Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghiên cứu hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.83 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
*************



LÊ THỊ NGA




NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHƢƠNG PHÁP TẬP LUYỆN VÕNG
TRÕN NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI
TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC










HÀ NỘI, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
**********


LÊ THỊ NGA



NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHƢƠNG PHÁP TẬP LUYỆN VÕNG
TRÕN NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI
TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


Chuyên ngành: GDTC
Mã số: 60.14.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS Vũ Đức Thu




HÀ NỘI, NĂM 2014

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa TDTT chuyên ngành bóng chuyền

trường Đại học Tây Bắc, Trung tâm huấn luyện đào tạo VĐV tỉnh Sơn La, các
Câu lạc bộ bóng chuyền huyện Mộc Châu, Câu lạc bộ bóng chuyền huyện Mai
Sơn, Câu lạc bộ bóng chuyền TP Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Vũ Đức
Thu đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, cán bộ và giảng viên trong và
ngoài trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và khảo nghiệm để hoàn
thành luận văn của mình.
Tác giả


Lê Thị Nga
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDTC
TDTT
HLV
VĐV
CLB
ĐHTDTT
ĐHSP

%
Giáo dục thể chất
Thể dục thể thao
Huấn luyện viên
Vận động viên
Câu lạc bộ
Đại học thể dục thể thao
Đại học sư phạm

Cao đẳng
Phần trăm

















MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 4
3.2. Khách thể nghiên cứu. 4
4. Giả thuyết khoa học: 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
5.1. Nhiệm vụ 1. 4
5.2. Nhiệm vụ 2. 4

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: 4
7. Phương pháp nghiên cứu. 5
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 5
7.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 6
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 7
7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 7
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7
7.6. Phương pháp toán học thống kê. 8
8. Những đóng góp mới của đề tài: 9
8.1. Về lí luận. 9
8.2. Về thực tiễn. 10
9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu: 10
9.1.Thời gian nghiên cứu. 10
9.2. Đối tượng nghiên cứu. 12
9.3. Địa điểm nghiên cứu 12
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 13
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18 – 22 trong các hoạt động thể lực. 13
1.1.1. Đặc điểm tâm lý 13
1.1.2. Đặc điểm sinh lý. 14
1.2. Các quan điểm về việc sử dụng phương pháp trong tập luyện thể thao. . 15
1.3. Đặc thù của việc sử dụng các phương pháp tập luyện thể dục thể thao
trong giảng dạy – huấn luyện bóng chuyền. 22
1.4. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc lựa chọn các phương pháp huấn luyện
thể lực chuyên môn cho vận động viên đội tuyển nữ trong các câu lạc bộ của
các huyện thuộc khu vực tỉnh Sơn La. 23
1.4.1. Đặc điểm tập luyện của đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc và
các CLB bóng chuyền nữ cấp huyện ở Sơn La. 23
1.4.2. Đặc điểm của công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng
chuyền nữ. 24
1.5. Nhận xét. 29

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI
TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC. 30
2.1. Thực trạng về thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường
Đại học Tây Bắc. 31
2.1.1. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp trong quá trình giảng dạy –
huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Tây
Bắc. 31
2.1.1.1. Thực trạng về sân bãi dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy –huấn luyện
thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Tây Bắc. 31
2.1.1.2. Khảo sát hiện trạng quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển
bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc ( từ năm 2010 đến năm 2012). 31
2.1.1.3. Khảo sát việc sử dụng các phương pháp trong quá trình giảng dạy – huấn
luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Tây Bắc.
40
2.1.1.4. Khảo sát việc sử dụng các bài tập trong quá trình giảng dạy – huấn luyện
thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Tây Bắc. 41
2.1.2. Thực trạng về thể lực chuyên môn của đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại
học Tây Bắc. 44
2.1.2.1. Đánh giá thực trạng chương trình huấn luyện thể lực chuyên môn của đội
tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc. 44
2.1.2.2. Lựa chọn test kiểm tra thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ
trường Đại học Tây Bắc. 48
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỂ XÁC
ĐỊNH HIỆU QUẢ PHƢƠNG PHÁP TẬP LUYỆN VÕNG TRÕN NHẰM
NANG CAO THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG
CHUYỀN NỮ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC. 52
3.2. Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng cao
thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Tây Bắc.
52
3.2.1. Phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho đội

tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Tây Bắc. 52
3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho đội
tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc. 53
3.2.2 Phỏng vấn về mức độ ưu tiên sử dụng số buổi tập phát triển thể lực chuyên
môn trong tuần. 59
3.3. Tổ chức thực nghiệm. 61
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm. 61
3.3.2. Tổ chức phương pháp tập luyện. 62
3.3.3. Kiểm tra nhóm thực nghiệm giai đoạn giữa (sau 3 tháng) thực nghiệm. 68
3.3.4. Kiểm tra nhóm thực nghiệm giai đoạn cuối thực nghiệm (sau 6 tháng). 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
Kết luận 71
Kiến nghị 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

























DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Thực trạng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn
cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc
32
Bảng 3.2
Kết quả phỏng vấn các GV, HLV, chuyên gia về việc
sử dụng các phương pháp tập luyện nhằm nâng cao
thể lực chuyên môn ở các câu lạc bộ trên địa bàn tỉnh
Sơn La (N = 8).
41
Bảng 3.3
Khảo sát thực trạng các CLB sử dụng các bài tập
nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho VĐV.
42
Bảng 3.4
Thực trạng việc sử dụng thời gian cho các nội dung
huấn luyện của đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại

học Tây Bắc.
44
Bảng 3.5
Khảo sát thực trạng về thời gian dành cho việc tập
luyện các tố chất thể lực chuyên môn của đội tuyển
bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc.
45
Bảng 3.6
Khảo sát thực trạng về thời gian dành cho việc tập
luyện các tố chất thể lực chuyên môn của các câu lạc
bộ thành phố Sơn La, câu lạc bộ sở giáo dục và đào
tạo Sơn La, câu lạc bộ huyện Mai Sơn.
47
Bảng 3.7
Kết quả phỏng vấn các GV, HLV, chuyên gia về việc
lựa chọn các test kiểm tra thể lực chuyên môn cho đội
tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc (n =
30).
49
Bảng 3.8
Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của 3 đội nữ là
đội câu lạc bộ sở giáo dục và đào tạo Sơn La, câu lạc
bộ huyện Mai Sơn và đội tuyển bóng chuyền nữ
50
trường đại học Tây Bắc (theo tiêu chuẩn đánh giá thể
lực chuyên môn).
Sơ đồ
Sơ đồ các trạm tập
52
Sơ đồ phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng

cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ
trường đại học Tây Bắc.
53
Bảng 3.9
Kết quả phỏng vấn các GV, HLV, chuyên gia về mức
độ ưu tiên sử dụng các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại
học Tây Bắc (n = 30).
54
Bảng 3.10
Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên sử dụng các
phương tiện trong phương pháp tập luyện vòng tròn (n
= 30).
57
Bảng 3.11
Kết quả phỏng vấn các GV, HLV, chuyên gia các GV,
HLV, chuyên gia về mức độ ưu tiên số buổi tập trong
tuần nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển
bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc (n = 30).
60
Bảng 3.12
Kết quả phỏng vấn các GV, HLV, chuyên gia các GV,
HLV, chuyên gia về mức độ ưu tiên sử dụng thời gian
trong một buổi tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn
cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc
(n = 30).
60
Bảng 3.13
Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nhóm thực
nghiệm trước thực nghiệm (n = 20).

62
Bảng 3.14
Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nhóm thực
nghiệm sau 3 tháng thực nghiệm (n = 20).
69
Bảng 3.15
Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nhóm thực
69
nghiệm sau 6 tháng thực nghiệm (n = 20).
Biểu đồ
Nhịp độ tăng trưởng thể lực chuyên môn giai đoạn
giữa và sau thực nghiệm.
70


