Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.55 KB, 125 trang )

PHầN MỞ ĐầU
1. LÍ DO CHỌN ĐÒ TÀI
Thành tựu rực rỡ của văn học Trung Hoa cho đến ngày nay vẫn được
gắn liền với giá trị thơ ca đời Đường. Trong cuốn “Những nền văn minh
thế giới” ALMANACH có viết “Thơ Đường là một vườn hoa rộng lớn ngào
ngạt hương sắc trong đó có những cây đại thụ như Đỗ Phủ”.
Trên con đường tìm về với thơ Đường, chúng tôi không thể không
dừng lại ở núi thơ Đỗ Phủ. Bởi “Từ khi có thi nhân đến giờ không có ai vĩ
đại bằng Đỗ Phủ” (Nguyên Chẩn), thậm chí “Tương lai văn hoá Hoa Hạ lệ
thuộc vào chỗ nó cú hiểu nổi Tử Mĩ không” (Vương Duy). Đỗ Phủ như một
cực nam châm thu hút về phía mình tất cả những lời vàng ngọc ở đời, từ
“Thi thỏnh”, “Thi sử”, đến “Tỡnh thánh”, “Nhà thơ nhân dân”, “Nhà thơ
hiện thực”, “Nhà thơ yêu nước”, “Tập đại thành của thơ ca Trung Quốc”.
Sức sống của thơ ca Đỗ Phủ có gốc rễ bền vững từ một trái tim yờu ghột
nồng cháy, từ cái nhìn sự đau khổ của mình trong đau khổ chung của quần
chúng lao động. Vì thế mà ông được nhiều người biết đến.
Tên tuổi của Đỗ Phủ đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong thơ ca đời
Đường nói riêng và trong văn học Trung Hoa nói chung. Ông được đánh giá
là “Đại thi hào văn học Trung Hoa, cây đại thụ sừng sững toả bóng đến
ngàn năm”. Dịch Quân Tả trong “Lịch sử văn học Trung Quốc”, tập 1 có
viết: “Đỗ Phủ là một nhà thơ, một ngôi sao sáng chúi trờn thi đàn thế giới.
Riêng với thi đàn Trung Quốc, ông là sao Bắc Đẩu mà muôn vì sao khác đều
phải vây quanh”. Thơ Đỗ Phủ đạt đến trình độ cao về mặt nội dung và nghệ
thuật. Đặc biệt, thơ trữ tình chiếm số lượng lớn trong sáng tác của ông. Vì
vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ
cận thể) là một giới hạn có tính chất gợi mở đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo của
độc giả. Đi sâu tìm hiểu vấn đề này không chỉ dừng lại ở mức độ khám phá
một tài năng nghệ thuật bậc thầy mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp
1
cận và giảng dạy các bài thơ của Đỗ Phủ được đưa vào chương trình phổ
thông và chuyên nghiệp.


Mác từng nói: “Nghiên cứu thì phải nắm lấy tài liệu với tất cả các chi
tiết của nú”. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ
Phủ cũng chỉ là nghiên cứu một khía cạnh trong cả một thế giới nghệ thuật
đa chiều và phức tạp nhưng cũng không kém phần thú vị trong thơ Đỗ Phủ.
Mặt khác, cái đặc sắc trong thiên tài của Đỗ Phủ khiến ụng cú một cá
tính, bản lĩnh riêng, cho đến ngày nay còn ảnh hưởng đến nền văn học tiến
bộ thế giới là đã tận dụng cái tinh hoa của nghệ thuật đời Đường vào mục
đích phục vụ những người nghèo khổ quần chúng lao động và bị áp bức.
Chính sự vận dụng vào mục đích chính nghĩa đú đó làm cho tính trữ tình của
thơ Đường càng sắc sảo và làm tăng thêm giá trị nghệ thuật. Thơ của Đỗ Phủ
không chỉ để lại dấu ấn của một thời đại thơ ca mà còn mang đến cho người
đọc thế hệ sau vẻ đẹp cổ điển của thể loại, thể tài, ngôn ngữ và một số đặc
điểm nghệ thuật khỏc. Nó cú vai trò quan trọng không chỉ với nền văn học,
văn hoá Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng tới văn học các nước khác như Việt
Nam, Triều Tiên, Nhật Bản
Vỡ có nhiệm vụ nghiên cứu để giảng dạy môn văn học Trung Quốc mà
thơ Đường là một trọng tâm của chương trình nên chúng tôi đã dành thời
gian và tâm trí để tìm hiểu thơ Đỗ Phủ trong thế giới thơ Đường. Đặc biệt là
việc chọn mảng thơ cận thể nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân làm nên sự
hấp dẫn của nó. Người viết chọn đề tài này ngoài lòng say mê yêu thích đối
với thơ Đỗ Phủ, còn xuất phát từ yêu cầu cần được học hỏi, tìm hiểu thấu
đáo về thơ Đỗ Phủ.
Chính nhu cầu nhận thức và thực tiễn ấy đã từng bước đưa chúng tôi
đến với vấn đề tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể).
Xem xét vấn đề thể tài, đặc trưng và bằng những phương tiện hình thức nào
mà Đỗ Phủ đã sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật mĩ lệ, sâu sắc và hấp dẫn
như vậy? Câu hỏi này đã được các học giả tiền bối, các nhà nghiên cứu lí
2
giải ở một số phương diện khác nhau. Nhưng vì thơ trữ tình của Đỗ Phủ hết
sức sâu lắng và phong phú nên có lẽ vẫn còn “dư địa” mà người đi sau phải

tiếp tục tìm hiểu.
2. LỊCH SỬ VÊN ĐÒ
Từ khi có thơ Đỗ Phủ đến nay đã có rất nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu,
nhà lí luận phê bình ở Trung Quốc, Việt Nam và nước ngoài dày công
nghiên cứu nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện của thơ Đỗ Phủ, tạo nên một
truyền thống phong phú trong nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị lớn
về thơ Đỗ Phủ.
Trên cơ sở những tài liệu đã khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng tôi
có thể lược thuật các công trình chuyên khảo về thơ Đỗ Phủ cũng như các
khía cạnh nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ và phân chia theo ba khu vực
nghiên cứu:
a. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở Trung Quốc
Từ trước tới nay đó cú hàng trăm công trình nghiên cứu, biên soạn,
chuyên khảo và hàng nghìn bài báo viết về thời đại, cuộc đời và thi phẩm Đỗ
Phủ của các tác giả Kim Thỏnh Thỏn (đời Thanh), Hồ Thích, Lương Khải
Siờu, Quách Mạt Nhược, Hồ Thiếu Thạch, Văn Nhất Đa, La Dung, Bằng
Chớ Bớnh, Tiễn Bỏ Hỏn, Tiêu Điều Phi, Trần Bang Đàm, Khâu Chấn
Thanh Một trong những vấn đề các nhà nghiên cứu Đỗ Phủ ở Trung Quốc
từ trước đến nay đề cập là hình thức nghệ thuật thơ ca của ông. Những khái
niệm, thuật ngữ có tính chất lí thuyết, hình tượng của các nhà nghiên cứu
như “ý tượng”, “ý cảnh”, “thần tứ”. thực sự là những gợi ý, những kiểu
“mã hiệu”, những chỡa khoỏ để cho người đọc khám phá thế giới nghệ thuật
thơ trữ tình của Đỗ Phủ.
Các công trình của các học giả Trung Quốc từ trước đến nay chủ yếu cú
cỏc hướng: sưu tập, chú giải, hiệu đính như công trình “Toàn Đường thi”
do Tào Dần cùng mười học giả khác biên soạn vào năm 1705 gồm 900
quyển. Tổng tập này tập hợp được hơn 48.900 bài thơ của hơn 2.300 nhà thơ
3
thời Đường, Ngũ Đại trong đó có Đỗ Phủ. Ngoài ra còn rất nhiều hướng
nghiên cứu khác nữa.

