được một mô hình gia đình và hôn nhân hạnh phúc về
sau.
Hậu quả của sự khủng hoảng này không chỉ diễn ra ngay hiện tại mà còn tiềm
ẩn hủy hoại cả tương lai của trẻ, nếu vấn đề không được giải quyết. Bởi đó là một yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc định hình nhân cách của trẻ và niềm tin vào tương lai
vào cuộc sống.
5.1.1.4.Mất phương hướng trong cuộc sống.
[Type text] Page 15
15
Nhiều trẻ khi cha mẹ li hôn đã có tâm lí là không muốn sống, muốn tự tử muốn
tìm cho mình một lối thoát.
Thống kê của Tòa án nhân dân các cấp cho thấy, hiện mỗi năm cả nước có
khoảng 66.000 gia đình tan vỡ hạnh phúc. Như vậy, tính trung bình cứ 3 cặp kết hôn thì
sẽ có một cặp chia tay vì nhiều lý do khác nhau . Trong số các vụ ly hôn của các bậc
phụ huynh, có vụ việc em Nguyễn Thị Th. (lớp 9, Trường THCS Nguyễn Tri Phương,

xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) uống thuốc trừ sâu tự sát chiều
18/5/2012 vì buồn chuyện bố mẹ ly hôn đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc
làm cha mẹ ở xã hội hiện đại.Theo người dân tại địa phương cho biết, cha mẹ em đã ly
dị, mẹ bỏ vào Nam sinh sống, còn em ở với dì ruột tại xã Bình Quế để ăn học. Nhưng
do thiếu thốn tình cảm, Th. đã tìm đến cái chết.(Hoàng Khánh –Đất phú online)

Không chỉ có trường hợp em Th có hành động tiêu cực vì bố mẹ ly hôn, mà
trước đó, do sự tuyệt vọng và đau khổ khi nhìn cha mẹ “đường ai nấy đi” mà em
N.A.T.V (16 tuổi, TP.Hồ Chí Minh) đã tìm cái cái chết. Ngày cha mẹ em ra tòa ra ly
hôn cũng là ngày em được đưa vào bệnh viện vì uống thuốc tự tử. Lá thư em để lại chỉ
vỏn vẹn dòng chữ “con cần cả ba và mẹ. Nếu ba mẹ ly hôn con sẽ chết”.(Hoàng Khánh
–Đất phú online).
Nhiều trẻ em khác thì bỏ bê học hành,ăn uống sinh ra ốm đau bệnh tật,suy nhược
cơ thể ,nặng hơn thì sa đà vào những trò chơi tiêu cực như : nô đề ,cờ bạc rượu chè,hút
sách…và có thể vô hình bị dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.Theo một nghiên cứu
mới đây của bộ công an thì có đến 8% số trẻ phạm tội có bố mẹ li hôn,28% phàn nàn về
việc bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em,49%phàn nàn về cách đối xử của
bố mẹ.(phapluat.vn)
Không tìm đến cái chết thì các em có bố mẹ li hôn lại có những suy nghĩ và hành
động sai lầm đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội như:hành nghề trộm cắp cờ bạc
rược chè,hút sách,các bé gái thì có thể sa ngã vào mại dâm,…
5.1.1.5.Vật chất.
Ly hôn - con cái gánh chịu nhiều thiệt thòi vì thiếu hụt tình cảm của cha mẹ
nhưng những đứa trẻ đáng thương ấy còn phải chịu đựng thêm những nỗi đau không
đáng có từ tranh cãi của các ông bố, bà mẹ khi phân chia tài sản và trốn tránh trách
nhiệm nuôi con…
Sau khi bố mẹ ly hôn, những đứa trẻ sẽ ở với bố hoặc mẹ. Chúng vốn đã chịu
thiệt thòi về tình cảm khi có mẹ thì không có bố, xa cách với anh chị em, lại còn bị thiệt
thòi về vật chất vì trên thực tế việc yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn đang tồn tại nhiều
bất cập, thậm chí trở thành "món nợ khó đòi" đối với cả cơ quan thi hành án và người

