Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phát triển đô thị bền vững và những chiến lược phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.55 KB, 17 trang )

BÀI THẢO LUẬN TỔ 2 – NHÓM 1
VẤN ĐỀ: Phát triển đô thị bền vững và những chiến lược phát triển đô thị
hóa trong tương lai.
Bài làm
1. Đặt vấn đề.
Mặc dù đô thị ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội văn minh,
nhưng sự hiểu biết của con người về đô thị và đô thị hóa vẫ còn ít ỏi. Và trong
bối cảnh đó, vấn đề phát triển đô thị bền vững vẫn còn nằm ở phía trước, đặt ra
những vấn đề cần giải quyết với thế giới quan khoa học.
Hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới với hàng loạt các đô
thị lớn nhỏ khác nhau. Việt Nam cũng hòa chung vào xu hướng đó với nhiều đô
thị không ngừng phát triển và mở rộng. Thành phố Hà Nội đang trên đà trở
thành đô thị siêu hạng, còn thành phố Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng của đô
thị siêu hạng và đang có khuynh hướng trở thành thành phố cực lớn. Bên cạnh
hai đô thị lớn này là các đô thị khác cũng đang có những bước tích cực đẩy
nhanh quá trình đô thị hóa. Nhà nước Việt Nam không chủ trương xây dựng
những đô thị cực lớn mà chỉ xây dựng các chùm vệ tinh xung quanh các hạt
nhân đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,…. Chiến lược phát triển đô
thị đến năm 2010 dô Bộ Xây dựng soạn thảo nhắm đến việc tăng dân số đô thị
lên đến 30,4 triệu người, chỉ số đô thị sẽ là 33%. Như vậy, để thực hiện mục tiêu
chiến lược trên, Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều vấn đề về phát triển đô thị.
Trong phát triển đô thị, quá trình biến đổi có ý nghĩa nhất là đô thị hóa.
Có nhiều quan điểm cho rằng đô thị hóa càng nhanh thì càng tốt, càng thúc đẩy
được sự phát triển của xã hội. Nhưng, chúng ta đều biết rằng đô thị hóa là một
tiến trình rất phức tạp, bao gồm những thay đổi cơ bản trong phân bố lực lượng
ản xuất, trong phân bố dân cư, dân số, trong kết cẩu nghề nghiệp, trong lối sống,
trong văn hóa. Về khía cạnh sinh thái nhân văn thì đô thị hóa là một quá trình
chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệ thống quần cư từ hệ
sinh thái kinh tế nông thôn sang hệ sinh thái kinh tế xã hội đô thị. Về khía cạnh
văn hóa thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi văn hoá nông thôn thành văn hóa
đô thị. Về khía cạnh kinh tế thì đô thị hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ


nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Như vậy, đô thị hóa là một quá trình phức tạp và chứa nhiều mâu thuẫn
nội tại, là tổng hợp kết quả của nhiều quá trình phát triển xã hội và chính bản
thân đô thị hóa cũng ảnh hưởng mạnh mẽ trở lại các chiều kích của xã hội. Bên
cạnh nội dung phức hợp trên, đô thị hóa còn mang những tính chất đòi hỏi con
người phải rất cẩn trọng mỗi nơi, mỗi khi nó xuất hiện. Đó là tính chất không
thể đảo ngược được: Một chuyển động đô thị hóa bao giờ cũng là một sự thay
đổi mà từ đó, ta không bao giờ quay ngược lại được được trạng thái trước kia.
Một nơi nào đã có đô thị hóa thì xã hội hiện đại ấy không thể trở lại trạng thái
tiền đô thị như trước đây. Tốc độ của đô thị hóa càng ngày càng tăng, nhanh đến
nỗi mà các chuyên gia về đô thị học hiện nay vẫn còn loay hoay trong việc tìm
hiểu bản chất và đánh giá những ảnh hưởng của nó mà chưa có thể đi đến một
kết luận cuối cùng. Đô thị hóa cũng nhanh đến mức là khi một hiện tượng xuất
hiện, rồi được nghiên cứu, thì đã thay đổi khác với tính chất của lúc ban đầu việc
nghiên cứu. Những thay đổi trong đô thị hóa tạo ra những đứt đoạn trong quá
trình chuyển động. Mô hình và cơ chế mới trong xã hội hoàn toàn khác với
những gì đã ngự trị trước đây. Cuộc cách mạng đô thị này tạo nên những đổi
thay đột ngột làm cho con người bị cắt đứt với những hành vi quen thuộc đã có,
bắt họ phải học cách suy nghĩ, cách hành động mới.
Vì sự phức tạp, đa chiều kích ấy, đô thị hóa làm tăng thêm các vấn đề của
xã hội đô thị như tội phạm, sự nghèo đói, không có việc làm, bệnh thần kinh, gia
đình tan rã, xung đột xã hội, sung đột sắc tộc, ma túy, ô nhiễm… và một loạt
vấn đề khác mà người ta gọi chung là “ Khủng hoảng đô thị”. Cuộc khủng
hoảng này được thể hiện rõ rệt với các hiện tượng: Sự phân tầng xã hội ngày
càng sâu sắc; Môi trường bị ô nhiễm nặng nề; Các tệ nạn xã hội tăng trưởng
nhanh; Cuộc sống văn hóa bị rối loạn.
Chính vì vậy, phát triển đô thị bền vững là một câu hỏi lớn đang đặt ra đối
với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Phần 2: Nội Dung Chính
1. Các khái niệm.

