Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

nguyên nhân của hiện tượng ly hôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.18 KB, 18 trang )

Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
MỤC LỤC
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 1
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
I. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình chính là nền tảng của Xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm
cuộc sống cho từng các nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình.
Nhưng đó cũng là sự lo âu của Xã hội về những rạn nứt và băng hoại các giá trị truyền
thống của gia đình Việt Nam về phương diện đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hóa…
trước những tác động phức tạp của kinh tế thị trường, trước những cám dỗ của cuộc sống
dẫn đến hiện tượng ly hôn, gia đình tan vỡ.
Cũng như nhiều Quốc gia trên thế giới, vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay chẳng
những thu hút giới nghiên cứu mà còn là mối quan tâm thật sự của Đảng, Nhà nước, các
tổ chức xã hội và sự chú ý đặc biệt của dư luận Xã hội.
Nó đã và đang được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ: luật học, tâm lý học, đạo
đức học và văn hóa học… Có nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng ly hôn được nêu ra:
phải chăng ly hôn là biểu hiện của khủng hoảng gia đình? Ly hôn là biểu hiện của sự giải
phóng phụ nữ, của tiến bộ xã hội, của sự thay đổi áp lực trong gia đình? Hay phải chăng
ly hôn là biểu hiện của sự sai lệch nận thức, sự xung đột vai trò, vị thế của cuộc sống gia
đình?
Những câu hỏi trên cần được trả lời không chỉ từ góc độ nghiên cứu của luật học,
tâm lý học, đạo đực học… mà cả giải thích của Xã hội học.
Rồi đến số trẻ em lang thang kiếm sống ngày một lớn. Chúng vì lý do bố mẹ bỏ
nhau và rơi vào các tệ nạn Xã hội. Nguyên phó thứ trưởng Nguyễn Khánh, trưởng ban
chỉ đạo phòng chống các tệ nạn Xã hội cho rằng: “chỉ khi nào xây dựng được gia đình
Việt Nam lành mạnh, phát triển bền vững mới thực sự ngăn chặn được, khắc phục được
các tệ nạn Xã hội đang là nguy cơ lớn nhất của đất nước ta”.
Việt Nam đang trên chặng đường CNH - HĐH, tiến lên CNXH trước những biến
đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển mình nhanh chóng theo
cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly hôn tăng với xu
hướng phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Vì lý giải hiện tượng ly hôn ở đô thị theo cả


cấp độ vi mô và vĩ mô, giảm bớt hậu quả tiêu cực của ly hôn cho các nhân và Xã hội,
đảm bảo sự phát triển bền vững gia đình là việc làm cần thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn
vấn đề “Nguyên nhân của hiện tượng ly hôn hiện nay”
Trên thế giới, đó là cuộc Cách mạng giải phóng tình dục, phong trào đấu tranh giải
phóng phụ nữ. ở việt nam đó là sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sự chuyển đổi
định hướng giá trị, tạo nên sự xung dột mạnh mẽ về giới, về vai trò vị thế chức năng, tạo
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 2
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
nên 1 số sai lệch về nhận thức của cá nhân. Trong tương lai, những nguyên nhân dẫn đến
ly hôn sẽ thay đổi. Tình hình ly hôn sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới và dư luận.
II. Nội dung
Ly hôn được nhìn nhận từ góc độ tiếp cận của nhiều chuyên ngành khoa học xã hội
như Triết học, Tâm lý học, Luật học, nó cũng được nhìn nhận từ góc độ tôn giáo, khoa
học về giới ở mỗi góc độ tiếp cận đều có nét độc đáo góp phần làm phong phú thêm các
kiến giải về ly hôn. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả hướng sự phân tích theo góc độ
xã hội học .
Ly hôn là một hiện tượng xã hội, vì thế nó tuân theo những quy luật tự nhiên vốn
có. Nó phát sinh, phát triển biến đổi theo quy luật nội tại bên trong.
Hôn nhân cũng phụ thuộc vào quan hệ gia đình hai bên, bạn bè. Ly hôn mặc dù là
kết quả của sự tan vỡ gia đình nhưng nguyên nhân sâu sa của nó bắt nguồn từ quan hệ
đạo đức, nghề nghiệp Điều này sẽ được giải thích rõ ràng hơn, khi chúng ta sử dụng,
tiếp cận lý thuyết xã hội học để nghiên cứu vấn đề ly hôn.
1. Các khái niệm công cụ
1.1. Hôn nhân
Trong tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” do
F.Engels biên soạn năm 1984, ông đã phân tích một cách khoa học và biện chứng nguồn
gốc của hôn nhân gia đình. Ông chia hôn nhân của loài người thành hai giai đoạn, giai
đoạn quần hôn nhân một vợ một chồng.
Chế độ quần hôn nhân được thể hiện ở các hình thái gia đình sau gia đình huyết tộc,
gia đình “panaluan”, gia đình đối ngẫu .