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam từ 1 nước công nghiệp về cơ bản trở thành
1 nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định sự
thắng lợi của công cuộc này là con người là nguồn lực người Việt Nam được
phát triển về cả số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng
cao. Nhận thức rõ tầm quan trọng của TDTT trong công cuộc đổi mới và xây
dựng đất nước, sự nghiệp TDTT luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan
tâm. Bên cạnh những môn thể thao mũi nhọn nhằm phát triển và đạt thành
tích cao trong các cuộc thi ở khu vực và thế giới là việc khôi phục, phát trển
rộng rãi các môn thể thao khác, trong đó có môn bóng chuyền nhằm hướng
tới một nền TDTT đại chúng, toàn diện.
Cùng với sự phát triển đó, bóng chuyền ở Việt Nam cũng không ngoại lệ,

với bản chất khéo léo, thông minh, nhanh nhẹn trong cách xử lý, bóng chuyền
đã được người Việt Nam nhanh chóng đón nhận, không ngừng củng cố và
phát triển. Do đó vài năm trở lại đây bóng chuyền nước ta đã có những bước
tiến rõ rệt: nhiều câu lạc bộ được thành lập như: Bộ tư lệnh Thông Tin, Bưu
Điện Hà Nội, Thể Công, Long An Nhờ đó mà chất lượng giải đấu trong cả
nước và quốc tê không ngừng được cải thiện.
Bóng chuyền là môn thể thao được chơi bởi 2 đội – mỗi đội 6 cầu thủ
chơi trên mặt sân tổng hợp, phân cách bằng lưới ở giữa, chạm bóng bằng bất
cứ phần nào của cơ thể, luật chơi và điều kiện sân bãi cũng tương đối đơn
giản, các trận đấu hấp dẫn thông qua sức mạnh, khéo léo và lối chơi đầy kỹ
thuật của vận động viên.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở sự phát
triển các câu lạc bộ, các đội tuyển mang tính chất chuyên nghiệp mà nó còn
tương đối phát triển ở cấp độ phong trào, ở nhiều địa phương, Bóng chuyền


2
luôn là môn thể thao được lựa chọn trong các cuộc thi đấu phong trào kỷ niệm
các ngày lễ lớn của làng, xã, bản điển hình như các giải bóng chuyền được tổ
chức vào các ngày hội làng ở Bắc Ninh, bóng chuyền bãi biển được tổ chức
vào các ngày lễ tết ở Hải Phòng, các giải bóng chuyền cấp xã, thị trấn thường
được tổ chức vao dịp nghỉ lễ 30 - 4, ngày quốc khánh 2 - 9 ở các tỉnh Hoà
Bình, Sơn La, Điện Biên
Tỉnh Sơn La là một khu vực nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, với đặc
điểm về địa hình là đồi núi và có quỹ đất tương đối lớn. với nhiều dân tộc anh
em cùng sinh sống với sự kết hợp của nhiều nền văn hoá bản địa và có cả sự
phong phú về các môn thể thao dân tộc kết hợp với các môn thể thao quần
chúng rất phát triển như bóng chuyền, cầu lông, bóng đá
Là một trường đại học lớn nhất khu vực Tây Bắc, nằm trên địa bàn tỉnh
Sơn La, trường Đại học Tây Bắc có điều kiện về cơ sở vật chất, sân bãi dụng

cụ và đội ngũ giáo viên thuận lợi để không chỉ đào tạo cán bộ thể thao có chất
lượng cao mà còn đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển các câu lạc bộ thể
thao nói chung và câu lạc bộ bóng chuyền nữ nói riêng.
Trong giảng dạy, huấn luyện bóng Chuyền, để áp dụng những phương
pháp giáo dục thể chất một cách hợp lý, phù hợp với nội dung giảng dạy,
huấn luyện đòi hỏi người dạy phỉ biết vận dụng một cách khéo léo thì người
tập mới tiếp thu được nội dung một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Về vấn đề phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng cao thể lực ở các
môn thể thao đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Võ Văn
Đăng “nghiên cứu hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm phát triển
thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu điền kinh khoa thể dục thể
thao trường đại học Vinh”, Nguyễn Thị Lài “ nghiên cứu hiệu quả ứng dụng
các phương pháp tập luyện vòng tròn và phương pháp tập luyện giãn cách
trong quá trình nâng cao thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu điền


