Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn Cách Mạng hiện nay đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa là xu thế tất
yếu đối với nước ta cũng như các nước khác cũng đang bước đi trên con đường
này. Trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra cho nền kinh tế nước ta
một trang mới, rất nhiều thuận lợi, rất nhiều thời cơ để nước chúng ta phát triển
mạnh mẽ, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những thời cơ đó cũng đồng thời
có nhiều thách thức, khó khăn và những nguy cơ tiềm ẩn.
Tình hình chính trị thế giới trong những năm gần đây đã và đang diễn
ra rất phức tạp, khó lường, khủng hoảng tài chính, kinh tế đã làm ảnh hưởng rất
nhiều các quốc gia trên thế giới và nước ta cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, đời
sống kinh tế xã hội của nước ta đã gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế ảnh
hưởng đến quốc gia, dân tộc nói chung và cũng như ảnh hưởng đến các địa
phương nói riêng. Một trong những hệ quả đó là tình trạng thất nghiệp, nghèo
đói đang có điều hướng gia tăng ở khắp các quốc gia trên thế giới, cũng như ở
chính nước ta.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp với phần đông người dân
bao đời gắn bó với ruộng đồng, quanh năm làm bạn với cây lúa. Qúa trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa kéo theo quá trình đô thị hóa và hình thành các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, rộng khắp trên đất nước ta. Những diện tích đất
nông nghiệp trước đây là đất sản xuất của người dân và nay đã trở thành các khu
công nghiệp, khu chiết xuất, khu đô thị. Người dân không có đất sản xuất và
không có trình độ học vấn cao không thể nhanh chóng tìm ra việc làm để ổn
định cuộc sống của bản thân và gia đình nên xảy ra hiện tượng thất nghiệp,
không có việc làm đang diễn ra chiếm phần đông trong xã hội. Nạn thất nghiệp
là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu cực xã hội, gây bất bình
đẳng xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, cướp giật, buôn lậu
và quan trọng hơn đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo cuộc sống
không ổn định của rất nhiều người trên khắp các phương trên toàn quốc. Vậy,
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
1
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
những người dân không có đất sản xuất thì như vậy, còn những người dân có đất
sản xuất mà vẫn còn đói nghèo thì nguyên nhân đó là do đâu ?
Việc thiếu phương tiện sản xuất, thiếu vốn sản xuất, hoàn cảnh của
người dân chưa tiếp cận được với các khoa học kĩ thuật mới, dẫn đến không có
hiệu quả trong sản xuất hoặc năng xuất thấp và hiệu quả tất yếu đó là cảnh đói
nghèo.
Hiện nay vấn đề nghèo đói trong nhân dân luôn là vấn đề mà đảng và
nhà nước rất quan tâm, dân có giàu thì nước mới mạnh cuộc sống của người dân
có ổn định thì quốc gia mới bền vững.
Trước tình hình đói nghèo của người dân, Đảng và nhà nước ta đang
có rất nhiều các chủ chương , chính sách để giải quyết các khó khăn. Đối với
những người dân ở nông thôn không có đất để sản xuất thì việc hướng người dân
đến tiếp cận đến những việc làm phi nông nghiệp là con đường chắc chắn và bền
vững nhất để thoát nghèo và công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người
lao động là một nội dung lớn trong chương trình, mục tiêu quốc gia về giải
quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Còn những người
dân còn đất sản xuất việc hướng dẫn kĩ thuật mới cho người nông dân, là một
việc làm rất cần thiết, bên cạnh đó Đảng và Nhà Nước quan tâm, tạo điều kiện
để cho áp dụng các chính sách cho người nghèo vay vốn để sản xuất và còn
rất nhiều các chính sách khác để nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo phát triển
xã hội, đảm bảo cuộc sống ổn định cho tất cả người dân.
Thực tế, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất
quan trọng. Qua tổng kết kinh nghiệm, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định 5
nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội đó là: Nguồn nhân lực con
người Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất và tiềm năng
khoa học kĩ thuật, các nguồn lực từ nước ngoài và trong 5 nguồn lực đó thì
nguồn nhân lực con người Việt Nam chính là lợi thế và là nguồn lực quan trọng
nhất. Bên cạnh đó cũng là một yếu tố khó khăn đối với nước ta, do tình trạng gia
tăng dân số quá nhanh dẫn đến dân số nước ta đang trẻ hóa, lực lượng đang độ
tuổi lao động chiếm hơn 50% tổng dân số.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
2
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Hàng năm xã hội có hơn một triệu lao động mới, đã gây áp lực cho
việc sắp xếp việc làm cho mọi người dân. Đều có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn
đề dạy nghề, giải quyết việc làm cho các địa phương.
Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm luôn luôn là vấn đề quan trọng của
nước ta cũng như bất kì quốc gia nào khác trên thế giới.
Chúng ta cần chung tay để giúp cho đất nước phát triển, xóa đi cái đói,
cái nghèo vẫn đang hiển hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam ta.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
3
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
PHẦN I. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG
1. Vị trí địa lý và các tiềm năng về cộng đồng.
Xã Tân Hòa – Huyện Vũ Thư – TP Thái Bình có diện tích đất tự nhiên là
503,56 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn . Xã nằm cách trung tâm
TP Thái Bình 10 km về hướng đông tây, là vùng đồng bằng của Huyện Vũ Thư.
Địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, nằm gần Thành Phố nên tương đối thuận
tiện cho việc giao thông và việc giao thương hàng hóa, kinh doanh nhiều mặt
hàng khác nhau
Có thể nói xã Tân Hòa có nhiều điều kiện phát triển về kinh tế, kinh doanh
các mặt hang vê nông nghiệp đặc biệt là sản phẩm gạo để xuất khẩu đi khắp
mọi nơi trên đất nước, các nhu cầu thiết yếu của người dân được đáp ứng đầy đủ
như y tế, giáo dục, giao thông, điện nước nên trình độ dân trí ở đây cũng khá cao
so với các vùng nông thôn khác.
Bên cạnh đó xã mang đặc điểm khí hậu chung của nước Việt Nam là có
mùa đông lạnh và mùa hè nóng bức, vì xã đang tập trung phát triển nông nghiệp
nên thời tiết không gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc phát triển kinh tế
Xã có 6 thôn là: -Nhật Tân
-Đại Hội
-Thọ Bi
-Nam Bi
-Đại Đồng
-Tường An
Xã Tân Hòa nằm giáp xã Tân Bình, Tân Phong, Minh Lãng và Thị Trấn
Vũ Thư, nên rất thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa.