được cấp dưỡng.
[Type text] Page 16
16
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn chưa bảo đảm
được "nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng". ví dụ: câu chuyện của chị Linh :
“Sau 3 năm kết hôn, chị được TAND huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa xử cho ly hôn
với chồng và chị được giao nuôi cậu con trai lúc đó vừa 2 tuổi. Tòa tuyên chồng chị có
nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 10kg gạo (tương đương với 38.000 đồng) từ
tháng 5-1993 cho đến khi cháu bé tròn 18 tuổi (tháng 5-2009). Như vậy, tính đến thời
điểm năm 2009, với giá trị 10kg gạo (tính giá gạo trung bình khoảng 150.000 đồng),
cũng đủ cho thấy mức cấp dưỡng này "hợp lý" đến độ nào!”(Phương Thảo-
báomới.com)
Hay trường hợp của anh Bàn và chị Hường ly hôn năm 2002. Tòa tuyên chị
Hường nuôi dưỡng đứa con chung của hai vợ chồng lúc đó 12 tuổi và buộc anh Bàn cấp
dưỡng nuôi con mỗi tháng 200.000 đồng đến khi cháu bé tròn 18 tuổi (năm 2008). Chị
Hường cho rằng, vào thời điểm vợ chồng ly hôn, mức cấp dưỡng 200.000 đồng còn
chấp nhận được, nhưng 6 năm sau, mức này phải tăng lên 10 lần mới đủ một nửa nhu
cầu ăn học của cô con gái. Lúc này, chồng cũ kinh tế cũng khá giả, nhưng khi chị yêu
cầu trợ cấp thêm cho con thì anh ta từ chối vì "Tòa chỉ yêu cầu tôi thế, cô lấy cớ gì mà
đòi thêm?". (Phương Thảo-báomới.com).
Tâm lý của một số người cha, người mẹ luôn muốn rũ sạch trách nhiệm với quá
khứ để đi tìm hạnh phúc mới. Hoặc họ thù hận người chồng (vợ) đến mức sợ họ tiêu
lẹm vào phần tiền mà mình cấp dưỡng cho con nên tìm đủ mọi cách tính toán cho “sòng
phẳng”. Nhưng nuôi dạy một đứa trẻ không chỉ cần tiền mà còn cần rất nhiều tình yêu
và trách nhiệm". Khá nhiều vụ ly hôn mà cha mẹ không lo đến việc chăm sóc đứa con
đang bị tổn thương tình cảm, mà quay sang cãi cọ nhau, mặc cả từng đồng nuôi con.
Vậy người thiệt thòi nhất khi cha mẹ li hôn không phải là vợ hoặc chồng mà chính là
những đứa con vô tội.
5.1.1.6. Sức khỏe thể chất .
Sức khỏe của con cái cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi cha mẹ li hôn,không còn ai

quân tâm chăm sóc các em khi các em bị ốm đau bệnh tận,không có tiền mua
thuốc,không có sự bồi dưỡng về mặt vật chất.Đặc biệt là tình yêu thương của cha mẹ là
điều mà các em cần nhất trong lúc này thì đó là một điều không thể bù đắp.
Theo nghiên cứu những đứa trẻ mà cha mẹ có mối qua hệ phức tạp như: ly thân, ly
hôn có xu hướng nghiện cao hơn,cha mẹ li hôn đây là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến đứa trẻ tiếp cận với ma tuý và trở thành kẻ nghiện ma tuý.Khi bố mẹ li
hôn trẻ thường có tâm lí sống bất cần đời,cái gì cũng muốn thử và rất dễ xa ngã: trẻ
nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS là một trong những thực tế đáng báo động hiện nay
đã và đang sẩy ra trên diện rộng với chiều hướng gia tăng ở những trẻ có bố mẹ li hôn.
[Type text] Page 17
17
5.1.1.7. Rủi ro bị xâm hại.
Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng gây cho các em nỗi ám ảnh đáng sợ
nhất về khoảng thời gian sau và sau này nữa trong cuộc đời các em đó chính là việc trẻ
bị xâm hai bị, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp,bóc lột sức lao động, giam giữ, bị bán đi
nước khác hoặc ép mua bán dâm.Đây có thể được coi là một mối lo sợ khủng khiếp
nhất ở trẻ khi bố mẹ li hôn chúng không còn được bố mẹ bảo vệ như trước không còn ai
dạy dỗ quan tâm lo lắng.
Theo con số thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, đến nay, cả nước có hơn 25 triệu trẻ
em, chiếm 29% tổng dân số, trong đó có hơn 1,4 triệu em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn
1,2 triệu em bị khuyết tật Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng ngược
đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em vẫn diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề bức xúc
cho xã hội.
Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra 1.000
vụ xâm hại tình dục, năm sau thường cao hơn năm trước, trong đó, số trẻ em bị hiếp
dâm chiếm đến 65%. . (Lan Anh-25/5/2012-news.zing.vn)
Tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em diễn ra không chỉ những năm gần đây, mà
đã diễn ra từ lâu, song hành cùng với nghèo đói và các tệ nạn xã hội khác. Với cơ chế
thị trường hiện nay lại càng làm cho tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em bộc lộ gay
gắt hơn. Bộ LĐTB&XH đưa ra số liệu cả nước có hơn 26.000 trẻ em đang phải bươn

