Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

vai trò của phụ nữ trong và ngoài gia đình hiện nay - môn xã hội học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.88 KB, 14 trang )

Xã Hội Học Gia Đình
Bài Tiểu Luận Cuối Kỳ
Giảng viên: Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh Viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
MSV: 1030619
Lớp: K55 – xã hội học
Đề tài: Vai trò của phụ nữ trong và ngoài gia đình hiện nay.
1
Mục lục:
1. Đặt vấn đề:
Gia đình là tế bào của xã hội và người phụ nữ được coi là hạt nhân
của tế bào đó. Xã hội ngày càng phát triển và vai trò của người phụ nữ ngày
càng quan trọng.
Với xã hội hiện nay thì vai trò của người phụ nữ càng được khẳng
định. Nhưng dường như vai trò ấy vẫn bị bó hẹp trong gia đình. “ Vấn đề gia
đình và lao động phụ nữ” là một trong những vấn đề cấp thiết trong lĩnh
vựng gia đình hiện nay. Lao động của phụ nữ ở bên ngoài gia đình đã và
đang là vấn đề nóng hổi, gây những bàn cãi làm tốn nhiều giấy mực của giới
báo chí, giới nghiên cứu… hiện nay. Có những quan điểm khác nhau giữa các
nước tư bản chủ nghĩa và các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
2
Ở các nước tư bản chủ nghĩa vấn đề này chưa được giải quyết một
cách triệt để về mặt quan niệm. Lấy Thụy điển làm ví dụ điển hình, và ở nước
này áp dụng một sơ đồ đi liền với đời người phụ nữ với lao động của họ: thứ
nhất là thời kỳ chưa có con, người phụ nữ làm việc ngoài gia đình; thứ hai là
thời kỳ có con, họ tách khỏi công việc lao động xã hội và chỉ làm công việc gia
đình; và thứ ba là thời kỳ con cái đã lớn, họ lại quay lại với công việc lao
động xã hội.
Ở các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa phụ nữ được khuyến khích
tham gia lao động xã hội, nhưng lại nảy sinh mâu thuẫn giữa vai trò của phụ
nữ trong công việc xã hội và trong gia đình. Và vấn đề này cũng gây nhiều


tranh cãi ở Việt Nam hiện nay.
Trong những năm qua, phụ nữ ngày càng khẳng định được vị thế của
mình, ở ngoài xã hội người phụ nữ cho thấy khả năng và năng lực của mình
ở từng vị trí đảm nhận: tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội xếp thứ 31 trên thế giới và
dẫn đầu trong 8 nước ASEAN có Nghị viện…; tỉ lệ nữ là Đại biểu Quốc hội
khóa XI chiếm tới 27,3% và tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII được tổ chức
vào ngầy 22 tháng 5 năm 2011 có tới 33,1% phụ nữ là ứng cử viên; phụ nữ
còn giữ nhiều cương vị lãnh đạo, chủ chốt trong nhà nước và ở các doanh
nghiệp… như phó chủ tịch nước, giám đốc các công ty,… Theo số liệu thu
được từ Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn
2006 – 2010 thì phụ nữ chiếm 49,9% trong tổng số lao động có việc làm và
83% trong số lao động tham gia hoạt động kinh tế, tỷ lệ lao động nữ có
chuyên môn kỹ thuật cao trong các lĩnh vực đạt ở mức trên 47% …trong gia
đình họ cũng nhận được sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới.
Mặc dù phụ nữ tham gia vào thị trường lao động khá cao nhưng họ
luôn phải gánh chịu những thiệt thòi như: bất bình đẳng giới trong giáo dục:
theo báo cáo phát triển con người năm 2011 của UNDP thì trình độ học vấn
của phụ nữ Việt Nam( từ 25 tuổi trở lên) đã hoàn thành chương trình giáo
dục cấp 2 trở lên là 24,7% còn với nam giới là 28% ; trong công việc nội trợ:
theo số liệu thống kê của Viện Khoa học xxa hội Việt Nam năm 2007 thì tỷ lệ
phụ nữ đi chợ mua thức ăn là 88,6% còn nam là 5,5%, việc phụ nữ nấu cơm
là 79,9% còn nam là 3,3%, công việc giặt giũ nữ là 77,3% còn nam là 2,8% ;
trong công việc và thu nhập:theo số liệu điều tra năm 2010 mức lương của
phụ nữ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn thấp hơn nam giới rất
nhiều, sự chênh lệch giữa nam với nữ là từ 50% đến 90%, ở Việt Nam phụ nữ
chiếm 46% lực lượng lao động và mức thu nhập của họ chỉ bằng 87% mức
thu nhập bình quân của nam giới( Luật lao động trên thế giới nói rõ là nam
nữ phải được hưởng mức lương bằng nhau khi cùng làm công việc như nhau
3
tuy nhiên trên thực tế thu nhập của phụ nữ hiện vẫn còn kém xa người khác

