Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

sự biến đổi các hình thức cưới hỏi trong hôn nhân ở việt nam xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.48 KB, 14 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
GV: Ths. Lê Thái Thị Băng Tâm
SV: Trần Thị Huyền
Mssv: 10030346
Lớp: K55 Xã hội học
Tên đề tài: “sự biến đổi các hình thức cưới hỏi trong hôn nhân ở Việt Nam
xưa và nay”
1
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, hôn nhân đã được coi là một vấn đề trọng đại trong cuộc đời của mỗi
người khi trưởng thành, là sự gắn kết giữa hai con người lại với nhau để xây dựng một
gia đình mới ấm no hạnh phúc…. Để hai người có thể chính thức trở thành vợ, thành
chồng thì việc cưới hỏi được xem là một hình thức vô cùng quan trọng nhằm công bố,
thông báo cho họ hàng, bạn bè, láng giềng biết việc kết hôn và chung vui với đôi trẻ cùng
gia đình. Lễ cưới gồm nhiều thủ tục được ông bà ta coi trọng, vì vậy mà có nhiều hủ tục
còn có nhiều bất cập. Cho tới ngày nay, lễ cưới vẫn là không thể thiếu khi hai người tiến
tới hôn nhân, nhưng do đất nước có nhiều biến chuyển, hòa mình với quá trình hội nhập
với các nước bên ngoài, đặc biệt là sự du nhập của văn hóa phương Tây khiến cho người
ta có tư tưởng cởi mở, thoải mái hơn trước kia. Vì vậy mà các thủ tục trong lễ cưới đã
được đơn giản hóa đi nhiều mà vẫn không làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng, trọng đại
của ngày cưới.
Đã có rất nhiều bài viết nói về sự khác nhau giữa hình thức cưới hỏi xưa và nay, tuy
nhiên lại không có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy mà bài làm chủ yếu
tham khảo từ một số bài viết trên các trang mạng điện tử vì những nghiên cứu chính thức
chưa có nhiều. Tuy vậy, qua đó chúng ta vẫn có thể hình dung một cách dễ dàng về
2
những hình thức cưới hỏi xưa và nay có sự khác nhau như thế nào và ý nghĩa của những
hình thức này qua một số bài viết của Nguyễn Thanh Phong với bài “phong tục cưới xưa
và nay” trên trang web của Cục Văn hóa cơ sở, bài viết của tác giả Ngô Phú ở mục KẾT


NỐI XƯA & NAY báo Pháp luật số 44 ( 23/7/2012 ) và bài viết “lễ cưới hỏi xưa và
nay” trên trang web cuộc sống việt…
Bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Phong đã chỉ ra những khó khăn, phiền hà gây tốn
kém trong việc xây dựng hạnh phúc cho con cái trong giai đoạn xưa và ngày nay lấy ví
dụ điển hình ở nhiều nơi trong nước. Bài viết được bố cục theo sự phát triển của dòng
lịch sử từ xa xưa tới từng thời kì từ trước, sau cách mạng tháng Tám, trong giai đoạn
1957-1958 tới khi hòa bình thống nhất (1975) và ngày nay. Tác giả đã chỉ ra những biến
đổi trong hình thức cưới xin và chủ yếu đề cập tới những hình thức gây phiền hà, tốn kém
trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái mình của nhiều gia đình mà chủ yếu là “ tình
trạng một số cán bộ, Đảng viên có chức, có quyền từ trên xuống dưới chưa thật sự gương
mẫu chấp hành Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên. Vẫn còn tình trạng “vụ lợi” trong việc
cưới. Họ mời tràn lan tất cả các đại diện cơ quan, Ban, Ngành, đoàn thể và bạn bè người
thân đến chúc mừng.” trong giai đoạn hiện nay, gây ra nhiều lời bàn tán không hay và
suy nghĩ tiêu cực về lễ cưới-ngày lễ thiêng liêng của những đôi vợ chồng trẻ.
Còn với bài viết của tác giả Ngô Phú, chúng ta có thể hình dung ra được sự thay đổi
của hình thức cưới xin từ xưa tới nay, những hình thức cưới xin, các thủ tục rườm rà gây
phiền hà đã được cắt giảm đi cho phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay mà vẫn đảm bảo
tính nguyên vẹn và thiêng liêng của lễ cưới Việt Nam, cùng với đó tác giả đi giải thích
một số hình thức được thực hiện trong ngày cưới từ xưa mà ngày nay người ta vẫn còn
lưu giữ như thủ tục mẹ chồng đón con dâu hay “vì sao mẹ đẻ cô dâu không tiễn con về
nhà chồng?”
Một bài so sánh khác trên trang Cuộc sống Việt đã chia sẻ đó là những nghi thức cưới
hỏi xưa và nay được tác giả lấy ví dụ điển hình tại Hà Nội như một minh chứng sinh
động và chân thực về nghi thức cưới hỏi và sự biến đổi so với trước kia của người dân ở
đây.
Như vậy, chỉ với một vài bài viết các tác giả đã chỉ ra được những biến đổi của hình
thức cưới hỏi trong hôn nhân của người Việt từ xưa tới nay. Tuy nhiên, các bài viết mới
chỉ đề cập tới sự biến đổi trong một vài khía cạnh khác nhau mà chưa đưa ra những lí giải
cho sự thay đổi đó. Chính vì vậy mà bài nghiên cứu này sẽ làm rõ hơn “sự biến đổi các
hình thức cưới hỏi trong hôn nhân ở Việt Nam xưa và nay”