Những năm gần đây kinh tế - xã hội trong xã Tân Hòa có những bước phát
triển nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo ngày càng đạt
kết quả tốt. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thị trường và lộ trình hội nhập quốc
tế và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của TP thì tiến trình phát triển xã Tân Hòa
vẫn còn khó khăn, hạn chế, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
4
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp còn chậm, các nghành kinh tế chưa phát triển
nhanh và bền vững. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chưa hoàn thiện, môi trường
nông thôn có nguy cơ ô nhiễm.
Thực hiện chủ trương của Thành Phố, được chỉ đạo của Huyện Ủy, UBND
Huyện Vũ Thư, ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Tân Hòa phối hợp với
đơn vị tư vấn triển khai nghiên cứu lập đề án “ xây dựng nông thôn mới, xã Tân
Hòa – Huyện Vũ Thư – TP Thái Bình ” giaiđoạn 2011 – 2015. Làm cơ sở cho
việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các dự án chi tiết để triển khai thực hiện nhiệm
vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Hòa giai đoạn 2011 – 2015
Cộng đồng thôn 9,10,11,12.13 cách trung tâm UBND xã khoảng 400m nằm
trong sự quản lý, chỉ đạo của HĐND, UBDN xã.
Về vị trí địa lý, 4 xóm không thuộc trung tâm xã nên không thuận lợi các
nghành dịch vụ nhưng lại rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, diện tích
đất hai lúa lớn, màu mỡ, bên cạnh đó 4 xóm lại nằm bên cạnh sông Vực nên rất
thuận tiện cho việc tưới tiêu trong công việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.
Theo thống kê của địa phương năm 2012 số người trong độ tuổi lao động
của xã là 2500 người. Tuy nhiên số lao động thực tế tại địa phương là 1900
người. Do một số con em trong các gia đình trong độ tuổi lao động nhưng tham
gia học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc và làm việc tại các
thành phố, khu công nghiệp.
Nhưng con số lao động trên cũng là một tiềm năng lớn về lao động của địa
phương. Trong đó tổng số lao động tại địa phương có 1126 nam và 774 nữ.
Trên địa bàn xã có 56 cơ sở sản xuất nông nghiệp nhưng trong đó chỉ có 1
doanh nghiệp còn lại là các hộ cá thể như: sản xuất gỗ, cơ khí, nhôm kính, mây
tre đan vv
2. Các yếu tố về dân cư, cơ sở hạ tầng, môi trường, các hoạt động kinh
tế văn hóa.
Trong toàn xã đến nay có 3412 hộ gia đình, với 14562 nhân khẩu.
Hiện nay, xã Tân Hòa gồm có 6 thôn đó là: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4,
thôn 5, thôn 6.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
5
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Trong toàn xã hiện nay có 2 trường mầm non, một trường tiểu học, một
trường trung học cơ sở, một trạm y tế, tạo điều kiện đủ để các em đúng độ tuổi
đều được đến trường, và y tế trong xã trăm sóc sức khỏe cho người dân trong
toàn xã nói chung và 4 thôn nói riêng.
+ Trong lĩnh vực y tế địa phương
Mọi người dân đều có quyền tham gia bảo hiểm y tế và mọi người dân
trong xóm được tham gia sinh hoạt, chăm sóc y tế tại trung tâm y tế của địa
phương và mạng lưới y tế thôn xóm, hưởng mọi chế độ khám chữa bệnh, cấp
phát thuốc bảo hiểm y tế đầy đủ, bên cạnh đó chính quyền địa phương luôn phối
hợp chặt chẽ với các y sĩ, bác sĩ tại trung tâm y tế để kiểm tra an toàn thực phẩm
tại khu vực chợ, quán ăn trong địa bàn, để đảm bảo an toàn thực phẩm cho
người dân, đảm bảo không tồn tại thực phẩm nhiễm dịch gây nguy hiểm đến xã
hội.
+ Trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em
Người dân được quyền tuyên truyền các chính sách, chủ trương y tế, được
tuyên truyền vận động từ ban dân số gia đình và trẻ em, đảm bảo cho các đối
tượng ở độ tuổi sinh sản đều nhận thức đầy đủ về chiến lược dân số kế hoạch
hóa gia đình. Được tham gia vào các cuộc trao đổi với y, bác sỹ của địa phương
về vấn đề giới tính cách tránh thai có hiệu quả
+ Trong lĩnh vực thương binh và xã hội
Người dân được cấp Uỷ Đảng, Chính Quyền luôn luôn quan tâm và tổ chức
làm tốt các chính sách xã hội cho các đối tượng chính sách và người có công với
đất nước, đảm bảo chi trả kịp thời đúng quy định của Đảng và Nhà Nước được
thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết cho các đối tượng chính sách. Quan tâm đến
các đối tượng tâm thần, lang thang không nhận thức được hành vi gây nguy
hiểm cho gia đình và cộng đồng.
+ Trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền
Người dân trong toàn xã được tuyên truyền biết đến các chủ trương chính
sách của Đảng và pháp luật Nhà Nước và các nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa
phương qua hệ thống loa phát thanh đặt tại ủy ban nhân dân xã.
Người dân thường được truyền thông tin để thay đổi thói quen vệ sinh và
sức khỏe cộng đồng.
+ Trong lĩnh vực giáo dục
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
6
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Hiện nay xã có 2 trường mầm non, một trường tiểu học một trường trung
học cơ sở đảm bảo chất lượng và đầy đủ phòng học để toàn bộ trẻ em đều được
tới trường và trong quá trình học tập hạn chế việc nghỉ học và thực hiện phổ cập
giáo dục đúng độ tuổi.
+ Trong lĩnh vực kinh tế
Người dân trong xóm chủ yếu là người nông dân, quanh năm làm bạn với
cây lúa
Người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông nên kinh tế vẫn còn
gặp nhiều khó khăn
+ Về chăn nuôi
Trong toàn xã có rất nhiều hộ gia đình có mô hình chăn nuôi rông rãi như.