Khi nghiên cứu từng tác giả cụ thể hoặc “bình điểm”, “phân giải” các
tác phẩm ở Trung Quốc đó cú một truyền thống lâu đời với nhiều công trình
có giá trị cao. Thực tế, chúng tôi chưa có điều kiện đọc hết các công trình
nghiên cứu theo hướng này. Qua các công trình đã tìm hiểu được như hai
cuốn “Thỏnh Thỏn phờ tuyển Đỗ thi” và “Thỏnh Thỏn phờ tuyển
Đường thi” của Kim Thỏnh Thỏn; hay “Đỗ Phủ Thu hứng bát thủ tập
thuyết” của Diệp Gia Doanh; “Lí Bạch dữ Đỗ Phủ” của Quách Mạt Nhược
vv Chúng tôi nhận thấy người Trung Quốc rất trân trọng di sản văn học
hơn nữa các công trình nghiên cứu của họ rất công phu, nghiêm túc và có
nhiều cách kiến giải rất chính xác, tinh tế. Chúng tôi học tập được rất nhiều ở
các công trình ấy. Đó là sự đa dạng của các cá tính sáng tạo, sự độc đáo của
các tác phẩm cụ thể. Qua các công trình này, chúng tôi nhận thấy được sự
trầm uất nghẹn ngào của Đỗ Phủ.
Nhà thơ thời Trung Đường Bạch Cư Dị chịu ảnh hưởng nhiều của
phong cách thơ Đỗ Phủ. Trong “Thư gửi Nguyên Chẩn” Bạch Cư Dị nói:
“Thơ Đỗ Phủ đã hấp thu được cái ưu điểm của thơ Kim cổ, sử dụng được
mọi thể tài, lời thơ trau chuốt, điêu luyện”.
Đến thời Tống, trong mục “Đỗ Phủ truyện” sách “Tân Đường thư”
có đoạn nói thơ Đỗ Phủ “Am luật chặt chẽ, lời thơ sâu xa, đến nghìn lời
không suy giảm”. Mai Thánh Du, người đời Tống đánh giá đặc điểm nghệ
thuật của thơ Đỗ Phủ là “thấy ở ngoài lời”. Hoàng Đỡnh Kiờn lại nói thơ Đỗ
Phủ “không có chữ nào là không có xuất sứ”. Ngay ở đời Tống đó cú những
ý kiến có thể nói là xuất sắc về luật thi trong thơ Đỗ Phủ. Khi bàn về thơ Đỗ
Phủ, Phạm Ôn nhận xét: “Thơ luật của người xưa có khi lời lẽ như không có
thứ tự gì cả nhưng ý lại như chuỗi ngọc”. Tô Triệt lại nhận thấy ở nhiều bài
thơ Đỗ Phủ “Sự việc và lời văn như thiếu liên tục và thống nhất” nhưng
4
“như núi liền mà đỉnh đứt, tuy cách nhau rất xa mà tinh thần vẫn gắn với
nhau, người xem vấn biết chúng là cùng chung một mạch” [50; 56].
Nhà phê bình văn học nổi tiếng cuối đời Minh là Kim Thỏnh Thỏn đó

đánh giá cao thơ Đỗ Phủ và xếp “luật thi” của Đỗ Phủ vào hàng “lục tài tử”
(sáu bộ sách hay) trong văn học cổ điển Trung Quốc. Trong sách “Tuyển
phê Đường thi nhất thiên thủ” ông đã phê bình tám bài “Thu hứng” của
Đỗ Phủ dưới góc độ thi pháp học. Có thể coi đây là những bài phê bình thơ
Đỗ Phủ sâu sắc và chính xác nhất.
Phố Khởi Long, nhà nghiên cứu Đỗ Phủ đời Thanh nói thơ Đỗ Phủ là
“Không một lời châm biếm mà chỗ nào cũng châm biếm”. Cửu Triệu Ngao
cho rằng thơ Đỗ Phủ “trong cái vẻ hoa lệ có hơi sắt thép”.
Một công trình rất đáng chú ý có liên quan đến việc nghiên cứu nghệ
thuật thơ ca Đỗ Phủ là “Lịch sử văn học Trung Quốc” ở chương “Đỗ
Phủ”, phần III: “Thành tựu nghệ thuật thơ ca Đỗ Phủ”, nhiều vấn đề có liên
quan đến nghệ thuật trữ tình trong thơ Đỗ Phủ được tác giả trình bày sáng rõ.
Tác giả cho rằng phong cách thơ Đỗ Phủ là phong cách “trầm uất”, “trong
cách sáng tạo ý cảnh, khí phách rộng lớn, bút pháp lưu loát, phóng
khoáng nhà thơ có những thành công độc đáo” [43; 531]. Ở các giỏo trình
“Lịch sử văn học Trung Quốc”, thơ trữ tình của Đỗ Phủ được nghiên cứu
trong phạm trù nghệ thuật thơ ca chứ chưa có sự tách bạch riêng lẻ.
Nhà thơ Văn Nhất Đa nói: “Đỗ Phủ là nhà thơ viết cho nhân dân,
nhưng nhân dân không hiểu”. Câu nói đó một phần đề cập đến sự thâm thuý,
nhiều ý nghĩa về nội dung, đồng thời cũng nói lên giá trị nghệ thuật cao siêu,
sâu sắc của thơ Đỗ Phủ.
Năm 1988, ở Trung Quốc xuất bản một số công trình bàn về sự phát
triển thể thơ luật thi và tuyệt cú của Đỗ Phủ như công trình của Diệp Gia
Doanh, Trần Bang Đạm
Trên đây là tóm lược việc nghiên cứu có liên quan đến nghệ thuật thơ
trữ tình của Đỗ Phủ ở Trung Quốc từ trước đến nay. Mặc dù đề cập đến
5
những khía cạnh nhỏ nhưng chúng tôi tin rằng đó là những định hướng đưa
chúng tôi tìm về với những gì đẹp nhất trong hồn thơ thi nhân họ Đỗ!
b. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở Việt Nam

Thơ Đỗ Phủ, một trong những đỉnh cao nhất của thơ ca đời Đường đã,
đang và sẽ còn là một đề tài nghiên cứu của con người trong nhiều thế hệ.
Nhìn lại các công trình nghiên cứu, giới thiệu thơ Đỗ Phủ ở nước ta, chúng ta
gặp rất nhiều tên tuổi các học giả có nhiều uy tín như Trần Xuân Đề, Phan
Ngọc, Nguyễn Khắc Phi, Hoàng Trung Thụng, Lờ Đức Niệm và những
công trình khoa học có nhiều giá trị của Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn Thị Bích Hải
Trong số hơn 1.400 bài thơ còn lại của ụng thỡ phần lớn là thơ trữ tình, số ít
trong đó là thơ tự sự.
Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc Việt Nam đã từng tôn vinh Đỗ Phủ
là bậc thầy của môn văn chương:
Thiên cổ văn chương thiên cổ si
Bình sinh bội phục vị thường li.
(Văn chương ông lưu truyền muôn đời, ông cũng là bậc thầy của muôn đời,
Tôi bình sinh khâm phục ụng, khụng lúc nào xa rời).
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ)
Đỗ Phủ được mọi người khâm phục một phần cũng vì sinh thời ông
luôn tâm niệm: “Ngữ bất kinh nhân tử bất ưu” (Lời nói không làm kinh ngạc
mọi người thì dù chết cũng chưa chịu thôi). Giờ đây, khi mà thời đại ông
sống đã trải qua hàng ngàn năm, khi mà bản thân ụng đó trở thành người
thiên cổ thì những vần thơ của ụng đó và sẽ mãi làm người đọc muôn đời,
muôn nơi kinh ngạc.
Nguyễn Khuyến rất tâm huyết với những vần thơ yêu nước, thương đời
và nỗi đau khổ của Đỗ Phủ. Khi đọc thơ Đỗ Phủ làm sau loạn An Sử trong
bài thơ "Thu tứ" Nguyễn Khuyến có câu thơ nhận xét lời thơ khổ đau, uất
hận cất lên từ trái tim của thi hào: “Thiếu Lăng hậu loạn thi thanh khổ” (Sau
khi loạn lời thơ của Đỗ Phủ đau khổ). “Thi thanh” (lời thơ) mà Nguyễn
6
Khuyến nói đến là một biểu hiện chuyển biến trong nghệ thuật thơ của Đỗ
Phủ sau khi xảy ra loạn An Sử. Lời thơ “đau khổ”, “trầm uất” của Đỗ Phủ
sau loạn An Sử có tác động đến việc biểu hiện nghệ thuật của các nhà thơ

