Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phân tích nội dung các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, từ sự phân tích đó hãy rút ra ý nghĩa của mỗi cơ chế đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.83 KB, 11 trang )

MỤC LỤC:
A.MỞ ĐẦU………………………………………………………………….2
B.NỘI DUNG……………………………………………………………… 2
I. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc,
yêu cầu của chuẩn mực pháp luật………………………………………… … 3
II. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật
thiếu căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic………………………….4
III. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực
pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành…5
IV. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật……………………………………………………………6
V. Các khuyết tật bẩm sinh về tâm sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật……………………………………………………………………8
VI. Cơ chế về mối liên hệ nhân - quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật…………………………………………………………………………9
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………… 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….11
1
A. MỞ ĐẦU
Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một số nhóm
người trong xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật
(hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật). Dưới góc độ luật học, hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật chính là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này bao gồm
những yếu tố cơ bản sau: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi chủ
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Để xác định ngăn ngừa, phòng tránh
những hành vi nói trên, một trong những nội dung quan trọng nhất là phải tìm hiểu
về cơ chế của những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật ấy. Trong bài này em
xin trình bày về vấn đề:” Phân tích nội dung các cơ chế của hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật, từ sự phân tích đó hãy rút ra ý nghĩa của mỗi cơ chế đối
với công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay”.
B. NỘI DUNG


Thông thường, khi nhắc đến các cơ chế, chúng ta liên tưởng tới những cơ sở,
điều kiện hay nói cách khác là những nguyên nhân, hoàn cảnh thuộc về cả mặt chủ
quan và khách quan góp phần thúc đẩy một cá nhân, hoặc một nhóm xã hội nào đó
đi đến thực hiện những hành vi nhất định. Đối với hành vi sai lệch chuẩn mực pháp
luật có thể kể sáu cơ chế chủ yếu là: (1) Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng,
không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật; (2) Tư duy diễn
dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ logic và sử
dụng các phán đoán phi logic; (3) Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của
những chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật
hiện hành; (4) Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật; (5) Các khuyết tật về tâm sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật; (6) Cơ chế về mối liên hệ nhân quả giữa các hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật.
2
Mỗi cơ chế này đều có một ý nghĩa nhất định đối với công tác phòng chống vi
phạm pháp luật ở nước ta hiện nay. Vì thế em xin đi vào phân tích từng cơ chế, nêu
ví dụ cụ thể và ý nghĩa của mỗi cơ chế đó như sau:
I. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc,
yêu cầu của chuẩn mực pháp luật:
Trong trường hợp này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá
nhân, nhóm người trong xã hội thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về chuẩn mực
pháp luật, do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng nội dung tinh thần của các quy
tắc; yêu cầu được nêu trong chuẩn mực pháp luật. Từ chỗ thiếu hiểu biết pháp luật
mà họ đã thực hiện những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nhất định.
Ví dụ 1:
A sống ở tại một bản vùng biên giới phía Bắc, bố A mất từ khi A còn nhỏ, từ
khi bố A mất, gia đình thiếu thốn về mọi mặt buộc A không được đi học mà phải ở
nhà lao động kiếm tiền mưu sinh. Thấy A gia đình hoàn cảnh, lại ít hiểu biết về
pháp luật, dễ tin người nên M là người cùng bản đã lợi dụng A, đặt vấn đề sẽ tàng
trữ thuốc phiện tại kho thóc trống của A, cứ vào cuối tuần M và nhóm bạn mình sẽ

đến hút, chích ma tuý tại nhà A, mỗi lần sẽ trả cho A 1 đấu gạo và một cân thịt lợn.
A do không hiểu biết về pháp luật, lại thấy việc này có thể kiếm ra cái ăn nên đã
chấp thuận cho M vận chuyển ma tuý đến nhà mình, còn đồng ý lấy kho nhà mình
làm địa điểm cho M và nhóm bạn của M tụ tập. Hành vi của A là hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật, vi phạm pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất
ma tuý (quy định tại Điều 194 BLHS) và tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất
ma tuý (quy định tại Điều 198 BLHS). Trường hợp này do thiếu hiểu biết về ma
tuý cũng như tác hại của ma tuý, không hiểu biết các quy định của pháp luật đã
khiến A thực hiện các hành vi sai lệch với chuẩn mực của pháp luật.
Ví dụ 2:
3
Khi tham gia giao thông, trên đường có biển cấm rẽ trái nhưng do thiếu kiến
thức và hiểu biết về luật giao thông đường bộ nên ông H lại thực hiện hành vi rẽ
trái. Như vậy ông K đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, cụ thể là vi
phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
Nhận xét: Cơ chế này đã đặt ra một vấn đề, đó là trong trường hợp hành vi
pháp luật xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm thiếu thông tin, kiến thức
hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng khác cần
phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về
những nguyên tắc quy định của bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật; giúp cho
người dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật. Qua đó góp
phần hạn chế những hành vi phạm pháp, phạm tội xảy ra có nguyên nhân là do
thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
II. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật
thiếu căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic.
Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội,
do thói quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu căn cứ logic nên một số
cá nhân thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực xã hội khác vào lĩnh
vực pháp luật, do đó đã vi phạm một số chuẩn mực pháp luật nào đó, tức là đã thực