trải làm việc nặng nhọc để mưu sinh. Đa phần các em đều có gia đình thuộc diện đói
nghèo, cuộc sống tiếu thốn,bỏ nhà đi lang thang, cha mẹ li di,không người thân,không
nới nương tựa.Phải làm tất cả những công việc nặng nhọc của người lớn, miễn sao có
được thu nhập, dù ít ỏi. Nhưng các em thường bị ngược đãi và phải đối mặt với những
tai nạn lao động.(Nam Yết-11/12/2012-laodong.vn)
Chính vì vậy mà khi cha mẹ li hôn thì có một lỗi lo vô cùng lớn là các em có thể
bị xâm hại gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của trẻ.
5.1.1.8. Nơi ở .
Đối với trẻ sơ sinh do các em vẫn còn nhỏ và phần lớn người mẹ sẽ chịu trách
nhiệm nuôi chính vì vậy mà việc chuyển đến một nơi ở mới hoặc là ở lại chính căn nhà
của bố mẹ thì thế nào các em cũng không bị ảnh hưởng do các em vẫn chưa nhận thức
được nhiều về cuộc sống xung quanh mọi hoạt động đều do người khác làm giúp.
Những đối với trẻ ở lứa tuổi nhi đồng và tuổi dậy thì thì việc phải thay đổi một
môi trường ở mới là một điều vô cũng khó khăn,phải mất một thời gian dài mới có thể
thích nghi được với cuộc sống mới.chưa nói đến trường hợp nếu phải đi ở trọ thì môi
[Type text] Page 18
18
trường sống còn có rất nhiều phức tạp điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của
các em :tâm lí,học tập,dị nghị,…
5.1.2.Ảnh hưởng tích cực.
Nhiều người có cái nhìn nghiêm chỉnh về gia đình rất lấy làm ngạc nhiên, bỡ ngỡ
khi thấy có những khảo cứu cho rằng sự khác biệt về ảnh hưởng tâm lý và lối sống của
con cái không có gì khác nhau trước và sau khi cha mẹ đã ly dị thậm trí các em còn có
ý thức được về mọi mặt hơn so với trước đây khi sống trong một gia đình có các bố và
mẹ.
Có nhiều trẻ khi chúng đã lớn đã nhận thức được việc bố mẹ chúng không còn
chung sống với nhau nữa thì đó thực sự là một sự giải thoát cho bố mẹ chúng và bàn
thân chúng.những trẻ em đã nhận thức được việc này thì có thể đây là một động lực để
học tập tốt hơn,để không ai có thể coi thường mình
Thậm trí khi cha mẹ bó nhau một số em còn chứng tỏ được bản lĩnh của một người

anh người chị gương mẫu và sống có trách nhiệm khi biết lo lắng cho các em của mình
việc học tập anh uống,cuộc sống mà mọi người có trách nhiệm với nhau các em sẽ cảm
thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Khi mà không được cha mẹ chăm chút như trước nữa,mọi công việc các em đều
phải có sự chủ động,điều này sẽ khiến các em trở lên trưởng thành hơn cứng dắn và
bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