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện khi phân công lao động phát triển,
năng suất lao động cao đến mức có của cải dư thừa, kinh tế gia đình xuất hiện bên cạnh
hình thức kinh tế khác. Gia đình đối ngẫu chiếm lấy của cải thừa cho riêng mình, dẫn đối
lập với thị tộc, trở thành đơn vị kinh tế độc lập -gia đình một vợ một chồng ra đời .
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 3
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
Tuy nhiên hình thức hôn nhân này không giống nhau trong tất cả các chế độ xã hội
mà có những biến dạng.
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ - hình thái nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người
là hình thái hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện nhưng hôn nhân này không được xây
dựng trên cơ sở tình yêu mà thực chất là “hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên
những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế”. Chế độ một vợ một chồng
ở xã hội này mang tính giả tạo đối với chủ nô và nó chỉ tuân thủ đối với đàn bà.
Trong chế độ phong kiến xuất phát từ sự tôn thờ và duy trì chế độ đẳng cấp trọng
nam khinh nữ của xã hội phong kiến, chế độ một vợ một chồng bị biến dạng. Xã hội tỏ ra
rất hà khắc với phụ nữ, còn đàn ông thì được luật pháp cho phép có nhiều vợ, điển hình là
phong kiến phương Đông. Tuy vậy, lịch sử thế giới cũng chứng minh rằng, dù ở phương
Đông và phương Tây thì hôn nhân gia đình xây dựng nền tảng đạo đức phong kiến đều là
trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền lợi gia trưởng của đàn ông, hôn nhân theo đẳng cấp.Và
ở chế độ xã hội này, người phụ nữ không được quyền tự do ly hôn, mà quyền đó phần lớn
thuộc về người chồng, do chồng.
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản coi hôn nhân như một bản khế ước,
một hợp đồng dân sự do hai bên thoả thuận một cách “bình đẳng và tự nguyện”. Sự thoả
thuận này được xác lập trên cơ sở tiền tài, địa vị xã hội. Do đó trong gia đình Tư sản
không có hạnh phúc thực sự mà nghĩa vụ vật chất giống như nghĩa vụ của hai bên đương
sự trong hợp đồng. Việc chấm dứt hôn nhân cũng chỉ là việc xoá bỏ hợp đồng do một bên
vi phạm, căn cứ vào lỗi của bên gay ra “giai cấp tư sản đã xé toang bức màn tình cảm
phủ lên quan hệ hôn nhân - gia đình biến những quan hệ ấy thành quan hệ có tính chất
tiền nong mà thôi”.
Theo quan điểm của Nhà Nước XHCNVN, hôn nhân là sự tự nguyện, bình đẳng

giữa người đàn ông và người đàn bà trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, không
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 4
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
thực hiện với sự tuân thủ các quy định của pháp luật để chung sống với nhau suốt đời và
xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận.(
1
)
1.2. Kết hôn
Là một mặt của hôn nhân xây dựng sự kiện hai bên nam nữ thuận làm vợ chồng của
nhau dựa trên một số điều kiện: có sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ; phải đủ tuổi kết
hôn, phải tuân thủ nguyên tắc một vợ một vợ một chồng, khôngcó quan hệ họ hàng trong
phạm vi ba dời giữa hai người kết hôn. Không mắc các bệnh tâm thần, hoa liễu, AIDS
giữa hai người kết hôn. Hai người kết hôn phải khác giới tính.(
2
)
1.3. Ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt hôn nhân khi cả hai vợ chồng còn sống do một bên yêu cầu
chấm dứt hoặc cả hai bên thuận tình được toà án công nhận bằng một bản án hoặc quyết
định có hiệu lực pháp luật .
Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn là một sự kiện có tính chất ý chí của một hoặc cả hai
vợ chồng, ngoài hai vợ chồng không ai có quyền xin ly hôn.
Ly hôn là hiện tượng xã hội phức tạp vì nó liên quan đến lợi ích không chỉ của cả hai
vợ chồng mà còn con cái, người thân, xã hội. ly hôn là mặt bất bình thường của hôn nhân,
để lại hậu quả cho cá nhân và xã hội. Vì thế, ly hôn không được nhà nước khuyến khích
dù là nhà nước bất kỳ chế độ nào, nhưng cũng không vì thế mà nhà nước cấm ly hôn. Nhà
nước công nhận quyền tự do ly hôn, giúp vợ chồng có quyền bảo vệ hạnh phúc gia đình
cũng như của bản thân khi mâu thuẫn vợ chồng thực sự không thể giải quyết được.
Gắn với khái niệm ly hôn là khái niệm căn cứ ly hôn.
1
( )Luật hôn nhân và gia đình – NXB Chính Trị Quốc Gia HN - 2000