hiện những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Ví dụ 1:
Gia đình ông C có truyền thống rất khép kín và gia trưởng, cứng nhắc, một
mực tôn thờ các lễ giáo phong kiến ngày xưa. Trong một lần hiểu lầm con dâu là
chị N, ông cho rằng chị N đã xúc phạm đến “Nghiêm đường” nhà mình, làm suy
giảm sự tôn nghiêm của dòng họ, làm nhục danh dự của mình, lý giải rằng tội làm
nhục người khác sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm theo quy định của pháp luật
4
nên đã tuỳ ý đã sử dụng các hình thức phạt, nhốt chị N, đánh đập chị N rất dã man.
Hành vi này của ông C cho thấy rằng bản thân ông đã chịu ảnh hưởng nặng nề của
lễ giáo phong kiến, lại cố tình áp dụng chuẩn mực xã hội đã lạc hậu từ thời phong
kiến, thực hiện hành vi sai lệch với chuẩn mực pháp luật hiện nay, vi phạm pháp
luật về tội về tội cố ý gây thương tích.
Ví dụ 2:
Nhà bà V và bà G là hàng xóm. Một hôm con gà mái đẻ nhà bà V bỗng dưng
bị mất trồm, bà V nghi ngờ nhà bà G lấy trộm nên đã xông vào nhà bà B lục xét
một cách bất hợp pháp, đây là một biểu hiện của hành vi sai lệch đã vi phạm pháp
luật.
Nhận xét: Cơ chế này giúp chúng ta nhận thấy những thói quen trong tư duy,
nếp duy nghĩ sai lầm của một bộ phận dân cư trong xã hội thường là nguyên nhân
khiến cho họ nhận thức sai, làm lệch lạc nội dung và phạm vi áp dụng của vi phạm
pháp luật. Chính vì thế khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần phải hết sức
lưu ý và cân nhắc nội dung của những ngôn từ, thuật ngữ pháp lý được sử dụng.
Từng quy phạm pháp luật được đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung phải đầy
đủ, rõ ràng và chính xác để tránh trường hợp bị suy diễn sai và áp dụng sai.
III. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực
pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành
Trong thực tế xã hội có những chuẩn mực pháp luật đã được hình thành do
nhu cầu điểu chỉnh, điều hoà các quan hệ xã hội nhất định. Tuy nhiên cùng với sự
thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện lịch sử - xã hội, các chuẩn

mực pháp luật đó dần dần tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, không còn đáp ứng được các yêu
cầu, đòi hỏi của thực tiễn xã hội hiện nay, đã bị Nhà nước bãi bỏ hoặc thay thế
bằng văn bản pháp luật khác. Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào
đó do không biết, hoặc biết nhưng vẫn cố thực hiện, áp dụng các chuẩn mực pháp
5
luật đã lạc hậu, lỗi thời đó dẫn đến vi phạm chuẩn mực pháp luật hiện hành trong
xã hội.
Ví dụ:
Trước đây, theo truyền thống lâu đời của ông cha ta về ngày tết ngày Tết
Nguyên Đán trong mỗi gia đình Việt Nam ta vốn không thể thiếu:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Những di sản tinh thần của “Thuở thanh bình ba trăm năm cũ” ấy đến tận bây
giờ vẫn mang những nét đẹp văn hoá sâu sắc, nó diễn ra thường xuyên, thậm chí
thành tục lệ. Song việc đốt pháo ngày nay là hành vi nguy hiểm đã mang đến
những hậu quả nghiêm trọng và là hành vi tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu qua
biên giới, do đó đã bị Nhà nước ta nghiêm cấm. Tuy nhiên nhiều cá nhân, hộ gia
đình đã biết nhưng vẫn cố tình thực hiện các hành vi sai lệch như buôn bán, vận
chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo, thuốc nổ trái phép.
Nhận xét: Việc tìm hiểu cơ chế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
công tác thực hiện pháp luật. Cần nhận thức rõ rằng, pháp luật phải luôn luôn bám
sát và phù hợp với thực tiễn xã hội. Vì vậy, khi trong thực tế xã hội có những quy
phạm pháp luật tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp vơi thực tiễn xã hội hoặc
đã hết hiệu lực thi hành thì Nhà nước cần sớm thay đổi bổ sung hoặc tuyên bố
chấm dứt hiệu lực của chúng một cách kịp thời. Điều đó có tác dụng ngăn chặn,
không tạo ra những khe hở để kẻ xấu có thể lợi dụng vào các mục đích phạm pháp,
phạm tội.
IV. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật.
6

Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan
niệm chỉ có giá trị, ý nghĩa thực tiễn, chỉ được coi là đúng trong các xã hội cũ trước
đây; còn trong xã hội hiệ nay, chúng tỏ ra không còn phù hợp, bị coi là quan niệm
sai lệch cả về nội dung và tính chất. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội
nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi phạm chuẩn mực pháp
luật hiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Trong xã hội nông thôn truyền thống có quan niệm “phép vua thua lệ làng”.
Quan niệm này chỉ phù hợp nhất định trong điều kiện xã hội phong kiến trước đây.
Còn trong xã hội hiện nay, quan niệm này bị coi là quan niệm sai lệch cả về nội
dung và tính chất. Một mặt quan niệm này đề cao vị trí của lệ làng (trong khi nhiều
quy định của “lệ làng” không còn phù hợp với đạo đức hiện nay, trái với quy định
của pháp luật hiện hành). Mặt khác, quan niệm “phép vua thua lệ làng” hạ thấp uy
tín, vai trò của hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành; cản trở công tác thực thi,
đưa pháp luật vào đời sống xã hội nông thôn, ảnh hưởng tiêu cực tới ý thức pháp
luật của người dân nông thôn. Nếu cộng đồng làng xã nào đó vận dụng quan niệm
“phép vua thua lệ làng” trong giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội hiện nay
thì rất có thể điều đó sẽ đưa họ tới hành vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ:
Quan niệm về “trọng nam khinh nữ” vốn đã tồn tại rất lâu và in đậm dấu ấn
trong mỗi tư tưởng, nếp nghĩ của nhiều cá nhân, gia đình hiện nay. Nhiều gia đình
dù đã có đông con nhưng vẫn tích cực đẻ để mong có con trai nối dõi, dấn đến vi
phạm kế hoạch hoá gia đình. Có một số trường hợp nhiều ông bố chỉ cho con trai đi
học, thực hiện những hành vi phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.
Nhận xét: Cơ chế này cho thấy, khi phát hiện có những quan niệm sai lệch về
đặc điểm, nội dung, tính chất hay phạm vi áp dụng của một bộ luật hay văn bản quy
phmạ pháp luật nào đó, hoặc những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới hành vi phạm
7
pháp, thì các cơ quan chức năng của Nhà nước phải sớm có biện pháp định hướng,
giải thích, điều chỉnh lại những quan niệm sai lệch đó để kịp thời ngăn chặn những
hành vi phạm pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phần hình thành những hành vi cư

xử hợp pháp, hợp đạo đức của công dân.
V. Các khuyết tật bẩm sinh về tâm sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật.
Trong xã hội có những cá nhân nào đó, do dị tật bẩm sinh hoặc các tai nạn
mắc phải (tai nạn giao thông, tai nạn lao động…khiến họ phải mang trên mình
những khuyết tật nhất định về tâm – sinh lý. Đó có thể là những khuyết tật về thể
chất, như biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc mắc các khuyết tật ngoại
hình khác. Đó cũng có thể là các khuyết tật về trí lực, như biểu hiện ở những người
bị mắc các chứng thần kinh căng thẳng, rối loạn, hoang tưởng hoặc mắc bệnh tâm
thần…Những khuyết tật đó làm cho những cá nhân mang khuyết tật bị mất đi một
phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các quy tắc, yêu cầu của chuẩn
mực xã hội nói chung, chuẩn mực pháp luật nói riêng, khiến họ vi phạm các chuẩn
mực pháp luật mà không biết hoặc không tự kiềm chế, kiểm soát được hành vi pháp
luật của bản thân.
Ví dụ:
A và B là bạn thân của nhau, đã lâu cả hai không về quê nên ngày chủ nhật
cuối tuần họ hẹn nhau cùng trở về đi leo núi. Hai người sắm sửa đồ đạc lên đường,
tuy nhiên khi tìm đường về nhà, một phần do lâu không đi nên không thông thạo
đường, trời lại tối nên cả hai đã bị lạc. Trong lúc dừng chân nghỉ cạnh một gốc cây,
B bất ngờ bị một con trăn cuộn chặt qua cổ đến tắc thở mà chết. A chứng kiến cảnh
tượng khiếp đảm ấy nên mất hết ý thức, bỏ chạy và bị vấp vào một hòn đá lăn
xuống sườn núi, may mắn được một người dân quanh đó cứu giúp. Trở về thành
phố, A bị hoảng loạn và thường xuyên mắc chứng hoang tưởng. Một lần thấy chị T
8
hàng xóm đang lấy dây thừng chăng dây phơi quần áo, A bị hoang tưởng đó là con
trăn nên lấy gậy xông đến đánh tới tấp vào chị T khiến chị bị thương. Hành vi bất
ngờ lấy gậy xông đến đánh chị T là do A bị hoang tưởng, mất đi khả năng nhận
thức sự việc cũng như kiềm chế bản thân, trong lúc quá hoảng loạn mà đã thực hiện
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật gây thương tích cho người khác.
Nhận xét:Nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý ở những cá nhân có hành