2. Nội dung chính
3
2.1. Các khái niệm công cụ.
Trước hết, để thấy được sự biến đổi trong hình thức cưới hỏi thì phải hiểu những
khái niệm quan trọng về vấn đề này như “hôn nhân” và “lễ cưới” là gì? Dưới đây là
những khái niệm mà bài làm xin được chỉ ra.
2.1.1. Hôn nhân
Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt giữa một nam và một nữ dựa trên nguyên tắt bình
đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng nhằm xây dựng gia đình hòa thuận ,hạnh phúc và bền
vững. Hôn nhân được khởi đầu bằng một sự kiện pháp lý là kết hôn và kết thúc bằng một
sự kiện pháp lý là li hôn (hoặc một trong hai người chết).
Ngày xưa, hôn nhân của đôi trai gái chủ yếu là do cha mẹ sắp đặt dựa trên những
cơ sở về đạo đức, môn đăng hộ đối về tuổi, nhà trai muốn chọn vợ cho con thì xem chỗ
nào môn đăng hộ đối, tuổi không xung khắc nhau mới mượn người mối. Mối lái nói với
cha mẹ người con gái nếu họ bằng long gả thì nhà trai mới đem trầu cau đếm dạm. quan
niệm “môn đăng hộ đối” được dựa theo nguyên tắc địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của
nhà gái có thể thấp hơn nhà trai nhưng không có chuyện ngược lại.
Tuổi tác cũng được xem là một tiêu chuẩn quan trọng (tuổi tác bố mẹ cô dâu chú
rể) vì khi quan hệ thông gia đã được xác lập thì sẽ thay đổi cách xưng hô giữa hai gia
đình và tộc họ. Nếu như cách biệt tuổi quá lớn thì người ta cũng không làm thông gia với
nhau.
Ngoài những tiêu chí trên thì người ta còn chú trọng đến tình trạng sức khỏe của
gia đình, an hem trong gia đình, vấn đề dòng họ như thế nào?
Các tiêu chuẩn này được đúc kết lại trong quan niệm “lấy vợ xem tong, lấy chồng
xem giống”. Hợp tuổi là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai sau ‘môn đăng hộ đối” trong việc
kén rể, chọn dâu của các cụ ngày xưa. Việc xem tuổi ở đây không phải là sự chênh lệch
tuổi tác giữa hai người mà quan trọng là tuổi cầm tinh con gì ở mỗi người tính theo hệ
can chi của âm lịch (12 con giáp- xem có hợp nhau không, ví dụ nếu chồng tuổi chuột, vợ
tuổi mèo thì họ sợ sau này “mèo vồ chuột” người chồng sẽ bị vợ lấn át,…). Hơn nữa, nếu
tuổi hai người hợp nhau thì đồng nghĩa với việc gia đình hòa thuận, thậm chí ảnh hưởng