2
() Luật hôn nhân và gia đình – NXB Chính Trị Quốc Gia HN - 2000
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 5
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
Căn cứ ly hôn là những tình tiết (hay điều kiện) được quy định trong pháp luật mà
khi có đủ những tình tiết đó Toà án mới xử cho ly hôn
Không phải bất kỳ tình tiết nào cũng được coi là căn cứ ly hôn mà phải được quy
định trong văn bản pháp luật, đó là “tình trạng trầm trọng,đời sống chung không thể kéo
dài,mục đích hôn nhân không thể đạt được”.
Khi giải quyết ly hôn, để đánh giá đúng thực chất của sự việc, cần phân biệt căn cứ
ly hôn theo luật với ly do, động cơ xin ly hôn của đương sự.
Lý do ly hôn là cái cớ đương sự dựa vào đó để yêu cầu Toà án cho ly hôn.
Động cơ xin ly hôn là trạng thái tâm lý bên trong thúc đẩy đương sự xin ly hôn.
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không
thành và nếu xét đúng là hai bên thạt sự tự nguyện ly hôn thì Toà án nhân dân công nhận
cho thuận tình ly hôn.
Ly hôn do 1 bên yêu cầu là trường hợp chỉ có ở một bên vợ hoặc một bên chồng có
đơn xin ly hôn. Sau khi tiến hành hoà giải không thành Toà án nhân dân phải xét xử cho
ly hôn.(
3
)
1.4. Gia đình
Gia đình với tính chất là tế bào của xã hội đã tồn tại từ lâu trong sự phát triển của
lịch sử. Cở sở của nó là mối quan hệ hôn nhân huyết thống và thân tộc.
Theo quan niệm chung nhất, gia đình là 1 nhóm đặc thù, có đặc trưng cơ bản là được
thiết lập trên cơ sở của hôn nhân mà từ đó hình thành các quan hệ, huyết thống ruột thịt
giữa các thành viên.
3
() Luật hôn nhân và gia đình – NXB Chính Trị Quốc Gia HN - 2000
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 6

Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
Gia đình - đơn vị (nhóm xã hội nhỏ) hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt
cá nhân,dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ và chồng,
giữa cha mẹ và con cái giữa anh chị và những người thân tộc khác cùng chung sống và có
KT chung.
Gia đình là một nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi
máu mủ, do đó họ là bà con họ hàng với nhau (KinsLay Davis, nhà dân số học -XHH
Mỹ).(
4
)
2. Ly hôn dưới góc độ tiếp cận XHH
Xu hướng tiếp cận da ngành, đa cấp cho cùng một vấn đề trở nên khá phổ biến.
Cùng một hiện tượng ly hôn người ta có thể giải thích nó như một biểu hiện của khủng
hoảng gia đình, phản ánh những thiếu sót của cá nhân trong quan hệ gia đình; hoặc như
biểu hiện của giải phóng phụ nữ, của sự thay đổi quyền lực trong gia đình.
Dưới góc độ XHH, xem ly hôn là một hiện tượng xã hội, không thể đồng tình hay
phản đối, khuyến khích hay ngăn cản ly hôn, mà xem mối quan hệ biện chứng giữa ly
hôn và các quan hệ xã hội.
Hôn nhân cũng phụ thuộc quan hệ gia đình hai bên, bạn bè. Ly hôn mặc dù là kết
quả của sự tan vỡ gia đình nhưng nguyên nhân sâu sa của nó bắt nguồn từ những quan hệ
đạo đức, nghề nghiệp. Điều nay sẽ được giải thích rõ ràng hơn, khi chúng ta sử dụng tiếp
cận XHH để nghiên cứu vấn đề ly hôn.
 Lý thuyết trao đổi xã hội
Lý thuyết trao đổi được mở đầu bởi các nhà tâm lý học xã hội Thibaut và Kelly; sau
đó, nhà xã hội học Mỹ Geosge Homans và Peter Blau phát triển nó để nghiên cứu các
vấn đề xã hội học. Lý thuyết này được các nhà xã hội học sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong
việc giải thích và tan rã của các mối quan hệ và sự cân bằng quyền lực trong các mối
quan hệ đó .
Theo G.Homans, các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi với nhau các
giá trị vật chất và tinh thần. Những người trao đổi nhiều cho người khác có xu hướng để