vi phạm pháp, phạm tội có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sang tỏ
những nguyên nhân chủ quan dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật. Nó giúp cho cơ
quan bảo vệ pháp luật tuỳ theo từng trường hợp phạm pháp cụ thể mà đưa ra những
kết luận đúng đắn về nguyên nhân, mục đích, hay động cơ phạm pháp, phạm tội; từ
đó mà xác định đúng người, đúng tội và vận dụng các biện pháp xử lý, áp dụng
khung hình phạt phù hợp. Thực hiện nguyên tắc không xử oan người vô tội, người
không bị coi là tội phạm, đồng thời cũng không để lọt lưới kẻ phạm tội; đảm bảo
tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
VI. Cơ chế về mối liên hệ nhân - quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật.
Đây là trường hợp cá nhân đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật này tới việc thực hiện một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật khác
theo mối liên hệ nhân - quả mà chủ thể có thể không biết, hoặc biết nhưng vẫn cứ
thực hiện. Trong đó hành vi sai lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân, dẫn tới kết
quả là hành vi sai lệch kế tiếp. Chính vì vậy, người ta gọi đây là cơ chế về mối liên
hệ nhân - quả giữa các hành vi sai lệch.
Ví dụ 1:
H nhìn thấy Q quay cóp trong giờ nhưng vẫn mặc kệ để B quay cóp. Sau khi
thấy B quay cóp và chép được đầy đủ hơn thì H đã quay sang chép của B. Hành vi
9
sai lệch đầu tiên của H là để mặc cho B tiếp tục quay cóp và hành vi sai lệch tiếp
theo là gian lận, cóp bài của B.
Ví dụ 2:
Việc nghiện hút, sử dụng ma tuý đã là một hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật,
từ hành vi đó một cá nhân khi lên cơn nghiệm có thể thực hiện hành vi trộm cắp,
cướp giật để có tiền mua ma tuý sử dụng, hành vi này là một hành vi sai lệch nối
tiếp, phát sinh từ hành vi sai lệch đầu tiên là sử dụng ma tuý.
Nhận xét: Cơ chế này cho thấy, thông thường, khi cá nhân nào đó thực hiện
liên tiếp các hành vi phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối quan hệ
nhân - quả nhất định. Vì vậy khi một hành vi vi phạm pháp luật, nhất là phạm tội

xảy ra, các cơ quan chức năng phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà sớm áp dụng các
biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể
xảy ra.
C. KẾT LUẬN
Ngày nay, khi pháp luật đã dần dần thể hiện được vai trò to lớn của mình –
góp phần đưa toàn thể xã hội đi vào một quỹ đạo nhất định của những quy tắc,
chuẩn mực, tạo ra kỉ cương, lề lối của một dân tộc, quốc gia thì việc tìm hiểu về các
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn.
Trong đó, đáng quan tâm nhất chính là những cơ chế của các hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật đó. Việc phân tích nội dung và ý nghĩa của các cơ chế ấy đã góp một
phần rất lớn trong quá trình tìm hiểu về những hiện tượng sai lệch chuẩn mực pháp
luật trong xã hội, mặt khác nó còn là tiền đề, cơ sở để từ đó các nhà phân tích xã
hội học tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp
luật ấy.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xã Hội Học Pháp Luật,Tiến sĩ Ngọ Văn Nhân, Nxb Tư pháp năm 2010.
2. Xã Hội Học, Trường Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân Văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội, Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007.
3. http: //www.tailieu.vn
11

×