Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

sự vô cảm của giới trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.5 KB, 29 trang )

BỆNH VÔ CẢM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM T.P HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
SỰ VÔ CẢM CỦA GIỚI TRẺ
GVHD:
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
TP.HCM, ngày 21 tháng 11 năm 2012
2
2
BỆNH VÔ CẢM
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
BỆNH VÔ CẢM 5
I. Bệnh vô cảm là gì ? 5
II. Thực trạng vô cảm của giới trẻ 5
III. Nguyên nhân dẫn giới trẻ đến vô cảm 15
1. Nguyên nhân bản than 15
2. Nguyên nhân từ gia đình 16
3. Nguyên nhân từ nhà trường 17
4. Nguyên nhân từ xã hội 17
IV. Tác hại của căn bệnh vô cảm18
1. Bệnh vô cảm có thể dẫn đến chết người 18
2. Bệnh vô cảm có thể để lại tai họa lớn cho xã hộ 19
3. Bệnh vô cảm có thể đưa đất nước đến suy vong 19
V. Để giới trẻ bớt vô cảm 19
1. Về phía bản thân 20
2. Về phía gia đình 20
3. Về phía nhà trường 21


4. Về phía xã hội 21
KẾT LUẬN 22
3
3
BỆNH VÔ CẢM
LỜI NÓI ĐẦU
Nhân loại đã bước vào kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên với rất nhiều thuận lợi giúp
cho con người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học hỏi, trau dồi và tiếp cận với nhiều
phương tiện hiện đại. Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn
cũng là do những phát minh vĩ đại của con người . Một trong số đó chính là sự sáng chế
ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật
giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn
bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt
tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy
vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược
lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y
đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào
mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm. Đồng thời, giá trị đạo đức lại bị xói mòn bởi chủ
nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến "bệnh vô cảm". Nhìn
thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy
cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú . Thấy cảnh tượng bi
thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là
con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?Bệnh này thể hiện ở chỗ không
hề động lòng trước những nỗi đau của người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước
những tệ nạn xã hội xảy ra trước mắt. Con người hầu như trở nên vô tình trước cuộc
sống của người khác, để "Mạnh ai nấy sống", "Phải ai tai nấy". Lời cha ông ta đã dạy:
"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" hay "Thương người như thể thương thân" từ lâu đã trở
thành đạo lý của con người Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp ấy luôn được đồng bào ta
giữ gìn và phát huy. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh những con người biết đồng cảm,
chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lạnh nhạt, ích kỷ, chỉ nghĩ

4
4
BỆNH VÔ CẢM
đến bản thân. Đối với những người mắc "bệnh vô cảm" này, chúng ta cần giúp họ hiểu
rõ lời dạy của cổ nhân:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách đố cho các nhà giáo dục, các
bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Tìm hiểu thực trạng và nguyên
nhân của "bệnh vô cảm", chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó hầu tìm ra phương
cách để chống lại căn bệnh quái ác này.
5
5
BỆNH VÔ CẢM
BỆNH VÔ CẢM
I. Bệnh vô cảm là gì ?
“Bệnh vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không nảy
sinh những cảm xúc đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nỗi
buồn, nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng loại. ”, hay như một cách nói hình tượng
là con người bị ”rô-bốt hóa”, khiến con người hành xử tàn nhẫn, vô tình.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh
lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn
băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của
người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.
Những người sống vô cảm thường chỉ bo bo nghĩ đến lợi ích của riêng mình, ngại
va chạm, sợ phiền toái, liên lụy với tâm niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Những kẻ
sống vô cảm thậm chí còn lạnh lùng, nhẫn tâm gieo rắc nỗi đau cho người khác mà
không mảy may động lòng trắc ẩn.
II. Thực trạng vô cảm của giới trẻ:
Ngày nay, giới trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức hơn các thế hệ đi