nhận được nhiều, những người nhận nhiều từ người khác sẽ bị một áp lực tác động từ
4
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 7
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
phía họ. Chính tác động của áp lực đó giúp cho người trao nhiều có thể nhận lại nhiều từ
phía những người họ trao. Sự cân bằng giữa chi phí và phần thưởng của các cá nhân
trong quá trình tương tác tuân theo nguyên tắc :
1) Nếu một hành vi được thưởng hoặc có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp
lại.
2) Hành vi được thưởng hoặc có lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân có xu
hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như thế.
3) Nếu như phần thưởng, mối lợi lớn thì cá nhân sẵn sàng chi phí lớn để đại
được.
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 8
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
4) Khi các nhu cầu của cá nhân gần như đã được thoả mãn thì họ ít cố gắng hơn
trong việc thoả mãn chúng.
Như vậy, khung ttrao đổi xã hội tập trung vào việc cái gì đưa ra và được chấp nhận
trong các mối quan hệ và tác động qua lại. Bất kỳ một sự trao đổi nào trong ứng xử hay
trong quan hệ giữa con người - con người đều có khả năng được thưởng công và trả giá
(rewards and costs) nguyên tắc chung của trao đổi xã hội là con người cần phải tránh
những thái độ ứng xử phải trả giá và tìm kiếm những tình huống được thưởng công nhiều
hơn sự trả giá .
Áp dụng lý thuyết trao đổi trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, người ta thấy trong
cả kết hôn và ly hôn, người ta đều dựa trên trạng thái cân bằng hay không của các giá trị
trao đổi để giải thích sự hình thành hoặc tan giã của các mối quan hệ hôn nhân và gia
đình.
Lý thuyết trao đổi mô tả việc lựa chọn bạn đời giống như quá trình trao đổi hàng hoá
ở chợ. Việc kết hôn có thể thực hiện qua tặng, mua bằng tiền hay trao đổi lấy một vật
khác. Lý thuyết này nhấn mạnh sự công bằng trong khi so sánh để lựa chọn. Và sự công

bằng đó là công khai được thoả thuận không gian lận. Chẳng hạn, ở XHH Mỹ, hôn nhân
được hình thành trên cơ sở tự do và tự nguyện lựa chọn, trao đổi từ hai phía qua các qui
chuẩn xã hội. Các giá trị mà thanh niên mỹ muốn hướng tới và coi dó là giá trị chuẩn để
trao đổi có thể là sự hấp dẫn cơ thể (khiến hai người hướng tới nhau và khao khát thèm
muốn); sự tương đồng (về quan điểm sống, tuổi tác, chủng tộc sắc tộc dân tộc, tính
cách ).
Lý thuyết trao đổi xã hội tỏ ra rất có hiệu quả khi giải thích hiện tượng ly hôn. Theo
các nhà trao đổi xã hội, ly hôn xảy ra khi mối quan hệ cân bằng về các giá trị trao đổi bị
mất đi việc thưởng công cho việc duy trì mối quan hệ đó đem lại phần thưởng thấp hơn
mối quan hệ khác hoặc cho cuộc sống một mình .
Khi kết hôn, các giá trị đưa ra để trao đổi thường là cân bằng nhau. ở trình độ học
vấn, tình trạng sức khoẻ, hình thức, mong muốn và cả điều kiện xã hội khi đó, người ta
tạm hài lòng với những giá trị mà người bạn đời họ chọn lựa có được. Tuy nhiên, tình thế
đó rất có thể sẽ thay đổi, đặc biệt là những thứ như tiền bạc, tài sản, sắc đẹp, sức khoẻ, địa
vị xã hội. Một cô gái trẻ lấy 1 người nhiều tuổi với mong muốn đổi sắc đẹp, quyến rũ lấy
tiền bạc và địa vị xã hội ở người đàn ông kia mang lại. Một khi mà của cải, địa vị xã hội
dó bị mất đi hoặc giảm sút cô ta sẽ thấy cái mà mình có (sắc đẹp tuổi trẻ) không tương
xứng với cái mà mình nhận, khi đó, sự tan vỡ là có thể xảy ra với nhiều bước đệm trước
đó: ngoại tình, cãi lộn, đánh đập .
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 9
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
Sự mất cân bằng mối quan hệ dẫn tới ly hôn xảy ra khi thang giá trị trong mỗi nguời
thay đổi. Một cuộc hôn nhân được coi là hoàn hảo của ngày hôm qua nhưng có thể là
khiếm khuyết của ngày hôn nay. Nếu mỗi người không tự phát triển nhân cách,tự điều
chỉnh thang giá trị cho phù hợp với người bạn đời thì khả năng tiềm ẩn của ly hôn là rất
lớn.
Tóm lại, lý thuyết trao đổi xã hội cho ta một cách giải thích tương đối hợp lý cho vấn
đề ly hôn. Theo đó, ly hôn như một kết quả của sự mất cân bằng các giá trị trong quan hệ
hôn nhân, biểu hiện ở các giá trị vật chất, tinh thần (nhân cách, định hướng giá trị, phẩm
chất ) Tuy nhiên, đây chưa phải là lý thuyết hoàn hảo để có thể sử dụng một mình nó

