Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu sử dụng bài tập thể dục nhịp điệu để nâng cao thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa thể dục thể thao trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 96 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI



VŨ LONG VƢƠNG



NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU ĐỂ
NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






HÀ NỘI, NĂM 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI



VŨ LONG VƢƠNG



NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU ĐỂ
NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
MÃ SỐ: 60.14.01.03


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Phạm Viết Vƣợng





HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kì công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận văn


Vũ Long Vƣơng


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

TDTT : Thể dục thể thao
GDTC : Giáo dục thể chất
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TDNĐ : Thể dục nhịp điệu



BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Kết quả phỏng vấn về thực trạng sử dụng các test để đánh giá
thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất của các trƣờng Đại học và Cao đẳng
chuyên ngành GDTC (n=100).
Bảng 2.2 Kết quả kiểm tra xác định độ tin cậy của các test trên đối tƣợng
nghiên cứu (n=100).
Bảng 2.3. Thực trạng thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất với nam
sinh viên năm thứ hai khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc (n=100).
Bảng 2.4. So sánh phát triển thể lực giữa nam sinh viên năm thứ nhất với
nam sinh viên năm thứ hai Khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc.
Bảng 2.5 Nhu cầu tập luyện TDNĐ của nam sinh viên năm thứ nhất khoa

TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc
Bảng 2.6. Phỏng vấn chuyên gia, giảng viên TDNĐ về thực trạng sử
dụng bài tập TDNĐ cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại
học Tây Bắc. (n=50)
Bảng 2.7. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia, giảng viên về TDNĐ về
việc áp dụng bài tập TDNĐ với tốc độ nhạc khác nhau có ảnh hƣờng
nhƣ thế nào đến việc phát triển các tố chất thể lực. (n=50)
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn các nguyên tắc biên soạn bài tập TDNĐ
nhằm nâng cao tố chất thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT
trƣờng Đại học Tây Bắc (n = 50)
Bảng 3.2. So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm
thực nghiệm 1 và nhóm đối chiếu (trƣớc thực nghiệm)
Bảng 3.3. So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm
thực nghiệm 2 và nhóm đối chiếu (trƣớc thực nghiệm)
Bảng 3.4. So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực cảu 2 nhóm
thực nghiệm 3 và nhóm đối chiếu (trƣớc thực nghiệm)


Bảng 3.5. So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm
thực nghiệm 1 và nhóm đối chiếu (sau thực nghiệm)
Bảng 3.6. So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm
thực nghiệm 2 và nhóm đối chiếu (sau thực nghiệm)
Bảng 3.7. So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm
thực nghiệm 3 và nhóm đối chiếu (sau thực nghiệm)


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: 4
3.2. Khách thể nghiên cứu 4
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
4.1. Nhiệm vụ 1 4
4.2. Nhiệm vụ 2 4
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 5
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
7.1. Phƣơng pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu 5
7.2. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm 5
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn tọa đàm 6
7.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm 6
7.4.1. Lực bóp tay thuận 7
7.4.2. Bật xa tại chỗ (cm) 7
7.4.3. Dẻo gập thân (cm) 8
7.4.4.Nằm sấp chống đẩy (số lần) 8
7.4.5. Nằm ngửa gập bụng (Số lần/30s) 9
7.4.6. Đứng tƣ thế số 4 Rômbergơ (Giây) 9
7.4.7. Chạy 30m xuất phát cao (s) 9
7.4.8. Chạy con thoi 4x10m (s) 10
7.4.9. Test Cooper (m) 10
7.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 11
7.6. Phƣơng pháp toán học thống kê 13


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC THỂ
CHẤT VÀ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG CÁC TRƢỜNG HỌC 14

1.2. GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC 18
1.2.1 Khái niệm GDTC: 18
1.2.2 Mục đích của GDTC 18
1.2.3 Nhiệm vụ của GDTC 19
1.3. BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 20
1.3.1. Khái quát về thể dục nhịp điệu 20
1.3.2. Định nghĩa thể dục nhịp điệu 21
1.3.3. Cấu trúc chuyển động thể dục nhịp điệu. 21
1.3.4. Mục đích tập luyện thể dục nhịp điệu. 22
1.3.5. Phát triển các tố chất thể lực trong thể dục nhịp điệu 26
1.3.6. Ƣu, nhƣợc điểm của thể dục nhịp điệu 27
1.4. BIÊN SOẠN CHƢƠNG TRÌNH VÀ GIẢNG DẠY THỂ DỤC NHỊP
ĐIỆU 29
1.4.1. Đặc điểm của TDNĐ 29
1.4.2. Nguyên tắc biên soạn 29
1.4.3. Cấu trúc buổi tập 30
1.4.4. Phƣơng pháp biên soạn 32
1.4.5. Phƣơng pháp giảng dạy TDNĐ 34
1.4.6. Nguyên tắc sắp xếp các bài tập trong nhóm 35
1.4.7. Lƣợng vận động 35
Kết luận chƣơng 1 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỂ LỰC VÀ NHU CẦU TẬP LUYỆN
THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU CỦA NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA
TDTT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 38
2.1. THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
KHOA TDTT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 38