tới đường con cái, tính mạng của nhau…
Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con cái phải nghe theo sự sắp đặt của
bố mẹ từ ngày xưa dường như đã trở thành nếp suy nghĩ ở trong đầu con cái chính vì vậy
mà hầu hết các cuộc hôn nhân ngày xưa được áp đặt theo hình thức này mà không nhận
được sự phản kháng nào từ con cái dù cho có những cuộc hôn nhân mà cô dâu cho tới
4
ngày cưới mới biết mặt chồng mình. Chỉ có một số gia đình tại thành phố con cái được
học tập và sống trong môi trường hiện đại hơn so với nông thôn thì có những đôi trẻ tự
tìm được người chồng, người vợ cho mình nhưng phải thông qua sự đồng ý của cha mẹ.
Ngày nay, việc kết hôn của con cái chủ yếu là do đôi trẻ tự tìm hiểu kĩ càng sau đó
mới đưa về ra mắt bố mẹ và xin cưới. Tuy vậy, việc nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ vẫn
còn nhưng không còn khắt khe như trước bởi cha mẹ sắp xếp nhưng phải có sự vui vẻ
chấp thuận của con cái khi cuộc hôn nhân đó mới thành…
2.1.2. Lễ cưới
Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo
rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Với ý nghĩa
này, lễ cưới còn được gọi là lễ thành hôn.
Trước đây, người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời
sống thường ngày người ta gọi là lễ cưới, hôn lễ. Đây là hình thức liên hoan mừng hạnh
phúc cô dâu chú rể và hai gia đình. Đây là nghi lễ được xã hội quan tâm và thường chỉ
được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn. ( theo từ
điển Bách khoa toàn thư)
Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận kết
hôn. Bởi lễ cướilà hình thức công bố, ra mắt, tất cả những người xung quanh như họ
hàng, làng xóm, bạn bè, cả cộng đồng đều chứng kiến, minh chứng cho cuộc hôn nhân
này và chỉ thông qua lễ cưới người ta mới biết và công nhận đôi trẻ đã là vợ chồng. Còn
trong giấy đăng kí kết hôn thì chỉ có đôi trẻ và chính quyền là người chứng kiến, những
người xung quanh(họ hành, làng xóm, bạn bè) không biết đến.
Lễ cưới từ xưa tới nay chỉ được tiến hành khi đã được xem xét kĩ ngày giờ sao cho
phải là “ngày lành, tháng tốt” có như vậy thì lễ cưới mới diễn ra thuận lợi và quan trọng

hơn cả là cuộc sống về sau của cô dâu, chú rể mới may mắn, bình yên và hạnh phúc…
Họ nhà trai sẽ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật (bánh phu thê, rượu, trầu câu, trái cây ) và
sang nhà gái đúng ngày giờ đã xem.
Trong lễ cưới Việt Nam, thông thường sẽ có một bữa tiệc tổ chức tại gia đình(nhà
hàng) để mời họ hành, bạn bè tới chung vui. Những người tới chung vui sẽ đem tặng các
đồ mừng đám cưới hoặc là tiền mừng(chủ yếu).
2.2. Lý thuyết áp dụng
5
Để giải thích cho nguyên nhân sự biến đổi của hôn nhân ở Việt Nam, bài làm sẽ áp
dụng lý thuyết để giải thích cho sự biến đổi này như thế nào.
2.2.1. Lý thuyết trao đổi xã hội
Nguyên tắc của thuyết trao đổi là con người từ chối những hành vi phải chi phí
(trả giá) và tìm kiếm những thiết chế trong đó phần thưởng nhiều hơn chi phí. Con người
đã chọn phương án có hiệu quả nhất trên cơ sở nhận thức phần thưởng và chi phí.
Theo Steven L.Nock, thuyết này tập trung vào xem xét vấn đề cho và nhận trong
quá trình tương tác. Theo quan điểm của lý thuyết này, các cá nhân hành động tuân theo
nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất, tinh thần, sự ủng hộ, tán thưởng, danh sự.
Nói tóm lại, lý thuyết này cho rằng, con người luôn hành động một cách có chủ
đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được
kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Hành động có xu hướng lặp lại nếu nó từng được
thưởng trong quá khứ, ngược lại không có xu hướng lặp lại những gì được phát hiện
không có phần thưởng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, việc áp dụng các định đề cũng
có phần hạn chế, định đề được áp dụng để giải thích đó là sự lựa chọn giữa phần thưởng
và chi phí.
“Một điểm đáng chú ý là con người luôn có xu hướng nhân bội giá trị của kết quả
hành động với khả năng hiện thực hóa hành động đó. Có nghĩa là con người sẽ quyết
định lựa chọn một hành động nào đấy ngay cả khi giá trị của nó thấp nhưng được bù lại,
họ chọn hành động đó vì tính khả thi của nó rất cao” (tr 366, Lịch sử và lý thuyết xã hội
học, Lê Ngọc Hùng).
2.2.2. Áp dụng lý thuyết trao đổi xã hội để lí giải sự chuyển biến của hình