trước, nhiều trường công và trường tư mở ra để đào tạo những con người có tri thức, có
đạo đức, hầu phục vụ cho nhân quần xã hội, dẫn đưa đất nước đến một nền văn minh
tiên tiến, theo kịp đà tiến bộ của các nước trên thế giới. Nhưng thật đau lòng mỗi khi
những hình ảnh vô cảm và thiếu đạo đức của giới trẻ được các phương tiện truyền
thông đưa lên mặt báo hay chúng ta tận mắt chứng kiến những cảnh đau lòng.
Thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dư luận không
khỏi bàng hoàng, lo lắng. Tính thân thiện cần có trong môi trường học đường ít nhiều bị
sứt mẻ khi nhiều học sinh chỉ thích “nói chuỵện” với nhau bằng giải pháp bạo lực.
6
6
BỆNH VÔ CẢM
Đáng buồn là trong những vụ hành hung, đánh nhau giữa các học sinh thời gian
qua đều có một số đông “khán giả” trẻ tuổi, có người trong số đó còn là bạn cùng lớp
học với nạn nhân. Không chỉ thản nhiên đứng nhìn, những học sinh này còn dùng điện
thoại di động ghi hình rồi tung lên mạng.
Còn đáng buồn hơn khi đoạn video clip “tự tạo” ấy sau khi nhanh chóng lan
truyền trên mạng đã nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ của không ít giới trẻ với những lời
lẽ bình luận thản nhiên, tàn nhẫn như: “cũng bình thường thôi”, “lần sau cứ thế mà phát
huy”, “được lắm”, “hoành tráng lắm”… Và như thế, dường như sự vô cảm trong giới
trẻ đang được tăng lên theo cấp số nhân.
7
7
BỆNH VÔ CẢM
Mới đây, cư dân mạng lại giật mình trước hành vi côn đồ của một nhóm nữ sinh
ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội với những màn đánh đập,
xé áo, cắt tóc. "Người quay lại những hình ảnh đó là một nam sinh. Kèm theo những lời
chửi bới của những cô gái hành hung, còn cổ vũ nhiệt tình, hứng khởi của anh chàng
này:
"Cởi
áo đi,

cởi áo
đi, xé
áo
đi !!!" . Hơn nữa, nhiều người cũng ngỡ ngàng vì sự thờ ơ của những thế hệ 8x, 9x.
Mặc dầu các bạn có điều kiện nhưng lại không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó
khăn, hoạn nạn.
Sự việc mới đây, cô gái 19 tuổi đã dùng cái đục thợ mộc của cha mình làm hung
khí đi giết thiếu phụ đang mang thai gần kỳ sanh nở, đã từng một thời là bạn học chung
trường, chỉ vì thiếu phụ ấy đã cưới người mình từng yêu. Mặc dù, người bị hại đã quỳ
gối van xin tha chết. Ấy vậy mà những nhác đục oan nghiệt kia vẫn không buông tha
hai sinh mạng chỉ để thỏa cơn tức giận vì tự ngã của bản thân mình. Sự vô cảm này quả
là tàn khốc. Còn đó, những cảnh vô cảm ngay trước mắt chúng ta, khi một số thanh
8
8
BỆNH VÔ CẢM
thiếu niên tán tận lương tâm, vì cơn nghiện games đã không khống chế nỗi con ma
nghiện hoành hành, sẵn sàng ra tay chém đi bà nội của mình lấy chút tiền mọn để thỏa
mãn cơn nghiện quái ác… Lại còn cảnh bà cụ đã nâng đỡ một kẻ từng lầm đường lạc
lối chỉ vì muốn anh ta làm lại một người hữu ích cho xã hội, thế mà anh đã nhẫn tâm
giết đi bà cụ với ánh mắt không nhìn rõ, chỉ vì mấy trăm ngàn đồng dành dụm của bà.
Bà cụ đã từng cho anh ăn, cho anh uống, cho anh tá túc khi xã hội và người thân đã
ruồng bỏ anh, thế mà anh xuống tay không một chút trắc ẩn của lương tri…!
Mới đây nhất, một thanh niên với nickname “kẹo mút thích chơi bời” gây tai nạn
rồi thản nhiên lên facebook để “khoe thành tích” với những lời lẽ tàn nhẫn trước sự tán
thưởng của không ít người bạn. Đoạn status được ‘tạm dịch’ theo ngôn ngữ chuẩn với
nội dung: “Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cụ già 60 tuổi đêm qua
chúng tôi đâm xe máy vào đã củ tỏi vào hồi 17 giờ 07…anh em phang lô đề nhiệt tình
đi, lão sinh năm 1953.”
Thật ra những kiểu máu lạnh giang hồ như kẹo Mút Chơi Bời không hiếm hoi
trên các trang mạng xã hội. Nhiều trang mạng cá nhân hiện nay đang còn nhan nhản