2.1.1. Nghiên cứu lựa chọn các test nhằm đánh giá thể lực cho nam sinh viên
năm thứ nhất khoa Thể dục Thể thao trƣờng Đại học Tây Bắc. 38

2.1.2. Xác định độ tin cậy của test trên đối tƣợng nghiên cứu. 40
2.1.3. Đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất với sinh viên
năm thứ hai khoa Thể dục thể thao trƣờng Đại học Tây Bắc. 42
2.1.4. Đánh giá sự thay đổi giá trị trung bình kết quả thu đƣợc qua các test
trong kỳ học của nam sinh viên năm thứ nhất với nam sinh viên năm thứ hai
khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc. 43
2.1.5. So sánh sự phát triển thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất với nam
sinh viên năm thứ hai khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc. 44
2.2. NHU CẦU TẬP LUYỆN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU CỦA NAM SINH
VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TDTT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC . 45
Nhu cầu tập thể dục nhịp điệu của nam sinh viên năm thức nhất trƣờng Đại
học Tây Bắc 45
2.2.2. Lựa chọn các bài tập TDNĐ nhằm nâng cao tố chất thể lực cho nam
sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc. Error!
Bookmark not defined.
2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP THẺ DỤC NHỊP ĐIỆU Ở
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 47
Kết luận chƣơng 2 52
Chƣơng 3: LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BÀI
TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NAM SINH
VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TDTT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY
BẮC 54
3.1. NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU NÂNG
CAO TỐ CHẤT THỂ LỰC CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA
GDTC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 54
3.2. Lựa chọn sử dụng và đánh giá hiệu quả bài tập TDNĐ nâng cao thể lực cho


nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc. 56
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm 56

3.2.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm 60
3.2.3. Tiến hành thực nghiệm 60
3.2.4. Kết quả thực nghiệm 60
Kết luận chƣơng 3 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo nhằm xây dựng
nƣớc Việt Nam ―dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
đang đƣợc triển khai trên quy mô lớn. Để đạt đƣợc mục tiêu cao đẹp đó thì
việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có sức khoẻ tốt
luôn đƣợc Đảng đặt ở vị trí hàng đầu.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của xã hội, hoạt động
TDTT đã không ngừng phát triển, trở thành một bộ phận không thể thiếu
đƣợc trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định phát triển TDTT là một bộ phận
quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm phát huy
nhân tố con ngƣời, ―Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức
khoẻ, thể lực; giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh; Làm phong
phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; Nâng cao năng suất lao động và
sức chiến đấu của lực lƣợng vũ trang " [1].
Công tác TDTT luôn bám sát các yêu cầu thực tiễn của cuộc sống, hoạt
động thiết thực có hiệu quả, gắn mục tiêu xây dựng con ngƣời, phục vụ các
nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ,

nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi
các tệ nạn xã hội.
Chỉ thị 17/CT-TV/ của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã nêu rõ: "Công
tác thể dục, thể thao góp phần khôi phục và tăng cường sản xuất của nhân
dân, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng từng
bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của nhân dân,
trước hết là của thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất (GDTC)
trong trường học".

2

Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trƣờng mặc dù đã đƣợc các cấp
lãnh đạo, của nhà trƣờng hết sức quan tâm, nhƣng vẫn còn nhiều bất cập chƣa
đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng tập luyện TDTT của đông đảo cán bộ giáo
viên và sinh viên.
Thực trạng trên đã đƣợc Bộ giáo dục và Đào tạo nhận định: "Chất lượng
GDTC còn thấp, giờ dạy thể dục còn đơn điệu, thiếu sinh động‖. Vụ Công tác
Học sinh - Sinh viên đánh giá: " Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC còn
nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở nhà trường. Đặc biệt là việc
đánh giá chất lượng về sức khoẻ và thể chất sinh viên trong mục tiêu chung
còn chưa tương xứng” [23, tr27].
Nhƣ vậy muốn nâng cao hiệu quả và chất lƣợng GDTC trong nhà trƣờng
thì bên cạnh giờ học chính khóa phải thực hiện đồng thời, có hiệu quả các
hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa. Đây chính là yếu tố cộng hƣởng thúc
đẩy sự phát triển và hoàn thiện thể chất cho sinh viên trong quá trình học tập,
góp phần đào tạo ngƣời cán bộ tƣơng lai có trí tuệ và sức khoẻ.
Hòa cùng xu thế của thời đại, TDTT ở nƣớc ta từng bƣớc vững chắc tiến
đến hội nhập và phát triển. Nội dung và hình thức hoạt động TDTT rất đa
dạng và phong phú, một số môn thể thao đƣợc quan tâm và phát triển mạnh
mẽ cả về lƣợng và chất trong đó nhƣ môn thể dục nhịp điệu (TDNĐ).