Việt Nam những năm đầu thế kỉ. Khoảng năm 1907- 1908, ở Hà Nội tổ chức
cuộc thi dịch bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ.
Mặc dù các nhà thơ lớn của Việt Nam đã tiếp thu được những tinh hoa
của thơ ca Đỗ Phủ và đánh giá rất cao vị trí thơ của ông. Nhưng các ý kiến của
các tri thức phong kiến phần nhiều mang tính chất cảm nhận riêng lẻ, chưa đạt
đến trình độ khái quát cao. Phải đợi đến sau cách mạng tháng Tám và đến
những năm gần đây thơ Đỗ Phủ mới được chiếu rọi, đánh giá, xem xét từ
nhiều mặt và có nhiều ý kiến sâu sắc, tổng quát, toàn diện về thơ Đỗ Phủ.
Trần Trọng Kim trong “Đường thi” (Nxb Tân Việt - Hà Nội - 1951) ở
phần “Lời nói đầu” đã gọi thơ Đỗ Phủ là loại thơ “Một lời ngụ trăm tình”.
Lần đầu tiên giáo sư Trần Trọng San cho ra mắt “Thơ Đường” quyển 1,
trong “Phần dẫn nhập” tác giả đề cập đến nghệ thuật thơ Đỗ Phủ. Ông cho
rằng “Nghệ thuật tác thi của Đỗ Phủ rất tinh vi, xảo diệu. Ông dùng hết mọi
thể thơ mà không thể nào không giỏi” và “nhất là lối thơ thất ngôn luật thi
thì thi tài họ Đỗ thật là không tiền không hậu”.
(Trần Trọng San - Thơ Đường, 3 tập- Nxb Bắc Đẩu, Sài Gòn 1972).
Các tác giả Việt Nam đều đề cập đến một vài khía cạnh về nghệ thuật
thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Tác giả Trương Chính cho rằng Đỗ Phủ “sở trường
về cổ thể mà cũng sở trường về luật thi”. Tác giả Nguyễn Khắc Phi thừa
nhận Đỗ Phủ rất có ý thức trong việc “tôi luyện ngôn ngữ nghệ thuật" và
"tôn trọng niêm luật đối ngẫu trau chuốt dùng chữ sắp đặt âm điệu”.
Tác giả Trần Xuân Đề có nhận định: “Tuyệt đại bộ phận thơ của Đỗ Phủ
là thơ trữ tình, có một số bài thơ tự sự, nhưng kết hợp cả yếu tố trữ tình” [12;
59]. Cũng như thế, Lê Nguyễn Lưu nhận xét: “Thơ Đỗ Phủ phần lớn là thơ
trữ tình, còn lại là thơ tự sự nhưng ngay thơ tự sự cũng có tính chất trữ tình”.
7
Ở một khía cạnh khác, Trần Xuân Đề cho rằng Đỗ Phủ “là người có nhiều
sáng tạo trong việc vận dụng những thể tài nghệ thuật thơ ca”.
Cũng viết về những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ, trong cuốn “Cuộc
sống thơ và thơ cuộc sống” Hoàng Trung Thụng đó dành nhiều trang viết

về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Trong đó, chú trọng những đặc sắc
về nội dung tư tưởng của thơ Đỗ Phủ và đã có rất nhiều phát hiện độc đáo.
Hoàng Trung Thông đã nhận ra sự riêng biệt của Đỗ Phủ “Trong thơ Đỗ
Phủ, những chữ thương tâm, thở dài, ôm hận, bi sầu, ấm ức cùng với tình
cảm và hình ảnh thơ mà nhà thơ lựa chọn, đã làm cho bài thơ có một phong
cách trầm tư ưu uất riêng biệt ít thấy ở những nhà thơ khác”. Tác giả đi đến
khẳng định: “Trầm tư ưu uất là giọng điệu chính của thơ Đỗ Phủ” [61; 190].
Tác giả Nguyễn Hà trong cuốn “Đường thi tứ tuyệt” viết: “Có nhiều ý
kiến cho rằng thơ tứ tuyệt Đỗ Phủ đã đánh dấu một bước quan trọng trong
quá trình phát triển của thơ tứ tuyệt đời Đường” [17; 16]. Và “Xét về bản
thân sự phát triển của thể tài tuyệt cú thì đến Đỗ Phủ có thể núi đó kết thúc
một giai đoạn quan trọng”. Tác giả còn khẳng định nét mới trong thơ Đỗ
Phủ là đưa yếu tố tự sự, đưa thời sự, đưa nghị luận vào thơ tứ tuyệt.
Xuất phát từ quan điểm “Một nhà thơ vĩ đại tất nhiên về nội dung tư
tưởng phải tiến bộ nhưng lại phải có hình thức biểu hiện tài tình” (Diện mạo
thơ Đường). Tác giả Lê Đức Niệm trong phần “Nghệ thuật tuyệt vời” có
nhận định: “Thơ Đỗ Phủ có sự nhất trí hoàn toàn giữa nội dung và hình
thức” [45; 150] và đưa ra những nhận xét cụ thể về nghệ thuật thơ Đỗ Phủ
trên ba phương diện: đề tài, hình tượng và ngôn ngữ. Về mặt đề tài, theo ông:
Đỗ Phủ viết về ba loại đề tài lớn: đề tài thiên nhiên, xã hội và cá nhân, nhưng
dự cú khai thác đề tài nào ông cũng lấy đề tài xã hội làm trung tâm. “Tất cả
những đề tài ấy đã bao quát được những vấn đề của thời đại” [45; 151]. Về
mặt hình tượng theo Tác giả Lê Đức Niệm: “Hình tượng trong thơ Đỗ Phủ
hết sức chân thực, nó được tạo nên bằng sự kết hợp giữa khái quát và cụ thể,
8
kết hợp tự sự và trữ tình”. Về mặt ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ, tác giả nhận xét:
“Ngôn ngữ trong thơ Đỗ Phủ thật hàm súc và tinh luyện”[45; 156].
Trong chương “Không gian nghệ thuật” Nguyễn Thị Bích Hải cho
rằng: “Để trữ phát nội tâm của con người vũ trụ, người ta thường dùng thơ
kim thể, còn phản ánh đời thường người ta dùng thơ cổ thể” [20; 208]. Tác