nghiên cứu vấn đề ly hôn. Muốn hiểu hiện tượng ly hôn đầy đủ hơn, một tiệp cận về xung
đột vai trò - vị thế, chức năng là cần thiết
3. Thực trạng
Tỷ lệ ly hôn ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng
cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu
năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng
đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao
đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng cấp. Số
năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn
riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường
xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%);
bạo lực gia đình (6,7%).
Trong những năm gần đây, số lượng các vụ ly hôn tăng nhanh. Theo Tổng cục Thống
kê, số cặp vợ chồng xin ly hôn ở Việt Nam năm 2000 là 51.000 vụ; năm 2004 con số này
đã tăng lên 60.000 vụ, và năm 2006 đã lên tới gần 70.000 vụ.
Thống kê cho biết năm 2008, ở VN có khoảng gần 90.000 cặp vợ chồng ly hôn, tỷ lệ
ly hôn là khoảng 30% đến 40%
Năm ngoái, đã có 88.591 vụ ly hôn tại Việt Nam trong tổng dân 87 triệu người, tăng
đáng kể so với 79.769 trường hợp vào năm 2009 và 65.351 trường hợp vào năm 2008.
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 10
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
Theo một công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Hòa (Trường ĐH KH-
XH&NV TP.HCM), trung bình cứ ba cặp kết hôn thì sẽ có một cặp chia tay.Kết quả này
cũng được phản ánh rõ nét qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ tuổi xin ly hôn ngày
càng trẻ hóa. Theo thống kê, năm 2010 số lượng án ly hôn tại TAND TP.HCM là khoảng
18.000 vụ, trong đó tỉ lệ ly hôn của các đôi vợ chồng trẻ (độ tuổi 20-30) chiếm hơn 60%.
4. Một số nguyên nhân ly hôn
4.1. Ngoại tình
Không ai trên thế giới này lại muốn mãi như con ngựa rong ruổi dặm trường chẳng
chốn nương thân. Xét đến cùng, ai cũng muốn có cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc

và thành đạt. Gia đình chính là bến đợi điểm dừng, ốc đảo bình yên cho mỗi người sau
bao lo toan cuộc sống. Nhưng dường như ngày càng có nhiều kẻ muốn từ bỏ ốc dảo bình
yên của mình để đến với kẻ thứ 3. Trong cuộc ly hôn, ly thân hiện nay, nguyên nhân
ngoại tình chiếm tỷ lệ không nhỏ .
Câu hỏi đặt ra là liệu việc ngoại tình của vợ hoặc chồng là nguyên nhân dẫn đến ly
hôn hiện nay là bằng chứng của cuộc sống chồng -vợ không hạnh phúc, là những xung
đột trong gia đình? Thông thường khi nói đến ngoại tình là người ta hay nói câu “ chán
cơm thèm phở”, mặc dù thực hư bên trong thế nào mà họ lại ngoại tình.Với tư cách là
người nghiên cứu chúng ta không phê phán, không cổ vũ, biểu lộ cho bất kỳ hành vi ngoại
tình nào mà cần xem nó như một hiện tượng xã hội vì thế cần được xem xét một cách
khách quan và đa chiều.
Các nhà XHH, tâm lý học đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về hiện tượng
ngoại tình. Có người cho đó là nhu cầu tình dục của con người muốn hướng đến sự đa
dạng. Có người cho là do bản tính lăng nhăng, chuộng của lạ, ham sắc, khao khát phiêu
lưu. Xét trên thực tế, có trường hợp ngoại tình do điều kiện khách quan tác động,
hoặc do mối quan hệ hôn nhân bất bình thường giữa hai vợ chồng.
4.2. Tính cách không hợp
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 11
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
Thực tế không hợp nhau về tính cách được đưa ra nhiều nhất để làm lý do xin ly hôn.
Nó che đậy đằng sau nhiều nguyên nhân khác như ngoại tình, mâu thẫu tình dục. Trong
phần này, tác giả chỉ phân tích những trường hợp mà nguyên nhân thật sự tan vỡ gia đình
là do không hợp nhau về tính cách, sự điều chỉnh không tốt giữa hai vợ chồng, là những
đợt sóng ngầm gặm nhấm hạnh phúc vợ - chồng.
4.3. Sự ích kỷ của vợ hoặc chồng hay là thiếu văn hoá trong ứng xử vợ chồng
Khi kết hôn và chung sống, với những cặp vợ chồng nhận thức được giá trị hôn nhân
hạnh phúc, họ vẫn ý thức thực hiện mình và giữ gìn tình yêu, hôn nhân. Nhưng không ít
trường hợp sự bắt đầu sống chung lại là sự kết thúc của một tình yêu lãng mạn, đẹp đẽ để
bắt đầu của những yếu tố rạn nứt. Khi kết hôn, mỗi cá nhân đều ý thức người kia đã thuộc
về mình. Hai trường hợp có thể xảy ra, thứ nhất: họ cảm thấy không cần phải thể hiện sự

quan tâm tới bạn đời như trước, thứ hai, nhưng tính cách xấu mà khi yêu nhau không
được bộc lộ hoặc đã che dấu thì nay trong cuộc sống hàng ngày, sớm muộn nó cũng được
thể hiện. Điều này dẫn đến sự đổ vỡ không ít thì nhiều kỳ vọng, hình ảnh về người bạn
đời của bên kia.
4.4. Bạo lực trong gia đình
Trong các nghiên cứu về bạo lực, người ta thường chỉ ra 4 nguyên nhân của nạn bạo
lực trong gia đình: các vấn đề kinh tế, học vấn và tàn dư của chế độ phong kiến mà theo
đó người ta trọng nam khinh nữ, các thói quen văn hoá và xã hội như uống rượu, cờ bạc,
ngoại tình ghen tuông, những lĩnh vực dẫn đến tranh cãi vợ-chồng như việc không có con
trai, sự phức tạp trong quan hệ dâu con-nhà chồng. Như vậy, nạn bạo lực không đứng độc
lập mà có quan hệ nhân quả với hàng loạt các yếu tố khác, nó có thể là nguyên nhân, hoặc
là kết quả của những xung đột trên.
Gặp nhiều nhất trong các trường hợp phụ nữ chịu bạo lực là ngược đãi về thân thể và
lời nói, ngược đãi về tình cảm và ngược đãi liên quan đến tình dục.
4.5. Một số nguyên nhân khác
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 12
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì kinh tế khó khăn, mâu thuẫn gia đình, chênh
lệch về trình độ, sắc đẹp, đánh bạc, nghiện ngập, tù đầy cũng dẫn đến sự đổ vỡ hôn nhân.
Mặc dù, thực tế có những cặp vợ chồng sống hạnh phúc, êm ấm trong cảnh nghèo
khó, cùng chia sẻ với nhau mọi khó khăn vất vả trong cuộc sống thì nhiều khi nghèovào
đằng cửa trước, hạnh phúc nhảy qua cửa sổ. Sự khó khăn kinh tế là nguyên nhân sâu xa
cho xung đột trong cuộc sống nhiều gia đình.
5. Dự báo tương lai của kết hôn và ly hôn:
Trên cơ sở phân tích bản chất cuộc khủng hoảng gia đình Phương Tây hiện nay, tiến
sỹ tâm lý học Hungari Rilagy Vilmos đưa ra dự báo thiết thực về ly hôn, hôn nhân qua
phân tích thể chế hôn nhân từ quá khứ, hiện tại, tương lai.
Xu hướng quan trọng nhất là hôn nhân ngày càng dân chủ hơn, tức là hôn nhân
không còn mang những nét độc quyền, ràng buộc, những điều kiện kèm theo như giai cấp,
đẳng cấp, nguồn gốc, địa vị xã hội dẫn đến cuộc hôn nhân vội vàng thiếu chín chắn của