Trƣờng Đại học Tây Bắc có vai trò rất lớn trong sự nghiệp đào tạo ra
nguồn nhân lực có trình độ cao cho toàn bộ khu vực Tây Bắc. Khoa TDTT
của trƣờng mới đƣợc thành lập, có nhiệm vụ giáo dục nâng cao thể lực cho
sinh viên để học tập và tu dƣỡng tốt. Với số lƣợng sinh viên khá lớn trong khi
đó điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện còn hạn chế, thời lƣợng dành cho việc
tập các môn chuyên ngành còn ít.
Đối với nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây
Bắc, đang ở lứa tuổi 18 –19, đa số các em là ngƣời dân tộc thiểu số chƣa đƣợc
chuẩn bị tốt về mặt thể lực. Chƣơng trình đào tạo GDTC tại trƣờng yêu cầu
3

các em phải có thể lực tốt để hoàn thành các nội dung học tập.
Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy cần có một hình thức tập luyện thể thao hấp
dẫn hơn đối với nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc
nhằm giúp các em phát triển tốt về thể lực và thể chất, đó là môn TDNĐ.
TDNĐ là sự liên kết nhiều dạng bài tập về: sức mạnh, thăng bằng, nhảy,
mềm dẻo, tĩnh lực, các dạng gập và duỗi nhanh các bộ phận cơ thể… tốc độ
thực hiện bài tập nhanh, mạnh, thời gian thực hiện bài tập kéo dài trong nhiều
phút. Do vậy, hệ thống tuần hoàn, hô hấp làm việc tích cực trong quá trình
thực hiện bài tập. Kết quả tập luyện tạo ra sự thích ứng tốt với hệ thống tuần
hoàn, hô hấp, sức nhanh, sức mạnh, sức bền đƣợc phát triển tốt.
Việc tập luyện TDNĐ không đòi hỏi điều kiện sân bãi phải rộng, dụng cụ
nhiều nhƣng lại đem lại hiệu quả cao về sức khoẻ, giáo dục nếp sống lành
mạnh và tạo vóc dáng khoẻ đẹp, cân đối cho ngƣời tập.
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về TDNĐ nhƣ:
- Nguyễn Thị Hà (2010) ―Nghiên cứu hiệu quả bài tập TDNĐ nhằm phát
triển thể lực chung cho phụ nữ lứa tuổi 25 – 35 quận Ba Đình – Hà Nội‖.
- Phạm Mai Vƣơng (2010) ―Ứng dụng các bài tập thể dục sport aerobic
nhằm nâng cao thể lực chung cho nam sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Thể dục Thể thao Hà Nội‖.

- Lê Thanh Thủy (1998) ― Nghiên cứu hiệu quả sử dụng bài tập TDNĐ
đến sự phát triển hình thể và sức bền của nữ sinh viên trƣờng Đại học Khoa
học Tự nhiên‖.
Tuy nhiên, vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào về sử dụng bài
tập TDNĐ cho đối tƣợng là nam sinh viên ở các trƣờng đại học khu vực miền
núi, nơi có đông sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số đang học tập.
Xuất phát từ lý do trên, là một giảng viên của trƣờng, chúng tôi chọn đề
tài: “Nghiên cứu sử dụng bài tập thể dục nhịp điệu để nâng cao thể lực cho
nam sinh viên năm thứ nhất Khoa Thể dục Thể thao Trường Đại học Tây
Bắc” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
4

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của việc tập luyện TDNĐ tới sự
phát triển các tố chất thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT
trƣờng Đại học Tây Bắc. Từ đó lựa chọn các bài tập TDNĐ và các test đánh
giá thể lực cho các em trong hoạt động TDTT góp phần nâng cao chất lƣợng
GDTC của Khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Bài tập TDNĐ cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại
học Tây Bắc.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 200 Nam sinh năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc.
- 50 Cán bộ giáo viên trƣờng Đại học Tây Bắc và Cao đẳng Sƣ phạm
Sơn La và các chuyên gia trong lĩnh vực TDNĐ.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đề ra đề tài tiến hành giải quyết các
nhiệm vụ sau:
4.1. Nhiệm vụ 1