- Chăn nuôi gà có gia đình ông: Nguyễn Văn an, Phạm Văn Quy, Lại Xuân
Trường
- Chăn nuôi lợn có gia đình ông: Trần Văn Chung, Trần Văn Thanh,
Nguyễn Văn Nam
Trên đây là những hộ gia đình có mô hình chăn nuôi lớn và tiên tiến
cần được nhân rộng ra toàn xã, và những xã lân cận
STT Tên Thôn Số Hộ Dân Số Hộ Nghèo
1 Thôn 1 374 13
2 Thôn 2 590 6
3 Thôn 3 616 5
4 Thôn 4 596 9
5 Thôn 5 695 9
6 Thôn 6 541 12
Trên đây là bảng thống kê số hộ nghèo của UBND xã Tân Hòa. Qua bảng
thống kê nhận thấy số hộ nghèo lớn nhất là thuộc thôn 2 và thôn 6.
Hiện nay có 3km đường tỉnh lộ láng nhựa, 15km đường bê tông liên thôn
đã đem lại thuận lợi cho việc mở rộng các nghành dịch vụ, phát triển kinh tế
giữa các khu vực khác nhau trên địa bàn huyện.
Về mặt địa lý xã Tân Hòa là một xã có vị trí thuận lợi cho các nghành, đất
đai màu mỡ, điều kiện tự nhiên khá tốt, con người khỏe mạnh, đội ngũ cán bộ
tâm huyết với quê hương.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
7
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Là khu vực ít khi xảy ra hạn hán, lũ lụt, tuyến giao thông thuận lợi cho việc
UBND xã thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và lập biên bản các hộ thiếu ý thức
lấn chiếm lòng lề đường cản trở đường đi lối lại của người dân và các biển
quảng cáo làm che khuất tầm nhìn trên các tuyến giao thông trên toàn xã.
Thường xuyên tuyên truyền nhân dân có ý thức phát quang bãi, dọn dẹp
sạch sẽ khu vực nhà và xung quanh khu vực nhà để đảm bảo vệ sinh môi trường,
bên cạnh đó cũng chỉ đạo hợp tác xã tập trung nạo vét máng, cống, khơi thông
dòng chảy của các dòng sông, mương đầu mối, tạo điều kiện cho việc tưới tiêu
hoa màu các loại.
3. Nhu cầu của cộng đồng và các vấn đề của cộng đồng.
Mỗi thôn có một lợi thế riêng để phát triển kinh tế gia đình, các xóm có
đường chính chạy qua, phát triển các nghành dịch vụ riêng hoạt động của mọi
người dân thôn Đại Đồng, Tường An nằm gần chợ Tân Hòa để buôn bán mọi
mặt hàng, không chỉ phục vụ người dân trong xã mà còn phục vụ người dân các
xã lân cận, Thôn Đại Đồng có mô hình kinh doanh các mặt hàng cũng khá lớn.
Tuy nhiên thiệt thòi của người dân thôn Tường An ngoài việc cấy lúa
trồng, ngô, khoai ra thì người dân không còn việc gi để kiếm thêm thu nhập nên
kinh tế rất hạn hẹp, vốn là xóm thuần nông nên kinh tế sản xuất chủ yếu là nông
nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đến 70- 80% cơ cấu kinh tế hàng năm của địa
phương, lao động việc làm chưa du nhập tới, các nghành dich vụ chưa phát
triển,các nghành công nghiệp còn chưa phát triển tới vùng.
Các hộ gia đình chủ yếu tham gia vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ,
các hoạt động thương mại không lớn, không tập trung, không có định hướng rõ
ràng.
Bên cạnh đó còn rất nhiều gia đình nghèo nhưng chồng con thường xuyên
tham gia vào các cuộc chơi cá độ dẫn tới ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, sức khỏe
lao động, trẻ em bị ảnh hưởng bởi các trò điện tử dẫn đến những nhận thức sai
lầm về giá trị cuộc sống và tương lai.
Nhu cầu cấp thiết hiện nay của người dân và địa phương chính là phương
thức sản xuất mới, được tiếp cận với những kĩ thuật mới, để đạt được năng xuất
cao trong các nghành mũi nhọn của địa phương.
Nguyên nhân của tình trạng nghèo của thôn Tường An xã Tân Hòa là.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
8
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
- Do xuất phát điểm kinh tế thấp và điều kiện tự nhiên xã hội không thuận
lợi.
- Do sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, thiếu việc làm nên thu nhập của nhân
dân thấp hoặc do chênh lệch giữa các hộ khác xa nhau.
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo tại mọi khu vực trên
đất nước ta, không chỉ nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của thôn Tường An.
+ Giai pháp đặt ra.
Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với các công tác xóa đói
giảm nghèo.
Các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
và phối hợp thực hiện công tác giảm nghèo.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện kinh tế địa phương, lồng
ghép các trương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo, bên cạnh đó
tực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo để huy động các nguồn
lực của cư dân, cộng đồng nhà nước, doanh nghiệp cho công cuộc giảm nghèo.
Tiếp tục ưu tiên nguồn lực để cải thiện sở cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất đối
với khu vực khó khăn, thôn có tỉ lệ nghèo cao.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về công tác xóa đói giảm nghèo. Tất cả các
tổ chức chính quyền địa phương cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhân
dân, để người dân nắm được chính sách của Đảng và Nhà Nước. Hiểu được ý
nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu nhiệm vụ của công tác giảm nghèo. Để tạo sự
đồng tình cho nhân dân cùng tham gia công tác giảm nghèo đồng thời tạo động
lực mạnh mẽ để bản thân mỗi hộ nghèo vượt khó tự vươn lên thoát nghèo. Kịp
thời nêu gương điển hình về các tập thể cá nhân làm tốt công tác, công tác xóa
đói giảm nghèo, vươn lên thoát nghèo để mọi người dân học tập.
Tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của địa phương
mình, thì chính quyền địa phương cùng với người dân cần lựa chọn cho mình
những giải pháp tốt nhất để đưa người dân địa phương thoát nghèo.
4. Các tổ chức trong cộng đồng và mối quan hệ giữa các tổ chức cũng
như việc thực hiện chức năng của nó trong cộng đồng.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
9
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
-Tổ chức chính trị xã hội : ban công tác mặt trận khu dân cư.
Trong đó gồm có: chi đội nông dân, chi đội phụ nữ, chi đoàn thanh
niên,hội cựu chiến binh.
- Tổ chức xã hội: chi hội người cao tuổi.
Ban công tác mặt trận dân cư và đại đoàn kết toàn dân, tập hợp đông đảo
quần chúng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương có chức
năng giám sát nhiệm vụ của nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, tham gia xây
dựng chính quyền, thực hiện toàn dân đoàn kết khu dân cư.