1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là tên gọi chung của thành phố, thị xã, thị trấn, được hiểu là nơi tập
trung dân cư đông đúc, là trung tâm một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ
yếu là công nghiệp và dịch vụ.
1.2. Khái niệm phát triển bền vững.
Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban môi trường và phát triển thế
giới thông qua năm 1987 là: Những thế hệ hiện tại cần đáp ững những nhu cầu
của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các
nhu cầu của họ.
Như vậy phát triển bền vững có mục tiêu rõ ràng: thứ nhất, phát triển sản
xuất phải đi đôi với vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường; thứ hai, phải chú trọng đến mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ ngày nay
phải có trách nhiệm với các thế hệ sau trong việc để lại những di sản và tài
nguyên có giá trị.
Phương thức phát triển mới này được xây dựng với nội dung bao gồm ba
vế phát triển kinh tế, phát triển môi trường và phát triển xã hội, là sự tổng hợp
của các chỉ tiêu chủ yểu về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và nhất là hướng
tới tương lai.
1.3. Khái niệm phát triển đô thị bền vững.
Có rất nhiều khái niệm về phát triển đô thị bền vững. Trong đó có một số
khái niệm nổi bật như:
Các nhà sinh thái đưa ra các tiêu chuẩn để phát triển đô thị bền vững như
sau:
• Phát triển nhà ở theo chiều cao để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và mặt
bằng;
• Bảo tồn địa hình địa mạo tự nhiên;
• Tránh xây dựng thành phố trong thung lũng vì đất ở đấy phì nhiêu và dễ
lở;
• Bảo vệ và phát triển cây xanh đô thịi;
• Khuyến khích tiết kiệm nước;

• Hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển có động cơ;
• Tái sinh vật liệu phế thải.
Các nhà ngân hàng chú trọng đến lĩnh vực tài chính. Theo họ, phát triển đô
thị bền vững có 4 tiêu chí:
• Đảm bảo và phát triển khả năng cạnh tranh của thành phố;
• Đảm bảo cuộc sống của cư dân tốt hơn;
• Nền tài chính lành mạnh ( nguồn thu, các chính sách tài chính, nguồn lực)
• Quản lý đô thị tốt.
Các nhà nghiên cứu và quản lý chú trọng đến đường lối:
• Lấy chỉ tiêu HDI để đánh giá đô thị chứ không dựa vào quy mô dân số ,
kinh tế hay xây dựng như trước đây;
• Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị;
• Sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và quản lý.
Tóm lại, phát triển đô thị bền vững là khái niệm dùng để chỉ sự phát triển ở
cả ba lĩnh vực: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và phát triển môi trường, là sự
tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và nhất là
hướng tới tương lai.
(Ủy ban môi trường và phát triển bền vững thế giới, năm 1987)
1.4. Khái niệm đô thị hóa.
Đô thị hóa là một quá trình phát triển đô thị ở một quốc gia, bao gồm việc mở
rộng các đô thị hiện có và hình thành các đô thị mới. Là quá trình làm tăng tỷ lệ
dân cư đô thị trong tổng số dân cư quốc gia hay khu vực. Đồng thời là quá trình
chuyển thể nhiều kiểu mẫu của hệ thống xã hội.
1.5. Khái niệm chiến lược.
Chiến lược được hiểu là hệ thống các mục tiêu cơ bản nhất, bao trùm nhất của
một tổ chức gồm các chính sách, các giải pháp cơ bản quyết định sử dụng nguồn
lực và kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó.
2. Đặc điểm đô thị.
- Có số dân tương đối đông, mật độ dân số cao không thuần nhất.
- Đa số làm nghề phi nông nghiệp và dịch vụ.

- Tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp.
3. Thực trạng phát triển bền vững ở đô thị.
3.1. Trên thế giới.
Viện Quốc tế về môi trường và phát triển (International Institute for
Environmental and Development – IIED) cho rằng: Phát triển bền vững gồm 3
hệ thông phụ thuộc lẫn nhau:
Hình 1: Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp, thỏa hiệp giữa các hệ
thống kinh tế, tự nhiên và xã hội. ( IIED, 1995).
Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường
sống tự nhiên. Đồng thời đảm bảo tính lâu dài không ảnh hưởng tới thế hệ tương
lai, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường một cách tốt nhất.
Hình thành và quy hoạch các đô thị sinh thái, đảm bảo sự cân bằng hài
hòa giữa tự nhiên và xã hội. Theo khảo sát của Mercer, Calgary là một trong hai
thành phố của Canada lọt vào top 10, với Ottawa xếp vị trí số 3. Ngoài Canada,
Mỹ là nước còn lại duy nhất có 2 thành phố lọt vào top 10, gồm Honolulu xếp vị
Hệ kinh tế
Hệ
tự
nhiên
Hệ xã hội
trí thứ 2 và Minneapolis giành vị trí số 6. Mười thành phố sinh thái của thế giới
là: 1. Calgary, Canada; 2. Honolulu, Hawaii, Mỹ; 3. Ottawa, thủ đô Canada; 4.
Helsinki thủ đô Phần Lan; 5. Wellington, thủ đô New Zealand; 6. Minneapolis,
Minnesota; 7. Adelaide, Australia; 8. Copenhagen, thủ đô Đan Mạch; 9. Kobe,
Honshu, Nhật Bản; và 10. Oslo, thủ đô Na Uy.
Thành phố sinh thái Ottawa, thủ đô của Canada
3.2. Ở Việt Nam.
Vận dụng sơ đồ SWOT, ta phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của Việt nam để tiến tới phát triển bền vững.
- Điểm mạnh:

Trong những năm qua, đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về
quy mô và số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể:
+Số dân cư đô thị tăng lên nhanh chóng, năm 1986 dân cư đô thị là 11,870 triệu
người đến năm 2009 số dân đô thị tăng lên là 25,374 triệu người, đưa tỷ lệ đô thị
hóa cả nước từ 19% (1986) lên 29,6% ( năm 2009).
+ Mạng lưới đô thị Việt Nam không ngừng được mở rộng với trên 754 đô thị
(2009) trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 7 đô thị loại 1, 14 đô thị loại 2, 45 đô thị
loại 3, 40 đô thị loại 4, còn lại là các đô thị loại 5. Đô thị Việt Nam được chia
thành 6 loại và 3 cấp quản lí, trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 82
thành phố, thị xã thuộc tỉnh còn lại là các thị trấn cấp huyện. Theo thống kê của
Bộ xây dựng, tính đến tháng 6/2012, mạng lưới đô thị của quốc gia Việt Nam đã
có 760 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 31% và sẽ đạt xấp xỉ 45% vào đầu năm
tới. Hàng năm, khu vực đô thị đóng góp cho nền kinh tế khoảng 70% GDP và
ngày càng khẳng định được vai trò, động lực cũng như hạt nhân trong việc thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và của
cả đất nước.
+ Kinh tế tăng tưởng khá nhanh, đóng góp lớn vào thu nhập GDP của cả nước.
- Điểm yếu.
+ Công tác quy hoạch còn thiếu và chậm so với yêu cầu thực tiễn, hạ tầng thiếu
đồng bộ.
+ Song song với quá trình phát triển của đô thị thì cũng làm nảy sinh nhiều vấn
đề trong môi trường đô thị như: vấn đề nhập cư ồ ạt không tuân theo quy luật
của dân cư, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề việc làm
+ Dân số tăng nhanh gây sức ép cho cả hệ thống kinh tế - xã hội và môi trường.
+ Nguồn đầu tư cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường rất ít. Thiếu nhà ở,
chất lượng đời sống không cao.
- Cơ hội.
+ Tạo cơ hội cho đầu tư trong nước và ngoài nước vào các phát triển hệ thống
đô thị.
+ Chính phủ khuyến khích các bộ, ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, hợp