cá nhân chưa trưởng thành về nhân cách.
Trong tương lai với sự giáo dục giới tính, giáo dục tình dục đầy đủ và chuẩn bị tốt
cho mọi người bước vào đời sống hôn nhân, văn hoá của mối quan hệ gia đình sẽ được
nâng cao đáng kể. Các cặp vợ-chồng sẽ điều chỉnh một cách có ý thức các mối quan hệ
qua lại giữa họ, họ sẽ có tinh thần trách nhiệm cao khi xây dựng gia đình. Trình độ văn
hoá chung được nâng cao cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng, bởi chắc chắn những sai lầm thô
thiển trong hành vi ứng xử thường dẫn đến ly hôn như hiện nay nhu nghiện rượu, bạo lực
thể xác, tinh thần, bóc lột thân xác bạn đời sẽ giảm bớt.
Sự thật là người ta có thể đi đến ly hôn với những lý do khá là nhỏ nhặt, những
nguyên cớ vụn vặt.
Đây là quan điểm dự báo về tương lai của hôn nhân - ly hôn, gia đình Phương Tây
theo quan điểm của các nhà nghiên cứu xã hội đó. Xuất phát quan điểm của họ là một nền
kinh tế phát triển dựa trên cơ sở nền sản xuất công nghiệp tiến tiến, cơ sở hạ tầng khá
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 13
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
hoàn thiện, hệ thống đảm bảo xã hội khá phong phú, một trình độ dân trí cao đã được
CNH-HĐH.
Hiện nay xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại cả ba nền văn minh: văn minh nông
nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp. Lý do của tình trạng này là:
nền văn minh nông nghiệp vẫn là đặc điểm cơ bản của xã hội việt nam hiện nay. Trong
quá trình toàn cầu hoá, chuyển giao công nghệ, những thành tựu mà văn minh phương
Tây đạt được truyền bá sang việt nam. Việt Nam được kế thừa tiếp nhận hàng loạt những
sản phẩm tuyệt vời của nền công nghiệp hiện đại phù hợp với điều kiện của nền kinh tế xã
hội của đất nước. Gia đình việt nam, theo đó, những mô hình hôn nhân tiêu biểu cho từng
nền văn minh cùng tồn tại: gia đình mở rộng, gia đình hạt nhân và hiện nay, ở các đô thị
đã bắt đầu xuất hiện những hình thức hôn nhân của xã hội hậu công nghiệp như gia đình
thử nghiệm, gia đình không kết hôn Sang thế kỷ 21 với tính quốc tế hoá cao độ nền kinh
tế thế giới với với chính sách mở cửa, hội nhập, Việt Nam sẽ kế thừa những thành tựu
mới nhất của khoa học công nghệ. Đồng thời, chiến lược hội nhập nhưng không hoà tan
tiếp thu những thành tựu trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc.

