MỤC LỤC
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một hiện tượng đặc biệt thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, dư luận xã hội
đã tồn tại và phát triển nhiều năm trong lịch sử song hành cùng với sự vận động
phát triển của xã hội loài người. Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng
đều có những ảnh hưởng nhất định và thông thường trong nhiều trường hợp tác
động mạnh mẽ đến các quá trình chính trị, xã hội của đất nước, đến việc lãnh đạo
và quản lý xã hội. Dư luận xã hội có sự tác động đối với lĩnh vực pháp luật, nhưng
đồng thời pháp luật cũng có sự tác động trở lại với dư luận xã hội. Việc nghiên cứu
vấn đề này đã trở nên hết sức cần thiết để có thể hiểu và hoàn thiện thêm về nó. Vì
vậy em đã chọn đề tài: “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận
xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư
luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Dư luận xã hội
1.1: Khái niệm dư luận xã hội
Về mặt thuật ngữ: dư luận xã hội xuất hiện từ rất sớm, nhưng đến tận thế kỷ thứ
12 thì mới được một nhà văn – nhà hoạt động người Anh tên là Solsbery đưa ra
thuật ngữ “dư luận xã hội”, được ghép bởi 2 từ: Opinion (ý kiến) và Public (cộng
đồng). Nhưng phải kể từ năm 1744 thuật ngữ “dư luận xã hội” mới được sử dụng
phổ biến, ở Việt Nam thường được dung là những cụm từ sau: ý kiến công luận, ý
kiến cộng đồng, ý kiến công chung, ý kiến quần chung,…
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá
của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời
sự có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và
được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
2
1.2: Đối tượng của dư luận xã hội
Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có các vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm
tới những lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp
bách, đòi hỏi phải có ý kiến phát xét đánh giá hoặc cần phải đề xuất phương hướng
giải quyết cụ thể. Đó có thể là một vấn đề chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn
hóa hay đạo đức.
1.3: Chủ thể của dư luận xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng hay nhóm người mang dư luận xã
hộ. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồn ý kiến, luồn ý kiến của đa số cũng như thiểu
số. Trong xã hội ở mỗi thời điểm nhất định sẽ có sự tồn tại của nhiều dư luận xã hội
thuộc các cộng đồng lớn nhỏ. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những
người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích.
1.4: Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn
Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lí xã hội nhưng khác với dư luận xã hội
ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy, phán xét của cá nhân mang đó.
Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có thật, có
thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang
người khác.
Dư luận xã hội, ngược lại là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang
nó thể hiện quan điểm, thái độ cá nhân mang nó trước các sự kiện, hiện tượng, vấn
đề mà cá nhân đó quan tâm. Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội khi
trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của
mình, khi thông tin, sự kiện, hiện tượng được kiểm chứng và các nhóm xã hội có
thể được tiếp cận với nguồn tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con
đường công khai.
3
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cả
chủ quan và khác quan về kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ nhận thức… Dưới đây
là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành của dư luận xã hội.
2.1: Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội
đang diễn ra trong xã hội
Trong thực tế xã hội luôn diễn ra đa dang, phong phú, phức tạp, luôn biến
đổi không ngừng với nhiều sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội.
Mà dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh sự tồn tại của xã hội. Sự phản
ánh đó phụ thuộc vào quy mô, cường độ và tính chất của sự việc, sự kiện, hiện
tượng xã hội mà nó phản ánh; phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự việc, sự kiện đó
đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chat hay tinh thần của cộng đồng người mang dư
luận. Cách thức để họ thực hiện điều này là bày tỏ sự tán thành, ủng hộ đối với
những sự việc, sự kiện phù hợp với nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán
hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của chính họ.
Qua thực tế, một sự việc, sự kiện xảy ra trong xã hội có thể ảnh hưởng tới một
nhóm xã hội nhất định nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều nhóm xã hội. Khi
đó, các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các thời điểm
khác nhau.
Ví dụ như: Trường hợp tăng giá xăng dầu trong những năm gần đây. Xăng
dầu cung cấp nguyên liệu cho giao thông vận tải, cho gia dụng, các loại mày kỹ
thuật… Tăng giá xăng dầu kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá, trong đó tiền lương
lại không tăng đồng nhất đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân. Việc tăng giá
xăng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của đại đa số người dân vì
vậy nó nhanh chóng tạo nên làn song dư luận xã hội, chiếm được nhiều sự quan
tâm của xã hội.
4
2.2: Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế
xã hội của con người
Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã
hội của các cá nhân, các nhóm xã hội là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để
tiếp nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết. Con người càng có hiểu biết,
thông tin về đối tượng bao nhiêu thì tranh luận càng ít kéo dài bấy nhiêu, thông tin
không đầy đủ thì sẽ dẫn đến tranh luận sẽ kéo dài, không hình thành dư luận xã hội.
Khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan
điểm phán xét, đánh giá đối với các sự việc, sự kiện cũng chịu ảnh hưởng của yếu
tố này. Nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp có thể dễ dàng tin tưởng vào những
tin tức thất thiệt, tham gia vào những tin đồn nhảm, gây hậu quả xấu cho xã hội.
Ngược lại, nhóm xã hội có trình độ học vấn cao có thể tiếp cận dễ dàng nguồn
thông tin, phân tích một cách khoa học về các sự việc, sự kiện…đưa ra những phán
xét, đánh giá phù hợp góp phần hình thành dư luận xã hội tích cực.
Ví dụ: tình trạng người dân sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng
rau, quả. Theo nhận định của giới chuyên gia: việc sử dụng chất tăng trưởng quá
lớn thì sẽ dẫn tới nguyên nhân gây ung thư. Trong khi đó người nông dân do có
trình độ học vấn thấp không nhìn thấy được hậu quả mà thuốc gây ra cho con người
mà chỉ thấy được những loại thuốc này rất rẻ, có độc lực cao, tiêu diệt sâu bọ tốt
hơn, kích thích sinh trưởng nhiều hơn và làm cho rau quả xanh hơn, rút ngắn thời
gian thu hoạch nên người nông dân đổ xô vào dùng thuốc tăng trưởng cho cây.
2.3: Thông tin đại chúng
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo,
tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính có tác động, ảnh
hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. điều đó thể hiện trên các phương
diện sau:
5
Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời
và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: việc đáp ứng nhu
cầu và sở thích thông tin của công chúng được coi là những tiền đề cơ bản cho sự
phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng. Trên phương diện này, hệ thống
truyền thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những
năm đổi mới. các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa
dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, chính trị của đất nước; sự phản ánh của các thông tin cũng chân thực và
khách quan hơn.
Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai : ngày
nay, trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng
ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong
bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông
tin về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện,
hiện tượng, diễn ra trong đời sống xã hội. bằng cách này, công chúng sẽ có được
cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị,
thực hiện và giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước
cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền.
Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển
của dư luận xã hội:hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho
việc đăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính định hướng xây dựng.
Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích
của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cơ bản,
khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của Đàng và Nhà nước,
ý kiến chính thức của cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá
chung của xã hội
6
Ví dụ: Trước đây chủ yếu là báo in nhưng ngày nay sự phát triển của báo điện
tử đã nhanh chóng đưa thông tin đến người dân, họ nắm bắt thông tin, bày tỏ những
suy nghĩ trên diễn đàn vì thế dư luận xã hội nhanh chóng được tạo ra là lan truyền
với tốc độ chóng mặt.
2.4: Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội
Trạng thái tâm lí xã hội biểu hiện ở thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay
tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực
tiếp của điều kiện sống, sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên
truyền, giáo dục. Ảnh hưởng của nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận bết,
tùy từng thời điểm, tâm trạng của con người…Người đang trong tâm trạng chán
nản, bi quan thì nội dung phán xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng xã hội khác với
người đang trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi.
Ví dụ: Trước đây, việc tình yêu đồng tính không được coi trọng, dư luận xã
hội lúc bấy giờ không công nhận việc hai người đồng tính có tình cảm và bị phản
đối kịch liệt. Nhưng bây giờ tâm lý xã hội đã đổi mới, ở một số nước người ta đã
công nhận tình yêu đồng tính, và hai người đồng tính có thể kết hôn với nhau theo
quy định của pháp luật. Như vậy, tâm lý xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến dư luận
xã hội.
2.5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị- xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của
người dân vào các sinh hoạt chính trị- xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan
trọng tới sự hình thành dư luận xã hội. trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi,
có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở,
bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạc các vấn đề chung, do vậy,
dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi. ngược lại, trong điều kiện xã hội
thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã
7
hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp. Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi
quyền dân chủ bị tiêu diệt, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác
dụng, khi nó thường biểu hiện dưới dạng hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm,
châm biếm.
Ví dụ: Trong thời Pháp thuộc, người dân Việt Nam không có tự do dân chủ,
cũng như không được phép can thiệp vào những việc mang tính chính trị và xã hội.
Nhưng khi đất nước thống nhất, nước ta là một nước dân chủ, người dân có thể tự
do bày tỏ ý kiến, bàn bạc, thảo luận, bày tỏ nguyện vọng, yêu cầu về nhưng vấn đề
liên quan đến chính trị, văn hóa, xã hội… Lúc này, xã hội có nhiều dư luận khách
quan hơn.