tác, học tập kinh nghiệm các nước về các mô hình phát triển bền vững và quản lí
đô thị hiện đại trên cơ sở điều kiện thực tế của Việt Nam để phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng ngoài vai trò của nhà nước,
không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp trong việc tham gia đầu tư, phát
triển các công trình hạ tầng nói chung để phục vụ cho quá trình phát triển bền
vững ở đô thị. Đồng tình với quan điểm của bộ trưởng, chủ tịch phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết: Doanh nghiệp với vai trò là
động lực phát triển của các thành phố. Qua đó góp phần đẩy mạnh hơn nữa việc
ứng dụng công nghệ mới trong quá trình phát triển kinh tế, từng bước tạo lập đô
thị hiện đại, nhân văn và bền vững.
- Thách thức
+ Kinh tế còn kém phát triển, chưa đủ tạo điều kiện vật chất cho phát triển bền
vững. Các nguồn đầu tư chủ yếu nhằm vào tăng trưởng kinh tế trước mắt, ít
nguồn đầu tư dàng cho tái tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng
kinh tế còn dựa nhiều vào vốn vay bên ngoài, buộc các thế hệ tương lai phải
hoàn trả. Nợ nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng, trở thành mối nguy cơ đe
dọa tính bền vững trong tương lai.
+ Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng. Hiện nay dân số đô thị khoảng hơn 28 triệu
người, chiếm khoảng 31% dân số cả nước. Tuy nhiên, trong định hướng 15, 20
năm tới, chúng ta sẽ phải tiếp nhận và phát triển gần 20 triệu dân đô thị nữa. Tỷ
lệ dân số đô thị gia tăng dần theo thời gian, theo dự báo của Liên hợp quốc đến
năm 2020 cả nước sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở các đô thị, với tỷ lệ đô thị hoá
là 59%.
Bảng 2. Dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam, 1950 -2020
Năm Dân số
cả nước
(ngàn
người)
Dân số

đô thị
(ngàn
người)
% dân
số đô thị
Năm Dân số cả
nước
(ngàn
người)
Dân số đô
thị (ngàn
người)
% dân số
đô thị
1950 27 367 3 186 11.6 2005 84 074 22 981 27.3
1970 42 898 7 850 18.3 2020 98 011 36 269 37.0
1975 47 974 9 011 18.8 2025 102 054 41 371 40.5
1980 53 317 10 262 19.2 2030 105 447 46 585 44.2
1985 59 789 11 696 19.6 2035 108 091 51 760 47.9
1990 66 247 13 418 20.3 2040 109 986 56 772 51.6
2000 72 957 16 202 22.2 2045 111 164 61 508 55.3
2020 78 663 19 263 24.5 2050 111 666 65 867 59.0
Nguồn: World urbanization Prospectives: The 2009 Revision Population
Database.
+ Tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến, tỷ lệ dân số đói nghèo còn cao do dân
cư nông thôn di cư ra đô thị chưa thích ứng kịp với lối sống đô thị. Một số giá trị
văn hóa đạo đức xã hội truyền thống tốt đẹp đang bị biến dạng, nảy sinh nhiều tệ
nạn xã hội.
+ Trình độ khoa học công nghệ mới chỉ đạt ở mức trung bình, việc hiện đại hóa
mới chỉ được tiến hành trong một số ngành, một số lĩnh vực như: Dầu khí, bưu