3
kinh khoa thể dục thể thao trường đai học Vinh…
Trường đại học Tây Bắc cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
về các lĩnh vực thể thao khác nhau như: Trần Văn Hạnh “thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên hệ đại học sư phạm
không chuyên thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc”, Dương Xuân Lượng
“một số bài tập nâng cao sức bền chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền
trường đại học Tây Bắc…song vấn đề nâng cao thể lực chuyên môn cho nữ
sinh viên bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc nói chung và đội tuyển
bóng chuyền nưc trường đại học Tây Bắc nói riêng thì chưa có tác giả nào
quan tâm nghiên cứu.
Thực tế quan sát đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc tham
gia các giả bóng chuyền tỉnh Sơn La, giải cúp sông đà, giải liên đoàn lao
động… và một số buổi tập luyện của đội tuyển trong những năm gần đây cho

thấy rằng. trong quá trình tập luyện và thi đấu, về kỹ thuật cá nhân, chiến
thuật tương đối tốt, bên cạnh đó thể lực chuyên môn của đội tuyển thì lại rất
hạn chế về cả sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động. Do
đó chưa đạt được thành tích cao trong quá trình thi đấu.
Qua điều tra sơ bộ về việc đánh giá hàng năm của các nội dung trong
môn học bóng chuyền thì thấy rằng không có sự khác biệt trong việc đánh giá
giữa lý luận và thực hành bao gồm cả thể lực, kỹ thuật và thành tích của sinh
viên trong đó các tiêu chuẩn đánh giá về thể lực hầu như không có. Bên cạnh
đó, việc sử dụng các phương pháp tập luyện trong giảng dạy – huấn luyện kết
hợp với việc sử dụng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường để nâng cao thể
lực chuyện môn hầu như chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng cao


4
thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Tây Bắc”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
Hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng cao thể lực
chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghên cứu của đề tài là thể lực chuyên môn của đội tuyển
bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc và ứng dụng phương pháp tập luyện
vòng tròn nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ
trường đại học Tây Bắc.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Đối tượng khách thể là 20 vận động viên đội truyển bóng chuyền nữ
trường đại học Tây Bắc.

4. Giả thuyết khoa học:
Nếu ứng dụng phương pháp tập luyện vòng tròn được tổ chức đúng quy
định, phù hợp với đối tượng, chương trình tập luyện đảm bảo thực hiện đúng
tiến độ, đúng nội dung, cơ sở vật chất đầy đủ cho tập luyện sẽ giúp quá trình
nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học
Tây Bắc đạt hịệu quả cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Nhiệm vụ 1.
Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài đồng thời nghiên cứu
thực trạng thể lực chuyên môn và các phương pháp huấn luyện thể lực chuyên
môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc.
5.2. Nhiệm vụ 2.
Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng cao
thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Tây Bắc.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc áp dụng phương pháp tập
luyện vòng tròn trong việc nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng
chuyền nữ trường Đại học Tây Bắc


5
Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác, đề tài chỉ tập
trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:
- Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp trong quá trình giảng dạy
– huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại
học Tây Bắc.
- Thực trạng thể lực chuyên môn của đội tuyển bóng chuyền nữ trường
đại học Tây Bắc.
- Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm nâng cao
thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu trên, trong quá trình nghiên cứu đề
tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ
chủ yếu cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu
chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, với số
lượng hơn hẳn và khai thác các nguồn tài liệu chưa được tiếp xúc. Đây là sự
tiếp nối, bổ sung các luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để các vấn
đề có liên quan đến việc sử dụng phương pháp huấn luyện thể lực chuyên
môn cho VĐV bóng chuyền (ở cấp độ phong trào). Khi sử dụng phương pháp
này, qua việc nghiên cứu và tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra
các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn của sinh viên khu vực Tây Bắc.
Đặc biệt việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cũng nhằm để bổ sung
cho những đề tài đã nghiên cứu về vấn đề tâm lý, thể lực và các yếu tố chuyên
môn có liên quan đến công tác huấn luyện – đào tạo VĐV Bóng Chuyền,
ngoài ra cũng thông qua các nguồn tài liệu đề tài sẽ tiến hành xác định hệ
phương pháp, lựa chọn các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho đối
tượng nghiên cứu.