Hội nông dân tập hợp đông đảo các tầng lớp nông dân phát triển kinh tế
nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa
phương nơi đang sinh sống.
Chi hội phụ nữ tập hợp đông đảo chị em phụ nữ trong địa phương thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng hội vững mạnh, vận động hội viên
trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng
bất khuất, trung hậu đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà, con khỏe, dạy con
ngoan, bên cạnh đó cũng tuyên truyền cho con em lối sống lành mạnh.
Chi hội cựu chiến binh tập hợp đông đảo cựu chiến binh giúp nhau phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát huy truyền thống anh bồ đội cụ hồ,
Xây dựng hội vững mạnh và tuyên truyền cho con cháu biết được truyền
thống đánh giặc cứu nước.
Chi đoàn thanh niên tập hợp mọi thanh niên tham gia các hoạt động Đoàn -
Hội - Đội thực hiện các phong trào 3 xung kich, 4 đồng hành cùng thanh niên
lập thân lập nghiệp. Tham gia các hoạt động bổ ích hướng cho thanh niên lối
sống lành mạnh có văn hóa, luôn luôn tin tưởng vào sự dìu dắt của Đoàn – Hội –
Đội .
Các tổ chức chịnh trị đều phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ chính trị
của địa phương.
Riêng chỉ hội tuổi người cao tuổi là tập hợp các cụ để giúp nhau có cuộc
sống khỏe mạnh, vui vẻ, truyền cho nhau kinh nghiệm gia đình, kết hợp luôn
định hướng cho con cháu của mình cuộc sống lành mạnh.
Trong địa bàn thôn chưa có các tổ chức dịch vụ tại cộng đồng lớn, mọi trao
đổi buôn bán lớn người dân thường tới các địa bàn thôn khác trong xã,
Trong thôn chỉ có một số gia đình kinh doanh nhỏ lẻ
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
10
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Mọi người dân đều được chăm sóc tại trung tâm y tế xã trung tâm y tế có 2
bác sĩ, 3 y sĩ và 1 y tá ngoài thời gian làm việc chính thì thay nhau trực tại trạm
trong các buổi tối để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Người dân trong thôn và cũng như trong xã được hưởng đầy đủ ưu tiên
theo quy định của nhà nước như: miễn giảm học phí cho những học sinh có gia
đình hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo, có công với cách mạng.
Nói chung tại xã các lĩnh vực về giáo dục và y tế rất được chính quyền quan
tâm và thường xuyên kiểm tra đảm bảo cho người dân được hưởng mọi quyền
lợi.
5. Các dự án phát triển cộng đồng đã được thực hiện tại địa phương.
- Dự án thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
Tăng trưởng kinh tế nhanh gắn liền với đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo một
cách bền vững trên địa bàn, hạn chế tái nghèo, tự lực vượt nghèo thực hiện xã
hội hóa các hoạt động giảm nghèo, đa dạng hóa việc huy động dân cư, cộng
đồng, nhà nước và doanh nghiệp cho công cuộc giảm nghèo, thực hiện tốt
chuyển dịch cơ cấu lạo động phù hợp với kinh tế, cơ cấu giải quyết việc làm cho
lao động, ưu tiên nguồn lực để cải thiện cơ sở hạ tầng và các điều kiện để phục
vụ phát triển sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt đối với các địa bàn khó khăn, có tỷ lệ
nghèo cao.
Đối tượng chương trình là người nghèo, hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo.
Trong đó ưu tiên đối tượng mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo có đối tượng bảo vệ
xã hội ( người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn )
Giảm nghèo là chương trình mang tính tổng hợp, cùng với việc triển khai
thực hiện tốt chương trình giảm nghèo quốc gia theo quyết định số 20/2007/QĐ
– TTG ngày 15/12/2007 của thủ tướng chính phủ, phải lồng ghép đồng bộ các
chương trình phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, toàn thể trong việc phối hợp
thực hiện công tác giảm nghèo, công khai minh bạch, khách quan trong việc rà
soát, xác định thực trạng nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo.
Tập trung các giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu
nhập để giảm nghèo.
Trong đó: phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tập
trung đẩy mạnh sản xuất vụ đông trên địa bàn toàn huyện phát triển nghành
nghề truyền thống.
Phát triển nghành nghề nông thôn tạo việc làm
Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà dột nát cho người nghèo.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
11
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Xây dựng trường học, kiên cố hóa trường học.
Dự án xây dựng 4 công trình vệ sinh công cộng cho 4 trường ( 2
mầm non, 1 tiểu học, 1 trung học cơ sở )
Tuy hai dự án xây dựng trường học và khu nhà vệ sinh công cộng
không trực tiếp xây dựng trên địa bàn xóm nhưng người dân trong xóm cũng
được hưởng lợi ích từ dự án cho con em đi học được hưởng lợi ích từ dự án.
Còn rất nhiều dự án được thực hiện tại cộng đồng và dù là dự án lớn
hay nhỏ cũng đều nhằm mục đích là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của
người dân, kiên cố hóa cơ sở hạ tầng, làm cho cuộc sống của nhân dân no ấm ổn
định và làm cho kinh tế địa phương phát triển vững mạnh.
Bên cạnh các dự án phát triển về kinh tế người dân còn được thu hưởng
rất nhiều các dự án, chính sách khác liên quan đến sức khỏe cộng đồng, tiêm
phòng, tiêm phòng miễn phí cho trẻ dưới 72 tháng tuổi, chương trình chăm sóc
sức khỏe học đường.
PHẦN II. DỰ ÁN
1. Các thông tin về dự án
+ Tên dự án tại cộng đồng
Xây dựng nông thôn mới – đường giao thông niên thôn xã Tân Hòa thôn
9,10,11,12,13 ( đường 216 )
+ Đơn vị tài trợ dự án : UBND Huyện Vũ Thư – TP Thái Bình.
+ Đơn vị thực hiện dự án : Công Ty cổ phần Tập Đoàn Đông cô.
+ Bên thiết kế : Cty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng toàn thắng.
+ Loại hình và mục đích của dự án : Xây dựng đường giao thông nông thôn
xã Tân Hòa sẽ cùng với mạng lưới giao thông trong xã tạo điều kiện cho việc đi
lại cho người dân trong xã phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng cho
khu vực nói riêng và khu vực xung quanh nói chung.
