Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sự hình dung xã hội học và lý thuyết nhóm tinh hoa – quyền lực của wright mills

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.55 KB, 10 trang )

CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI
Phần 10 – chương 10.
Sự hình dung xã hội học và lý thuyết nhóm tinh hoa –
quyền lực của Wright Mills.
Danh sách nhóm :
1. Nguyễn Thị Phượng (03/ 08/ 1990) _ Nhóm Trưởng.
2. Nguyễn Thị Tâm.
3. Trần Thị Hoa.
Bảng phân công công việc cụ thể giữa các thành viên trong nhóm:
Tất cả nhóm cùng đọc sách, tìm thêm tài liệu trên mạng và ở bên ngoài
để làm bài. Sau đây là công việc cụ thể của từng thành viên trong nhóm:
STT Họ tên thành viên trong
nhóm
Công việc cụ thể
1 Nguyễn Thị Tâm Đọc sách và tìm trên mạng về tiểu
sử của W.Mills
2 Trần Thị Hoa Làm phần sự hình dung của xã hội
học.
3 Nguyễn Thị Phượng Làm về Lý thuyết nhóm tinh hoa –
quyền lực, vẽ tam giác quyền lực
và tổng kết lại toàn bộ bài chỉnh
sửa rồi gửi qua gmail cho thầy.
- MỤC LỤC –
1. Vài nét về tiểu sử của W. Mills.
2. Sơ đồ hóa sự hình dung xã hội học và lý thuyết nhóm tinh hoa –
quyền lực của Wright Mills.
3. Sự hình dung xã hội học (Phương pháp nghiên cứu xã hội học).
4. Lý thuyết nhóm tinh hoa quyền lực (Kết quả nghiên cứu của Wright
Mills).
5. Sơ đồ hóa mô hình “Tam giác quyền lực” của Wright Mills:
1. Vài nét về tiểu sử của W. Mills:


- Charles Wright Mills sinh ngày 28 tháng 8 năm 1916, Mất ngày 20
tháng 3 năm 1962, là một nhà xã hội học người Mĩ.
- Ông nổi tiếng với cuốn sách “Sự hình dung xã hội học” (The
Sociologycal Imagination)-1959 và nổi tiếng với lý thuyết nhóm tinh hoa
quyền lực (The Power Elite)-1956.
2. Sơ đồ hóa sự hình dung xã hội học và lý thuyết nhóm tinh hoa –
quyền lực của Wright Mills:
GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ:
Wright Mills đã có đóng góp về:
- Phương pháp nghiên cứu xã hôi học.
- Kết quả nghiên cứu của ông về Lý thuyết nhóm tinh hoa –
quyền lực.
Wright Mills
Sự hình dung
xã hội học
(Phương pháp nghiên cứu
xã hội học).
Lý thuyết nhóm
Tinh hoa quyền lực
(Kết quả Nghiên cứu của
Wright Mills)
3. Sự hình dung xã hội học (Phương pháp nghiên cứu XHH): trả lời
2 câu hỏi: Nghiên cứu cái gì (What?) và Nghiên cứu như thế nào
(How?).
SƠ ĐỒ HÓA VỀ SỰ HÌNH DUNG XÃ HỘI HỌC.
#
- Xã hội học nghiên cứu các vấn đề xã hội: những vấn đề trục trặc,các
vấn đề liên quan đến vô số người trong xã hội (social prolem).
- Nghiên cứu bằng cách: đặt các vấn đề đó trong bối cảnh lịch sử.
→ Wright Mills đã dùng nó để nghiên cứu về nhóm tinh hoa quyền lực

trong xã hội.
Sự hình dung
Xã hội học
Bối cảnh lịch
sử, tiểu sử,
mối quan hệ
giữa bối
cảnh lịch sử
và tiểu sử.
Mối quan
tâm, lo
lắng cá
nhân.
Các vấn
đề xã hội.
Tổng hợp
các khía
cạnh văn
hóa-xã hội-
lịch sử-nhân
cách con
người.
Bối cảnh
môi trường
sống (thiết
chế xã hội
và cấu trúc
xã hội).
Đối tượng
nghiên

cứu
xã hội
học.
4. Lý thuyết nhóm tinh hoa quyền lực (Kết quả nghiên cứu của
Wright Mills):
SƠ ĐỒ HÓA:
g
Nhóm
tinh
hoa
quyền
lực.
Xã hội là một
cấu trúc
quyền lực.
Nhóm người
có quyền
lực.
Nhóm người
không có
quyền lực
Quyền lực
cưỡng chế
(Coercion).
Quyền lực
thống trị
(Authority).
Quyền lực
thaotúng
(Mani