giả đi đến kết luận: Khảo sát thơ của Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị thấy “Các nhà
thơ này vừa làm những bài thơ hiện thực kiệt xuất vừa sáng tác những bài
thơ trữ tình tiêu biểu”.
Các nhà nghiên cứu thường nhắc đến Đỗ Phủ trong tương quan với hai
nhà thơ nổi tiếng không kém là Lí Bạch và Vương Duy. Nhưng nhiều nhất
vẫn là sự so sánh Đỗ Phủ - Lí Bạch. Lí Bạch yêu đời và rực sáng, Đỗ Phủ
đau buồn và trầm uất. Lí Bạch nổi lên bởi sự chúi sỏng và sức mạnh của tài
năng, còn Đỗ Phủ bằng sự chân thành và chiều sâu của tình cảm. “Như là
một người làm phù phép, Lí Bạch trút cả tâm hồn vào những cơn lốc sáng
tạo, còn Đỗ Phủ thì viết như một nhà hiền triết, thơ ông nảy sinh từ sự suy
nghĩ sâu lắng”.
Ngoài ra có rất nhiều các bài báo, tạp chí, khoá luận, luận án nghiên
cứu về nhiều phương diện trong thơ ca Đỗ Phủ. Tiêu biểu như luận án “Sự
phát triển thi pháp của Đỗ Phủ qua các thời kì sáng tác” của Hồ Sĩ Hiệp
đó nờu được những đặc trưng riêng biệt của thơ ca Đỗ Phủ trong mỗi giai
đoạn phát triển. Từ đó ta thấy được những bước chuyển biến về nội dung,
nghệ thuật của nhà thơ xuất sắc đời Đường này. Bên cạnh đó, nghiên cứu về
thơ ca Đỗ Phủ các nhà nghiên cứu đều chú ý dừng lại ở những kiệt tác của
Đỗ Phủ như chựm tỏm bài thơ "Thu hứng".
Tóm lại, thơ Đỗ Phủ là một đối tượng lớn thu hút nhiều cây bút nghiên
cứu sắc sảo, khám phá và chiếm lĩnh. Nhiều giá trị nội dung cũng như nghệ
thuật của thơ Đỗ Phủ đã được hé mở. Các khía cạnh về nghệ thuật thơ trữ
tình của Đỗ Phủ đã được nhắc đến nhưng sự bỏ ngỏ đú chớnh là những chỗ
trống mà người thực hiện công trình này mong muốn được tìm hiểu.
9
c. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở nước ngoài
Với những thành tựu đạt được, thơ Đỗ Phủ trở thành một di sản chung
của thế giới. Từ lâu đã có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm và
nghiên cứu thơ Đỗ Phủ với nhiều công trình có giá trị.
Ở Liờn Xụ có công trình: “Ba nhà thơ lớn đời Đường” do

(G.O.Monzeler chủ biên, N.I.Konrat giới thiệu - Nxb Văn học phương
Đông. M.1960 Tiếng Nga). Sách này giới thiệu và biên dịch 300 bài thơ
của Lí Bạch, Vương Duy, Đỗ Phủ.
Nhà nghiên cứu Konrat viết: “Đỗ Phủ xưa nay được coi trọng và bây
giờ vẫn được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Trung Quốc”.
Tác giả nhận thấy: “Đỗ Phủ đã thu nhận vào tâm hồn mình toàn bộ cuộc
sống, sự buồn thương, đau khổ của con người” [33; 41].
Timụphiep và Turaep cho rằng: “Trong thơ ca trữ tình của các nhà thơ
đời Đường, tình cảm con người đã được diễn tả một cách chân thực, thiên
nhiên đã được tiếp nhận như sở trường hoạt động của con người, đồng thời
con người đã được khắc hoạ không phải một cách trừu tượng mà trong bộ
mặt xã hội đương thời của nó” [67; 312]. Điều đó đặc biệt đúng với trường
hợp Đỗ Phủ. Bên cạnh những công trình trờn cũn rất nhiều những công trình
khác nghiên cứu về Đỗ Phủ.
Như vậy, để tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể)
chúng tôi đã kế thừa thành tựu nghiên cứu về thơ Đỗ Phủ, các công trình
chuyên khảo đánh giá về một số khía cạnh nghệ thuật thơ Đỗ Phủ của các
nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nước ngoài qua các tư liệu mà
chúng tôi có điều kiện tham khảo. Trong đó, các ý kiến của các nhà nghiên
cứu là những gợi ý quan trọng giúp cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu đề
tài này. Chúng tôi mong muốn có một hướng tiếp cận tương đối hệ thống về
nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ để góp phần một lần nữa khẳng định giá trị
bất tử trong trang thơ của “Thi thánh”.
10
3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐÒ TÀI
a. Mục đích:
Mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ
Phủ (mảng thơ cận thể) dưới ba phương diện: thể tài, đặc trưng và phương
thức thể hiện. Các phương diện này có mối quan hệ thống nhất làm nên sự
tồn tại chỉnh thể của hình thức nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ.

Bằng tất cả khả năng của mình chúng tôi cũng hi vọng sẽ được đi sâu
nghiên cứu cái hay, cái đẹp trong những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Tìm
hiểu nguyên nhân làm nên sự hấp dẫn của đề tài.
Hơn nữa, nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ cũng là cách
tiếp cận nghiên cứu nghệ thuật của các nhà thơ lớn đời Đường, Tống và các
nhà thơ cổ điển tiêu biểu của Việt Nam. Bên cạnh đó có thể nhận thấy những
điểm tương đồng và khác biệt giữa nghệ thuật thơ trữ tình và nghệ thuật thơ
tự sự của Đỗ Phủ. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ cũng là con
đường đi tới nghiên cứu nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ ông- một
trong những nhà thơ lớn nhất của nhân loại.
Trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ vấn đề được
đặt ra là phải phân tích biểu hiện nghệ thuật của thơ trữ tình Đỗ Phủ trong
mối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh lịch sử, với thiên nhiên, với chính ngay
cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và ở những thời điểm cụ thể. Tất
cả những sự phân tích đó đều không ngoài mục đích tìm hiểu tâm hồn của
một bậc “Thánh thơ”, tài năng của một người đã được mệnh danh là “Tập
đại thành của thơ ca cổ điển Trung Quốc”.
b. ý nghĩa:
+ í nghĩa về mặt lí luận:
Bước đầu nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của một tác giả tiêu biểu
trong thơ ca cổ điển đời Đường, chỳng tôi nhận thấy Đỗ Phủ không những là
một nhà thơ lớn mà còn là nhà văn hoá, nhà nghệ thuật xuất sắc của đời
11
Đường. Tìm hiểu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ không những có ý
nghĩa về nội dung, nghệ thuật mà còn có ý nghĩa về mặt lí luận thơ ca. Vì thế
mà từ trước đến nay mọi người đều quan niệm “lấy Đỗ Phủ làm đại biểu cho
lí luận về thơ” (Quách ThiÕu Ngu). Và “Người ta có thể lấy Đỗ Phủ làm
một ví dụ để chứng minh cho cách giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề về thơ
ca” (Hoàng Trung Thông).
Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến lí luận nghệ thuật

thơ trữ tình nói chung như: khái niệm thơ trữ tình, các thể tài thơ trữ tình
(mảng thơ cận thể), đặc trưng, các phương thức phương tiện trữ tình tiêu
biểu. Luận văn chứng minh rằng thơ trữ tình Đỗ Phủ luôn gắn với hoàn cảnh
xã hội, điều kiện sống, tâm tư và tình cảm của chính nhà thơ.
+ í nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận văn chỉ ra ý nghĩa của sự phát triển thơ trữ tình Đỗ Phủ với thực
tiễn sáng tác thơ ca đương thời và về sau.
Mặt khác, tìm hiểu đÒ tài này có ý nghĩa tích cực giúp cho việc hiểu
nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ từ đó phân tích và giảng dạy các tác phẩm
thơ Đỗ Phủ nói riêng, thơ Đường nói chung cũng như thơ cổ Việt Nam một
cách có hiệu quả hơn. Đõy chớnh là ý nghĩa thực tiễn mà người gắn bó với
ngành sư phạm cần quan tâm.
Luận văn giúp cho người dạy và người học thơ Đỗ Phủ ở các trường
chuyên nghiệp và phổ thông hướng phân tích giá trị nghệ thuật trong thơ Đỗ
Phủ, thấy được sự phát triển rất phong phú của thơ ông ở hai bình diện nghệ
thuật và nội dung. Cách khai thác từ nghệ thuật để khái quát lên nội dung
đây là một hướng khi nghiên cứu thơ Đường.
Cũng qua luận văn này, người nghiên cứu giảng dạy và học tập thơ Đỗ
Phủ nhận thức được bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ
Phủ (mảng thơ cận thể). Từ đó có cái nhìn bao quát và hệ thống về nghệ
thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ.
12
4. ĐÈI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Do chưa tìm được một tuyển tập đầy đủ về thơ Đỗ Phủ nên chúng tôi
chọn đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là tìm hiểu thơ Đỗ Phủ trong
các bộ thi tuyển:
+ Trần Xuân Đề - Thơ Đỗ Phủ - Nxb Giáo dục 1975.
+ Phan Ngọc - Đỗ Phủ nhà thơ thánh với hơn một nghìn bài thơ-
Nxb Văn hoá thông tin H 2001.