thức hôn nhân ở Việt Nam.
Thuyết trao đổi xã hội cho rằng Cá nhân luôn luôn có sự tính toán giữa phần
thưởng và chi phí. Mỗi một cá nhân khi lựa chọn một hành động luôn có sự tính toán
giữa chi phí mình bỏ ra và phần thưởng mình đạt được. Họ luôn hướng đến việc thực
hiện hành động sao cho đạt được phần thưởng tối đa và chi phí tối thiểu. Bởi vậy, trước
khi đưa ra quyết định về một thủ tục nào đó hay hủy bỏ nó người ta phải tính toán kĩ xem
những gì mà họ sẽ nhận được.
Sự tính toán của các cụ ngày xưa với ngày nay có sự khác nhau cũng bởi môi
trường sống của hai thời đại là khác nhau. Một bên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo,
bởi một hệ thống các thủ tục nghi lễ nên việc áp dụng nhiều thủ tục khác nhau là cần
thiết, đúng với lễ giáo được coi là chuẩn mực thì ngày nay, sự du nhập của các nền văn
6
hóa phương Tây khiến con người có tư tưởng, suy nghĩ thoái mái hơn, chịu sự hòa nhập
của một số nền văn hóa mới nhanh gọn hơn, tiện lợi hơn, và cũng bởi nền kinh tế thì
trường người ta đua nhau lao vào làm ăn kinh tế, vốn thời gian dành cho các phong tục
rườm rà như trước kia không còn nhiều và hơn hết là nó không còn phù hợp nên dần dần
những gì không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại sẽ được cắt giảm nhưng vẫn dựa trên
những tiêu chí đánh giá, những giá trị chuẩn mực của người Việt mà tuy có cắt giảm
những thủ tục rườm rà nhưng giá trị của ngày cưới vẫn được giữ nguyên, nó vẫn mang ý
nghĩa thiêng liêng, trọng đại nhưng ngày càng văn minh hơn, ít tốn kém hơn.
Người Việt chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ Nho giáo nên bị chi phối rất nhiều bởi
các hình thức lễ nghi rườm ra thậm chí là rắc rối. Theo phong tục xưa, việc làm đầu tiên
trước hôn nhân của một đôi trai gái nào đó là lễ vấn danh. Lễ vấn danh thực chất là việc
nhà trai đến nhà gái để hỏi tuổi cô dâu tương lai rồi nhờ thầy xem xét xem có hợp tuổi
chú rể không. Tác giả Ngô Phú cho biết, theo quan điểm lạc hậu thời xưa ở nhiều vùng
nông thôn các bé gái từ khi sinh ra tới khi trở thành thiếu nữ vẫn chưa được đặt tên bởi
quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ” của người xưa, “sau này làm con người khác
nên không cần vào sổ họ, sổ làng, chẳng đi đâu quá lũy tre làng nên không cần thiết phải
có tên”. Chính vì vậy mà những cái tên của các bé gái ngày xưa mà ngày nay chúng ta
thường được kể lại thường thường chỉ là cái Hĩm, cái Chĩnh… một nguyên nhân các bé

gái không được đặt tên tử tế nữa là do khi về nhà chồng họ sẽ được gọi theo tên chồng
hoặc tên con.
Các ông bố bà mẹ không đặt tên con vì cái suy nghĩ như vậy đã ăn vào họ từ thời
các cụ ngày xưa, theo quan điểm Nho giáo Phong kiến, việc đặt tên con gái là không cần
thiết bởi có đặt hay không thì cũng không quan trọng vì con gái không phải con mình, đã
không có tên trong gia phả họ nhà mình, khi về nhà chồng lại được gọi theo tên chồng,
vậy cớ gì phải mất thời gian, suy nghĩ đặt một cái tên mà chẳng được sự dụng. Vì vậy mà
nhiều gia đình lựa chọn cách gọi tên con gái bằng những cái tên phổ biến, dễ nhớ, những
cái tên chung cho rất nhiều bé gái giai đoạn này. Có như vậy mới xảy ra chuyện có những
người không biết mình trong hôn thú tên là gì. Ngày nay, từ khi lọt lòng, đứa trẻ đã được
bố mẹ đặt cho một cái tên đước viết trong giấy khai sinh, bởi hòa với lối sống hiện đại
những hủ tục, quan niệm xưa kia, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã được đẩy lùi đáng
kể, người con gái dần có vị thế đáng kể trong xã hội, chính vì vậy cha mẹ rất quan tâm tới
người con gái. Vì sự thay đổi ấy nên lễ vấn danh đã được chuyển thành “dạm ngõ”, là dịp
để nhà trai biết mặt cô dâu tương lai.
Về tục thách cưới, vì người xưa cho rằng con gái được bố mẹ nuôi dưỡng từ nhỏ
cho tới khi trưởng thành, giờ lại gả con cho nhà người ta thì phải thách giá để nhà trai
thấy được giá trị của đứa con của mình. Bố mẹ mất công chăm lo, nuôi dưỡng từ khi lọt
7
lòng, khi lớn lên không giúp đỡ bố mẹ được nhiều việc vậy nên các gia đình thường tính
toán rất kĩ xem họ sẽ thách cưới như thế nào sao cho xứng với giá trị của đứa con cửa
mình, để bố mẹ được nhận lại “phần thưởng” nào đó so với công sức mà mình bỏ ra.
Những thứ mà nhà gái yêu cầu như vải vóc, quần áo, rượu, bánh, trầu cau, lợn, gà,… Bên
cạnh những “phần thưởng” còn có sự “trừng phạt”, đó là những gì mà con người không
mong đợi. Khi nhà gái thách cưới quá cao khiến nhà trai phải chạy ngược chạy xuôi lo
cho đủ lễ thách cưới rồi sau đó “vợ chồng son tha hồ “kéo cày trả nợ”” (theo tác giả Ngô
Phú). Việc này khiến cho nhiều đám cưới ngay từ khi thách cưới đã khiến nghĩa vợ
chồng, tình thông gia bị sứt mẻ, là mầm móng cho nhiều mâu thuẫn về sau. Ngày nay, tục
thách cưới đã được giản tiện đi nhiều, không còn khắt khe như trước nữa, vì tất cả các bố
mẹ đều quan trọng hơn là sự hạnh phúc của con cái nên việc “thách cưới” chỉ mang giá