Cũng có nhiều giả thiết chứng minh những giá trị tích cực trong việc ly dị của
cha mẹ ảnh hưởng trên vấn đề giáo dục con cái, nhưng phải được coi như những trường
hợp họa hiếm. Trong tạp chí Chân Trời Mới (New Horizon) kỷ niệm 25 năm người Việt
sống trên đất Mỹ đã nêu lên hai trường hợp tương tự. Tiến sỹ và là nhà xã hội học Yến
Lê Espiritu đã được nuôi dưỡng và chịu ảnh hưởng tốt của người cha kế là một người
Hoa Kỳ. Ông đã thương yêu cả hai mẹ con bà và đã giúp bà vượt qua những khó khăn
của thời thơ trẻ. Bà đã may mắn trở thành một nhà xã hội học và là một khoa trưởng về
xã hội chuyên khảo cứu về di dân, phái tính và người Mỹ gốc Á Châu tại Ðại Học San
Diego, California.

Trường hợp thứ hai là thẩm phán Thắng Nguyễn Barrett, thuộc tòa thượng thẩm
quận hạt Santa Clara, bang California. Vào năm 1998, Ông là người Mỹ gốc Việt đầu
tiên giữ chức vụ cao này. Ông cũng được nuôi dưỡng và may mắn chịu ảnh hưởng tốt
của người cha kế là một người Hoa Kỳ.(ảnh hưởng của bố mẹ trên con cái-
giadinhnazareth.org)
Như vậy việc cha mẹ li hôn không chỉ hoàn toàn là có tác dộng tiêu cực đến trẻ mà
bên cạnh đó cũng có nhiều tác động tích cực.
[Type text] Page 19
19

5.2.Hạn chế ảnh hưởng tới con trẻ khi cha mẹ li hôn.
Li hôn ngảy càng gia tăng trẻ em thường phải chịu thiệt thòi và vượt qua những cú
sốc lớn khi bố mẹ ly hôn. Những hậu quả ấy có thể không thấy ngay trước mắt, nhưng

âm thầm kéo dài và ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sau này.chính vì vậy chúng ta phải thực
hiện những biện pháp nhằm hạn chế mức ảnh hưởng tối thiểu nhất đến những đứa trẻ.
Thông báo cho con về việc ly hôn của cha mẹ:Nếu không được thông báo về việc
này trẻ sẽ cảm thấy bị cô lập, hoang mang và thường hay tự trách mình trước sự đổ vỡ
của cha mẹ. Hãy dành thời gian nói với con một cách cởi mở và chân thành về lý do tại
sao bố mẹ không cùng chung sống nữa. Hãy trả các câu hỏi của con như một người bạn
thân, một người thầy và một người thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc với con. Khi
những đau khổ của trẻ được thấu hiểu và chia sẻ, trẻ sẽ bình tâm dần trước những mất
mát phải gánh chịu do chia cắt.
Hãy làm gương cho con:Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành
phát triển nhân cách của con vì trẻ thường hay bắt chước những gì cha mẹ thường làm.
Vì thế cha mẹ nên thận trọng trong việc xử sự với con khi giận giữ, buồn rầu hay trách
mắng. Hãy ứng xử một cách tích cực với con để dạy con những bài học quý về giá trị
cuộc sống để con có thể hiểu và vượt qua những thời điểm khó khăn.
Tránh sự thờ ơ:Thông thường sau khi ly hôn cha mẹ không còn quan tâm tới
nhau nữa, nhưng hãy tránh để tình trạng này xảy ra với con. Trẻ cũng cần được biết về
điều này để không cảm thấy sự thờ ơ của cha mẹ và nhìn nhận việc ly hôn như một
trường hợp đặc biệt. Đừng để con cảm thấy bị rạn nứt trong quan hệ gia đình làm xấu đi
hình ảnh của cha mẹ trong mắt trẻ.
Giao thêm việc cho con:Sau khi ly hôn, trẻ sẽ sống cùng với cha hoặc mẹ và điều
này phần nào ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của trẻ. Hãy giao cho con thêm
việc nhà và cho con đi cùng để lựa chọn nơi ở mới.
Quan tâm hơn nữa đến con:Có nhiều trẻ em rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản,
căng thẳng sau khi bố mẹ ly hôn. Không ít trẻ sa đà vào nghiện hút, rượu chè và các tệ
nạn xã hội khác. Dẫu biết ly hôn không dễ dàng với cha mẹ, nhưng hãy nhìn xa hơn,
hạnh phúc con trẻ sẽ là mầm ươm hạnh phúc sau này của cha mẹ. Hãy dành cho trẻ sự
quan tâm đúng mực.
Quan tâm tới các các câu hỏi của con.Khi bố mẹ ly hôn, con thường băn khoăn
mình sẽ sống với ai? Mình có phải chuyển nhà không? Bố mẹ còn tình cảm với nhau
nữa không? Bố mẹ còn yêu thương mình nữa không? Bố mẹ hãy chuẩn bị trả lời các