+ Lê Đức Niệm (Giới thiệu), Nhượng Tống (dịch)- Thơ Đỗ Phủ- Nxb
Văn hoá thông tin H 1996.
+ Hoàng Trung Thông (Giới thiệu)- Thơ Đỗ Phủ- Nxb Văn học 1962.
+ Nam Trân (Tuyển chọn) - Thơ Đường (2 tập) - (phần Thơ Đỗ Phủ) -
Nxb Văn học 1987.
Sở dĩ chúng tôi chọn các bộ thi tuyển trên làm đối tượng nghiên cứu vì
ở đó tập hợp những bài thơ tiêu biểu của Đỗ Phủ. Hơn nữa, các tuyển tập này
rất quen thuộc với người Việt Nam. Những bài được chọn giảng trong
chương trình cũng hầu hết được rút ra từ đây.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu cũng rất quan trọng của luận văn là
tham khảo các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp thơ ca của Đỗ
Phủ bao gồm cỏc chuyờn luận, giáo trình, các sách nghiên cứu về Đỗ Phủ
cũng như những tài liệu có liên quan đến Đỗ Phủ.
b. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ
tình của Đỗ Phủ và giới hạn trong phạm vi thơ cận thể, bao gồm luật thi (tỏm
cõu) và tuyệt cú (bốn câu) chứ chưa có điều kiện để nghiên cứu về tất cả thơ
trữ tình của Đỗ Phủ. Tất nhiên nghiên cứu về nghệ thuật cũng chính là cách
để tìm hiểu về nội dung, nói nghệ thuật để nêu bật nội dung.
Để thấy được đặc trưng nghệ thuật cũng như những nét độc đáo, riêng
biệt trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ, chúng tôi mở rộng phạm vi so sánh, đối
13
chiếu với mảng thơ tự sự của ông, bởi trong thơ tự sự cũng có tính chất trữ
tình và so sánh với một số nhà thơ khác như Lí Bạch, Bạch Cư Dị. Tuy
nhiên, do dung lượng của luận văn nên sự mở rộng phạm vi chỉ được thực
hiện trong những trường hợp cần thiết.
Với phạm vi đó, người viết mong muốn gúp thờm một cái nhìn, một
tiếng nói của mình khi nhìn nhận, đánh giá về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ
Phủ và đó cũng là cơ sở để khảo sát các kiệt tác của ông.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Do đối tượng nghiên cứu thơ Đỗ Phủ rất phong phú nên trong quá trình
thực hiện luận văn chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê, phân loại.
+ Phương pháp phân tích văn bản.
+ Phương pháp giảng bình.
+ Phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp so sánh.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn được
triển khai theo ba chương như sau:
Chương 1: Thể tài thơ trữ tình cận thể của Đỗ Phủ
Chương 2: Đặc trưng thơ trữ tình của Đỗ Phủ
Chương 3: Một số phương tiện nghệ thuật trữ tình tiêu biểu
Và các phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
14
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THÓ TÀI THƠ TRỮ TÌNH CẬN THỂ CỦA ĐỖ PHỦ
Đỗ Phủ là nhà thơ vĩ đại trong văn học cổ điển Trung Quốc. Một nhà
thơ vĩ đại tất nhiên về nội dung tư tưởng phải tiến bộ, nhưng lại phải có
hình thức biểu hiện tài tình. Để tìm được con đường sáng tác cho riêng mình,
Đỗ Phủ đã trải qua biết bao thăng trầm, từ đó ông quyết đi theo con đường
sáng tác hiện thực. Điều đó không chỉ thể hiện ở nội dung thơ ông mà còn
biểu hiện ở hình thức thơ ca nữa. Ông rất tài tình trong việc xây dựng và vận
dụng những hình thức thơ ca phù hợp với việc diễn tả nội dung cũng như
tâm tư và cảm xúc của mình. Vì vậy mà thơ Đỗ Phủ có sự nhất trí hoàn toàn
giữa nội dung và hình thức. Tác giả Trần Xuân Đề trong cuốn “Thơ Đỗ
Phủ” có nhận xét: “Đỗ Phủ rất xem trọng hình thức nghệ thuật mà không bị
hình thức nghệ thuật hạn chế. Trái lại, ông bắt hình thức nghệ thuật phải
phục tùng nội dung, kết hợp chặt chẽ đề tài, tư tưởng tình cảm với hình
tượng và ngôn ngữ” [12; 63].

Tìm hiểu thơ trữ tình của Đỗ Phủ dưới góc độ thể tài, trước hết chúng
tôi muốn làm rõ khái niệm “Thể tài”.,
Tác giả Lại Nguyên Ân trong “Từ điển văn học bộ mới” có viết:
“Phạm trù phân loại các tác phẩm văn học vốn đa dạng đồng thời có sự
giống nhau, từng nhóm một, theo một số dấu hiệu nhất định. Cỏc nhúm lớn
nhất là những “loại”, mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những “thể”
(hoặc “thể loại”, “thể tài”).
Ở cấp độ phân chia những loại, có uy tín nhất là cách phân chia
của Arixtụt, theo đó toàn bộ các tác phẩm văn học gồm ba loại lớn:1-Tự sự;
2- Trữ tình ; 3- Kịch" [29; 863].
“Trong phạm vi mỗi loại văn học là các thể(“thể loại” hoặc “thể tài”),
chúng được phân chia căn cứ vào tố chất thẩm mĩ chủ đạo, vào giọng điệu,
vào dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm" [29; 864].
15
Tuy có khác biệt nhất định về thể tài ở những tác phẩm thuộc những
thời điểm khác nhau, nhưng “mỗi thể tài là một cấu trúc bền vững, ổn định,
một hệ thống những thành tố hình thức đã thấm nhuần những hàm nghĩa
nhất định”.
“Thể tài hay thể loại là một giới hạn về phạm vi đời sống được đề cập
với những nguyên tắc thẩm mĩ riêng, trong quan hệ với cái tôi trữ tình, thể
loại là thể hiện một gúc nhỡn, một trường quan sát, một quan niệm đối với
đời sống” [47; 142].
Có thể thấy, thể loại hay thể tài là một phạm trù thuộc hình thức của tác
phẩm văn học, là phương tiện hình thức phù hợp với nội dung nhất định.
Chóng có mối quan hệ sâu xa với hoàn cảnh xã hội- lịch sử của thời đại, với
đặc tính tõm lớ dân tộc và với truyền thống của từng nền văn học.
Xét về thơ trữ tình, đặc điểm nổi bật nhất của thơ trữ tình là bộc lộ cảm
xúc một cách trực tiếp. Nếu ở thơ tự sự tác giả chú ý hướng về miêu tả sự
kiện thì thơ trữ tình hướng về bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Đó có thể là những
cảm xúc, những suy tư về nhân tình thế thái, về số phận và cuộc sống của