chính viễn thông, hàng không Đặc biệt, các lĩnh vực công nghệ thân thiện với
môi trường còn yếu kém.
+ Chất lượng môi trường tự nhiên như đất, nước còn kém, biến động theo chiều
hướng suy thoái, chịu tác động do bụi bẩn khi tham gia giao thông, các chất thải
chưa qua xử lí của các nhà máy, xí nghiệp, sự lạm dụng các chất hóa học, các
chất bảo vệ thực vật.
Kết luận:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các đô thị ở Việt Nam khá ổn định thể hiện ở
các đô thị lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Cần Thơ, Bình Dương
- Thực trạng phát triển kinh tế hài hòa với các lĩnh vực khác của đời sống như:
văn hóa, giáo dục, y tế Kinh tế tăng trưởng khá cao, hàng năm đóng góp
khoảng 70% GDP vào tổng thu nhập kinh tế quốc dân cao. Qua đó, sự đầu tư
vào nâng cao chất lượng giáo dục, mở rộng nhiều trường đạt chuẩn quốc tế,
nâng cao trang thiết bị dạy và học. Các bệnh viện được mở rộng và nâng cấp,
trình độ y bác sỹ được nâng cao, trang thiết bị, vật tư y tế được đầu tư và nâng
cấp hiện đại.
- Quy hoạch các đô thị sinh thái, đảm bảo sự cân bằng hài hòa giữa tự nhiên và
xã hội. Đô thị là nơi tập trung các nhà máy, xí nghiệp, trong quá trình sản xuất
gây ra tiếng ồn lớn cũng như ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, cần phải quy
hoạch các đô thị sinh thái để cân bằng giữa tự nhiên và xã hội. Cụ thể ở Việt
Nam đã có một số đô thị quy hoạch đô thị sinh thái như: Đô thị Phú Mỹ Hưng
( T.p Hồ Chí Minh), Đô thị Nam Dương ( Quảng Nam),
- Trong những năm qua, trình độ dân trí của dân đô thị được nâng cao, tỷ lệ thất
nghiệp giảm. Theo kết quả điều tra cho thấy, gần 68% số người được đào tạo đại
học hoặc trên đại học.
- Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc sau hơn 25 năm, tổng thu nhập của
dân cư đô thị trên đầu người ở Việt Nam từ mức chưa đến 300 USD nay
tăng lên 1.800 USD, điều kiện sống tăng gấp 3 và tỉ lệ nghèo giảm mạnh. Tỉ
lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hơn cả Indonesia,

Philippines và Thái Lan cộng lại.
- Tỷ lệ hộ nghèo ở đô thị có xu hướng giảm.
Bảng: Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực đô thị Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015.
Đơn vị: %
Tỷ lệ hộ
nghèo
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015
Khu vực Đô
thị
30,5 27,7 23,1
18,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010)
4. Chiến lược phát triển đô thị Việt nam đến năm 2020.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển đô thị.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phục vụ mục tiêu xây
dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Theo quyết định số 2020/1998/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về việc quy
hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam thời kì 1997 – 2020 thì việc hình
thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo:
+ Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất với yêu cầu
của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam.
+ Phát triển và phân bố trên địa bàn cả nước tạo ra sự phát triển cân đối giữa các
vùng, coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn bảo đảm chiến lược an ninh lực
lượng quốc gia, nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống phù hợp với từng giai đoạn phát triển chung của đất nước.
+ Phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng
hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng, cân bằng sinh thái.
+ Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật với cấp độ thích