trị tinh thần chứ không nặng về vật chất như trước kia. Tục lệ này vẫn còn tới giờ mặc dù
nó không mang ý nghĩa nhiều như trước kia bởi người dân muốn giữ những nét truyền
thống trong lễ cưới.
Thời xưa, chưa có đăng kí kết hôn, chưa có hôn thú thì khoản “nạp cheo” là để
thay thế cho những giấy tờ đó. Tức là nhà trai sẽ phải nộp cho làng xã bên gái, kể cả đôi
trai gái ấy ở cùng làng, cùng xã thì vẫn phải “nạp cheo”. Khoản tiền ấy gần như tiền thuế
nhà trai nộp để được công nhận trở thành rể trong làng cô gái. Phong tục này có rất nhiều
ý nghĩa, tuy nhiên do sự nhũng nhiễu của đám hương lí trong làng xã nên ý nghĩa của nó
đã bị suy giảm đi nhiều. Ngày nay phong tục này không còn tồn tại nữa, để được công
nhận thì đôi trẻ chỉ cần ra UBND phường, xã đăng kí mà không phải mất bất kì khỏan phí
nào. Tức là về phía pháp luật khi đôi nam nữ có giấy đăng kí kết hôn họ sẽ được pháp
luật công nhận. Thế nhưng “ quan niệm chung của tất cả các cặp đôi vẫn là kết hôn phải
được sự đồng ý của hai bên gia đình và thông báo tới họ hàng và bạn bè” ( Truyền thống
và hiện đại trong lễ cưới ở Việt Nam, trên trang marry.vn). Như vậy, dù không phải “nạp
cheo” mà chỉ cần đăng kí kết hôn là được công nhận trở thành vợ chồng nhưng ngày nay
giới trẻ vẫn mong muốn phải có sự đồng ý của cha mẹ bởi họ nhận thấy rằng cuộc sống
sau này của mình có hạnh phúc hay không thì phải có sự chấp thuận từ phía gia đình thì
cuộc sống mới hạnh phúc lâu dài được. Giữa “chi phí” bỏ ra và “phần thưởng” nhận được
giới trẻ đã cân nhắc rất kĩ khi đưa ra quyết định ai sẽ là người bạn đời của mình sau này.
Về trang phục, trong lễ cưới ngày xưa “chàng rể mặc áo rộng xanh, bịt khăn đen,
có che lộng. Còn nàng dâu cũng mặc áo rộng, đội nón thúng, cũng có lộng che” (lễ cưới
hỏi xưa và nay, trang Cuộc sống Việt). Cụ thể hơn nữa, các chàng rể mặc áo thụng bằng
gấm hay the màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chit khăn nhiều màu lam” ( Tuyền
thống và hiện đại trong lễ cưới ở Việt Nam, marry.vn).
8
“Trong đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây.
Cô dâu mặc sorie trắng, chú rể mặc vest.Bộ váy cưới qua thời gian cũng được cách tân vô
cùng hiện đại và đem lại sự thoải mái cho các cô dâu.” (marry.vn). Sự thay đổi trên cho
thấy ngày nay người ta đã đón nhận phong cách ăn mặc trong lễ cưới về trang phục của
cô dâu theo phương Tây, bởi họ thấy rằng, những trang phục này phù hợp hơn với cuộc