phái), ít được đề bạt vào các vị trí lãnh đạo cấp cao ở các cơ quan, ngay cả
trong chính sách của nhà nước về tuổi hưu: phụ nữ phải nghỉ hưu sớm hơn
nam giới 5 năm,…
Vì những vấn đề nêu trên đây mà tôi chọn : “ Vai trò của phụ nữ trong và
ngoài gia đình hiện nay.” là vấn đề để phân tích và nghiên cứu trong bài viết
của mình.
2. Nội dung:
2.3 .Vai trò của phụ nữ trong và ngoài gia đình ở thời kỳ trước mới đổi và
mấy năm sau đổi mới :
Vai trò của người phụ nữ từ những năm đầu dựng nước rồi xây dựng
đất nước và trong thời kỳ đất nước đã và đang trên con đường đổi mới hiện
nay luôn rất quan trọng.
Ở thời kỳ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và những năm đầu sau đổi mới,
phụ nữ luôn khẳng định được tầm vai trò không thể thiếu của mình trong
cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, bờ cõi Việt Nam ; chăm lo cho cuộc sống gia
đình khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986 và cho đến những
năm cuối của thế kỉ XX , người phụ nữ đã có những giao lưu tiếp xúc với
những công việc ngoài xã hội nhưng không nhiều mà vai trò của họ hầu như
chỉ bó hẹp trong gia đình: như Hội Phụ nữ Việt Nam những năm 1992- 1997
đã đưa ra những chương trình trọng tâm và vai trò của phụ nữ trong thời kì
này :Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong đời sống gia đình: phụ nữ trong cuộc
sống gia đình ( nội tướng); phụ nữ và vấn đề kế hoạch hóa gia đình : phụ nữ có
thể tạo sự hòa hợp về nhận thức với người chồng và gia đình chồng trong việc
sinh con trai hay con gái, nhận thức về quy mô gia đình… ngoài ra khẳng định
vai trò của phụ nữ ở các hoạt động khác : Vai trò của phụ nữ trong việc phát
huy mặt tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong đời sống xã hội: xóa đói giảm nghèo;
phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa mới ; công tác đào tạo cán bộ,
nâng cao kiến thức năng lực, việc làm thêm…
Như vậy có thể nói vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn trên chủ yếu
hướng về gia đình, người phụ nữ đặt lên hàng đầu chức năng và trách nhiệm

của người vợ và người mẹ trong công việc trông nom gia đình và giáo dục con
cái.
2.2 .Vai trò của phụ nữ trong và ngoài gia đình hiện nay:
4
Người phụ nữ ở những năm cuối thập kỉ 90 của thế XX và đặc biệt
người phụ nữ ở thế kỉ XXI ngày càng thể hiện được vai trò của mình không chỉ
ở trong không gian gia đình mà còn xa hơn, rộng hơn ở ngoài xã hội…
Việt Nam với nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho mỗi cá nhân phát
huy năng lực của mình và người phụ nữ cũng không là ngoại lệ. Người phụ nữ
của thế kỉ XXI chứng tỏ khả năng và năng lực của mình ở từng công việc từng
vị trí mà họ được giao trong xã hội. Phụ nữ ngày nay có nhiều nhiều cơ hội
sánh vai cùng nam giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
cũng như trong lao động sản xuất.
Ở Việt Nam theo số liệu điều tra lao động việc làm các năm 2000 – 2003
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy tỷ lệ nữ ở độ tuổi từ 15 tuổi
trở nên tham gia các hoạt động kinh tế chiếm 68,5% ( tỷ lệ nữ có việc làm
thường xuyên chiếm 96,2%) và con số này ở giai đoạn 2006 -2010 của Kế
hoạch vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã tăng lên 83% số lao động tham gia
hoạt động kinh tế, từ những con số trên có thể thấy vai trò của phụ nữ ngày
càng lớn trong hoạt động kinh tế và khẳng định khả năng làm việc của phụ nữ
không thua kém gì nam giới. ( Ở Hà Nội theo số liệu thống kê của Cục thống
kê Hà Nội năm 2001 lao động nữ tập trung đông ở nhóm ngành dịch vụ -
41,5% , thấp nhất là nhóm ngành công nghiệp và xây dưng – 19,7% ).
Và tỷ lệ phụ nữ trong các ngành công nghiệp như dệt may sẽ chiếm cao
hơn trong những ngành công nghiệp nghiêng về kỹ thuật thường dành cho nam
giới như theo số liệu của Dự án VIE/ 97/051thực hiện năm 1999 thì một số
ngành có tỷ lệ lao động nữ cao như: may trang phục 81,5%, sản xuất giày dép
và các sản phẩm từ da 79,5%, dệt 69%, sản xuất thuốc lá 53% một số ngành
công nghiệp nặng như sản xuất hóa chất, cơ khí thì nữ chỉ chiếm 40%. Theo số
liệu năm 2010: phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết các cơ quan hành

chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm công ăn
lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp. Trong số hơn 300 nghìn doanh nghiệp
hoạt động theo luật doanh nghiệp, có khoảng 15% do phụ nữ đứng đầu hoặc
nắm giữ cương vị chủ chốt. Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp của một số
ngành: dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm, đồ uống… chiếm hơn 50%, ở các
ngành giao thông – vận tải, xây dựng , khai khoáng… có 20% người quản lý
doanh nghiệp là nữ. Trong số 900 nghìn hộ kinh doanh có 27% là do phụ nữ
điều hành.
Trong lĩnh vực quản lý, lãnh đạo: trong những năm gần đây tỷ lệ phụ nữ
trong các cấp lãnh đạo có xu hướng tăng lên cả về số lượng và vi trí công việc:
theo số liệu của Quốc hội, tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan dân cử, cơ quan chính
quyền ở các cấp cao hơn so với nhiệm kỳ trước (1999 – 2004). Trong giai đoạn
2004-2011, tỷ lệ nữ tham gia hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 23,8%, cấp
5
quận/huyện đạt 23,2% và cấp xã đạt 20,1%; theo Bộ nội vụ thì số lượng nữ
được bổ nhiệm, đè bạt các vị trí lãnh đạo, quản lý vào khối cơ quan Bộ, ngành
bộ có 436 người chiếm 23,49%; khối cơ quan chính phủ có 64 người chiếm
24,81%; khối cơ quan các Vụ, Cục thuộc Bộ và tương đương có 249 người
chiếm 22,55%. Và theo số liệu đã chỉ ra ở phần đặt vấn đề thì số lượng Đại
biểu nữ ở các kỳ Quốc hội và ứng viên tham gia Quốc hội cũng không phải là
con số nhỏ.
Sự gia tăng số lượng nữ tham gia quản lý nhà nước và giữ các vị trí
lãnh đạo ngày càng chứng tỏ khả năng và năng lực của họ.
Với khả năng và năng lực đó chứng tỏ trình độ và học vấn của họ ngày
càng được nâng cao : theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ ở
bậc đại học, cao đẳng, tỷ lệ nam nữ ngày càng cân bằng, năm 2008 tỷ lệ nữ
đạt 53,9% và ngày càng có nhiều nữ thủ khoa ở địa bàn Hà Nội, sau đại học
tỷ lệ có thấp hơn: Thạc sĩ: 17%, Tiến sĩ hơn 30%, Phó Giáo sư gần 12% và
Giáo sư hơn 5% và trong những năm gần đây con số này còn tăng lên một
cách nhanh chóng, tính riêng năm 2010 tỷ lệ nữ được bổ nhiệm Giáo sư, Phó