Tổng chiều dài của đoạn đường là : 2341,23m
Chiều rộng của con đường là : 9m
Bề rộng mặt nhựa : BM 0,7m
Bề rộng lề gia cố : BI=2x0,5 m
Bề rộng lề đường : BI=2x0,5 m
Bề rộng nền đường : BN=0,9m
Đắp lề K=0,90, taluy 1/1.5
+ Thời gian thực hiện từ 13/8/2012
Và dự kiến sẽ làm xong trong 200 ngày
+ Tiến độ thực hiện dự án thời điểm sinh viên thực tập
Hiện tại công trình làm đường đã hoàn thành được 60%
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
12
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Đã xây dựng hoàn thành gần xong con đường nằm trên trục đường của thôn
Đại Đồng và Tường An
Các công việc còn lại là : tiếp tục thi công xây dựng đoạn đường còn lại của
hai thôn và bắt tay vào làm trục đường còn lại của thôn Tường An. Lắp đặt lại
toàn bộ hệ thống cống rãnh đã bị hư hỏng nặng đảm bảo cho việc cấp thoát nước
của người dân trong khu vực.
+ Tổng chi phí dự án là : 14,300,210.000 đ
Trong nguồn kinh phí của dự án có 10% là đóng góp của người dân trong
toàn xã và con em trong xã đang sinh sống ngoài địa phương.
Lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ban quản lý dự án tiếp tục tiến độ làm việc
để hoàn thành dự án trong thời gian 200 ngày mà dự án đảm bảo.
Các tổ chức tại cộng đồng phối hợp thực hiện dự án.
UBND kết hợp cùng với ban quản lý dự án, chỉ đạo quản lý kiểm tra
tiến độ, chất lượng của dự án.
UBND bám sát sự lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ đạo các phương thực hiện
đúng quy định của dự án, chỉ đạo mọi tổ chức chính trị địa phương làm công tác
dân vận, tuyên truyền tới mọi người dân các thông tin về dự án.
Chi đội cựu chiến binh thực hiện chỉ đạo của UBND làm công tác dân vận
tuyên truyền cho mọi người dân trong thôn hiểu lợi ích từ dự án làm đường, vận
động mọi người dân mọi hộ gia đình tham gia vào làm con đường trong xã.
Chi đội phụ nữ thôn tập hợp, tuyên truyền tập hợp cho chị em phụ nữ biết
và hiểu được mục đích của dự án, nhiệt tình giúp đỡ cán bộ dự án thực hiện
công việc lắp đặt thiết bị tại gia đình và khu dân cư mình đang sinh sống, vận
động mọi chị em tham gia vào công việc của thôn mình.
Chi đoàn thanh niên thôn tích cực trong các hoạt động của dự án, tạo điều
kiện giúp đỡ cán bộ thực hiện dự án về nguồn lao động, tập hợp thanh niên trong
thôn tham gia dọn dẹp đường làng ngõ xóm, phát quang bờ bụi để thuận tiện cho
việc lắp đặt đường đi và cống thoát nước của thôn.
Chi hội nông dân tích cực tham gia vào các hoạt động nằm trong kế hoạch
dự án.
Tất cả các tổ chức trong cộng đồng tham gia vào dự án với tinh thần trách
nhiệm và ủng hộ dự án.
- Nguồn lợi mà người dân được hưởng.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
13
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Bất cứ một dự án nào thực hiện cũng đều có mục đích và dự án cải thiện cơ
sở hạ tầng làm đường giúp cho người dân có con đường mới, sạch sẽ để phục vụ
việc sinh hoạt đi lại của người dân.
Theo ý kiến của lãnh đạo địa phương thì dự án làm đường này chính là
dự án tạo một bước lớn cho tiến bộ của xã nhà, chứng tỏ sự đi lên của xã nhà.
Đưa người dân tiến bộ lên, tiếp xúc với cuộc sống hiện đại hơn.
Một người dân ở địa phương khi được hỏi về cảm nghĩ của mình về con
đường mà mình sắp được đi trên đó đã trả lời : “ bây giơ công việc của chúng tôi
cần phải đi lại rất nhiều, nếu như con dường xấu, không kiên cố sẽ gây rất nhiều
bất tiện cho việc đi lại, nếu như con đường được làm xong chúng tôi đỡ vất vả
hơn rất nhiều”.
2. Công việc mà sinh viên tham gia
Hiện tại công trình xây dựng làm đường từ thôn 9 tới thôn 13 đã hoàn thành
được 60%
Đã hoàn thành xong đoạn đường thôn 9, 10, 11.
Các công việc còn lại là lắp đặt một số cống thoát nước và hoàn thành
đoạn đường từ thôn 11 đến thôn 13. Lãnh đạo kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
công trình là đưa công trình vào sử dụng.
Vì vậy nên tại thời điểm em thực tập tại cộng đồng công việc của em đã
được giao hoàn toàn không liên quan đến dự án mà em đang làm tại địa phương.
Toàn bộ công em tham gia là được giao bởi kiểm huấn viên tại cơ sở.
Đó là việc :
Trong tuần thực tập thứ 3,4 ngoài thời gian thu thập thông tin, lấy dữ liệu
về dự án em thực hiện được giao công việc là tham gia vào dự án khác đó là
cùng bà con trong thôn bắt tay vào trồng và chăm sóc loại cây chuối tiêu hồng
mà UBND xã Tân Hòa mới nhập về để cải thiện cho đời sống của bà con nông
dân.
Trong tuần thứ 4 em cùng bà con trong xã đi phát cây cỏ dại mọc ven
đường để có một môi trường sạch và cũng chuẩn bi cho một dịp tết nguyên đán
sắp đến. Và em tiếp tục với công việc thu thập thông tin về dự án của mình. Em
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
14
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
cùng với nhóm thanh niên trong xã đi đến hỏi thăm và một hộ gia đình có người
bị khuyết tật và những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ngoài các công việc trên em cùng với một số thanh niên trong thôn thu
dọn đường làng ngõ xóm, phát quang bụi rậm để làm sạch sẽ môi trường trong
xã. Mọi công việc em tham gia đều trên tinh thần của một nhân viên công tác xã
hội tự nguyện, nhiệt tình và hoàn thành tất cả mọi công việc được giao, và điều
quan trọng là em không để người dân có ý kiến không tốt về bản thân.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