hợp hoặc hiện đại theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của
mỗi đô thị.
+ Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội, đối
với các đô thị ven biển, hải đảo và biên giới phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo
vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.
- Các mục tiêu chiến lược phát triển đô thị đến năm 2020.
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô
hình mạng lưới đô thị, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng
bộ, hiện đại, có môi trường và chất lượng sống đô thi tốt, có kiến trúc đô thị tiên
tiến, giàu bản sắc có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển
kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế góp phần thực hiện tốt hai nhiệm
vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
Các mục tiêu chiến lược cụ thể như sau:
+ Phát triển các đô thị vệ tinh có quy mô vừa và nhỏ với tính chuyên môn hóa
cao bên cạnh các đô thị lớn nhằm giảm bớt sự khác biệt khu vực trên phương
diện đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội.
+ Đô thị Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Đà nẵng đóng vai trò là trung tâm khu vực
thu hút vốn đầu tư và chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tiếp tục
là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa. Đồng thời là nơi đào tạo và chuyển giao
khoa học kĩ thuật, kết nối các vùng kinh tế.
+ Tiếp tục gia tăng dân số theo hướng phát triển các thành phố vệ tinh, kết hợp
mở rộng đô thị hóa theo chiều sâu nhằm giảm sức ép do quá trình di dân ở nông
thôn.
+ Đô thị hóa cho các đô thị lớn, tiến tới thu hẹp hố ngăn cách giữa khu vực nông
thôn và thành thị.
+ Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung của các vùng kinh tế
trọng điểm và thế mạnh riêng của từng địa phương, tiến hành xây dựng các
thành phố, thị xã, thị trấn theo hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế phù
hợp ( Phát triển kinh tế công nghiệp với dịch vụ và du lịch theo hướng chuyên
môn hóa như các chức năng trong đô thị).

+ Dự kiến đến năm 2020, 100% các đô thị sẽ có đèn điện chiếu sáng công cộng,
nâng cao số dân cư đô thị lên 30,4 triệu người trong tổng số 93 triệu dân (Chiếm
33% dân số) và dân số của Việt Nam đến năm 2020 là 103 triệu người trong đó
tỷ lệ dân cư đô thị là 46 triệu dân (Chiếm 43%).
+ Gắn chặt đô thị hóa với công tác giảm nghèo ở đô thị. Đảng và nhà nước ta
luôn chủ trương phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng, xây dựng đô thị và
nông thôn mới, có cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng
phat triển, phát huy lợi thế và tạo sự liên kết giữa các vùng. Bảo đảm phát triển
đồng bộ về hạ tầng kĩ thuật, xã hội, kiến trúc cảnh quan gắn với an ninh – quốc
phòng, sử dụng tiêt kiệm hiệu quả các nguồn lực tạo môi trường sống tốt cho đô
thị, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia.
+ Định hướng phát triển chung.
Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước theo hướng đảm bảo
phát triển hợp lí các vùng đô thị hóa cơ bản giữa 6 vùng kinh tế - xã hội quốc
gia, giữa ba miền Bắc – Trung – Nam, giữa phía Đông và phía Tây.
+ Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước.
* Mạng lưới đô thị.
Mạng lưới đô thị quốc gia được phân theo các cấp bao gồm: các đô thị trung tâm
các quốc gia, các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh, các đô thị trung tâm cấp
tỉnh, các đô thị trung tâm cấp huyện, các đô thị trung tâm các cụm, các khu dân
cư nông thôn và các đô thị mới.
Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị
trung tâm gồm các thành phố trung tâm cấp quốc gia khu vực và quốc tế như:
Thủ đô Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Thành phố trung
tâm cấp vùng như: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang Các
thành phố, thị xã, trung tâm cấp tỉnh, huyện lị
* Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lí trên cơ sở 6 vùng kinh tế -
xã hội của quốc gia là:
+ Vùng kinh tế trung du và miền núi phía bắc gồm 14 tỉnh: Lào cai, Lai châu,