câu hỏi này trước khi con hỏi.
Hãy cho trẻ biết rằng chúng vẫn còn một gia đình dù cha mẹ không còn sống
trong cùng một mái nhà.Trước hết, để giúp con tổn thương ít nhất, cả bố và mẹ đều phải
[Type text] Page 20
20
bắt tay cộng tác trong vấn đề này. Nếu chỉ một người cố gắng giúp con an tâm thì tỉ lệ
thành công rất nhỏ.Cả hai bố, mẹ cần đảm bảo chắc chắn rằng:Vẫn là bố mẹ của
con;Vẫn chăm sóc các con;Vẫn đề ra quy tắc cho con, nếu bố mẹ thấy cần thiết;Vẫn
bảo vệ con khỏi những tác nhân xấu của xã hội và cuộc sống; Vẫn phải làm theo một số
quy tắc sống của gia đình.
Không những là chỗ dựa vững chắc, bố mẹ còn cần duy trì tình yêu thương, sự
hỗ trợ con cái, ở bên con suốt cuộc đời. Thái độ tích cực của cha mẹ là trấn an trẻ, giải
thích cho trẻ hiểu việc ly dị là chấm dứt cuộc sống chung giữa 2 vợ chồng. Tuy nhiên,
họ vẫn là cha mẹ của con cái nên vẫn tiếp tục yêu thương, chăm sóc con cái.
Không nên mắng chửi hay nói xấu người còn lại trước mặt trẻ.Đối với một số
trẻ, khi cha mẹ mâu thuẫn, chúng chứng kiến các cuộc mâu thuẫn của cha mẹ, chúng
phát hiện ra cha hoặc mẹ chúng có hành động sai và qua những lời mắng chửi của cha
với mẹ, rồi chúng không chấp nhận được điều đó. Tệ hại hơn, có những cha mẹ còn cố
tình khắc sâu vào trong tâm trí con trẻ những ý nghĩ thù hằn, ghét bỏ và xa lánh người
kia; đùn đẩy nhau không nhận trách nhiệm nuôi con. Những điều này ảnh hưởng không
tốt đến tinh thần, xúc cảm, tình cảm và tương lai của trẻ.
Khuyến khích trẻ nói chuyện cởi mở càng nhiều càng tốt, làm sao để chúng có thể
bộc lộ cảm xúc của mình, dù tiêu cực hay tích cực về những gì xảy ra với chúng. Hãy
tạo cho chúng sự cởi mở thân thiện.
Theo lẽ tự nhiên, trẻ có rất nhiều cảm xúc về việc ly hôn của bố mẹ. Chúng cảm thấy
tội lỗi và có thể chúng tự tưởng tượng rằng mình chính là nguyên nhân gây ra vấn đề này.
Đây là sự thật nếu chúng nghe được những cuộc cãi nhau của bố mẹ về chúng. Trẻ có thể
cảm thấy tức giận hoặc sợ hãi. Chúng lo lắng mình sẽ bị bỏ rơi.
Không nói nặng lời, dùng những từ khó nghe trước mặt trẻ dù bạn đang đang giận dữ
hay cáu gắt.Đây thực sự là một điều rất khó khăn, nhưng rất quan trọng khi bố mẹ cố gắng

