Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

các bước hình thành nên dư luận xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.64 KB, 12 trang )

Bài tập lớn môn Xã hội học
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất
phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính
thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút sự quan tâm của nhiều người và
được thể hiện trong nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Và để hình thành
nên một dư luận xã hội thì nó thường phải trải qua các bước hay các giai đoạn khác
nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiều về các bước hình thành nên dư luận xã hội và các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của nó. Từ đó có thể phần nào thấy được ý
nghĩa của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CÁC BƯỚC HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI
Trong điều kiện bình thường quá trình hình thành dư luận xã hội có thể chia
thành các bước sau:
1.Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
Các cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, đuợc trực tiếp
chứng kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội.
Họ tìm kiếm, sưu tập thêm các thông tin, trao đổi với nhau về nó, từ đó nảy sinh
các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự việc, sự
kiện. Nhưng lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu là thuộc về mỗi
nguời, thuộc lình vực ý thức cá nhân.
2.Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi nguời
Các ý kiến cá nhân được trao đổi, chia sẻ, bàn luận với nhau trong nhóm xã hội.
Cơ sở cho quá trình thảo luận này là lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống các giá
trị, chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành vi
của các thành viên trong nhóm. Thông qua quá trình trao đổi, bàn luận các suy
nghĩ, các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận mà ý kiến đã được trao đổi,
chuyển dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức xã hội.
3.Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng
Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp hoặc
những thông tin nhiễu về đối tượng sẽ bị lược bỏ. Các nhóm trao đổi, tranh luận


1
Bài tập lớn môn Xã hội học
với nhau về những nội dung quan trọng, đưa ra các ý kiến khác nhau và thống nhất
lại xung quanh các quan điểm cơ bản; cùng tìm đến những điểm chung trong quan
điểm và ý kiến. Từ đó mà hình thành các phán xét, đánh giá chung thỏa mãn được
ý chí của đại đa số các thành viên trong cộng đồng người. Cơ sở cho quá trình
tranh luận này vẫn là lợi ích chung và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung
cùng được các nhóm xã hội chia sẻ và thừa nhận.
4.Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để đấy,
chẳng có vai trò, tác dụng gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện tượng vô
nghĩa. Trên thực tế vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy. Từ sự phán xét đánh giá
chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống nhất, nêu lên
những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ trước thực tế cuộc
sống nhất định.
Như vậy dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không có sự
trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thậm chí va đập các ý kiến với nhau thì không thể có ý
kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia sẻ, tán thành và ủng
hộ.
Khi nghiên cứu sự hình thành dư luận xã hội cần phải chú ý tới hai khía cạnh
sau đây:
Một là không phải trong bất cứ trường hợp nào sự hình thành dư luận xã hội
cũng trải qua bốn giai đoạn. Thông thường sự tuân thủ cả bốn giai đoạn chỉ diễn ra
khi đối tượng của dư luận xã hội là các hiện tượng, sự kiện xã hội mới và phức tạp.
Khi đa số người dân chưa có hoặc chưa xác định được thái độ, cách ứng xử phù
hợp với thực tế cuộc sống thì khi đó sự hình thành dư luận xã hội có thể kéo dài
hang tháng, hàng năm thậm chí lâu hơn. Nhiều trường hợp dư luận xã hội hình
thành một cách tức thời, nhanh chóng, phổ biến, lan truyền mạnh mẽ trước những
biến cố đặc biệt như thiên tai, chiến tranh, các vụ giết người dã man…
Hai là việc duy trì sự quan tâm của người dân đối với các vấn đề đang diễn ra