Hà Giang, Cao bằng, Lạng sơn, Điện biên, Sơn la, Yên bái, Tuyên quang, Bắc
cạn, Thái nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ trong đó được phân thành các
tiểu vùng nhỏ hơn bao gồm: Vùng núi Đông bắc bộ, vùng núi bắc bộ và vùng
núi tây bắc bộ.
+ Vùng Đồng bằng sông hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Bắc ninh, Vĩnh phúc,
Quảng ninh, Hà nội, Hải phòng, Hải dương, Hưng yên, Hà Nam, Nam định,
Thái bình, Ninh Bình.
+ Vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh
hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quản bình, Quảng trị, Huế, Đà nẵng, Bình thuận, Quảng
nam, Quảng ngãi, Bình định, Phú yên, Khánh hòa, Ninh thuận, Bình thuận trong
đó được phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn bao gồm: Bắc trung bộ, Trung trung
bộ và Nam trung bộ.
+ Vùng Tây nguyên gồm 5 tỉnh: Kontum, Gialai, Đắc nông, Đắc lắc, Lâm đồng.
+ Vùng Đông nam bộ gồm 6 tỉnh: Bà rịa – vũng tàu, Bình dương, Bình phước,
Đồng nai, Hồ Chí Minh, Tây ninh.
+ Vùng Đồng bằng sông cửu long gồm 12 tỉnh, thành phố: Đồng tháp, Vĩnh
long, Bến tre, Trà vinh, Cần thơ, An giang, Tiền giang, Hậu giang, Sóc trăng,
Kiên giang, Bạc liêu, Cà mau.
* Các đô thị lớn, cực lớn.
+ Các đô thị lớn, cực lớn như Hà nội, T.p Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà
nẵng cần được tổ chức, phát triển theo mô hình chùm đô thị, đô thị đối trọng
hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ hạn chế tối đa sự tập trung dân số, co sở
kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái.
* Các chuỗi và chùm đô thị.
+ Tùy thuộc vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên các mối quan hệ và nguồn lực
phát triển, các chuỗi và chùm đô thị được bố trí hợp lí tại cấc vùng đô thị hóa cơ
bản, dọc hành lang biên giới, hải đảo và trên các tuyến hành lang Đông – Tây,
tạo mối liên kết hợp lí trong mỗi vùng và trên toàn lãnh thổ quốc gia, gắn phát
triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị.

+ Xác định và bảo vệ. duy trì hệ khung thiên nhiên gồm rừng tự nhiên, rừng
phòng hộ, hệ thống vườn quốc gia, cây xanh mặt nước gắn với đặc điểm của
điều kiện tự nhiên trong từng vùng và ở mỗi đô thị.
+ Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đất đai tiết kiệm năng
lượng, nguồn nước, khoáng sản, rừng vào mục đích cải tạo và xây dựng đô thị.
+ Quy hoạch cấu trúc đô thị hợp lí, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về chỗ ở, chỗ
làm việc, đi lại, nghỉ ngơi giải trí cho người dân và toàn xã hội, bảo đảm tiêu chí
đô thị xanh, sạch, đẹp.
- Định hướng phát triển kiến trúc, cảnh quan đô thị.
+ Tổng thể kiến trúc cảnh quan đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều
kiện kinh tế, tự nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học kĩ thuật, truyền thống
văn hóa lịch sử của địa phương và các yêu cầu phát triển mới. Tổng thể kiến trúc
đô thị phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, đổi mới môi trường
văn hóa, kiến trúc truyền thống.
+ Hình thành bộ mặt kiến trúc, mỹ quan đô thị mới hiện đại có bản sắc, gốp
phần tạo nên hình ảnh đô thị tương ứng với tầm vóc của đất nước thời kì CNH –
HĐH. Đẩy mạnh công tác thiết kế đô thị nhằm nâng cao chất lượng không gian,
chất lượng kiến trúc, cảnh quan cho từng đô thị nói chung, không gian các khu
vực trung tâm, các tuyến phố chính đô thị nói riêng.
+ Đặc biệt quan tâm đến kiến trúc đô thị trung tâm cấp quốc gia khu vực và
quốc tế như: Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, bảo vệ tôn tạo kiến trúc cảnh quan tại
các đô thị di sản, đô thị đặc thù như Huế, Hộ an. Đà lạt, Sapa, các di sản lịch sử,
văn hóa và các công trình kiến trúc cảnh quan có giá trị.
* Lộ trình thực hiện.
- Giai đoạn từ 1998 – 2010.
+ Ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế ven biển và hải
đảo, cửa khẩu biên giới đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo phát huy thế
mạnh của mỗi vùng trọng điểm để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự
phát triển chung của đất nước và trợ giúp các vùng khó khăn, có năng lực hội
nhập kinh tế, quốc tế.