2.6: các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện
hành trong xã hội
Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện
hành trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã
hội. về cơ bản, các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành, tạo
ra những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc phán xét,
đánh giá, khác nhau về cùng vấn đề. Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận
khác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như cách
ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh, cách sinh hoạt, vui chơi, giải trí
Ví dụ: Việc có thai trước hôn nhân hiện nay, dư luận xã hội về vấn đề này
rất phức tạp. Có người cho rằng việc có thai trước hôn nhân là không chấp nhận
được vì nó đi lại với thuần phong, mỹ tuc, quan niệm trinh tiết của người phụ nữ.
Nhưng một số người khác lại ủng hộ việc có thai trước hôn nhân vì nó giải quyết
được vấn đề có con, vì hiện nay có nhiều đôi vợ chồng sau khi lấy nhau một trong
hai người vô sinh khiến họ không có con nên việc có thai trước hôn nhân là vấn đề
thiết thực. Như vậy, phong tục, tập quán cũng tác động đến sự hình thành dư luận
8
xã hội. song trong cùng một xã hội không phải ai cũng nhìn vào chuẩn mực để
đánh giá vì thế dẫn đến sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ.
III. Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội đều có ảnh hưởng nhất định và
trong nhiều trường hợp còn có tác động mạnh mẽ đến các quá trình chính trị, xã
hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội. Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận
xã hội đóng vai trò là yếu tố điều hoà các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh hành vi
của con người. Trong xã hội chưa có giai cấp, nhà nước và pháp luật, dư luận xã
hội chỉ tồn tại với tư cách những ý kiến, quan điểm. thái độ, sự phán xét chung của
cộng đồng người, giữ vai trò vừa là phương tiện giáo dục vừa là công cụ định
hướng, đieèu tiết hành vi của con người. Trong xã hội có giai cấp, vai trò điều hòa
các quan hệ xã hội của dư luận xã hội được thể hiện cùng với pháp luật.
3.1. Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính
chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng
pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa
học.
Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển
của hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản
ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý
xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong
xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức
chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp. Khi đã
hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của
đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã
9
hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề mang tính bản
chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật.
Như vậy, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người những
khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản
ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó, hình thành nên các quan
điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và
các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều đó
nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành và
phát triển của hệ tu tưởng pháp luật.
Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền. Dư luận
xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán
xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những
vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó, dư
luận xã hội tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội
những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng là hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị. Khi giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã
hội, có lợi ích giai cấp phù hợp với lợi ích cơ bản của các lực lượng xã hội khác thì
tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật sẽ thể hiện nổi
trội, rõ nét. Trong điều kiện như vậy, ý chí của giai cấp cầm quyền có nhiều nét
tương đồng với dư luận xã hội của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, dư luận xã hội
có tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự hình thành, phát triển và phổ biến hệ tư
tưởng pháp luật trong xã hội.
Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm
quan trọng hàng đầu. Dư luận xã hội đóng vai trò là "người lính canh giữ", bảo vệ
10
những quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích cá
nhân chính đáng của con người. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc
bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt.
Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích
quốc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn
hành vi đó.
3.2. Sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật.
Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc,
tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những
hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật là sự phản ánh
trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những sự
kiện, hiện tượng pháp luật đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã
hội. Vì vậy, ảnh hưởng của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể hiện trên
các phương diện sau:
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình cảm pháp luật
là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách tự phát
dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với môi trường
pháp lý xung quanh. Và do là yếu tố mang tính tự phát, chịu sự chi phối của phong
tục, tập quán, kinh nghiệm sống và nếp sống của con người, nên tình cảm pháp luật
có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực, cũng như tiêu cực của mỗi
người trước những sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong thực tế như thái độ
phản ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu công lý, đề cao công bằng xã hội,
đề cao trách nhiệm pháp lý cũng có thể biểu hiện dưới dạng tiêu cực, như cổ vũ
cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành .công vụ, làm ngơ trước người bị
hại Tất cả những biểu hiện đó của tình cảm pháp luật đều là đối tượng phán xét,
đánh giá của dư luận xã hội.
11
Trong thực tiễn đời sống pháp luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và biểu hiện ở
hai xu hướng: khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh trước các hành vi vi phạm
pháp luật, ủng hộ những việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ pháp lý của công
dân và phê phán, lên án các hành vi sai trái, phạm pháp, phạm tội. Về mặt tình cảm,
không ai muốn mình trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội. Mỗi cá nhân
đều mong muốn có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm và hành vi của mình sao cho
phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội. Với ý nghĩa đó, dư luận xã hội tác
động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật, góp phần định hướng cho sự hình thành tình
cảm pháp luật tích cực, đúng đắn của mỗi công dân.
Dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp. Tâm trạng
của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá nhân trước
các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội thường ngày. Đây là
yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật. Do sự tác động, ảnh hưởng
của các yếu tố, như điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày mà tâm trạng của
con người thường được thể hiện ra ở các trạng thái đối lập: hưng phấn - ức chế, lạc
quan - bi quan, hy vọng - thất vọng trước thực tiễn cuộc sống. Tuỳ thuộc đang
trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản ứng mạnh mẽ,
tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn khi không tin
tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta thường thờ ơ trước
các sự kiện pháp lý Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các phán xét,
đánh giá của dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của
con người trước luật pháp.
Dư luận xã hội có thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động
trước hành vi thể hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Thông qua việc tạo ra
những "khuôn mẫu tư duy", "khuôn mẫu hành động" cho các thành viên trong xã
hội, dư luận xã hội hướng con người theo gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực
12
chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới
tâm trạng của con người trước luật pháp.
Thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình
trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Cách thức mà mỗi
cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm
xúc, như tự hào, phấn khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng Những phán xét, đánh giá
(khen - chê, biểu dương - lên án ) của dư luận xã hội đối với hành vi của các cá
nhân, ở một mức độ nào đó, đều tham gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp luật của
cá nhân. Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, là "tấm gương" để
mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản
thân. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá nhân luôn phải suy
nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Điều đó cho thấy,
dư luận xã hội luôn có tác động tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành
vi ứng xử của mình.
3.3.Sự tác động của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật: thể
hiện ở các phương diện sau:
Dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân
dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm
chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp
luật. Các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật.
Hiến pháp Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân, đảm bảo cho việc thực thi quyền lực nhà nuóc phục vụ cho lợi ích của
nhân dân và nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân. Nhân dân thực thi quyền lực nhà
nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân
chủ trực tiếp là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tư cách là chủ thể tối cao
và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia tích cực và chủ động vào
13
các hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật. Qua hình
thức dân chủ đại diện, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nuóc, vận hành theo quy
định của Hiến pháp. Nhân dân bầu ra cơ quan đại diện một cách trực tiếp. Đây là cơ
quan quyền lực nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa quan trọng và thiết thực
đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và v ăn bản quy phạm
pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định của các cá nhân, nhà chức
trách có thẩm quyền. Để có các văn bản pháp luật sát thực tế, đúng đắn ,có tính khả
thi cao, trước khi xây dựng, soạn thảo các dự án luật hay ban hành các quyết định,
các cơ quan quản lí, hành pháp phải nắm bắt thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối
tượng xá hội mà văn bản pháp luật, quyết định nhằm vào. Chỉ có hợp lòng dân,
được nhân dân ủng hộ thì các chủ trương, chính sách pháp luật mới có thể trở thành
hiện thực. Dư luận xã hội là một trong những thông tin phản hồi phát hiện những
thiếu hụt, khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật từ đó Nhà nước có biện
pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh một cách kịp thời.
Dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó có sức mạnh to lớn trong
định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động cảu các thành viên trong xã hội.
Trong khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật phải biết lắng nghe dư luận xã hội
một cách nghiêm túc và phân tích khoa học để có thể rút ra được những kết luận
chính xác về thực của những lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều
chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu
quả, đúng phạm vi, đúng đối tượng; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của
công tác quản lỷ xã hội bằng pháp luật.
C. KẾT LUẬN
Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã từng đóng vai trò điều hoà
các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi xã hội của con người ngay cả khi trong
14
xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật, cũng có
nghĩa là chưa có ý thức pháp luật đó là xã hội nguyên thuỷ. Ph.Ăngghen đã nhận
xét rằng, trong chế độ xã hội này không hề có các phương tiện ép buộc nào khác
ngoài dư luận xã hội. Từ lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác -
Lênin đã chỉ rõ vai trò to lớn, sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố tinh thần đối với
hoạt động sống của con người, trong đó có dư luận xã hội. Sức mạnh to lớn của dư
luận xã hội xuất phát từ vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
15
16
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Ngọ Văn Nhân (chủ biên), Tập bài giảng xã
hội học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.
2. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
3. Trường Đai học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội,
Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Nxb. ĐHQG
Hà Nội, Hà Nội, 2007.
4. Vai trò của pháp luật đến đời sống – Nguyễn Minh Đoan
5. hp://ebook.ringring.vn/xem-tai-lieu/cac-buoc-hinh-thanh-va-cac-yeu-to-anh-huong-den-su-
hinh-thanh-du-luan-xa-hoi-nhan-xet-tac-dung-cua/33838.html
6. hp://phamquy93.wordpress.com/2013/03/27/lam-ro-khai-niem-du-luan-xa-hoi-nhung-nhan-
to-anh-huong-den-su-hinh-thanh-du-luan-xa-hoi-nha-nuoc-va-du-luan-xa-hoi-co-moi-quan-he-
bien-chung-khong-tai-sao/
17