Đau thần kinh liên sườn
Bài giảng cho HV trung cấp YHCT
I. Mục tiêu
1. Trình bày được nguyên nhân, cách ddieuf trị
đau dây TK liên sườn của YHHĐ.
2. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng các thể
bệnh đau TK liên sườn theo YHCT.
3. Nêu được pháp điều trị, công thức châm cứu,
kê được bài thuốc nam theo đối pháp lập
phương để diều trị bệnh đau thần kinh liên
sườn.
4. Thực hành xoa bóp, bấm huyệt để điều trị đau
TK liên sườn.
II. Nội dung.
1. Đại cương về đau thần kinh liên sườn theo
YHHĐ.
-
Định nghĩa: Đau thần kinh liên sườn là bệnh
do tổn thương nhánh trước của dây thần kinh
tủy sống ngực đoạn tủy sống từ D1 – D12.
-
Nguyên nhân.
+ Do bệnh lý ở cột sống: Thoái hóa CS, lao CS,
chấn thương cột sống.
+ Do bệnh ở tủy sống.
+ Do nhiễm khuẩn: Chủ yếu do Zona.
+ Đau thần kinh liên sườn nguyên phát: Do lạnh,
vận động sai tư thế,
-
Điều trị.
+ Thuốc giảm đau: Paracetamol. Diclofenac,…
+ Thuốc dãn cơ: Myonal, mydocalm,…
+ Vitamin nhómB: B1, B6, B12.
Đau thần kinh liên sườn do zona:
-
Bôi tại chỗ hồ nước, xanh methylen,
-
Thuốc kháng virus: Acyclovir. Không dùng cho
phụ nữ có thai và co con bú.
-
Thuốc an thần.
2. Đau thần kinh liên sươ theo Y.H.C.T.
2.1. Khái niệm.
-
Đau thàn kinh liên sườn là một chưng bệnh
được mô tả thuộc phạm vi chứng hiếp thống của
y học cổ truyền.
-
Biểu hiện chủ yếu là đau và rối loạn cảm giác ở
một hoặc hai bên mạng sườn. Chứng hiếp thống
phần nhiều có quan hệ mật thiết đênns bệnh của
tạng phủ Can và Đởm.
2.2. Nguyên nhân.
-
Do ngoại nhân: Thường do phong hàn thấp xâm
phạm vào hai kinh Can và Đởm làm cho kinh khí
bị bế tắc, khí huyết không thông mà gây đau.
-
Do nội nhân: Các yếu tố thất tình bị rối loạn như
tình chí uất ức, giận dữ, bi ai, cảm xúc, đàm
tích, thủy ẩm, huyết ứ mà gây nên bệnh.
-
Do các yếu tố khác: Đói no thất thường, nóng
lạnh không đều, sang thương, tai nạn cũng gây
nên đau.
2.3. Các thể lâm sàng và điều trị.
a) Đau thần kinh liên sườn do lạnh.
Do phong hàn xâm pham vào kinh thiếu dương.
-
Triệu chứng.
Đau liên sườn dọc theo đường đi của dây thần
kinh, đau nhất ở vùng rễ sau lưng, đường
nách giữa, sụn ức đòn, ho thở đều đau, đau
như co thắt lại, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng,
mạch phù khẩn.
-
Chẩn đoán bát cương: Thực hàn
-
Pháp điều trị: Hòa giải thiếu dương, ôn thông kinh lạc.
-
Bài thuốc nam.
Sài hồ 12g Chỉ xác 8g
Bán hạ chế 6g Sinh khương 8g
Quế chi 8g Bạch chỉ 8g
Uất kim 8g Đương quy 12g
Đại táo 12g Cam thảo 6g
Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần.
Bài thuốc cổ phương: Tiểu sài hồ thang gia giảm.
-
Châm cứu: Á thị, Chi câu, Dương lăng tuyền, Thái xung, Nội quan. Phương
pháp châm tả kết hợp với ôn châm.
-
Xoa bóp bấm huyệt:
•
b) Thể can khí uất nghịch.
- Triệu chứng.
Đau ở một hoặc hai bên sườn dọc theo đường
đi của dây thần kinh, có cảm giác đầy tức, đau
có liên quan đến tình cảm; hay thở dài, khó
chụi, uất ức đau tăng lên, nhất ở vùng rễ sau
lưng, đường nách giữa, không cố định một
chỗ, bụng đầy chướng, ăn kém. Rêu lưỡi
mỏng, mạch huyền.
-
Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, thực.
-
Pháp điều trị: Sơ can lý khí, hoạt huyết.
-
Bài thuốc nam.