+ Thúc đẩy sự phát triển các đô thị là cực tăng trưởng thứ cấp, đó là các vùng
Tây Bắc, Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Tây nguyên, Đồng bằng sông cửu long
trong đó chú trọng việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất, phát triển các
khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại là trung tâm thu hút lao động bảo đảm
tăng trưởng kinh tế ổn định.
+ Dành nguồn lực phù hợp để đầu tư và phát triển các đô thị trung bình và nhỏ,
trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của tất cả các vùng, liên kết hỗ
trợ nhau làm cho tất cả các vùng phát triển.
+ Đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị, tạo môi trường thu hút
vốn đầu tư cải thiện điều kiện sản xuất, sinh hoạt nhân dân. Thúc đẩy quá trình
đô thị hóa phát triển nông thôn mới.
+ Ngăn chặn tình trạng phát triển đô thị lan tỏa thiếu kiểm soát, sử dụng hợp lí
tài nguyên, đất đai hạn chế làm biến dạng địa hình, cảnh quan gây sạt lở, lũ lụt.
Tập trung đầu tư, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường đô thị, gìn giữ giá trị
văn hóa lịch sử của mỗi đô thị, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái đô thị.
- Giai đoạn tù 2010 – 2020.
+ Thúc đẩy các vùng đô thị hóa phát triển năng động, kinh tế vững mạnh, đảm
bảo mối liên kết phát triển hài hòa giữa các vùng, giữa miền Bắc, miền Trung và
miền Nam, giữa phía Đông và phía Tây, giữa khu vực nông thôn và đô thị.
+ Các đô thị đóng vai trò là trung tâm vùng, tiểu vùng, các chuỗi và chùm đô thị
các vùng đô thị hóa cơ bản được đầu tư xây dựng, nâng cấp xây dựng mới tương
ứng với vị thế, vai trò, chức năng của từng đô thị, đảm bảo quyền lực trong phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng.
* Các giải pháp về cơ chế, chính sách chủ yếu phát triển đô thị.
- Giải pháp về tổ chức thực hiện.
+ Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lí Nhà
nước, quản lí quy hoạch, quản lí nhà đất, quản lí đầu tư xây dựng, quản lí khai
thác sử dụng công trình đô thị tạo ra sự thay đổi cơ bản của hệ thống đô thị cả
nước.
+ Nâng cao vai trò, chức năng và quyền hạn của các bộ ngành và địa phương

trong tổ chức thực hiện, quản lí phát triển đô thị, tăng cường phân cấp quản lí đô
thị, nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp.
- Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
+ Hình thành hệ thống quỹ đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, mở rộng nguồn thu
và phương thức thu tại các đô thị, xây dựng cơ chế phát triển hạ tầng đô thị bằng
nhiều nguồn vốn, theo hướng khuyến khích sự tham gia của các khu vực ngoài
nhà nước.
+ Đổi mới công tác quản lí đất đai và phát triển thị trường bất động sản, tiếp tục
hoàn chỉnh và đổi mới chính sách về nhà và đất ở đô thị để ổn định đời sống và
tạo nguồn lực phát triển đô thị.
- Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường.
+ Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào mục đích cải
tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị, xây dựng chính quyền đô thị điện tử.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao năng lực quản
lí và phát triển đô thị.
PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN
Phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, không quan tâm đến môi
trường đang đẩy xã hội loài người vào vòng xoáy của sự luẩn quẩn, trong đó
việc tăng trưởng kinh tế - suy thoái tài nguyên môi trường – xói mòn văn hóa xã
hội – tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh chóng tiến đến giai đoạn khủng hoảng cảu xã
hội loài người.
Phát triển bền vững không loại trừ tăng trưởng kinh tế mà đòi hỏi phúc lợi kinh
tế phải cân bằng với các phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn. Đó là lĩnh vực
liên ngành.
Phát triển bền vững là một quá trình xã hội – chính trị. Thách thức lớn nhất của
phát triển bền vững không phải là khoa học – công nghệ mà đòi hỏi phải thay
đổi hành vi của con người về mặt tổ chức, hoạch định chính sách và chiến lược.
Phát triển bền vững là một lối sống, một nguyên tác đạo đức mới, một đạo lí
toàn cầu mới. Chính vì vậy, nó khẳng định tầm quan trọng trong tất cả các hệ

thống kinh tế, xã hội và môi trường.

×