con người, về những thăng trầm của xã hội, về đất nước, về dân tộc. Và thơ
trữ tình của Đỗ Phủ cũng không nằm ngoài những biểu hiện đó.
Với số lượng thơ trữ tình phong phú, Đỗ Phủ đã sử dụng những thể tài
khác nhau căn cứ vào nội dung mà chọn lựa thể tài cho phù hợp. “Ứng với
một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định”.
Thể tài trong thơ Đỗ Phủ cũng rất phong phú, có thể thơ bốn chữ, năm
chữ và bảy chữ. Có những bài thơ cổ phong tự sự trường thiên, cũng có những
bài tứ tuyệt ngắn gọn. Trữ tình và tự sự kết hợp chặt chẽ. Mỗi bài thơ mang
những cảnh vật và cuộc sống con người đều in dấu cảm nghĩ của nhà thơ.
So với Lí Bạch và Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ là người sử dụng đầy đủ và
sáng tạo mọi thể thơ phổ biến ở đời Đường và thể thơ nào ông cũng thành
công xuất sắc. Đúng như lời nhận xét của Nguyên Chẩn : “Đỗ Phủ là người
16
có được mọi thể của cổ kim”. Đặc biệt, ở thể thơ cận thể ông là người rất
thành công và có nhiều đóng góp đối với thơ ca đời Đường.
Tìm hiểu về nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ, trước hết chúng tôi muốn
xem xét dưới góc độ thể tài. Cụ thể: lí giải thế nào là thơ trữ tình? Thể tài thơ
trữ tình cận thể của Đỗ Phủ gồm những loại nào? Chúng có chức năng gì
trong việc biểu đạt cũng như trong quá trình sử dụng?
Với cách khai thác này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho việc phân biệt
và hiểu biết về các thể tài trong thơ trữ tình cận thể của Đỗ Phủ, cũng như ý
nghĩa của các thể tài khi Đỗ Phủ sử dụng vào những mục đích riêng biệt.
Đây là cơ sở để tìm hiểu một cách thấu đáo những giá trị to lớn trong thơ trữ
tình của Đỗ Phủ.
1. Khái niệm thơ trữ tình
1.1. Trữ tình
Các nhà lí luận văn học thường nói đến ba phương thức cơ bản: trữ
tình, kịch và tự sự. “Nguyên nghĩa từ Hán Việt “Trữ tỡnh” có nghĩa là:
“Trữ” là thổ lộ, “tỡnh” là tình cảm, cảm xúc. Trữ tình là phương thức thiên
về diễn tả, bộc lộ cảm xúc” [11; 157].

“Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự
sự và kịch) được dùng làm cơ sở phân loại tác phẩm văn học. Nếu tự sự thể
hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện một cách khách
quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách
bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình
qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và
nhân sinh” [24; 316].
Bản thân từ “Trữ tỡnh” có nghĩa là bộc lộ, giãi bày tình cảm, tâm tư của
cá nhân mình với mọi người. Từ xưa, nhu cầu thổ lộ tâm tư đã được các nhà
lí luận phương Đông đề cập tới. Kim Thỏnh Thỏn đó từng chỉ ra rằng tình
cảm của con người là nội dung chủ yếu của thơ ca: “Thơ chẳng phải là cái gì
đặc biệt. Nó chỉ là những lời thốt ra từ con tim và dựa trên đầu lưỡi mà
17
người ta không thể không thốt ra lời”. Viên Mai cũng đã từng chỉ rõ: “Thơ là
để nói lên mối tình của ta ”.
Rõ ràng, các nhà lí luận đã khẳng định rằng: tình cảm con người, “tiếng
kêu bất thình lình của con tim đến mọi người”…là nội dung chủ yếu của thơ,
một hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt. Và nhu cầu giãi bày tình cảm, bộc
lộ tâm tư đã trở thành nội dung chủ yếu của một loại tác phẩm văn học. “Trữ
tỡnh” đó trở thành tên gọi một loại thể văn học mà bộc lộ tâm tư, giãi bày
tình cảm là nội dung chủ yếu. “Trữ tình là một loại thể văn học có một kiểu
xây dựng hình tượng nghệ thuật riêng là hình tượng cảm xúc” [67; 208].
Như vậy, trữ tình là một loại hình văn học khác hẳn loại tự sự và kịch
về mặt bản chất và hình tượng. Nếu nói đến tự sự là nói đến chi tiết, kết cấu,
cốt truyện; nói đến kịch là nói đến mâu thuẫn, xung đột, hành động kịch thì
nói đến trữ tình là nói đến cảm xúc, tâm trạng, đến tâm tư, tình cảm, đến thế
giới tinh thần của con người. Với đặc trưng cơ bản là bộc lộ tình cảm, trữ
tình hướng đến “khả năng biểu cảm ở ngay tổ chức bên trong của ngôn ngữ
con người, truyền cho nó sự xúc động và tính chủ quan” [66; 174]. Trữ tình
thường hướng đến hình thức thơ và “thơ là hình thức tổ chức ngôn từ phù

hợp nhất với nó” [24; 318].
Trữ tình là bộc lộ cảm xúc nhưng đó là cảm xúc được bộc lộ qua những
sự việc, những biến cố nhất định. Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp là
phương thức phản ánh của loại tác phẩm trữ tình. Nếu như tác phẩm tự sự tái
hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó thì tác phẩm trữ tình lại
phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó. Tác phẩm trữ tình
như Selinh nhận xét “chỉ nổi lên một âm sắc, một tình cảm cơ bản”, do vậy
buộc phải ngắn gọn. Vì ngắn gọn nên tác phẩm trữ tình đòi hỏi sự cô đọng,
sự dồn nén ý nghĩa trong những câu chữ ít ỏi. Vì thế mà yêu cầu “ý tại ngôn
ngoại” là một yêu cầu tất yếu của loại tác phẩm này.
18
Cũng như vậy, thế giới trữ tình là thế giới tập trung những điều sâu kín
nhất, tinh vi nhất, tế nhị nhất nên không thể trình bày thẳng thắn, rõ ràng mà
phải tìm đường đến sự xa xôi, bóng gió, ngụ ý, nói vòng, hàm ẩn, đa nghĩa.
Từ những nhận định mang tính khái quát về trữ tình cũng như tác phẩm
trữ tình chúng tôi muốn làm sáng tỏ khái niệm về thơ trữ tình.
1.2. Thơ trữ tình
Nếu chia tác phẩm văn học ra các loại trữ tình, tự sự, kịch thì thơ trữ
tình chiếm một vị trí quan trọng và là một bộ phận lớn nhất trong loại trữ
tình. Trữ tình mang đặc điểm của thơ nói chung. Nghiên cứu thơ trữ tình
không thể không đề cập đến các phương diện đó. Thực ra, để xác lập khái
niệm thơ, chủ yếu người ta vẫn dựa trên đặc điểm của thơ trữ tình là chính.
Cho đến nay đó cú hàng trăm định nghĩa khác nhau về thơ. Trong “Từ
điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Thơ là hình thức sáng tác văn
học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào,
những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là
có nhịp điệu rõ ràng”.
(Nguyễn Xuân Nam - Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội 1984, tập 2,
trang 375).
Nhà thơ Anh Wordsworth (1770- 1850) nói: “Thơ là sự biểu lộ của