15
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
PHẦN III. CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN
1. Cảm nghĩ về quá trình làm việc tại cộng đồng.
Qua thời gian 5 tuần thực tập tại cộng đồng bản thân em cảm thấy cần có
rất nhiều lần thực tập thực tế như thế này. Vì trong quá trình học tập em được
thực hành và làm bài tập trên lý thuyết về các cộng đồng nghèo trên toàn quốc
nhưng khi trực tiếp thực tế tại cộng đồng nghèo em mới hiểu được chính xác
như thế nào là người có hoàn cảnh nghèo, gia đình khó khăn, 5 tuần không phải
thời gian dài nhưng cũng đủ để bản thân em tiếp xúc với một số gia đình có
hoàn cảnh khó khăn nhất cộng đồng mà em tham gia thực tập là một cộng đồng
có số hộ nghèo tương đối cao của xã Tân Hòa. Có nhiều gia đình cận nghèo,
người dân lam lũ làm nông nghiệp, quanh năm làm bạn với cây lúa, cây ngô, đời
sống của gia đình nào cũng gặp khó khăn. Có thể nhìn bề ngoài họ no đủ nhưng
trên thục tế họ không khá giả, hai vợ chồng làm nông nghiệp nuôi 2 người con
học đại học, những bữa an đạm bạc không đủ chất để họ làm việc bền bỉ dẻo dai,
nhưng vì cuộc sống của họ và gia đình, họ dù không có sức khỏe nhưng vẫn
phải cố gắng.
Trong thời gian thực tập em đã chứng kiến một cụ già 70 tuổi phải ra đồng
trồng ngô, phải gánh cả phân đạm ra đồng để bón cho ngô. Đáng lẽ ở cái tuổi ấy
các cụ ông cụ bà phải được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già, nhưng cuộc sống vẫn
bắt buộc các cụ làm việc vì hoàn cảnh khó khăn, nên không còn cách nào khác
để họ có cái ăn.
Nhưng họ là những người nông dân chất phác hiền lành, em rất vui khi làm
việc tại đây, trong thời gian thực tập và tham gia vào các hoạt động của địa
phương em cảm nhận được sự thân thiện, sự nhiệt tình giúp đỡ từ những người
dân nơi đây và em cảm thấy mình đã chọn đúng địa điểm thực tập cần đến.
Trong thời gian thực tập tại địa phương em chưa làm được gi để giúp cho
cộng đồng đi lên nhưng cũng có một phần nào đó em đã giúp một phần nhỏ
công sức của mình để giúp đỡ người dân trong xã một số công việc nhỏ trong
cộng đồng.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
16
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
2. Những điều đã học qua những điều mình đã thực hiện.
Qua 5 tuần thực tập tại cộng đồng, bên cạnh những việc đã thực hiện em
cảm nhận được sự chất phác của người dân trong thôn , họ là những con người
đáng khâm phục và đáng học tập, họ không giàu có về vật chất mà thực ra họ
nghèo, họ rất nghèo về tài chính nhưng họ lại rất giàu về tình cảm, mỗi bữa ăn
của gia đình đều đầy ắp tiếng cười. Cuộc sống của bà con trong thôn còn rất
nhiều các chuyện diễn ra trong cuộc sống, trong thời gian thực tập tại địa
phương em đã tận mắt chứng kiến được rất nhiều điều hay, lẽ phải, ví dị như :
rất nhiều người phụ nữ cùng làm trên ruộng ngô lý do chính là tình cảm của
những người phụ nữ trong thôn đến ủng hộ cho một hộ gia đình có một người
đang điều trị trong bệnh viện vì bị xuất huyết dạ dày, người chồng phải ở lại
bệnh viện chăm sóc vợ , gia đình có 2 mẫu ruộng trồng màu không co ai chăm
sóc. Họ không giàu có để chăm lo mọi thứ về vật chất nhưng về tinh thần, về
tình làng nghĩa xóm của những người dân nơi đây thì thật là đáng học tập,
những khi không có chuyện thì ai lo nhà đó, nhưng khi có chuyện không may
xảy ra mới biết được họ thật sự là những người tốt.
Qua những ngày thực tập gắn bó với nơi đây em đã học hỏi được rất nhiều
điều, em hi vọng rằng một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn sẽ đến với những con
người này.
3. Những khó khăn trong thực tế so với lý thuyết.
Đối với bản thân em khi đã làm việc với cộng đồng thôn Đại Đồng và
Tường An xã Tân Hòa - Huyện Vũ Thư - TP Thái Bình. Những khó khăn khi
thực tập thực tế so với lý thuyết đó là :
Người dân trong địa phương ít tham gia vào công tác chính trị của địa
phương, ai có việc liên quan đến cần sự giải quyết của địa phương mới đến
trung tâm ủy ban để giải quyết. Công việc chính của ủy ban mặt trận khu dân cư
là công tác chính trị tại địa phương chứ không phải là có thẩm quyền giải quyết,
mọi ý kiến đều phải đưa lên chính quyền ủy ban nhân dân. Vì thế việc tìm hiểu
tài liệu về dự án tại UBND thì đó là tài liệu chung của toàn xã. Bên cạnh đó
cũng còn rất nhiều khó khăn trong việc trình bày các thông tin chung về cộng
đồng vì các thông tin chung về một xóm nhỏ là rất ít, mà mọi thông tin đều do
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
17
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
UBND xã quản lý, bên cạnh đó là khó khăn về tìm hiểu tài liệu về dự án thương
không có dự án thực hiện riêng tại một thôn như cộng đồng mà em đã lựa chọn,
nên việc thu thập tài liệu tại xóm 8 là không có, mọi mặt về vị trí địa lý, dân số,
kinh tế không có tại các thôn xóm, mỗi lĩnh vực cần tìm hiểu thì em lại phải đi
rất nhiều phòng ban trao đổi thông tin với người dân, người dân không hiểu các
từ ngữ như: dự án, phát triển cộng đồng, cần mất nhiều thời gian để giải thích.
Người dân thường gặp nhau trên đường rồi nói chuyện qua lại, ít khi có thới
gian để ngồi lại quán nước nói chuyện nên rất khó tiếp cận với người dân nhanh
chóng.
Bản thân em cảm thấy có khó khăn khi thực tập trong thời gian trước tết và
sau khi tết qua đi thì mọi người lại tất bật với những công việc quên thuộc của
người nông thôn la trồng lúa và hoa màu.