6
Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này đã tham khảo nhiều nguồn tư
liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tự liệu ở thư viện trường Đại học Tây
Bắc, thư viện trường ĐH TDTT Bắc Ninh, trường ĐHSP Hà Nội, tủ sách
chuyên môn của khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc. Các tự liệu mà chúng
tôi thu thập được hoặc là các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực tương tự
của các tác giả trong nước, các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài
nước được dịch sang tiếng việt, hoặc là các tạp chí chuyên nghành, các kỷ
hiếu của các hội nghị khoa học TDTT… cũng như các tài liệu lý luận phục vụ

cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Danh mục các tài liệu nêu trên được
chúng tôi trình bày cụ thể trong phần “danh mục tài liệu tham khảo” của đề
tài.
7.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng việc
sử dụng các phương tiện, biện pháp trong quá trình giảng dạy - huấn luyện thể
lực chuyên môn cho câu lạc bộ bóng chuyền nữ của trung tâm đào tạo VĐV
Sơn La, CLB bóng chuyền nữ thành phố Sơn La,CLB bóng chuyền nữ trường
cao đẳng Sơn La, CLB bóng chuyền nữ huyện Mai Sơn, CLB bóng chuyền nữ
huyện Mộc Châu và các cán bộ giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy -
huấn luyện môn bóng chuyền tại trường đại học Tây Bắc. Mặt khác thông qua
hình thức dùng phiếu phỏng vấn chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn để ứng
dụng phương pháp “tập luyện vòng tròn” vào thực tiễn giảng dạy, huấn luyện.
Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là 30 giảng viên, huấn luyện viên,
các chuyên gia đang làm công tác giảng dạy - huấn luyện sinh viên – VĐV
thuộc các trường đại học Tây Bắc (ĐHTDTT Bắc Ninh, ĐHSP Hà Nội, CĐ
Sơn La và các trung tâm đào tạo VĐV, các CLB bóng chuyền trên địa bàn
tỉnh Sơn La… Kết quả của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu này
được chúng tôi trình bày ở phần kết quả nghiên cứu của luận văn.


7
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Là phương pháp cơ bản được sử dụng để tiến hành nghiên cứu khoa
học về giảng dạy - huấn luyện, với mục đích chính là thu lượm những số liệu,
sự kiện cụ thể phục vu cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài thông qua phương pháp quan sát sư
phạm, chúng tôi đã tiến hành quan sát trực tiếp các giờ dạy - huấn luyện, các
buổi tập của các giảng viên, huấn luyện viên, các chuyên gia đang làm công
tác giảng dạy - huấn luyện sinh viên – VĐV thuộc các trường đại học, cao

đẳng (ĐHTDTT Bắc Ninh, ĐHSP Hà Nội, CĐ Sơn La, các trung tâm đào tạo
VĐV, các CLB bóng chuyền trên địa bàn tỉnh Sơn La trong đó chú ý đến các
bài tập nâng cao thể lực chuyên môn cho sinh viên, VĐV để có thể rút ra
những vấn đề cần quan tâm, ngoài ra còn quan sát, so sánh những thay đổi
diễn biến của phương pháp tập luyện đó với các phương pháp tập khác như
thế nào. từ đó làm cơ sở để xây dựng, điều chỉnh những phương pháp tập
luyện trong giảng dạy - huấn luyện một cách hợp lý. Từ những cơ sở khách
quan đó có thể có được những định hướng trong quá trình thực nghiệm sư
phạm.
7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng nhằm mục đích đánh giá
phương pháp trong khi sử dụng phương pháp “tập luyện vòng tròn” đã xác
định. Qúa trình náy được chúng tôi mô tả cụ thể ở phần giải quyết nhiệm vụ 2
của đề tài.
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Là phương pháp được sử dụng để kiểm nghiệm hiệu quả của phương
pháp “tập luyện vòng tròn” nhằm nâng cao thể lực chuyện môn cho đối tượng
nghiên cứu. Đối tượng thực nghiệm của đề tài là 20 VĐV (sinh viên) các khoa
của trường ĐH Tây Bắc. Qúa trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành với
hình thức tự đối chiếu trên nhóm đối tượng nghiên cứu (được trình bày cụ thể