nhưng phát ngôn thể hiện cảm xúc bốc đồng vô cảm hoặc buông lời xúc phạm người
khác.
9
9
BỆNH VÔ CẢM
Ví dụ trên mạng cá nhân có tên gọi rất sốc là Hội những người muốn giết người
cướp của mà không dám thổ lộ, một nickname khởi xướng tinh thần bạo lực và khoe
khả năng đại ca của mình bằng câu: “ Chán như…muốn cầm dao chém thằng nào cho
bõ ghét quá…”. Phát ngôn này không bị phản đối mà được thành viên hội tán thành
theo kiểu “ hay hay”,” cứ thế đi đại ca”. Càng được tung hô nickname này càng có
những phát ngôn
chém gió nặng đô hơn.
Bệnh vô
cảm nặng hơn khi người bệnh quên đi trách
nhiệm cứu người, giúp người bị nạn.
Chúng ta ai cũng
từng chứng kiến cảnh những đám đông trên đường phố khi có vụ tai nạn hoặc va chạm.
Người lao vào cứu giúp thì ít, kẻ hiếu kỳ xúm vào xem rồi lặng lẽ bỏ đi thì nhiều! Có kẻ
vô cảm đến mức độ dã man, vô lương tâm là lợi dụng cơ hội cướp đoạt tài sản của
người bị nạn.Tệ hại hơn nữa, là có kẻ còn lạnh lùng dùng điện thoại di động quay cảnh
một người bị xe cán cụt chân, nát thây rồi tung cảnh quay ấy lên mạng.
Ngày 16/6, báo Pháp Luật TP. HCM đưa tin và ảnh một vụ việc xảy ra dưới
thanh thiên bạch nhật có thể nói là đồng loại ăn cướp một cách đê hèn của đồng loại.
Một người đàn ông đi xe máy gặp cướp ngay vòng xoay ngã 5 An Dương Vương.
Không giằng được túi xách, 2 tên cướp tẩu thoát bỏ lại nạn nhân với chiếc túi rách toạc,
tiền bay tung tóe.
10
10
BỆNH VÔ CẢM
Ngay lập tức, những người quanh đó và nhiều người đi đường dừng xe. Nhưng

thay vì đuổi cướp, họ hối hả "đuổi" theo những đồng tiền đang vung vãi, hối hả "cất
hộ" tiền của nạn nhân vào túi mình, trước ánh mắt bất lực và đau đớn của nạn nhân.
Người đàn ông thoát khỏi kẻ cướp chuyên nghiệp, nhưng lại gặp phải bọn cướp
nhân danh đồng loại. Không hiểu họ có giàu lên vì những đồng tiền ăn cướp của người
bị nạn không? Và họ nghĩ gì khi tiêu những đồng tiền đó? Họ có bao giờ đặt hoàn
cảnh mình, hoặc chính người thân của mình chẳng may bị nạn, thì sẽ nghĩ thế nào?
Hay tặc lưỡi theo chủ nghĩa Mackeno: "Sống chết mặc bay, tiền ông bỏ túi"!
Vụ
tai
nạn trên đường Võ Thị Sáu:nạn nhân vẫn nằm đó im lìm, bất động
11
11
BỆNH VÔ CẢM
Những
người đi
xe máy và
xe đạp
chung
quanh
tranh nhau
lượm tiền
12
12
BỆNH VÔ CẢM
Cảnh hỗn loạn giữa đường do vụ "hôi của" gây ra
Xe chở hoa quả bị lật giữa đường tại Quảng Bình, hàng chục người đã xông vào hôi của
13
13
BỆNH VÔ CẢM
Chiếc xe tải chở đầy tương ớt lật nghiêng tại quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Quỳnh Lưu,