tình cảm mãnh liệt”. Nhà thơ Chilờ Pablo Neruda cũng nói: “Làm thơ phải
có tình cảm mãnh liệt". Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là thứ tình cảm
kêu gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên
trong, sự dày vò, chấn động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt ở đây có
nghĩa là nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động
trong tâm hồn mình, đau đớn, sướng vui với những gì trong ấy. Tình cảm
mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ cũng như của thơ trữ tình.
Thuật ngữ “Thơ trữ tỡnh” được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sự
thuộc loại tự sự. Đó là: “Thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình
trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình
19
trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp” [24; 246].
Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện
phức tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc của tình cảm cho tới những
chính kiến, những tư tưởng triết học.
Như vậy có thể nói rằng: Thơ trữ tình là loại thơ thông qua bộc lộ cảm
xúc riêng tư cá thể về đời sống mà thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời
và thời đại nói chung.
Tác giả cuốn sách “Về thi pháp thơ Đường” nói rằng: “Ngắn gọn là
đặc trưng hình thức của thơ trữ tình. Lí luận cơ sở đầu tiên của nó là thuyết
“Lời không nói hết ý” “ý” có thể được giải thích là “ý hướng”, “tư tưởng”,
“ý niệm”, đúng hơn là núi “tõm trạng” [50; 452]. Tác giả Hà Minh Đức thì
cho rằng: “Thơ trữ tình chú trọng đến cái đẹp của tâm trạng con người và
của cuộc sống khách quan” [14; 179].
Theo L.Ghindơbua, thơ trữ tình "luôn thể hiện ý thức tác giả và những
đặc điểm của ý thức thời đại". A. Pụtepnhia núi: “Nhà thơ trữ tình viết lịch
sử tâm hồn mình và gián tiếp viết lịch sử của thời đại mình”.
Điều cơ bản của thơ trữ tình là khái niệm nhân vật trữ tình, tức chủ thể
bộc lộ tình cảm. Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và
cảm xúc trong bài thơ. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành

động, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc,
cách cảm, cách nghĩ. Ta như gặp tâm hồn người qua những dòng thơ. Nhân
vật trữ tình thường là hiện thân của tác giả khác với nhân vật trong thơ trữ
tình. Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là
nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm trong tác giả. Vì vậy, thơ trữ
tình “luôn cho thấy một con người cụ thể, sống động, có cá tính, có quan
niệm và những nỗi niềm riêng. Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật về
đời sống tâm hồn của những cá nhân trong các tình huống đời sống và xung
đột xã hội cụ thể” [56; 2; 173].
20
Hờgel nói: “Trong thơ có sự biểu hiện của chủ thể”. Nhà thơ Quách
Mạt Nhược cũng nói: Nội dung chủ yếu của thơ là “tự biểu hiện”. Bao giờ
thơ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả, cho dù nhà thơ có ý thức điều đó hay
không. Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc cảm nhận được, thậm chí
được tiếp xúc trực tiếp với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn.
Trong thơ trữ tình, chất thơ thường nằm ở ngoài lời “ý tại ngôn ngoại”,
hay lời ít ý nhiều, lời ít ý khôn cùng. Quả thật thơ không nói những điều nó
viết ra mà nói những chỗ trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời.
Thơ trữ tình có kể, có tả cũng là đi đến mục đích khác, mục đích bên ngoài
lời nói.
Theo tác giả Lê Lưu Oanh, nội dung thơ trữ tình “trước hết phải bộc lộ
những vấn đề và nhu cầu bức thiết của thời đại”.
Mặt khác, sự hàm súc và ngắn gọn của bài thơ trữ tình bắt nguồn từ chỗ
thế giới trữ tình là thế giới bão hòa cảm xúc. Gặp một bài thơ ta gặp tâm hồn
con người trong một khoảnh khắc, một phút giây bởi “Bài thơ khụng ụm trọn
cuộc đời vì chủ thể không thể bộc lộ trong chốc lát” (Biờlinxki).
Như vậy, nói đến thơ trữ tình là nói đến tiếng nói của cảm xúc, của tâm
tư, nói đến sự rung động của nỗi lòng, nói đến những điều sâu kín nhất trong
tâm hồn của con người. Thông qua những tiếng nói để gửi gắm bộc bạch
những quan niệm, tư tưởng về cuộc sống con người, về xã hội, về cuộc đời

và cao hơn nữa là về thời đại.
Nói về thơ Trung Quốc, nhìn chung yếu về tự sự, mạnh về trữ tình. Thơ
trữ tình đời Đường hầu hết không miêu tả mà chỉ thể hiện bằng quan hệ để
gợi ý. Các thể thơ được sử dụng trước thời Đường và ngay trong thời Đường
hầu hết là những phương tiện để các nhà thơ bộc lộ tâm sự riêng của mình.
Sáng tác của Đỗ Phủ cũng không thể thoát li truyền thống đó. Thơ ông
không thể không có yếu tố trữ tình hơn nữa lại hết sức sâu sắc, cảm động.
Tác giả Nguyễn Hà khẳng định: “Thơ Đỗ Phủ, dẫu sáng tác theo thể
tài nào, ở thời kì quá độ từ Thịnh Đường sang Trung Đường ấy, không thể
21
không mang dấu ấn của thời đại”. Hơn nữa, Đỗ Phủ là một thi nhân giàu
tính sáng tạo. Thơ trữ tình của ông được tôi luyện và nắn nót kĩ càng, có thể
làm mẫu mực cho người khác. Vì vậy mà thơ trữ tình của ông có ảnh hưởng
rất lớn đối với hậu thế.
Đến với thơ trữ tình của Đỗ Phủ chúng ta đến với một tấm lòng đôn
hậu, một trái tim thiết tha yờu ghột nồng cháy. Chúng ta sẽ biết đến sự vĩ đại
của một thiên tài, một bậc “Thi thánh” của Trung Hoa và nhân loại.
2. CÁC THỂ TÀI THƠ TRỮ TÌNH CẬN THỂ
Đỗ Phủ là nhà thơ có nhiều sáng tạo trong việc vận dụng những thể tài
nghệ thuật thơ ca. Căn cứ vào nội dung của bài thơ, ông sử dụng những thể
thơ khác nhau một cách thích ứng.
Thể thơ Đỗ Phủ sử dụng có thể chia làm hai loại lớn là: cổ thể thi và
cận thể thi. Thơ cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ), thơ cận thể (gồm luật
thi và tuyệt cú). Theo thống kê thì “Đỗ Phủ có bốn trăm mười sáu bài thuộc
loại cổ thể thi và một nghìn không trăm ba mươi bảy bài thuộc loại cận thể
thi” [12; 63]. Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật.
Trong luận văn này chúng tôi không tìm hiểu tất cả các thể thơ Đỗ Phủ đã sử
dụng mà chỉ tìm hiểu về thơ cận thể.
Thơ cận thể còn gọi là kim thể hay cách luật. Cách gọi tên cận thể thi là
để phân biệt với loại thơ cổ thể thi đời trước. Cận thể thi là một thể thơ rất

thịnh hành trong thời nhà Đường, nó được đưa vào các khoa thi để tuyển
chọn nhân tài. Thể thơ này khác với thơ cổ thể (thơ cổ phong) ở chỗ: muốn
làm một bài thơ theo thể này, người làm thơ phải tuân thủ những luật lệ
nghiêm ngặt về câu, về thanh, về vần, về bố cục …
Thật ra không phải đến triều đại nhà Đường người ta mới bắt đầu sáng
tác thơ theo lối này, trước đó trong thời Lục triều, các nhà thơ đã sử dụng rồi.
Như vậy có thể nói rằng thơ cận thể xuất hiện ở thời Lục triều, chủ yếu là
thời Tề Lương.
22
Trong một bài thơ cận thể số thanh bằng và thanh trắc bao giờ cũng
bằng nhau (mô hình ở phần phụ lục). Đặc điểm này làm cho thơ cận thể về
mặt âm điệu tuy không phong phú nhưng rất hài hòa, trong tư thế cân bằng
bền, thể hiện trạng thái tĩnh.
Mặt khác, thơ cận thể do nhu cầu hàm súc, ít lời, tiết kiệm nên những gì
không cần thiết phải được lược bỏ. Đây là loại thơ ít miêu tả, nó cũng loại bỏ
những hư từ mà thiết lập những quan hệ bằng luật, bằng niêm, bằng đối, bằng
cấu trúc chặt chẽ làm cho bài thơ ngắn gọn mà gợi ý rất nhiều, đầy âm hưởng
dư ba, gây nên ở người đọc sự liên tưởng, tạo ra cảm hứng “đồng sáng tạo”.
Xét theo hình thức, thơ cận thể của Đỗ Phủ có thể chia thành hai loại
chính là luật thi (tỏm cõu) và tuyệt cú (bốn câu). Cả luật thi và tuyệt cú đều
là thơ cách luật, trong đó luật thi là dạng cơ bản. Ngoài ra cũn cú bài luật là
dạng kéo dài của luật thi nhưng vì dung lượng của luận văn nên chúng tôi chỉ
tập trung vào hai loại chính là luật thi và tuyệt cú.
2.1. Luật thi
Về số lượng, Đỗ Phủ có bảy trăm bảy mươi hai bài viết theo thể luật
thi. Đánh giá về thể thơ này, Kim Thỏnh Thỏn đó xếp “luật thi” của Đỗ Phủ
vào hàng “lục tài tử”.
Tiềm Mộc Yờm trong “Đường âm thẩm thể” nói rằng: “Luật đây là
sáu luật, là luật hòa hợp âm thanh. Luật thơ cũng giống như kỉ luật dụng
binh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt, chặt chẽ, không được vi phạm”. Về thể