8
ở phần khách thể nghiên cứu) của đề tài.
Qúa trình thực nghiệm được tiến hành kiểm tra ở 3 giai đoạn nghiên
cứu:
- Giai đoạn trước thực nghiệm: được tiến hành kiểm tra với mục đích
xác định mức độ đồng đều về khả năng thể lực chuyện môn của nhóm khách
thể.
- Giai đoạn giữa thực nghiệm 3 tháng, tiến hành kiểm tra trình độ thể

lực chuyên môn lần một thực nghiệm thông qua hệ thống các bài tập đã lựa
chọn sau 1 thời gian thực nghiệm nhằm mục đích xác định hiệu quả bước đầu
của việc ứng dụng phương pháp tập “luyện vòng tròn”nhằm nâng cao thể lực
chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường ĐH Tây Bắc.
- Giai đoạn cuối thực nghiệm (6 tháng) tiến hành kiểm tra trình độ thể
lực chuyên môn lần 2 thực nghiệm thông qua hệ thống các bài tập đã lựa chọn
sau 6 tháng thực nghiệm nhằm mục đích xác định sự tiến triển của việc ứng
dụng phương pháp tập “luyện vòng tròn”nhằm nâng cao thể lực chuyên môn
cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường ĐH Tây Bắc.
Kết quả quá trình thực nghiệm được chúng tôi trình bày ở phần kết quả
nghiên cứu của đề tài.
7.6. Phương pháp toán học thống kê.
Để tổng hợp và sử lý các số liệu trước, giữa và sau thực nghiệm của đề tài,
chúng tôi sử dụng các công thức sau:


9



8. Những đóng góp mới của đề tài:
8.1. Về lí luận.
Tổng quan cơ sở khoa học liên quan đến việc lựa chọn các phương pháp,
phương tiện, biện pháp trong giảng dạy – huấn luyện thể lực chuyên môn cho
đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc.


10
8.2. Về thực tiễn.
- Trong quá trình giảng dạy – huấn luyện nhằm nâng cao thể lực

chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó việc lựa chọn các phương pháp phù hợp, có đủ cơ
sở khoa học giữ một vị trí quan trọng.
- Các biện pháp, phương tiện, phương pháp hiện đang được sử dụng
trong quá trình giảng dạy – huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường
đại học Tây Bắc là rất phong phú. Tuy nhiên, các biện pháp, phương tiện đó
không được định lượng một cách cụ thể nên chưa đáp ứng được cho mục đích
nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học
Tây Bắc.
- Qúa trình nghiên cứu sẽ lựa chọn được các test đánh giá sự phát triển
thể lực chuyên môn qua việc sử dụng phương pháp tập luyện vòng tròn trong
quá trình nâng cao thể lực cuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường
đại học Tây Bắc.
- Qúa trình nghiên cứu của đề tài cũng sẽ xác định được một số bài tập
chuyên môn ứng dụng trong phương pháp tập luyện vòng nhằm nâng cao thể
lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc.
- Qúa trình ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy – huấn luyện cho đội
tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc sẽ cho thấy việc sử dụng
phương pháp tập luyện vòng tròn có hiệu quả ưu việt với điều kiện cơ sở vật
chất cho phép trong việc nâng cao thể lực chuyên môn cho đối tượng là khách
thể nghiên cứu.
9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu:
9.1.Thời gian nghiên cứu.
Thời gian tiến hành từ tháng 05 năm 2013 đến tháng 06 năm 2014 và
được chia thành các giai đoạn sau:



11
Giai

đoạn
Nội dung nghiên
cứu
Thời gian
Sản phẩm
Bắt đầu
Kết thúc
Giai
đoạn 1
Xác định vấn đề
nghiên cứu, chọn
tên đề tài và đăng
ký thực hiện.