tỉnh Nghệ An) đã bị người qua đường "hôi của".
Lại nữa, trong thời gian gần đây, tình trạng tội phạm
giết người càng được trẻ hóa. Rất nhiều tội phạm đang
ở thế hệ 8x, 9x. Chẳng hạn mới đây, dư luận xôn xao về
vụ thảm sát, cướp tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn,
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). "Kẻ vô cảm" đã giết
ba mạng người, đó là thanh niên Lê Văn Luyện, 17 tuổi.
Có người đã nói: "Hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện là
đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo, vô cảm
chưa từng có từ trước tới nay".
14
14
BỆNH VÔ CẢM
Sau vụ thảm sát đó, trang mạng xã hội còn có cả một trang Hội những người
hâm mộ sát thụ tiệm vàng Lê Văn Luyện. Những người tham gia bình luận, chia sẻ,
cảm thông…kẻ gây án vị thành niên này. Thậm chí có nickname tôn thờ Luyện làm
thần tượng.
Ngoài ra, còn có Hồ Nhật Linh,18 tuổi, ngụ tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã
đâm 95 nhát dao vào thai phụ có bầu 8 tháng tuổi, sau đó vứt xác nạn nhân xuống
mương
Vô cảm còn len lỏi sang một lĩnh vực khác cũng đáng báo động đó là vô cảm
trong bệnh viện.
Mới đây tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội, chỉ vì sự vô cảm của bác sĩ và các y tá,
đã dẫn đến cái chết oan uổng của một em bé chưa kịp chào đời. Chị Hao kể: "Chồng tôi
đã bồi dưỡng bác sỹ An một triệu đồng, nhờ cứu cho mẹ tròn con vuông rồi gia đình sẽ
"hậu tạ" sau. Thế nhưng, bác sĩ An không mổ ngay cho tôi mà đi vào phòng riêng ngồi
xem vô tuyến đến tận 23h40, còn 2 hộ sinh nữ là Vũ Thị Diệu Vân và Trần Hoàng Linh
ngồi ở một góc phòng ăn bánh kẹo, nói chuyện, làm việc riêng để mặc cho tôi đau đớn
15
15

BỆNH VÔ CẢM
trên bàn sinh. Tôi đau đớn khi biết con mình trong bụng đang chết dần chết mòn mà
không thể cứu được. Tuyệt vọng, tôi cầu cứu các y tá đang ở gần đó nói giúp với bất cứ
bác sĩ nào cũng được, mổ giúp tôi lấy con ra mà không một ai đứng dậy tìm bác sĩ. Họ
vẫn cứ thờ ơ, thản nhiên ăn uống, cười đùa với nhau như không có chuyện gì xảy ra cả"
.
Cái chết oan ức của em học sinh Huỳnh Nguyễn Bích Loan (13 tuổi) tại BVĐK
tỉnh. Đây là một biểu hiện bệnh vô cảm của những thầy thuốc tiếp nhận bệnh nhân hôm
đó. Em Loan bị đau bụng dữ dội, được gia đình đưa vào viện kịp thời, thế nhưng thầy
thuốc chủ quan không nghĩ là bệnh cần cấp cứu và để em nằm viện suốt buổi sáng
không xử lý. Khi bệnh nhân tử vong và được báo chí phỏng vấn, lại không thừa nhận
trách nhiệm của mình mà đổ lỗi do bệnh nhân bất hợp tác, quá mập không thể khám
lâm sàng được, căn bệnh quá khó, siêu âm bên ngoài không đáng tin cậy (?) Đây chỉ
là những trường hợp bệnh nhân tử vong vì bệnh thầy thuốc vô cảm được báo chí phanh
phui, còn biết bao trường hợp khác bị tật nguyền di chứng hay chết oan uổng mà báo
chí không phát hiện được. Một bệnh viện dù được trang bị tối tân hiện đại, có một đội
ngũ thầy thuốc có trình độ cao, thế nhưng chỉ một số ít thầy thuốc mắc bệnh vô cảm
cũng đủ gây tai họa cho người bệnh. Bệnh thầy thuốc vô cảm xuất phát từ sự thiếu nhiệt
tình và thiếu tri thức. Thiếu nhiệt tình làm thầy thuốc, không đam mê công việc, không
muốn gần gũi người bệnh, khám chữa bệnh qua loa chiếu lệ, không thật lòng thương
yêu người bệnh. Thiếu tri thức làm thầy thuốc chủ quan, bảo thủ trong việc đưa ra quyết
định, luôn luôn tự cho mình là đúng, không tôn trọng đồng nghiệp, không cầu tiến trong
công việc.
Vô cảm trước cái xấu là một nhẽ, nhưng vô cảm trước cái tốt còn đáng sợ hơn.
Tình yêu thương là nguồn gốc của sự sống, của con người. Người ta mất đi tình yêu
thương thì sự sống cũng không tồn tại. Khi đọc một cuốn sách hay, hay một câu châm
ngôn trong cuộc sống, người ta vô cảm. Người ta thấy nó sáo rỗng và nhạt thếch. Thế
nhưng người ta lại tìm thấy điều gì đó thú vị ở những câu chuyện hài tục tĩu truyền từ
16
16