Giáo sư chiếm 20,23% và theo Giáo sư Hoàng Minh Giang, ĐH Quốc gia Hà
Nội đưa ra số liệu thống kê: trong ba năm gần đây, ở các hoạt động khoa học
đỉnh cao, người chủ trì là nữ chiếm tỷ lệ 12,1%.
Như vậy có thể thấy trình độ của phụ nữ ngày càng được nâng cao và
họ dần khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở lĩnh vực hoạt động kinh
tế, vị trí lãnh đạo, lĩnh vực giáo dục mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên vấn đề ở đây là vai trò của phụ nữ trong và ngoài gia đình.
Người phụ nữ với truyền thống từ xưa, gắn với thiên chức làm mẹ,
làm vợ chăm lo cuộc sống gia đình. Mặc dù trong thời đại hiện nay đảm
nhiệm công việc gia đình không còn quá khắt khe với phụ nữ, họ được chia sẻ
công việc và trách nhiệm gia đình bởi người đàn ông – người chồng, người
con của họ:
Một người đàn ông điển hình: anh Hùng( ngõ Đa Lộc – Cầu Giấy – Hà
nội). Chẳng bao giờ, anh nghĩ mình sẽ đảm đang công việc nhà cùng vợ. Từ
trước tới nay, thu nhập hai vợ chồng anh cũng đủ chi tiêu và đủ để thuê
người giúp việc.
“Tư tưởng của anh khá đơn giản: vợ không nhất thiết phải làm việc
nhà, thuê người giúp việc về cũng chẳng sao. Nhưng sau một thời gian không
tìm được người giúp việc ưng ý trong gia đình, thấy vợ cũng phải tất bật vất
vả nhiều việc, anh quyết định giúp vợ một vài việc trong nhà xem sao.” Và khi
6
bắt tay vào những công việc tưởng chừng là đơn giản nhưng không hề đơn
giản như anh vẫn nghĩ như rửa bát, quét nhà, nấu ăn , dạy dỗ con mà quy
rằng đó là nhiệm vụ của người phụ nữ khi về nhà…
Jeremy là người Úc đã sinh sống tại Việt Nam 5 năm và có một người
vợ Việt Nam. Nhà Jeremy chưa bao giờ có người giúp việc.
Tất cả mọi việc từ chăm con tới dọn dẹp ngôi nhà 4 tầng đều do hai vợ
chồng tự tay làm hết và đối với Jeremy, chính những điều đó giúp cuộc sống
gia đình anh có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Và họ cảm thấy công việc nhà cũng thú vị, lại được gần gũi, vui vẻ bên gia

đình của mình sau những giờ làm việc mệt mỏi. (theo baomoi.com)
Tuy nhiên họ chỉ là những cá nhân, những cây cỏ 4 lá trong rừng cây 3 lá mà
những người vợ của họ may mắn tìm thấy.
Thực tế thì người đàn ông tham gia đảm nhận chia sẻ và quyêt định
công việc sinh hoạt gia đình không nhiều: tỷ lệ người phụ nữ đưa ra quyết
định trong việc gia đình chiếm tỷ lệ rất cao, mang tính áp đảo: ăn uống hằng
ngày phụ nữ quyết đinh chiếm tỷ lệ 83,4% trong khi đó nam giới là 0,5%;
việc học hành của con phụ nữ chiếm 45.9% còn nam giới là 2,0%; việc chăm
sóc sức khỏe phụ nữ là 57,9% còn nam giói là 45,9%; đối với việc mua sắm
đồ dung đắt tiền thì hai người bằng nhau và bằng 12,6%; với công việc làm
ăn của gia đình thì tương đối không chênh lệch nhiều( trong phân tích của
Vũ Tuấn Huy về cơ cấu gia đình …năm 1998)… Những năm gần đây tuy có
nhiều sự thay đổi, sự chênh lệch về số liệu có giảm xuống, nhưng việc gia
đình vẫn quy trách nhiệm cho người phụ nữ…
Có thể thấy vai trò của người phụ nữ đối với ra đình khó có thế xem
nhẹ, người phụ nữ không thể toàn tâm cho công việc của mình bên ngoài xã
hội. Trong các lĩnh vực tham gia hoạt đông kinh tế, lãnh đạo quản lý, giáo
dục… phụ nữ không có cơ hội ngang bằng với nam giới.
Theo WEF, trong năm 2012 bất bình đẳng giới giữa phụ nữ và đàn ông trong
các hoạt động kinh tế là 60% và trong chính trị là 20%.
Báo cáo về bất bình đẳng giới Toàn cầu 2012 đã tiến hành đánh giá
tốc độ thu hẹp khỏng cách về bình đẳng tại 135 quốc gia trên toàn cầu gồm
bốn tiêu chí: cơ hội – sự tham gia vào kinh tế, trình độ giáo dục , sức khỏe –
đời sống và quyền lực chính trị.
7
Kết quả cho thấy khoảng cách về yếu tố sức khỏe giữa hai giới đã
được rút ngắn tới 96%, và 93% về trình độ giáo dục.
Song nhìn chung phụ nữ vẫn phải đối mặt với khoảng cách lớn trong
công việc, tiền lương và vị trí lãnh đạo so với cánh mày râu.
Tốc độ thu hẹp khoảng cách giới trên toàn cầu diễn ra khá chậm. Hơn