4. Công việc đã làm tại cộng đồng.
Trong thời gian thực tập tại cộng đồng, em chưa có đóng góp gi cho cộng
đồng phát triển hơn. Tuy nhiên bản thân em là một học viên của trường Học
Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam em cũng phát huy khả năng của mình và
những gì được học ở trường góp một sức lực nhỏ bé của mình vào các hoạt động
của chi đoàn thanh niên xóm và các hoạt động của xã là các chương trình văn
nghệ chào mừng xuân Qúy Tỵ 2013 và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tham các cuộc tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm của chi đoàn thanh niên
thôn
Tuy bản thân em không làm được công việc to lớn để thay đổi, phát triển
cộng đồng nhưng em đã tham gia các công việc một cách nhiệt tình và trên tinh
thần công tác xã hội.
Và em hi vọng là em đã làm được những công việc tốt cho những người mà
em đã gặp, đã tiếp xúc và đã làm việc cùng.
Nếu được làm việc tiếp tại cộng đồng, những công việc em sẽ làm để cải
thiện công việc được giao.
Trong thời gian làm việc tại cộng đồng em đã được tham gia rất nhiều công
việc, những công việc do kiểm huấn viên giao, những công việc tham gia cùng
chi đoàn thanh niên xóm, những công việc tham gia tại trạm y tế xã, và những
công việc được tham gia tại chính gia đình người dân, bản thân em cảm thấy
mình đã hoàn thành khá tốt các công việc đó. Tuy nhiên nếu được làm tiếp tại
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
18
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
cộng đồng em sẽ cố gắng hết mình để giúp đỡ mọi người làm việc tốt hơn nữa,
em sẽ tham gia thêm vào các hoạt động văn hóa của địa phương, đi tới nhiều gia
đình trong cộng đồng để hiểu rõ hơn nữa về hoàn cảnh các gia đình, tham gia
giúp đỡ nhiều gia đình trong các công việc mà em có thể làm được.
5. Tính hiệu quả của dự án.
Đối với dự án cải thiện cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông nông thôn
đang được thực hiện tại cộng đồng, bản thân em thấy đây là dự án rất có ích và
thiết thực đối với người dân trong cộng đồng.
Việc đi lại luôn quan trọng trong đời sống của chúng ta, nếu như con
đường không được kiên cố thì cuộc sống của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc
thành lập rất nhiều khu công nghiệp dẫn đến việc đi lại của người lao động rất
quan trọng.
6. Kết luận
Để vươn lên thoát khỏi cái nghèo thì không phải là điều quá khó khăn,
nhưng làm cách nào để thoát khỏi nó thì đòi hỏi chính quyền địa phương, người
dân 2 thôn noi riêng và toàn bộ người dân xã Tân Hòa nói chung cần phải đồng
lòng tim ra phương pháp hiệu quả nhất.
Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo với địa phương người dân
cần phải học tập, rèn luyện cho mình ý chí tự lực, tự cường, tự vượt khó học tập
các kĩ thuật mới để phát triển và không chông chờ, ỷ lại toàn bộ vào sự trợ giúp
của cộng đồng vì không ai có thể đảm bảo cho mình cuộc sông no ấm, hạnh
phúc bằng chính bản thân mình, bằng chính những thành quả làm ra từ đôi tay
mình, trong bất kì điều kiện nào, hoàn cảnh nào cũng có một con đường cho
mình lụa chọn.
“ Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Vì thế hãy tự đứng lên bằng sức lực của mình, bằng chính sức lao động của
mình.
Bên cạnh đó, rất cần thiết cho người dân về sự trợ giúp của chính quyền địa
phương, giúp đỡ các hộ nghèo, các hộ có hoàn cảnh khó khăn, để họ có cơ hội
vươn lên cải thiện cuộc sống gia đình bằng các phương pháp như : cho vay vốn,
hỗ trợ vốn, mở các lớp tập huấn, các phương thức làm ăn mới, kĩ thuật mới
khuyến khích nhân rộng các mô hình chăn nuôi, kinh doanh có hiệu quả cao,
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
19
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
giới thiệu việc làm cho các em các gia đình khó khẳn riêng và các gia đình trong
địa bàn nói chung. Mọi cá nhân trong cộng đồng hãy nêu cao tinh thần chia sẻ
với các gia đình khó khăn, chia sẻ không có nghĩa là chỉ về vật chất, mà hãy chia
sẻ các kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả cao và các kĩ thuật mới để giúp nhau
phát triển.
Tất cả các dự án đã và đang thực hiện tại cộng đồng đều nhằm mục đích
chung, đó là vì sự phát triển chung của cộng đồng. Dự án làm đường giao thông
nông thôn cũng vậy, ngoài mục đích làm đường mới phục vụ cho việc đi lại của
người dân thì còn mục đích làm cho cộng đồng phát triển đi lên. Đây là một dự
án thiết thực đối với cuộc sống của mọi người, cần có nhiều dự án có tính thiết
thực hiện tại cộng đồng.
PHẦN IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT & KIẾN NGHỊ
Theo tinh thần của công tác xã hội về phát triển cộng đồng, cần thúc đẩy
mạnh công tác tuyên truyển nâng cao nhận thức của người dân giúp họ có được
ý thức tự lực, tự cường, tự lựa chọn và tạo việc làm cho bản thân và gia đình để
cùng nhau thoát nghèo.
Trong những năm gần đây vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế
đang được coi trọng, để thay đổi nhận thức của chị em phụ nữ, chi hội phụ nữ
chi hội phụ nữ của thôn cũng như chi đội phụ nữ của xã cần làm tốt hơn nũa
công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động chị em trong thôn xã thực hiện
nghiêm chỉnh chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và các chính
sách xóa đói giảm nghèo, vay vốn tích cực ủng hộ dự án đã và đang thực hiện
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
20
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
tại địa phương, các dự án cải tạo , cải thiện môi trường và các dự án xây dựng
nông thôn mới đang được thực hiện.
Bên cạnh đó cần xây dựng các mô hình phụ nữ điển hình về làm kinh tế
giỏi, tạo việc làm tốt cho phụ nữ để góp phần tạo việc làm cho người dân và địa
phương nói chung và phụ nữ nói riêng.
Chi đoàn thanh niên thôn nói riêng và chi đoàn xã nói chung nên tổ chức
nhiều buổi sinh hoạt đoàn hơn nữa để giáo dục, tuyên truyền cho thanh niên tư
tưởng chính trị đúng đắn, lối sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội như: cờ
bạc, nghiện hút thực hiện các phong trào của địa phương một cách nhiệt tình và
có trách nhiệm hơn nữa.