BỆNH VÔ CẢM
blog này sang blog kia Người ta nghe một bài hát kháng chiến, hay một bài nhạc vàng,
người ta thấy nó cũ rích và không phù hợp. Nhưng người ta lại thấy cái hay, cái mới mẻ
trong những bài hát thị trường mà âm nhạc bị sáo đi sáo lại, lời lẽ thì thẳng đuột và vô
hồn. Người ta nhìn tấm gương đôi bạn Tây Nguyên cõng nhau đi học sáu năm trời,
người ta thấy thật ngu ngốc và tẻ nhạt. Nhưng người ta tìm thấy điều đáng chú ý, đáng
quan tâm ở những scandal của một cô ca sỹ, diễn viên nào đấy. Những thứ đáng đọc,
đáng nghe, đáng nhìn để mà học tập, mà noi gương, mà xúc động, rung cảm thì
người ta không đọc, không nghe, không nhìn Sự vô cảm trước cái tốt, bắt nguồn từ sự
thờ ơ với xã hội, thờ ơ với cộng đồng. Tầm nhìn của họ bị bó hẹp lại cho bản thân chính
họ mà thôi. Sẽ có người bảo: "Người ta vẫn biết cười, biết khóc, biết lắng nghe, biết
đọc, biết nhìn tại sao lại bảo là vô cảm?". Xin trả lời rằng, cảm xúc của họ chỉ tồn tại
cho chính họ, mà không hề được chia sẻ, hòa chung cùng cộng đồng. Cảm xúc của họ
không làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn mà ngược lại làm cho nó ngày càng giảm
dần giá trị nhân văn, và kéo nó đi xuống.
Đối lập với lối sống vô cảm, bàng quan là lòng yêu thương con người, vốn là
một giá trị văn hóa truyền thống thể hiện lối sống đẹp tồn tại từ bao đời nay: Nhiễu điều
phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Còn nhớ, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, có hai trường hợp “đặc biệt”, đến
phòng thi muộn không phải do hỏng xe, ùn tắc giao thông hay… ngủ quên mà là vì
nghĩa cử cứu người bị nạn trên đường đến trường thi.
Đó là trường hợp hai thí sinh Tăng Ngọc Dũng, số báo danh 160061, phòng thi số 3 và
Lữ Đức Quân, số báo danh 160295, phòng thi số 13 tại hội đồng thi Trường THPT Đô
Lương 1. Cả hai đều là học sinh lớp 12A4 Trường THPT Đô Lương 1.
17
17
BỆNH VÔ CẢM
Trước hành động cứu người của hai em Quân và Dũng, một số người cho rằng đó là
việc làm bình thường và ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, phải ở trong hoàn cảnh
của hai em mới thấy hết được ý nghĩa tốt đẹp từ hành động ngỡ như là bình thường ấy.

Chiều 2/6, trên đường tới trường thi để dự thi môn Sinh học, Quân và Dũng phát hiện
một người phụ nữ nằm bất động giữa đường. Mặc dù giờ thi đã cận kề nhưng hai em
vẫn quyết định đưa người bị nạn là bà Lê Thị Vẹn (57 tuổi) vào Bệnh viện Đô Lương
để cấp cứu kịp thời. Khi đến phòng thi thì đồng hồ đã báo 14h34, muộn 4 phút so với
quy định giờ bắt đầu làm bài.
Hay mẫu gương của chàng sinh viên Hiến thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông
TPHCM. Thấy một cô gái nằm sõng soài bên con lươn xa lộ, "quan sát kỹ hơn, Hiến
hốt hoảng thấy hàng chục xe tải, xe khách, container cứ vô tư đi ngang qua, không ai
thèm đoái hoài đến cô gái. Trong giây phút ấy, Hiến cùng Sơn vội vàng lao ra đường,
không cần đắn đo, bế thốc cô gái, máu ướt đẫm chạy thẳng đến bệnh viện" .
Nghĩa cử ấy là một minh chứng sinh động của lòng yêu thương con người. Biểu
hiện của lòng yêu thương con người là sự đồng cảm, chia sẻ, đùm bọc giữa người với
người trong cuộc sống. Tình yêu thương con người là lẽ sống, tình cảm cao đẹp, là
chuẩn mực đạo đức mà con người cần hướng tới trong xã hội.
Đáng tiếc là một bộ phận giới trẻ hiện nay chỉ biết yêu thương chính bản thân
mình, thiếu sự quan tâm, sẻ chia, vị tha đối với những người xung quanh, thậm chí với
cả những người thân. Thực trạng trên đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sự sa
sút đạo đức, lối sống của giới trẻ ngày nay.
18
18
BỆNH VÔ CẢM
Làm sao để có được một “phương thuốc” hữu hiệu chữa căn bệnh vô cảm đang
có nguy cơ lan rộng trong giới trẻ? Làm sao để giới trẻ ý thức được vai trò, vị trí của
tình thương yêu và biết sống yêu thương, vị tha hơn? Câu hỏi trên xin dành cho những
người quan tâm đến thế hệ tương lai của đất nước
Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Nhân loại
đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng
nan y không kém là bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy
cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say
rượu vì không muốn bị liên lụy đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ

lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn! Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh
vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch
chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã
hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là
một xã hội chết!cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ
III. Nguyên nhân dẫn giới trẻ đến vô cảm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức của giới
trẻ, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục
nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.
1. Nguyên nhân bản thân
Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý
trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một
con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản
thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin vào
điều tốt, thế nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này. Đối với họ, nhà
hàng xóm gặp hoạn nạn, có người thân mắc phải tệ nạn xã hội, họ cũng bàng quan như
không hay biết, không hỏi han, cũng chẳng an ủi một vài lời. Trên đường đi, gặp người
19
19
BỆNH VÔ CẢM
bị nạn, họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì cũng chỉ để
thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt ếch nhìn chung quanh, không hề giúp đỡ nạn
nhân vì họ sợ phải gánh trách nhiệm. Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường, họ
chẳng những không thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ rúng những con người kém may
mắn đó. Quả thật, đó là những hành động đáng lên án.
Theo chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai thuộc Trung tâm Tư vấn Hôn nhân và Gia
đình TPHCM, cho biết: "Do tâm lý sống 'chỉ biết mình' khá phổ biến trong giới trẻ ngày
nay, căn bệnh vô cảm đã thật sự xâm nhập và ăn sâu trong thế hệ trẻ hiện giờ!" Hơn
nữa, sự vô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân
khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa. Hậu quả là, những

xúc cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu.
2. Nguyên nhân từ gia đình
"Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp
được". Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày nay,
trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con có sự đồng cảm với người khác, với những
người chung quanh. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm
Tư vấn Tâm lý Hà Nội: "Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi
ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống
mà giới trẻ tự tạo nên Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo
trên mạng game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đến chém giết man rợ, đầy rẫy
trong các trò chơi điện tử, trên ti vi, trong truyện tranh; những thú vui giải trí được giới
trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ hay lãnh đạm với những việc xảy ra xung quanh, đó là một
hệ quả không tránh khỏi".
Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: "Dạy con từ thuở
còn thơ", cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường như
nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con
20
20
BỆNH VÔ CẢM
phải có sự đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác. Bởi lẽ, cha
mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái.
Hiện nay, có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử
thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con có lòng khoan dung, độ
lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn
trọng với tư cách là một con người?
Hơn nữa, nhiều phụ huynh vì cưng chiều con nên đáp ứng tất cả những yêu cầu
vô lối của con một cách vô điều kiện. Thế nhưng, họ lại không dạy con phải biết chia
sẻ, quan tâm và có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Một đứa trẻ chỉ biết "nhận"
chứ không biết "cho" sẽ nghèo nàn về cảm xúc, vô tâm trước đòi hỏi của tình người, và
bàng quan trước nỗi đau của kẻ khác.

3. Nguyên nhân từ nhà trường:
Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến mọi
người và tích cực phục vụ cho nhân quần xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số trường
học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như
đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua lần
chiếu lệ.
Bên cạnh một số thầy cô mẫu mực, nhiệt huyết với việc giáo dục, vẫn còn đó những
thầy cô chưa hoàn thiện nhân cách. "Có thầy cô gọi học sinh là mày xưng tao, có thầy
cô chêm cả những câu chửi tục vào lời nói của mình, có thầy cô quát mắng học sinh
như kiểu dân chợ búa, Chính các em đã phải thốt lên rằng "giáo viên ăn nói thô lỗ, vô
văn hóa như vậy thì trách sao học sinh không bắt chước" . Những hành động đó ít nhiều
xâm nhập vào thế giới quan của giới trẻ, dần dà hình thành lối hành xử thô bạo, thiếu
tình thương. Sự vô cảm lẽ nào chẳng bắt nguồn từ đó? Thầy cô được xem như cha mẹ
thứ hai của học sinh. Nếu họ vô cảm thì sẽ thiếu tình thương dành cho những đứa con
của mình, thiếu nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho
21
21
BỆNH VÔ CẢM
học sinh. Vì "vô cảm" họ cũng sẽ "đào tạo" ra những học trò vô cảm như họ. Như thế,
ta phải nói sao về những chủ nhân tương lai của đất nước? Đây chính là một mối họa
lớn cho xã hội.
Quả thật, môi trường giáo dục đang trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Đó thật sự là
mối lo ngại sâu sắc đối với ngành giáo dục và cả xã hội. Nguyên nhân của vấn nạn trên
thì có nhiều. Nhưng có một nguyên nhân mà khiến người ta day dứt, trăn trở nhiều nhất,
đó là căn bệnh vô cảm, nó giảm sút nghiêm trọng tinh thần đấu tranh đang bao trùm ở
khắp nơi, với mọi đối tượng.
4. Nguyên nhân từ xã hội:
Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng
hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi
cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống vô cảm không quan tâm