một nửa trong số quốc gia được khảo sát không có bất kỳ một cải thiện nào
vượt qua 5% trong vòng bảy năm qua.
Phụ nữ trên toàn cầu vẫn chịu “lép vế” so với đàn ông trong nhiều vấn
đề, đặc biệt là vấn đề việc làm và thu nhập.
Ngay cả những nước có nền giáo dục tiến bộ, phụ nữ có trình độ giáo
dục cao thì thu nhập của họ vẫn luôn thấp hơn đàn ông. Trong danh sách 10
công việc có thu nhập cao nhất trên thế giới thì phụ nữ chỉ chiếm 35%.( theo
báo Vietnam+)
Ở Việt Nam, với lĩnh vực tham gia hoạt động kinh tế: theo số liệu điều
tra năm 2011 thì tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữ là 83% và nam
giới là 85%.
Theo số liệu điều tra năm 2010 thì mức thu nhập của phụ nữ chỉ bằng
87% mức thu nhập của nam giới.
Trong giáo dục, khoảng cách trình độ học vấn được rút ngắn, ngày
càng có nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo sư và Giáo sư được vinh danh.
Phụ nữ thường ít được đề bạt, thăng tiến vào các vị trí lãnh đạo cao
tại cơ quan do nhiều yếu tố chi phối như văn hóa, định kiến xã hội, cá tính
của từng người, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đề bạt chưa
chú ý đến năng lực, sở trường của cán bộ nữ hay khung pháp luật chính
sách là rào cản đối việc việc thăng tiến của phụ nữ. Cũng vì đó mà lực lượng
cán bộ trong quản lý, lãnh đạo rất thấp so với nam giới, thời gian gần đây có
sự chuyển biến, thay đổi nhưng không mạnh mẽ và chưa tương xứng với khả
năng và năng lực của người phụ nữ. Một vấn đề cũng là rào cản tới việc đề
bạt, thăng tiến, cơ hội đào tạo, lương của phụ nữ, đã có nhưng tranh luân
yêu cầu tuổi nghỉ hưu cân bằng với na giới nhưng chưa có quyết định…
Như vậy có thể thấy vai trò của phụ nữ trong và ngoài gia đình là rất
quan trong, không thể thiếu, nó giống như sự cân bằng giữa thể lực và tinh
8
thần mang lại một trang thái tốt nhất cho con người. Cần hài hòa hai mặt
này, không để vai trò nào chiếm ưu thế…vì “ Đằng sau thành công của một

người đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ”, và một con đường song
hành khác đó là sự thành công của chính người phụ nữ.
2.3. Một số lý thuyết áp dụng giải thích vấn đề:
2.3.1 Lý thuyết tương tác biểu trưng:
Áp dụng lý thuyết tương tác biểu trưng vào giải thích vấn đề vai trò
của người phu nữ hướng ra ngoài gia đình là xã hội., ta thấy:
Thuyết tương tác vận dụng quan niệm hành vi và cho rằng xã hội
được tạo thành từ thuyết tương tác của vô số cá nhân, mọi hành vi của con
người có vô số ý nghĩa khác nhau, lý thuyết tương tác biểu trưng là một lý
thuyết quan trọng của xã hội học về tương tác xã hội, vì tương tác cá nhân
dẫn đến xem nhẹ những tương tác ở cấp độ vĩ mô lý thuyết này cũng chưa
phân tích về những rắc rối khó khăn trong tương tác khi các cá nhân xuất
phát từ hai nền văn hóa có những hệ thống biểu tượng tương đối khác nhau.
Với vấn đề người phụ nữ không đơn thuần giữ vai trò trong khuôn khổ
gia đình mà hướng ra ngoài xã hội. Lý thuyết tương tác biểu trưng đã phản
ánh quan niệm khác nhau về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã
hội .
Trong xã hội Phong Kiến, gia đình Việt Nam truyền thống, vai trò của
người phụ nữ không được đề cao ngoài xã hội, dường như họ bị gắn cái thiên
chức làm vợ, làm mẹ, chăm sóc cho gia đình … Những tư tưởng nho giáo đã
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người. Người phụ từng trải qua hang
nghìn năm đảm đang (đảm nhiệm, trách nhiệm) và chịu đựng, hy sinh
nhưng họ không được đề cao. Người phụ nữ truyền thống trong gia đình xưa
phải có đủ “tam tòng, tứ đức”. Họ nghiếm nhiên trở thành biểu trưng gắn liền
với ngôi nhà, con cái, không có quyền đưa ra ý kiến hay quyết định gì trong
gia đình cũng như ngoài xã hội. Nơi người đàn bà hạnh phúc chỉ chọn gói
trong một mái ấm gia đình : bố mẹ, chồng và con cái. Hoặc có hơn thì cũng
chỉ là ngoài ngưỡng của rụt rè, theo bước chân chồng làm quen với xã hội,
giao tiếp với bạn bè thân thuộc. Quanh quẩn chỉ là bếp núc, ruộng vườn, con
cái.