pulation).
GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ:
- “Tinh hoa quyền lực”: chỉ sự hợp thành của 3 thiết chế: chính trị -
quân sự - kinh tế có khả năng ra các quyết định chi phối các thiết chế
còn lại trong xã hội.
- Quyền lực: gắn liền với việc ra quyết định, với người ra quyết định, và
người tham gia vào quyết định.
- Mills cho rằng khi nói tới quyền lực ta cần phải phân biệt rõ 3 hình
thái của quyền lực:
+ Quyền lực cưỡng chế (Coercion): khả năng bắt người khác phải tuân
theo, phải làm theo ý chí, nguyện vọng của mình.
+ Quyền lực thống trị (Authority): quyền lực được những người dưới
quyền tự nguyện tin là chính đáng, là đúng đắn.
+ Quyền lực thaotúng (Mani pulation): quyền lực được thực thi mà người
không có quyền lực không hề biết.
- Cấu trúc quyền lực: đã biến xã hội thành một cấu trúc gồm 2 nhóm là:
+ Nhóm người có quyền lực.
+ Nhóm người không có quyền lực.
5. Sơ đồ hóa mô hình “Tam giác quyền lực” của Wright Mills:
Kinh tế -
Quyền lực thao
túng
Quân sự -
Quyền lực cưỡng chế
(Nhóm không có
quyền lực)
Tam giác
quyền lực
(Liên minh
thần thánh)

Nắm giữ vị thế và vai trò lãnh đạo
xã hội
Là nhân tố thúc đẩy
và duy trì sự phát
triển của một nền
kinh tế sặc mùi chiến
tranh
Chịu trách nhiệm về
những bất hạnh, những
bất ổn và những mâu
thuẫn, xung đột trên
toàn xã hội.
Chính trị -
Quyền lực thống trị
(Nhóm có quyền lực)
GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ:
- Mills dùng khái niệm “Tinh hoa quyền lực” để chỉ sự hợp thành của
ba thiết chế chính trị, kinh tế và quân sự có khả năng ra các quyết định
chi phối các thiết chế khác còn lại trong xã hội. Mills chỉ rõ “bộ ba”
hay “Tam giác quyền lực” chính trị - kinh tế - quân sự tạo thành giới
tinh hoa quyền lực trong xã hội tư bản hiện đại thế kỉ XX.
+ Mills vạch rõ sự thống nhất của giới tinh hoa quyền lục dựa trên 3 cơ
sở là:
. Sự giống nhau về mặt tâm lý.
. Sự giống nhau về mặt xã hội.
. Sự phối hợp chặt chẽ của nhóm chopbu đại diện cho mỗi một thế lực
chính trị - kinh tế - quân sự.
+ Sự thống nhất kiểu “liên minh thần thánh” của các thế lực chính trị -
kinh tế - quân sự là nhân tố thúc đẩy và duy trì sự phát triển một nền
kinh tế sặc mì chiến tranh. Nhóm tinh hoa quyền lực với tư cách là một tổ

hợp thống nhất gồm thế lực chính trị, quân sự và kinh tế nắm giữ vị thế
và vai trò lãnh đạo, chỉ huy xã hội, do vậy chịu trách nhiệm về những bất
hạnh, những bất ổn và những mâu thuẫn, xung đột trên toàn xã hội.
KẾT LUẬN:
Wright Mills đã đóng góp cho xã hội học về sự hình dung xã hội học và lý
thuyết nhóm tinh hoa - quyền lực. Ông đã đặt nền móng phát triển cho trào
lưu xã hội học nhân văn trong việc xem xét một cách tổng hợp các khía cạnh
văn hóa, xã hội, lịch sử, nhân cách của đời sống con người khi thực hiện các
nghiên cứu của mình.
Ông đã chỉ rõ thứ tự ưu tiên để mô tả cấu trúc xã hội của các tổ chức chính
trị, kinh tế và quân sự và không văn hóa đó được trình bày dưới hình thức
của nó như là phương tiện để tìm cách kết thúc của các tầng lớp quyền lực.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lịch sử & lý thuyết xã hội học, Lê Ngọc Hùng, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2008.
2. Xã hội học, Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2001.
3. /> 4. Nhập môn xã hội học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 1993.

×