cách của luật thi trong một bài thơ phải bảo đảm sáu yêu cầu về niêm, luật,
vận, đối, tiết tấu, bố cục. Luật thi buộc phải theo những quy tắc nhất định
của thanh âm và bố cục tình ý.
Luật thi là thuật ngữ dùng để chỉ thơ bỏt cỳ đời Đường. Luật thi gồm có hai
loại là ngũ ngôn bỏt cỳ luật thi (ngũ luật) và thất ngôn bỏt cỳ luật thi (thất luật).
Tìm hiểu luật thi của Đỗ Phủ theo tác giả Trần Xuân Đề “Thực chất
luật thi là loại âm luật thi, cách luật thi”. Luật thi có những qui định rất ngặt
nghèo về âm vận bằng trắc và phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định:
23
Ở loại thơ ngũ luật về số lượng mỗi cõu cú năm chữ, ở loại thất luật
mỗi cõu cú bảy chữ, không thể thêm hoặc bớt, mỗi bài quy định cú tỏm cõu,
không thể nhiều hơn hoặc ít hơn.
Về đối, bốn câu giữa đối nhau, chỉ được dùng thanh bằng bắt vần, hai
câu một vần (câu thứ nhất có thể bắt vần hoặc không), không được thay vần,
trong một bài thơ không có chữ trùng nhau. Những câu: một, ba, năm, bảy là
những câu đơn không bắt vần, chữ cuối cùng là thanh trắc. Trong tám bài
“Thu hứng”, “Đăng cao”, “Đăng lâu” và nhiều tác phẩm khác, khi dùng
phộp đối “chẳng những đối chữ mà Đỗ Phủ còn đối cả ý và đối nghĩa. Ý và
nghĩa trong phép đối của Đỗ Phủ rất sâu sắc, cân nhắc, thận trọng và hàm
chứa cảm xúc trữ tình” [27; 144]. Một bài luật thi gồm hai khổ thơ bốn câu
và mỗi khổ thơ bốn câu gồm hai liên thơ. Vì vậy, liên thơ là đơn vị cơ bản
trong bài. “Trong bốn liên thơ của một bài luật thi, liên ba và liên bốn buộc
phải tạo thành bằng những câu thơ có đối và liên đầu, liên cuối bằng những
câu thơ không đối. Sự đối chọi giữa những câu đối và không đối này là đặc
trưng của luật thi, hệ thống được tạo thành bằng những yếu tố đối lập ở mọi
cấp độ (thanh âm, từ pháp, cú pháp, tượng trưng vv…). Giữa các cấp độ ấy
có cả một mạng lưới các tương quan, trong đó chúng nâng đỡ nhau, bao
hàm lẫn nhau” [50; 144].
Đặc trưng mĩ học của luật thi biểu hiện ở tính hàm súc, lời ít, ý nhiều, ý
ở ngoài lời. Kết cấu hết sức chặt chẽ “Mỗi bài thơ giống như một bài toán

giải đáp một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật”.
Nh vậy, thơ luật là kết quả của một cái nhìn cân đối, chặt chẽ, nghiêm
trang, mực thước. Đặc biệt trong bài luật thi yêu cầu cõu tỏm phải niêm với
câu một thể hiện rõ nhất tính chất chỉnh thể khép kín của một bài luật thi,
khiến cho không thể thêm vào và cũng không thể bớt đi.
Đến Đỗ Phủ, ụng đó xây dựng cho luật thi một cơ sở kiên cố. Trần Đức
Tiềm người đời Thanh khen luật thi của Đỗ Phủ có bốn điểm không ai bì kịp,
đó là: “học thức rộng, tài năng lớn, khí lực mạnh và phong cách biến hóa vô
24
thường”. Nói đến luật thi của Đỗ Phủ thì sự thành công nhất về sáng tác thể
tài này phải kể đến giai đoạn cuối cùng. Ở đó, thể tài luật thi trở thành một
thể tài sáng tác mẫu mực nhất trong thơ Đỗ Phủ.
Kim Thỏnh Thỏn núi: “Ôi! luật thi đời Đường chẳng phải là sự cấu tạo
tốt đẹp của một thời vốn là tuyệt xướng của ngàn bậc thánh”. Trong cái
“tuyệt xướng của ngàn bậc thánh” đú cú sự đóng góp rất lớn của “Thi thánh”
Đỗ Phủ. Như vậy, với thể tài luật thi Đỗ Phủ đã đạt được rất nhiều thành tựu
trong nghệ thuật thơ ca của mình. Đặc biệt, mỗi thể tài luật thi lại đem đến
những giá trị to lớn cho thi tài họ Đỗ.
* Tìm hiểu thơ ngũ ngôn luật thi (thơ ngò luật).
Mỗi bài cú tỏm cõu, mỗi câu năm chữ, toàn bài có bốn mươi chữ gắn
với bốn mươi âm, hai mươi âm bằng và hai mươi âm trắc.
Theo tác giả Trần Xuân Đề: “Ngũ ngôn luật thi có hai loại biểu bằng,
trắc : “Chớnh cỏch” cũn gọi là “Trắc khởi cỏch” (chữ thứ hai của câu thứ
nhất là thanh trắc) và “Thiờn cỏch”, cũn gọi là “Bằng khởi cỏch” (chữ thứ
hai của câu thứ nhất là thanh bằng)”.
Ngũ ngôn luật thi là thể thơ Đỗ Phủ thường dùng để vịnh vật, mượn
việc vịnh vật để tự vịnh mình, tả cảnh ngụ tình. Thể tài này đã góp phần làm
phong phú và đem lại những giá trị cho thơ trữ tình của Đỗ Phủ.
Cũng như ngũ ngôn luật thi của các nhà thơ khác, ngũ ngôn luật thi
trong thơ Đỗ Phủ rất nghiêm ngặt. Ông kết hợp khéo léo, đúng quy tắc. Vì

vậy mà người đời sau coi là mẫu mực của luật thi đời Đường.
* Tìm hiểu thơ thất ngôn luật thi (thơ thất luật).
Mỗi bài cú tỏm cõu, mỗi câu bảy chữ, tổng cộng năm mươi sáu chữ gắn
với năm mươi sỏu õm. Hai mươi tỏm õm bằng và hai mươi tỏm õm trắc. Trong
lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc thơ thất luật chính thức có từ thời Đông Hán.
Đỗ Phủ có một trăm năm mươi lẻ một bài thất luật, vượt hẳn số lượng
thơ thất luật của các nhà thơ thời Sơ và Thịnh Đường. Những tác phẩm này
có thể coi là những tác phẩm đứng hàng đầu trong đời Đường.
25

×