Đánh giá thực trạng thể lực tập luyện TDNĐ của nam sinh viên năm thứ
nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc.
4.2. Nhiệm vụ 2
Sử dụng bài tập và các hình thức tổ chức tập luyện TDNĐ nhằm nâng cao
thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Về thời gian: Đề tài dự kiến tiến hành từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 5
năm 2014.
- Về đối tƣợng: Đề tài nghiên cứu trên 200 nam sinh viên năm thứ nhất
khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc, 50 cán bộ giảng viên đang trực tiếp
5

giảng dạy tại trƣờng Đại học Tây Bắc và Cao đẳng Sƣ phạm Sơn La.
- Địa bàn nghiên cứu:
+ Trƣờng Đại học Tây Bắc.
+ Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Sơn La.
+ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Lựa chọn các bài tập TDNĐ nhằm nâng cao thể lực cho nam sinh viên năm
thứ nhất phù hợp với điều kiện của khoa TDTT Trƣờng Đại học Tây Bắc.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên
cứu đê tài dự kiến sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phƣơng pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các công trình
nghiên cứu khoa học mang tính lý luận, sƣ phạm nhằm tổng hợp, tiếp thu
một cách có chọn lọc các nguồn thông tin khoa học hiện có của nhân loại
trong các tài liệu đƣợc công bố. Việc sử dụng phƣơng pháp này trong quá
trình nghiên cứu phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết nhiệm vụ 1 và 2 của
đề tài. Quá trình nghiên cứu đã tham khảo các tài liệu có liên quan đến

GDTC và TDNĐ nhƣ: các chỉ thị, nghị quyết về GDTC của Đảng và Nhà
nƣớc, lý luận và phƣơng pháp TDTT, Sinh lý TDTT, y học TDTT, giáo
trình toán học thống kê, đo lƣờng thể thao, luật Aerobic và một số tài liệu
có liên quan khác.
Bằng phƣơng pháp này đề tài đã thu thập đƣợc các tài liệu, từ đó xây
dựng cơ sở khoa học đề tiến hành nghiên cứu đề tài.
7.2. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
Là phƣơng pháp nhận thức đối tƣợng nghiên cứu trong quá trình giáo
dục giáo dƣỡng mà không làm ảnh hƣớng tới quá trình đó. Hay nói cách khác
đó là quan sát có mục đích một quá trình giáo dục nào đó để thu đƣợc những
6

số liệu cụ thể đặc trƣng cho quá trình diễn biến của hiện tƣợng đó. Khác với
quan sát thông thƣờng, quan sát sƣ phạm là phƣơng pháp có tính mục đích,
tính kế hoạch và có đối tƣợng cụ thể, có ghi chép các hiện tƣợng và sự kiện
quan sát. Sau đó kiểm tra, đánh giá kết quả quan sát.
Phƣơng pháp này nhằm đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập
nhằm phát triển thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng
Đại học Tây Bắc thông qua bài tập TDNĐ và những sai lầm trong quá trình
tập luyện.
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn tọa đàm
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn gián tiếp và trực tiếp với chuyên gia
trong lĩnh vực TDNĐ, giảng viên GDTC, sinh viên trong khoa TDTT nhằm thu
thập các thông tin có liên quan đến đề tài, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao
thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc.
7.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm
Phƣơng pháp này đƣợc đề tài sử dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá
năng lực vận động của con ngƣời gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo
léo mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động. Năng lực vận động thƣờng thể
hiện trong khi thực hiện động tác và phụ thuộc vào cấu trúc động tác. Có

nhiều bài tập để đánh giá năng lực vận động có độ tin cậy cao.
Nguyên tắc lựa chọn test:
- Những test đang sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển tố
chất của sinh viên trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng, trong điều tra thể chất
sinh viên, điều tra thể chất nhân dân của Viện khoa học TDTT [3][20].
- Các test không đòi hỏi cao về dụng cụ, cách tổ chức đơn giản, phù hợp
với điều kiện thể lực và học tập của sinh viên.
Các test đƣợc nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc sử dụng
để đánh giá các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo và
khả năng phối hợp vận động. Đề tài chỉ thực hiện một số test sau :
7