không chửi thề, nói những từ khó nghe trước mặt trẻ để tránh trường hợp trẻ cảm thấy
mình đang bị bố mẹ đổ tội. Hơn nữa những hình đó sẽ ám ảnh trẻ, cho trẻ một suy nghĩ
"bố mẹ xấu, thì chúng cũng phải xấu vì chúng là một phần của họ. Trẻ sẽ tự đi tìm sự thật
cho bản thân khi chúng dần lớn lên.
Chờ đón những khó khăn và thử thách trong việc giúp trẻ thích nghi với những
người bạn mới, hoàn cảnh mới.Những mối quan hệ mới, những gia đình lạ, và những cuộc
tái hôn là một trong những mặt khó khăn nhất trong quá trình hôn nhân. Trẻ rất khó chịu
và cảm thấy cuộc sống bị xáo trộn quá nhiều. Đây là lúc trẻ dễ bị tổn thương và có nhiều
phản ứng cảm xúc nhất. Cần phải kiên nhẫn, hài hước và quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Phải
mất một thời gian dài để có thể thẩm thấu vào suy nghĩ của trẻ những gì bạn muốn nói.
Tất cả những việc làm này sẽ làm giảm đi nỗi buồn,sự cô đơn,tủi thân,và hụt hẫng
của các em thay vào đó các em sẽ cảm thấy tự tin hơn,có niềm tin vào cuộc sống hơn.
6.Vai trò, trách nhiệm của xã hội đối với trẻ.
[Type text] Page 21
21
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã
hội và công dân. Điều này đã được thể hiện trong Hiến pháp và Luật Bảo vệ và chăm sóc
trẻ em. Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi,trẻ có bố
mẹ li thân li dị; trẻ em bị khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học; trẻ em có
HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em
phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma
tuý, trẻ em vi phạm pháp luật.
Đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chúng ta phải coi trọng việc
phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ
hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức
khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ
emkhông xa ngã vào những tệ nạn xã hội,những hành vi vi phạm pháp luật
Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,trẻ em tật nguyền trẻ bị bố mẹ bở
rơi,bố mẹ li thân li dị được học tập hoà nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng

các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến
khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để đảm
bảo cho mọi trẻ em có hoàn cảnh, không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Các bộ, các ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ
em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
7.Kết luận.
Tỉ lệ li hôn ngày càng gia tăng,cha mẹ li hôn gây ảnh hưởng vô cùng to lớn đến
nhiều mặt trong đời sống của con cái trong hiện tại và cả tương lai,có cả những ảnh hưởng
tích cực nhưng chủ yếu vẫn là những ảnh hưởng tiêu cực.Chính vì vậy nhằm hạn chế
những khó khăn thiếu thồn về mặt vật chất và tinh thần của các em khi cha mẹ li hôn thì
mọi cha mẹ và toàn xã hội cần quan tâm đến các em nhiều hơn .Hãy làm tốt vai trò và
trách nhiệm của mình,bù đắp cho các em để các em thêm phần tự tin hơn,có niềm tin vào
cuộc sống,không sa ngã vào các tệ nạn xã hội các hành vi vi phạm pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
[Type text] Page 22
22
1, Đề tài : đời sống tâm lí của trẻ sau khi bố mẹ li hôn (luanvanfree.com)
2. />cai.35A9314C.html
3. />4. />hon/
5. />6. />7. />phap-ly-cua-no_f51-20862.html
8. />9.Ảnh hưởng ly dị của cha mẹ trên con cái (giadinhnazareth.org)
10,Tình hình trẻ em có hoàn cành đặc biệt và dự báo đến năm 2020 (Lê thu Hà-tổng cục
dân số-kế hoạch hóa gia đình)
11, />hoc/323968.antd
12, />13, />hoc/80922.gd
[Type text] Page 23
23
[Type text] Page 24
24


[Type text] Page 25
25

×