Nhưng ngày nay – xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa thì khác, nam
nữ bình đẳng, người phụ nữ trong gia đình hiện đại đã tự khẳng định mình,
vai trò của mình trong gia đình và xã hội ở khía cạnh khác không phải là bếp
9
núc, con cái … mà ở nhiều lĩnh vực trong xã hội…, họ đóng góp phát triển
kinh tế trong gia đình và xã hội ( họ tham gia các hoạt động chính trị, là các
nữ doanh nhân )không những khẳng định vai trò trong gia đình mà họ còn
cho thấy tầm quan trọng trong xu thế phát triển và hội nhập của thế giới.
Người phụ nữ có quyền được lựa chọn con đường họ đi, theo đuổi ước mơ dự
định và có quyền khẳng định mình ở thế giới bên ngoài gia đình là xã hội.
Lối sống thú vị, mới mẻ, năng động, độc lập tài chính và những tham vọng
của họ có thể được khẳng định mình trong công việc, môi trường làm việc và
vị trí học đang lãnh đạo điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phụ nữ
hướng ra bên xã hội đảm nhận cả vai trò trong và ngoài gia đình.
2.3.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn:
Lý giải vấn đề này theo lý thuyết hành vi lựa chọn của Geogre Homas –
nhà xã hội học người Mỹ, một trong các tác giả của lý thuyết trao đổi xã hội,
nổi tiếng với chủ trương đưa con người trở lại xã hội học. Trong các lý
thuyết của mình ông đưa ra mô hình lựa chon duy lý cá nhân trên cơ sở
những nguyên tắc đã được khái quát thành những định đề sau:
Định đề phần thưởng: đối với tất cả các hành động của con người,
hành động nào càng thường xuyên dược khen thưởng thì càng có khả năng
lặp lại.
Định đề kích thích: nếu một (nhóm) kích thích nào trước đây đã từng
khiến cho hành động nào đấy được khen thưởng thì một (nhóm) mới càng
giống kích thích đó bao nhiêu thì càng làm cho hành động tương tự ấy được
lặp lại bấy nhiêu.
Định đề giá trị: kết quả của hành đông càng có giá trị cao đối với chủ
thể bao nhiêu thì càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu. Và khi
mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẵn sang bỏ nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần

để đạt được nó.
Định đề giá trị suy giảm( nhàm chán): càng thường xuyên nhân được
một phần thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu
đối với chủ thể hành động.
Định đề mong đợi : nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì
người ta sẽ hài lòng, còn nếu không được thực hiện thì cá nhân sẽ bực tức,
không hài lòng.
Qua các định đề trên chúng ta có thể thấy rằng con người là một động
vật duy lý , trước khi thực hiện một hành động nào đó cũng quan tâm nhiều
10
nhất đến vấn đề lợi ích và phần thưởng, và thường xuyên tìm cách cân đối
vấn đề này làm sao khi thực hiện hành động này có thể đem lại cho họ một
phần thưởng và giá trị cao nhất. và họ luôn thường trực suy nghĩ xem phần
thưởng đạt được có tương ứng với chi phí và sự đầu tư của họ hay không. Sự
xem xét, tính toán này không chỉ được căn cứ vào khả năng của chủ thể mà
còn căn cứ vào những giá trị, chuẩn mực, phong tục truyền thống.
Việc người phụ nữ không chon một vai trò nào tách biệt mà khẳng
định vai trò của mình cả ở trong và ngoài gia đình. Bản thân việc thể hiện cả
hai vai trò này người thực hiện hay ở đây chính là người phụ nữ cũng sẽ
luôn có sự tính toán đến giá trị và phần thưởng mình thu nhận được từ hành
vi đó. Bản thân người phụ nữ việc người phụ nữa đảm nhiệm cả hai vai trò
trong và ngoài gia đình đã có sự cân nhắc tính toán ngay từ đầu, bàn thân
nhận được những gì đó là sự tin tưởng của chính gia đình, sự yêu thương
tôn trọng của gia đình khi thực hiện được cái cho là nghĩa vụ vốn có của
người phụ nữ từ trước đến nay và họ cũng làm được những việc mình mong
muốn ưa thích, thể hiện được khả năng của mình trong công việc và vị trí
ngoài xã hội mà họ lựa chọn, ở khía cạnh này họ có đường cả về kinh tế, sự
hãnh diện và cả tham vọng của bản thân. Như vậy họ nhận được giá trị và
phần thưởng…
Người phụ nữ hiện đại này nay không thể tách rời với thực tế gia đình

và xã hội. Người phụ nữ có thể thể hiện và thực hiện chức năng của mình khi
ở hai nôi trường này. Gia đình và xã hội cùng tạo những điều kiện thuận lợi
nhất để người phụ nữ phát huy được khả năng và vai trò của mình: vừa có
thể đảm bảo được cuộc sống gia đình ổn định vừa tham gia vào các công
việc xã hội và có thời gian hưởng thụ, chăm sóc chính bản thân…
Nhiều người phụ nữ hiện nay vẫn có sự nghiệp thành công và tổ ấm
gia đình hạnh phúc, họ dung hòa được hai vai trò của mình cả ở trong và
ngoài gia đình. Không thể không kể đến những vị nữ Phó Chủ tịch nước của
nước ta: Nguyễn Thị Bình – nhà ngoại giao tài ba, lịch lãm; Trương Mỹ
Hoa;Nguyễn Thị Doan;
Nhiều phụ nữ tài giỏi trong lĩnh vực kinh doanh như: Phạm Thị Lan
Anh- Tổng giám đốc Công ty CP Bê tông, Xây dựng A&P chia sẻ: “ở cương vị
người đứng đầu, trách nhiệm và áp lực rất lớn khiến tôi phải dành nhiều thời
gian cho công việc. Nhưng không vì thế mà tôi bỏ bê gia đình, vì tôi nghĩ, với
người phụ nữ, gia đình hạnh phúc là rất quan trọng.” ( theo VNEXPRESS – tin
nhan Việt Nam)
11
Cô Đoàn Thị Thanh Tú, điều phối viên liên minh cứu trợ trẻ em Việt
Nam. “ Theo cô, môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhân ái tại Liên minh
cứu trợ trẻ em đã tạo thuận lợi cho cô phát triển các sở trường khác và đặc biệt
có thời gian chăm sóc gia đình. Công việc hằng ngày của cô cũng như bao
người phụ nữ khác: sang thức con dậy, cho bé ăn sang và đưa đi học rồi đi làm,
chiều đón bé từ trường về, chuẩn bị cho bữa cơm gia đình đầm ấm, sau đó nghỉ
ngơi một chút và chơi đùa, kể chuyện, dạy bé tô, tập vẽ,…” ( theo trang
TOPICA – tổ hợp giáo dục Topica) và điều phối viên cũng tâm sự: nhờ sự giúp
đỡ, chia sẻ của chồng mà cô vừa có thể làm tốt công việc, vừa chăm lo cho gia
đình, song hành cả hai vai trò. Sự quan tâm từ phía gia đình luôn là nguồn động
lực giúp cô hoàn thành tốt mọi công việc của mình.
2.4.Xu hướng phát triển của vấn đề:
Tiếp nối phần đặt vấn đề đã đề cập ở trên: Ở trong các nước theo chế