7.4.1. Lực bóp tay thuận
Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh bột phát.
- Xác định tay thuận là tay thƣờng dùng để thực hiện các động tác quan
trọng trong cuộc sống nhƣ ném, đẩy, nâng…tay thuận thƣờng có sức mạnh
hơn tay không thuận.
- Đối tƣợng kiểm tra đứng hai chân rộng bằng vai, tay thuận cầm lực kế
đƣa chếch dƣới sang ngang, tạo nên góc 45
0
so với trục thẳng đứng (trên
dƣới) của cơ thể. Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với
thân ngƣời. Bàn tay cầm lực kế, đồng hồ của lực kế hƣớng vào lòng bàn tay,
các ngón tay ôm chặt lực kế. Yêu cầu bóp đều, từ từ, gắng sức trong vòng 2
giây, không bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân ngƣời hoặc
các động tác thừa.
Chú ý:
+ Kiểm tra, điều chỉnh lực kế về ―0‖
+ Hỏi đối tƣợng điều tra thuận tay nào, hƣớng dẫn chung cách cầm lực
kế và các bóp đúng yêu cầu.

+ Quan sát thao tác của đối tƣợng kiểm tra, yêu cầu thực hiện theo đúng
hƣớng dẫn ở trên.
+ Có thể cho đối tƣợng điều tra thử từ 1- 2 lần.
7.4.2. Bật xa tại chỗ (cm)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh bột phát.
Đƣợc tiến hành ở hố nhảy xa hoặc trên thảm cao su trải trên mặt đất
phẳng.
Mô tả thực hiện test: Sinh viên đứng trên ván giậm nhảy, mặt hƣớng vào
hố nhảy, hai bàn chân song song với nhau, trọng tâm dồn đều vào 2 chân,
ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm,
gối hơi khuỵu, gập chân, ngƣời hơi đổ về phía trƣớc, đầu hơi cúi, hai tay hạ
xuống và ra sau, dùng hết sức và phối hợp toàn thân, bật nhảy xa về phía
8

trƣớc, hai chân tiếp đất cùng một lúc.
Mỗi ngƣời thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất.
Kết quả đo bằng thƣớc kim loại có chiều đài 3m, thƣớc để từ vạch giới
hạn đến điểm chạm gần vạch giới hạn nhất của 2 gót chân. Chiều dài mỗi lần
bật nhảy đƣợc tính cm.
7.4.3. Dẻo gập thân (cm)
Mục đích: Để đánh giá độ mềm dẻo của cột sống.
Dụng cụ kiểm tra: Bục kiểm tra hình hộp, có thƣớc ghi sẵn ở mặt trƣớc,
thƣớc dài 50cm có chia thang độ cm ở hai phía. Điểm 0 ở giữa thƣớc (mặt
bục) từ điểm 0 chia về hai đầu thƣớc mỗi đầu là 25cm. Từ điểm 0 xuống dƣới
bục là dƣơng (+), từ điểm 0 lên trên bục là âm (-).
Cách thức kiểm tra: Đối tƣợng điều tra đứng lên bục (chân đất), tƣ thế đứng
nghiêm, đầu mũi chân sát mép bục, hai chân thẳng, mép trong hai bàn chân cách
nhau 20cm, đầu gối thẳng, từ từ cúi xuống, hai chân giữ thẳng, ngón tay duỗi
thẳng, long bàn tay úp, cố gắng dùng ngón tay giữa (ngón tay dài nhất) đẩy
thanh trƣợt dọc theo thƣớc đo, với sự cố gắng cao nhất của cơ thể.

Có hai trƣờng hợp xác định kết quả kiểm tra:
+ Đầu ngón tay không đẩy thanh trƣợt qua điểm 0 ghi trên mặt phẳng của
bục đó là kết quả âm (-).
+ Đầu ngón tay đẩy thanh trƣợt qua điểm 0 ghi trên mặt phẳng của bục
đó là kết quả dƣơng (+).
7.4.4.Nằm sấp chống đẩy (số lần)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh và sức mạnh bền.
Cách thực hiện: Ngƣời thực hiện ở tƣ thế nằm sấp hai tay chống xuống
đất thân ngƣời thẳng, khoảng cách hai tay chống rộng bằng vai, hai chân
khép. Khi có tín hiệu nhanh chóng chống đẩy (ngực sát đất), thực hiện với số
lần cao nhất.