trong xã hội là một điều kiện tiên quyết cho việc hình thành dư luận xã hội. Không
phải sự việc, sự kiện nào cũng thu hút được sự quan tâm, chú ý hay gây tranh luận
cho tất cả các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Sở dĩ như vậy là do thiếu các
2
Bài tập lớn môn Xã hội học
thông tin về sự việc, sự kiện. Các cá nhân hay nhóm xã hội nếu không được tiếp
nhận thông tin thì không thể có bất cứ ý kiến chủ động nào. Hoặc có những cá
nhân hay nhóm xã hội sẽ rút ra khỏi các cuộc thảo luận khi phát hiện ra rằng lợi ích
của họ không có quan hệ gì với vấn đề đang diễn ra. Do đó cần có cách nhịn nhận
và hoạt động thực tế nghiêm túc đề đảm bảo cung cấp thông tin một cách rộng rãi
tới đông đảo các tầng lớp nhân dân.
II.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau,
cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận
thức…
Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội:
1.Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang
diễn ra trong xã hội
Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc,
sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau. Dư luận xã hội là hiện
tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó phụ thuộc vào quy mô,
cường độ và tính chất của sự việc, hiện tượng xã hội; đồng thời phụ thuộc vào ý
nghĩa của chúng đối với các nhu cầu lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng
động người mang dư luận. Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái
độ của công chúng là bày tỏ tán thành, ủng hộ đối với sự việc, sự kiện phù hợp với
các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán với những sự việc, sự kiện xâm
hại tới lợi ích của họ.
Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hường tới
lợi ích của nhóm xã hội nhất định. Nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự
liên quan tới lợi ích của các nhóm xã hội khác. Trong bối cảnh đó, các nhóm xã hội

sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận. Bên cạnh đó những sự kiện, hiện
tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân sẽ tạo ra các luồng
dư luận xã hội chỉ trong thời gian ngắn.
3
Bài tập lớn môn Xã hội học
Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiều nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải
xuất phát từ chính bản than các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã
hội với quy mô, cường độ và tính chất của chúng.
2.Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã
hội của con người
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tường, trình độ học vấn, kiến
thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội trong
xã hội. Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự
việc, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh
luận kéo dài không hình thành dư luận xã hội. Hệ tư tường, trình độ học vấn của
con người cùng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản
ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với sự việc,
sự kiện.
3.Thông tin đại chúng
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp
chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính…có tác động ảnh hưởng
mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. Điều đó thể hiện trên ba phương diện cơ
bản sau:
-Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tài kịp thời và
đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: việc đáp ứng sở
thích và nhu cầu thông tin của công chúng là một trong những tiền đề cơ bản cho
sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng. Các chương trinh phat thanh,
truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các
thông tin về đời sống chính trị, kinh tê, văn hóa, xã hội của đất nước; sự phản ánh
nội dung các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn.

-Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: ngày nay
trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng ngày
càng tham gia rộng rãi hơn và đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong bối
cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về
các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng với các sự kiện, hiện tượng,
diễn ra trong đời sống xã hội.
4
Bài tập lớn môn Xã hội học
Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của dư
luận xã hội: hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho việc
đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và mang tính định hướng
xây dựng. Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra và có tầm quan trọng đến lợi
ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực cơ bản khi đó
định hướng thông tin phải phản ánh được quan điêm của Đảng và Nhà nước, ý kiến
chính thức của các cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá
chung của xã hội.
4.Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp
sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được
hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hằng
ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền giáo dục. Tùy từng thời điểm
nhất định tâm trạng của con người có thề được thể hiện ở các trạng thái khác nhau,
thậm chí đối lập nhau như hưng phấn hoặc ức chế, lạc quan hoặc bi quan, hi vọng
hoặc thất vọng…khi con người đang ở tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung
phán xét về sự việc, hiện tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác với khi đang ở
trong tâm trạng bi quan, chán nản. Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khứ
cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành của dư luận xã hội nếu không có sự định
hướng đúng đắn.
5.Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người

dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng
tới sự hình thành dư luận xã hội. Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có
thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc
lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia, bàn bạc các vấn đề chung do vậy dư
luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi. Ngược lại, trong điều kiện xã hội
thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã
hội thường hình thành khó khăn và chậm chạp. Dưới các chế độ độc tài, phát xít,
mọi quyền dân chủ bị thủ tiêu, dư luận xã hội càng khó hình thành và phat huy tác
5

×