01/05/2013

30/05/2013

Chọn được tên đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả
phương pháp tập luyện
vòng tròn nhằm nâng cao
thể lực chuyên môn cho
đội tuyển bóng chuyền nữ
trường đại học Tây Bắc”.
Giai
đoạn 2
+ Hoàn thành đề
cương nghiên
cứu, lập kế hoạch

nghiên cứu.
+ Bảo vệ đề
cương nghiên
cứu trước hội
đồng khoa học.
01/06/2013
30/06/2013
Hoàn thành đề cương và
bảo vệ đề cương
Giai
đoạn 3
+ Thu thập tài
liệu, nghiên cứu
tài liệu.
+ Lập các phiếu
phỏng vấn.
+ Phỏng vấn
+ Giải quyết
nhiệm vụ 1.
01/07/2013
30/09/2013
Nghiên cứu được:
- Nghiên cứu và hệ thống
hóa cơ sở lí luận của đề tài
- Điều tra, phân tích và
đánh giá thực trạng về
chuyên môn đội ngũ giáo
viên thể dục trong các
trường phổ thông trung
học thành phố Sơn La

Giai
+ Lấy số liệu ban
01/10/2013
31/03/2014
Giải quyết nhiệm vụ 2.


12
đoạn 4
đầu trên nhóm
nhóm thực
nghiệm.
+ Đưa các giải
pháp đã lựa chọn
vào thực nghiệm
+ Lấy số liệu lần
hai
Giai
đoạn 5:
+ Xử lý số liệu
nghiên cứu
+ Viết hoàn
chỉnh đề tài và
rút ra kết luận.
+ Báo cáo kết
quả nghiên cứu
trước hội đồng
nghiệm thu.
01/04/2014
30/06/2014

- Xử lý xong số liệu
- Viết và hoàn chỉnh đề tài
- Được báo cáo kết quả
nghiên cứu trước hội đồng
nghiệm thu.
9.2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thể lực chuyên môn của 20 VĐV
đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học Tây Bắc.
9.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trường đại học sư phạm Hà Nội.
- Trường đại học Tây Bắc.





13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18 – 22 trong các hoạt động thể
lực.
Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện. Người giáo viên, huấn luyện viên
cần phải nắm chắc được các đặc điểm về tâm lý, sinh lý lứa tuổi để từ đó có
thể áp dụng các và phương tiện tập luyện sao cho phù hợp với trình độ, lứa
tuổi, giới tính và trạng thái sức khoẻ, đó cũng là một trong các nhân tố quan
trọng để tác động lên cơ thể con người. Nói đến bài tập thể chất là nói đến
lượng vận động mà lượng vận động lại bao gồm cường độ vận động và khối
lượng vận động. hai yếu tố đó sẽ tác động trực tiếp lên cơ thể người tập. Vì
vậy, muốn nâng cao thành tích thì việc nắm rõ các đặc điểm tâm, sinh lý lứa
tuổi là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu được.
1.1.1. Đặc điểm tâm lý.

Ở độ tuổi này, chủ yếu hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành các
tính cách và hướng về tương lai. Đây cũng là độ tuổi lãng mạn, mơ ước độc
đáo và mong muốn cho cuọc sống tốt đẹp hơn. Trong học tập thì các em
thường có thái độ tự giác tích cực trong học tập, xuất phát từ động cơ rèn
luyện đúng đắn và hướng tới tương lai, ttư duy chặt chẽ hơn và lĩnh hội được
bản chất của các vấn đề trong tập luyện, các phẩm chất ý chí rõ ràng, mạnh
mẽ. Các động tác vận động được ghi nhớ một cách có hệ thống và đảm bảo
tính logic. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kỹ thuật động tác
và hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ là tri giác có mục đích đã đạt được ở
mức độ cao, quan sát động tác thường có mục đích, có hệ thống và toàn diện.
Ở lứa tuổi này, nghi nhớ có chủ đích giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí
tuệ, đồng thời vai trò của nghi nhớ logic, trừu tượng ngày càng tăng lên một
cách rõ rệt
Sự phát triển về ý thức: là đặc điểm phát triển nổi bật trong sự phát triển
nhân cách của thanh niên ở giai đoạn này, đặc điểm quan trọng là sự ý thức của