đến những việc xung quanh. Theo GS Mark Bauerlein (Mỹ), khi càng sử dụng internet
thì người ta càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh. Khi blog, mạng xã hội xuất
hiện, giới trẻ được tự do thể hiện mình. Nhưng một khi tự giam mình quá lâu trong thế
giới ảo, một bộ phận giới trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm hay vô
cảm,
Đồng thời, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống:
một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những giá trị đạo đức
mới được hình thành; mặt khác, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng quên trách nhiệm
cộng đồng, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cái ta cộng đồng, lấy giá trị vật chất làm
thước đo cho tất cả. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng: "Dường như đang có
một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các bạn trẻ sống vô cảm".
Hơn nữa, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống thực dụng ngày càng ăn
sâu vào văn hóa của xã hội ngày nay. Khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần,
22
22
BỆNH VÔ CẢM
lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, sự hy sinh đang dần bị thế chỗ cho
chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân, thì con người không còn
cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Bên cạnh đó, do sự gia tăng những bất công xã
hội, là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối sống "phong bì", người lớn không còn là
tấm gương đạo đức cho giới trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm.
IV. Tác hại của căn bệnh vô cảm:
Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm, nó không chỉ làm suy giảm đạo đức
của một cá nhân mà còn đẩy đất nước đến bờ tụt hậu, suy thoái.
1. Bệnh vô cảm có thể dẫn đến chết người:
Một bác sĩ nếu "vô cảm" sẽ không có đủ tình thương đối với con bệnh của mình,
sẽ đánh mất đi lương tâm của một thầy thuốc, sẽ quên đi phương châm: "Lương y như
từ mẫu". Chẳng hạn, trước một ca cấp cứu, bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy
kịch, nhưng vì gia cảnh nghèo, không có tiền để đóng viện phí hay không có tiền để
"bồi dưỡng" cho bác sĩ, thì "bệnh vô cảm" khiến cho bác sĩ ấy chậm trễ, thờ ơ hay

không nhiệt tình cấp cứu bệnh nhân, cuối cùng để bệnh nhân chết oan uổng, gây đau
khổ cho những người thân của họ. Càng đau đớn và chua xót hơn nếu bệnh nhân kia là
cha mẹ, là người cột trụ về kinh tế trong gia đình. Họ phải tất tưởi ra đi, để lại những
đứa con thơ dại, cha mẹ già không ai phụng dưỡng trong cảnh cô đơn, già yếu.
Còn nói về người giữ sinh mạng của nhiều người như tài xế chẳng hạn, mà mắc
"bệnh vô cảm" thì cái chết không chỉ mang đến cho một người.
Người tài xế "vô cảm" sẽ coi mạng con người chẳng ra gì, cố tình phóng nhanh, vượt
ẩu, giành đường để về trước, sẽ gây hậu quả khôn lường. Một vụ tai nạn giao thông tại
Bình Thuận mới đây, đã cướp đi sinh mạng của mười người và rất nhiều người bị
thương. Nguyên nhân cũng chỉ vì tài xế "vô cảm", coi mạng người như cỏ rác.
23
23
BỆNH VÔ CẢM
2. Bệnh vô cảm có thể để lại tai họa lớn cho xã hội:
Thầy cô giáo được xem là "kỹ sư tâm hồn", là "cha mẹ thứ hai" của học sinh.
Nhưng nếu "vô cảm" sẽ thiếu tình thương dành cho những đứa con của mình, thiếu
nhiệt tình trong việc giảng dạy, không có trách nhiệm trong việc giáo dục, hờ hững
trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, không quan tâm đến chất lượng giảng dạy,
chỉ biết dạy hết giờ là ra về còn kết quả ra sao không quan tâm! Vì "vô cảm" họ sẽ "đào
tạo" ra những lớp học trò thiếu trình độ, thậm chí cũng "vô cảm" như họ. Như thế, các
chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không
nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn
cho xã hội!
3. Bệnh vô cảm có thể đưa đất nước đến suy vong:
Các cán bộ Nhà nước là "đầy tớ của nhân dân", hết lòng phục vụ cho công ích,
điều hành mọi hoạt động của đất nước. Thế nhưng, họ lại "vô cảm" trước các nguyện
vọng chính đáng của người dân, thì họ sẽ không thể nào nhìn thấy và thấu hiểu được
những khốn khó trăm bề của dân đen. Thậm chí, lại không giải quyết những tranh chấp,
khiếu kiện về tài sản, đất đai của người dân; trái lại, còn nhũng nhiễu, gây khó dễ để
được "chung chi", hoặc trù giập, dùng vũ lực để chiếm lấy cho một tổ chức nào đó để

