Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.58 KB, 13 trang )

Bài tập nhóm tháng 1 Môn Luật tố tụng hình sự
MỤC LỤC
Trang
I. Đặt vấn đề………………………………………………………………1
II. Giải quyết vấn đề………………………………………………………1
1. Căn cứ xác định………………………………………………………...1
2. Nội dung của nguyên tắc……………………………………………….5
3. Điều kiện thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng…………………………………………………..8
4. Ý nghĩa nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng………………………………………………………….13
III. Kết thúc vấn đề………………………………………………………13
Nhóm HSA2 -1
1
Bài tập nhóm tháng 1 Môn Luật tố tụng hình sự
Bài làm
I.Đặt vấn đề
Sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng là một
trong những điều kiện quan trọng có tính chất quyết định để vụ án được giải
quyết khách quan không làm oan người vô tội và để lọt tội phạm. Vì vậy đảm
bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được coi là
một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự.
II. Giải quyết vấn đề
1. Căn cứ xác định
Việc tham gia quá trình giải quyết vụ án của những người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật
vụ án, giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Chính vì vậy Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự đã qui định về bảo đảm sự
vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng:“ Thủ trưởng, phó thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm
sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư


ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định
không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để chi rằng họ có thể không
vô tư tron khi thực hiện nhiệm vụ của mình.”
Ngoài ra, còn có những điều luật khác quy định cụ thể những trường hợp
phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc những trường hợp phải
từ chối hoặc thay đổi người giám định, người phiên dịch được qui định tại các
Nhóm HSA2 -1
2
Bài tập nhóm tháng 1 Môn Luật tố tụng hình sự
Điều 42, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng
hình sự.
2. Nội dung của nguyên tắc.
Thứ nhất, những người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám
định phải giữ được sự vô tư khi làm nhiệm vụ của mình trong mọi trường hợp. Họ
phải tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật, tiến hành công việc của mình với thái
độ thật sự công tâm, khách quan, vô tư, không được để những quan hệ, những
tình cảm cá nhân chi phối vào công việc. Không được có thái độ thiên vị hay định
kiến đối với bất kì người tham gia tố tụng nào
(1)
.
Để đảm bảo sự vô tư khi tham gia tiến hành tố tụng pháp luật quy định
những người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu:
Một là, họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;
người có quyền lợi, liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân
thích của người đó hoặc của bị can, bị cáo;
Ví dụ: A là Thẩm phán đồng thời cũng là người bị hại bởi hành vi trộm
cắp tài sản của B. Nếu như A tiếp tục là thành viên của Hội đồng xét xử thì sẽ
không đảm bảo được sự khách quan, vô tư khi giải quyết vụ án.
Hoặc nếu X thẩm phán và cũng là cha hoặc mẹ của Y. Y phạm tội cố ý
gây thương tích cho người khác. Khi là người thân thích với bị cáo thì việc đưa

ra quyết định sẽ không tránh khỏi sự thiên vị, ưu tiên. Và như vậy, quyết định
hình phạt cho bị can, bị cáo sẽ không công bằng, không minh bạch…
Hai là, họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó.
Nhóm HSA2 -1
3
Bài tập nhóm tháng 1 Môn Luật tố tụng hình sự
Người bào chữa (bao gồm: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân - Điều 56 Luật tố tụng hình sự)
thực hiện chức năng gỡ tội trong tố tụng hình sự, khi tham gia tố tụng họ có trách
nhiệm đưa ra những chứng cứ gỡ tội để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị
_____________________
(1). Trường Đại học Luật Hà Nội - "Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam" NXB. Công an
nhân dân, tr 68.
cáo. Trong khi đó, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng là phải xác định sự
thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, không được coi nhẹ
mặt nào, buộc tội cũng như gỡ tội. Vì vậy, người bào chữa không thể đảm bảo
tính khách quan, vô tư trong khi tiến hành tố tụng
(1)
.
Người làm chứng, người giám định là người tham gia tố tụng, có nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết đúng vụ án. Những người này
không thể đồng thời là người tiến hành tố tụng trong cùng một vụ án, vì lúc đó
họ vừa là người cung cấp chứng cứ, vừa là người thu thập, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ đó, như vậy sẽ không đảm bảo được sự khách quan trong quá trình
chứng minh để giải quyết vụ án
(2)
.
Người phiên dịch tham gia trong vụ án khi có người tham gia tố tụng
không biết tiếng Việt để phiên dịch cho những người này trong quá trình tiến

hành tố tụng. Sự giao tiếp trong quá trình giải quyết vụ án và việc xác định sự
thật vụ án phụ thuộc một phần vào người phiên dịch. Vì vậy, người tiến hành tố
tụng không thể đồng thời là người phiên dịch để đảm bảo sự khách quan trong
khi làm nhiệm vụ
(3)
.
Nhóm HSA2 -1
4
Bài tập nhóm tháng 1 Môn Luật tố tụng hình sự
Ba là, nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi
thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày
2/10/2004 giải thích: có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như
trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...)
có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án
không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa
________________
(1), (2), (3) Trường Đại học Luật Hà Nội - "Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam" NXB.
Công an nhân dân, tr 110, 111.
của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ
quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là
trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối
quan hệ về kinh tế… Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có
thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ
án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân
thích với nhau.
Người thân thích là người có những quan hệ như: Là vợ, chồng, cha đẻ,
mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những

người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Ngoài ra, đối với từng người tiến hành tố tụng còn có những căn cứ cụ thể
khác do luật quy định. Ví dụ: đối với Điều tra viên quy định tại khoản 1 điều 44;
Nhóm HSA2 -1
5

×