9

7.4.5. Nằm ngửa gập bụng (Số lần/30s)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh bền cơ bụng.
Dụng cụ kiểm tra: đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằng
phẳng, sạch sẽ.
Cách tiến hành: Sinh viên ngồi trên sân phẳng, sạch sẽ. Chân co ở khớp
gối 90
0
, bàn chân áp sát mặt sàn, các ngón tay đan chéo vào nhau, lòng bàn
tay áp chặt sau đầu, khuỷu tay chạm gối.
Ngƣời phục vụ ngồi đối diện, hai tay giữ chặt phần dƣới hai chân của đối
tƣợng kiểm tra, sao cho hai bàn chân của đối tƣợng kiểm tra không nhấc lên
khỏi mặt sàn trong quá trình thực hiện test.
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, đối tƣợng kiểm tra ngả ngƣời ra sau, lƣng và
hai bả vai chạm sàn, sau đó lập tức gập bụng về tƣ thế ban đầu. Lặp lại liên
tục trong 30s. Mỗi lần ngả ngƣời, gập bụng đƣợc tính một lần.
Cách tính thành tích: kết quả đƣợc tính bằng số lần thực hiện đƣợc từ khi

có lệnh bắt đầu đến khi kết thúc 30s.
7.4.6. Đứng tƣ thế số 4 Rômbergơ (Giây)
Mục đích: Để đánh giá khả năng thăng bằng.
Cách thực hiện: Ngƣời đƣợc kiểm tra đứng thăng bằng dạng ―con én‖.
Khi thực hiện chân không đƣợc đi giày dép. Khi đứng thăng bằng trên một
chân, hai tay ngang, thân ngƣời và chân thăng bằng sau trên một đƣờng thẳng.
Yêu cầu tƣ thế ngƣời thực hiện là không chao đảo, tay không run, chân không
di động, cả chân trụ và chân sau đều thẳng.
Cách lấy kết quả: Tính thời gian từ khi sinh viên giữ thăng bằng mà thân
ngƣời không chao đảo, không run tay cho đến khi xuất hiện run tay chân. Kết
quả đƣợc tính bằng giây.
Dụng cụ đo: Đồng hồ bấm giây điện tử có độ chính xác đến 0,01s.
7.4.7. Chạy 30m xuất phát cao (s)
Mục đích: Nhằm đánh giá tố chất sức nhanh và sức mạnh tốc độ.
10

Sân bãi và dụng cụ kiểm tra:
Dụng cụ đo: Đồng hồ bấm giây, đo chính xác tới 0,01 (s), đƣờng chạy có
chiều dài thẳng ít nhất 45m, chiều rộng ít nhất 1,25m, sau đích ít nhất có
khoảng trống 10m để hoãn xung khi về đích.
Kết quả đƣợc tính bằng giây và chính xác đến 0,01 (s).
Ngƣời thực hiện đứng tại vạch xuất phát với tƣ thế xuất phát cao, khi
nghe lệnh xuất phát ngƣời thực hiện nhanh chóng rời vạch xuất phát, dùng
kĩ thuật chạy cụ li ngắn để chạy nhanh qua vạch đích. Đồng hồ bấm chạy
khi có lệnh xuất phát và bấm dừng khi ngƣời chạy chạm mặt phẳng thẳng
góc vạch đích.
7.4.8. Chạy con thoi 4x10m (s)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh và khả năng phối hợp vận động.
Dụng cụ: đồng hồ bấm giây, sân có chiều dài l0m x l,25m, bốn góc có 4
vật chuẩn để quay đầu, khoảng trống 2 đầu đƣờng chạy ít nhất là 10m để đảm

bảo an toàn, đặc biệt khi đối tƣợng về đích.
Cách tiến hành: Ngƣời thực hiện đứng ở vạch xuất phát với tƣ thế xuất
phát cao, khi nghe lệnh xuất phát ngƣời thực hiện nhanh chóng rời vạch xuất
phát. Khi chạy đến vạch 10m, ngƣời thực hiện nhanh chóng với tay xuống
chạm vạch đích, rồi lập tức nhanh chóng chạy quay trở lại vạch xuất phát. Khi
đến vạch xuất phát lại với tay xuống chạm vạch xuất phát rồi quay lại chạy về
đích. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đƣờng, tổng số 2 vòng với 3 lần
quay. Chỉ cần chạy 1 lần.
Cách xác định thành tích: tính thời gian thực hiện chạy tổng số 2 vòng
với 3 lần quay. Thành tích đƣợc xác định đến 0,01s.
7.4.9. Test Cooper (m)
Mục đích: Để đánh giá sức bền chung (sức bền ƣa khí).
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, số đeo và tích kê tƣơng ứng với
mỗi số đeo. Số đeo, đợt chạy ghi vào phiếu điều tra.
11