14
lứa tuổi này xuất phát từ yêu cầu cuộc sống, hoạt động địa vị trong xã hội, mối
quan hệ với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được nhân cách của
mình. Các em có được phẩm chất nhân cách bộc lộ trong lao động, biết yêu lao
động, tính cần cù, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, ý chí cao,
biết khắc phục khó khăn để đạt được mục đích đã định của mình. đây chính là
các điều kiện thuận lợi để rèn luyện các tố chất thể lưch cho các em.
Nhìn chung ở lứa tuổi này các em đều có những bước phát triển nổi bật
về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, chính vì thế người huấn luyện viên cần nắm
vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để định hướng và uốn nắn cho kịp thời
để hiệu quả quá trình huấn luyện thu được đạt kết quả cao hơn. Do đó trong
quá trình huấn luyện thể thao và đặc biệt là huấn luyện thể lực, người huấn

luyện viên cần phải biết kết hợp giữa huấn luyện chuyên môn với giáo dục
đạo đức, ý chí kịp thời để uốn nắn các vận động viên, giúp cho các em có
những định hướng tốt trong học tập và hoạt động môn thể thao chuyên ngành.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý.
Hệ xương: Vẫn tiếp tực được cốt hoá đến năm 24 - 25 tuổi mới hoàn
thiện, các cơ tăng khối lượng và đạt 43% - 44% trọng lượng cơ thể. sự cốt hoá
xương có nghĩa là sự phát triển chiều cao của cơ thể. Qúa trình đó xẩy ra là do
các màng xương được phát triển dày lên bao bọc quanh sụn.
Hệ cơ: Cơ lớn phát triển nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay ). các cơ co thường
phát triển sớm hơn các cơ duỗi, vì vậy sử dụng các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn hợp lý thì phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và có tác dụng cho
tất cả các nhóm cơ.
Hệ tuần hoàn: Đã phát triển hoàn thiện, mạch đập của nam vào khoảng
70 - 75 lần/phút, nữ 75 - 80 lần/phút. sau vận động, mạch và huyết áp hồi
phục tương đối nhanh cho nên phù hợp với các bài tập có khối lượng và
cường độ vận động tương đối lớn.


15
Hệ hô hấp: Đã hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam là 75 - 80cm,
nữ là 80 - 85cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 120cm
2
- 150cm
2
. dung
lượng phổi khoảng 4 - 5lít, tần số hô hấp 10 - 20 lần/phút.
Hệ thần kinh: được phát triển một cách hoàn thiện, khả năng tư duy, phân
tích, tổng hợp và trừu tượng được phát triển thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc
hình thành phản xạ có điều kiện. ngoài ra, hoạt động mạnh của tuyến giáp,
tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm

ưu thế. giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến hoạt động
thể lực cho nên cần phải sử dụng các bài tập phù hợp với lứa tuổi này.
1.2. Các quan điểm về việc sử dụng phƣơng pháp trong tập luyện thể
thao.
Như chúng ta đã biết việc sử dụng các phương pháp trong tập luyện thể
dục thể thao luôn là những vấn đề hết sức cần thiết đối với những yêu cầu đặt
ra trong thời đại ngày nay. Trong tập luyện và thi đấu thể thao, để đạt được
thành tích thể thao cao không chỉ dựa vào các tố chất thể lưc, trình độ tập
luyện mà còn phải biết sử dụng các phương pháp giảng dạy, huấn luyện phù
hợp để đem lại những hiệu quả như mong muốn. Thông qua việc sử dụng các
phương pháp trong tập luyện TT cho phép ta xác định được tính hiệu quả của
quá trình tập luyện đó.
Theo tác giả Nguyễn Toán: Phương pháp huấn luyện thể thao là cách
thức huấn luyện của HLV sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao thành
tích thể thao chuyên sâu. Chúng gồm các phương pháp tập luyện đó là:
phương pháp lặp lại, phương pháp cách quãng, phương pháp biến đổi, phương
pháp vòng tròn, phương pháp tổng hợp, phương pháp trò chơi và thi đấu
 
29
,
 
30
.
Phương pháp huấn luyện có tác dụng thực tế và quyết định đến việc nâng
cao thành tích thể thao có tác dụng thực tế và quyết định đến việc nâng cao
thành tích thể thao,. Trình độ và điều kiện huấn luyện thể thao ở nhiều nước

×