độ xã hội chủ nghĩa thì phụ nữ được khuyến khích tham gia lao động, nhưng
lại xuất hiện mâu thuẫn giữa vai trò nghề nghiệp xã hội của phụ nữ và vai trì
chức năng của phụ nữ trong gia đình. Trong dư luận xã hội nảy sinh ba quan
điểm : Thứ nhất chủ trương thu hút phụ nữ tham gia tích cực nhất vào đời
sống để thực hiện sự bất bình đẳng hoàn toàn giữa nam và nữ về địa vị xã
hội; thứ hai muốn hạn chế lao động xã hội của phụ nữ và đặt lên hàng đầu
chức năng nhiệm vụ của người vợ, người mẹ trong trông nom gia đình và
giáo dục con cái; và quan điểm ba trung hòa vai trò của người phụ nữ trong
gia đình và ngoài gia đình.
Xu thế phát triển của phụ nữ hiện nay đang theo quan điểm thứ ba, và
trong những năm tới, giai đoạn tới, người phụ nữ trong xã hội hiện đại sẽ
tung hòa giữa vai trò trong và ngoài gia đình. Họ sẽ vừa chăm lo công việc
gia đình và đảm đương các công việc ngoài xã hội tốt hơn…
3. Kết luận:
Phụ nữ ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong đời sống xã hội.
Và điều tuyệt vời nhất là người phụ nữ đó vừa thành công trong sự nghiệp và
vừa hoàn thành tốt vai trò của mình trong gia đình. Mỗi người phụ nữ đều phải
đương đầu thử thách riêng, sự độc lập cá nhân, họ vẫn phải tìm một điểm tựa
để dựa vào để vươn lên đó chính là gia đình. Phía sau thành công của một
người đàn ông là một người phụ nữ và phía sau thành công của người phụ nữ
có lẽ là gia đình, là tình yêu dành cho gia đình của người phụ nữ và là tình yêu
dành cho người phụ nữ của gia đình.
12
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Mai Huy Bích (2009), Xã hội học Gia đình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
2. Lê Thái Thị Băng Tâm (2012), Xã hội học Gia đình, Hà Nội.
3. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng(2008), Xã Hội Học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
4. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh(2011), Phương pháp nghiên cứu Xã hội

học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Tạp chí gia đình và trẻ em, kỳ I tháng 10/ 2006.
6. Tạp chí gia đình và trẻ em kỳ II tháng 2/ 2006.
7. Tạp chí Văn Hóa và Văn Nghệ với Gia đình, số 1/ 1995.
8. Những vấn đề xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Tạp chí gia đình và giới.
10. hp://vbqppl.moj.gov.vn/ct/ntuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?
ItemID=2425 – Nghiên cứu trao đổi: sơ kết thực hiện kế hoạch hành động vì sự ến bộ của
phụ nữ Việt Nam, ngày 06 tháng 03 năm 2009
11. hp://vietbao.vn/Giao-duc/Ty-le-nu-giao-su-o-Viet-Nam-la-1/55333444/202/ - Tỉ lệ giáo sư
nữ ở Việt Nam là 1%, cập nhật lúc 14:02 Thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2010. Vietbao.vn
12. hp://www.vietnamplus.vn/Home/Phu-nu-doi-mat-khoang-cach-lon-ve-viec-lam-
luong/201210/165640.vnplus - Phụ nữ đối mặt với khoảng cách lớn về việc làm, lương, cập
nhật lúc 16:17, ngày 26 tháng 10 năm 2012, trang nhất – đời sống.
13. hp://huynhtruong-dmhcg.net/forum/showthread.php?1318-Ch%C3%AAnh-l%E1%BB
%87ch-m%E1%BB%A9c-l%C6%B0%C6%A1ng-gi%E1%BB%AFa-nam-v%C3%A0-n%E1%BB%AF-
hi%E1%BB%87n-nay – chênh lệch mức lương giữa nam và nữ hiện nay, Ban quản trị đoàn –
n tức .
14. hp://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/gioi-va-nhung-van-de-cua-phu-nu-duong-dai - giới và
những vấn đề của phụ nữ đương đại, cập nhất lúc 14:8 ngày 22 tháng 11 năm 2012.
15. hp://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/2012/10/voi-nguoi-phu-nu-hanh-
phuc-gia-dinh-la-quan-trong/ - với người phụ nữ hạnh phúc gia đình là quan trong, cập nhất
lúc 08:00, thứ 7, ngày 20 tháng 10 năm 2010.
16. Nhiều trang báo mạng điện tử như: vietbao.vn, vietnam+,…
13

×