Cách thức kiểm tra: Tất cả các thao tác của điều tra viên và đối tƣợng
điều tra tƣơng tự nhƣ chạy con thoi, khi có lệnh ―chạy‖ đối tƣợng điều tra
chạy trên sân điền kinh trong ô chạy 400m tính số vòng lặp lại trong vòng 12
phút. Nên chạy từ từ những phút đầu, phân phối đều và tùy sức của mình mà
tăng dần tốc độ, nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết giờ. Mỗi đối
tƣợng điều tra có một số đeo ở ngực và tay cầm một tích kê có ố tƣơng ứng.
Khi có lệnh dừng lại lập tức thả ngay tích kê xuống nơi chân tiếp đất để đánh
dấu số lẻ quãng đƣờng chạy, sau đó chạy chậm hoặc đi bộ thả lỏng để hồi sức.
Đơn vị đo quãng đƣờng chạy là mét.
Những điều cần chú ý:
Ngƣời kiểm tra cẫn nhắc nhở chạy chậm vừa sức, không nên gắng sức, đua
nhau chạy nhanh. Khi phát hiện thấy ngƣời chạy mệt mỏi phải gắng sức (không
còn là hoạt động ƣa khí) thì chủ động yêu cầu chạy chậm lại hoặc đi bộ hết 12
phút. Theo dõi ngƣời chạy nếu quá mệt, mặt tái có hiện tƣợng sốc… ra lệnh dừng

lại và gọi y tế hỗ trợ. Sau khi kết thúc chạy vẫn yêu cầu đối tƣợng điều tra tiếp tục
chạy chậm hoặc đi bộ thả lỏng, tránh dừng lại đột ngột đề phòng ngất xỉu.
Các phƣơng pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của việc tập
luyện TDNĐ tới các tối chất thể lực.
7.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Với mục đích xác định đƣợc hiệu quả của từng phƣơng pháp luyện tập
TDNĐ tới các tố chất thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT
trƣờng Đại học Tây Bắc. Đề tài đã sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ
phạm tự nhiên. Đối tƣợng thực nghiệm đƣợc chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm
mỗi nhóm 25 ngƣời trong đó đối tƣợng tham gia là 100 ngƣời (chỉ bao gồm
nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trƣờng Đại học Tây Bắc).
Mục đích của phƣơng pháp này là thông qua việc áp dụng bài tập TDNĐ
với các tần số nhạc khác nhau, từ đó kiểm nghiệm và đánh giá mức độ ảnh
hƣởng của từng tốc độ nhạc đó tới việc phát triển tố chất thể lực của đối
tƣợng nghiên cứu.
12

Trƣớc thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thể lực thông qua 9 test:
Bật xa tại chỗ (cm), chạy xuất phát cao 30m (giây), tƣ thế số 4
Rômbergơ (giây), chạy con thoi 4x10m (giây), đứng gập thân về trƣớc (cm),
lực bóp tay thuận (kg), nằm sấp chống đẩy (số lần), nằm ngửa co gối ngồi
dậy, trong 30 giây (tính số lần) và test Cooper (m) trên tất cả 4 nhóm thực
nghiệm và đối chứng. Dựa trên kết quả kiểm tra đƣợc xử lý bằng phƣơng
pháp toán học thống kê, đề tài phân bổ sinh viên một cách ngẫu nhiên thành 4
nhóm đảm bảo sự cân đối, đồng đều về số lƣợng và trình độ thể lực.
Chƣơng trình thực nghiệm đƣợc tiến hành trong một học kì, mỗi tuần 2
buổi tổng số 15 tuần (30 buổi), thời gian dành cho mỗi buổi tập là 100 phút
vào các tiết 1,2 buổi sáng.
+ Ở nhóm đối chứng:
Nội dung áp dụng là bài tập TDNĐ đƣợc tập với tốc độ nhạc từ 140 lần/

phút đến 155 lần/ phút, đã đƣợc áp dụng thƣờng xuyên trong các giờ học chính
khóa của sinh viên. Các bài tập TDNĐ do cá nhân và bộ môn biên soạn.
+ Ở nhóm thực nghiệm:
Ở cả 3 nhóm thực nghiệm này chúng tôi đều dùng chung một bài tập
TDNĐ nhƣ ở nhóm đối chứng nhƣng thay đổi về tần số thực hiện bài tập và
nền nhạc cho từng nhóm tƣơng ứng:
Nhóm 1: Hình thức tập luyện đƣợc chúng tôi áp dụng là thực hiện bài
tập đó dƣới một tốc độ nhạc nhanh hơn so với tốc độ nhạc của nhóm đối
chiếu (từ 160 lần/ phút đến 165 lần/ phút).
Nhóm 2: Hình thức tập luyện đƣợc chúng tôi áp dụng là thực hiện bài
tập đó dƣới một tốc độ nhạc chậm hơn so với tốc độ nhạc của nhóm đối chiếu
(từ 125 lần/ phút đến 130 lần/ phút).
Nhóm 3: Hình thức tập luyện đƣợc chúng tôi áp dụng là thực hiện bài tập
đó dƣới một nền nhạc đƣợc đại đa số sinh viên thấy thích (sinh viên tự chọn
nhạc) với tốc độ nhạc nhƣ ở nhóm đối chiếu (140 lần/ phút đến 155 lần/ phút).
13