Sài hồ 12g Chỉ xác 8g
Bạch thược 12g Bạch truật 6g
Uất kim 8g Hương phụ 8g
Đương quy 10g Đan sâm 8g
Thanh bì 8g Cam thảo 4g
Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần.
Bài thuốc cổ phương: Tiêu giao tán gia giảm.
-
Châm cứu:
-
Xoa bóp bấm huyệt:
c)Thể đàm ẩm lưu trú
-
Triệu chứng.
Đau vùng cạnh sườn, ngực sườn chướng
đau, ho khạc đờm nhiều, thở gấp, đoản
hơi. Khi ho, khạc đờm, thở mạnh, xoay trở
người đau tăng lên. Rêu lưỡi trắng, mạch
trầm huyền hoặc trầm hoạt.
-
Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, thực.
-
Pháp điều trị: Hành khí, hoá đàm, thông lạc.
Bài thuốc nam.
Bán hạ chế 16g Trần bì 8g
Phục linh 16g Hương phụ 12g
Rẽ cỏ xước 12g Xuyên khung 8g
Ý dĩ 20g Cam thảo 4g
Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần.
Bài thuốc cổ phương: Nhị trần thang gia giảm.
-
Châm cứu:
-
Xoa bóp bấm huyệt.
d) Thể huyết ứ.
- Triệu chứng.
Đau vùng mạng sườn như dùi đâm, đau
cố định, ấn vào đau tăng thêm, đêm đau
hơn ngày, có thể thấy nổi cục ở vùng
mạng sườn. Chất lưỡi tím tối hoặc có
điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng, mạch trầm
sáp.
-
Chẩn đoán bát cương: Lý thực.
-
Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí.
Bài thuốc nam.
Đào nhân 12g Huyết dụ 15g
Hồng hoa 6g Ngưu tất 12g
Chỉ xác 10g Hương phụ 12g
Nghệ vàng 8g Xuyên khung 8g
Quy vĩ 8g Cam thảo dây 6g
Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần.
Bài thuốc cổ phương: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.
-
Châm cứu:
-
Xoa bóp bấm huyệt:
e) Thấp nhiệt ở can đởm.
-
Triệu chứng.
Đau vùng mạng sườn, miệng đắng,tâm
phiền, ngực sườn đầy tức, chán ăn, buồn
nôn hoặc nôn, tiểu tiện nước tiểu vàng,
rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác hoặc
hoạt sác.
-
Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, thực, nhiệt.
-
Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp.
-
Bài thuốc nam.
Sài hồ 12g Chi tử 10g
Hoàng cầm 8g Long đởm thảo 12g
Tỳ giải 12g Sa tiền 8g
Đương quy 10g Xuyên khung 8g
Hậu phác 10g Cam thảo 4g
Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần.
Bài thuốc cổ phương: Long đởm tả can thang gia giảm.
- Châm cứu:
- Xoa bóp bấm huyệt:
e) Thể can âm hư.
- Triệu chứng.
Đau âm ỉ vùng mạng sườn, đau dai
dẳng không dứt. Miệng khô, tâm phiền,
chóng mặt, hoa mắt, sốt về chiều, ra mồ
hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng,
vùng thắt lưng đau mỏi. Lưỡi đỏ, ít rêu,
mạch huyền tế sác.
-
Chẩn đoán bát cương: Hư nhiệt.
-
Pháp điều trị: Tư âm dưỡng can (Bổ can huyết), hành
khí, hoạt huyết.
Bài thuốc nam.
Đương quy 12g Bạch thược 12g
Sa sâm 12g Mạch môn 12g
Kê huyết đằng 12g huyết dụ 15g
Chỉ xác 10g Hương phụ 12g
Nghệ vàng 8g Xuyên khung 8g
Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần.
Bài thuốc cổ phương: Nhất quán tiễn gia giảm.
Lục vị quy thược gia giảm.
-
Châm cứu:
-
Xoa bóp bấm huyệt:
2.4. Điều dưỡng.
-
Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tránh mất ngủ,
chống trầm cảm, uất ức.
-
Đảm bảo chế độ ăn uống điều độ, không ăn
nhiều các chất cay, béo, hải sản, không uống
rượu.
-
Tăng cường điều hoà khí huyết trong cơ thể, vệ
sinh cá nhân, phòng lục tà xâm phạm.
-
Thể dục, dưỡng sinh, khí công hợp lý kết hợp
với tự day huyệt Túc tam lý hàng ngày nâng cao
sức đề kháng của cơ thể.
III. Kết luận.
Chẩn đoán, điều trị đau thần kinh liên sườn
tiên phát không quá khó. Để tìm nguyên
nhân gây đau thứ phát phải khám ở các
cơ sở chuyên khoa để có chẩn đoán và
điều trị đúng.