mình được "phong bì" dằn túi riêng. Tất cả cũng chỉ vì tham lam, ích kỷ mà đánh mất đi
cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức, cái tác phong nghiêm túc của một cán bộ "cho
dân và vì dân". Từ đó, nhân dân sẽ không còn tin tưởng vào chính quyền nữa, sẽ mạnh
ai nấy sống, sẽ vơ vét cho riêng mình, sẽ sống "vô cảm" như cán bộ, chẳng ai lo cho lợi
ích chung của cộng đồng dân tộc, phó mặc cho ngoại xâm xâu xé đất nước, tự do giành
đất giành biển của chúng ta. Chính những cán bộ "vô cảm" thiếu trách nhiệm này đã
gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong.
V. Để giới trẻ bớt vô cảm:
24
24
BỆNH VÔ CẢM
"Bệnh vô cảm" không phải là tội ác, nhưng chính nó là con đường dẫn đến tội
ác. Hơn nữa, nó còn lây lan trong cộng đồng: một người vô cảm thì mọi người xung
quanh sẽ vô cảm theo, và cuối cùng, có thể là cả một xã hội vô cảm. Vô cảm còn ví như
căn bệnh "ung thư tâm hồn". Nói đến căn bệnh thể xác thì người ta sợ nhất là ung thư,
còn nói đến căn bệnh tâm hồn thì "vô cảm" cũng đáng sợ không kém. Bởi lẽ, nó có sức
công phá ghê gớm trên nhân cách và đạo đức của con người. Từ đó, nó phá hủy toàn bộ
nền kinh tế và chính trị của cả một dân tộc. Chính vì thế, từ cá nhân đến gia đình, từ
trong nhà trường ra ngoài xã hội, phải chung tay góp sức, tích cực đẩy lùi căn "bệnh vô
cảm" này ra khỏi đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
1. Về phía bản thân:
Mỗi bạn trẻ hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, biết đồng cảm với
mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác
ái, yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản
thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức,
đồng cảm trong xã hội. Chẳng hạn mẫu gương các nữ tu đang phục vụ tại trung tâm
Sida giai đoạn cuối - Mai Hòa - Củ Chi. Các nữ tu đã đồng cảm với số phận của những
người kém may mắn qua cách phục vụ tận tình giúp đỡ họ. Chính vì thế, có những bệnh
nhân đã phải thốt lên rằng: "Ở đây, chúng em thật là hạnh phúc vì có các nữ tu phục vụ
chăm sóc tận tình và đồng cảm với số phận của chúng em còn hơn những người ruột

thịt trong gia đình, chúng em có chết cũng mãn nguyện". Đặc biệt, chúng ta hãy nhớ lại
hình ảnh Đức Giêsu đã dạy chúng ta bài học về sự chia sẻ, sự đồng cảm với người khác.
Chúa đã thực hành trước khi dạy chúng ta: Ngài đã biết chia vui trong tiệc cưới Canna,
Ngài cũng biết chia buồn với cái chết của Lazarô, của con trai góa phụ thành Naim
Hơn nữa, trong thư gửi tín hữu Rôma thánh Phaolô cũng đã nêu bật về sự đồng cảm với
mọi người: "Vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc" (Rm 12,14).
2. Về phía gia đình:
25
25

×