7.6. Phƣơng pháp toán học thống kê
Đề tài tiến hành sử dụng phƣơng pháp này nhằm xử lí các số liệu thu
thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình xử lí số liệu đề tài tiến
hành sử dụng các chỉ số
x
, ±δ, t với công thức sau:
Công thức tính chỉ số trung bình:

n
x
X
n
i

i



1

Trong đó
: Dấu hiệu tổng

X
: Giá trị trung bình
x
i
: Giá trị quan sát thứ i
n: số lƣợng đối tƣợng quan sát
Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn.

x
= +
 
1
1
2




n
Xx
n

i
( khi n < 30 )

x
= +
 
n
Xx
n
i



1
2
( khi n

30 )

Công thức tính so sánh 2 số trung bình giữa hai nhóm
t =
B
B
A
A
BA
nn
XX

22



( với n

30 )
t =
B
C
A
C
BA
nn
XX

22


( với n
A
< 30 hoặc n
B
< 30 )
Trong đó:

2
c
là phƣơng sai chung và đƣợc tính theo công thức:


2

c
=
2
)()(
22



BA
BBAA
nn
XxXx


14

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC
THỂ CHẤT VÀ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG CÁC TRƢỜNG HỌC
Nhiệm vụ có tính chất chiến lƣợc của TDTT là góp phần bảo vệ, tăng
cƣờng sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, góp phần giáo dục nhân
cách cho thế hệ trẻ và nâng cao dân trí xã hội.
GDTC trong nhà trƣờng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu đƣợc
của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN). GDTC có tác dụng tích cực đối
với sự hoàn thiện nhân cách, cá tính, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện
thể chất cho sinh viên nhằm đào tạo con ngƣời mới phát triển, phục vụ đắc
lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giữ vững an ninh,
quốc phòng. Đó là lớp ngƣời "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể

chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" [9].
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của GDTC trong nhà trƣờng các cấp
gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh
thần nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có
trí thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.
Đã từ lâu, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng vị trí công tác và tác dụng
của việc GDTC, coi nhƣ một mặt trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà
trƣờng XHCN. GDTC trong nhà trƣờng các cấp còn giữ vị trí quan trọng và
then chốt trong chiến lƣợc phát triển sự nghiệp TDTT.
GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng
thời là một bộ phận quan trọng của nền TDTT Việt Nam. GDTC trong trƣờng
học đang cùng với thể thao thành tích cao, thể thao quần chúng và các bộ
phận thể thao khác đảm bảo cho nền TDTT phát triển cân đối và đồng bộ, góp
phần thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam.
15

Đảng và Nhà nƣớc ta từ lúc Cách mạng thành công năm 1945, đã quan tâm
đến việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân có
cường thì nước mới thịnh", "Vì lợi ích 10 năm trông cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người". [38]
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đất nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn
cách mạng mới, Đảng và Nhà nƣớc rất coi trọng và quan tâm xây dựng nền
TDTT Việt Nam mang tính: dân tộc, hiện đại, phục vụ đời sống và sức khoẻ
nhân dân. Sự hình thành và phát triển nền thể thao nƣớc ta cũng đã trải qua
các thời kỳ gắn liền với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nƣớc.
Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục, Ngƣời khẳng định vị trí sức khoẻ dƣới chế độ mới: "Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới
thành công. Mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần,

mỗi một người dân khoẻ mạnh, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ".
Vì thế, Ngƣời khuyên: "Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của
mỗi người dân yêu nước” [22] [38].
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣớc rất coi trọng công tác GDTC
trƣờng học, nhằm đào tạo những lớp ngƣời phát triển toàn diện, kế tục sự
nghiệp cách mạng, xây dựng kinh tế xã hội theo định hƣớng XHCN và bảo vệ
Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo nói
chung và về GDTC trong trƣờng học nói riêng, đƣợc xuất phát từ những cơ
sở, tƣ tƣởng, lý luận của học thuyết Mác - Lê nin về con ngƣời và sự phát
triển con ngƣời toàn diện về giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội XHCN, về những
nguyên lý GDTC Mác xít, từ tƣ tƣởng quan điểm Hồ Chí Minh về TDTT nói
chung và GDTC cho thế hệ trẻ nói riêng.

×