Trong thời gian tới, tỷ lệ ly hôn ở việt nam có xu hướng tiếp tục gia tăng. Một mặt
nó là sự minh chứng cho sự giải phóng phụ nữ cho việc thể hiện quyền bình đẳng nam nữ
trong lĩnh vực hôn nhân - gia đình. Mặt khác, nó là chỉ báo cho khủng hoảng gia đình
dưới tác động tiêu cực của các nhân tố xã hội.
Như vậy, đánh giá của xã hội về ly hôn có thể sẽ cởi mở hơn trước kia, khi mà người
ta coi ly hôn như một hành vi phi đạo đức, phi chuẩn mực ảnh hưởng đến danh dự sự
thăng tiến của cá nhân. Trong tương lai, dưới ảnh hưởng của những nhân tố kinh tế xã hội
mới, người ta sẽ bình thường hoá hiện tượng ly hôn. Tự kết hôn và tự do ly hôn chủ yếu
sẽ là vấn đề của từng cá nhân. Vấn đề là xã hội cần phải bảo đảm cho mỗi cá nhân có
quyền tự do ấy và quy định họ sau ly hôn như thế nào cho con người. Vì dù sao con người
cũng phải sống một cách có văn hoá, một cách nhân văn, nhân bản, nhân ái .
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 14
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
III. Kết luận
Ở Việt Nam hiện nay, quy mô ly hôn có xu hướng gia tăng, mức độ ly hôn diễn ra ở
mọi độ tuổi, tập trung nhất là lứa tuổi 31-50, ở mọi trình độ học vấn, nhất là những người
có học vấn cao, ở mọi nghề nghiệp, mọi tầng lớp xã hội, nhất là tầng lớp trung lưu. Tỷ lệ
phụ nữ đứng đơn xin ly hôn tăng, như một sự khẳng định cho vị thế tăng lên của phụ nữ
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 15
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
hoặc biểu hiện của sự bị áp bức đè nén ở mức độ cao đối với họ. Đặc thù nghề nghiệp
cũng đã ảnh hưởng đến những cuộc hôn nhân. Sự sòng phẳng, lạnh lùng, đầy toan tính cá
nhân nhuốm màu cơ chế thị trường đã từng bước xâm nhập vào ngưỡng cửa từng gia
đình trong địa bàn phường.
Tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn cũng có xu hướng tăng lên. Đây là tín hiệu cho
thấy sự tự lập của người phụ nữ về nhiều mặt, từ kinh tế, cuộc sống và ngay cả với cuộc
hôn nhân của mình. Họ đã có thể tự quyết đinh số phận của mình. Họ có thể dũng cảm từ
bỏ cuộc hôn nhân khi nó không còn đem lại hạnh phúc. Đây có thể nói là một sự tiến bộ
không mong muốn của người phụ nữ. Tuy nhiên ẩn chứa đằng sau đó vẫn là nhiều yếu tố
bất ổn, sự lỏng lẻo trong kết cấu của gia đình khi mà mỗi thành viên đều có thể dễ dàng

tự quyết định số phận của cuộc sống gia đình, vai trò, trách nhiệm của người vợ, người
chồng cũng dần bị xem nhẹ, sợi dây liên kết tình cảm giữa vợ - chồng, bố mẹ - con cái
ngày càng xa cách, dẫn đến sự bất ổn, khủng hoảng trong cuộc sống gia đình. Một biện
pháp giải quyết những vấn đề đó đang có xu hướng gia tăng đó là ly hôn, phá bỏ hạnh
phúc mà phải mất nhiều công xây dựng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn, do tính tình không hợp, bị đánh đập
ngược đãi, ngoại tình, mâu thuẫn gia đình, tệ nạn xã hội, chênh lệch về trình độ học vấn,
nghề nghiệp, sắc đẹp. Đây chính là những biểu hiện của sự xung đột giới về vai trò, vị
thế, chức năng, giá trị dưới tác động của cơ chế thị trường, phong trào giải phóng phụ nữ,
cách mạng tình dục, sự chuyển đổi định hướng giá trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
Ly hôn đem lại những hậu quả pháp lý cho cá nhân về mặt quan hệ nhân thân, cấp
dưỡng tài sản, con cái. Luật hôn nhân gia đình hiện hành phát huy hiệu lực còn yếu trong
việc yêu cầu các bên thực hiện quyền và trách nhiệm của mình sau ly hôn, cũng như chưa
có những điều khoản của các bên thực hiện quyết định của Toà án. Đồng thời, ly hôn
cũng đem lại những hậu quả về tâm lý con người.
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 16
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Mai Huy Bích: Xã hội học gia đình. Nhà xuất bản Khoa Học xã hội, 2003
2) Phan Kế Bính: Việt Nam phong tục. Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1974.
3) Gunter Endruweit - Chủ biên, Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb. Thế giới,
1999.
Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 17
Tiểu luận cuối kì – Xã hội học gia đình.
4) Nguyễn Thị Thanh Tâm. Ly hôn: Nghiên cứu trường hợp Hà Nội. Nhà xuất bản
KHXH-Hà Nội 2002
5) Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng: Xã hội học Đại cương. Nhà xuất bản Đại Học
Quốc Gia Hà Nội 2001
6) Lê Thái Thị Băng Tâm: Bài giảng “Xã hội học gia đình”

Hoàng Thị Thảo _ Lớp XHH - K55 18

×