sống năng động ngày nay, vừa thoải mái lại đẹp mắt mà có nhiều kiểu dáng để các cô dâu
có thể lựa chọn cho riêng mình.
Trước khi đón dâu, cô dâu cùng chú rể đến trước bàn thờ gia tiên của nhà gái để
khấu đầu làm lễ, niệm xin tổ tiên chấp nhận từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm
năm hạnh phúc. Khi bước ra cửa để về nhà chồng, cô dâu, chú rể phải lễ tạ ông bà, cha
mẹ của cô dâu. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy nhưng ngày nay chỉ cần cúi đầu
cung kính, thưa gửi có trước có sau đàng hoàng. Có thể thấy, so với lễ cưới ngày xưa thì
lễ cưới ngày nay vẫn vậy chỉ có điều nó được cắt bớt một số thủ tục rườm ra không phù
hợp thay vào đó là những hình thức đơn giản, nhanh gọn hơn nhiều, tránh bị cho là phiền
phức khi mà ngày nay mọi người ai cũng mong muốn nhanh chóng bởi họ cho rằng mình
còn có rất nhiều thứ để lo, nhiều việc để làm. Hơn nữa, việc cắt giảm một số thủ tục
không phù hợp với hiện nay sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối thiểu mà họ phải bỏ ra cho đám
cưới.
Một thủ tục quan trọng trong ngày cưới đó là thủ tục mẹ chồng đón con dâu. Theo
tác giả Ngô Phú việc mẹ chồng ra đón con dâu có ý nghĩa rất hay. Thời xưa, khi cô gái về
làm dâu còn hoàn toàn xa lạ bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng ngru, đâu là phòng khách,
đâu là bếp, vì vậy mẹ chồng niềm nở ra đón con dâu dắt vào nhà là lẽ phải. Mới bước vào
nhà chồng đã được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc dồi dào như nước và
quan tiền chính là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho. Tuy nhiên ở một
số địa phương khi con dâu vừa vào đến thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sanh
hang xóm ít phút. Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm của con dâu sẽ về
làm chủ, mẹ chồng sẵn sang trao quyền trong nhà cho con dâu nhưng trao quyền chứ
không phải đoạt quyền vì việc mẹ chồng cầm chiếc bình vôi đi vì ý nghĩa thời ấy bình vôi
là tượng trưng cho bà chúa trong gia đình. Ngày nay, hầu hết mẹ chồng đềuchọn phong
tục lánh mặt khicon dâu con dâu bước chân vào nhà, không có bình vôi thì mang theo
hộp đựng nữ trang (cũng tương tự như chiếc bình vôi), điều này tượng trưng cho quyền
hành thật sự trong gia đình phải thuộc về mẹ chồng.
Có thể nói, dù trải qua bao thời gian, nhiều phong tục từ xưa tới nay vẫn còn gìn
giữ gần như nguyên vẹn, bởi nhiều phong tục đã được ông bà ta đúc kết từ lâu, hơn nữa
tới ngày nay nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới phong cách sống của mọi người,

người mẹ chồng vẫn có quyền hành cao trong nhà mặc dù mối quan hệ mẹ chồng-nàng
9
dâu ngày nay đã thoải mái hơn nhiều và hơn nữa, truyền thống của người Việt ta là sự
kính trọng người bề trên nên dù cho cuộc sống có hòa nhập, thay đổi thế nào đi chăng
nữa những người làm con vẫn phải hiếu thảo, kính trọng, vâng lời bậc làm cha, làm mẹ.
Một điểm cần phải nhắc đến nữa là theo quan niệm ngày xưa, mẹ đẻ không tiễn
con về nhà chồng. phong tục này xuất phát từ việc ngày xưa, hình thức hôn nhân là
cưỡng ép, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, thực ra nhiều gia đình người cha quyết định
mọi việc người mẹ chỉ biết tuân theo vì thế có nhiều trường hợp người con gái không
muốn nhưng vẫn phải nghe theo, người mẹ thấy con buồn tủi vì bị ép buộc trong ngày vu
quy mà cũng không thể làm gì được nên cũng khóc theo con. Mà người ta quan niệm,
ngày cưới là 1 ngày vui nhất của cuộc đời, nếu khóc lóc, than thở thì sẽ không may mắn,
sẽ xui xẻo, vì thế mà thành phong tục không cho mẹ đi tiễn con gái về nhà chồng.
Ngày nay, hôn nhân tự do hơn, con cái tự tìm hiểu rồi kết hôn dựa trên tình yêu
đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn. Cùng với đó là sự thuận tiện của các
phương tiện giao thông nên người con có thể về thăm bố mẹ bất cứ lúc nào dù ở xa đến
mấy. Chính những điều đso mà nhiều địa phương đã bỏ qua tục này.
Một hình thức quan trọng trong lễ cưới đó là khi tổ chức lễ thành hôn xong, đôi
tân hôn phải quay lại nhà gái để làm lễ lại mặt tạ ơn “sinh thành dưỡng dục” của bố mẹ
vợ. Ngày xưa, khi quay trở lại đôi tân hôn bắt buộc phải mang theo lễ vật để tạ ơn gia tiên
ông bà, cha mẹ, đi chào họ hang than nhân bên nhà gái. Ngày nay trong trường hợp nhà
gái ở xa xôi thì nhiều đôi tân hôn sẽ được miễn lễ lại mặt. Có thể nói, phong tục này
chính là tiền đề để hai gia đình ngồi lại với nhau khiến tình thông gia them gắn chặt và
mở rộng, trao đổi kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của đôi
bên trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.
Nói tóm lại, sự biến đổi một số hình thức trong hôn nhân ở gia đình Việt Nam phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phong cách sống.Trong thời đại mới ngày nay, sự du
nhập của nền văn hóa phương Tây đã khiến cách nhìn nhận các vấn đề xưa kia cởi mở
hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế nên người ta cũng thoải mái hơn trong nhiều
lĩnh vực, cộng với đó là sự tất bật về mặt thời gian nên nhiều thủ tục rườm rà trong ngày