Cần cải thiện hệ thống loa phát thanh của xã để mọi người dân trên địa bàn
xã có thể nghe rõ các thông tinn được phát. Vì mục đích các chương trình chính
là nhằm tuyên truyền cho người dân về mọi lĩnh vực của đất nước ta nói chung
và trong xã nói riêng vì vậy cần khắc phục hiện tượng những người dân ở trung
tâm UBNDkhông nghe rõ các chương trình phát ra.
Trong thời gian hoàn thiện dự án chính quyền địa phương nên theo sát kiểm
tra chặt chẽ các hoạt động để dự án hoàn thiện đúng thời gian quy định an toàn.
Đất nước ta đẩy mạnh nhanh tóc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Vì thế vấn đề đào tạo chuyên môn kĩ thuật phải phù hợp và đuổi kịp tới sự
phát triển của khoa học kĩ thuật và phù hợp với những thay đổi của công nghệ
sản xuất. Việc đào tạo mới, đào tạo lại cho người lao động cũng là một giải pháp
giải quyết việc làm, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ
quản lý và điều hành các doanh nghiệp đầy đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế thị trường.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
21
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
MỤC LỤC
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
22
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
NHẬT KÍ THỰC TẬP
( TUẦN 1: từ ngày 24/12 đến 28/12/2012)
Họ và tên: PHẠM TRƯỜNG DUY
Cộng đồng thực tập: xã Tân Hòa – huyện vũ thư – Thành Phố Thái Bình
Dự án thực tâp: Xây dựng nông thôn mới cấp xã.
Thời
gian
Mục đích Công việc Kết quả đạt
được
Tự đánh giá
Thứ
2-
24/12
/2012
Gặp mặt
ban lãnh
đạo địa
phương.
- Đến ra mắt Ban lãnh đạo địa
phương.
- Thăm quan UBND xã, tìm hiểu
tình hình chung của cộng đồng như
vị trí địa lí, dân số, kinh tế, xã hội,
bộ máy chính quyền, thiết chế xã
hội.
- Nghe lãnh đạo phổ biến nội dung
trong quy chế, quy định của cơ sở
liên quan đến việc thực tập.
Đã tìm hiểu
được một số
thông tin của
xã, làm quen
được với ban
lãnh đạo
trong xã
em nhận thấy đã thu
thập được một số
cần thiết về địa
phương, đã sử dụng
các kĩ năng giao
tiếp, thu thập thông
tin, đặt câu hỏi, kĩ
năng quan sát. Tạo
được niềm tin cho
ban lãnh đạo xã,
nhận được thiện
cảm của ban lãnh
xã.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
23
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Thứ
3-
25/12
/2012
Tìm hiểu
các thông
tin về địa
phương.
- Tiếp tục tìm hiểu về tình hình
chung của địa phương về sơ đồ lãnh
đạo, đời sống của nhân dân tại địa
phương, dân số,cơ sở hạ tầng, môi
trường,trình độ dân trí,giáo dục, các
vấn đề xã hội diễn ra trong cộng
đồng, tìm hiểu các chính sách
PTCĐ đã thực hiện ở địa phương.
- Xem xét lại các thông tin ma mình
đã biết
- Làm các công việc mà kiểm huấn
viên giao cho.
Đã thu thập
được nhiều
thông tin về
địa phương
để bổ sung
vào báo cáo.
Một sinh viên như
em nhận thấy đã
biết sử dụng các bài
học của các thầy cô
giáo vào thực tế để
thu thập được nhiều
thông tin hơn. Cũng
như hoàn thành
công việc mà KHV
giao cho một cách
xuất sắc và nhanh
chóng được đánh
giá cao. Công việc
hoàn thành như sinh
viên mong đợi.
Thứ
4-
26/12
/2012
Tham quan
xã và tìm
hiểu các
thông tin về
dự án mình
tham gia.
- Tham quan xã, nhìn nhận hệ thống
đường xá, trường học, trạm y tế,
dịch vụ, thông tin, phương tiện đi
lại, thăm hỏi người dân để nhìn
nhận rõ hơn về mức sống của người
dân nơi đây.
- Tìm hiểu địa lí và các tiềm năng
của cộng đồng.
- Tìm hiểu về dự án: Phát triển nông
thôn mới của xã tân hòa đang được
triển khai trong cộng đồng.
Nhìn nhận
được tổng
quan tình
hình nơi đây
và tìm hiểu
được một số
thông tin về
dự án qua
KHV của em
Em thấy mình cần
phải học hỏi nhiều
hơn nữa trong kĩ
năng đặt câu hỏi,
chưa lấy được thông
tin triệt để do cách
đặt câu hỏi quá dài
dòng.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
24
Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng
Thứ
5-
27/12
/2012
Tìm hiểu
các thông
tin về địa
phương tại
cơ sở.
- Gặp ban lãnh đạo tiến hành tham
vấn bằng bảng hỏi để tìm hiểu các
thông tin cần thiết về địa phương
như tình hình kinh tế nói chung, bộ
máy chính quyền, đời sống nhân
dân.
- Làm các việc mà kiểm huấn viên
giao phó.
- Tập hợp và thành lập nhóm thân
chủ tại cơ sở.
Chưa đạt theo
yêu cầu ban
đầu đề ra.
Đã biết cách các sử
dụng kĩ năng để
khai thác thông tin
từ ban lãnh đạo. Em
đã thành lập được
thân chủ nhưng sự
hợp tác của các
thành viên chưa cao
Thứ
6-
28/12
/2012
Tìm hiểu
thông tin,
đánh giá
nhu cầu của
người dân.
- Lân la với người dân để tìm hiểu
nhiều hơn nữa các thông tin về đời
sống, văn hóa, nhu cầu, nguyện
vọng, tinh thần của người dân nơi
đây.
- Họp với KHV tổng kết các thông
tin thu được từ cán bộ xã cũng như
bà con nhân dân để triển khai nội
dung công việc tiếp theo.
- Họp mặt kiểm huấn viên nhận
nhiệm vụ mới.
Tìm hiểu
được khá
nhiều thông
tin từ người
dân.
Em biết đã biết cách
vận dụng kĩ năng
giao tiếp, trò chuyện
với người dân và
tạo được thiện cảm
với bà con nhân dân
trong thôn.
Phạm Trường Duy
Lớp K4 - CTXH
25