cưới xưa kia cũng được cắt giảm, tuy nhiên nó vẫn giữ được những nét truyền thống xưa
kia của người Việt, không hề bị suy giảm đi. Những điều đó có được là do ngày nay, cá
nhân biết lựa chọn hành động nào mà anh ta nhận thức đầy đủ về nó nhất. Khi đó, anh ta
sẽ tính toán đến hiệu quả của hành động để tìm được lợi ích tối đa. Và ở đây, khi các
phong tục rườm rà được giảm thiểu, lễ cưới tiến hành nhanh gọn hơn mà vẫn mang ý
nghĩa thiêng liêng của nó, sự phiền hà giảm bớt giúp các cá nhân thoải mái hơn rất
nhiều…
10
3. Xu hướng của vấn đề trong tương lai.
Ngày nay, quá trình hội nhập của nền kinh tế thị trường khiến người ta tiếp nhận
những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài nhanh hơn và trên hết, mọi người không còn bị
ép buộc trong một khuôn khổ lễ giáo như trước kia nữa. Các cá nhân khi ra ngoài xã hội
có thể làm quen, kết bạn với nhiều đối tượng thông qua nhiều hình thức khác nhau, yêu
nhau rồi cưới… nhưng trước hết đều có sự góp ý từ phía gia đình. Hiện nay, ở mỗi địa
phương khác nhau lại có một cách tổ chức lễ cưới khác nhau hay trong chính gia đình,
xuất phát từ phía đôi trẻ.
Có những đám cưới gây phiền hà, tốn kém, lãng phí mà người dân đã goi là “vụ lợi”.
Có nới, một số cán bộ có chức, có quyền đã lợi dụng chức vụ, quyền hành cá nhân bày
đặt tiệc cưới cho con mình đến vài ngày, mời rất nhiều người đến dự( trong đó có rất
nhiều người dưới quyền) đến “chúc mừng hạnh phúc”. Như tác giả Nguyễn Thanh Phong
(Phong tục cưới xưa và nay) đã nhận xét “đây là hình thức cấp dưới “hối lộ” cấp trên để
lợi dụng lẫn nhau.
Và tác giả cũng kể ra một thực tế là đã có một vị Trưởng phòng “chính sách” ở một
huyện, có con gái lấy chồng đã tổ chức ăn uống linh đình tới 3 ngày liền, mời khách từ
cấp tỉnh cuống cấp huyện và xã tới “mừng hạnh phúc”, mà báo Nhân dân số ra ngày
07/01/2001 đã nêu trong một bài thơ châm…
Một ví dụ điển hình cũng được tác giả nêu gia về ý đồ có tính “vụ lợi”, cách đây hơn
chục năm, ở làng An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có một gia
đình tổ chức lễ cưới vợ cho con trai, đã mời cả làng tới ăn cỗ cưới. vì biết được ý đồ “vụ
lợi”, dân làng đã rủ nhau khồng đến, do đó, gia đình này phải đào hố để “chon cỗ”.

Đó là mặt tiêu cực của hình thức cưới hỏi ngày nay, bởi nhiều người đã lợi dụng ngày
lễ trọng đại của con cái mình nhe là một dịp để “thu lời”. Điều này đã làm ảnh hưởng rất
nhiều tới ngày lễ tốt đẹp của đôi trẻ, khiến không ít người cảm thấy lễ cưới trở nên phiền
hà và tốn kém.
Tuy vậy, sau khi Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) có
thông tư hướng dẫn của các cấp các ngành về việc cưới hỏi theo nếp sống văn minh, lành
mạnh, cùng với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa thì phong trào cưới
hỏi đã có nhiều tiến bộ.
Có rất nhiều đôi trai gái đã thực hiện phong trào cưới hỏi theo nếp sống văn minh này
bằng cách đến trụ sở UBND xã làm thủ tục đăng kí kết hôn. Khi tổ chức thành hôn, họ
mời đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở, tổ chức thành hôn với sự
11
tham dự của bà con, cô bác trong thôn xóm, họ hang nội tộc. Lễ cưới chỉ có trầu cau,
bánh kẹo, không có thuốc lá. Thậm chí không nhận phong bì “chúc mừng hạnh phúc”…
Như vậy, xu hướng trong tương lai của các hình thức cưới hỏi ở Việt Nam không thể
nói là sẽ ngày càng đơn giản, văn minh hơn hoàn toàn, đó sẽ là vấn đề thời gian và phụ
thuộc vào cách quản lí của các cơ quan có chức năng, nếu không làm chặt từ trên xuống.
Nếu như việc cưới hỏi mang tính “vụ lợi” càng diễn ra phổ biến thì ý nghĩa thiêng liêng
của ngày cưới sẽ bị bóp méo đi đối với các thế hệ sau, không còn giữ được nét truyền
thống như trước kia và ngược lại, nếu hình thức cưới hỏi theo lối sống văn minh, hiện đại
mới được diễn ra ngày càng phổ biến, đơn giản hóa thì sẽ góp phần quan trọng trong việc
giảm tình trạng “vụ lợi”, “thừa cơ” để hối lộ cấp trên
Dù ngày nay hình thức cưới hỏi đã đơn giản hơn nhiều so với trước kia nhưng cũng
không thể nói hình thức cưới hỏi như trước kia là lạc hậu, phiền hà. Mà đó là nét đẹp
trong văn hóa của dân tộc ta, chẳng phải những người nước ngoài rất có hứng thú với
hình thức cưới hỏi của nước ta đó sao? Đó là vì hình thức cưới hỏi của nước ta có điểm
khác biệt, có nét riêng so với hình thức tổ chức cưới hỏi của họ. “điều này thể hiện giá trị
tinh thần của đám cưới truyền thống chúng ta. Giữ một lễ cưới đúng nghĩa: vừa phù hợp
với cuộc sống hiện đại, vừa giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt
Nam là một điều rất cần chú trọng cho các tân lang, tân lương ngày nay.” (marry.vn).

Và nếu như trong tương lai, có tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này tôi sẽ tập trung
nghiên cứu vào một số hướng đề tài chủ yếu ví dụ như “thực trạng hình thức cưới hỏi
trong hôn nhân ở nông thôn Việt Nam ngày nay”, “xu hướng kết hôn theo lối sống văn
minh ở nông thôn Bắc bộ”…
4. Kết luận
Như vậy, bài làm đã đề cập và lí giải các lí do có sự khác nhau trong hình thức cưới
hỏi của đám cưới xưa và nay thông qua lý thuyết trao đổi để thấy rõ sự thay đổi, giản tiện
của các hình thức cưới hỏi của đời sống hiện đại mới. Nhằm phù hợp hơn với sự du nhập
của các luồng từ tưởng văn hóa mới ngày nay từ các nước bên ngoài đặc biệt là từ
phương Tây. Bài viết cũng chỉ ra xu hướng phát triển của vấn đề trong tương lai, nó
không chỉ phát triển theo một đường thẳng mà chúng ta có thể vạch sẵn mà sẽ biến đổi
theo những chiều hướng khác nhau phụ thuộc vào nhận thức của mỗi cá nhân, cách tiếp
cận vấn đề cũng như cách quản lí, tuyên truyền lối sống văn minh trong đó có hình thức
cưới hỏi văn minh lành mạnh,…đặc biệt, phải cho người dân thấy, dù làm đám cưới đơn
giản, tiết kiệm nhưng vẫn không làm mất đi giá trị truyền thống, ý nghĩa thiêng liêng, nét
12
riêng của văn hóa Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế cũng như trong chính tiềm thức của
mọi người dân Đất Việt.
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học
- Nguyễn Thanh Phong, Phong tục cưới xưa và nay, trang web Cục văn hóa cơ sở.
/>name=News&opcase=detailsnews&mid=922&mcid=339&sub=&menuid=778
- Ngô Phú, bài viết trên báo Pháp luật số 44 ( 23/7/2012), mục “kết nối xưa và
nay”
- Lê Thái Thị Băng Tâm, Xã hội học gia đình, 2012
- Bài viết “Lễ cưới hỏi xưa và nay”, nguồn ItaExpress, trên trang báo
CuocsongViet.com.vn
/>Hoi-Xua-va-Nay.csv
- Truyền thống và hiện đại trong lễ cưới ở Việt Nam, marry.vn
/>13

14

×